Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Chủ đề dạy học tích hợp liên môn CÔNG NGHIỆP SILICAT VÀ CUỘC SỐNG”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.74 MB, 90 trang )

Công nghiệp Silicat và cuộc sống

MỤC LỤC
HỤ LỤC IX. GIÁO ÁN 2 TIẾT TRÊN LỚP (WORD VÀ POWERPOINT )

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

1


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA GIÁO VIÊN
1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
Chủ đề dạy học tích hợp liên môn:
“ CÔNG NGHIỆP SILICAT VÀ CUỘC SỐNG”.
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC
2.1. Về kiến thức:
Môn hóa học :
- Biết thành phần, tính chất của thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
- Biết phương pháp sản xuất các vật liệu thủy tinh, gốm, xi măng từ nguồn nguyên liệu
trong tự nhiên.
- Biết cách sử dụng hiệu quả các vật liệu: thủy tinh, gốm, xi măng trong cuộc sống.
Môn vật lý:
- Biết được các vật rắn tăng kích thước và thể tích dưới tác dụng của nhiệt.
- Hiểu được ứng dụng, cách khắc phục tác hại của sự nở nhiệt của vật rắn trong cuộc sống.
Địa chỉ nội dung tích hợp: Bài 52- Sự nở vì nhiệt của vật rắn (vật lý 10 nâng cao trang
255,256)
Môn địa lý:
-

Nắm được khái niệm cơ bản về ô nhiễm môi trường.


Nắm được khái niệm tài nguyên, cách phân loại tài nguyên
Biết được hậu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lý và

-

ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường sống.
Hiểu được một phần nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó.

Địa chỉ nội dung tích hợp:
bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên- SGK môn địa lý lớp 10 ban cơ bản trang
158,159 (mục III. Tài nguyên thiên nhiên).
Bài 42- Môi trường và sự phát triển bền vững (mục I- Sử dụng hợp lý tài nguyên bảo vệ
môi trường là điều kiện để phát triển)- SGK 10 trang 161, 162.
Môn GDCD:
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

2


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
-

Hiểu được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như ô nhiễm môi trường,

-

biến đổi khí hậu liên quan đến ngành công nghiệp silicat.
Thấy được trách nhiệm của công dân trong việc giải quyết những vấn đề cấp thiết
đó.


Địa chỉ nội dung tích hợp: Bài 15 SGK môn GDCD lớp 10- Công dân với một số vấn đề
cấp thiết của nhân loại (mục I: Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc
bảo vệ môi trường).
Kiến thức liên môn cần đạt được thông qua việc dạy học theo chủ đề tích hợp:
- Hiểu được kiến thức liên môn hóa học, vật lý, địa lý và GDCD. Giải thích được một cách
khoa học các vấn đề thực tiễn khi sử dụng các vật liệu: ximang, thủy tinh.., như tại sao khi
đổ bê tông ximang cần có cốt sắt? tại sao đường betông ximang bền, không bị lún và có tuổi
thọ cao hơn đường betong atphan. Tại sao đổ nước nóng vào cốc thủy tinh thì dễ bị nứt
vỡ….
- Hiểu được nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp silicat là loại tài nguyên có giá trị
cao nhưng có thể bị hao kiệt.
- Quá trình sản xuất silicat nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung mặc dù mang lại
giá trị kinh tế cao nhưng có thể gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng vì vậy cần có
biện pháp nhằm phát triển xã hội bền vững. Từ đó học sinh nhận thức được trách nhiệm của
bản thân trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn tài nguyên xung quanh như điện,
nước,..một cách hợp lý.
2.2 . Về kĩ năng
Môn hóa học:
- Phân biệt một số vật liệu thủy tinh, gốm, xi măng dựa vào thành phần và tính chất của
chúng.
- Biết cách sử dụng và bảo quản các sản phẩm làm bằng các vật liệu thủy tinh, đồ gốm, xi
măng.
Môn vật lý:

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

3


Công nghiệp Silicat và cuộc sống

- Học sinh giải thích được những hiện tượng thực tế thông qua bài học như tại sao đổ nước
sôi vào cốc thủy tinh thì cốc bị nứt, vỡ; cốc thạch anh không bị nứt vỡ,..
- Biết cách sử dụng các vật dụng làm từ thủy tinh, gốm, sứ; sử dụng ximang đúng cách.
Môn địa lý:
Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tiễn về nguồn tài nguyên thiên nhiên (silicat) ở Việt Nam,
khu vực mình sinh sống, phân tích có tính phê phán những tác động xấu tới môi trường.
Môn GDCD:
Có ý thức bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân
ở trường, ở lớp và khu vực dân cư mình đang sinh sống để góp phần giải quyết những vấn
đề môi trường.
Kỹ năng liên môn cần đạt được thông qua dự án:
Học sinh có kỹ năng để giải quyết một số tình huống thực tế đặt ra trong cuộc sống. Có
cái nhìn khá đầy đủ về ngành công nghiệp hiện nay của Việt Nam- công nghiệp silicat.
2.3 . Về tình cảm, thái độ
- Học sinh có thái độ tích cực như hứng thú học tập bộ môn; phát hiện và giải quyết vấn đề
một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học; Ý thức vận dụng những tri
thức đã học vào cuộc sống . Từ đó kích thích sự tìm tòi khám phá của học sinh trong các giờ
học.
- Biết yêu quí và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC
- Học sinh khối 11 ban cơ bản A: 02 lớp 11A8 và 11A5
- Nội dung dự án được dạy ở chương cacbon-silic, sau khi học sinh học song bài
silic và hợp chất của silic.
Một số đặc điểm của học sinh tham gia học tập theo dự án
Thuận lợi:
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

4



Công nghiệp Silicat và cuộc sống
-

Học sinh tích cực, nhiệt tình, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và tìm kiến

-

tài liệu trên mạng.
Đa số học sinh đã được tiếp cận với các vấn đề về tài nguyên, môi trường và
những vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay như ô nhiễm môi trường, hiệu ứng

-

nhà kính, rác thải, khí thải…
Học sinh rất hứng thú với các hoạt động chơi trò chơi, sưu tầm mẫu vật, tranh ảnh,
tài liệu ..

Khó khăn:
-

Một bộ phận học sinh cho rằng nội dung dự án không nằm trong kiến thức thi đại

-

học nên có phần lơ là, không tập trung và thụ động trong quá trình học tập.
Khả năng thuyết trình, làm việc nhóm của học sinh còn hạn chế.

4.Ý NGHĨA BÀI HỌC
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học

- Học sinh có được những kiến thức cơ bản về ngành công nghiệp silicat, qui trình sản xuất
các sản phẩm của ngành công nghiệp này.
- Qua việc dạy học của dự án, học sinh đã có tư duy, có khả năng vận dụng được kiến thức
của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số tình huống gặp trong thực tiễn cuộc
sống.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau
để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác gặp phải
trong cuộc sống, qua đó tăng cường kỹ năng sống, góp phần phát triển trí tuệ, khả năng phân
tích vấn đề của học sinh .
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
Khi thực hiện dạy học tích hợp sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề
phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học,
các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Trong bài học này học sinh có kiến thức để giải thích
được các hiện tượng thực tế như: “ tại sao khi đổ bê tông sau 24 tiếng người ta phải bảo
dưỡng bằng cách phun nước”, tại sao đường bê tông bền và có tuổi thọ cao hơn đường nhựa,
khi sử dụng không bị lún; tại sao khi làm đường bê tông xi măng lại đổ thành từng miếng và
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

5


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
ở giữa các miếng đó có khe nhỏ, tại sao khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh làm thủy tinh dễ
nứt, vỡ,.....
Tích hợp sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và
phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình
huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống. Ví dụ vận dụng các kiến thức để giải bài toán
thực tiễn là thiết kế con đường nối liền hai thôn, học sinh không chỉ vận dụng kiến thức
môn hóa học mà còn tích hợp kiến thức môn vật lý, địa lý để giải quyết vấn đề đó. Hoặc
như nguồn tài nguyên thiên nhiên sử dụng cho công nghiệp silicat thuộc loại tài nguyên gì,

cần sử dụng như thế nào là hợp lý... học sinh muốn hiểu đầy đủ những vấn đề đó cần có
nhiều kiến thức liên môn của các môn hóa học, địa lý,.....
Bài công nghiệp silicat và cuộc sống được dạy theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các
em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc
sống đời thường là yếu tố để các em học tập. Giúp các em có trách nhiệm với cuộc sống của
chính mình và cộng đồng. Các em có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống. Những
thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn
“vì sao cốc thủy tinh dễ vỡ?’, “vì sao phải sử lý khí thải trước khi đưa vào môi trường”, “Vì
sao Trái đất ngày càng nóng lên” , “vì sao….?.”
Có kỹ năng sống: Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng
xử lý tình huống...
Có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mỗi cá nhân học sinh cũng như bảo vệ
môi trường nói chung để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường.
5.

THIẾT BỊ DẠY HỌC, TƯ LIỆU, HỌC LIỆU:

Thiết bị, tư liệu, học liệu
Công nghệ - Máy tính
- phần cứng - Máy quay

Chuẩn bị

của GV
x

của HS
x

x


- Máy in
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

Chuẩn bị

x
6

x


Công nghiệp Silicat và cuộc sống

Công nghệ
- phần mềm

- Máy chiếu
- Phần mềm internet

x
x

- Phần mềm powerpoint

x

x

- Các phần mềm khác

- Sách giáo khoa Hóa học 11 nâng cao, Địa lí 10 ;

x
x

x

Giáo dục công dân 10; Vật lý 10 nâng cao (NXB
Giáo dục)
Tư liệu in

- Thạc sỹ. Bùi Văn Vượng - Nghề gốm cổ truyền
Việt Nam. NXB Thanh Niên.
- Nguyễn Đình Chiến- Cẩm nang nghề gốm Việt
Nam có minh văn từ thế kỷ XV- XIX.

Đồ dùng

Vật
thật

x
x

- Tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu.

x

- Các sản phẩm mẫu của học sinh.
-


Video clip,
mô phỏng,
sơ đồ

x

-

Hai đoạn video clip về tính chất của thủy
tinh.
Video về qui trình sản xuất gốm ở làng gốm
Bát Tràng.
Mô phỏng lò quay sản xuất clanhke.
Sơ đồ quá trình sản xuất ximang.

Các sản phẩm thuộc loại gốm dân dụng (lu sành,
bát sứ, ấm sứ, chén sứ...), gốm kỹ thuật (cối sứ,
chày sứ dùng trong phòng thí nghiệm...), vật liệu
chịu lửa như ( gạch chịu lửa), gốm xây dựng (gạch,
ngói).

- www.wipikedia Bách khoa toàn thư Việt Nam
Nguồn

-

internet

-

-

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

7

x
x
x
x
x

x
x
x


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
- Thông báo với nhà trường và phụ huynh về
Khác

x

chương trình này.
- Giấy mới, đại biểu, khách mời tham gia chương

x

trình...
Một số tài kiệu khác ( tham khảo trên các trang báo, internet)

Đường bê tông xi măng: Bền vững, tiết kiệm
Cho đến thời điểm này, từ giới chức quản lý tới các nhà khoa học, hẳn không còn
nhiều người băn khoăn so sánh đặt lên “bàn cân” về câu chuyện “tuổi thọ” - tức độ bền của
đường xi măng so với đường bê tông at-phan nữa. Những ưu điểm của đường bê tông xi
măng gần như không còn là vấn đề đáng tranh luận, nào là chịu được tải trọng cao, lưu
lượng xe lớn, bền vững tới 50 năm... Vấn đề còn lại chỉ là câu chuyện cơ chế chính sách để
có thể nhân rộng mô hình này trong cuộc sống.
Khuyến khích sử dụng xi măng trong xây dựng các công trình hạ tầng
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, cách đây không lâu đã yêu cầu Bộ GTVT xây dựng đề án
này, trong đó phải làm rõ tiêu chí loại đường nào có thể chuyển sang làm bê tông xi măng;
đồng thời nói rõ đề án cũng cần nghiên cứu cơ chế chính sách để khuyến khích việc sử
dụng xi măng trong xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ. Nghị quyết mới của
Chính phủ cũng dành nhiều sự chú ý nhấn mạnh hướng đầu tư này. Chính phủ giao Bộ
GTVT trực tiếp phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án sử dụng xi măng
trong xây dựng hạ tầng giao thông, thay cho nhựa đường đang phải nhập khẩu. Bản thân
lãnh đạo 2 Bộ GTVT và Bộ Xây dựng vừa rồi cũng có chung tiếng nói trong vấn đề này.
Cụ thể, mới đây nhất Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cũng cho rằng: “Trong
khi thời tiết Việt Nam với đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều, lũ lụt, nắng nóng thất
thường, tương đối khó thích nghi với loại hình đường bê tông at-phan, chúng ta nên sử
dụng xi măng như một nguồn nguyên liệu quan trọng để làm đường với mục tiêu để bảo
đảm sự bền vững, một mặt tận dụng được năng lực của ngành sản xuất xi măng trong nước
để tìm kiếm cơ hội giảm giá thành trong bối cảnh khó khăn này”. Còn về phía lãnh đạo Bộ
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

8


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng cho rằng việc sử dụng xi măng làm đường
nếu triển khai rộng hơn, mạnh hơn sẽ góp phần giảm áp lực cho Chính phủ trong bối cảnh

khó

khăn

như

hiện

nay.

Tiến hành xây dựng đại trà vào năm 2015
Thực tế đã chứng minh rằng, trong suốt nhiều năm qua, đường xi măng tuy chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ (từ 1 % - 3%) và cũng chỉ xuất hiện chủ yếu ở các vùng nông thôn nhưng dù với
tỷ trọng quá ít ỏi ấy, vẫn đủ cơ sở thực tiễn chứng tỏ được sự bền vững của loại hình đường
này dù kỹ thuật thiết kế thi công đơn giản, chi phí thấp. Mặt khác, chi phí “hậu kỳ” dành
cho việc duy tu bảo dưỡng cũng thấp hơn rất nhiều: chỉ bằng 27% so với đường bê tông atphan!
Theo đó, hy vọng tới đây nhất định sự bắt tay hợp tác vừa rồi giữa hai chủ quản: Ngành
Giao thông và Xây dựng không chỉ giúp dư luận đồng tình, hiểu và ủng hộ dự án đường bê
tông xi măng mà còn tạo ra cùng lúc nhiều cú hích mang lại những lợi ích quan trọng cho
đất nước, cho DN. Đồng thời qua đó sẽ kích cầu tiêu thụ xi măng trong bối cảnh ngành sản
xuất xi măng nội địa đang loay hoay với bài toán nâng cao sản lượng, phát huy giá trị công
suất

thiết

bị

máy

móc


đã

đầu

tư.

Cũng cần phải nhìn thẳng và khẳng định một sự thật rằng, việc đẩy mạnh triển khai các dự
án đường bê tông xi măng không có nghĩa chỉ mang lại lợi ích đơn thuần cho các DN xi
măng. Các chuyên gia của cả hai ngành GTVT và Xây dựng đều thống nhất quan điểm rằng
tăng tỷ lệ đường bê tông xi măng góp phần giảm chi phí nhập khẩu vật liệu bê tông át-phan.
Nói rõ hơn nữa, nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng hạ tầng giao thông đã nội địa hóa
được

100%

nếu

đề

án

này

được

thực

hiện.


Được biết đến thời điểm này chủ trương thí điểm làm đường bê tông xi măng trên một số
tuyến đường không chỉ còn là vấn đề nằm trên bàn nghị sự. Đường nối giữa đường Hải
Phòng - Hà Nội và Ninh Bình đang khẩn trương triển khai. Dự án này được lãnh đạo tỉnh
Hưng Yên -nơi có một phần đường chạy qua rất tán thành bởi nền đất đoạn đường chạy qua
địa bàn tỉnh rất yếu, và chỉ có thể sử dụng công nghệ đường bê tông xi măng mới có thể
khắc phục những nhược điểm như hạn chế lún sụt hay ảnh hưởng sau ngập lụt, mưa bão…
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

9


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
Nhìn rộng ra hơn nữa, trên địa bàn cả nước, theo lãnh đạo Bộ GTVT nếu đề án này được
thực hiện sẽ làm tăng thêm từ 10- 15% diện tích đường giao thông bê tông xi măng so với
3% như hiện nay cho tất cả các loại đường: cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Điều này, rất
quan trọng với những tuyến đường có lưu lượng xe trọng tải lớn, và ý nghĩa với các địa
phương vùng sâu vùng xa, miền núi, chịu tác động xấu của mưa lũ nhiều, song đồng thời
cũng là những nơi đang rất khó khăn về hạ tầng giao thông phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, thành công của đề án có thể coi là thành công kép, bởi một lúc thực hiện được
nhiều nhiệm vụ. Bộ GTVT dự kiến đề án sẽ được thực hiện làm 2 giai đoạn. 1 - 2 năm đầu
sẽ là giai đọan thí điểm, sau đó, tiến hành xây dựng đại trà vào năm 2015. Dự kiến trong
tháng 9 này Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ đề án chính thức.
Ưu nhược điểm của mặt đường bê tông xi măng và mặt đường asphalt
Đường bê tông xi măng

Đường asphalt

Ưu điểm :

Nhược điểm :


- Độ bền tuyệt vời

- Độ bền thấp

- Tầm nhìn tốt

- Tầm nhìn kém

Nhược điểm :

Ưu Điểm :

- Thời gian bảo dưỡng dài

- Có thể đưa vào sử dụng nhanh

- Cảm giác lái xe không thoải mái do các mối
nối

- Cảm giác lái xe thoải mái

- Khó sửa chữa

- Dễ sửa chữa
- Thiết bị đơn giản

- Yêu cầu máy móc thiết bị nhiều.
Nhược điểm của đường nhựa asphalt
+ Vệt lún

Hỗn hợp asphalt có độ kháng yếu đối với phá hủy ở nhiệt độ cao và ở các tốc độ thấp rất dễ
bị hư hỏng chẳng hạn khi xe dừng lại trên đường ở nhiệt độ cao vào mùa hè. Các hư hỏng
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

10


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
tích lũy dưới tải trọng lặp của xe cộ tốc độ cao, cuối cùng làm xuất hiện các vệt lún và các
hư hỏng nghiêm trọng khác.
+ bong tróc do phá hùy cùa môi trường
tác động ánh mặt trời, không khí và các yếu tố khí hậu khác làm thay đổi thành phần
hóa học trong nhựa asphalt, làm nó cứng và giòn (lão hóa asphalt). Tiếp xúc với nước hay
ầm độ làm tách hỗn hợp nhựa asphalt và cốt liệu. Kết quả là sự bong tróc của asphalt.
+ Nứt do mỏi
ứng suất tạo bởi tải trọng đơn nhỏ hơn nhiều so với cường độ kéo, khi tải trọng này lặp
lại trên mười ngàn lần sẽ gây nên vết nứt do mỏi.
Ưu điểm của mặt đường bê tông xi măng


Đô bền
-

Đường bê tông có độ bền cao. Thời gian sử dụng trung bình 30 năm, tuổi thọ dài

có thể là giải pháp mạnh để hợp lý hóa việc bảo trì đường, giảm ứng suất do môi trường
kết hợp với sự làm việc của kết cấu, và đáp ứng các vấn đề phát sinh hiện nay.
-

Đường sử dụng lâu hơn - Bê tông có thể chịu được tải trọng nặng nhất. Không cần


lo lắng về các hiệu ứng võng lún, gợn sóng hay gờ như đối với đường asphalt.
-

Tỉnh cứng theo thời gian - Bê tông đông cứng với thời gian. Sau 1 tháng đổ, bê tông

tiếp tục phát triển cường độ từ từ đến 10% trong vòng đời sử dụng.
- Vượt quả tuồi thọ dự tính - Đường bê tông thường tồn tại lâu hơn thiết kế mong
muốn.
• An toàn
+ Tầm nhìn tốt - Bê tông phản xạ ánh sáng, giúp cải thiện tầm nhìn và có thể giảm chi phí
đèn đường.
+ Giảm văng nước - Bê tông không lún. Không có rủi ro đọng nước và xe chạy trên
vùng nước đọng.
+ Độ bám đường tốt - Đường bê tông dễ tạo “độ nhám" khi xây dựng làm cho bề mặt
có độ bám bánh xe tốt
+ Đường bê tông xi măng cỏ ít nguy cơ gây tai nạn, ngay cả trong trường hợp mặt
đường trơn và đọng nước.
+ ít nguy cơ gây lún và đọng nước.
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

11


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
+ Không có nguy cơ “chảy nhựa” của đường BTN.
+ Vỏ xe có thể dính bám với mặt đường tốt hơn.


Đường bê tông xi măng có thể quan sát tốt hơn vào buổi tối


+ Bê tông xi măng có màu sáng.
+ Mặt đường phản chiếu lai ánh đèn xe.
Khả năng quan sát được cải thiện giúp cho đường bê tông xi măng an toàn hơn trong lưu
thông.


Tính trơn láng

+ Bê tông giữ sự trơn láng lâu hơn - Độ cứng đường bê tông giúp giữ đưực mật đường trơn
láng lâu dài sau khi xây dựng.
+ Sự trơn láng là yếu tẩ quan trọng cho người sứ dụng - Đường trơn láng giúp an toàn, tiện
nghi hơn cho mặt đường vận tải.
• Tính linh hoạt
+ Có thể lình động thời hạn sử dụng - Đường bê tông có thể được thiết kế với thời hạn sử
dụng từ 10 đến 50 năm, tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống đường.
+ Ý tưởng cho đường asphalt hỏng - tráng lớp mặt, tráng 1 lớp mỏng bê tông cốt sợi trên
lớp nhựaasphalt đã sửa chữa, có tính kinh tế, phương pháp hữu ích để phục hồi đường cũ.
• Duy tu bảo dưỡng
+ Giá trị dài hạn - Đường bê tông có giá trị sử dụng lâu nhất vì tuổi thọ cao và yêu cầu bảo
dưỡng thấp nhất.
+ Dễ sửa chữa - Độ bền bê tông giảm thiểu yêu cầu bảo dưỡng hàng năm. Khi cần sửa
chữa, phạm vi sửa chữa cũng ít hơn so với đường asphalt.
+ Đường tiết kiệm xăng - Mặt đường bê tông cứng giúp bánh xe dễ lăn hơn. Các nghiên
cứu cho thấy điều này giúp tăng hiệu quả sử dụng xăng của xe.
• Kinh tế:
+ Đường bê tông sử dụng xi măng có sẵn trong nước là một lợi thế do hiện nay có sự quan
ngại về giá dầu thô luôn biến động và dễ dàng tăng cao, cũng như xu hướng tăng giá và xu
hướng sản xuất dầu.
+ Đường bê tông gồm chi phí ban đầu cao hơn đường asphalt, nhưng có LCC thấp hơn

khoảng 20% so với asphalt (sau 25 năm sử dụng).

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

12


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
+ Đường tiết kiệm xăng - Mặt đường bê tông cứng giúp bảnh xe dễ lăn hon. Các nghiên
cứu cho thấy điều này giúp tăng hiệu quả sử dụng xăng của xe.
• Giảm tiêu thụ xăng dầu của xe cộ
+ Tổ chức quốc gia Canada (NRC) tiến hành khảo sát như một phần của kế hoạch hành
động nhà nước năm 2000 về biến đổi khí hậu và báo cáo kết quả (tháng 1- 2006, v.v...).Báo
cáo nói rằng, khi so sánh với đường asphalt, lượng tiêu thụ nhiên liệu của xe tải trên đường
bê tông giảm từ 0,8 đến 6,9%.
+ Hiệp hội xi măng Nhật Bản nghiên cứu quan hệ độ bám đường giữa xe tải lớn và mặt
đường: Đường nội bộ Cảng hàng không quốc tế Narita; cao tốc quốc gia.thử nghiệm tại
viện đất quốc gia và ban quản lý hạ tầng ( NILIM ). Báo cáo cho rằng lượng tiêu thụ nhiên
liệu giảm từ 0,8 % đến 4,8 % trên mặt đường bê tông so với mặt đường asphalt…..
LÚN VỆT BÁNH XE
Tình trạng lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa các công trình giao thông
(CTGT) trong thời gian gần đây đã trở nên rất phổ biến với mức hư hỏng hết sức nghiêm
trọng. Theo báo cáo của bộ GTVT tại Hội thảo “Tiến độ và chất lượng công trình giao
thông”do Báo Giao thông tổ chức ngày 15/11/2013, hiện tượng lún vệt bánh xe gần như xảy
ra trên tất cả các trục đường chính, những tuyến cao tốc hiện đại mới xây dựng có lượng
giao thông lớn như QL1, QL5, xa lộ Đông - Tây, đường vành đai 2 của Hà Nội, QL3 Hà
Nội- Thái Nguyên, cao tốc Nội Bài- Lào Cai. Hiện tượng hư hỏng này cũng liên tục xảy ra
đối với cả mặt đường trên cầu như cầu Bến Thủy, cầu Thanh Trì, cầu đường Vành đai 3 trên
cao… Nó xãy ra kể cả khi công trình được thiết kế và thi công hoặc thi công lại một cách
thận trọng, sử dụng vật liệu có cải tiến.


Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

13


Công nghiệp Silicat và cuộc sống

Theo số liệu thống kê từ đầu năm nay trên Quốc lộ 1, đoạn đường từ Thanh Hóa đến Huế
có 70km trên tổng số 620km gặp phải tình trạng lún theo vệt bánh xe. Đoạn từ Đà Nẵng đến
Khánh Hoà có 90km trên tổng số 953km. Trên một số tuyến đường đèo, các vệt hằn lún
chênh so với mặt đường từ 10 - 15cm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Đường bộ, 13 15% trong số những đoạn tuyến này được thi công từ cách đây 10 năm, khi xuất hiện lún là
đã đưa vào khai thác được 6 năm. Thời điểm lún nhiều nhất là những ngày nắng nóng dữ
dội.
Bài viết này đưa ra một số phân tích về nguyên nhân và các giải pháp khắc phục cụ thể đề
xuất.
I. Tìm hiểu cơ chế xảy ra lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa
Lún vệt xe là một dạng hư hỏng áo đường phổ biến trên các Quốc lộ chịu xe nặng
trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đây là các dải lún theo vệt
bánh xe ở những làn đường xe tải nặng chạy. Nhìn chung với các tuyến đường chịu xe tải
nặng thì lún vệt bánh xe sẽ xảy ra khi số lượt xe nặng chạy qua vệt này đạt đến con số nào
đó. Trên thế giới, đặc biệt là ở các bang của Hoa kỳ đã có rất nhiều nghiên cứu về hiện
tượng này. Chính vì vậy trong các quy trình thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa của các nước
phát triển đều có chỉ tiêu thí nghiệm lún vệt bánh xe. Ở Việt Nam thí nghiệm lún vệt bánh
xe cũng đã bắt đầu được đưa vào quy trình cho bê tông nhựa Polime 22 TCN 319-04 hoặc
trong Tiêu chuẩn mới nhất về Bê tông nhựa TCVN 8819:2011.

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

14



Công nghiệp Silicat và cuộc sống
Hiện tượng hằn lún vệt bánh xe (HLVBX) trên các quốc lộ hiện nay là một loại biến
dạng và hư hỏng cơ bản của mặt đường nhựa, đã được giảng dạy cho sinh viên ngành cầu
đường trong các trường đại học từ lâu.
Hiện tượng này xuất hiện khi ứng suất cắt do tải trọng thẳng đứng của xe cô gây ra
trong tầng mặt đường nhựa, tầng móng hoặc nền đường vượt quá khả năng chống cắt trượt
của vật liệu.
Các dạng HLVBX trên các quốc lộ gần đây cho thấy: Hư hỏng chủ yếu phát sinh
trong tầng mặt bê tông nhựa.
Bê tông nhựa (BTN) loại vật liệu có tính đàn hồi – chậm – nhớt – dẻo, nên HLVBX ở
mặt đường nhựa sẽ phát triển nhanh và mạnh khi: Dòng xe có lưu lượng lớn, tải trọng nặng,
tác dụng trong thời gian dài, khi nhiệt độ mặt đường cao.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của vận tải đường bộ không ngừng
gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu trên cần số lượng lớn xe tải nặng và xe đầu kéo tham gia giao
thông. Kết quả là số lượng trục xe cũng như tải trọng trục xe thực tế lưu thông trên đường
lớn hơn nhiều so với dự tính ban đầu của các đơn vị thiết kế.
Ngoài các yếu tố chủ quan về kiểm soát chất lượng bê tông nhựa và nhựa đường, cốt
liệu, hiện tượng xe quá tải là một trong các nguyên nhân khách quan làm cho kết cấu mặt
đường nhanh chóng hư hỏng mà thường gặp nhất là hiện tượng đùn trồi hay xuất hiện ở vị
trí giao lộ và lún vệt bánh xe (LVBX) dọc theo tuyến đường. Bên cạnh đó phải kể đến yếu
tố môi trường mà điển hình nhất ở các vùng nhiệt đới như nước ta là yếu tố nhiệt độ. Nhiệt
độ đóng góp một phần không nhỏ trong việc đẩy nhanh tiến trình lún trồi mặt đường bê tông
nhựa. Đối với các vật liệu tính nhớt như nhựa đường thì tính mẫn cảm với nhiệt luôn là một
đặc trưng cơ lý cần được quan tâm khi đưa vào sử dụng.
Lún vệt bánh xe (LVBX) cơ bản được phân ra làm 3 dạng:
-

Dạng 1: LVBX trên bề mặt BTN.


Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

15


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
Dạng 2: LVBX trong lớp móng của kết cấu áo đường (Bao gồm các lớp móng đường
và nền đường)
-

Dạng 3: Vừa LVBX trong BTN vừa LVBX trong lớp móng.

Thường gặp nhất là dạng LVBX trên bề mặt BTN. Các nhà nghiên cứu về BTN đã tìm ra ba
cơ chế chủ yếu gây ra LVBX:
Cơ chế 1: LVBX do biến dạng trượt xuất hiện khi tải trọng đặt lên lớp BTN lớn hơn sức
chịu tải của nó. Khi đó lớp BTN sẽ không ổn định làm xuất hiện các mặt trượt. Lớp BTN
ngay dưới vị trí vệt bánh xe trượt ra hai bên làm cho mặt đường bị lõm xuống và trồi lên
như hình trên.
Cơ chế 2: LVBX do biến dạng từ biến theo phương đứng. Cơ chế này thường xảy ra khi
nhiệt độ lớp BTN tăng và thời gian tác dụng của tải trọng tăng. Khi nhiệt độ tăng làm giảm
độ nhớt, giảm độ cứng của bitume và độ cứng của BTN cũng giảm tương ứng. Khi thời gian
tác dụng tăng, biến dạng sẽ tăng lên do có nhiều thời gian hơn để tích lũy. Biến dạng từ
biến không hồi phục lại hoàn toàn khi dỡ tải gây ra hiện tượng LVBX. Điều này giải thích
tại sao hiện lượng lún vệt bánh xe xảy ra ở các vị trí giao lộ trục đường xe nặng, đèo dốc,
đường cong, nơi tốc độ giao thông chậm, và xảy ra nhiều vào mùa nắng nóng.
Cơ chế 3: LVBX do đầm nén thứ cấp (post compaction) theo phương đứng. Cơ chế này xảy
ra sau khi quá trình lu lèn kết thúc nhưng độ chặt của BTN chưa đạt. Lỗ rỗng trong cốt liệu
cao nên khi gặp tải trọng nặng kết hợp với nhiệt độ cao, các cốt liệu sẽ được sắp xếp lại.
Quá trình này làm tăng độ chặt, nghĩa là làm giảm thể tích. Kết quả là lớp BTN sẽ bị lún

xuống tại vị trí vệt bánh xe. Hiện tượng này chỉ cho độ lún vệt bánh xe khá bé.
II. Các giải pháp cơ bản để hạn chế hiện tượng hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê
tông nhựa.
Bộ trưởng bộ GTVT đã và đang chỉ đạo rốt ráo vấn đề kiểm soát tải trọng xe trên các
quốc lộ, song các Nhà thầu Tư vấn, Nhà thầu Thi công, Nhà thầu Tư vấn Giám sát, Nhà
thầu Quản Lý dự án, Chủ đầu tư và các Đơn vị Quản lý khai thác Đường bộ cũng cần phải
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

16


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
cùng vào cuộc, giải quyết tốt vấn đề của mình, mới có thể xử lý được triệt để vấn đề
HLVBX trên các quốc lộ như hiện nay.
Bức tranh của ngành Giao thông vận tải đường bộ giờ đây đã khác trước rất nhiều. Vì
thế, thiết nghĩ, những câu hỏi như: “Tại sao đường trước đây không lún, bây giờ lại lún?”,
“Tại sao có đoạn lún, có đoạn không lún?” v.v… phải được các chuyên gia cầu đường, các
nhà khoa học, các nhà quản lý đường sá có câu trả lời xác đáng.
Ở các nước phát triển, các Nhà thầu xây lắp đã đạt đến trình độ chuyên nghiệp, có
những đầu tư nghiên cứu độc lập để hướng tới phát triển bền vững, đã có những giải pháp
triệt để cho vấn đề HLVBX từ thế kỷ trước.
Ở nước ta, hầu hết các Nhà thầu xây lắp chưa đầu tư đúng mức về trình độ kỹ thuật
cho các kỹ sư làm bê tông nhựa. Khi đã cô gắng thi công theo đúng thiết kế, đúng tiêu chuẩn
mà đường vẫn hư hỏng không rõ nguyên nhân, việc này đã gây nên sự bế tắt, bất lực.
5.2.4. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp silicat. Ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường đến cuộc sống, sức khỏe.
Nghệ An: Nhà máy xi măng phủ bụi khắp làng quê
(QHNN) - Thời gian qua, người dân huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An bức xúc kéo dài trước
tình trạng khai thác đá của xí nghiệp Anh Sơn và Nhà máy xi măng dầu khi Nghệ An gây ô
nhiễm môi trường. Điều đáng nói, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng ở tỉnh

Nghệ An đã chậm trễ giải quyết dứt điểm vụ việc, để hậu quả người dân lãnh đủ!?
Xí nghiệp khai thác đá Anh Sơn và Nhà máy xi măng dầu khí Nghệ An thuộc Công ty cổ
phần xi măng dầu khí Nghệ An được xây dựng bên cạnh quốc lộ 7A, đóng tại xã Hội Sơn,
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Hàng chục năm nay, khói bụi do nhà máy này thải ra gây ô
nhiễm môi trường, đang làm cho cuộc sống của hàng ngàn người dân nơi hết sức khó khăn,
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân ở các khu vực thuộc thị trấn Anh Sơn và các xã
Hội

Sơn,

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

Hoa
17

Sơn...


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
Khói bụi và khí độc từ Xí nghiệp khai thác đá Anh Sơn và Nhà máy xi măng dầu khí Nghệ
An thải ra hàng chục năm nay gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nhưng không hiểu sao cơ
quan chức năng không cương quyết xử lý dứt điểm?

Khói, bụi từ Xí nghiệp khai thác đá Anh Sơn - Công ty cổ phần Xi măng dầu khí Nghệ An
thải tràn lan gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh của người dân. Ảnh: N.D

Theo phản ánh của người dân khu vực xung quanh nhà máy xi măng này đã gây ô nhiễm
môi trường và ngày càng nghiêm trọng hơn làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, làm đảo lộn
mọi sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân khu vực xã Hội Sơn, thị trấn Anh Sơn, xã Hoa Sơn và
nhiều


khu

vực

khác.

Hàng ngày khói bụi của nhà máy này tỏa xuống bao trùm các khu vực xung quanh khiến
cho cả một khu vực dân cư rộng lớn bị khói bụi bao trùm dày đặc kéo dài hàng cây số trên
Quốc lộ 7, tạo ra một bầu không khí ngột ngạt, khó thở.... Từ khi có nhà máy xi măng về
đây xây dựng và hoạt động thì môi trường sống của người dân bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Qua khảo sát sơ bộ, nhận thấy nhiều người dân xung quanh hàng ngày do sống trong môi
trường ô nhiễm nên bị nhiều các bệnh như: viêm xoang, viêm phế quản, phổi... Suốt bao
nhiêu năm nay, những kiến nghị,đề xuất, nguyện vọng tối thiểu, chính đáng của người dân
vẫn không được các cấp có thẩm quyền trả lời rõ ràng và giải quyết thấu đáo.
Phát triển nền kinh tế bền vững gắn liền với việc bảo vệ môi trường, an sinh xã hội đang là
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

18


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
vấn đề nóng của Đảng, Nhà nước quan tâm. Đã đến lúc chúng ta sẵn sàng chấp nhận bỏ đi
một số lợi ích kinh tế, tăng trưởng nóng để đem lại một môi trường sống trong lành, đảm
bảo

sức

khỏe,


tính

mạng

của

chính

người

dân.

Việc Công ty cổ phần Xi măng dầu khí Nghệ An đang là điểm nhức nhối về ô nhiễm môi
trường ở huyện Anh Sơn có thể nói đã trở thành một tiền lệ xấu trong doanh nghiệp vi phạm
Luật Bảo vệ Môi trường ở tỉnh Nghệ An, rất cần phải xử lý nghiêm, trả lại cuộc sống bình
thường cho người dân.
Ô nhiễm ở Bát Tràng: SOS
Cách trung tâm thủ đô chừng 10 km là làng Bát Tràng - một làng nghề truyền thống
chuyên sản xuất gốm, sứ mỹ nghệ và dân dụng, với hơn 500 năm lịch sử hình thành,
phát triển.
Bát Tràng nổi tiếng không chỉ ở trong nước, với những sản phẩm gốm sứ đa dạng về mẫu
mã và chủng loại, nước men đặc biệt mà với giá trị xuất khẩu mỗi năm đạt khoảng 13-14
triệu USD, gốm sứ Bát Tràng đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của
ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Nhưng, dường như người Bát Tràng đang mải mê theo đuổi lợi ích kinh tế, mà quên
mất môi trường-một vấn đề thiết yếu với cuộc sống trước mắt cũng như lâu dài. Hiện, Bát
Tràng có khoảng 1.150 lò nung gốm, trong đó 2/3 là lò gas hiện đại, còn lại là lò truyền
thống vẫn nung bằng than củi, hằng ngày thải vào không khí một lượng khói bụi rất lớn,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Từ năm 2000, Xí
nghiệp X54 của Quân khu Thủ đô đã nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng lò nung

gốm bằng gas ở Bát Tràng, vừa giảm được 50-60% lượng khói bụi và khí CO2, vừa tiết
kiệm được gần 30% chi phí so với lò đốt bằng than. Tuy nhiên, do chi phí xây dựng, lắp đặt
lò ga khá cao (khoảng 100-150 triệu đồng/lò), nên nhiều gia đình chưa đầu tư xây. Vì vậy,
môi trường ở Bát Tràng vẫn còn nhiều mối nguy hiểm đe dọa.

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

19


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
Theo khảo sát mới đây của Sở Tài nguyên-Môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng bụi ở
đây vượt quá mức tiêu chuẩn môi trường 3-3,5 lần, nồng độ các khí CO2 và SO2 trong
không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-2 lần. Càng đi sâu vào trong làng, ô
nhiễm càng nặng. Khắp nơi bao phủ một lớp bụi đất nung, bụi gốm. Con đường vào làng
bụi mù mịt, nhất là khi có ôtô chạy qua. Không chỉ thải bụi, trung bình mỗi lò nung gốm
bằng than ở Bát Tràng thải ra khoảng 2,5 tấn chất thải rắn cho mỗi mẻ nung. Cùng với đó,
phế phẩm, phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ, hỏng chất thành những đống bên đường mỗi khi
mưa xuống, đường lầy lội, bẩn thỉu. Thêm nữa, hằng ngày, hàng trăm lượt xe công nông, xe
tải chở nguyên vật liệu và thành phẩm ra vào gây ra tiếng ồn đáng kể.
Thực trạng nêu trên khiến nhiều người làm việc hoặc sống ở Bát Tràng đều bị mắc bệnh về
đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm xoang hay đau mắt... Mặc dù mức độ ô
nhiễm là đáng báo động, song người dân chỉ thực hiện các biện pháp đơn giản như phun
nước để giảm bụi, đội mũ kín, đeo khẩu trang... Nếu không sớm áp dụng những phương
pháp sản xuất sạch, nhằm giảm ô nhiễm môi trường, sự phát triển bền vững của Bát Tràng
sẽ bị đe dọa. Trước mắt, để làng nghề Bát Tràng phát triển bền vững, cần thực hiện một số
biện pháp như hỗ trợ các gia đình chuyển từ lò nung truyền thống bằng than củi sang lò gas
cải tạo môi trường làm việc đầu tư trang thiết bị bảo hộ cho người lao động quy hoạch địa
điểm tập kết phế liệu, phế thải. Đặc biệt, việc tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn cảnh
quan, đường làng, ngõ xóm cần được thực hiện thường xuyên, giúp mọi người nắm rõ và

nghiêm túc thực hiện.
Theo báo Hà Nội mới
Nguồn tài liệu tham khảo:
/>
be-tong-xi-mang-ben-vung-tiet-

/>
Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

20


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH DỰ ÁN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
6.1. Khởi động dự án
1.

Mục tiêu:

- Thành lập được các nhóm theo khả năng
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
2. Thời gian: Cuối tuần – tuần 1 (Sử dụng tiết sinh hoạt của các lớp)
GV chiếu những hình ảnh về các sản phẩm của ngành công nghiệp silicat là những đồ
dùng gần gũi với học sinh như lọ thủy tinh, bát đĩa, cốc, chén, lu, vại làm bằng gốm,
gạch ngói, xi mang,.., sau đó giới thiệu về nội dung và yêu cầu của dự án.
- Bước 1: Phát phiếu thăm điểu tra trước khi - HS điền phiếu số 1
phân nhóm (Phụ lục I). GV phát trước 3 ngày
để HS nghiên cứu và điền thông tin.

- Bước 2: Công bố kết quả sắp xếp nhóm theo - Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng,
sở thích.
thư kí
- Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Nhận nhiệm vụ
(Phụ lục II, III), hướng dẫn lập kế hoạch
nhóm.
- Bước 4: Phát phiếu học tập định hướng
- Nghiến cứu phiếu HT định hướng
( Phụ lục IV) và gợi ý cho học sinh một số
nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn -Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những
nội dung chưa hiểu
thành nhiệm vụ
-Kí kết hợp đồng học tập
- Bước 4: Kí hợp đồng học tập

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

21


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
6.2. Triển khai dự án
1.

Mục tiêu:
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về
các nội dung được phân công.
- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm.
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế,…Kĩ năng
viết báo cáo và trình bày vấn đề.


2. Thời

gian: Tuần 2
- GV giúp đỡ, định hướng cho học sinh và các - Các nhóm HS phân công nhiệm vụ,
nhóm trong quá trình làm việc.

xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để

- Đặt lịch giải đáp thắc mắc cho HS. Giúp đỡ hoàn thành nhiệm vụ.
HS khi HS yêu cầu.

- Viết nhật kí và biên bản làm việc
nhóm.
- Viết báo cáo, sắp xếp các nội dung tìm
hiểu.
- Chuẩn bị tổ chức báo cáo kết quả làm
việc thông qua thuyết trình, thảo luận:
nội dung, tổ chức, cơ sở vật chất, thiết
bị.

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

22


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
6.3. Kết thúc dự án-báo cáo kết quả (90 phút trên lớp)
1. Mục tiêu:
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua

thuyết trình, thảo luận,...
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết, kỹ năng
giải quyết bài toán thực tiễn đặt ra.
- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
- Bồi dưỡng tình yêu, trách nhiệm với nguồn tài nguyên và môi trường.
2.Thời gian: Tuần 2 (2 tiết)
3. Thành phần tham dự:
- Tổ trưởng chuyên môn
- GVBM Địa lí, Hóa học, Vật lý, Giáo dục công dân.
- Học sinh lớp 11A5, 11A8.
4. Nhiệm vụ của học sinh
- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
- Tham gia trò chơi và chuẩn bị các câu hỏi các nhóm khác.
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm
khác.
- Tham gia các hoạt động học tập.
5. Nhiệm vụ của giáo viên
- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận, điều khiển các hoạt động, chốt kiến thức của dự án.
- Hướng dẫn, định hướng, quan sát, đánh giá.
- Hỗ trợ, cố vấn.

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

23


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
Hoạt động 1 (18 phút). Tìm hiểu về thủy tinh.
Mục tiêu:

- Biết được các loại thủy tinh cơ bản và thành phần hóa học của từng loại.
- Hiểu được tính chất của thủy tinh và nguyên liệu cũng như phương pháp sản xuất thủy
tinh. Biết được ứng dụng của thủy tinh và sử dụng thủy tinh đúng cách.
Phương pháp: Sử dụng phương tiện trực quan, thảo luận nhóm, dạy học dự án.
Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm/ cá nhân / toàn lớp.
Tiến hành:
Bước 1: nhóm 1 báo cáo phần tìm hiểu về thủy tinh
Hình thức báo cáo: thuyết trình
Sản phẩm: Bài trình chiếu powerpoint
HS khác nghe và đánh giá, nhận xét về sản phẩm của nhóm 1 ghi thông tin vào phiếu
đánh giá.
GV đặt câu hỏi: Vậy có mấy loại thủy tinh?
Sau khi HS trả lời GV phân tích thành phần hóa học của các loại thủy tinh.
GV hỏi tiếp: làm thế nào để tạo màu cho thủy tinh? HS nghiên cứu tài liệu và trả lời,
giáo viên hỗ trợ và bổ sung một số thông tin về các chất có khả năng tạo màu cho thủy
tinh.
Bước 2: Nhóm 2. Tính chất thủy tinh
Hình thức báo cáo: Clip + thảo luận
Sản phẩm: clip
HS xem đoạn video và hoàn thành phiếu học tập để tìm hiểu tính chất của thủy tinh.

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

24


Công nghiệp Silicat và cuộc sống
PHIẾU HỌC TẬP
( Thời gian làm việc: 2 phút)
Làm việc nhóm nhỏ ( mỗi nhóm 2 học sinh)

Quan sát đoạn phim, hãy: Nêu rõ hiện tượng quan sát được và giải thích.
Thí nghiệm
Rót nước vừa
đun sôi vào
cốc thủy tinh
thường

Hiện tượng quan sát được

Giải thích

Va đập mạnh
cốc thủy tinh

Nung nóng
thủy tinh

HS theo dõi clip, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. GV quan sát, thu phiếu nhóm
hoàn thành sớm yêu cầu nhóm học sinh trình bày phần trả lời phiếu học tập nhóm mình.
Các nhóm khác bổ sung, đi đến kết luận về tính chất của thủy tinh.
Từ đó hoc sinh trả lời các câu hỏi:
1. Có dùng thủy tinh pha lê để chế tạo vật dụng đựng đồ ăn và thức uống không? Vì sao?
2. Khi đun nóng ống nghiệm hoặc làm việc với các dụng cụ thủy tinh trong PTN cần
phải lưu ý điều gì?
3.Người ta dùng loại thủy tinh nào sau đây để chế tạo các đồ thủy tinh dùng trong lò vi
sóng, dụng cụ chịu nhiệt dùng trong PTN?
A. Thủy tinh thường
B. Thủy tinh kali
C. Thủy tinh màu
D. Thủy tinh pha lê (đáp án B)

Trường THPT Xuân Đỉnh – Hà Nội

25


×