Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp trường đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN NGỌC DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY TRÌNH
QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN NGỌC DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY TRÌNH
QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60 34 04 12



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh

Hà Nội - 2014

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 15
1.1. Đề tài NCKH và quản lý đề tài NCKH.................................................................. 15
1.1.1. Đề tài NCKH ...................................................................................................... 15
1.1.2. Quản lý đề tài NCKH ......................................................................................... 18
1.2. Quy trình quản lý và thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ............................ 19
1.2.1. Quy trình quản lý đề tài NCKH .......................................................................... 19
1.2.2. Thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH .......................................................... 22
1.3. Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH .............................................. 24
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đề tài NCKH .......................................... 24
1.3.1.1. Yếu tố về nguồn lực ......................................................................................... 24
1.3.1.2. Yếu tố cơ sở vật chất, tài chính........................................................................ 25
1.2.1.3. Yếu tố môi trường. ........................................................................................... 25
1.3.1.4. Yếu tố tổ chức, quản lý đề tài nghiên cứu khoa học ........................................ 28
1.3.2. Nội dung đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ............................ 29

* Kết luận Chương 1 ..................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
NCKH Ở TRƯỜNG ĐHKHTN .......................................................................................... 30
2.1. Hoạt động KH&CN Trường ĐHKHTN giai đoạn 2006-2011 .............................. 30
2.1.1. Giới thiệu chung về Trường ĐHKHTN .............................................................. 30
2.1.2. Hoạt động Khoa học & Công nghệ giai đoạn 2006-2011.................................. 34
2.2. Thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH: Thực trạng và nguyên nhân chủ yếu . 47
2.2.1. Đánh giá về hoạt động đề xuất ý tưởng.............................................................. 48
2.2.2. Đánh giá về công tác tuyển chọn, đấu thầu và giao nhiệm vụ NCKH ............... 48
2.2.3. Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện đề tài NCKH .......................................... 49
2.2.4. Đánh giá công tác nghiệm thu đề tài NCKH ...................................................... 52

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.5. Về công tác quản lý đề tài NCKH ...................................................................... 54
2.2.5.1. Đánh giá về Quy trình quản lý đề tài NCKH .................................................. 54
2.2.5.2. Đánh giá sự quan tâm của đội ngũ nghiên cứu ............................................... 54
2.2.5.3. Đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, hỗ trợ ............................... 55
2.2.5.4. Đánh giá về cơ sở vật chất .............................................................................. 55
2.2.5.5. Đánh giá công tác lưu trữ đề tài NCKH ......................................................... 56
2.2.6. Ảnh hưởng của việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH tại Trường
ĐHKHTN ...................................................................................................................... 56
2.2.6.1. Về chất lượng của đề tài NCKH ...................................................................... 56
2.2.6.2. Một số kết quả đạt được khi thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH .......... 61
2.2.6.3. Những tồn tại và nguyên nhân ......................................................................... 65
* Kết luận Chương 2 ..................................................................................................... 66
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN

QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ........................................................................................... 68
3.1. Đổi mới một số bước trong thực hiện quy trình .................................................... 68
3.1.1. Tuyển chọn, giao nhiệm vụ NCKH, quản lý và theo dõi tiến độ .................... 68
3.1.2. Đổi mới Công tác nghiệm thu............................................................................. 70
3.2. Ban hành những qui định cụ thể của Trường ĐHKHTN....................................... 71
3.2.1. Qui định về mua sắm hàng hóa dưới 100 triệu đồng ......................................... 71
3.2.2. Qui định về mua sắm hàng hóa trên 100 triệu đồng .......................................... 72
3.3. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, nghiên cứu trong việc thực hiện quy trình
quản lý đề tài NCKH ........................................................................................................ 76
3.3.1. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng .............................................................. 77
3.3.2. Nhóm các giải pháp về tạo động lực .................................................................. 78
* Kết luận Chương 3 ..................................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................... 80

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa
Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền
thụ, trang bị những kiến thức chuyên ngành Quản lý Khoa học và Cơng nghệ
cho em trong suốt q trình học tập tại Trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Ngọc
Thanh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hồn thành bản luận văn này.
Em cũng xin trân trọng cám ơn PGS.TS. Trần Thị Hồng, Trưởng phịng
Khoa học - Cơng nghệ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và hỗ trợ em trong q trình

hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, giảng viên, các Phòng chức năng
của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã tạo giúp đỡ tơi trong
q trình phỏng vấn và thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ và
hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hồn thành luận văn.
Là một học viên cao học, bước đầu thực hành nghiên cứu khoa học nên
trình độ cịn nhiều hạn chế, chắc chắn khơng khỏi những khiếm khuyết, kính
mong các thầy cơ giáo, bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn được
hồn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Ngọc Dương

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1.

Bộ GD&ĐT


Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

3.

HVCH

Học viên cao học

4.

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

5.

NCKH

Nghiên cứu Khoa học

6.

NCCB


Nghiên cứu cơ bản

7.

NCS

Nghiên cứu sinh

8.

Trường ĐHKHTN

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

9.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

10.

THPT

Trung học Phổ thông

STT

6


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Tên bảng

Trang

1.

Bảng 1: Cơ cấu các tổ chức đào tạo và nghiên cứu
Trường ĐHKHTN từ năm 2006 - 2011

28

2.

Bảng 2: Cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học Trường
ĐHKHTN từ năm 2006 - 2011

30

3.

Bảng 3: Số lượng đề tài các cấp và kinh phí thực hiện từ
năm 2006 - 2011


38

4.

Bảng 4: Danh mục đề tài/dự án đã và đang triển khai thực
hiện trong giai đoạn 2006-2011

38

5.

Bảng 5: Danh sách nhóm nghiên cứu khoa học tiêu biểu

43

6.

Bảng 6: Danh sách các nhóm nghiên cứu mạnh

44

7.

Bảng 7: Kết quả hoạt động NCKH sinh viên từ năm
2006-2011

60

8.


Bảng 8: Đăng ký sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2011

61

9.

Bảng 9: Số lượng các cơng trình cơng bố giai đoạn
2006-2011

62

10. Bảng 10: Khen thưởng về KH&CN giai đoạn 2006-2011

63

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một nhiệm vụ chính trị quan trọng,
thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy - học, nâng cao chất lượng đào
tạo và trình độ đội ngũ cán bộ, đóng góp vào sự phát triển khoa học - công
nghệ (KHCN) và giải quyết các vấn đề thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) là một trong 6 trường
thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), là một trong những cơ
sở đào tạo đại học và sau đại học lớn nhất Việt Nam về các ngành khoa học tự
nhiên. Các hướng nghiên cứu tập trung vào ba lĩnh vực chính là nghiên cứu

cơ bản cập nhật trình độ quốc tế, nghiên cứu công nghệ định hướng ứng dụng
và nghiên cứu triển khai ứng dụng thực tiễn. Trong đó nghiên cứu cơ bản vừa
là thế mạnh vừa là mũi nhọn khẳng định vị thế Nhà trường.
Với bề dày lịch sử, đội ngũ cán bộ có trình độ chun môn nghiệp vụ
cao, giàu kinh nghiệm, cán bộ Trường ĐHKHTN vừa giảng dạy, vừa NCKH.
Bên cạnh trọng trách là đào tạo ra những sản phẩm có hàm lượng tri thức cao,
đó là các cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, các cán bộ của Trường đã chủ trì và tham
gia thực hiện nhiều đề tài NCKH các cấp, bao gồm cấp Trường, cấp Đại học
Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), cấp Bộ, cấp Nhà nước, Hợp tác quốc tế theo
Nghị định thư và các đề tài dự án hợp tác quốc tế khác. Để đưa tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào phục vụ đời sống, cán bộ của Trường đã đề xuất và thực hiện
các dự án sản xuất thử - thử nghiệm (SXT-TN) cấp Nhà nước, cấp ĐHQGHN.
Điều đó phù hợp với xu hướng cơ bản trong chiến lược phát triển giáo dục đại
học của các nước trên thế giới là kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với NCKH và
chuyển giao cơng nghệ, đó cũng là tiêu chí của một đại học nghiên cứu tiên tiến.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường ĐHKHTN đã thực hiện tốt những nhiệm vụ KH&CN theo
đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ năm 2006 đến nay, Trường
ĐHKHTN thực hiện tốt các đề tài, dự án do Trường ĐHKHTN chủ trì. Hầu
hết các đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá, xếp loại cao nhất theo
thang đánh giá (xuất sắc/ tốt), có tầm lý luận cao và có ý nghĩa thực tiễn, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội cuả đất nước.
Góp phần đạt được những thành công trên phải kể đến công tác quản lý
đề tài NCKH dựa trên cơ sở các văn bản qui định hiện hành của Nhà nước,
của ĐHQGHN, tuy nhiên các quy trình đó được thực hiện như thế nào? có

phù hợp với Trường ĐHKHTN hay khơng? Đó là lý do tơi chọn đề tài “Đánh
giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu
trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội)”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Năm 2003, Bộ GD&ĐT đã ban hành cuốn “Một số văn bản pháp quy
về quản lý hoạt động KH&CN”, trong tập tài liệu này Vụ KHCN, Bộ
GD&ĐT đã tập hợp một số văn bản pháp quy về quản lý KH&CN được sắp
xếp có hệ thống theo các vấn đề và thứ tự thời gian ban hành. Nội dung của
cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề chung, hoạt động ứng dụng, chuyển giao
cơng nghệ, quản lý tài chính trong Khoa học công nghệ từ năm 1994-2003.
Cuốn sách này đã giúp cho các cán bộ quản lý KH&CN có cơ sở để thực hiện
quản lý NCKH của đơn vị mình.
Quyết định số 1895/QĐ-ĐHQGHN Ngày 24/6/2012 của Giám đốc Đại
học Quốc gia Hà Nội về việc Ban hành hướng dẫn quản lý hoạt động Khoa
học và Công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào tháng 12 hàng năm, Trường ĐHKHTN cũng tổ chức Hội nghị tập
huấn quản lý KH&CN cho toàn bộ các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý của
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường. Trong Hội nghị này nhà Trường cập nhật các văn bản mới của các cơ
quan quản lý, mời các chuyên gia viết bài tham luận cũng như giải đáp thắc
mắc trực tiếp cho các cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý.
Những tài liệu tập huấn chỉ dừng lại ở việc tập hợp các văn bản một
cách chung nhất; Một số nghiên cứu cũng chỉ đề ra các giải pháp nâng cao
năng lực, chất lượng quản lý NCKH, các yếu tố, vấn đề tác động đến chất
lượng hoạt động NCKH chưa đề cập đến các công cụ hỗ trợ để nâng cao chất
lượng công tác quản lý đề tài NCKH.

Có một số bài viết đề cập đến vấn đề liên quan như:
- Phùng Hồ Hải (2011), Quốc tế hóa q trình quản lý khoa học, Một
góc nhìn của tri thức, NXB tri thức.
- Phạm Duy Hiển (2011), Đi tìm một mơ hình quản lí khoa học khác,
Một góc nhìn của tri thức, NXB tri thức.
Các tác giả trên chủ yếu đề cấp đến vấn đề quốc tế hóa quản lý khoa
học như: quốc tế hóa q trình quản lý khoa học; quốc tế hóa nghiên cứu khoa
học; quốc tế hóa tạp chí trong nước; xây dựng các trung tâm nghiên cứu có
chất lượng cao và dứt khốt sử dụng các sân chơi quốc tế làm thước đo chất
lượng;
Có một số luận văn khoa học đề cập đến vấn đề này:
- Phan Hồng Tiến (2007), Giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét
duyệt đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn.
- Bùi Việt Nga (2008), Xây dựng mơ hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa
nghiên cứu khoa học và đào tạo.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Trần Lê Giang (2012), Xây dựng qui trình quản lý đề tài/dự án nhằm
nâng cao chất lượng công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại trường Đại học
Y Hà Nội.
Các nghiên cứu, bài viết, hướng dẫn, luận văn trên chỉ nhằm mục đích
xây dựng một quy trình để quản lý ngày càng hiệu quả hơn công tác quản lý
đề tài nghiên cứu khoa học, đi tìm một hướng đi mới để nâng cao chất lượng
nghiên cứu khoa học, chưa có một đề tài nào nghiên cứu việc tổ chức thực
hiện quy trình hiện có đi đến đâu và hiệu quả như thế nào.
Trong đề tài này, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên và

bước đầu đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH trong trường
ĐHKHTN, ĐHQGHN, tác giả cố gắng làm rõ những vấn đề chủ yếu của việc
thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH của nhà trường.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ở Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH của Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội từ 2006 đến 2011.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế của thực hiện quy trình
quản lý đề tài NCKH của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
- Cơ sở dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này giới hạn trong thời
gian từ năm 2006 đến 2011.
- Phạm vi nội dung: Đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý đề tài
NCKH của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Mẫu khảo sát
- Các quy trình quản lý đề tài NCKH hiện có của Trường ĐHKHTN,
ĐHQGHN.

- Nhóm các chủ nhiệm đề tài, các bộ phận quản lý có liên quan, đơn vị,
tổ chức thực hiện tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ở Trường
ĐHKHTN, ĐHQGHN là như thế nào?
- Có những biện pháp nào để nâng cao chất lượng việc thực hiện quy trình
quản lý đề tài NCKH ở Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện trạng thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ở Trường
ĐHKHTN: Về cơ bản thực hiện đúng, đủ theo qui trình, phục vụ tốt hoạt
động NCKH của Trường; nhưng vẫn còn một số hạn chế trong thực hiện quy
trình quản lý như: sự thiếu trách nhiệm của các chủ trì đề tài, hạn chế của các
cán bộ làm công tác quản lý; chưa đáp ứng kịp thời các thay đổi, biến động;…

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đổi mới công tác tuyển chọn, giao nhiệm vụ NCKH, quản lý và theo
dõi tiến độ; công tác nghiệm thu; nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ
quản lý, nghiên cứu có thể là những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc
thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ở Trường ĐHKHTN.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các đề tài, luận văn có liên
quan, phân tích các nguồn tư liệu, số liệu có sẵn về đề tài NCKH… của
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Điều tra bằng bảng hỏi một số các cán
bộ nghiên cứu khoa học, các đơn vị và các cán bộ phòng Khoa học và Công

nghệ của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng để thống kê các số liệu về
các hoạt động NCKH của trường phục vụ cho luận văn.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên gia để đánh giá tính
khách quan của cơng tác quản lý NCKH.
9. Các luận cứ thu thập được
Luận cứ lý thuyết:
- Đề tài sử dụng lý thuyết chung về quản lý KH&CN, bộ máy khái
niệm liên quan đến đề tài NCKH, quy trình quản lý đề tài NCKH, các lý
thuyết liên quan đến hoạt động NCKH trong các trường đại học.
- Luận cứ về nhân tố ảnh hưởng tổ chức thực hiện quy trình quản lý đề
tài NCKH, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế tổ chức thực hiện quy
trình quản lý đề tài NCKH của Trường ĐHKHTN trong thời gian tới.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Luận cứ thực tế:
- Tham khảo kinh nghiệm thực tế của các cơ sở giáo dục đại học.
- Dựa vào các tài liệu tổng kết thực tiễn hoạt động và quản lý NCKH
của Trường ĐHKHTN.
- Sử dụng kết quả điều tra thực tế trong quá trình triển khai đề tài luận
văn của học viên.
- Dựa vào kết quả quan sát thực tế hoạt động quản lý đề tài NCKH
đang diễn ra tại trường ĐHKHTN.
10. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục. Luận văn có nội dung chính
gồm 03 chương, 8 tiết.


14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đề tài NCKH và quản lý đề tài NCKH

1.1.1. Đề tài NCKH
Nhiệm vụ KH&CN là hình thức tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa
học, do một người hoặc một nhóm người cùng thực hiện. Nhiệm vụ
KH&CN có những hình thức tổ chức dưới các khái niệm Đề tài, Dự án,
Chương trình, mỗi hình thức có mục đích khác nhau.
- Đề tài NCKH là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó
có một nhóm người cùng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài định hướng
vào việc trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, chưa quan tâm nhiều
đến việc hiện thực hóa trong hoạt động thực tế.
- Đề tài NCKH là một nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm phát
hiện qui luật, mơ tả, giải thích ngun nhân vận động của sự vật, hiện tượng
hoặc sáng tạo nguyên lý, những giải pháp, bí quyết, sáng chế,…được thể
hiện dưới các hình thức: Đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng
dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp cả nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm [5, tr.235].
-

Dự án có mục đích ứng dụng xác định. Dự án có những địi hỏi khác

với đề tài, nó phải đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra, chịu sự ràng buộc
của kỳ hạn và nguồn lực, thường là ràng buộc về nguồn lực.

-

Đề án là một loại văn kiện được xây dựng để trình một cấp quản lý hoặc

một cơ quan tài trợ để xin được thực hiện một công việc nào đó, chẳng hạn,
xin thành lập một tổ chức, xin cấp tài trợ cho một hoạt động xã hội nào đó.
Sau khi một đề án được phê chuẩn, sẽ có có cơ sở để xác lập dự án, chương
trình, đề tài hoặc những hoạt động kinh tế, xã hội theo yêu cầu của đề án.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Chương

trình là một nhóm các đề tài hoặc dự án, được tập hợp theo một

mục đích xác định. Giữa các đề tài, dự án thuộc một chương trình có thể có
tính độc lập tương đối cao, nhưng phải đảm bảo cho sự đồng bộ của những
nội dung của một chương trình.
Các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định
trong Luật KH&CN, được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án
và các hình thức khác. Tuy nhiên, hai hình thức nhiệm vụ KH&CN có sử
dụng ngân sách nhà nước thường hay được sử dụng nhất, kể cả các nhiệm vụ
KH&CN thuộc chương trình KH&CN là đề tài và dự án SX-TN.
Đề tài được lựa chọn bắt đầu từ sự kiện khoa học, từ sự kiện khoa học
dẫn đến nhiệm vụ nghiên cứu. Người nghiên cứu bắt đầu công việc cụ thể từ
nhiệm vụ nghiên cứu. Sự kiện khoa học (Scientific fact) là điểm xuất phát của
chủ đề nghiên cứu. Lựa chọn sự kiện khoa học là cơ sở để tìm kiếm chủ đề

nghiên cứu. Sự kiện khoa học là một sự vật hoặc hiện tượng có chứa đựng
những vấn đề địi hỏi giải thích bằng những tri thức khoa học và bằng những
phương pháp quan sát hoặc thực nhiệm khoa học.
Nhiệm vụ nghiên cứu là một chủ đề mà người nghiên cứu (hoặc nhóm
nghiên cứu) thực hiện. Có nhiều nguồn nhiệm vụ:
Chủ trương phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia được ghi trong các
văn kiện chính thức của các cơ quan có thẩm quyền. Người nghiên cứu có thể
tìm kiếm "thị trường" trong những nhiệm vụ thuộc loại này.
Nhiệm vụ được giao từ cơ quan cấp trên của cá nhân hoặc tổ chức nghiên
cứu. Đối với nguồn nhiệm vụ thuộc loại này người nghiên cứu khơng có sự
lựa chọn, mà phải làm theo yêu cầu.
Nhiệm vụ được nhận từ hợp đồng với đối tác. Đối tác có thể là các doanh
nghiệp hoặc tổ chức xã hội hoăc cơ quan chính phủ. Nguồn này thường dẫn
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đến những nguồn thu nhập cao, tạo tiền đề phát triển nguồn lực nghiên cứu.
Nhiệm vụ do người nghiên cứu tự đặt cho mình xuất phát từ ý tưởng khoa
học của bản thân người nghiên cứu. Khi có điều kiện (chẳng hạn về kinh phí)
thì người nghiên cứu biến ý tưởng đó thành một đề tài nghiên cứu [4, tr.49-51].
Việc lựa chọn đề tài có thể dựa trên những căn cứ sau:
Đề tài có ý nghĩa khoa học hay khơng? Ý nghĩa khoa học thể hiện trên
những khía cạnh như bổ sung những nội dung lý thuyết của khoa học; làm rõ
một số vấn đề lý thuyết vốn tồn tại hoặc xây dựng cơ sở lý thuyết mới.
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn hay không? Trong khoa học không phải đề tài
nào cũng mang ý nghĩa thực tiễn, nhất là trong nghiên cứu cơ bản thuần tuý.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này phải luôn được xem xét, nhất là trong điều kiện
kinh phí eo hẹp. Ý nghĩa thực tiễn thể hiện trong việc xây dựng luận cứ cho

các chương trình phát triển kinh tế và xã hội; nhu cầu kỹ thuật của sản xuất;
nhu cầu về tổ chức, quản lý, thị trường, v.v..
Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay khơng? Tính cấp thiết thể hiện ở
mức độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu lý thuyết và thực tiễn đã được xem
xét. Tính cấp thiết là một yêu cầu bổ sung đối với tính khoa học và tính thực
tiễn. Nếu chưa cấp thiết thì dành kinh phí và quỹ thời gian cho những hướng
nghiên cứu cấp thiết hơn.
Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài hay khơng? Đề tài dù
có nhiều ý nghĩa khoa học, thực tiễn, cấp thiết nhưng khơng có phương tiện
thì cũng khó lịng thực hiện. Điều kiện nghiên cứu bao gồm nhân lực, cơ sở
thông tin, tư liệu, thiết bị thí nghiệm (nếu cần tiến hành thí nghiệm); quỹ thời
gian, v.v..
Đề tài có phù hợp sở thích khơng? Trong khoa học thì câu hỏi này ln

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mang một ý nghĩa quan trọng. Đương nhiên, bao giờ người nghiên cứu cũng
luôn phải đứng trước sự lựa chọn giữa nguyện vọng cá nhân với giải quyết
nhu cầu bức bách của xã hội và khả năng đáp ứng của các nguồn lực.
Trong quá trình thực hiện một đề tài, khách thể nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, đối tượng khảo sát là những khái niệm công cụ luôn được sử dụng.
Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối
liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên
cứu cần tìm câu trả lời.
Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem
xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

Đối tượng khảo sát là một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu
được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét. Không bao giờ người nghiên cứu
có đủ quỹ thời gian và kinh phí để khảo sát trên tồn bộ khách thể.
Phạm vi nghiên cứu. Khơng phải đối tượng nghiên cứu và đối tượng
khảo sát được xem xét tồn diện trong một thời gian, mà nó được giới hạn
trong một phạm vi nhất định: Phạm vi về quy mô của đối tượng; phạm vi về
không gian của sự vật; phạm vi thời gian của tiến trình sự vật.
1.1.2. Quản lý đề tài NCKH
Quản lý được định nghĩa khác nhau dựa trên cơ sở tiếp cận khác nhau:
- Quản lý được định nghĩa là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu
nhất định [17, tr.735].
- Theo Frederic Winslow Taylor (1856-1915), người được coi là cha đẻ
của khoa học quản lý hiện đại, quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn
người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cách tốt nhất và rẻ nhất. Theo Mary Parker Follet (1868-1933), nhà khoa học
chính trị, nhà triết học Mỹ, quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực
hiện thông qua người khác. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, quản lý
là một quá trình kỹ thuật xã hội nhằm sử dụng các nguồn lực tác động vào
hoạt động của con người, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. H.Fayol,
một tác giả người Pháp được coi là F.W.Taylor của châu Âu, cho rằng quản lý
là quá trình dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra
[12, tr.15].
- Quản lý là một hoạt động thực tiễn đặc biệt cuả con người, trong đó,
các chủ thể tác động lên các đối tượng bằng các công cụ và phương pháp khác
nhau, thông qua quy trình quản lý nhất định, nhằm thực hiện một cách hiệu

quả nhất các mục tiêu của tổ chức trong các điều kiện biến động của môi
trường.
Quản lý NCKH là hệ thống hoạt động của các chủ thể quản lý trong lĩnh
vực khoa học lập kế hoạch, xây dựng định hướng trong nghiên cứu, triển khai
kế hoạch NCKH đã đề ra, kiểm tra tiến độ công việc, kết quả nghiên cứu,
đánh giá chất lượng, hiệu quả trong NCKH.
Quản lý đề tài NCKH trong trường đại học là hệ thống những tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hoạt
động NCKH đạt được mục tiêu mong muốn. Thực chất của quản lý đề tài
NCKH là thực hiện quy trình quản lý chất lượng nghiên cứu, làm cho các
NCKH đáp ứng mục tiêu đã định của chủ thể quản lý và chủ trì đề tài.
1.2. Quy trình quản lý và thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH

1.2.1. Quy trình quản lý đề tài NCKH
Khái niệm về quy trình theo “Đại từ điển Tiếng Việt”: “Quy” là qui định;
“Trình” là trình tự; quy trình đó là một loạt những qui định, hướng dẫn chi tiết

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giúp cho việc thực hiện một việc theo một trình tự thống nhất. Trong thực tế
rất hay gặp các cụm từ liên quan đến quy trình: quy trình sản xuất, quy trình
xây dựng, quy trình đào tạo, quy trình đánh giá nội bộ...
Quy trình giúp cho người thực hiện cơng việc biết rằng trong một nghiệp
vụ thì họ phải tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phải cần đạt
kết quả như thế nào?
Quy trình quản lý là các bước phải tuân theo để thực hiện các mục tiêu
xác định.

Quy trình quản lý đề tài NCKH là hệ thống các cơng việc phải thực hiện
theo một trình tự từ đề xuất nhiệm vụ, xây dựng đề cương, tham gia tuyển
chọn, quyết định phê duyệt, ký hợp đồng NCKH, thực hiện triển khai, theo dõi
kiểm tra, đánh giá kết quả các cấp và đăng ký lưu trữ kết quả, cho đến khi
được cơ quan quản lý đề tài ra quyết định công nhận kết quả của đề tài
NCKH, thanh lý hợp đồng NCKH. Quy trình quản lý đề tài NCKH diễn ra qua
các bước sau:
ĐỀ XUẤT
NHIỆM VỤ

THỰC HIỆN
TRIỂN KHAI

THEO DÕI–
KIỂM TRA

XÂY DỰNG
ĐỀ CƯƠNG

KÝ HỢP ĐỒNG
NCKH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

TUYỂN CHỌN

PHÊ DUYỆT

LƯU TRỮ KẾT QUẢ


THANH LÝ
HỢP ĐỒNG

CÔNG NHẬN KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU

Hình 1.1 Quy trình quản lý đề tài NCKH
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong mỗi chu trình quản lý, chủ thể tiến hành những hoạt động theo các
chức năng của quản lý như: hoạch định mục tiêu, các đường lối thực hiện mục
tiêu, tổ chức, chỉ huy, điều hòa phối hợp, kiểm tra và sử dụng các nguồn lực
cơ bản như nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực để thực hiện các mục tiêu đề ra
trong một thời gian nhất định.
Theo các cánh phân loại khác nhau về cấp quản lý đề tài NCKH như: cấp
nhà nước; cấp Bộ; cấp ĐHQGHN, cấp tỉnh, cấp cơ sở, có thể thấy rằng các
chủ thể quản lý các đề tài các cấp là khác nhau. Do vậy quy trình quản lý các
đề tài này cũng có mức độ phức tạp khác nhau, từ khâu Đề xuất nhiệm vụ cho
đến khâu Kết thúc đề tài. Các thủ tục quản lý hành chính đối với các đề tài
cũng sẽ rất khác nhau.
Qui định về quản lý đề tài NCKH được qui định tại Mục 1. Tổ chức thực
hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ, Chương III Hoạt động Khoa học và
Công nghệ của Luật Khoa học và Cơng nghệ và đã được cụ thể hóa bằng một
loạt các văn bản quản lý do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành:
- Xác định nhiệm vụ: Thông tư 06/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của
Bộ trưởng Bộ KHCN về việc xác định các nhiệm vụ KHCN thuộc các chương
trình trọng điểm cấp Nhà nước.

- Tuyển chọn, xét chọn: Thông tư 08/2012/TT- BKHCN ngày 02/4/2012
của Bộ trưởng Bộ KHCN về việc ban hành Qui định tuyển chọn, xét chọn tổ
chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước; Thông tư
09/2012/TT- BKHCN ngày 2/4/2012 của Bộ trưởng Bộ KHCN về việc ban
hành Qui định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài
KHXHNV cấp Nhà nước.

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Thẩm định kinh phí: Quyết định số 1775/QĐ-BKHCN ngày 31/7/2012
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Qui định hướng dẫn
thẩm định nội dung và kinh phí nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước”.
- Phê duyệt, ký hợp đồng, giao nhiệm vụ, kiểm tra đánh giá giữa kỳ:
Quyết định số 787/QĐ-BKHCN ngày 17/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ về việc ban hành “Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ” và Mẫu báo cáo định kỳ” để thực hiện các đề tài, dự án khoa
học và công nghệ độc lập cấp Nhà nước.
- Dự tốn kinh phí: Qui định tại Thơng tư số 44/2007/TT-BTC-BKHCN
ngày 07 tháng 5 năm 2007 Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự tốn
kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và cơng nghệ có sử dụng ngân sách
Nhà nước.
- Đánh giá nghiệm thu: Thông tư 12/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 5
năm 2009 Hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ, dự
án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước; Thông tư số 07/2009/TT-BKHCN
ngày 03 tháng 4 năm 2009 Hướng dẫn việc đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa
học xã hội cấp Nhà nước.
- Nộp kết quả nghiên cứu và thanh lý hợp đồng: Nộp kết quả nghiên cứu

tại Cục Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia; Thanh lý hợp
đồng: Quyết định 2228/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2009 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Mẫu thanh lý hợp đồng nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công
nghệ cấp Nhà nước.

1.2.2. Thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH
Tổ chức thực hiện đề tài NCKH được xác định dựa trên trình tự logic
của nghiên cứu. Tuy nhiên trình tự nghiên cứu có thể rất linh hoạt.
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Đôi khi người nghiên cứu nảy ra ý tưởng nghiên cứu sau khi đã tích
lũy được một số tài liệu rất lớn. Trong trường hợp này, thông tin đến trước khi
xuất hiện ý tưởng.
- Ngược lại, trong nhiều trường hợp, người nghiên cứu được giao
nhiệm vụ nghiên cứu trước khi thu thập tài liệu. Khi đó ý tưởng nghiên cứu
đến trước khi thu thập được thông tin.
Đây là một đặc điểm rất quan trọng của NCKH. Tuy nhiên, trong mọi
trường hợp, người ta vẫn có thể xác định (một cách sơ bộ) các bước đi cho
việc thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài người nghiên cứu hồn
tồn có thể căn cứ vào tình hình cụ thể để điều chỉnh.
Các bước thực hiện đề tài không quá chặt chẽ như việc điều hành một
công nghệ sản xuất. Mỗi người nghiên cứu cần tham khảo ý kiến của các tác
giả khác nhau, căn cứ đặc điểm lĩnh vực nghiên cứu của mình, căn cứ những
điều kiện đảm bảo cho nghiên cứu,…mà quyết định một trình tự thích hợp [4,
tr.126].
Thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH là việc thực hiện các cơng

việc theo đúng trình tự các bước đã được qui định trong quy trình quản lý đề
tài NCKH và thực hiện đúng các hướng dẫn của các văn bản quản lý theo các
bước của quy trình quản lý đề tài NCKH.
Thơng qua việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH chủ thể quản lý
tác động lên các chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì đề tài, tạo động lực thúc đẩy
họ thực hiện các bước cần thiết trong quá trình đạt các mục tiêu, các kết quả
nghiên cứu. Những cơ quan chức năng phụ trách NCKH đóng vai trị to lớn
trong q trình này. Cùng với các bộ phận khác nhau, Các nhóm NCKH, các
đối tác cùng tác động đến thành cơng của việc thực hiện quy trình quản lý.
Một quy trình có hiệu quả hay khơng thể hiện ở việc người tuân thủ nó có thể

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thực hiện một cách trơi chảy, quy trình giúp họ thực hiện công việc đạt chất lượng
tốt hơn.
1.3. Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH

1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đề tài NCKH
Khoa học Việt Nam đang nằm trong vòng xoay luẩn quẩn quanh bốn
vấn đề sau: nghiên cứu khoa học-công bố khoa học-đánh giá khoa học- kinh
phí khoa học. Cụ thể hơn thực trạng hiện nay ở ta là: nghiên cứu kém chất
lượng do khơng có động lực và kinh phí, dẫn đến cơng bố khoa học kém, do
đó đánh giá khoa học khơng cơng bằng, hệ quả là khơng có động lực và kinh
phí để nghiên cứu. Để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học nước nhà,
chúng ta phải giải quyết đồng thời bốn vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, theo
Phùng Hồ Hải, trong tình hình hiện nay việc đổi mới tư duy quản lý khoa học
là quan trọng nhất [11, tr.155-158].

Chất lượng của đề tài NCKH của mỗi tổ chức chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố cơ bản là: nguồn nhân lực NCKH; cơ sở vật
chất cho công tác NCKH; môi trường cho công tác NCKH; tổ chức, quản lý
đề tài NCKH.

1.3.1.1. Yếu tố về nguồn lực
Con người là chủ thể của hoạt động NCKH, khơng có nhà khoa học
giỏi thì khơng có cơng trình khoa học có chất lượng cao, vì vậy muốn nâng
cao chất lượng hoạt động NCKH phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
NCKH. Nguồn nhân lực hoạt động khoa học được hiểu là tập hợp những
người hoạt động trong lĩnh lực NCKH. Nguồn nhân lực có thể là các cá nhân,
đơn vị (hay tổ chức) trực tiếp thực hiện NCKH, mạng lưới cộng tác viên
NCKH. Chất lượng nguồn nhân lực NCKH thể hiện ở trình độ học vấn,
phương pháp nghiên cứu, khả năng làm việc sáng tạo, độc lập hoặc hợp tác
trong NCKH. Nếu có chính sách, cơ chế đúng trong khai thác tiềm năng con
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


người sẽ phát huy được năng lực của họ trong NCKH, tạo ra các sản phẩm
khoa học có giá trị cao.

1.3.1.2. Yếu tố cơ sở vật chất, tài chính
Cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động NCKH là những phương tiện
và các điều kiện vật chất hỗ trợ cho q trình nghiên cứu như: phịng thí
nghiệm với các trang thiết bị cần thiết, thư viện, nơi làm việc và các tư liệu để
thu nhận thông tin, các loại vật tư kỹ thuật, các nguồn tài chính đảm bảo cho
quá trình nghiên cứu. Để hoạt động NCKH có kết quả tốt phải đảm bảo được
các điều kiện vật chất, tài chính cần thiết tối thiểu, đồng thời cơ sở vật chất

phải được đầu tư trang bị đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để người nghiên
cứu chuyển các ý tưởng nghiên cứu thành sản phẩm khoa học.
Cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động NCKH sẽ rất khác nhau tùy
theo từng lĩnh vực nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khác nhau, song đối với bất
kỳ lĩnh vực nghiên cứu, đề tài nghiên cứu nào để đảm bảo chất lượng phải có
cơ sở vật chất, tài chính tối thiểu. Để có được cơ sở vật chất, tài chính đảm
bảo cho hoạt động NCKH cần có chính sách đầu tư hợp lý, phân bổ kinh phí
thỏa đáng cho hoạt động NCKH; có các biện pháp khai thác, đa dạng hóa các
nguồn tài trợ cho hoạt động NCKH. Khơng chỉ có nguồn kinh phí từ NSNN
mà cịn phải biết chủ động khai thác các nguồn khác ngoài ngân sách (từ các
dự án, các chương trình mục tiêu, từ các đơn vị thụ hưởng kết quả NCKH....),
kể cả các nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển NCKH từ nước ngoài.

1.2.1.3. Yếu tố môi trường.
Hoạt động NCKH luôn diễn ra trong một môi trường nhất định và chịu
ảnh hưởng tác động qua lại của môi trường. Môi trường hoạt động NCKH là
tổng hợp các điều kiện bên ngồi mà ở đó các hoạt động NCKH được thực
hiện. Môi trường NCKH thuận lợi sẽ có tác động tích cực, thúc đẩy hoạt động
NCKH phát triển. Ngược lại môi trường không thuận lợi sẽ hạn chế, cản trở

25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×