Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ tại Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***---------

i

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
GIAO DỊCH KÝ QUỸ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM (BSC)

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

PHẠM THỊ THỦY

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***---------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
GIAO DỊCH KÝ QUỸ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM (BSC)
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 8340201


Họ và tên học viên: Phạm Thị Thủy
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Đạt

Hà Nội - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho
vay giao dịch ký quỹ tại Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BSC)” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu thông tin thống kê và các tài liệu sử dụng phục vụ cho mục đích
nghiên cứu trong luận văn được thu thập và trích dẫn từ các nguồn tin đáng tin cậy,
tính chính xác cao. Việc phân tích số liệu cũng như đánh giá doanh nghiêp nói riêng
cũng như thị trường nói chung đều được thực hiện dựa trên tinh thần khách quan và
đảm bảo tính trung thực.


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian nghiên cứu nghiêm túc, đến nay tơi đã hồn thành bản
luận văn để bảo vệ tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Ngoại Thương.
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin gửi lời cảm ơn ơn sâu sắc đến
Giảng Viên TS. Nguyễn Đình Đạt đã tận tình hướng dẫn trong suốt q trình thực
hiện Luận Văn
Tơi thật sự chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa đào tạo sau đại học
Khoa Tài Chính Ngân Hàng, trường Đại Học Ngoại Thương đã tận tình chỉ bảo truyền

đạt kiến thức trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Công ty cổ phần chứng
khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) đã cho phép, tạo điều kiện
thuận lợi để tơi có thể sắp xếp hồn thành đề tài nghiên cứu tại tại cơng ty.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và luôn thành cơng
trong sự nghiệp cao q. Đồng kính chúc Cơng ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) luôn phát triển bền vững.
Trân trọng cảm ơn!
Học Viên: Phạm Thị Thủy


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ...................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CHỨNG KHỐN VÀ HOẠT
ĐỘNG GIAO KỊCH KÝ QUỸ TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHỐN ........... 8
1.1. Khái niệm Cơng ty chứng khốn. ................................................................ 8
1.2. Đặc điểm và vai trị của cơng ty chứng khốn.............................................. 9
1.2.1. Đặc điểm. ............................................................................................... 9
1.2.2. Vai trị. ................................................................................................. 10
1.3. Nghiệp vụ cơ bản của Cơng ty chứng khốn. ............................................. 11
1.3.1. Nghiệp vụ môi giới. ............................................................................. 11
1.3.2. Nghiệp vụ tự doanh. ........................................................................... 11
1.3.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. .......................................................... 12

1.3.4. Nghiệp vụ khác .................................................................................... 12
1.4. Khái niệm và vai trò của giao dịch ký quỹ ................................................. 13
1.4.1. Khái niệm giao dịch ký quỹ................................................................. 13
1.4.2. Vai trò đối với nhà đầu tư .................................................................... 13
1.4.3. Vai trị đối với cơng ty chứng khốn ................................................... 14
1.4.4. Vai trị đối với thị trường chứng khoán .............................................. 15
1.5. Quy trình và quy định trong hoạt động giao dịch ký quỹ ......................... 16
1.5.1. Quy trình trong hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ......................... 16
1.5.2. Một số quy định về giao dịch ký quỹ .................................................. 20
1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ .......... 23
1.6.1. Yếu tố khách quan. .............................................................................. 23
1.6.2. Yếu tố chủ quan. .................................................................................. 23
1.7. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả trong hoạt động cho vay giao dịch
ký quỹ .................................................................................................................... 25


iv

1.7.1. Số lượng tài khoản tham gia giao dịch ký quỹ .................................. 25
1.7.2. Dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ.......................................................... 25
1.7.3. Giá trị giao dịch của công ty chứng khốn ........................................ 25
1.7.4. Chi phí huy động vốn phục vụ sử dụng hoạt động giao dịch ký quỹ 26
1.7.5. Quản lý rủi ro nợ xấu trong hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ .... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM ................................................................................................. 28
2.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay ......................... 28
2.1.1. Bối cảnh chung về thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay ...... 28
2.1.2. Hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. ....................................................................................................... 34

2.1.3. Sơ lược về quá trình phát triển của công ty BSC. .............................. 38
2.1.4. Cơ cấu tổ chức công ty BSC. ............................................................... 42
2.2. Thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ tại cơng ty cổ phần chứng khốn
ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ......................................................... 42
2.2.1. Đánh giá quy mô tài sản và hoạt động kinh doanh của công ty BSC so
với các công ty chứng khốn khác. .............................................................. 42
2.2.2. Tình hình tài chính tại cơng ty BSC ................................................... 56
2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động cho
vay giao dịch ký quỹ tại công ty BSC............................................................ 59
2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giao dịch ký quỹ
tại cơng ty cổ phần chứng khốn ngân hàng thương mại và phát triển Việt
Nam........................................................................................................................ 65
2.3.1. Lợi thế về thương hiệu......................................................................... 65
2.3.2. Lợi thế về nền khách hàng. ................................................................. 66
2.3.3. Lợi thế về nguồn vốn. .......................................................................... 66
2.4.1. Hạn chế về nguồn vốn ........................................................................ 66
2.4.2. Hạn chế về chính sách margin và chính sách sản phẩm .................. 67
2.4.3. Hạn chế về mặt công nghệ .................................................................. 69


v

2.4.4. Hạn chế khách quan. .......................................................................... 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH
GIAO DỊCH KÝ QUỸ TẠI CƠNG TY CHỨNG KHỐN NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BSC) ........................................................... 72
3.1. Định hướng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ tại công ty BSC ...... 72
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ tại công ty BSC. 72
3.2. Giải pháp phát triển giao dịch giao dịch ký quỹ tại công ty BSC............ 73
3.2.1. Tăng quy mô vốn cho vay, điều chỉnh lãi suất linh hoạt nhằm thu hút

khách hàng giao dịch ký quỹ. ....................................................................... 73
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tư vấn, hỗ trợ khách hàng
thực hiện các giao dịch ký quỹ hiệu quả. ..................................................... 74
3.2.3. Cải tiến chất lượng dịch vụ, đề cao tính đảm bảo an tồn cho khách
hàng. .............................................................................................................. 76
3.2.4. Hiện đại hóa cơng nghệ hỗ trợ cho giao dịch ký quỹ. ....................... 77
3.2.5. Tăng cường hệ thống quản lý rủi ro đối với hoạt động giao dịch
ký quỹ. ............................................................................................................ 78
3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước. ................................ 80
3.3.1. Hồn thiện khung pháp lý, đề ra lộ trình cụ thể đối hoạt động giao
dịch ký quỹ. .................................................................................................... 80
3.3.2. Quản lý rủi ro để phát triển thị trường chứng khoán bền vững. ...... 80
3.3.3. Tăng cường sự minh bạch thông tin .................................................. 81
3.3.4. Thường xuyên thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm. .... 82
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 84


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BCTC

Báo cáo tài chính


2

BLĐ

Ban Lãnh Đạo

3

BSC

4

CTCK

Cơng ty chứng khốn

5

GDKQ

Giao dịch ký quỹ

6

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

7


HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh

8

LCK

Luật Chứng khốn

9

MARGIN

Giao dịch ký quỹ

10

NĐT

Nhà đầu tư

11

P. DVCK

Phịng Dịch vụ chứng khốn

12


P. PTSP

Phịng Phát triển sản phẩm

13

P. QTRR

Phịng Quản trị rủi ro

14

P. TVĐT

Phòng Tư vấn đầu tư

15

QLRR

Quản lý rủi ro

16

SGDCK

Sở Giao dịch Chứng khoán

17


TGĐ/NĐUQ Tổng Giám đốc/Người được ủy quyền

18

TGĐ/PTGĐ

Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc

19

TP. TVĐT

Trưởng Phịng Tư vấn đầu tư

20

TTCK

Thị trường chứng khoán

21

UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam

22

VCSH


Vốn chủ sở hữu

23

VSD

Trung tâm Lưu ký Chứng khốn

Cơng ty CP Chứng khốn Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT

Tên

Trang

Biểu đồ 2.1

Tổng quan VN-Index năm 2021

29

Biểu đồ 2.2


Quy mơ vốn hóa TTCK Việt Nam giai đoạn 2016-2021

32

Biểu đồ 2.3

Thống kê số lượng TKCK giai đoạn 2016-2021

33

Biểu đồ 2.4

Thống kê tiền gửi bình quân NĐT trên TTCK giai đoạn 2016-2021

33

Biểu đồ 2.5

Tỷ trọng các loại hình NĐT trên TTCK giai đoạn 2017-2021.

34

Biểu đồ 2.6

Dư nợ cho vay GDKQ của toàn thị trường giai đoạn 2014-2021

36

Biểu đồ 2.7


Dư nợ cho vay GDKQ của các CTCK giai đoạn 2020-2022

36

Biểu đồ 2.8

Tình hình Margin trong Quý 1/2022 của một số CTCK

37

Biểu đồ 2.9

Quy mô tổng tài sản của BSC so với các CTCK cùng ngành giai
đoạn 2019-2021.

43

Biểu đồ 2.10 Quy mô Vốn chủ sở hữu tại Top 10 CTCK năm 2020.

46

Biểu đồ 2.11 Cơ cấu lợi nhuận của Top 10 CTCK giai đoạn 2016-2021

47

Biểu đồ 2.12 Cơ cấu lợi nhuận hoạt động của các CTCK Top đầu.

48

Biểu đồ 2.13 Doanh thu môi giới của các CTCK giai đoạn 2019-6T2021.


49

Biểu đồ 2.14

Tỷ trọng mảng môi giới trong lợi nhuận gộp giai đoạn 20196T.2021

50

Biểu đồ 2.15 Thị phần Top 10 CTCK giai đoạn 2015-6T2021.

51

Biểu đồ 2.16 Dư nợ margin của các CTCK tại 30.06.2021

53

Biểu đồ 2.17 Tỷ lệ cho vay trên VCSH của các CTCK tại 30.06.2021

54

Biểu đồ 2.18 Kết quả hoạt động kinh doanh của BSC giai đoạn 2017-2021

60

Biểu đồ 2.19 Doanh thu môi giới các năm của BSC giai đoạn 2017-2021

61

Biểu đồ 2.20


Quy mô dư nợ cho vay tại BSC tại thời điểm cuối kỳ 2017-2021 (tỷ
đồng)

Biểu đồ 2.21 Quy mô số lượng tài khoản giao dịch tại BSC giai đoạn 2017-2021

62
63


viii

Biểu đồ 2.22 So sánh VCSH và dư nợ tại BSC

67

Bảng 1.1

Ví dụ về giao dịch ký quỹ

19

Bảng 2.1

Các chỉ báo thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2018-2021

31

Bảng 2.2


Tỷ trọng tài sản tại các CTCK giai đoạn 2020-2021

44

Bảng 2.3

Tỷ trọng vốn vay tại Top 10 CTCK 6 tháng đầu năm 2021

45

Bảng 2.4

Cập nhật KQKD 6T2021 của các CTCK Top đầu

47

Bảng 2.5

Thị phần môi giới sàn HOSE 6T2021

51

Bảng 2.6

Quy mơ tài chính một số CTCK năm 2021

52

Bảng 2.7


Danh sách các CTCK đã thực hiện tăng VCSH năm 2021.

55

Bảng 2.8

Kế hoạch tăng VCSH của một số CTCK năm 2021.

55

Bảng 2.9

Bảng cân đối kế toán của BSC năm 2020-2021.

57

Bảng 2.10

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BSC 2020-2021

58

Bảng 2.11

Một số chỉ tiêu tài chính của BSC năm 2020-2021

59

Sơ đồ 1.1


Quy trình giao dịch CK thơng thường

20

Sơ đồ 2.1

Cơ cấu tổ chức BSC

42


ix

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Hệ ithống ihóa ilý ithuyết ivề icơng ity ichứng ikhốn icũng inhư icác ihoạt iđộng ikinh
doanh icủa icác icơng ity ichứng ikhốn.

i

Hiểu iđược ihoạt iđộng igiao idịch iký iquỹ ivà iquy itrình ichung itrong ihoạt iđộng icho
vay igiao idịch iký iquỹ.

i

Tìm ihiểu irõ isự iphát itriển icủa iTTCK igiai iđoạn i2017-2021, idựa ivào idữ iliệu ithu
i

thập iđược, iphân itích, đánh giá hiệu quả ihoạt iđộng ikinh idoanh icủa icác iCTCK ithành

viên itrên iTTCK iViệt iNam.


i

Dựa ivào isố iliệu ithực itế, iso isánh ihiệu quả hoạt động icũng inhư iquy imô ihoạt iđộng
kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động giao dịch ký quỹ nói riêng icủa icơng ity
BSC ivới ithị itrường.

i

Căn icứ ivào ikết iquả ihoạt iđộng icũng inhư ithực itrạng ichính isách icho ivay itại iBSC iđể
phân itích, iđánh igiá iưu inhược iđiểm ivà itừ iđó iđưa ira iđược inhững igiải ipháp inâng icao

i

i

hoạt iđộng icho ivay iký iquỹ itại iBSC.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu.
Có thể thấy việc thực hiện GDKQ chứng khoán trong các năm gần đây được nhà
đầu tư sử dụng khá nhiều với mục tiêu gia tăng lợi nhuận, tuy nhiên đôi khi nó cũng
gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nhà đầu tư nếu giá chứng khoán xuống thấp.
Nhưng đối với các CTCK, việc cho vay ký quỹ cũng đem lại một mức lợi nhuận
tương đối tốt cho phía cơng ty và hiên nay hầu hết các CTCK trên thị trường đều có
dịch vụ này. Và nhất là khi TTCK Việt Nam ngày càng mở rộng, phát triển hơn nữa
các sản phẩm tài chính khác để bắt kịp với TTCK thế giới sẽ có những lợi ích và tác

hại khơng nhỏ.
TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, thể hiện rõ qua số lượng công
ty Việt nam có vốn hố thị trường trên 1 tỷ USD với tổng vốn hoá TTCK tăng mạnh
từ 30% đến 90% GDP của Việt Nam. Tính từ cuối tháng 1 năm 2020, giá trị vốn hoá
thị trường cổ phiếu đạt 4.770.000 tỷ đồng, tương đương 7% GDP, giá trị giao dịch
bình quân trong năm 2020 đạt 6.671 tỷ đồng/phiên; thị trường hiện có 759 mã cổ
phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1.479.000 tỷ đồng. Số lượng tài
khoản của nhà đầu tư đạt khoảng 2.7 triệu tài khoản trong đó nhà đầu tư nước ngồi
là gần 31 nghìn tài khoản.
Đặc biệt, TTCK Việt Nam đón nhận tín hiệu tích cực với việc duy trì đà tăng
trưởng ấn tượng và ghi nhận những kỷ lục mới. Vào ngày 25/11/2021, chỉ số VNIndex thiết lập đỉnh lịch sử khi cán mốc 1.500,81; Việt Nam trở thành một trong 10
thị trường tăng mạnh nhất trên thế giới; phiên giao dịch kỷ lục 2,3 tỷ USD giúp thanh
khoản toàn thị trường tăng hơn 250%. 1,53 triệu tài khoản được mở mới, tăng 50%
so với số lượng tài khoản mở mới trong giai đoạn 2017—2020. Con số này đã nâng
tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên hơn 4,3 triệu tài khoản.
Cùng với sự phát triển và sôi động của thị trường, các CTCK thành viên SGDCK
muốn tồn tại tốt thì phải ln tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh: chất lượng và
sự khác biệt các sản phẩm dịch vụ, giá cả và tốc độ cung ứng. Muốn vậy, các CTCK
thành viên SGDCK phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của


2

mình, để khẳng định năng lực của mình, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài
và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng
như hiện nay.
Hoạt động giao dịch ký quỹ cũng được coi là hoạt động kinh doanh chính của các
cơng ty chứng khốn, vì vậy việc nâng cao hiệu quả cho vay giao dịch ký quỹ trong
công ty chứng khoán là điều thiết yếu cũng như cần thiết trước mắt trong bối cảnh thị
trường hiện nay.

Cùng với việc đang cơng tác tại vị trí chun viên Phát triển sản phẩm Cơng ty cổ
phần chứng khốn Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, tôi nghĩ rằng tìm hiểu
về hoạt động GDKQ tại cơng ty là điều cần thiết. Chính vì lý do đó tơi xin chọn đề
tài “Nâng cao hoạt động giao dịch ký quỹ tại Cơng ty cổ phần chứng khốn Ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn quan trọng của kinh tế thế giới cũng
như Việt Nam. Để TTCK hoạt động hiệu quả, các chủ thể tham gia cần có đủ điều
kiện và năng lực hoạt động kinh doanh. Trong bức tranh toàn cảnh của TTCK, các
CTCK là một trong những chủ thể nòng cốt. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát
triển, các CTCK tại Việt Nam đã tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Từ thời
điểm chỉ có 7 CTCK khi TTCK đi vào hoạt động, có những giai đoạn đã có tới 105
CTCK. Tuy nhiên, con số này hiện nay chi còn 74 CTCK, cho thấy sự khắc nghiệt
trong hoạt động của các định chế tài chính này. Thực trạng trên có một phần khơng
nhỏ là do hoạt động cịn chưa hiệu quả, chưa ổn định, và chưa phát huy hết tiềm năng
của các CTCK. Ngoài ra, chuẩn CAMELS cũng dựa vào HQHĐKD làm một trong 5
tiêu chí phân loại, đánh giá CTCK thành viên ở Việt Nam. Sở giao dịch chứng khoán
sử dụng bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng CTCK thành viên theo mơ hình CAMELS
nhằm xem xét, đánh giá về chất lượng, tình trạng tài chính của CTCK cũng như sự
lành mạnh trong cơng tác quản trị cơng ty. Ngồi ra, các CTCK cũng đứng trước áp
lực cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ nước ngoài sau khi Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cam kết mở cửa thị
trường tài chính, trong đó có TTCK.


3

Sự xuất hiện của GDKQ đã tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho TTCK
nói chung, các NĐT trên TTCK nói riêng.
Hiện nay, trên thế giới và trong nước cũng đã có những nghiên cứu, phân tích và

đánh giá tác động của GDKQ đối với: hoạt động của các CTCK, NĐT tham gia vào
thị trường cũng như biến động của TTCK. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về mặt dữ liệu
vẫn còn nhiều hạn chế, nên một số nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu được cụ thể về ảnh
hưởng cũng như tác động trực tiếp của GDKQ tới hoạt động kinh doanh của các
CTCK, và nếu có thì cũng chỉ mới tiếp cận GDKQ từ góc độ theo phương pháp phân
tích định tính, cụ thể:
Trên thế giới, năm 2015 theo Okay và Kose, “sử dụng phương pháp TOPSIS
nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các CTCK niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khốn
(SGDCK) Istanbul, tìm ra tầm quan trọng của các tỷ số tài chính ảnh hưởng tới hoạt
động CTCK như tỷ số thanh toán, tỷ số cấu trúc tài chính, tỷ số hoạt động; đồng thời,
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính cung
cấp cho NĐT tại các CTCK trong bối cảnh thị trường môi giới ngày một cạnh tranh
hơn”. Tiếp đến, năm 2016, Miransari “tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
tới hiệu quả hoạt động của 107 CTCK niêm yết trên SGDCK Tehran, đã nhấn mạnh
sự cần thiết của việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ NĐT đối với tương lai phát triển
của CTCK”. Sau đó, năm 2019, Ratul “cũng chủ yếu tiếp cận theo phương pháp phân
tích định tính, thực hiện chấm điểm và xếp hạng các yếu tố như tổng tài sản, khả năng
thanh khoản, nợ hay tỷ suất sinh lời để đánh giá hiệu quả hoạt động về mặt tài chính
của ba CTCK lớn nhất Bangladesh, tuy nhiên, chưa đề cập tới GDKQ”. Còn lại những
nghiên cứu khác vẫn đang tập trung vào việc đánh giá những ảnh hưởng trong quy
mô GDKQ tới những biến động và thanh khoản của TTCK. Để hiểu rõ hơn, vào năm
2011, Yang và Wu tại Trung Quốc “nghiên cứu tác động của GDKQ đối với thanh
khoản và biến động của TTCK Thượng Hải trước và sau khi xuất hiện GDKQ”. Kết
luận nghiên cứu trên cho thấy GDKQ có tác động tích cực đến TTCK Thượng Hải,
thúc đẩy gia tăng thanh khoản cho thị trường và tích cực góp phần giảm thiểu mức
độ biến động của chỉ số thị trường. Cùng với đó, năm 2016, Chen (Trung Quốc) “tìm
thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa quy mô GDKQ và biến động chỉ số TTCK khi thị


4


trường tăng trưởng mạnh”. Trong khi đó, năm 2017, Wu và các cộng sự (Trung Quốc)
đưa ra kết luận “tương đối tích cực rằng trong năm 2010, GDKQ chứng khốn đã làm
giảm đáng kể sự biến động chỉ số TTCK Trung Quốc do ảnh hưởng từ khủng hoảng
kinh tế thế giới”.
Tại Việt Nam, việc sử dụng phương pháp phân tích định lượng trong nghiên cứu
về hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại các CTCK còn nhiều hạn chế. Điển hình là
một số nghiên cứu về sự ảnh hưởng của GDKQ tới hiệu quả HĐKD tại CTCK. Cụ
thể, Huỳnh Thị Phúc Thuần (2011) đã tìm hiểu thực trạng hoạt động của các CTCK,
cụ thể là trong hoạt động ký quỹ; tìm hiểu tầm quan trọng, thuận lợi và khó khăn khi
thực hiện nghiệp vụ này; và đúc kết những giải pháp nhằm phát triển và tăng tính
hiệu quả của hoạt động GDKQ tại các CTCK, tạo ra những lợi ích trực tiếp cho các
CTCK nói riêng và TTCK nói chung. Từ đó cũng đánh giá được những nguy cơ rủi
ro tiềm ẩn trong GDKQ đối với hệ thống tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Dựa
vào việc xem xét các mối liên hệ trong ngành CK và mối liên hệ của hệ thống NHTM
với dịch vụ cung ứng GDKQ. Năm 2013, Nguyễn Thanh Phương và cộng sự cũng đã
tập trung phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay kinh doanh CK của
NHTM và đã đánh giá được vai trò, sự tác động trực tiếp tới các NHTM từ hoạt động
KDCK. Đồng thời, vạch ra được những định hướng, phương án tạo điều kiện hỗ trợ
phát triển các hoạt động cho vay KDCK tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, năm
2017, Trần Hồng Hà cũng đã đưa ra được những khó khăn và vướng mắc trong cơ
chế GDKQ chứng khốn trên TTCK cơ sở. Qua đó, đưa ra được những khuyến nghị
và điều kiện về lộ trình thực hiện nới lỏng trong yêu cầu GDKQ trên TTCK cơ sở.
Có thể thấy, cho đến hiện tại thì những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động
GDKQ của các CTCK là khá ít và cịn nhiều hạn chế.
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ dựa vào việc nghiên cứu các quy định trong giao dịch ký quỹ theo quy
định UBCK cũng như tại BSC và vai trò của hoạt động cho vay ký quỹ tại các CTCK
trên TTCK Việt Nam để phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động giao dịch ký quỹ tại

BSC. Ngoài ra đề tài sẽ có những phân tích so sánh hoạt động giao dịch ký quỹ giữa


5

BSC và các CTCK khác, phân tích những mặt tích cực và những hạn chế để từ đó
đưa ra một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động giao dịch ký
quỹ tại công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
3.2. Câu hỏi nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài sẽ được giải quyết thông qua việc trả lời các câu
hỏi nghiên cứu sau:
Lý thuyết về hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán và những yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động giao dịch ký quỹ? Quy định pháp luật liên quan đến hoạt động
giao dịch ký quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay?
Thực trạng hoạt động ký quỹ tại các CTCK, cụ thể hoạt động giao dịch ký quỹ tại
công ty BSC trong thời gian qua?
Giải pháp đưa ra để phát triển cũng như kiểm soát hoạt động giao dịch ký quỹ tại
cơng ty BSC nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung?
4. Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố góp phần Nâng cao hiệu quả
hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của cơng ty chứng khốn nói chung và Cơng
ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng cũng như kết
quả hoạt động GDKQ chứng khốn của Cơng ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam và thị trường giai đoạn 2021 trở về trước.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng là (1) các luận văn đã nghiên cứu trước có
cùng chủ đề, (2) nghiên cứu đăng tải trên các phương tiện truyền thông, và (3) các
báo cáo của các cấp bộ ngành, Ủy ban chứng khoán liên quan đến vấn đề hoạt động

GDKQ.
Kế thừa các số liệu và kết quả nghiên cứu đã có, được sử dụng để giải quyết các
vấn đề liên quan của đề tài. Đồng thời tham khảo các kết quả nghiên cứu của Phịng
dịch vụ khách hàng Cơng ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam, các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, tài liệu của CTCK, thông tin


6

cơng bố từ UBCKNN, thơng tin trên báo chí và internet. Đặc biệt, luận văn thu thập
số liệu về số lượng tài khoản tại các CTCK, tổng số tiền cho vay ký quỹ, cũng như tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu trong báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Đây là phương pháp tác giả sẽ sử dụng trong chương 1 nhằm xây dựng một khuôn
khổ lý thuyết cho vấn đề phát triển hoạt động GDKQ có hệ thống; làm cơ sở cho
nghiên cứu sâu ở chương 2 và chương 3. Trong các chương 2 và 3, tác giả sử dụng
phương pháp này để tập hợp các số liệu tại BSC và thu thập số liệu từ các BCTC của
các CTCK, sau đó phân tích, tổng hợp để có được các đánh giá, kết luận.
5.2. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, tương hỗ trong nghiên
cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật.
Trong phân tích, một trong những quy trình quan trọng là xây dựng đúng đắn tiêu
thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy. Trong
nghiên cứu tổng hợp, khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích là kỹ năng
quan trọng, nhất là khi các kết quả cụ thể có thể đối nghịch nhau. Khả năng trừu
tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau
cũng là những yêu cầu cần đạt được.
Chương 2 và chương 3 của luận văn này chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích.
Chương 2 áp dụng phương pháp này trong phân tích các hoạt động như: mơi giới, tư
vấn, bảo lãnh phát hành, tự doanh của BSC trong giai đoạn 2017-2021 để đánh giá
chung tình hình hoạt động của cơng ty. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động

GDKQ chứng khốn, đồng thời phân tích thực trạng phát triển hoạt động này trong
thời gian qua. Chương 3 sử dụng phương pháp phân tích để phân tích định hướng và
dự báo xu hướng sự phát triển của hoạt động GDKQ, trên cơ sở đó đưa ra những giải
pháp nhằm phát triển hoạt động hoạt động này tại BSC.
Chương 2 cũng sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm đánh giá những kết quả đạt
được và những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
về vấn đề phát triển hoạt động GDKQ. Bên cạnh đó, phương pháp cũng được sử dụng
nhằm tổng hợp các số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của BSC và các
CTCK khác.


7

5.3. Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tượng kinh tế
xã hội mang tính q trình giữa hai chủ thể, như hai hiện tượng, mốc thời gian, đối
tượng, hay quy định. Trong luận văn, tác giả đề cập trực tiếp đến các quy định luật
và dưới luật do Bộ tài chính cũng như Quốc hội ban hành. Theo thời gian và để phù
hợp với thực tiễn các quy định này cũng được thay thế bởi các quy định khác. Vì vậy,
sự so sánh sẽ nhấn mạnh những nội dung cần thay đổi, làm cơ sở cho việc đánh giá
các tác động từ chính sách lên hoạt động giao dịch quý kỹ chứng khoán. Đồng thời,
luận văn đưa ra các so sánh về hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam nói
chung và BSC nói riêng trước và sau khi cho phép hoạt động GDKQ được triển khai.
6. Kết cấu đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ, luận văn
có kết cấu 3 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHỐN VÀ HOẠT ĐỘNG
GIAO KỊCH KÝ QUỸ TẠI CÁC CƠNG TY CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ TẠI CƠNG
TY CỔ PHẦN CHỨNG KHỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH
KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHỐN NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CHỨNG KHỐN VÀ HOẠT
ĐỘNG GIAO KỊCH KÝ QUỸ TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHỐN

1.1. Khái niệm Cơng ty chứng khốn.
Đầu tư chứng khốn là việc NĐT sử dụng nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi nhỏ lẻ của
mình cho doanh nghiệp. NĐT tham gia đầu tư chứng khoán giúp giải quyết nhu cầu
vay vốn của doanh nghiệp, bởi lẽ nhà nước không phải lúc nào cũng có khả năng hỗ
trợ những doanh nghiệp vay vốn phát triển bằng ngân sách. Chứng khoán với sứ mệnh
là trung gian để thực hiện những nhiệm vụ cao cả này. Vì vậy, LCK 2019 hay Thơng
tư số 121/2020 quy định về Hoạt động tại các công ty chứng khốn chỉ mang tính chỉ
dẫn.
Theo phân tích trên có thể hiểu CTCK là một tổ chức hoạt động có tư cách pháp
nhân và phải có giấy phép hoạt động kinh doanh. UBCKNN là đơn vị cấp Giấy phép
kinh doanh của CTCK.
Hoạt động kinh doanh chứng khốn có thể bao hàm một số hoặc tất cả các hoạt
động sau: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng
khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, và một số hoạt động khác.
CTCK được hoạt động theo các quy định của Luật chứng khốn và một số quy
định khác có liên quan của pháp luật. CTCK có thể hoạt động theo hình thức cơng ty
cổ phần hay cơng ty TNHH.
Cơng ty chứng khoán là tổ chức được UBCKNN “cấp phép thực hiện một, một
số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh” sau đây:

-

Mơi giới chứng khốn.

-

Tự doanh chứng khốn.

-

Bảo lãnh phát hành chứng khoán.

-

Tư vấn đầu tư chứng khoán.

-

Một số các loại nghiệp vụ khác.

LCK 2019 chỉ ghi 4 loại hình chứng khốn, cịn “một số các loại dịch vụ khác”
LCK khơng nhắc đến. “Một số các loại hình dịch vụ khác” này được quy định
trong Nghị định số 155 quy định chi tiết hơn về thi hành một số điều của LCK.


9

1.2. Đặc điểm và vai trị của cơng ty chứng khốn.
1.2.1. Đặc điểm.
CTCK có thể được coi là một tổ chức tài chính (TCTC) trung gian. TCTC chỉ

những tổ chức có chức năng dẫn nguồn vốn từ những người có vốn tới những người
cần. Không chỉ được thực hiện một cách trực tiếp, chức năng dẫn nguồn vốn cịn có
thể thông qua người thứ 3 là các “tổ chức tài chính”.
Các CTCK có một đặc điểm, mục tiêu quan trọng: họ là cầu nối trung gian giữa
những người cần vốn và những người có vốn. CTCK là trung gian chính, và cũng là
cầu nối liên kết các các NĐT với nhau.
Với đặc điểm là trung gian, các CTCK cung cấp khá đầy đủ và đa dạng các dịch
vụ tài chính bao gồm: dịch vụ môi giới, tư vấn danh mục đầu tư hay dịch vụ ngân
hàng đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện giao dịch mua/bán cổ phiếu, trái
phiếu cũng như các công cụ khác của thị trường tiền tệ.
Lĩnh vực/ngành nghề kinh doanh: CTCK có thể thực hiện một lúc nhiều nghiệp
vụ kinh doanh CK nếu đủ điều kiện và được UBCK cấp giấy phép đối với những hoạt
động đó. HĐKD chính, thường xun, mang tính nghề nghiệp là những hoạt động
kinh doanh chứng khốn, gồm: một, một số hay toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh
chứng khoán căn cứ theo Điều 60 của Luật chứng khốn “mơi giới chứng khốn, tự
doanh chứng khốn, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khốn;
bên cạnh những nghiệp vụ KDCK thì CTCK cịn cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính
và các dịch vụ tài chính khác.
Để được cấp phép hoạt động, CTCK cần phải thỏa mãn những yêu cầu sau: (1)
CTCK cần có phương án kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển trong ngành
chứng khoán; (2) CTCK cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trong hoạt
động kinh doanh chứng khoán; (3) CTCK cần đáp ứng mức vốn pháp lý tối thiểu theo
quy định của ngành kinh doanh; (4) BLĐ của CTCK và các nhân viên kinh doanh
cũng cần đáp ứng đầy đủ điều kiện để UBCK cấp chứng chỉ hành nghề.
CTCK là một tổ chức kinh doanh được hoạt động có kiểm sốt. Những hoạt động
kinh doanh của CTCK đều theo sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan có thẩm
quyền và các Hiệp hội chứng khoán sở tại.


10


CTCK hiện nay thường tập trung vào các hoạt động tự doanh và mơi giới. Tuy
nhiên, do tính chất đặc thù, hai hoạt động này thường xuyên phát sinh xung đột lợi
ích trong q trình thực hiện. Vì vậy, cơ quan Nhà nước đã quy định rõ các CTCK
phải triển khai các chức năng này với bộ phận riêng biệt.
Cụ thể, tự doanh là hoạt động của CTCK liên quan đến việc tự thực hiện các giao
dịch mua/bán chứng khoán. Hoạt động này của CTCK vẫn được kiểm soát và theo
dõi bởi các cơ chế và quy định của SGDCK hoặc thị trường OTC.
1.2.2. Vai trò.
a. Đối với doanh nghiệp.
IPO (Initial Public Offering) là việc doanh nghiệp phát hành cổ phiếu lần đầu ra
công chúng. Doanh nghiệp thực hiện IPO là một cách để các doanh nghiệp huy động
vốn từ công chúng, và hoạt động này được thực hiện thông qua trung gian là các
CTCK.
Trong các thương vụ phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp, CTCK có vai trị
tư vấn, bảo lãnh phát hành với mục tiêu đảm bảo các giao dịch mua/bán diễn ra thuận
lợi.
b. Đối với cá nhân là NĐT
Để có thể bắt đầu giao dịch trên TTCK, NĐT cần mở TKGDCK. Những tài khoản
GDCK này sẽ được mở tại các CTCK.
Thông qua những như hoạt động mơi giới, tư vấn đầu tư, các CTCK đóng vai trò
là cầu nối giao dịch giữa các NĐT với nhau. Để có thể GDCK trên TTCK, bắt buộc
các NĐT chứng khốn phải có TKGDCK được mở tại các CTCK.
Nếu KH là người mới tham gia TTCK, các CTCK cũng là kênh chính cung cấp
các thơng tin hữu ích thơng qua các báo cáo phân tích cũng như nhận định thị trường.
CTCK cũng đóng vai trị cung cấp các bài đánh giá, các bản báo cáo tài chính về
“sức khỏe” của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để các NĐT có một cái nhìn tổng quan
về doanh nghiệp và thị trường, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lí.
c. Đối với thị trường chứng khoán
CTCK là đơn vị trung gian và cũng là đơn vị, là thành tố quan trọng trong TTCK.



11

Ở thị trường sơ cấp, các CTCK có vai trị là hỗ trợ các doanh nghiệp IPO chính
là DN phát hành và giúp các DN định giá cổ phiếu khi chào bán lần đầu.
Ở thị trường thứ cấp, các CTCK có vai trị điều tiết TTCK thơng qua các HĐ tự
doanh và tăng thu nhập cho cơng ty mình, trong đó bao gồm: tạo giá trị thanh khoản
và điều tiết nền giá cổ phiếu.
d. Đối với cơ quan quản lý
Trên TTCK, các CTCK cũng có vai trị cung cấp thơng tin như thông tin về cổ
phiếu, giao dịch, cổ tức, cũng như dữ liệu về ngành và doanh nghiệp. Với những
thông tin các CTCK cung cấp, cơ quan quản lý thị trường có thể tham khảo nhằm kịp
thời đưa ra các biện pháp điều chỉnh thị trường phù hợp.
Không những thế, các CTCK cịn phối hợp chặt chẽ trong cơng tác kiểm sốt
thơng tin nhà đầu tư, qua đó giúp cơ quan quản lý ngăn chặn hành vi vi phạm pháp
luật trên TTCK. CTCK được xem là một chế tài chính quan trọng trên TTCK.
Các cơ quan quản lý phải có chức năng quan sát TTCK và đối chiếu những quy
định hiện hành của Luật Chứng khoán và các văn bản quy phạm liên quan để có sự
điều chỉnh thị trường hợp lý. Trong quyết định của cơ quan quản lý có một phần quan
trọng là nhờ vào thơng tin về TTCK do các CTCK cung cấp. CTCK sẽ phải kết hợp
với cơ quan quản lý để hạn chế hoặc ngăn các hành vi sai trái trên TTCK do những
cá nhân hay tổ chức có thể gây ra.
1.3. Nghiệp vụ cơ bản của Cơng ty chứng khốn.
1.3.1. Nghiệp vụ mơi giới.
Mơi giới chứng khốn là hoạt động mà CTCK là trung gian đại diện mua, hoặc
đại diện bán CK cho KH để hưởng phí. Theo đó có thể hiểu, CTCK là bên đại diện
cho KH giao dịch theo cơ chế giao dịch tại SGDCK hay thị trường OTC. KH phải
chịu trách nhiệm với kết quả giao dịch của mình.
1.3.2. Nghiệp vụ tự doanh.

Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khốn cho
chính Cơng ty đó.


12

Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện qua cơ chế giao dịch trên SGDCK
hoặc là thị trường OTC. Tại những thị trường vận hành theo cơ chế khớp giá, hoạt
động tự doanh của CTCK được thực hiện qua hoạt động tạo lập thị trường. Lúc này,
CTCK đóng vai trò “nhà tạo lập thị trường”, nắm giữ một lượng chứng khoán nhất
định của các loại chứng khoán để thực hiện mua bán chứng khoán trên TTCK để
hưởng chênh lệch giá.
Giao dịch tự doanh tại các CTCK được thực hiện theo hai phương thức: giao dịch
trực tiếp và giao dịch gián tiếp.
- Giao dịch trực tiếp: là giao dịch song phương giữa hai CTCK hay giữa CTCK
với một khách hàng khác thông qua thương lượng.
- Giao dịch gián tiếp: CTCK đặt các lệnh mua/bán chứng khốn trên SGDCK,
có thể với KH chưa được xác định trước.
1.3.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.
Để thực hiện được các đợt chào bán CK ra công chúng, tổ chức phát hành cần
phải liên hệ với các CTCK để được tư vấn và bảo lãnh đợt phát hành CK ra công
chúng. Công việc trên được gọi là nghiệp vụ bảo lãnh của các CTCK, và cũng là
nghiệp vụ chiếm tỷ lệ doanh thu cao trong tổng doanh thu của CTCK.
Như vậy có thể hiểu nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng
bảo lãnh phát hành (gọi là tổ chức bảo lãnh) giúp các tổ chức phát hành thực hiện các
thủ tục, hồ sơ trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức phân phối chứng khốn để
giúp bình ổn giá chứng khốn phát hành trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.
Trên TTCK, tổ chức bảo lãnh phát hành khơng chỉ có ở cơng ty chứng khốn mà
cịn có ở các định chế tài chính khác như ngân hàng đầu tư, nhưng thường việc CTCK
nhận bảo lãnh phát hành là kiêm luôn việc phân phối chứng khốn, cịn các ngân hàng

đầu tư thường chỉ đứng ra nhận bảo lãnh phát hành (hoặc lập tổ hợp bảo lãnh phát
hành) sau đó chuyển việc phân phối chứng khoán cho các CTCK tự doanh hoặc các
thành viên khác.
1.3.4. Nghiệp vụ khác
a. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.


13

Tư vấn đầu tư chứng khốn chính là việc CTCK phân tích, nghiên cứu để đưa ra
các lời khuyên cho NĐT; ngồi ra có thể thực hiện một số các công việc dịch vụ liên
quan đến phát hành, hỗ trợ đầu tư và tư vấn cơ cấu tài chính cho KH.
b. Nghiệp vụ lưu ký
Đây là nghiệp vụ trong đó CTCK lưu giữ, bảo quản CK của KH qua tài khoản
lưu ký CK. Đây cũng là quy định bắt buộc trong GDCK, bởi vì GDCK trên thị trường
tập trung được thực hiện bằng cách giao dịch ghi sổ, KH cần mở TKLKCK tại các
CTCK (nếu chứng khoán phát hành theo hình thức ghi sổ) hoặc ký gửi chứng khốn
(nếu phát hành theo hình thức chứng chỉ vật chất). Khi CTCK thực hiện dịch vụ lưu
ký chứng khoán cho KH, CTCK sẽ được nhận các khoản phí lưu ký chứng khốn,
phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khốn.
Ngồi những nghiệp vụ kể trên, các CTCK cịn có một số nghiệp vụ khác như
quản lý danh mục đầu tư hay ủy thác đầu tư…
1.4. Khái niệm và vai trò của giao dịch ký quỹ
1.4.1. Khái niệm giao dịch ký quỹ
GDKQ tại CTCK (còn gọi là margin) là việc KH mua chứng khốn và sử dụng
tiền vay của CTCK, trong đó chứng khoán sở hữu từ giao dịch này và những chứng
khoán được giao dịch trên TK ký quỹ của nhà đầu tư được dùng làm tài sản bảo đảm
cho khoản vay đó.
Một rủi ro CTCK có thể gặp phải là chứng khốn thế chấp có thể bị giảm giá trị
thị trường tới mức thấp hơn giá trị khoản vay ký quỹ. Vì vậy khi cấp khoản vay ký

quỹ, CTCK phải có những nguyên tắc, điều kiện riêng để đảm bảo thu hồi vốn cũng
như tránh tập trung quá nhiều vào một KH hay là một loại chứng khoán nhất định.
Nghiệp vụ này đi kèm với nghiệp vụ môi giới trong cơng ty chứng khốn. Vì thế quy
trình giao dịch căn bản là giống nhau. Có điểm khác nhau là: nếu giao dịch môi giới
sử dụng tài khoản và giao dịch bằng tiền mặt thì phải sử dụng tài khoản ký quỹ để
giao dịch cho vay ký quỹ.
1.4.2. Vai trò đối với nhà đầu tư
Đối với nhà đầu tư, GDKQ có vai trò lớn trong việc giúp nâng cao vốn đầu tư vay


14

mượn của CTCK, có khả năng gia tăng thu nhập cho NĐT theo hệ số địn bẩy tài
chính. Hơn thế nữa, loại hình ký quỹ này thường có mức lãi suất hợp lý hơn so với
lãi suất vay tiền mặt thơng thường bên ngồi để mua chứng khốn.
GDKQ cũng tạo điều kiện bảo hiểm rủi ro. Ví dụ như, nếu NĐT nắm giữ quyền
mua CP trong tương lai, họ có thể bán chứng khoán qua GDKQ và kiểm soátrủi ro
của mình. Tương tự, đối với các cổ phiếu phát hành cho người NLĐ theo Kế hoạch
thực hiện phát hành quyền sở hữu cổ phần cho NLĐ (ESOP) bị hạn chế giao dịch
trong một thời gian thì có thể được tự bảo hiểm nếu như NĐT sử dụng các GDKQ.
Tuy nhiên, GDKQ cũng có thể tác động tới NĐT một cách tiêu cực. Khi thị trường
giảm, NĐT có thể mất nhiều hơn tương ứng số tiền đã đầu tư bởi hoạt động này cũng
chính là tạo điều kiện gia tăng khoản lỗ theo từng hệ số địn bẩy tài chính, khiến NĐT
đối mặt với nhiều rủi ro hơn, Có thể nói cách khác “rủi ro càng nhiều thì lợi nhuận
càng cao”. Nếu giá của chứng khoán mua vào giảm, NĐT sẽ phải bổ sung TSĐB để
tránh bị bắt phải bán chứng khốn từ các CTCK. NĐT cũng có thể chọn cách nộp
thêm tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn khi TTCK có nhiều biến động. Nếu giá
chứng khốn giảm làm Tài sản của NĐT vượt tỷ lệ duy trì tối thiểu bắt buộc, CTCK
có thể bán một phần hoặc tồn bộ các chứng khoán tại một mức giá (nằm trong giá
quy định tại thời thời điểm bán) mà không cần tham khảo ý kiến NĐT để thu hồi nợ.

Mức giá bán có thể khơng phải là mức giá tốt nhất mà NĐT có thể bán được. Bên
cạnh đó, để sử dụng dịch vụ GDKQ, NĐT cũng cần chi trả nhiều loại phí hơn.
1.4.3. Vai trị đối với cơng ty chứng khốn
Đối với CTCK, GDKQ có vai trị tích cực trong việc giúp cơng ty thu thêm nhiều
phí dịch vụ hơn và cả tiền lãi từ hoạt động cho vay. Việc cung cấp những sản phẩm
dịch vụ ký quỹ một cách thuận lợi cũng như nhanh chóng sẽ giúp CTCK có thể thu
hút KH mở tài khoản và giao dịch tại công ty đó.
Tuy nhiên, GDKQ cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến CTCK khi gặp rủi ro không
thu được tiền cho vay cũng như tiền lãi, trong trường hợp không bán được chứng
khoán thế chấp làm tài sản đảm bảo và bắt buộc phải hạch tốn vào tài sản đó của
cơng ty. CTCK cũng có thể gặp phải các rủi ro tài chính khi khơng thực hiện tn thủ
quy định trong quản trị rủi ro hệ thống. Thêm nữa, thiệt hại cho KH cũng sẽ một phần


×