Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng công bố thông tin kế toán môi trường của doanh nghiệp dệt may niêm yết tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.14 KB, 8 trang )

THỰC TRẠNG CƠNG BỐ THƠNG TIN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP DỆT MAY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Mai Anh
Trường Đại học Cơng nghệ Đơng Á
Tóm tắt
Trong vài thập kỷ gần đây, việc công bố thông tin kế toán đã trở thành chủ đề quan trọng
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đặc biệt, với mối quan tâm ngày càng sâu sắc
của cộng đồng về vấn đề môi trường, công chúng và nhà nghiên cứu khơng chỉ chú ý đến tính xác
thực của thơng tin kế toán mà bắt đầu chú ý đến việc hạch tốn, cơng bố và minh bạch các thơng
tin có yếu tố mơi trường trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp và kế tốn mơi trường đáp
ứng u cầu này. Theo đó, bài viết này thực hiện phân tích thực trạng cơng bố thơng tin kế tốn
mơi trường của doanh nghiệp dệt may niêm yết tại sàn giao dịch chứng khốn Việt Nam thơng qua
phương pháp thống kê mơ tả. Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được, một số đề xuất nhằm nâng
cao mức độ công bố thông tin kế tốn mơi trường của doanh nghiệp dệt may cũng được tác giả đề
cập trong bài viết này.
Từ khóa: Kế tốn mơi trường; Cơng bố thơng tin; Doanh nghiệp dệt may.
Abstract
Situation of environmental accounting information disclosure of listed textile firms
in Vietnam
Over the last several decades, accounting information disclosure has become an important
topic that receives the attention of researches. In particular, with the deepening public concern
about environmental issues, people and researchers are not only paid attention to the authenticity
of accounting information but also began to pay attention the accounting, disclosure and
transparency of information on environmental accounting of enterprises and environmental
accounting meet this requirement. Accordingly, this article is to analyze the current state of
environmental accounting information disclosure of listed textile firms on Vietnam Stock Exchange
through descriptive statistical analysis. Based on the research results, some suggestions to improve
the level of environmental accounting information disclosure of listed textile firms will also be
mentioned in this article.
Keywords: Environmental accounting; Information disclosure; Textile enterprises.
1. Giới thiệu


Không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của
một quốc gia. Tuy nhiên, chính những hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đã và đang tác động
tiêu cực đến môi trường và đe dọa sức khỏe cộng đồng. Với những công bố về thực trạng ô nhiễm
môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên trong nhiều thập kỷ qua mà phần lớn nguyên nhân đến
từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã làm thay đổi đáng kể hành vi và nhận
thức của người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung đối với những sản phẩm, dịch vụ do doanh
nghiệp cung cấp. Điều này đã tạo ra cả áp lực và động lực mới cho doanh nghiệp thực hiện trách
nhiệm xã hội trong công tác bảo vệ môi trường.
Trước sự gia tăng của các quy định môi trường, nhu cầu xã hội cho sự phát triển bền vững,
doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm nhiều loại chi phí với quy mơ ngày càng lớn liên quan đến môi
58

Hội thảo Quốc gia 2022


trường, đến bảo vệ môi trường, xử lý các tác động đến môi trường và nâng cao chất lượng môi
trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trong triển khai các dự án đầu tư.
Yêu cầu đặt ra và đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có nhiều thơng tin hơn về khía cạnh chi phí liên
quan đến mơi trường. Hơn nữa, cơng bố các hoạt động mơi trường và chi phí mơi trường trong báo
cáo tài chính hằng năm của cơng ty sẽ cung cấp một cái nhìn tích cực cho những đối tượng sử dụng
báo cáo tài chính về vấn đề bảo tồn mơi trường của doanh nghiệp. Từ đó, tạo được sự tín nhiệm
cao và lịng trung thành của họ với doanh nghiệp [1] và chính những yêu cầu này tất yếu dẫn đến
sự ra đời và phát triển của kế toán mơi trường.
Kế tốn mơi trường ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Nó khơng cịn là hiện tượng phương
Tây bởi vì nó đã lan rộng trên tồn thế giới và gần đây nó đã được áp dụng rộng rãi với tốc độ
chóng mặt ở một số nước châu Á [2]. Tuy nhiên, áp dụng kế tốn mơi trường tại các quốc gia đang
phát triển đang ở trong giai đoạn đầu và có ít tài liệu về kế tốn mơi trường tại các quốc gia này [3].
Theo Jalaludin và cộng sự (2011), hoạt động thân thiện với môi trường chưa được chấp nhận nhiều
từ các ngàng cơng nghiệp, do đó động lực để cải thiện môi trường hay sản xuất sạch hơn cũng như
cơ hội cho việc nghiên cứu và thực hành kế toán xanh bị hạn chế [4]. Với Việt Nam đó cũng khơng

phải là ngoại lệ, kế tốn mơi trường được coi là lĩnh vực mới trong cả nghiên cứu và thực hành.
Dệt may là một trong những ngành cơng nghiệp mũi nhọn đóng góp lớn vào kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam và giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Song, phần lớn doanh nghiệp dệt
may Việt Nam gia công cho những nhãn hàng may mặc thời trang lớn trên thế giới. Các nhãn hàng
này đưa ra những tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử có trách nhiệm với mơi trường. Theo đó, nhiều doanh
nghiệp dệt may Việt Nam đã tiếp nhận yêu cầu và thực hiện sản xuất theo hướng “xanh hóa”. Tuy
nhiên, q trình thực hiện cịn nhiều bất cập, đặc biệt là việc cơng bố các thơng tin có yếu tố mơi
trường của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy,
nghiên cứu này thực sự là cần thiết nhằm nâng cao mức độ minh bạch thông tin kế tốn mơi trường
của các doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới.
2. Các nghiên cứu về công bố thông tin kế tốn mơi trường trên thế giới và Việt Nam
Ở các nước phát triển, kế tốn mơi trường đã nhận được sự quan tâm của cả giới học thuật
và các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong lĩnh vực nghiên cứu, các bài báo khoa học về kế tốn mơi
trường đã xuất hiện rất sớm, từ những năm 1970, nhưng phải đến những năm 1990 mới ngày càng
có nhiều nghiên cứu được thực hiện, trung bình mỗi năm có 40 tài liệu nghiên cứu về kế tốn mơi
trường được xuất bản. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 1997 đến nay được coi là giai đoạn bùng nổ các
nghiên cứu liên quan đến kế tốn mơi trường (Doan & Tran, 2017) [5].
Đối với việc nghiên cứu nội dung công bố thông tin kế tốn mơi trường, một số nghiên cứu
tập trung vào mô tả thực trạng công bố thông tin kế tốn mơi trường trên Website của cơng ty
(Frost; Pan Ane; Clarkson,...). Một số nghiên cứu lại tập trung vào việc phân tích thực trạng cơng
bố thơng tin kế tốn mơi trường trên báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững (Holland
và cộng sự; Aerts và Cormier,...). Các nhà nghiên cứu thuộc chủ đề này chủ yếu sử dụng phương
pháp thống kê mô tả để đưa ra tổng quan chung về tình trạng cơng bố thơng tin kế tốn môi trường
của các công ty niêm yết. Holland và cộng sự nhận thấy rằng, hầu hết các công ty ở Mỹ cơng bố
thơng tin kế tốn mơi trường một cách phân tán trong các báo cáo phát triển bền vững và báo cáo
Hội thảo Quốc gia 2022

59



trách nhiệm xã hội [6]. Frost tin rằng mức độ cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường trong các báo
cáo nội bộ cao hơn mức công bố thông tin môi trường công khai trên website và báo cáo hàng năm.
Với sự gia tăng của các loại báo cáo và các phương thức công bố thông tin khác nhau, số lượng
các công ty sử dụng báo cáo hàng năm để công bố thông tin môi trường đã giảm xuống [7]. Aerts
và Cormier [8] nhận thấy rằng việc công bố thông tin kế tốn mơi trường của các cơng ty qua các
kênh khác nhau cũng khác nhau đáng kể. Clarkson [9] chỉ ra rằng các công ty công bố thông tin
kế tốn mơi trường thơng qua các báo cáo nội bộ và cơng khai trên Website của cơng ty có tính tự
nguyện và độ chính xác tương đối cao. Pan Ane [10] đề xuất rằng thơng tin kế tốn về mơi trường
nên đề cập đến tình trạng phát triển bền vững của cơng ty, chi phí quản lý mơi trường và sự tn
thủ luật mơi trường của cơng ty.
Ngồi ra, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin kế tốn mơi trường như nghiên cứu của Zheng & Xiang (2013), Zhijuan
& Zhou (2017) đã chỉ ra mối quan hệ giữa điều kiện tài chính, quy mơ doanh nghiệp với mức độ
cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường. Zheng & Xiang (2013) tin rằng do mức nợ tăng lên, các
doanh nghiệp cố gắng giải tỏa sự lo lắng của các cổ đông và chủ nợ bằng cách tiết lộ thêm thông tin
về môi trường [11]. Zhijuan & Zhou (2017) nhận thấy lợi nhuận của cơng ty, địn bẩy tài chính sẽ
gây áp lực lên các nhà quản lý trong việc tăng lợi nhuận và do đó khơng khuyến khích họ tập trung
vào việc cải thiện, cũng như đo lường các hoạt động phi tài chính, chẳng hạn như hoạt động mơi
trường. Tình trạng tài chính khả quan cho thấy hoạt động tài chính càng được nâng cao thì thơng
tin kế tốn mơi trường càng được quan tâm [12]. Trong khi, nghiên cứu của Schaltegger (2008)
cho thấy quy định pháp luật của chính phủ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc cơng bố thơng tin kế
tốn mơi trường. Việc tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn của chính phủ sẽ giúp các tổ chức tồn tại
và phát triển. Ngược lại, nếu không tuân thủ sẽ dẫn đến tổn thất về thu nhập, danh tiếng, thậm chí
là mất giấy phép hoạt động kinh doanh [13].
Tại Việt Nam, thực trạng cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường cũng được một số tác giả
nghiên cứu ở phạm vi loại hình doanh nghiệp, cụ thể chẳng hạn như tác giả Thanh Hiền (2018) khi
nghiên cứu mức công bố thông tin kế tốn mơi trường trong các doanh nghiệp thủy điện đã nhận
định tình trạng doanh nghiệp “trốn” lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngày càng phổ biến,
kế tốn mơi trường nói chung và kế tốn mơi trường trong các doanh nghiệp thủy điện nói riêng
thực sự chưa được coi trọng như mong muốn của các cơ quan quản lý [14]. Tương tự, nghiên cứu

thực trạng cung cấp thơng tin mơi trường trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam
của Trần Thị Thùy (2019) đã chỉ ra rằng: Phần lớn các thông tin môi trường được cung cấp trên
báo cáo tài chính là các khoản chi phí để đóng các loại thuế mơi trường, phí môi trường, hay các
khoản phải ký quỹ bảo vệ môi trường, các khoản phạt do vi phạm luật bảo vệ môi trường. Rõ ràng
các doanh nghiệp đang thực hiện theo quy định của pháp luật, mà chưa có tổ chức nào tự nguyện
chi ra để hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường. Các thông tin về môi trường được trình bày một
cách rời rạc và xen kẽ vào các tài khoản thu nhập, chi phí khác, chi phí phải trả,… mà không được
tách rời phản ánh vào một tài khoản cụ thể [15]. Hay theo Trần Phương Thúy (2020), “một lượng
lớn là chất thải rắn, bao bì, các loại thức ăn thừa, các vật liệu sử dụng trong công việc vệ sinh và
bảo trì, tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn am hiểu và vận dụng kế tốn
quản trị mơi trường vào cơng tác quản lý nói chung và cơng tác kế tốn nói riêng” [16].
60

Hội thảo Quốc gia 2022


Trong vấn đề nghiên cứu thực nghiệm, một số tác giả Việt Nam cũng đã thực hiện nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế tốn mơi trường. Nguyễn La Soa và
cộng sự (2017) đã tiến hành nghiên cứu 74 doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch
Chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2016 và nhận thấy rằng các yếu tố về quy mô doanh
nghiệp, khả năng sinh lời, địn bẩy tài chính, số năm niêm yết và kiểm tốn độc lập có tác động
đáng kể đến cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường của các doanh nghiệp xây dựng [17]. Tương tự,
Tung Dao (2020) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế tốn mơi trường
của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên khảo sát 87 công
ty trong ngành niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2019. Kết
quả cho thấy việc cơng bố thơng tin kế tốn môi trường của các công ty chịu ảnh hưởng của các
yếu tố: Quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động và kiểm toán độc lập [18]. Hay Le và cộng sự
(2022) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin kế tốn mơi
trường dựa trên mức độ cảm nhận của các nhà quản lý khách sạn. Kết quả cho thấy các quy định
pháp luật ảnh hưởng tích cực đến việc trình bày và cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường trong hệ

thống báo cáo kế tốn doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các cơng ty khách sạn nói riêng [19].
Mặc dù đã có những nghiên cứu về cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường trên thế giới và
tại Việt Nam song chưa có nghiên cứu đánh giá mức độ cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường của
doanh nghiệp dệt may. Vì vậy, bài viết này sẽ mở rộng và bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm
về thực trạng công bố thơng tin kế tốn mơi trường của doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số giải pháp góp phần giúp các doanh nghiệp
này thực hiện kế tốn mơi trường nói chung và cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường nói riêng đạt
hiệu quả cao hơn.
3. Thực trạng cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường của doanh nghiệp dệt may niêm yết
trên thị trường chứng khốn Việt Nam
Thơng tư số 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính là văn bản pháp lý đầu tiên quy định các
doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam phải công bố thông tin về phát triển bền vững. Cơng ty niêm
yết có thể lập riêng báo cáo bền vững hoặc trình bày tích hợp trong báo cáo thường niên [20]. Vì
vậy, để đánh giá về mức độ cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường của doanh nghiệp ngành dệt may,
nhóm nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê mơ tả.
Đầu tiên, nhóm tác giả thu thập dữ liệu từ báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền
vững của 36 doanh nghiệp dệt may niêm yết có số liệu tài chính công bố công khai giai đoạn 2015
- 2021 trên các website của công ty. Thông tin của các công ty niêm yết được lấy từ web: http://
finance.vietstock.vn. Sau đó, một danh sách 33 tiêu chí về cơng bố thơng tin môi trường sẽ được
tạo ra dựa trên các yêu cầu của Thông tư 155/TT-BTC về công bố thông tin của các cơng ty niêm
yết. Mỗi tiêu chí sẽ nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp có cơng bố thơng tin trên báo cáo thường niên
hoặc báo cáo phát triển bền vững, nhận giá trị 0 nếu khơng có thơng tin.
Sau khi xây dựng chỉ số công bố, một bảng điểm được phát triển để đánh giá về mức độ
công bố thơng tin kế tốn mơi trường. Phần trăm cơng bố được tính cho mỗi cơng ty bằng cách
chia số điểm công bố các khoản mục thông tin thực tế bởi mỗi công ty cho tổng số 33 điểm khoản
mục thông tin tối đa cần được công bố theo quy định. Theo đó, một cơng ty nếu đã cơng bố tất cả
33 khoản mục thông tin trên báo cáo thường niên hoặc trên báo cáo phát triển bền vững thì sẽ đạt
được 100 % yêu cầu. Các điểm số sau đó được chuyển vào phần mềm để phân tích thống kê mô tả
và kết quả thu được tại Bảng 1.
Hội thảo Quốc gia 2022


61


Bảng 1. Mức độ cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường của các doanh nghiệp dệt may
Nhóm

Tiêu chí
Vật liệu đã được sử dụng

Vật liệu Vật liệu tái chế được sử dụng

Năng
lượng

Nước

Sản phẩm được tái chế và vật
liệu đóng gói
Tiêu thụ năng lượng trong tổ
chức
Tiêu thụ năng lượng ngoài tổ
chức
Cường độ sử dụng
năng lượng
Giảm tiêu hao năng lượng
Giảm nhu cầu năng lượng của
sản phẩm và dịch vụ
Lượng nước đầu vào theo
nguồn

Những nguồn nước chịu ảnh
hưởng đáng kể
Tuần hoàn và tái sử dụng nước
Gần kề các khu vực được bảo
tồn và các khu vực đa dạng
sinh học cao
Tác động đáng kể của các hoạt
động, sản phẩm và dịch vụ đối
với đa dạng sinh học

Đa dạng Các môi trường sống được
sinh học bảo tồn hoặc phục hồi
Các loài trong Sách Đỏ của
IUCN và các loài trong danh
sách bảo tồn quốc gia có môi
trường sống trong các khu
vực chịu ảnh hưởng bởi các
hoạt động

Trung
bình các
doanh
nghiệp
0,234
0,120
0,052
0,336
0,045
0,014
0,243

0,038
0,373
0,216
0,365
0,000
0,014
0,050

0

Nhóm

Tiêu chí

Phát thải khí nhà kính (GHG)
trực tiếp
Phát thải khí nhà kính (GHG)
gián tiếp
Phát thải khí nhà kính (GHG)
gián tiếp khác
Phát thải Thâm dụng phát thải khí nhà
kính (GHG)
Giảm phát thải khí nhà kính
(GHG)
Phát thải các chất phá hủy tầng
ozon (ODS)
Phát thải NOX, SOX
Tổng lượng nước thải theo chất
lượng và địa điểm
Tổng lượng chất thải và phương

pháp xử lý
Nước
Sự cố tràn đáng kể
thải và
chất thải Vận chuyển chất thải
nguy hại
Các khu vực chứa nước bị ảnh
hưởng bởi việc thải nước và/
hoặc dòng nước thải
Tuân thủ
Không tuân thủ pháp luật và
về môi
các quy định về môi trường
trường
Các nhà cung cấp mới đã được
đánh giá sơ bộ bằng cách sử
Đánh
dụng các tiêu chí về môi trường
giá nhà
cung cấp
Các tác động môi trường tiêu
về môi
trường cực trong chuỗi cung ứng và
các hành động đã thực hiện

Trung
bình các
doanh
nghiệp
0,023

0,006
0,000
0,000
0,004
0,003
0,023
0,223
0,051
0,007
0,128
0,104
0,380
0,006

0,004

(Nguồn: Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Stata)

Theo kết quả Bảng 1, giá trị trung bình cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường của tất cả doanh
nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam có mức rất thấp so với báo cáo
sáng kiến toàn cầu (GRI). Điều này cho thấy, cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường trong thời gian
qua chưa thực sự được các doanh nghiệp dệt may quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó.
Hạn chế của thực trạng trên có thể được giải thích qua một số nguyên nhân sau:
62

Hội thảo Quốc gia 2022


Một là, thiếu lý thuyết nền về kế tốn mơi trường như giả thuyết kế toán, đo lường kế toán
và phương pháp kế toán. Các văn bản pháp luật hiện hành về kế tốn chưa có những quy định hay

hướng dẫn cụ thể về tổ chức kế tốn mơi trường. Vì vậy, thực tế tại nhiều doanh nghiệp yếu tố chi
phí “mơi trường” và thu nhập do “mơi trường” khơng nằm trong một tài khoản, một khoản mục
riêng rẽ, cụ thể nào của kế tốn. Rất nhiều chi phí liên quan đến môi trường đang phản ánh chung
trong các tài khoản chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy
được quy mơ và tính chất của chi phí mơi trường nói chung và từng khoản chi phí mơi trường nói
riêng. Ngồi ra, hiện nay, trên các tài khoản kế toán chưa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan
đến mơi trường như chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý
trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trường sinh thái, môi trường sống.
Hai là, việc thực hiện công bố thông tin bắt buộc về môi trường xã hội với doanh nghiệp
niêm yết ở Việt Nam mới được triển khai trong thời gian ngắn. Bắt đầu từ Thông tư 155/2015-BTC
về việc cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn với phụ lục hướng dẫn lập báo cáo phát triển
bền vững, báo cáo môi trường xã hội, các doanh nghiệp mới bắt đầu công bố thông tin về lĩnh vực
này. Với thời gian ngắn, doanh nghiệp chưa có nhiều sự hiểu biết, cũng như chưa thực tế đầu tư,
triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường.
Ba là, thiếu sự quan tâm đúng mực của nhà quản lý doanh nghiệp đối với chi phí mơi trường,
kế tốn mơi trường. Một số chi phí mơi trường có thể được nhận diện dễ dàng như chi phí khấu
hao thiết bị xử lý ô nhiễm, chi phí giám sát môi trường, chi phí phịng cháy, chữa cháy, chi phí xử
lý chất thải, chi phí hồn ngun và cải tạo mơi trường sau khi khai thác. Song các chi phí này chỉ
phản ánh trong báo cáo tác động môi trường, hay đề án bảo vệ mơi trường, chương trình quản lý
mơi trường mà khơng được theo dõi chi tiết bởi bộ phận kế toán. Hơn nữa, phần lớn các nhà quản
lý doanh nghiệp tập trung vào lợi ích kinh tế trong ngắn hạn hơn là tìm ra các phương pháp để đảm
bảo mục tiêu phát triển bền vững. Việc chú trọng nhiều hơn vào lợi ích kinh tế sẽ là nguyên nhân
chủ yếu cản trở việc theo đuổi một chương trình quản lý mơi trường chủ động và tích cực. Điều
này tạo ra sự chậm trễ trong việc tích hợp vấn đề mơi trường vào thực hành kế tốn.
4. Giải pháp hỗ trợ cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường cho doanh nghiệp dệt may
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.1. Đối với cơ quan chức năng nhà nước
Bộ Tài chính là cơ quan Chính phủ có thẩm quyền cao liên quan đến lĩnh vực tài chính kế
tốn. Do đó, Bộ phải là cơ quan tiên phong trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp dệt may nói riêng cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường. Để làm được điều này, Bộ Tài

chính cần ban hành các văn bản pháp lý về kế tốn mơi trường. Cụ thể, cần phải thiết lập chuẩn
mực kế tốn mơi trường, xây dựng hệ thống tài khoản kế toán, các nguyên tắc và phương pháp kế
tốn mơi trường, quản lý và hạch toán thống nhất các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động mơi trường
trong hệ thống báo cáo tài chính.
Cần có sự phối kết hợp giữa Bộ Tài nguyên và Mơi trường, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và
Cơng nghệ và các cơ quan chức năng có liên quan trong việc xây dựng khung lý thuyết chung
về kế tốn mơi trường, ban hành các văn bản hướng dẫn phân loại chi phí mơi trường, thiết lập
các phương pháp xác định chi phí mơi trường, lập báo cáo bền vững, xây dựng tiêu chí đánh giá
hiệu quả mơi trường cũng như các biện pháp thúc đẩy thực hiện kế tốn mơi trường tại các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng.
Hội thảo Quốc gia 2022

63


Ngồi ra, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu và áp dụng
kế tốn mơi trường trong các hoạt động của họ nhằm đảm bảo đồng thời lợi ích của doanh nghiệp
và lợi ích cho mơi trường. Đồng thời, có những quy định bắt buộc về cơng bố thơng tin có yếu tố
mơi trường và chế tài xử phạt với trường hợp doanh nghiệp vi phạm, không tuân thủ.
4.2. Đối với doanh nghiệp dệt may
Nâng cao nhận thức của nhà quản lý về bảo vệ môi trường. Việc thực hiện tốt công tác bảo
vệ môi trường khơng chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà cịn giúp doanh nghiệp nâng cao khả
năng cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy, bản thân nhà quản lý doanh nghiệp phải
nâng cao nhận thức về môi trường, tiến tới thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong quá trình sản
xuất, kinh doanh. Đặc biệt lựa chọn sản phẩm cơng nghệ sạch, tiết kiệm chi phí, đồng thời vẫn đảm
bảo yếu tố trách nhiệm với môi trường.
Giáo dục và nâng cao trình độ chun mơn cho bộ phận kế tốn. Kế tốn mơi trường là lĩnh
vực phức tạp, địi hỏi người làm kế tốn cần phải xem xét những hoạt động phi truyền thống như
quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm, hoạt động xử lý, quản lý chất thải trong nhà máy. Vì vậy,
để có thể triển khai và thực hiện được kế tốn mơi trường, nhà quản lý cần truyền đạt quan điểm

và nhấn mạnh tầm quan trọng của mơi trường, kế tốn mơi trường đến bộ phận kế tốn. Đồng thời,
có những chính sách đào tạo chun sâu kế tốn mơi trường cho nhân viên của mình.
Tạo sự kết nối và trao đổi tri thức giữa bộ phận kế tốn và quản lý mơi trường. Nhân viên
quản lý mơi trường có khả năng nhận diện các vấn đề mơi trường, xử lý, kiểm sốt hoạt động
mơi trường nhưng lại ít kiến thức để làm thế nào phản ánh những vấn đề đó vào hệ thống kế tốn.
Ngược lại, nhân viên kế tốn có kiến thức để thu thập, phân tích và phản ánh dữ liệu tài chính
nhưng lại ít hiểu biết về vấn đề mơi trường. Do đó, một sự kết nối chặt chẽ giữa kế tốn và quản
lý mơi trường là rất cần thiết để doanh nghiệp có một bức tranh tồn diện về mơi trường cũng như
có thể phản ánh đầy đủ các thơng tin mơi trường, chi phí mơi trường trên báo cáo tài chính và báo
cáo bền vững.
5. Kết luận
Nhìn chung, mức độ cơng bố thơng tin kế tốn mơi trường của các doanh nghiệp dệt may
niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam ở mức thấp. Điều này xuất phát từ hệ thống pháp
luật hiện hành về kế tốn chưa có những quy định hay hướng dẫn cụ thể về tổ chức kế tốn mơi
trường và thiếu sự quan tâm đúng mực của nhà quản lý doanh nghiệp đối với chi phí mơi trường,
kế tốn mơi trường. Vì vậy, trong thời gian tới cơ quan chức năng nhà nước cần có những văn bản
hướng dẫn cụ thể tới các doanh nghiệp để đánh giá được tác động của thơng tin mơi trường đến kết
quả tài chính của công ty, hay đánh giá rõ hơn về trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động
bảo vệ môi trường. Về phía doanh nghiệp, bản thân nhà quản lý doanh nghiệp phải nâng cao nhận
thức về môi trường, tiến tới thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh
và phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Miroshnychenko, I, Barontini, R & Testa, F. (2017). Green practices and financial performance: A global
outlook. Journal of Cleaner Production, 147, 340 - 351. jclepro.2017.01.058.
[2]. Rikhardsson, P, Bennett, M, Bouma, J. and Schaltegger, S. (2005). Implementing environmental
management accounting: Status and challenges. Springer, Dordrecht, Netherlands, Vol.18.
[3]. Herzig, C. (2012). Environmental management accounting: Case studies of South East companies.
Published by Routhledge by Talor and Francis Group, London and New York.

64


Hội thảo Quốc gia 2022


[4]. Jalaludin, D., Sulaiman, M. & Ahmad, N. N. N. (2011). Understanding Environmental Management
Accounting (EMA) adoption: A new institutional sociology perspective. Social Responsibility Journal, 7(4),
540 - 557.
[5]. Doan, N. P. A & Tran. T. T. B. (2017). Reality and factors affecting the levels of disclosure of social
responsibility information of listed enterprises in Vietnam’s Stock market. Proceedings: Research and
training accounting and auditing of Vietnamese Universities according to international standards, National
Economics University, Vietnam.
[6]. Holland Leigh & Foo Yee Boon (2003). Differences in environmental reporting practices in the UK and
the US: The legal and regulatory context. British Accounting Review.
[7]. Frost G. R. (2007). The introduction of mandatory environmental reporting guidelines: Australian
evidence. Abacus, 43 (2).
[8]. Aerts W., Cormier D., Magnan M. (2008). Corporate environmental disclosure, financial markets and
the media: An international perspective. Ecological Economics, 64(3), 643 - 659.
[9]. Clarkson P. M., Li Y., Richardson G. D., Vasvari F. P. (2008). Revisiting the relation between environmental
performance and environmental disclosure: An empirical analysis. Accounting Organizations & Society,
33(4 - 5), 303 - 327.
[10]. Pan Ane (2012). An assessment of the quality of environmental information disclosure of corporation
in China. Systems Engineering Procedia, 5, 420 - 426.
[11]. Zheng & Xiang (2013). An empirical study on influencing factors of environmental information
disclosure in 175 Chinese listed companies. Science and Technology Progress and Countermeasure.
[12]. Zhijuan, L., C. Zhou (2017). An empirical study on the influencing factors of environmental information
disclosure of Chinese mining listed companies. International Conference on Economics, Finance and
Statistics. Doi 10.2991/icefs-17.2017.66.
[13]. Schaltegger, S.; Bennett, M.; Burritt, R.; Jasch, C. (2008). Environmental management accounting for
cleaner production. Springer: Dordrecht, the Netherlands.
[14]. Dương Thị Thanh Hiền (2018). Vai trị và định hướng phát triển kế tốn mơi trường trong các doanh

nghiệp thủy điện.  Tạp chí Tài chính. />[15]. Trần Thị Thùy (2019). Thực trạng cung cấp thơng tin mơi trường trên báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 08 (193) - 2019.
[16]. Trần Phương Thúy (2020). Kế tốn quản trị mơi trường tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
khách sạn trên địa bàn tỉnh Nam Định.
[17]. Nguyen L. S., T. M. Dung., N. T. X. Hong & L. Q. Hoi (2017). Factors affecting disclosure levels of
environmental accounting information: The case of Vietnam. Accounting and Finance Research 6(4): 255.
http://doi10.5430/afr.v6n4p255.
[18]. Nguyen T. D. (2021). Factors influencing environmental accounting information disclosure of listed
enterprises on Vietnamese stock markets. Journal of Asian Finance, Economics and Business, Vol. 7, No 11,
877 - 883. http://doi10.13106/jafeb.2020vol7no11.877.
[19]. Le. A. T., N. T. H. Tran., N. X. Hung., N. V. T. Long (2022). Disclosure of environmental accounting
information at business enterprises in the hotel sector: Case study in Vietnam. Geo Journal of Tourism and
Geosites, Vol. 42, No 2, p. 700 - 707. http://doi:10.30892/gtg.422spl08-879.
[20]. Bộ Tài chính (2015). Thơng tư số 155/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn cơng bố thơng tin trên thị
trường chứng khốn, ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015.

BBT nhận bài: 28/8/2022; Chấp nhận đăng: 31/10/2022

Hội thảo Quốc gia 2022

65



×