Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Thảo luận nhóm TMU những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

---------‫؁‬ῼ‫؁‬---------

THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

Đề tài:
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ
của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
Lớp học phần : 2210SCRE0111
Nhóm : 8
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Đắc Thành

Hà Nam, ngày 26 tháng 04 năm 2022

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT KHOA
HỌC CĨ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI THÍCH CHO ĐỔI MỚI CỦA DOANH NGHIỆP3
1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................... 3


1.1.

Những nghiên cứu về sự đổi mới............................................................................... 3

1.2.

Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ.......................................................... 4

1.3. Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam 8
1.4. Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành dệt
may niêm yết trên TTCK Việt Nam................................................................................... 11
1.5. Các kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu và các khoảng trống cần
nghiên cứu................................................................................................................................. 13
2.

Lý thuyết khoa học có liên quan.................................................................................. 15
2.1.

Lý thuyết Schumpeter................................................................................................ 15

2.2.

Lý thuyết Nelson, R (1977, 1982, 1993)............................................................... 16

2.3.

Lý thuyết NIS (Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia)......................................... 18

2.4.


Lý thuyết đổi mới công nghệ.................................................................................... 21

CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU,
MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU,GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM
VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÙ HỢP VỚI ĐỀ TÀI.............24
1.

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................... 24
1.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................. 24

1.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 24

2.

Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................... 25
2.1.

Mơ hình nghiên cứu.................................................................................................... 25

2.2.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................... 26

2.3.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 27


CHƯƠNG 3: TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO LƯỜNG................................... 28
CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT............................................................................................................. 33

TIEU LUAN MOI download :


CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN...................................................... 47
1.

Những phát hiện của đề tài........................................................................................... 47

Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu 47

2.

2.1. Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu và đưa ra kết
luận 47
2.2.

Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được mục tiêu của nhóm nghiên cứu......48

3.

Giải pháp........................................................................................................................... 48

4.

Đề xuất............................................................................................................................... 48


TIEU LUAN MOI download :


1

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt học phần vừa qua,nhóm 8 chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ,chỉ bảo tận tình qua những bài giảng trên lớp,những tài liệu mà thầy Nguyễn Đắc
Thành đã cung cấp. Với lòng biết ơn sâu sắc,nhóm chúng em xin gửi tới thầy lời cảm
ơn chân thành nhất. Thầy đã cung cấp cho chúng em những kiến thức rất bổ ích. Sau
khi học mơn này, nhóm em cảm thấy mình đã học hỏi, nhận ra nhiều điều mà trước giờ
chúng em chưa bao giờ nghĩ đến. Nó giúp chúng em biết cách thu thập thơng tin, số
liệu, kiến thức hỗ trợ cho cơng trình nghiên cứu. Từ đó, người nghiên cứu có thể tìm ra
được những vấn đề mới hay hướng đi mới. Và thậm chí là những giải pháp mới cho
ngành khoa học mà mình đang nghiên cứu. Việc lựa chọn một phương pháp không phù
hợp với lĩnh vực nghiên cứu sẽ dẫn đến hậu quả là đề tài nghiên cứu không đạt được
mục đích cuối cùng.
Với vốn kiến thức cịn hạn hẹp nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót khi làm
bài thảo luận. Vì vậy nhóm rất mong được sự góp ý và nhận xét của thầy để bài thảo
luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TIEU LUAN MOI download :


2

LỜI MỞ ĐẦU
Dệt may được coi là một trong những lĩnh vực chủ chốt của nhiều nền kinh tế,

quy mô thương mại của thị trường dệt may toàn cầu. Theo thống kê, trên 70% doanh
nghiệp trong ngành dệt may có quy mơ nhỏ và trung bình trong ngành sẽ rất khó khăn
trong việc đầu tư, ứng dụng cơng nghệ mới. Ngành dệt may của Việt Nam cũng là một
trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng
trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chính
vì vậy, nhóm em đã chọn nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi
mới sản phẩm của các doanh nghiệp nhà dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, đóng góp các ý kiến để nâng cao chất lượng sản phẩm được đổi mới của các
doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vậy sau đây xin mời thầy và các bạn theo dõi bài thảo luận của nhóm 8. Mặc dù
đã rất cố gắng nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy và các bạn đóng góp
ý kiến giúp chúng em hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn!

TIEU LUAN MOI download :


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ
THUYẾT KHOA HỌC CĨ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI THÍCH
CHO ĐỔI MỚI CỦA DOANH NGHIỆP
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Những nghiên cứu về sự đổi mới
Xuyên suốt lịch sử hình thành, tồn tại khá nhiều khái niệm trong hệ thống lý
thuyết đổi mới. Các cuộc khảo sát tài liệu về đổi mới đã tìm thấy nhiều định nghĩa khác
nhau. Lý thuyết đổi mới là nền tảng cho sự ra đời của khái niệm năng lực đổi mới,
được hình thành từ những năm 1911 và có một bề dày lịch sử phát triển cho đến nay.

Từ thế kỉ XIV ở châu Âu, đã tiếp tục nghiên cứu tìm thêm cái mới mãi cho đến
thế kỉ XX đã bắt đầu xuất hiện thêm các nhà văn, nhà khoa học dùng thuật ngữ này để
giải thích cho những sự đổi mới cơng nghệ.
Trong thế kỷ 20, khái niệm đổi mới không trở nên phổ biến cho đến sau Chiến
tranh thế giới thứ hai 1939-1945. Đây là thời điểm mà mọi người bắt đầu nói về đổi
mới sản phẩm cơng nghệ và gắn nó với ý tưởng về tăng trưởng kinh tế và lợi thế cạnh
tranh. Joseph Schumpeter (1883–1950) thường được ghi nhận là người đã làm cho
thuật ngữ này trở nên phổ biến - ơng đã đóng góp rất nhiều vào việc nghiên cứu kinh tế
học đổi mới.
Theo Brilman, J (2002, trang 28), “đổi mới là cách thức áp dụng một ý tưởng
sáng tạo để giúp doanh nghiệp phát triển và thích ứng nhanh trong môi trường cạnh
tranh”. Đến năm 2009, Trong một cuộc khảo sát công nghiệp về cách ngành công
nghiệp phần mềm định nghĩa sự đổi mới, định nghĩa sau đây do Crossan và Apaydin
đưa ra được coi là hoàn chỉnh nhất, dựa trên định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD) :
Đổi mới là sản xuất hoặc áp dụng, đồng hóa và khai thác tính mới có giá trị gia
tăng trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội; đổi mới và mở rộng sản phẩm, dịch vụ và thị
trường; phát triển các phương thức sản xuất mới; và thiết lập các hệ thống quản lý mới.
Đó là cả một q trình và một kết quả.
Theo OECD đổi mới có 4 loại là:
- Đổi mới sản phẩm
- Đổi mới quy trình

TIEU LUAN MOI download :


4

- Đổi mới công nghệ
- Đổi mới marketing

Ở Việt Nam, các nghiên cứu nổi bật về sự đổi mới có tác giả: Nguyễn Thái Sơn

(2006), “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay”;
Hồng Thị Hịa (2005) “Đổi mới và nâng cao hiệu quả của quan hệ nhà nước với thị
trường, phát huy vai trị đồn thể và các hội”, Ths Nguyễn Thị Lan Hương “Công nghệ
tạo đà cho sự đổi mới, sáng tạo trong phát triển Du lịch”. Mức độ cạnh tranh ngày
càng tăng trên thế giới đòi hỏi phải sớm đầu tư vào việc phát triển năng lực công nghệ
tiên tiến. Việc nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trở nên cấp thiết để doanh nghiệp có
thể nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là các doanh nghiệp
ở Việt Nam. Chính sách đổi mới trong khu vực không chỉ phải hướng tới khả năng

cạnh tranh kinh tế mà còn phải thúc đẩy các giải pháp công nghệ mới và bền vững hơn.
Sự đổi mới đột phá thường được kích hoạt bởi cơng nghệ đột phá.
Có thể thấy, phần lớn những nghiên cứu tập trung vào phân tích các lý luận về sự
đổi mới chính trị quốc gia, sự đổi mới của doanh nghiệp trong một ngành hay nghiên
cứu về các yếu tố nội tại tác động đến sự đổi mới của doanh nghiệp.
1.2.

Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ

1.2.1. Công nghệ.
Khái niệm công nghệ được hiểu theo nhiều cách và nhiều phương diện khác nhau,
trong tài liệu Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam của Viện Chiến
lược và Chính sách Khoa học và Cơng nghệ (Bộ KH&CN) có đề cập và đưa ra đến 11
định nghĩa về cơng nghệ. Tuy nhiên cơng nghệ có thế được hiểu như sau:
- Công nghệ hiểu là sự ứng dụng các tri thức khoa học vào việc giải quyết một

nhiệm vụ thực tiễn. Đây là cách hiểu của các nhà khoa học.
- Cơng nghệ với cách nhìn khái qt, là một hệ thống quy trình kỹ thuật chế biến


vật chất hoặc chế biến thông tin.
Khái niệm công nghệ thường được các nhà nghiên cứu trích dẫn theo điểm của
Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) quan trong dự án
Technology Atlas Project ": "Công nghệ là hệ thống các kiến thức về quy trình và kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin". Hệ thống này bao gồm tất cả các kỹ

TIEU LUAN MOI download :


5

năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, thông tin, dịch vụ
công nghiệp & dịch vụ quản lý.
Công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm bốn dạng cơ
bản:
- Dạng vật thế (vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản phẩm hồn

chỉnh..);
- Dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm..);
- Dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện thích hợp...được mơ

tả trong các ấn phẩm, tài liệu..v..v..);
- Dạng thiết kế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty tư vấn, cơ cấu

quản lý, cơ sở luật pháp...).
Tại Việt Nam trong Luật Khoa học và Công nghệ (2000) đưa ra khái niệm công
nghệ: "công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm". Trong Luật Chuyển giao
công nghệ (2006) khái niệm công nghệ được hiểu là: “cơng nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc khơng kèm cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi

nguồn lực thành sản phẩm ".
Trong phạm vi đề tài khái niệm công nghệ được hiểu: là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, các loại cơng cụ, thiết bị máy móc, phương tiện, tư
liệu sản xuất và các tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ...) dùng để biến đổi các
nguồn lực thành sản phẩm.
Bất cứ một công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có bốn thành phần tác
động qua lại lẫn nhau để tạo ra sự biến đối mong muốn.
- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể, bao gồm mọi phương tiện vật chất như

các trang thiết bị, máy móc, cơng cụ, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng. Dạng hàm
chứa này của công nghệ được gọi là Phần thiết bị - Technoware (T). Đây là phần vật
chất, phần cứng của công nghệ (hard ware).
- Công nghệ hàm chứa trong con người, nó bao gồm mọi năng lực của con người

về công nghệ như: kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm, kỷ luật, tính sáng tạo...mà các kỹ
năng chỉ có thể có được qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn. Dạng hàm chứa này của
công nghệ được gọi là Phần con người của công nghệ - Humanware (H).

TIEU LUAN MOI download :


6

- Cơng nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hóa như: các

lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, các thông số, công thức, các bản vẽ kỹ
thuật, bí quyết..v..v..Dạng thức này của cơng nghệ được gọi là Phần thông tin Inforware (I).
- Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ chức của

công nghệ, như cơ cấu tổ chức, phạm vi chức năng, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối

hợp, mối liên kết...Đây là Phần tổ chức của công nghệ - Organware (O).
1.2.2. Đổi mới công nghệ.
Ở Việt Nam hiện nay trong các văn bản chính thức, ngay cả Luật KH&CN và
Luật Chuyển giao công nghệ cũng không đề cập khái niệm này, mặc dù trong Luật có
cụm từ “đối mới cơng nghệ" liên quan đến Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia;
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Theo Keith Pavitt (2003)2 quá trình đổi mới là quá trình khám phá ra các cơ hội
cho một sản phẩm, dịch vụ hay quá trình mới dựa trên các tiến bộ kỹ thuật hoặc dựa
trên sự thay đổi của nhu cầu thị trường hoặc của cả hai yếu tố đó. Keith Pavitt nhấn
mạnh rằng cơ sở cho việc đổi mới là các tiến bộ kỹ thuật và sự thay đổi của nhu cầu thị
trường. Điều đó nói lên rằng mục đích của việc đổi mới là tạo ra sản phẩm, dịch vụ hay
quá trình đáp ứng sự thay đổi của thị trường.
Người ta thường dẫn định nghĩa của OECD (1997) 3 theo một nghĩa rộng: “Đổi
mới công nghệ sản phẩm và quy trình (Technological product and process innovations)TPP là việc thực hiện được sản phẩm và quy trình mới về mặt công nghệ hay đạt được
tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ đối với sản phẩm và quy trình. Đổi mới TPP được
thực hiện nếu đổi mới đó đã được đưa ra thị trường (đổi mới sản phẩm) hoặc được sử
dụng trong sản xuất (đổi mới quy trình). Đổi mới TPP gắn với một chuỗi các hoạt động
khoa học cơng nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại". Khái niệm mới và được cải tiến
cơ bản được OECD mở rộng là mới và được cải tiến đối với DN (không nhất thiết là
mới hoặc được cải tiến so với thế giới). Điều này cho phép mở rộng phạm vi phân tích
về đổi mới, đặc biệt trong bối cảnh của các nước đang phát triển.

TIEU LUAN MOI download :


7

Để đổi mới thành công (đưa được sản phẩm mới ra thị trường hoặc quy trình mới
được áp dụng trong sản xuất). Tùy thuộc tính chất, các hoạt động này được phân thành:
(1) Thu nạp và tạo ra tri thức phù hợp mới đối với DN

- R&D.
- Thu nạp công nghệ “tách rời" và bí quyết (asquisition of disembodied

technology and know-how) thường được thực hiện dưới dạng mua bán các quyền sở
hữu công nghiệp.
- Thu nạp công nghệ “gắn kèm" (asquisition of embodied technology) thường gắn

với việc mua sắm, thu nạp thiết bị máy móc hàm chứa nội dung cơng nghệ.
(2) Các hoạt động chuẩn bị sản xuất khác
- Thiết kế sản xuất (tooling-up and industrial engineering): bố trí mặt bằng sản

xuất, chọn thiết bị cho từng công đoạn, chọn giải pháp vận hành nhà máy, quy trình
kiểm sốt chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn để chế tạo sản phẩm mới hoặc sử dụng quy
trình mới.
- Thiết kế cơng nghiệp (industrial design): phương án và bản vẽ quy định quy

trình, thơng số kỹ thuật và đặc tính vận hành cần thiết cho sản xuất sản phẩm mới hoặc
thực hiện quy trình mới.
- Thu nạp các tư liệu sản xuất khác như nhà xưởng, máy móc thơng thường

(khơng có tiến bộ gì về các đặc tính kỹ thuật) cần thiết cho việc thực hiện đổi mới công
nghệ sản phẩm và quy trình.
- Khởi động sản xuất bao gồm việc điều chỉnh sản phẩm hoặc quy trình, đào tạo

lại đội ngũ lao động về kỹ thuật mới hoặc cách sử dụng máy móc mới, và các hoạt
động sản xuất thử chưa phải R&D.
(3) Tiếp thị các sản phẩm mới hoặc được cải thiện bao gồm các hoạt động

như nghiên cứu thị trường, thử nghiệm thị trường và quảng cáo”.
Mô tả trên đây cho thấy q trình đổi mới cơng nghệ làm phát sinh nhiều loại nhu

cầu công nghệ khác nhau, rất đa dạng. Với những đổi mới mang tính đột phá, nhu cầu
cơng nghệ có thể là dịch vụ R&D, sáng chế hay licence công nghệ, thiết bị đặc chủng
cũng như các dịch vụ liên quan tới hoạt động chuẩn bị sản xuất. Với những đổi mới
bình thường hơn, như tiến hành sản xuất một sản phẩm đã có trên thị trường,

TIEU LUAN MOI download :


8

nhưng là mới đối với DN, nhu cầu công nghệ có thể chỉ là hệ thống thiết bị chuyên
dùng sản xuất ra loại sản phẩm đó, cơng thức pha chế nguyên liệu, dịch vụ kỹ thuật nào
đó, hay R&D để điều chỉnh quy trình cho phù hợp với nguyên liệu địa phương.
Vai trị của đổi mới cơng nghệ:
- Đổi mới cơng nghệ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở cấp độ doanh

nghiệp,nơi tạo ra đổi mới công nghệ và có ảnh hưởng đến tồn bộ nền kinh tế.
- Công nghệ được coi là nhân tố quan trọng tạo ra khả năng cạnh tranh của một

quốc gia. Nếu khơng có phát triển cơng nghệ, một quốc gia có thể đạt được tăng trưởng
cao chẳng hạn như thông qua mức sống cao, tích lũy tư bản lớn nhưng họ khơng thể có
tăng trưởng lâu dài và bền vững.
- Những ảnh hưởng của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế tùy thuộc vào sự

phồn thịnh về kinh tế của từng quốc gia. Vào giai đoạn đầu, khả năng phát triển kinh tế
thường phụ thuộc vào chuyển giao công nghệ từ nước ngồi. Các quốc gia có tốc độ
phát triển kinh tế cao hơn sẽ chuyển đến giai đoạn phổ biến công nghệ. Với các quốc
gia phát triển cao hơn nữa, bản thân họ sẽ trở thành những người sáng tạo cơng nghệ
mới để duy trì tăng trưởng kinh tế cao.
1.3. Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt

Nam
1.3.1. Thực trạng đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Đổi mới công nghệ bao gồm hai hình thức là đổi mới sản phẩm và đổi mới quy
trình. Một doanh nghiệp thực hiện một trong hai hình thức đổi mới này được xem là có
đổi mới cơng nghệ. Theo kết quả tính tốn từ Bộ dữ liệu Khảo sát Doanh nghiệp Việt
Nam 2015, có 511 doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ trong tổng số 983 doanh
nghiệp được khảo sát, chiếm gần 52%.
Xét về hình thức đổi mới cơng nghệ, doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng “ưa
chuộng” đổi mới quy trình nhiều hơn so với đổi mới sản phẩm, cụ thể tỷ lệ đổi mới quy
trình của doanh nghiệp nhiều hơn 15,46 điểm phần trăm so với đổi mới sản phẩm.
Riêng doanh nghiệp thực hiện đồng thời cả đổi mới quy trình và đổi mới sản phẩm hiện
vẫn đang ở mức thấp là 249 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 25,33% như hình 1:

TIEU LUAN MOI download :


9

Hình 1: Tình hình thực hiện đổi mới cơng nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Nguồn: Tính tốn từ Bộ dữ liệu Khảo sát Doanh nghiệp Việt Nam 2015

Hình 2: Tỷ trọng doanh nghiệp đổi mới công nghệ ở các vùng kinh tế - xã hội
Nguồn: Tính tốn từ Bộ dữ liệu Khảo sát Doanh nghiệp Việt Nam 2015
Xét riêng về tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới công nghệ ở các vùng kinh tế-xã hội
của Việt Nam cũng có sự khác biệt. Nhìn chung, ở mỗi vùng thì tỷ lệ đổi mới quy trình
ở mức cao hơn so với đổi mới sản phẩm. Theo hình 2, tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện
đổi mới cơng nghệ tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung dẫn đầu với
40,25% thực hiện đổi mới sản phẩm và 69,20% doanh nghiệp thực hiện đổi mới quy
trình. Đồng bằng sơng Hồng ở vị trí thứ hai với 37,21% doanh nghiệp thực hiện đổi
mới sản phẩm và 52.33% doanh nghiệp thực hiện đổi mới quy trình. Kết quả đáng ngạc

nhiên là tại Đơng Nam Bộ, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sản phẩm là 24,67%, chỉ cao
hơn vùng so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 14,97%. Tuy nhiên, tỷ lệ đổi

TIEU LUAN MOI download :


10

mới quy trình tại Đơng Nam Bộ là 27,39%, trong khi tỷ lệ này ở Đồng bằng sông Cửu
Long là 35,37% (hình 2).
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp Việt Nam.
a. Các yếu tố bên trong: Điển hình là yếu tố nguồn vốn đầu tư cho đổi mới
cơng nghệ.

Hình 3. Nguồn vốn chi cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam Nguồn:
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Tổng cục Thống kê (GSO), Khoa
Kinh tế (DoE) Trường Đại học Copenhagen, Năng lực cạnh tranh và
công nghệ cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam qua kết quả điều tra năm 2013, Hà Nội,
NXB Tài chính, 2014.
Cuộc điều tra của CIEM, GSO, DoE tóm tắt kinh nghiệm đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp trong quá khứ, những thất bại của doanh nghiệp và những mong muốn
mà doanh nghiệp dự định thực hiện trong tương lai. Hình 3 cho thấy phần lớn vốn huy
động cho đổi mới công nghệ trong quá khứ đến từ vốn chủ sở hữu (75%), tiếp đến là
các nguồn vốn tín dụng (21%). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lương
Minh Huân và Nguyễn Thị Thùy Dương (2016), theo đó kinh phí chủ yếu cho các hoạt
động cải tiến công nghệ đến từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp (chiếm 73,07%), tiếp
đến là nguồn đi vay (chiếm 23,17%). Cũng theo Hình 3, các doanh nghiệp thất bại
trong đổi mới công nghệ sử dụng vốn chủ sở hữu lên đến 83%. Trong tương lai, các
doanh nghiệp đều mong muốn có thể giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu


TIEU LUAN MOI download :


11

(55%) và huy động được nhiều vốn tín dụng hơn (42%) trong việc đổi mới công nghệ.
Các kết quả trên nhấn mạnh doanh nghiệp khơng có khả năng đầu tư cho đổi mới công
nghệ là do hạn chế về nguồn vốn tín dụng và khơng đủ vốn tự có.
b. Các yếu tố bên ngồi: Điển hình là yếu tố hợp tác trong đổi mới cơng nghệ.

(1)Hồn
do
nghiệp
(2)Hợp
bên ngồi
(3)Hồn
do bên ngồi
Tổng cộng
Bảng I: Hợp tác trong đổi mới công nghệ doanh nghiệp.
Nguồn: Tính tốn từ Bộ dữ liệu Khảo sát Doanh nghiệp Việt Nam 2015.
Theo kết quả bảng I, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam rất ít khi hợp tác với doanh
nghiệp bên ngồi hoặc cơ sở nghiên cứu trong q trình đổi mới cơng nghệ của doanh
nghiệp, cụ thể có hơn 80% doanh nghiệp được khảo sát đều hoàn toàn thực hiện quá
trình đổi mới này trong nội bộ doanh nghiệp ở cả hai loại hình đổi mới sản phẩm và đổi
mới quy trình. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về đổi mới sáng tạo doanh nghiệp
của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013) khi chỉ ra rằng sự phối hợp giữa doanh nghiệp
Việt Nam và cơ quan Nhà nước, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học là rất thấp,
chỉ có 16% doanh nghiệp từng làm việc với một đơn vị nghiên cứu và 17% doanh
nghiệp từng làm việc với trường đại học.

1.4. Những nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành
dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam
Trong thời đại ngày nay, Trong thời đại ngày nay,việc các nước vừa cùng nhau bắt
tay hợp tác phát triển nhưng đồng thời tạo nên áp lực cạnh tranh. Chính vì thế,các
doanh nghiệp may TTCK của Việt Nam đã và đang áp dụng những công nghệ đổi mới

TIEU LUAN MOI download :


12

cả về máy móc lẫn kỹ thuật. Các đề tài đã được các tác giả nghiên cứu theo các cách
tiếp câ ªn khác nhau. Cụ thể:
- Theo Phan Thị Hiền,Nguyễn N.Hà với đề tài Nghiên cứu phân tích và đánh

giá tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt
may niêm yết trên Thị Trường Chứng Khoán (TTCK) Việt Nam giai đoạn 2009-2018.
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh
nghiệp, tăng trưởng doanh thu, khả năng thanh tốn, và vịng quay tổng tài sản có tác
động tích cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đề tài khai thác theo nhiều khía
cạnh như về cơng nghệ,máy móc,kỹ thuật,đội ngũ nhân viên.Từ kết quả này, nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp dệt
may Việt Nam, từ đó giúp doanh nghiệp trong ngành dệt may phát triển bền vững hơn.
- Theo Minh Nhat (2015) trích dẫn từ thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ

(KH và CN) cho thấy “hiện nay cả nước có gần 600.000 doanh nghiệp, với hơn 90% là
DNVVN. Phần lớn đều đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế
giới từ hai đến ba thế hệ. Trong đó có đến 76% máy móc, dây chuyền cơng nghệ nhập
thuộc thế hệ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50%
thiết bị là đồ tân trang...; chỉ có 20% là nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao”.

- Theo Nguyễn Thị Anh Vân,Nguyễn Khắc Hiếu với đề tài Các yếu tố ảnh hưởng

đến đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp may vừa và nhỏ ở Việt Nam.Kết quả
nghiên cứu cho thấy, có các yếu tố quy mơ doanh nghiệp,sự kiểm tra của cơ quan chức
năng,chứng nhận chất lượng quốc tế,xuất khẩu,đổi mới sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật từ
chính phủ ảnh hưởng tích cực đến việc đổi mới cơng nghệ, trong khi đó thì yếu tố chi
phí phi chính thức ảnh hưởng tiêu cực đến đổi mới cơng nghệ.Từ kết quả nghiên
cứu,một số kiến nghị được đưa ra nhằm gia tăng việc đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp của Việt Nam.
- Theo Đỗ Hoàng Sơn với Xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các

doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh.Bằng chính sách phát triển nền kinh tế nhiều phần,trong đó có kinh tế tư
nhân.Doanh nhân phát triển nhanh chóng và đa dạng với nhiều loại hình khác

TIEU LUAN MOI download :


13

nhau.DNNVV chiếm 90% tổng số doanh nghiệp là một trong những nhân tố tích cực
giúp cho nền kinh tế của nước ta duy trì tốc độ phát triển cao trong những năm vừa
qua,DNNVV đóng góp khoản 42% GDP ,góp phần quan trọng trong giải quyết việc
làm cho trên 50% số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp nói chung ,mỗi
năm tăng gần thêm nửa triệu việc làm.DNNVV tạo nên ngành cơng nghiệp và dịch vụ
phụ trợ quan trọng,góp phần tích cực vào thay đổi cơ cấu kinh tế,phát triển nông thôn
và giải quyết vấn đề xã hội
1.5. Các kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu và các khoảng
trống cần nghiên cứu
1.5.1. Các kết luận rút ra

Các kết quả nghiên cứu của các đề tài có có ý nghĩa quan trọng để luận án kế thừa
và phát triển; là nền tảng để xây dựng cơ sở lý thuyết về nội dung, gắn với bối cảnh và
thực tiễn của các doanh nghiệp May trên TTCK tại Việt Nam.
Qua các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án,các kết luận có thể rút
ra như sau
- Nội dung của đề tài này là đổi mới cơng nghệ hồn tồn, được chia thành hai chủ

đề chính: Xây dựng mơ hình nghiên cứu với các tiêu chuẩn, các tiêu chí đánh giá và đo
lường thực nghiệm về đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp may trên TTCK cụ thể.
- Trong khi khái niệm về sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt May

được đề cập khá thống nhất thì vấn đề xác định khung nghiên cứu và hệ thống các tiêu
chuẩn, tiêu chí đánh giá ĐMCN của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khác biệt. Do vậy, có
thể thấy, mặc dù có nhiều mơ hình đánh giá ĐMCN của doanh nghiệp được phát triển
bởi các nhà nghiên cứu nhưng chưa có mơ hình hay phương pháp nào phù hợp với tất
cả các doanh nghiệp khác nhau và khơng có bộ chỉ số nào có thể áp dụng cho tất cả các
doanh nghiệp vào mọi thời điểm.
- Phần lớn các nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, cịn lại khơng nhiều

các cơng trình nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng hoặc hỗn hợp. Theo đó,
điểm hạn chế chung của hầu hết các nghiên cứu, đó là độ tin cậy của mơ hình bị ảnh
hưởng và các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá trên TTCK. Trên thực tế, không phải tất cả

TIEU LUAN MOI download :


14

các tiêu chí đánh giá đều có trọng số giống nhau, do vậy, các nghiên cứu chưa xác định
được giải pháp ưu tiên để nâng cao hơn.

- Các nghiên cứu thực hiện thường tiến hành khảo sát với các đối tượng nhà

chuyên gia, sinh viên,… mà vẫn chưa có nghiên cứu đến đối tượng trong ngành May
trên TTCK.
- Những nghiên cứu về ĐMCN của các doanh nghiệp dệt May cũng đã hướng đến

đối tượng người lao động trong phân tích việc áp dụng KH&CN vào sản xuất. Mặc dù
còn nhiều bất cập nhưng cũng dẫn có hướng giải quyết cụ thể.
- Một số nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của ngành may Việt Nam cũng như

đổi mới công nghệ, kỹ thuật. Từ đó,mọi người cũng sẽ quan tâm hơn và TTCK sẽ trở
thành tâm điểm để khai thác.
1.5.2. Các khoảng trống cần nghiên cứu
Từ các kết luận được rút ra cho thấy, còn một số khoảng trống cần nghiên cứu
như sau:
- Thứ nhất, cần tập trung hơn đến các đối tượng thuộc ngành may để có một cái

nhìn tổng quan nhất.
- Thứ hai, xây dựng khung nghiên cứu với các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phù

hợp với đề tài nghiên cứu.
- Thứ ba, các đề tài nghiên cứu cần xác định cả phương pháp định tính lẫn

phương pháp định lượng và phương pháp hỗn hợp.
- Thứ tư, quan tâm đến vấn đề trên TTCK nhiều hơn để thăm dị, tìm hiểu thơng

tin.
- Thứ năm, nghiên cứu và đánh giá về thực trạng ĐMCN của các doanh nghiệp có

ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay

Xuất phát từ những khoảng trống nêu trên, luận án tập trung nghiên cứu trả lời
các câu hỏi sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu các đối tượng thuộc ngành dệt May là ai, là cái gì?
- Thứ hai, khung nghiên cứu với các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá nào được đề

xuất trên TTCK về ngành may Việt Nam?
- Thứ ba, có cần thiết phải trung vào các đối tượng để tiến hành khảo sát?

TIEU LUAN MOI download :


15

- Thứ tư, cần có những giải pháp, kiến nghị nào để nâng cao hơn trên TTCK về

ngành may?

Lý thuyết khoa học có liên quan

2.

2.1.

Lý thuyết Schumpeter

Schumpeter là người giữ vị trí tiên phong trong việc phân tích q trình đổi mới
mang tính hệ thống khi ơng nhấn mạnh đối đổi mới chính là động lực cho tăng trưởng.
Vì vậy Iý thuyết của ơng tập trung vào động cơ có nghĩa là từ sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trên thị trường dẫn đến mong muốn tìm kiếm những phương thức mới để
cải tiến cơng nghệ làm mới quy trình kinh doanh để tạo ra lợi thế cạnh tranh và thay

đổi vị trí doanh nghiệp. Từ đó Schumpeter xác định đổi mới là một trong những thành
phần quan trọng của sự thay đổi kinh tế tùy theo lập luận của ông, tăng trưởng kinh tế
là một quá trình chuyển biến từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác
và để tạo được sự chuyển biến ấy cần thực hiện các hoạt động đổi mới. Có
5 hình thức đổi mới như sau:
1) Giới thiệu sản phẩm mới
2) Phương pháp sản xuất mới
3) Nguồn cung cấp nguyên liệu hoặc bán thành phẩm mới
4) Thị trường mới và
5) Cơ cấu tổ chức mới.

Schumpeter đã tìm cách ra lý thuyết đổi mới của Schumpeter đã giúp lý giải các
nguyên tắc chứng minh rằng đổi mới có nguồn gốc sức mạnh thị trường vì đổi mới
cơng nghệ thường tạo ra ra độc quyền tạm thời gia tăng lợi nhuận ngồi dự đốn và
phân biệt doanh nghiệp với đối thủ ngồi hình thành và phát triển nền kinh tế dựa trên
tri thức và khái niệm liên quan đến đổi mới sau này. Có 4 nguyên tắc cần được làm rõ
như sau:
3.

Nếu như kinh tế học tân cổ điển của Adam Smith và kinh tế học keynes chú trọng
sự tích lũy vốn, chỉ xem hai khía cạnh tri thức và cơng nghệ là những q trình
xảy ra bên ngồi hoạt động kinh tế, trái lại theo Schumpeter, nền tảng để đạt được
sự phồn thịnh trong nền kinh tế xuất phát từ sự đổi mới.

4.

Nguyên tắc thứ 2 trong lý thuyết Schumpeter liên quan năng lực thích nghi

trước áp lực và nhu cầu thị trường. Năng lực thích nghi nhấn mạnh khả năng một tổ


TIEU LUAN MOI download :


16

chức thực hiện đổi mới hoặc cải tiến liên tục để thích ứng với những biến chuyện bên
ngồi, dám chấp nhận rủi ro, mạo hiểm để tiến hành đổi mới. Năng lực thích nghi là
điều kiện quyết định một nền kinh tế thế hoặc một doanh nghiệp có thể tăng trưởng
theo thời gian.
Hai nguyên tắc đầu tiên của Schumpeter đã đặt nền tảng cho sự phát triển của lý
thuyết và khái niệm năng lực đổi mới vào những năm 90 sau này.
5.

Nguyên tắc tiếp theo trong lý thuyết của Schumpeter đề cao vai trị của tri thức,

tri thức là chìa khóa cho tăng trưởng. Q trình tìm kiếm và phổ biến tri thức chính là
động lực thúc đẩy đổi mới. Lập luận này được dựa trên cơ sở ở rằng vốn dĩ khơng có
sự tồn tại của thị trường hồn hảo và khơng có giá cả thị trường thuần túy, chỉ có tri
thức mới, cơng nghệ mới, chính sách mới, chuẩn mực mới,...sẽ quyết định hiệu quả
kinh doanh trên thị trường.
Nguyên tắc này đã đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa hai nhân tố năng lực hấp
thụ và sự học hỏi của tổ chức đối với năng lực đổi mới, 2 nhân tố được khám phá góp
phần thúc đẩy năng lực đổi mới trong các nghiên cứu thực nghiệm sau này.
6.

Nguyên tắc cuối cùng đề cập sự thành công của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ

những sáng tạo mang tính đột phá, có khả năng thay thế hồn toàn những cái lỗi thời.
Schumpeter lý giải rằng nền kinh tế dựa trên tri thức ln có xu hướng biến động
khơng ngừng thay vì cân bằng.

Như vậy, trong khi các học thuyết kinh tế tân cổ điển và Keynes xem nhẹ vai trị
của đổi mới, cơng nghệ mới trong tăng trưởng kinh tế thì lý thuyết của Schumpeter đã
mở ra chuyển biến tích cực cho việc hoạch định chính sách đổi mới và khởi động cho
hàng loạt các nghiên cứu hàn lâm sau này. Quan trọng hơn hết, lý thuyết đổi mới của
Schumpeter (1911) đã mở đầu cho sự hình thành lý thuyết và khái niệm năng lực đổi
mới trong giai đoạn tới, đồng thời làm tiền đề cho sự ra đời của 2 nhân tố năng lực hấp
thụ và sự học hỏi của tổ chức và giải thích mối quan hệ giữa chúng với năng lực đổi
mới.
2.2. Lý thuyết Nelson, R (1977, 1982, 1993)
Nelson bắt đầu nỗ lực xây dựng lý thuyết đổi mới dựa trên 2 đặc điểm sau:
(1) Khi môi trường biến đổi và nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng, các quyết

định đổi mới trở nên không chắc chắn, đặc biệt là những công nghệ mới nổi, tức là

TIEU LUAN MOI download :


17

những công nghệ đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào, điều này giống như một con dao 2 lưỡi, có thể đón nhận vơ số cơ hội đang
chờ đợi phía trước hoặc đối mặt với nhiều rủi ro khơng dự đốn được, khó có thể xác
định sự thành cơng hay thất bại của một công nghệ mới. Sự không chắc chắn không chỉ
xuất phát từ bản thân cơng nghệ mà cịn bị chi phối bởi thể chế xã hội nơi công nghệ
mới được hình thành hoặc ứng dụng tại nơi đó. Chính sách hiện hành đôi lúc chỉ phù
hợp với những công nghệ đã phổ biến và có thể khơng thuận lợi cho sự ra đời của công
nghệ mới, dẫn đến tạo ra rào cản cho sự phát triển công nghệ mới (Nelson và cộng sự,
1977).
(2) Cơ cấu thể chế giữ vai trị cung cấp các ưu đãi hoặc khuyến khích cho sự đổi


mới (Nelson và cộng sự, 1982). Vì ơng cho rằng hệ thống đổi mới là một mạng lưới
tương tác lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, Chính phủ, hiệp hội ngành công nghiệp,
R&D, trung tâm sản xuất và đổi mới, trường đại học, trung tâm đào tạo nhân lực, dịch
vụ phân tích và thu thập thơng tin, ngân hàng và các định chế tài chính khác… Tất cả
đóng vai trị quan trọng trong việc đưa sản phẩm mới, quy trình mới và các hình thức tổ
chức mới vào mục đích kinh tế (Nelson, 1933). Ngồi ra, ơng cũng nhấn mạnh vai trò
của đội ngũ nhân lực trong việc quyết định sản sinh tri thức đổi mới. Một doanh nghiệp
có mạng lưới liên kết càng vững chắc đồng thời sở hữu nguồn nhân lực ưu tú sẽ càng
tạo thêm động lực đổi mới cho doanh nghiệp đó. Tuy nhiên lý thuyết của Nelsin chỉ tập
trung phân tích tầm quan trọng của mạng lưới cộng tác và ít đề cập đến nguồn nhân lực.
Như vậy lý thuyết đối mới của Nelson (1977, 1982, 1993) đã giải thích rõ tính
chất của đổi mới, đó là một sự thay đổi khơng ngừng và có tính rủi ro cao, bởi vì đổi
mới phụ thuộc vào nhu cầu thị trường. Tuy nhiên nếu không đổi mới, các tổ chức sẽ trở
nên kém cạnh tranh so với đối thủ. Để giảm nguy cơ rủi ro, đổi mới có thể thực hiện
những cải tiến thay vì đổi mới tồn diện và nên có sự tương tác trong một mạng lưới
đổi mới, và lưu ý rằng doanh nghiệp cần được hậu thuẫn bởi một đội ngũ nhân lực
chất lượng cao. Vì vậy lý thuyết của Nelson đặt nền móng cho mối quan hệ giữa 2
nhân tố mạng lưới công tác và nguồn nhân lực đối với năng lực đổi mới quốc gia –
một trường phái nghiên cứu phổ biến nửa cuối thập niên 1990.

TIEU LUAN MOI download :


18

2.3.

Lý thuyết NIS (Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia)

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một vần đề dành được sự quan tâm chú ý trên thế

giới từ vài thập kỷ qua và ở nước ta nó đang được xem là nhân tố quan trọng tạo nên
ưu thế cạnh tranh của quốc gia.
Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐMST, cách tiếp cận theo
hướng xây dựng và phát triển hệ thống ĐMST, cách tiếp cận theo hướng xây dựng và
phát triển hệ thống ĐMST quốc gia (National Innovation System – NIS) – một khuôn
khổ, thể chế quan trọng trong việc kết nối, làm gia tăng các năng lực khoa học, công
nghệ và ĐMST (KHCN&ĐMST). Đây là hướng đi được nhiều quốc gia quan tâm áp
dụng, bao gồm các quốc gia phát triển và đang phát triển. Khái niệm này cũng đã được
sử dụng bởi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD),
Ngân hàng thế giới (WB), Ủy ban châu Âu (EC),...
Ấn phẩm đầu tiên sử dụng khái niệm NIS là phân tích về Nhật Bản của GS. Chris
Freeman (Viện chính sách khoa học tại Anh). Năm 1987, GS.Chris Freeman là người đã
đưa đầy đủ khái niệm NIS trong cuốn sách đề cập đến quá trình đổi mới ở Nhật Bản.
Cơng trình phân tích của ơng rất tồn diện, bao hàm những đặc trưng nội bộ và tổ chức
của doanh nghiệp, quản trị công ty, hệ thống giáo dục và khơng kém phần quan trọng là
vai trị của chính phủ.
Khái niệm NIS sau đó được củng cố vững chắc trong các tài liệu ĐMST là kết
quả của sự hợp tác giữa Freeman, Nelson và Lundvall về lý thuyết công nghệ và kinh tế
(Dosi et al., 1988). Khái niệm NIS tiếp tục được phát triển hơn nữa về mặt phân tích và
thực nghiệm bởi Lundvall (1992) và Nelson (1993). NIS được sử dụng rộng rãi trong
bối cảnh học thuật và cũng như một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách ĐMST.
NIS đã xuất hiện trong cách cơng trình của một số nhà kinh tế chuyên nghiên cứu
về ĐMST và các nhà học giả Mỹ đã tìm cách so sánh vai trò của các trường Đại học
Mỹ trong thúc đẩy ĐMST của các doanh nghiệp với các mô thức của Nhật Bản và châu
Âu.
Hiện nay, chưa có định nghĩa thống nhất, duy nhất về NIS do với bối cảnh và mục
tiêu nghiên cứu khác nhau sẽ có nhiều định nghĩa khác nhau về NIS:

TIEU LUAN MOI download :



19

- Theo Chris Freeman (1987): “NIS là một mạng lưới các tổ chức, thiết chế trong các

khu vực tư nhân và công cộng vùng phối hợp hoạt động lẫn nhau trong quá trình
nghiên cứu, nhập khẩu, cải tiến và phổ biến các công nghệ mới.”
- Theo Lundvall B.A (1992): “NIS gồm các bộ phận và các mối quan hệ tương tác

trong các hoạt động sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức mới có ích lợi về kinh tế...
Kiến thức này hoặc được đưa vào, hoặc bắt nguồn từ trong nước”.
- Theo Nelson R.R (1993): “NIS là tập hợp các tổ chức tương tác lẫn nhau có tác

dụng quyết định tới hoạt động của ĐMST của các doanh nghiệp trong nước”.
- Theo Patel và Pavitt (Giáo sư tại đại học Cambridge, Anh, 1994): “NIS gồm các tổ

chức trong nước, là hệ thống kích thích và tạo năng lực quyết định tốc độ và chiều
hướng cải tiến công nghệ (hoặc là tốc độ và cấu thành của các hoạt động tạo ra ĐMST)
trong một nước”.
- Theo Metcalfe (1995): “NIS là tập hợp các tổ chức khác nhau góp phần với việc

phát triển và phổ biến công nghệ mới, tạo nên khn khổ để chính phủ hoạch định và
thực thi các chính sách ĐMST. Đó là hệ thống các tổ chức có quan hệ tương tác với
nhau để tạo lập, lưu trữ và chuyển giao tri thức, kỹ năng và các yếu tố tạo công nghệ
mới”.
- Theo OECD: “NIS là một hệ thống các cơ quan thuộc các lĩnh vực công và tư nhân,

mà hoạt động của nó nhằm khám phá, du nhập, biến đổi và phổ biến các công nghệ
mới. Đó là hệ thống có tính tương hỗ của các doanh nghiệp công và tư, các trường đại
học và các cơ quan Chính phủ, nhằm hướng tới sự phát triển của KH&CN trong phạm

vi quốc gia. Tính tương hỗ của các đơn vị này có thể là về mặt kỹ thuật, thương mại,
luật pháp và tài chính, nhằm những mục đích phát triển, bảo trợ hay thực hiện các
hoạt động KH&CN”.
Theo OECD, NIS có thể được hiểu là một tập hợp các cơ quan, tổ chức và các cơ
chế chính sách cùng nhau tương hỗ nhằm theo đuổi các mục tiêu KT – XH và sử dụng
ĐMST để khuyến khích sự thay đổi.
Qua những định nghĩa trên ta có thể khái quát: NIS là tập hợp tất cả các thể chế
và cơ chế (công và tư), tương tác với nhau để kích thích, hỗ trợ cho ĐMST, biến tri
thức mới thành cơng nghệ, hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ bởi xã hội. Nói cách
khác, NIS bao gồm các thiết chế, các hệ thống tổ chức ở tầm quốc gia nhằm gắn bó

TIEU LUAN MOI download :


20

hữu cơ các tổ chức khoa học, các trường đại học với sản xuất, thúc đẩy việc tạo ra và
ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu sáng tạo để đổi mới sản phẩm, phát
triển kinh tế.
Bên cạnh đó, thực chất của sự phát triển NIS là liên kết tồn hệ thống, lấy các
cơng ty, các hãng, các doanh nghiệp làm chủ thể chính và là trung tâm liên kết các yếu
tố của hệ thống đổi mới như Chính phủ, cơ cấu tổ chức ngành tài chính, hoạt động
NC&PT, tổ chức NC&PT, các trường đại học nghiên cứu. Đó không phải là một hành
động tách biệt, cũng không phải diễn ra theo đường thẳng. Hệ thống chứa đựng nhiều
yếu tố của q trình ĐMST. Những yếu tố này khơng tách rời mà tương tác với nhau
nhằm thúc đẩy ĐMST công nghệ của quốc gia. Với cách tiếp cận này, nội dung trọng
tâm của NIS là tạo mơi trường chính sách thúc đẩy ĐMST sản phẩm, dịch vụ, công
nghệ, tổ chức, quản lý để gắn các hoạt động NC&PT với thương mại hóa và đem lại
các giá trị kinh tế - xã hội, khắc phục vai trò tồn tại tự thân của bất kỳ một yếu tố nào
trong hệ thống, đặc biệt là các yếu tố KH&CN.

Một là, xây dựng NIS mang tính hệ thống nhằm thúc đẩy đổi mới sản phẩm, dịch
vụ, công nghệ. Đây là nội dung mang tính bản chất nhất của cách tiếp cận NIS. Nó thể
ở tính hệ thống. Các yếu tố thuộc NIS bao gồm: Các yếu tố, loại hoạt động (NC&PT,
thương mại hóa sản phẩm mới, tạo mơi trường văn hóa, các hoạt động giáo dục, đào tạo
nhân lực KH&CN); Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng KH&CN (thông tin, tiêu chuẩn hóa,
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...). Các tổ chức: Chính phủ, doanh nghiệp, đại học, viện
nghiên cứu, các tầng lớp dân cư có liên quan hoặc chịu ảnh hưởng của các chính sách
và thành quả KH&CN. Các chính sách: Cơng nghiệp, thương mại, KH&CN, tài chính,
tiền tệ, mơi trường,...
Các yếu tố này bao gồm tất cả các nhân tố, các tổ chức và các chính sách trực tiếp
và gián tiếp tham gia vào quá trình ĐMST sản phẩm, ĐMST cơng nghệ của các doanh
nghiệp trong q trình cạnh tranh trên thị trường. Ở đây, cả một hệ thống của quốc gia
bao gồm hệ thống các tổ chức NC&PT, các doanh nghiệp thuộc cộng đồng sản xuất
kinh doanh, các trường đại học, Chính phủ và các yếu tố thị trường mỗi khi có mục tiêu
chung sẽ lập tức được huy động và phối kết hợp với nhau một cách linh hoạt để hướng
tới tiêu điểm chung là tạo ra sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới theo nhu cầu của
khách hàng.

TIEU LUAN MOI download :


21

Hai là, phát triển NIS nhằm gắn các hoạt động NC&PT với các hoạt động KT –
XH, gắn kết giữa các năng lực NC&PT trong nước với các năng lực ĐMST nước
ngồi; xây dựng NIS mang tính mở. Mục tiêu phát triển NIS không chỉ là thúc đẩy đổi
mới sản phẩm, cơng nghệ mà quan trọng hơn đó là hịa trộn, gắn kết các hoạt động
KH&CN với các hoạt động KT – XH. Vì thế NIS thể hiện rõ tính mở. Sở dĩ có tính mở
là vì trong khn khổ của NIS, các hoạt động đều cùng có chung một mục tiêu là tạo ra
sản phẩm mới, dịch vụ mới, đồng thời nâng cao được năng lực cạnh tranh của

ngành/quốc gia/doanh nghiệp.
Ba là, phát triển NIS nhằm gắn liền khu vực nghiên cứu và sản xuất – các doanh
nghiệp - đối tượng trung tâm của phát triển NIS. Trên thực tế, những ý tưởng ĐMST có
thể xuất hiện từ rất nhiều nguồn và ở bất kỳ một giai đoạn nào trong NC&PT, tiếp thị
và phổ biến công nghệ mới. Thực tế này đã là cơ sở của mơ hình đổi mới mang tính
liên kết và hệ thống, nhưng lấy doanh nghiệp làm trung tâm liên kết sẽ phù hợp với
quan niệm của NIS.
2.4.

Lý thuyết đổi mới công nghệ

Lịch sử tiến bộ của xã hội loài người diễn ra chủ yếu nhờ thay đổi công cụ và
phương pháp sản xuất. Sự thay đổi đó là sự thay đổi cơng nghệ. Sự thay đổi có tiến bộ
cơng nghệ là đổi mới cơng nghệ. Vậy đổi mới cơng nghệ là gì?
Theo OECD (2005): “Đổi mới công nghệ bao gồm các sản phẩm và quy trình
mới và những thay đổi cơng nghệ quan trọng của sản phẩm và quy trình. Một đổi mới
đã được thực hiện nếu có đã được giới thiệu trên thị trường. Đổi mới công nghệ là
không thể tránh khỏi đối với các cơng ty muốn phát triển và duy trì tính cạnh tranh
hoặc đạt được mục tiêu thâm nhập vào thị trường mới (Souitaris, 2002). Đổi mới công
nghệ là việc thay thế một phần chính hay tồn bộ cơng nghệ đang sử dụng bằng một
công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới cơng nghệ có thể nhằm tăng năng
suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản
phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường”.
Theo Branscomb (2001): “Đổi mới công nghệ là việc thực hiện thành công
(trong thương mại hoặc quản lý) của một ý tưởng kỹ thuật mới. Những đổi mới được
phân biệt với các phát minh”. Theo Frankelius (2009) đổi mới có liên quan đến nhưng
khơng giống như phát minh, vì đổi mới có nhiều khả năng liên quan đến việc

TIEU LUAN MOI download :



22

triển khai thực tế một phát minh (tức là khả năng mới/ cải tiến) để tạo ra tác động có
ý nghĩa trong thị trường hoặc xã hội và không phải là tất cả các đổi mới đòi hỏi một

phát minh (Bhasin, 2012).
Đổi mới cơng nghệ đóng một vai trị này càng nổi bật trong sự tăng trưởng của
các nền kinh tế cơng nghệ hàng đầu. Các mơ hình của q trình đổi mới cơng nghệ đã
phát triển theo thời gian và hiện có thể tính đến nhiều yếu tố ngồi công ty ảnh hưởng
đến khả năng đổi mới (Branscomb, 2001).
Theo Cancino, Paza, Ramaprasad và Syn (2018): “Đổi mới công nghệ được coi
là phương thức để tối ưu hóa việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực quan trọng trong
các hệ thống kinh tế xã hội – sinh học”.
Đổi mới công nghệ cũng có thể hiểu là sự đổi mới cách thức mà tổ chức thực hiện
các hoạt động và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ. Đổi mới công nghệ bao gồm:
- Đổi mới sản phẩm: Là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản

phẩm truyền thống của cơng ty mình. Việc tạo ra một sản phẩm mới rất khó khăn.
Thường phải có nguồn chi phí lớn để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này;
có đội ngũ cán bộ và cơng nhân kỹ thuật có khả năng triển khai hoạt động…
o Sản phẩm mới về công nghệ là sản phẩm có cơng dụng, tính năng hồn tồn

mới so với các sản phẩm cùng chủng loại được doanh nghiệp sản xuất trước đó. Sản
phẩm mới có thể được tạo ra nhờ ứng dụng các cơng nghệ hồn tồn mới, hoặc bằng
cách thay đổi cách thức tổ chức, tích hợp các cơng nghệ hiện có để tạo ra tính năng,
cơng dụng mới của sản phẩm.
o Sản phẩm được cải tiến về công nghệ được hiểu là một sản phẩm vẫn thuộc

dịng sản phẩm trước đó, nhưng có tính năng, cơng dụng mới hơn nhờ có những cải tiến

đáng kể về cơng nghệ. Những đổi mới này có thể được tạo ra nhờ việc sử dụng loại
nguyên vật liệu thích hợp hơn (chi phí thấp hơn hoặc tiết kiệm năng lượng, bền hơn…),
hoặc dựa trên việc đổi mới một số bộ phận/linh kiện của sản phẩm đó.

TIEU LUAN MOI download :


×