Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.17 KB, 33 trang )

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................... 1
Lời nói đầu .............................................................................................. 3
I. Khái quát về hệ thống bán lẻ của VN ..................................................... 4
1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
2. phân loại hệ thống .................................................................................... 4
II. Cam kết hội nhập WTO và tác động của nó đến thị trường và hệ
thống bán lẻ .................................................................................................. 7
1.Cam kết hội nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam ................. 7
1.1. Hiệp định về thương mại và dịch vụ (general agreement on trade in
services-GATS) ............................................................................................ 7
1.1.1. Mục đích của hiệp định: ............................................................. 7
1.1.2. Nội dung cơ bản của hiệp định .................................................. 7
1.1.3. Cam kết chung: ......................................................................... 9
1.1.4. Lộ trình .................................................................................... 12
2. Tác động của thực hiện cam kết đối với thị trường và hệ thống bán lẻ
.................................................................................................................... 15
III. Phát triển thị trường và hệ thống bán lẻ trong điều kiện thực hiện
cam kết. ....................................................................................................... 17
1. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam ................................................. 17
1.1 Điểm thu hút các đại gia bán lẻ nước ngoài ................................ 18
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
2
1.2. Hạn chế của thị trường bán lẻ Việt Nam ..................................... 20
1.3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ các năm. ......... 22
1.4. Xu hướng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại ở Việt
Nam. ................................................................................................... 27
2. Khiến nghị phát triển thị trường và hệ thống bán lẻ VN trong điều
kiện thực hiện cam kết. .............................................................................. 29
2.1.Giải pháp vĩ mô. ........................................................................... 29


2.2. Giải pháp dành cho các doanh nghiệp. ....................................... 31
Tài liệu tham khảo: ............................................................................... 35
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
3
Lời nói đầu
Việt nam đang trên đường phát triển sau sắc về kinh tế,văn hóa và xã
hội. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức
cho nền kinh tế nước nhà. Một trong những bước tiến của hội nhập kinh tế thế
giới là Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO. Theo cam kết với
WTO, kể từ 1.1.2009, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ hoàn toàn cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hệ thống bán lẻ Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ phía các
hệ thống bán lẻ nước ngoài thâm nhập vào thị trường, để có thể cạch tranh và
phát triển cần có những sự thay đổi thích ứng tích cực.
Hy vọng đề án “ Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện
cam kết WTO” sẽ mang lại những giải pháp khả thi cho các doanh nghiệp bán
lẻ trong bối cảnh sự cạnh tranh thị phần bán lẻ tại Việt Nam đang ngày càng
khốc liệt.
Tôi xin trân trong cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Quang Huy đã hướng dẫn tôi
thực hiện đề án này.
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
4
I. Khái quát về hệ thống bán lẻ của VN
1. Một số khái niệm cơ bản
a. bán lẻ
-nhà bán lẻ là người chuyên bán một số chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ
nhất định cho người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân.
-Bán lẻ nói chung là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ
nhà sản xuất, hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùng nhằm
phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình.

Bán lẻ là các hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp đến người sử dụng
cuối cùng. Các chủ thể trong hệ thống phân phối là nhà sản xuất, người bán
buôn, người bán lẻ đều có thể tiến hành hoạt động bán lẻ song hầu hết hoạt
động bán lẻ được tiến hành bởi các nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ là những doanh
nghiệp mà hoạt động bán hàng của họ chủ yếu là từ hoạt động bán lẻ. Mặc dù
hầu hết hoạt động bán lẻ diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ song trong những
năm gần đây hình thức bán lẻ không qua siêu thị, đại siêu thị ngày càng phát
triển và trở nên phổ biến tạo nên một xu hướng tiêu dùng mới.
2. phân loại hệ thống
Các dạng phân phối như sau: các cửa hàng tạp hóa bán lẻ; các cửa hàng trung
tâm với diện tích lớn và vị trí thuận tiện; các trung tâm bán sỉ, các chợ đầu
mối; hệ thống bán hàng lưu động (hàng rong); các cửa hàng bán lẻ chuyên
biệt.
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
5
Dạng 1: các cửa hàng bán lẻ
Các cửa hàng bán lẻ đã tồn tại từ lâu đến mức không ai biết cửa hàng đầu tiên
có từ khi nào và tới giờ thì các cửa hàng bán lẻ này vẫn tiêu thụ được trên
90% tổng lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Trong thời điểm hiện nay, các cửa hàng bán lẻ đã có sự thay đổi căn bản ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP HCM,
Cần Thơ với sự phân hóa khá rõ về chủng loại hàng hóa và cách thức trưng
bày. Ở các thành phố này, các cửa hàng bán lẻ đã không còn mang tính “tạp
hóa” nữa mà mang tính “bán lẻ” – chủng loại mặt hàng giảm đi và số lượng
các thương hiệu của cùng chủng loại tăng lên.
Dạng 2: các cửa hàng trung tâm với diện tích lớn và vị trí thuận tiện
Các trung tâm bán lẻ (shopping mall) hiện nay chưa nhiều, nhưng có thể nói
đó là tương lai của thị trường bán lẻ hàng cao cấp – hiện nay có thể gọi tên 3
trung tâm là Parkson, Diamon Plaza và Vincom Tower là đúng tầm của một
trung tâm mua sắm.

Dạng 3: các trung tâm bán sỉ, các chợ đầu mối
Các trung tâm bán sỉ và các chợ đầu mối sẽ là kênh phân phối bị ảnh hưởng
mạnh nhất khi Việt Nam tham gia vào WTO. Đây là nơi mà sản phẩm sẽ được
quyết định bởi hai nguồn lực: vốn cung ứng và sức mạnh thuyết phục hệ
thống phân phối “ôm hàng”
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
6
Các công ty Việt Nam có thể “mạnh một chân” là vốn cung ứng cho các chợ
sỉ và các trung tâm bán sỉ kiểu Metro nhưng khi so sánh với các công ty có đủ
“hai chân” là vốn và sức mạnh thương hiệu thì rõ ràng là sẽ luôn luôn bị ép
phải thường xuyên ứng vốn, thậm chí đến một giai đoạn nhất định thì dù có
vốn cũng chưa chắc đã có hiệu quả trong kinh doanh tại kênh phân phối này
nếu như không có được một thương hiệu mạnh
Dạng 4: hệ thống bán hàng lưu động (hàng rong)
Hệ thống này rất hiệu quả ở các vùng quê nhưng nguồn hàng cung cấp của hệ
thống này chính là các đại lý nhỏ hoặc thậm chí là các cửa hàng tạp hóa bán
lẻ. Do đó hệ thống này góp phần tăng sức mạnh của hệ thống tạp hóa bán lẻ.
Dạng 5: các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt
Đây là các cửa hàng chuyên doanh.
Các cửa hàng này chỉ bán một chủng loại sản phẩm, có thể bán lẻ và cũng có
thể cung cấp số lượng lớn theo yêu cầu.
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
7
II. Cam kết hội nhập WTO và tác động của nó đến thị trường và hệ
thống bán lẻ
1.Cam kết hội nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam

1.1. Hiệp định về thương mại và dịch vụ (general agreement on trade in
services-GATS)
1.1.1. Mục đích của hiệp định:

Thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực thương mại dịch vụ của các
nước thành viên để tạo thuận lợi cho dòng thương mại dịch vụ có điều kiện
phát triển thuận lợi, công bằng và có hiệu quả.
1.1.2. Nội dung cơ bản của hiệp định
a. Các ngành dịch vụ (được phân thành 12 ngành với tổng số 155 phân
ngành)

1.Dịch vụ nghề nghiệp và dịch vụ kinh doanh (Business services)

2.Dịch vụ liên lạc (Communication services)

3.Dịch vụ xây dựng và thi công (Construction and related engineering
services)

4.Dịch vụ phân phối- đại lý môi giới ( Distribution services)

5.Dịch vụ giáo dục (Educational services)
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
8

6.Dịch vụ môi trường (Environmental services)

7.Dịch vụ tài chính Financial services

8.Dịch vụ liên quan đến sức khỏe và dịch vụ xã hội (Health-related and
social services)

9.Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành (Tourism and travel-
related services)


10.Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao (Recreational, cultural and
sporting services)

11.Dịch vụ vận tải (Transport services)

12.Dịch vụ khác bao gồm bất cứ loại hinh dịch vụ nào chưa được nêu ở
trên
b. Các phương thức cung cấp dịch vụ

Qua tiêu dùng ở nước ngoài

Cung cấp qua biên giới

Hiện diện của thể nhân

Hiện diện thương mại
c. Nguyên tắc chung

Nguyên tắc tối huệ quốc: Nếu một nước mở cửa một thị trường dịch vụ
thì nước đó phải dành cơ hội đồng đều cho các nhà cung cấp dịch vụ của
tất cả các thành viên của vWTO.
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
9

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia: Các thành viên phải dành cho các dịch vụ
và nhà cung cấp dịch vụ sự đối xử giống như họ dành cho dịch vụ và các
nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.

Minh bạch hóa: Các thành viên phải công bố và thông báo sớm các thông
tin về các quy định chung, về hệ thống luật định, các biện pháp được áp

dụng, các quy định dưới luật và thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực
hoặc tiểu lĩnh vực dịch vụ cho hội đồng thương mại dịch vụ và các thành
viên.

Thừa nhận lẫn nhau: Các thành viên công nhận các thủ tục của nhau liên
quan đến giáo dục- đào tạo, cấp giấy phép và các thủ tục khác cần phải có
trong việc đáp ứng nhu cầu, điều kiện cần phải có cho các nhà cung cấp
dịch vụ hoạt động.

Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển: tạo thuận lợi
cho các nước đang phát triển tham gia và hưởng lợi nhiều hơn từ thương
mại dịch vụ.
1.1.3. Cam kết chung:
a. Mức độ

Các ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch..ta giữ được mức
độ cam kết phù hợp

Các ngành viễn thông, ngân hàng, chứng khoán có một số bước tiến
nhưng đều phù hợp với dịnh hướng phát triển của ngành đã được phê
duyệt
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
10

Công ty nước ngoài chỉ được phép hiện diện tại Việt nam dưới hình thức
chi nhánh tuỳ theo từng ngành cụ thể đã cam kết.

Trong công ty phải có ít nhất 20% cán bộ quản lý là người Việt nam

Được phép mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt nam với tỷ lệ phù hợp

với từng ngành (ngân hàng tối đa 30%)
b. Các biện pháp hạn chế

Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ.

Hạn chế tổng giá trị giao dịch.

Hạn chế về sống lượng dịch vụ.

Hạn chế về số lượng lao động.

Hạn chế về hình thức thành lập doanh nghiệp.

Hạn chế về vốn góp của nước ngoài.
c. Những cam kết cụ thể quan trọng
Dịch vụ viễn thông
- Cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ
viễn thông(chuyển phát, dịch vụ điện thoại, dịch vụ telex..) không gắn
với hạ tầng mạng
- Dịch vụ viễn thông gắn với hạ tầng mạng(nhà nước nắm đa số vốn)
nước ngoài chỉ được góp vốn tối đa 49%
Dịch vụ ngân hàng
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
11
- 1/4/2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài (ngân
hàng mẹ phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD)
- Được thành lập chi nhành ngân hàng tại Việt nam (không được mở chi
nhánh phụ và ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản trên 20 tỷ USD)
- Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập chi nhánh được nhận tiền gửi
VNĐ từ các thể nhân Việt nam theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp:

1/1/2007: 650%;1/1/2008: 800%;1/1/2009: 900%; 1/1/2010:
1000%;1/1/2011: đối xử quốc gia đầy đủ.
- Được thành lập ngân hàng liên doanh, bên nước ngoài góp vốn không
quá 50%;
- Được mua cổ phần các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam không
quá 30% vốn pháp định ngân hàng.
Dịch vụ chứng khoán
- Ngay khi gia nhập các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài
được phép thành lập văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đối
tác Việt nam tỷ lệ góp vốn không quá 49%
-
Sau 5 năm cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước
ngoài và thành lập chi nhánh ở Việt nam.
Dịch vụ bảo hiểm
- Việt nam cam kết các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ(trừ bảo hiểm y tế), phi
nhân thọ, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm…
- Từ ngày 1/1/2008 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được kinh
doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểmtrách nhiệm của xe
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
12
cơ giới, bảo hiểm các công trình dầu khí và các công trình đễ gây nguy
hiểm đến an ninh công cộng..
- Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài
được thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ( thoả thuận với Hoa
kỳ)
Dịch vụ phân phối
- Các dịch vụ cam kết: dịch vụ đại lý hoa hồng,dịch vụ bán buôn, bán
lẻ,dịch vụ nhượng quyền thương mại
- 1/1/2009 được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
-

Mở điểm bán lẻ thức 2 trở đi phải được phía Việt nam cho phép theo
từng trường hợp cụ thể.
- Không được phép phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí,
băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý
- Một số mặt hàng nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón.. chỉ mở
cửa thị trường sau 3 năm
1.1.4. Lộ trình
Theo cam kết với WTO, kể từ 1.1.2009, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ
hoàn toàn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quyền phân phối
của nhà đầu tư nước ngoài gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.
Khi nhà đầu tư nước ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ thứ hai, sẽ được xem xét
trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
13
ENT được WTO sử dụng trong đàm phán thương mại dịch vụ, dựa trên ba
tiêu chí: số lượng các nhà bán lẻ trên một địa bàn cụ thể, sự ổn định của thị
trường, và quy mô địa lý của khu vực dân cư. Ngoài ra, còn có thêm hai tiêu
chí khác đã được Chính phủ Việt Nam ban hành (nghị định 23/2007) là quy
hoạch của các tỉnh, thành phố và mật độ dân cư. Như vậy, nếu thị trường cần
thêm một điểm bán thì địa phương sẽ cấp phép còn nếu cho rằng chưa cần,
nhà quản lý có quyền từ chối cấp phép.

Theo cam kết, lộ trình mở cửa ở thị trường dịch vụ phân phối như sau:
Về hình thức đầu tư:
-Từ tháng 1/2007, các nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập các
công ty liên doanh phân phối hàng hóa, trong đó phía nước ngoài được phép
chiếm giữ 49% số vốn.
-Từ 01/01/2008: cho phép liên doanh không hạn chế vốn góp từ phía nước
ngoài.
-Từ 01/01/2009: cho phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước

ngoài. Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) chỉ được xem xét
tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
-Từ 01/01/2010: các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phép cung cấp
dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng sản xuất tại VN và nhập khẩu
hợp pháp vào VN.
Đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại, từ ngày 11/01/2007, các nhà đầu
tư nước ngoài có thể lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên,
trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam
Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO
14
Về lập cơ sở bán lẻ: theo quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/
QĐ-BTM: "Quyền phân phố của nhà đầu tư nước ngoài gắn với quyền được
lập cơ sở bán lẻ thứ nhất". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khi nhà đầu
tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền phân phối sẽ đương nhiên
được mở cơ sở bán lẻ ở bất cứ đâu trên địa bàn địa phương.
Khi lập cơ sở bán lẻ thứ hai được xem xét dựa trên cơ sở kiểm tra nhu cầu
kinh tế - ENT (số lượng các cơ sở bán lẻ cùng mô hình hoạt động, cùng
chủng loại mặt hàng trong phạm vi địa phương; sự ổn định của thị trường địa
phương; mật độ dân cư trên địa bàn dự kiến đặt cơ sở bán lẻ; sự phù hợp của
dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố).
Về hàng hóa: danh mục hàng hóa loại trừ vĩnh viễn đó là những mặt hàng mà
nhà ĐTNN sẽ không bao giờ được quyền tham gia phân phối trên lãnh thổ
Việt Nam như: lúa, gạo, đường, thuốc lá và xì gà, dầu thô và dầu qua chế
biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách - báo - tạp chí, kim loại quý và đá quý, vật
phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu (băng, đĩa...).
Danh mục hàng hóa loại trừ có thời hạn (nhà ĐTNN được quyền phân phối
theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết như: từ 01/01/2009 máy kéo - phương
tiện cơ giới - ô tô con và xe máy; từ 01/01/2010 rượu, xi măng và clinke, phân
bón, sắt thép, giấy, lốp xe (trừ lốp máy bay), thiết bị nghe nhìn)
.

Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO

×