Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.92 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP SINH –
GIỮA KÌ I
Câu 1: Vì sao nói protein có tính đa dạng và đ ặc thù?
+) Prơtêin có tính đặc thù là do số lượng thành phần, trình tự sắp xếp của các axit amin
và cấu trúc khơng gian
+) Prơtêin có tính đa dạng là do phân tử prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân,
đơn phân là 20 loại axit amin. Số lượng và thành phần và trình tự sắp xếp của hai mươi
loại axit amin đã tạo ra tính đa dạng của prơtêin
Câu 2: Vì sao nói ADN có tính đa dạng và đặc thù?
+) Tính đặc thù của phân tử ADN do mỗi phân tử ADN được đặc trưng số lượng, thành
phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêơtit.
+) Tính đa dạng của phân tử ADN: do phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân (các đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X). Khi thay đổi số lượng, thành phần và
trình tự sắp xếp các nucleotit thì có thể tạo vơ số phân tử ADN khác nhau.
Câu 3: Trình bày cơ chế phát sinh giao tử
*Quá trình phát sinh giao tử đực:
+) Tế bào mầm sinh dục nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra tinh nguyên bào.
+) Tinh nguyên bào qua kì trung gian tạo thành tinh bào bậc I
+) Qua giảm phân I tạo thành 2 tinh bào bậc 2
+) Qua giảm phân 2, tạo thành 4 tinh trùng mang n NST.
*Quá trình phát sinh giao tử cái:
+) Tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra noãn ngun bào.
+) Nỗn ngun bào qua kì trung gian tạo ra noãn bào bậc 1.
+) Qua giảm phân I tạo 1 nỗn bào bậc 2 (kích thước lớn) và 1 thể cực thứ nhất (kích
thước nhỏ)
+) Qua giảm phân 2, tạo ra 1 trứng (kích thước lớn) và 3 thể cực (kích thước
nhỏ).
Câu 4: Trình bày kết quả của q trình nguyên phân và giảm phân
*Từ một tế bào mẹ ban đầu có bộ NST là 2n qua q trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào
con có bộ NST giống tế bào mẹ
*Từ một tế bào mẹ với 2n NST, qua hai lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều có


bộ NST giảm đi một nửa so với mẹ (n NST)
Câu 5: Nêu diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân và giảm
phân?
#Nguyên phân:
*Kì đầu:
- Thoi phân bào được hình thành nối liền hai cực tế bào, màng nhân và
nhân con tiêu biến.


- Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động
đính vào các sợi tơ của thoi phân bào.

*Kì giữa:
Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào.
*Kì sau:
2 crơmatit từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li
về hai cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào.
*Kì cuối:

Tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh.

# Giảm phân:
*Giảm phân I:
+) Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi
chéo.
+) Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.
+) Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế
bào.

+) Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép
bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.
*Giảm phân II:
+) Kì đầu II: NST co xoắn.
+) Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
+) Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế
bào.
+) Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.
Câu 6: Ở một lồi gen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng. Cho
cá thể mắt đỏ thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng thu được f1 đều mắt
đỏ
a) Lập sơ đồ lai nói trên
b) Nếu tiếp tục cho cá thể f1 lai với nhau thì kết quả sẽ như thế nào?
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
Câu 7: Mạch thứ nhất của gen có trình tự các nucleotit:
-A-T-G-X-X-G-A-T-T-A-Aa) Viết mạch 2 của gen


b) ARN tổng hợp từ mạch 1 có trình tự như thế nào?
__________________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________________
_____________________________________________
*Vì sao tỉ lệ nam nữ 1:1(?)
Ở người, nữ có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính là XX, nam có cặp NST giới tính là
XY.Trong q trình giảm phân tạo giao tử, nữ chỉ cho một trứng mang NST X; nam cho hai
loại tinh trùng một mang NST X, một mang NST Y với tỉ lệ ngang nhau. Qua quá trình thụ
tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với trứng mang NST X, tạo ra hai loại tổ hợp XX (phát
triển thành con gái) và XY (phát triển thành con trai). Hai tổ hợp này có tỉ lệ ngang nhau
nên tỉ lệ nam/nữ luôn xấp xỉ 1/1.
[Vì:
Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam. nữ xấp xỉ bằng nhau là do sự phân lí của cặp NST XY
trong phát sinh giao tử tạo ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng ngang
nhau.
Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và
XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1]



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×