Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH công tác can thiệp, trợ giúp trẻ em có HIV AIDS tại trung tâm bảo trợ xã hội số 2 yên bài ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 115 trang )

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC XÃ HộI Và NHÂN VĂN
-----------------------*---------------------

NGUYễN THị HồNG THƠ

CÔNG TáC CAN THIệP, TRợ GIúP TRẻ EM Có HIV/AIDS
TạI TRUNG TÂM BảO TRợ XÃ HộI Số 2 - YÊN BàI - BA Vì - Hà NộI

LUậN VĂN THạC Sĩ
Chuyên ngành: Công tác x· héi
M· sè: 60 90 01 01

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. Nguyễn Thị Trà Vinh

Hµ Néi – 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC XÃ HộI Và NHÂN VĂN
-----------------------*---------------------

NGUYễN THị HồNG THƠ

CÔNG TáC CAN THIệP, TRợ GIúP TRẻ EM Có HIV/AIDS
TạI TRUNG TÂM BảO TRợ XÃ HộI Số 2 - YÊN BàI - BA Vì - Hà NộI
LUậN VĂN THạC Sĩ
Chuyên ngành: Công tác x· héi
M· sè: 60 90 01 01



Ng-êi h-íng dÉn khoa häc

Chủ tịch hội đồng

TS. Nguyễn Thị Trà Vinh

PGS.TS Nguyễn Hồi Loan

Hµ Néi – 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu trong luận văn là sự thật và
đã được những người có liên quan đồng ý cho sử dụng. Tơi xin chịu trách
nhiệm về tính xác thực của các thơng tin có trong luận văn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài Công tác can
thiệp, trợ giúp trẻ có HIV/AIDS tại Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 n Bài Ba Vì - Hà Nội tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ, nhân viên
của trung tâm cùng toàn thể người dân và chính quyền địa phương.
Để hồn thành luận văn tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin chân thành
cảm ơn các thầy cô trong khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Hà Nội. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Trà Vinh - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q

trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Vì thời gian, kinh nghiệm và trình độ cịn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp
của tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý của
các thầy, cơ giáo, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Thơ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. 5
DANH MỤC CÁC BIỂU ................................................................................ 5
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 7
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 9
2.1. Thực trạng trẻ em có HIV/AIDS ở Việt Nam: .................................... 9
2.2 Các cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học về trẻ có HIV/AIDS ....... 9
3. Ý nghĩa của nghiên cứu ......................................................................... 13
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .................................................... 14
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 14
4.2 Khách thể nghiên cứu ......................................................................... 14
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 14
7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 15

7.1 Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 15
7.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 15
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 15
9. Kết cấu luận văn .................................................................................... 16
NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 17
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................... 17
1.1 Các khái niệm chính trong nghiên cứu............................................. 17
1.1.1 Khái niệm HIV/AIDS...................................................................... 17
1.1.2 Trẻ em có HIV/AIDS ...................................................................... 20
1.1.3 Trung tâm bảo trợ xã hội ................................................................. 21
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.4 Đặc điểm tâm lý và những trở ngại của trẻ có HIV/AIDS ở trung
tâm bảo trợ................................................................................................ 22
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp ................................................. 24
CHƢƠNG 2: CÔNG TÁC CAN THIỆP, TRỢ GIÚP TRẺ EM
CÓ HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM BTXH SỐ 2 YÊN BÀI - BA VÌ
- HÀ NỘI ....................................................................................................... 35
2.1 Khái quát về trung tâm bảo trợ xã hội số 2 ...................................... 35
2.2 Thực trạng các hoạt động tiếp nhận, can thiệp, trợ giúp trẻ em có
HIV/AIDS tại trung tâm bảo trợ xã hội số 2 ........................................... 48
2.2.1. Thực trạng tiếp nhận trẻ có HIV/AIDS vào trung tâm ................. 48
2.2.2 Thực trạng can thiệp, trợ giúp trẻ có HIV/AIDS ........................... 56
2.2.2.1 Cơng tác chăm sóc, ni dưỡng................................................ 57
2.2.2.2 Cơng tác chăm sóc sức khỏe:.................................................... 62
2.2.2.3 Cơng tác hỗ trợ vui chơi và sinh hoạt xã hội: ........................... 67
2.2.2.4. Hoạt động tư vấn tâm lý .......................................................... 71

2.2.2.5 Hoạt động liên kết nguồn lực.................................................... 74
2.2.2.6 Công tác giáo dục ..................................................................... 76
CHƢƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CAN
THIỆP, TRỢ GIÚP TRẺ CÓ HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM BTXH SỐ 2
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ......................................................... 82
3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ em có
HIV/AIDS tại trung tâm bảo trợ xã hội số 02 ......................................... 82
3.1.1. Yếu tố chính sách ........................................................................... 82
3.1.2.Yếu tố xã hội, cộng đồng ................................................................ 84
3.1.3. Yếu tố nguồn nhân lưc ................................................................... 86
3.1.4 Yếu tố kinh tế .................................................................................. 87
3.2. Vai trò của nhân viên xã hội trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt
động can thiệp, trợ giúp trẻ có HIV/AIDS tại trung tâm BTXH số 2 ...... 88
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.3.1 Vai trò vận động và kết nối nguồn lực ............................................ 89
3.2.2 Vai trò giáo dục ............................................................................... 93
3.2.3 Vai trò tham vấn tâm lý ................................................................... 93
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 100
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 106

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTXH

: Bảo trợ xã hội

CTXH

: Công tác xã hội

TH

: Tiểu học

BHYT

: Bảo hiểm y tế

LĐ-TB&XH

: Lao động - thương binh và xã hội

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Độ tuổi của cán bộ nhân viên trung tâm bảo trợ xã hội số 02 ........... 39
Bảng 2: Trình độ chun mơn của cán bộ, nhân viên trung tâm

bảo trợ xã hội số 02 ........................................................................... 41
Bảng 3: Thâm niên công tác của cán bộ, nhân viên trung tâm
bảo trợ xã hội số 02 ........................................................................... 45
Bảng 4: Diễn biến số lượng trẻ tại trung tâm bảo trợ xã hội số 2
giai đoạn 2001-2013.......................................................................... 48
Bảng 5: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ khi vào trung tâm.............................. 54
Bảng 6: Bảng theo dõi cân nặng của bé Đ.A .................................................. 62
Bảng 7: Các hoạt động được tổ chức ở trung tâm BTXH số 02 năm 2013 .... 68

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 1: Tháp nhu cầu của trẻ em có HIV/AIDS ........................................ 25

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đại dịch HIV/AIDS rất nguy hiểm và đang lan nhanh trên toàn cầu, bất
cứ một cá nhân nào trong xã hội cũng có thể trở thành nạn nhân của
HIV/AIDS nếu không sử dụng những biện pháp - kỹ năng sống an toàn. Do
vậy, đối tượng của HIV/AIDS rất đa dạng, từ trẻ em, thanh niên đến người
già. Trong đó, trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhất, rất cần được sự quan tâm
trợ giúp đặc biệt của tồn xã hội.
Trẻ em có HIV/AIDS hiện nay mặc dù đã nhận được những sự hỗ trợ
về mặt pháp luật, chính sách, các chế độ an sinh cũng như sự trợ giúp từ phía
cộng đồng và xã hội song trẻ có HIV/AIDS vẫn đang gặp phải rất nhiều
những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống học tập, vui chơi
cũng như các sinh hoạt của các em như: sự kỳ thị của cộng đồng, luật ban
hành nhưng chưa được thực hiện, những khó khăn khi tới trường, sự hỗ trợ về

y tế không đảm bảo…
Đứng trước thực trạng ngày càng gia tăng về số lượng trẻ em có
HIV/AIDS cũng như những khó khăn mà các em gặp phải trong cuộc sống,
trong luận văn này, sinh viên muốn tập trung đi sâu tìm hiểu cơng tác can
thiệp, trợ giúp trẻ có HIV/AIDS tại trung tâm Bảo trợ xã hội số 2 n Bài –
Ba Vì từ đó để thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình can thiệp, trợ
giúp đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp,
trợ giúp trẻ có HIV/AIDS tại trung tâm.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hiện tại đang đứng trước nhiều thách thức: chiến tranh, đói
nghèo, thiên tai và bệnh tật. Hàng năm có hơn 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết
đi do những căn bệnh mà chúng ta có thể ngăn ngừa được trong đó có
HIV/AIDS. Năm 2007 có khoảng 2,5 triệu trẻ em trên tồn thế giới chết đi vì
AIDS và con số mắc mới trong năm lên tới 420000 trẻ. Riêng tại Việt Nam,
trong những năm 1995 – 2002 số lượng trẻ có HIV/AIDS gia tăng nhanh
chóng từ 2 đến 2166 trường hợp.
Trẻ em là đối tượng đặc biệt cần được sự nuôi dưỡng, che chở của gia
đình và xã hội, những trẻ có HIV/AIDS cịn địi hỏi các điều kiện chăm sóc tốt
hơn về dinh dưỡng, y tế đặc biệt là sự nâng đỡ về mặt tinh thần. Thế nhưng
những định kiến khắt khe của xã hội đã ngăn cản sự hội nhập của trẻ có
HIV/AIDS với cộng đồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở
ngại cho mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch này trên toàn cầu.
Hiện nay ở Việt Nam, nhiều trung tâm chăm sóc trẻ có HIV/AIDS đã
được xây dựng nhằm hỗ trợ các em có một cuộc sống bình thường như bao trẻ

em khác, trong đó có trung tâm BTXH số 02 Yên Bài – Ba Vì – Hà Nội.
Trong những năm qua trung tâm BTXH số 2 đã có nhiều hoạt động trợ giúp
trẻ có HIV/AIDS đang được ni dưỡng ở đây như chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ
vui chơi và sinh hoạt xã hội, hoạt động tư vấn tâm lý, hoạt động liên kết
nguồn lực, công tác giáo dục. Tuy nhiên trong tiến trình thực hiện, các trung
tâm này gặp khơng ít khó khăn trong việc giúp các em sống, phát triển và hịa
nhập với cộng đồng. Những khó khăn này xuất phát từ nhiều yếu tố ảnh
hưởng trong đó phải kể đến các yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội - cộng đồng, yếu
tố nguồn nhân lực, yếu tố chính sách.
Xuất phát từ lí do trên, tơi đã lựa chọn đề tài “Công tác can thiệp, trợ
giúp trẻ em có HIV/AIDS tại Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 Yên Bài – Ba Vì
– Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đi sâu tìm
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiểu, nghiên cứu công tác can thiệp, trợ giúp trẻ em có HIV tại trung tâm,
những yếu tố ảnh hưởng tới q trình can thiệp, trợ giúp từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ có HIV/AIDS
tại trung tâm này.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng trẻ em có HIV/AIDS ở Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Y Tế, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn diễn biến

phức tạp, tính đến ngày 30/6/2012, trên tồn quốc có 204.019 người có HIV
đang sống và được báo cáo, trong đó có 58.569 người ở giai đoạn AIDS và
đến nay đã ghi nhận 61.856 người đã tử vong do AIDS. Mỗi tháng, Việt Nam
phát hiện được trên 1.000 ca có HIV mới.
Số lượng trẻ em có HIV/AIDS và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng đang
ngày một gia tăng. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện
nay cả nước có khoảng 457.691 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong đó có
9.757 trẻ có HIV/AIDS. Trung bình mỗi năm, cả nước có gần 5.000 phụ nữ
mang thai có HIV. Với tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con từ 30 - 40%, mỗi
năm có thêm khoảng 2.000 trẻ em sinh ra có HIV. Số trẻ em có HIV tập trung
nhiều ở các tỉnh thành có nhiều người có HIV/AIDS như: Hà Nội, Hải Phịng,
Lào Cai, Nghệ An…Đây thực sự là con số lớn và đáng lo ngại. Nhưng điều đáng
quan tâm hơn cả là hơn 50% trong số các em có HIV/AIDS thuộc gia đình
nghèo và rất nghèo, điều đó đã làm ảnh hưởng vơ cùng lớn đến việc đáp ứng các
nhu cầu chính đáng của các em về mặt y tế, giáo dục.
Như vậy, có thể khẳng định: thực trạng đáng lo ngại về mặt số lượng
của trẻ em có HIV/AIDS tại Việt Nam khơng những đang trở thành mối quan
tâm lớn của các cơ quan nhà nước hoạt động trong lĩnh vực y tế hay Lao động
xã hội mà còn là nỗi lo lắng của tồn xã hội.
2.2 Các cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học về trẻ có HIV/AIDS
Ở nước ta, thực trạng HIV/AIDS đã tồn tại qua nhiều năm tính từ ca
nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện năm 1990 cho đến nay. Hiện nay cùng
với quá trình phát triển của xã hội thì vấn đề HIV/AIDS nói chung và trẻ em
có HIV/AIDS nói riêng đã được quan tâm nhiều hơn. Có nhiều cơng trình
khoa học, báo cáo của các ngành y tế, văn hóa, chính trị, các hoạt động xã hội
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



tuyên truyền trên những phương tiện thông tin đại chúng cũng như nhiều cuộc
hội thảo khoa học các cấp được thực hiện nhằm đánh giá được thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp để giải quyết vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung
ương trong nghiên cứu “Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam” năm 2011
đã thống kê lại số ca có HIV/AIDS tính đến thời điểm 30/09/2010. Trong đó
số ca nhiễm HIV cịn sống là 180.312 người, số bệnh nhân AIDS còn sống là
42.339 người, số người nhiễm HIV đã tử vong là 48.368 người. Thơng qua
đó tác giả phân tích sự phân bố các ca nhiễm bệnh theo khu vực, theo nhóm
tuổi, theo giới tính, theo nhóm đối tượng và rút ra kết luận: 10 tỉnh có tỷ lệ
người nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất bao gồm Điện Biên, Yên Bái,
Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phịng, Thành
phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Người nhiễm HIV có xu hướng trẻ
hóa qua các năm, tâp trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 20-29(45,4%) và nhóm
tuổi 30-39(39,7%). Số người nhiễm HIV là nam giới chiếm phần lớn với tỷ lệ
80%, nữ giới 20%. Người nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở các nhóm đối tượng
có nguy cơ cao bao gồm nhóm nghiện chích ma túy, nhóm phụ nữ bán dâm,
nhóm bệnh nhân hoa liễu, nhóm tình dục đồng giới, nhóm bệnh nhân lao.
Tác giả đã đưa ra một số chương trình can thiệp đã và đang được thực
hiện như: truyền thông thay đổi hành vi; các chương trình dự án giảm hại
phịng lây truyền HIV như cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị nghiện
ma túy bằng thuốc thay thế methadone; tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV;
phát hiện và điều trị bệnh nhân mắc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình
dục; chăm sóc và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS; điều trị dự
phòng lây truyền mẹ sang con…và theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì các
chương trình trên đã cho thấy có hiệu quả trong việc hạn chế lây truyền HIV.
Cuối cùng tác giả rút ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
can thiệp với người có HIV/AIDS:
10


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một là, cần tăng cường độ bao phủ của các chương trình dự phịng
giảm hại (bao cao su và bơm kim tiêm sạch, điều trị cai nghiện ma tuý) trong
các nhóm quần thể nguy cơ cao: người nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm,
khách hàng của phụ nữ mại dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới. Dự
phịng lây truyền qua đường tình dục từ những nhóm nam giới có nguy cơ cao
(người nghiện chích ma túy và nam giới có nhiều bạn tình) sang vợ và bạn
tình của họ cần được ưu tiên trong giai đoạn tới.
Hai là, cần tăng cường các nguồn lực và mở rộng cơng tác chăm sóc và
điều trị người nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV,
nhằm đạt được độ bao phủ 75% vào năm 2012.
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Lâm - Bệnh viện nhiệt đới trung ương trong
nghiên cứu Hỗ trợ trẻ em có và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS năm 2010 đã khẳng
định sự cần thiết trong việc thực hiện tổng thể các hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của trẻ có và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS như: hỗ trợ các
chương trình tại cộng đồng và các dịch vụ tại phịng khám, cung cấp các dịch
vụ tồn diện cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, bao gồm: hỗ trợ thực phẩm
và dinh dưỡng, nơi ở, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ giáo
dục, đào tạo nghề, hỗ trợ mua BHYT, hỗ trợ học phí, dụng cụ học tập, hỗ trợ
vay vốn khơng lãi cho gia đình người có HIV/AIDS…
Nhóm tác giả Phạm Hằng Hà, Phạm Thị Lan Anh - Đại học Y dược
TP.Hồ Chí Minh trong nghiên cứu Nhu cầu hội nhập của trẻ em có HIV/AIDS
tại Trung tâm Mai Hịa năm 2008 đã đi sâu tìm hiểu những hiệu quả trong
hoạt động của mơ hình chăm sóc tập trung trẻ có HIV/AIDS tại Trung tâm
Mai Hịa như tạo những điều kiện tốt về mặt dinh dưỡng, y tế, vệ sinh cá
nhân, học tập và vui chơi. Từ đó nhóm tác giả nhận thấy nhu cầu rất lớn của
trẻ có HIV/AIDS tại trung tâm là được hòa nhập với cộng đồng bên ngồi.
Tuy nhiên trong tiến trình thực hiện trung tâm gặp rất nhiều khó khăn, tồn tại

như: mơ hình chăm sóc bệnh nhân có HIV/AIDS của trung tâm bao gồm cả
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


người lớn và trẻ em, đây là nét khá đặc biệt, thuận lợi cho sự chăm sóc các em
về mặt tinh thần; tuy nhiên việc tách biệt trại người lớn và trẻ em đã gây
nhiều hạn chế trong mối liên lạc giữa các em và bệnh nhân người lớn. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các em khơng hồn tồn bị cơ lập với xã hội bên ngồi
thế nhưng các em vẫn chưa nhận được đón nhận bởi cộng đồng nơi các em
cư ngụ do người dân địa phương chưa thật sự hiểu về căn bệnh, về các em; từ
đó chưa có nhận thức đúng đắn và sự cảm thơng sâu sắc với hoàn cảnh cũng
như sự khác biệt mà các em đang phải gánh chịu.
Từ những kết quả nghiên cứu trên nhóm tác giả đã đề ra một số giải pháp
với mong muốn hạn chế phần nào những trở ngại mà trung tâm gặp phải trong
tiến trình hỗ trợ các em có HIV hội nhập với cộng đồng như xây dựng những tổ
ấm trong đó các thành viên gia đình là những bệnh nhân có HIV khơng nơi
nương tựa. Kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức các buổi truyền
thơng nói chuyện với người dân địa phương để nâng cao hiểu biết của người
dân về căn bệnh AIDS qua đó có những nhận thức đúng đắn và sự cảm thơng
sâu sắc với trẻ em có HIV nói chung và các em hiện sống tại trung tâm Mai
Hịa nói riêng.
Thạc sỹ Phạm Văn Tư, Khoa Công tác xã hội - ĐHSP Hà Nội trong
nghiên cứu Tham vấn tâm lý cho trẻ có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS năm
2010 đã chỉ ra rằng trẻ có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường gặp phải
những khó khăn tâm lý khi chứng kiến cái chết của cha mẹ, người thân và bản
thân các em cũng phải đối mặt với tình trạng sức khỏe khơng tốt của mình khi
mang trong người căn bệnh AIDS, thêm vào đó các em chịu sự kỳ thị, phân
biệt đối xử khá nặng nề của cộng đồng. Kết quả nghên cứu cho thấy phần lớn

các em cảm thấy có gì đó khơng ổn lắm với tỷ lệ 75.2%, 22% các em cảm
thấy bình yên, yên ổn và chỉ có 2.8% ý kiến đánh giá khơng bình n, khơng
ổn. Do vậy, khó khăn tâm lý của các em rất cần được quan tâm giải quyết để
các em có sức khỏe tâm thần khỏe mạnh, để được hưởng trọn vẹn quyền trẻ
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


em của mình. Tuy nhiên, để có thể trợ giúp cho trẻ có và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS một cách có hiệu quả rất cần có sự trợ giúp của nhà tham vấn –
những người được đào tạo, có kiến thức, kỹ năng, có phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp – nhằm trợ giúp cho trẻ có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhằm thay
đổi tích cực thái độ, hành vi trong gia đình, cộng đồng đối vởi trẻ có và bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS và giúp trẻ có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vượt qua
khủng hoảng, thay đổi tích cực thái độ hành vi, sống lạc quan và hòa nhập.
Mục đích của tham vấn tâm lý cho trẻ có HIV/AIDS là giúp các em ổn
định, kiểm soát được cảm xúc của mình, đáp ứng các nhu cầu tâm lý, sống lạc
quan và có được trạng thái tinh thần tốt hơn.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số vấn đề
về HIV/AIDS, nhu cầu của trẻ có HIV/AIDS cũng như một số biện pháp hỗ
trợ cho trẻ có HIV/AIDS. Nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể, đầy
đủ về vấn đề HIV/AIDS của trẻ em ở trung tâm BTXH số 2 Yên Bài –Ba Vì,
đặc biệt là việc tìm hiểu cơng tác can thiệp và những yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình can thiệp, trợ giúp trẻ có HIV/AIDS tại trung tâm này. Vì vậy tơi đã
lựa chọn trung tâm BTXH số 2 Yên Bài – Ba Vì làm địa bàn nghiên cứu của
mình. Hơn thế nữa đây là một trung tâm tiếp nhận khá đơng trẻ có HIV, có
một quy trình tiếp nhận, chăm sóc, trợ giúp can thiệp riêng cho đối tượng này.
Trung tâm lại nằm ở khu vực vùng sâu của huyện Ba Vì- nơi mà sự kì thị cuả
cộng đồng đối với những đứa trẻ có HIV/AIDS cịn rất nặng nề gây ảnh

hưởng rất lớn tới sự phát triển về tâm sinh lý cũng như q trình hịa nhập
cộng đồng của các em.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Ý nghĩa lý luận:
Nghiên cứu góp phần hồn thiện lý luận về các phương pháp can thiệp,
trợ giúp công tác xã hội cho trẻ em có HIV/AIDS.
- Ý nghĩa thực tiễn:
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nghiên cứu đóng góp những kiến thức thực tiễn về đặc điểm, nhu cầu,
thực tế cuộc sống và những khó khăn của trẻ có HIV/AIDS tại trung tâm
BTXH số 2 Yên Bài – Ba Vì. Nghiên cứu cũng đi sâu tìm hiểu những nguồn
lực mà nhân viên xã hội có thể khai thác để hỗ trợ trẻ em có HIV/AIDS tại
trung tâm. Và từ những kết quả nghiên cứu đó sẽ xây dựng một số giải pháp
khả thi, có hiệu quả trong việc can thiệp, hỗ trợ trẻ có HIV/AIDS tại trung
tâm bảo BTXH số 2.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động trợ giúp, can thiệp đối với trẻ em có HIV/AIDS đang sinh
hoạt và được nuôi dưỡng tại trung tâm BTXH số 2 .
4.2 Khách thể nghiên cứu
Trẻ em có HIV/AIDS và các cán bộ tại trung tâm BTXH số 2 Yên Bài Ba Vì - Hà Nội
5. Phạm vi nghiên cứu
Các hoạt động trợ giúp trẻ em có HIV/AIDS ở trung tâm BTXH số 2
Yên Bài - Ba Vì - Hà Nội.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Số lượng, đặc điểm trẻ em có HIV/AIDS tại Trung tâm BTXH số 2?

- Trung tâm BTXH số 2 có những hoạt động gì để can thiệp, trợ giúp
trẻ em có HIV/AIDS?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình can thiệp, trợ giúp trẻ em
có HIV tại trung tâm BTXH số 2?
- Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ có
HIV/AIDS tại trung tâm BTXH số 2?

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu cơng tác can thiệp, trợ giúp trẻ có HIV/AIDS và
những yếu tố ảnh hưởng đến q trình can thiệp, trợ giúp từ đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện các hoạt động trợ giúp, can thiệp đối với trẻ em có
HIV/AIDS để các em có điều kiện phát triển bản thân, xóa bỏ những định
kiến về trẻ em có HIV/AIDS đồng thời giúp cho các em tránh khỏi những
mặc cảm tự ti của bản thân để hòa nhập xã hội.
7.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các mơ hình can thiệp, hỗ trợ trẻ em có HIV/AIDS.
- Đánh giá, khảo sát thực trạng trẻ có HIV/AIDS tại trung tâm BTXH
số 2 Yên Bài và những biện pháp mà trung tâm đã sử dụng để hỗ trợ với
những trẻ em có HIV/AIDS.
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình can thiệp, trợ giúp trẻ
có HIV/AIDS tại trung tâm.
- Xây dựng, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện các biện pháp trợ
giúp, can thiệp đối với trẻ có HIV/AIDS.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu các chính sách của nhà nước dành cho trẻ có HIV/AIDS.
- Nghiên cứu các cơng trình khoa học về trẻ em có HIV/AIDS
- Tìm hiểu, đọc và phân tích các bài báo, báo cáo tổng kết tình hình
thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm BTXH số 2.
- Tổng hợp lại các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận, biện pháp nâng
cao hiệu quả trợ giúp trẻ có HIV/AIDS tại trung tâm.
* Phương pháp quan sát:
Sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu:
- Mơi trường sống của trẻ
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Kỹ năng, thái độ của nhân viên
- Mối quan hệ giữa trẻ và cán bộ nhân viên trong trung tâm
* Phương pháp phỏng vấn sâu:
Trong đề tài nghiên cứu này tôi tiến hành phỏng vấn sâu với các đối
tượng sau:
- Lãnh đạo và cán bộ của trung tâm: 2 người
- Cán bộ của trung tâm: 2 người
- Mẹ nuôi: 2 người
- Trẻ em có HIV/AIDS đang được chăm sóc, ni dưỡng tại trung
tâm: 3 trẻ
- Chính quyền địa phương: 1 người
- Người dân sống gần trung tâm: 2 người
9. Gỉa thuyết nghiên cứu:
Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 đã có những hoạt động thiết thực, có hiệu
quả nhằm trợ giúp trẻ có HIV/AIDS sống và hịa nhập cộng đồng.

Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong
việc can thiệp, trợ giúp trẻ có HIV/AIDS.
Nhân viên cơng tác xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ có HIV/AIDS tại trung tâm bảo trợ
xã hội số 2.
10. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Công tác can thiệp, trợ giúp trẻ có HIV/AIDS tại trung tâm
BTXH số 2 Yên Bài – Ba Vì – Hà Nội.
Chương 3: Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động can thiệp, trợ giúp
trẻ có HIV/AIDS tại trung tâm BTXH số 2 và đề xuất một số giải pháp.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Các khái niệm chính trong nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm HIV/AIDS
* Khái niệm HIV: HIV là tên viết tắt của từ tiếng Anh Human
Immunodeficiency Virus(HIV), nghĩa là viruts gây suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người.
HIV dễ dàng thay đổi bộ mã di truyền của nó. Do vậy, từ một bộ mã
ban đầu nó có thể biến thành nhiều nhóm khác nhau. Chính vì vậy việc tạo
vắc xin phịng bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại vẫn chưa có vắc xin
phịng bệnh HIV.
Trong cơ thể người, HIV có nhiều nhất trong máu, trong tinh dịch, dịch

âm đạo rồi đến trong sữa của người nhiễm HIV, với số lượng đủ ngưỡng để
làm lây truyền từ người này sang người kia. Do đó đây chính là cơ sở khoa
học để xác định đường lây truyền của HIV và trang bị cho mọi người nhận
thức về phương thức lây truyền của HIV.
Khi ở ngồi cơ thể người thì HIV dễ bị chết ở nhiệt độ cao và bị tiêu
diệt bởi các hóa chất khử trùng thơng thường.
* Khái niệm AIDS: là chữ cái viết tắt theo tiếng Anh của cụm từ
Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây chính là giai đoạn cuối của một
bệnh lây truyền ở người do mắc phải loại siêu vi tên là HIV. HIV làm suy yếu
dần dần hệ miễn dịch là hàng rào phòng thủ chống lại bệnh tật của cơ thể,
khiến cho các mầm bệnh thừa cơ hội tấn công gây ra nhiều chứng và bệnh
nguy hiểm dẫn đến tử vong.
AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh mà là hội chứng mắc phải do
HIV gây ra. Thời gian nhiễm AIDS phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó chủ
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


yếu là do sức chống đỡ, chế độ dinh dưỡng, thói quen, hành vi và điều kiện
chăm sóc y tế của người nhiễm.
* Phương thức lây truyền HIV/AIDS:
Có nhiều trường hợp, nhiều cách thức khác nhau lây truyền HIV từ
người này sang người khác. Tuy nhiên, căn cứ vào phương thức lây truyền thì
người ta xác định có 3 con đường lây truyền cơ bản đó là:
- Lây truyền HIV qua đường máu: Mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu
của người nhiễm HIV đều có thể bị truyền nhiễm HIV. Lây truyền qua đường
máu chính là con đường lây rất cao chiếm 100%.


Ảnh 1: Dùng chung bơm kim tiêm một trong những con đường làm lây
truyền virus HIV
- Lây truyền qua đường tình dục: Mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch
sinh dục của người nhiễm HIV đều có thể bị lây nhiễm HIV. Đây là con
đường lây lớn nhất thế giới chiếm tới 80%.
- Lây HIV từ mẹ sang con: HIV lây truyền từ mẹ sang con trong thời
gian có thai, sinh nở và ni con bú. Khi mang thai, máu của mẹ bị nhiễm

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


HIV qua nhau thai để vào cơ thể thai nhi. Khi sinh, HIV từ dịch âm đạo của
mẹ, dịch cổ tử cung, từ nước ối xâm nhập vào cơ thể trẻ khi sinh (qua niêm
mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc sây sát của trẻ trong quá trình đẻ). Khi cho con
bú, HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ, nhất là
khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc khi trẻ đang mọc răng cắn
núm vú. Đường lây truyền này có tỷ lệ thấp dưới 30% nếu có sự can thiệp và
hướng dẫn chăm sóc một cách tỷ mỉ, sự tư vấn của các cán bộ y tế thì khả
năng lây bệnh này sẽ giảm xuống 0 – 5%.

Ảnh 2: HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con
* Các con đường khơng làm lây truyền HIV/AIDS:
HIV khơng có trong nước bọt, mồ hơi, nước tiểu, nước mắt, hơi thở do
đó HIV không lây truyền qua việc tiếp xúc thông thường như:
- Ngồi ăn chung bàn, chung mâm, uống nước chung cốc
- HIV không lây khi người bị nhiễm HIV hắt hơi, ho.
- HIV khơng lây khi ơm hơn, nói chuyện trực tiếp xã giao, bắt tay,
chung phòng làm việc hay dùng chung nhà tắm.

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- HIV không lây khi bị muỗi, côn trùng cắn, súc vật cắn.
Do đó tất cả chúng ta có thể sống và làm việc, học tập chung với người
nhiễm HIV mà không sợ bị lây nhiễm HIV. Chỉ trừ trường hợp chúng ta tiếp
xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh dục của họ thì sẽ bị lây HIV của họ.
* Điều trị HIV/AIDS.
Hiện tại người ta sử dụng thuốc ARV để điều trị cho những người có HIV.

Ảnh 3: Thuốc điều trị HIV
Thuốc ARV có tác dụng:
- Làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự hoạt động của virus HIV.
- Cải thiện sức khỏe và tăng tuổi thọ sống của người có HIV.
- Làm giảm sự lây truyền HIV và ngăn ngừa sự lây nhiễm sau phơi nhiễm.
- Phục hồi chức năng miễn dịch.
- Giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV.
Ngồi ra việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ cũng
góp phần rất lớn trong việc giảm sự hoạt động của virus HIV trong cơ thể
người có HIV/AIDS.
1.1.2 Trẻ em có HIV/AIDS
* Là trẻ em mang virus HIV trong cơ thể, được xét nghiệm có HIV
dương tính (H+). Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện khách quan tác động:
bản thân các em từ khi trong bào thai đã là một cơ thể có HIV, do cơ chế lây
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



truyền từ mẹ sang con nên virus HIV xâm nhập vào cơ thể các em là một điều
tất yếu và khơng thể tránh khỏi. Mặt khác các em cũng có thể lây nhiễm trong
q trình chăm sóc người thân mà khơng thực hiện các biện pháp dự phịng
lây nhiễm.
1.1.3 Trung tâm bảo trợ xã hội
* Khái niệm:
Trung tâm bảo trợ (hay trại tế bần) là những khu trại, khu nhà được
dựng lên cố định hay tạm thời tại những địa điểm nhất định để thực hiện việc
cứu tế, cung cấp lương thực, thực phẩm miễn phí cho những người vì điều
kiện, hoàn cảnh chủ quan, khách quan trong một thời điểm nhất định nào
khơng thể tự ni sống mình, cung cấp cho đối tượng chỗ ở và công ăn việc
làm. Các đối tượng ở đây thường là những người nghèo khổ, vô gia cư, nạn
nhân của thiên tai, lũ lụt, hạn hán, trẻ em lang thang, trẻ mồ côi, trẻ có
HIV/AIDS, người già, người tàn tật…( Nguồn Wikipedia)
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, ni dưỡng các đối tượng quy định tại
điều 5 của Nghị định 68/NĐ – CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều
kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp
các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động
khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề,
giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí
tuệ và nhân cách.
4. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều
kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi Trung tâm bảo trợ xã hội trở về với gia đình,
tái hịa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.

21


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×