Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH chữ nôm trong tự đức thánh chế tự học giải nghĩa ca luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 94 trang )

đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn

*******

Hà đăng việt

Chữ Nôm
trong

tự đức thánh chế tự học giải nghĩa ca

Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Chuyên ngành: Hán Nôm
MÃ số: 60.22.40
Khóa: 47 (2002 - 2005)
Ng-ời h-ớng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Khoái

Hà nội - 2006

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 3
2. Mục đích đề tài ...................................................................................... 4
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 4
4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu .................................. 6
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 7


6. Bố cục của luận văn ............................................................................... 8
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1
TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ HỌC GIẢI NGHĨA CA TỪ GĨC NHÌN VĂN
BẢN VÀ VĂN TỰ HỌC.................................................................................................... 9
1.1. VĂN BẢN TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ HỌC GIẢI NGHĨA CA ..... 10
1.1.1. Nguồn văn bản ........................................................................... 10
1.1.2. Mô tả văn bản ............................................................................. 10
1.2. CƠ CẤU CỦA TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ HỌC GIẢI NGHĨA CA ... 12
1.2.1. Các môn loại của Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca ...... 12
1.2.2. Vốn chữ và đơn vị đƣợc chọn để giải nghĩa trong Tự Đức Thánh
chế Tự học giải nghĩa ca ...................................................................... 13
1.2.2.1. Mục chữ Hán....................................................................... 13
1.2.2.2. Vốn chữ Hán được giải nghĩa.............................................. 14
1.3. VẤN ĐỀ GIẢI NGHĨA CHỮ HÁN CỦA TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ
TỰ HỌC GIẢI NGHĨA CA ...................................................................... 16
1.3.1. Cách sắp xếp chữ để giải nghĩa .................................................. 16
1.3.2. Cách giải nghĩa ........................................................................... 22
1.3.2.1. Giải nghĩa theo lối đối dịch ................................................. 22
1.3.2.2. Giải nghĩa theo lối giải thích ............................................... 25
1.3.3. Cách chọn nghĩa để thích nghĩa ................................................. 30

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3.3.1. 100 chữ Hán đầu tiên đƣợc giải nghĩa trong Nhân sự loại
(thượng) ............................................................................................ 30
1.3.3.2. 100 chữ Hán đầu tiên đƣợc giải nghĩa trong Chính hố loại

(thượng) ............................................................................................. 41
CHƢƠNG 2
CHỮ NÔM TRONG TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ HỌC GIẢI NGHĨA CA...... 47
2.1. CẤU TRÚC CỦA CHỮ NÔM TRONG TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ
HỌC GIẢI NGHĨA CA............................................................................. 47
2.1.1. Lựa chọn mô hình phân loại chữ Nơm....................................... 47
2.1.2. Phân tích cấu trúc chữ Nơm ....................................................... 50
2.1.3. Kết quả phân tích chữ Nơm …………………………………...59
2.2. VIỆC SỬ DỤNG CHỮ NÔM TRONG TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ
HỌC GIẢI NGHĨA CA............................................................................. 64
2.2.1. Chữ Nôm ghi phƣơng ngữ ......................................................... 64
2.2.2. Vấn đề về sự điển chế của chữ Nôm qua Tự Đức Thánh chế tự
học giải nghĩa ca .................................................................................. 71
2.2.3. Chữ Nôm của Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca trong tiến
trình chữ Nơm Việt............................................................................... 72
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 80
PHỤ LỤC...................................................................................................83
1. Bản chụp một số trang văn bản ……………………………………...83
2. Danh mục phân loại cấu tạo chữ Nôm …………………....................97
3. Danh mục chữ Nôm ………………………………………………..155
4. Hiện trạng phân bố cấu tạo chữ Nôm……………………………... 217
5. Hiện trạng sử dụng chữ Nôm……………………………………….232

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

嗣 德 聖 制 字 學 解 義 歌 Tự Đức Thánh chế Tự học giải
nghĩa ca là một cuốn sách dạy chữ Hán thông qua chữ Nôm (tự điển Hán Nôm) của vua Tự Đức - vị vua nổi tiếng học rộng của triều đình phong kiến
nhà Nguyễn - một vƣơng triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến dân tộc.
Đây là cuốn sách dày dặn về vốn chữ, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, trong tập
hợp không nhiều những tự điển song ngữ Hán - Nôm dạy chữ Hán của
ngƣời Việt. Tự thân Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca đã cho thấy
tầm quan trọng của loại hình sách tự điển Hán - Nơm dạy chữ Hán, vị trí và
vai trò của cuốn sách trong học thuật và phổ biến chữ Nôm.
Chữ Nôm trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca nằm trong
diễn trình lịch sử hình thành và phát triển của chữ Nôm Việt gần 1000 năm,
là giai đoạn cuối cùng của Chữ Nôm - chữ Nơm nửa cuối thế kỉ XIX, nó
ghi dấu một thời kì chữ Nơm. Bởi chữ Nơm ghi tiếng Việt, cho nên chữ
Nôm trong cuốn sách này là nơi lƣu dấu những vấn đề về tiếng Việt, nó gắn
liền với sự phát triển của tiếng Việt lúc bấy giờ. Nghiên cứu chữ Nôm
trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca, chúng ta sẽ biết đƣợc những
con số cụ thể về vốn chữ, các vấn đề về cấu trúc, chức năng xã hội của chữ
Nôm với tƣ cách là hệ thống văn tự phái sinh từ chữ chữ Hán nhằm ghi âm
tiếng Việt ở giai đoạn cuối cùng.
Nhƣ vậy, nghiên cứu chữ Nôm trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải
nghĩa ca vừa để nghiên cứu chữ Nôm của một tác giả, vừa để nghiên cứu

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chữ Nôm một giai đoạn. Bởi thế, nghiên cứu Tự Đức Thánh chế Tự học

giải nghĩa ca trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
2. Mục đích đề tài
Đề tài nhằm mục đích giới thiệu Tự Đức Thánh chế Tự học giải
nghĩa ca về mặt văn tự học qua việc nghiên cứu và phân tích chữ Hán, chữ
Nơm có trong đó. Trên cơ sở đó, nêu ra những nhận xét về chữ Nôm trong
cuốn sách trên phƣơng diện cấu trúc và chức năng cũng nhƣ ý nghĩa của nó.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Mặc dù ra đời khá muộn so với những tự điển Hán Nôm cùng loại,
nhƣng Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca là một cuốn sách có vị trí
nhất định trong mảng sách này và có ý nghĩa thiết thực đối với việc dạy
chữ Hán trong quá khứ. Nó đã đƣợc các học giả đề cập đến trong các cơng
trình dƣới đây:
Dƣới góc độ thƣ mục học: Khoảng những năm 60 - Tk XX, nhà
nghiên cứu Trần Văn Giáp đã giới thiệu sơ bộ nội dung Tự Đức Thánh chế
Tự học giải nghĩa ca trong tập 1 của cuốn sách Tìm hiểu kho sách Hán
Nôm - nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam [10].
Dƣới góc độ giới thiệu, phiên âm, cơng bố phổ biến rộng rãi có:
1. Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca [20], là bản phiên
âm đầu tiên và mới chỉ in đƣợc một phần do Phƣơng Thủ Nguyễn Hữu Quì
thực hiện và đƣợc Uỷ ban dịch thuật phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa
của chính quyền Sài Gịn cũ xuất bản, 1971… Sau đó, năm 1996, nhà
nghiên cứu Phan Đăng đã phiên âm hoàn chỉnh trong cơng trình Thơ văn
Tự Đức (3 tập), Tập 3: Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca [8].

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2. Tìm hiểu loại hình sách song ngữ Hán - Nôm dạy chữ Hán

[16]. Với phạm vi một Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm, Nguyễn Thị Lan đã đề
cập đến Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca với tƣ cách là một quyển
sách trong tập hợp những sách song ngữ dạy chữ Hán, với một số thao tác
thống kê điểm và nhận định chung làm tham số cho các so sánh của mình.
Dƣới góc độ nghiên cứu, giới thiệu về Tự Đức Thánh chế Tự học
giải nghĩa ca, có:
1. “Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca”- một cuốn sách
quí trong các tác phẩm của vua Tự Đức [9]. Tác giả Phan Đăng đã dành 3
trang để giới thiệu một cách khái quát về cấu trúc của cuốn sách và đƣa ra
một số nhận xét sơ lƣợc về chữ Nôm: “Chúng tôi chƣa dám xem đấy là một
loại tự điển nhƣng chắc chắn trong một phạm vi nhất định của giáo dục thời
ấy, Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca đã là một loại sách cơng cụ tra
cứu thật bổ ích” [9, 50].
2. Chữ Nơm trong một tác phẩm của vua Tự Đức của Đồn
Khốch [13]. Bài viết này sau khi đề cập đến vấn đề lí thuyết chữ Nơm với
các đề mục: chữ Nơm là gì? chữ Nơm có từ bao giờ, do ai sáng chế, chữ
Nôm là chữ thế nào - cách cấu tạo chữ Nơm ra sao? Tự Đức là ai? Có sự
nghiệp văn hố gì? “Tự học giải nghĩa ca” là sách gì?... mới đi vào phiên
âm và phân tích cấu tạo chữ Nôm của một vài trang phần Nhân sự loại
(thượng). Cuối cùng tác giả dẫn lời của Trần Văn Giáp trong Lược khảo
vấn đề chữ Nôm để kết luận “…Nó khơng phải là sách bắt chƣớc đúng thể
tài một cuốn sách nào của Trung Quốc ra tiếng Việt. Giá trị của nó rất lớn,
ở chỗ nó có tính dân tộc, đối với ngôn ngữ học và văn tự học Việt Nam tức
là chữ Nôm”. [13, 8].
3. “Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca” và vấn đề chuẩn
hoá chữ Nôm thời Nguyễn [28] bƣớc đầu nghiên cứu các vấn đề: văn bản

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



và tình hình chữ Hán, chữ Nơm; tìm hiểu về giá trị, tầm vóc của cuốn sách
trong loại hình sách tự điển song ngữ Hán - Nôm dạy chữ Hán và nhận định
về tính điển hình của chữ Nơm trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca
trong tiến trình diễn biến, phát triển và chuẩn hóa chữ Nơm ở thời Nguyễn.
Qua các cơng trình đã đƣợc điểm ở trên cho thấy, các nghiên cứu về
Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca chủ yếu dừng lại ở giới thiệu,
phiên Nôm mà thôi. Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca nói chung về
mặt văn tự học và chữ Nơm nói riêng vẫn cịn một khoảng trống chƣa đƣợc
đề cập và cần đƣợc tiếp tục triển khai nghiên cứu. Đó là lí do thúc đẩy
chúng tơi chọn Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca làm đối tƣợng
nghiên cứu của đề tài luận văn này.
4. Đối tượng , phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Với đề tài: "Chữ Nôm trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa
ca", chúng tơi chọn chính quyển sách và tồn bộ chữ Nôm trong cuốn tự
điển này làm đối tƣợng nghiên cứu. Chữ Hán trong cuốn sách tuy không
phải là đối tƣợng nghiên cứu chính nhƣng để phiên âm đƣợc tồn bộ chữ
Nơm khơng thể khơng phiên âm chữ Hán, vì âm chữ Hán đóng vai trị gợi
âm đọc trong thể loại sách văn vần học chữ Hán lục bát này; vì vậy chữ
Hán cũng đề cập ở những mức độ cần thiết.
Một số thao tác phƣơng pháp nghiên cứu chính mà chúng tơi sử dụng
để thực hiện đề tài luận văn này là:
1. Các thao tác thống kê số liệu: thống kê, định lƣợng, lập bảng
thống kê số lƣợng chữ và tần số xuất hiện của mỗi kiểu loại chữ Nôm.
2. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu và một số thao tác của ngữ văn
học đƣợc vận dụng kết hợp để so sánh các kết quả thống kê cấu tạo chữ

6


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nôm, tiến hành nhận định, đánh giá sự khác biệt và diễn biến của chữ Nôm
trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn tiến hành nghiên cứu tổng thể Tự Đức Thánh chế Tự học
giải nghĩa ca một cách trực tiếp và hệ thống, bƣớc đầu sẽ:
- Giới thiệu Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca với tƣ cách là
một cuốn tự điển song ngữ Hán - Nôm trong mảng sách dạy chữ Hán
truyền thống thông qua chữ Nôm.
- Giải mã chữ Nơm: phiên Nơm, phân tích và phân loại cấu tạo chữ
Nôm trong cuốn sách.
- Thống kê định lƣợng chữ Nôm theo các loại cấu tạo và tiến hành so
sánh, đối chiếu các loại cấu tạo chữ Nôm với nhau trong Tự Đức Thánh chế
Tự học giải nghĩa ca và chữ Nơm có trong đó với các sách cùng loại, đồng
đại, lịch đại để thấy đƣợc vị trí và vai trò của cuốn sách.
- Tổng kết số liệu về chữ Nôm trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải
nghĩa ca theo loại cấu tạo để từ đó thấy đƣợc đặc điểm, tính điển hình của
chữ Nơm trong đó và mục đích phổ biến chữ Nơm của Tự Đức.
- Qua việc tổng hợp, phân loại chữ Nôm sẽ cung cấp vào kho chữ
Nôm (cụ thể là những tự điển chữ Nôm sắp ấn bản và tự điển chữ Nôm
điện tử), một khối lƣợng chữ Nôm mới và đáng kể, giúp cho việc tham
khảo và tra cứu chữ Nôm đƣợc phong phú và đầy đủ hơn…
Những thao tác trên nhằm: Thứ nhất, khẳng định giá trị, tầm vóc của
Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca trong loại hình sách tự điển song
ngữ Hán - Nơm, làm rõ tính điển hình của chữ Nơm thời Nguyễn trong tiến
trình chữ Nơm Việt. Thứ hai, nghiên cứu chữ Nôm trong Tự Đức Thánh
chế Tự học giải nghĩa ca về văn tự học trong đối sánh với chữ Nôm lịch đại
và đồng đại sẽ cho ta cái nhìn tồn cảnh về sự tiến hố của chữ Nơm và tìm


7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiểu về vai trị, chức năng của chữ Nơm với trọng trách chuyển tải tiếng
Việt.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính:
- Phần Mở đầu
- Phần Nội dung, gồm 2 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca từ góc
nhìn văn bản và văn tự học, giới thiệu Tự Đức Thánh chế Tự học giải
nghĩa ca về các vấn đề văn bản, cấu trúc bên trong của bộ sách cũng nhƣ chữ
Hán và vấn đề giải nghĩa chữ Hán nhằm tìm hiểu Tự Đức Thánh chế Tự học
giải nghĩa ca với tƣ cách là cuốn sách dạy chữ Hán thông qua chữ Nôm.
- Chƣơng 2: Chữ Nôm trong Tự Đức Thánh chế Tự học
giải nghĩa ca, nhằm nghiên cứu chữ Nôm trong Tự Đức Thánh chế Tự học
giải nghĩa ca theo hƣớng văn tự học, trên cơ sở thống kê và phân loại, tổng
hợp số liệu về vốn chữ Nơm, từ đó tút ra các đặc điểm chữ Nôm trong Tự
Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca xét về mặt cấu trúc và chức năng.
- Phần Kết luận
Và hai phần phụ là:
- Phần Tài liệu tham khảo
- Phần Phụ lục (163 trang) gồm:
1. Bản chụp một số trang văn bản
2. Danh mục phân loại cấu tạo chữ Nôm
3. Danh mục chữ Nôm
4. Hiện trạng phân bố cấu tạo chữ Nôm

5. Hiện trạng sử dụng chữ Nôm.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1

TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ HỌC GIẢI NGHĨA CA
TỪ GĨC NHÌN VĂN BẢN VÀ VĂN TỰ HỌC

Trong chƣơng 1 này, với tiêu đề Tự Đức Thánh chế Tự
học giải nghĩa ca từ góc nhìn văn bản và văn tự học, chúng tôi giới thiệu
Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca ở một số vấn đề nhƣ: nguồn văn
bản Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca đang đƣợc lƣu trữ trong Thƣ
viện Viện Nghiên cứu Hán Nơm; tìm hiểu về Tự Đức Thánh chế Tự học
giải nghĩa ca với tƣ cách là cuốn sách dạy chữ Hán trên các phƣơng diện
cấu trúc, dung lƣợng chữ Hán - Nôm…; nghiên cứu cách giải nghĩa chữ
Hán và vấn đề giải nghĩa chữ Hán thông qua chữ Nôm; và cuối cùng là tìm
hiểu Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca với tƣ cách là cuốn sách dạy
chữ Hán thơng qua chữ Nơm: vị trí của Tự Đức Thánh chế Tự học giải
nghĩa ca trong việc dạy chữ Hán truyền thống.

*
*

*


9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1. VĂN BẢN TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ HỌC GIẢI NGHĨA CA
1.1.1. Nguồn văn bản
So với nhiều văn bản khác, văn bản Tự Đức Thánh chế Tự học giải
nghĩa ca có một đời sống tƣơng đối n ổn, q trình ra đời, nhân bản và
truyền bản khá qui củ, không có dị bản. Hiện Thƣ viện Viện Nghiên cứu
Hán Nơm đang lƣu giữ Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca với 9 kí
hiệu văn bản, mỗi kí hiệu đều có 13 quyển, gồm các kí hiệu nhƣ sau:
- VHv.626/1 - 4; VHv.627/1 - 4; VHv.628/1 - 4; VHv.629/1 - 4;
VHv.630/1 - 4; VHv.631/1 - 4; VHv.363/1- 4, in năm Thành Thái 9 (1897),
610 tr 28 x 18. Các kí hiệu VHv.626 đến VHv 631 đều cùng một ván khắc,
in trên giấy lệnh hội. Riêng VHv.626 ngay đầu sách có sắc chỉ của nhà vua
cho in sách, cùng các bài biểu do bề tơi phụng soạn. VHv.363 giấy cịn
mới, nhƣng vẫn cùng một ván khắc với các bản có kí hiệu VHv khác.
- AB.5/1 -2 in năm Thành Thái 10 (1898), 602 tr 28 x 17. AB.311 in
năm Thành Thái 10 (1898), 144 tr 29 x 17 (chỉ còn quyển 7 đến quyển 9).
Qua xem xét tất cả các kí hiệu văn bản hiện có, bao gồm cả các văn
bản của Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca đã đƣợc một số tác giả
phiên âm ra quốc ngữ và in thành sách, chúng tôi thấy: các nhà nghiên cứu
đều thống nhất lấy bản VHv.626 để phiên âm vì đây là bản đầy đủ nhất
(nhƣ trên đã giới thiệu), và đây cũng là lí do chúng tơi chọn bản VHv.626
để nghiên cứu trong đề tài luận văn này.
1.1.2. Mô tả văn bản
Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca do vua Tự Đức soạn. Khi
sách chƣa kịp in thì ơng mất. Mãi đến năm Thành Thái thứ 8 (1896), Phụ
chính phủ giao cho Sử quán kiểm đính lại, hai năm sau nữa - năm Thành


10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thái thứ 10 (1898) Tu thƣ cục Quốc Sử quán triều Nguyễn đem khắc in,
cơng việc này do Hồng Hữu Xứng, Ngơ Huệ Liên, Hồng Bính phụ trách.
Sách đƣợc in ván gỗ, giấy bản khổ (26 x 15)cm, đóng làm 4 cuốn,
tổng cộng 295 tờ, mỗi tờ 2 trang, mỗi trang 5 dòng, mỗi dòng khoảng 14
chữ. Chữ khắc đẹp, rõ nét, khơng có chữ nhịe hoặc mất nét.
Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca thuộc loại tự điển Hán Nôm,
chữ Hán ghi trên (cỡ to), chữ Nôm ghi dƣới (chữ nhỏ hơn) để giải nghĩa
cho chữ Hán theo vần lục bát, nhiều chỗ có chép chữ đơi và thêm chữ đệm
cho khỏi túng vần, giống nhƣ cách đặt vần của Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa
đã đƣợc sử dụng trƣớc đó.
Các chữ trong cuốn sách này đƣợc phân chia làm 7 môn loại, mỗi
môn loại lại chia thành thƣợng và hạ (riêng môn loại Cầm thú và Trùng ngư
không chia thượng - hạ, môn loại Nhân sự có 3 phần: thượng, trung và hạ):

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2. CƠ CẤU TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ HỌC GIẢI NGHĨA CA
1.2.1. Các môn loại của Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca
Cuốn sách đƣợc sắp xếp thành 7 môn loại, gồm các môn loại sau:
- Kham dƣ loại 堪 與 類 (thiên văn - địa lí): gồm các quyển 1
- 2 (độ dài 41 tờ - 82 trang).

- Nhân sự loại 人 事 類 (quan hệ ngƣời - xã hội): gồm các
quyển 3, 4 và 5 (đội dài 67 tờ - 134 trang). .
- Chính hóa loại 政 化 類 (giáo dục): gồm các quyển 6 - 7 (độ
dài 44 tờ - 87 trang).
- Khí dụng loại 器 用 類 (vật dùng): gồm các quyển 8 - 9 (độ
dài 48 tờ - 96 trang).
- Thảo mộc loại 草 木類 (cây cỏ): gồm các quyển 10 - 11 (độ
dài 39 tờ - 78 trang).
- Cầm thú loại 禽 獸 類 (chim muông): quyển 12 (độ dài 29
tờ - 58 trang).
- Trùng ngƣ loại 虫 魚 類 (tôm cá): quyển 13 (độ dài 20 tờ 39 trang).
Việc dùng chữ Nôm để giải nghĩa cho chữ Hán cũng nhƣ cách phân
chia các mục chữ Hán theo môn loại là một cách làm thƣờng thấy ở một số
sách song ngữ Hán - Nơm. Có thể kể ra đây một số sách song ngữ làm theo
cách nhƣ vậy, nhƣ: 指 南 玉 音 解 義 Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa giải

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghĩa, 大 南 國 語 Đại Nam quốc ngữ, 南 方 名 物 備 考 Nam phương
danh vật bị khảo, 日 用 常 談 Nhật dụng thường đàm, 五 千 字 Ngũ thiên
tự..v.v.. Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca đã kế tục cách làm này
trong quá khứ và phát huy một cách linh hoạt trong việc dùng chữ Nơm
thích nghĩa chữ Hán. “Chữ Nơm và quốc ngữ (tiếng mẹ đẻ) ở đây đã
đóng vai trị nhƣ là các cầu trung chuyển để qua đó đẩy nhanh việc học
chữ Hán, văn ngôn chữ Hán, giáo điển thánh hiền”[15].
1.2.2. Vốn chữ và đơn vị được chọn để giải nghĩa trong Tự Đức Thánh
chế Tự học giải nghĩa ca

Đơn vị cơ sở của tiếng Hán là từ hay tự là vấn đề đƣợc nhiều nhà
ngôn ngữ học đề cập. Trong cơng trình Một số vấn đề chữ Hán thế kỉ XXI
[14], Phạm Văn Khối cho rằng: “ ...đơn vị ngơn ngữ cơ sở trong nhận thức
của ngƣời Hán từ xƣa đến nay là âm tiết (ngữ tố) và đƣợc cố định bằng một
chữ (tự). Do vậy, tự là đơn vị ngôn ngữ cơ sở của tiếng Hán. Quan niệm
này đƣợc thực tế tạo chữ Hán chứng minh, đồng thời, truyền thống ngữ văn
học Đông Á cũng thể hiện tinh thần đó” [14,38] và “Tự là đơn vị cơ sở của
ngơn ngữ, đồng thời cũng là đơn vị cơ sở của văn tự... ” [14, 93]. Ở đây,
chúng tôi kế thừa kết quả này để tìm hiểu các đơn vị chữ Hán đƣợc thích
nghĩa trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca.
1.2.2.1. Mục chữ Hán
Đơn vị chữ Hán trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca là 字
tự (chữ) và 詞 từ.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Các mục chữ Hán đƣợc chọn để giải nghĩa trong Tự Đức Thánh chế
Tự học giải nghĩa ca xét về độ dài âm tiết, chỉ có các mục chữ gồm 1, 2 và
4 âm tiết, khơng có các mục chữ 3 âm tiết. Cụ thể nhƣ sau:
+ Số mục có 1 chữ (âm tiết) là: 8247
+ Số mục có 2 chữ (âm tiết) là: 778
+ Số mục có 4 chữ (âm tiết) là: 7
1.2.2.2. Vốn chữ Hán đƣợc giải nghĩa
Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca có tổng cộng 4572 câu lục
bát (riêng có 1 câu 9 chữ: 食末 羅餒 馭僕 圡侯 馭車 Mạt là nuôi ngựa
bộc người hầu ngựa xe - (Phần Chính hố loại (hạ)). Tổng số lần xuất hiện
của chữ Hán và chữ Nôm là 32005 lần, trong đó có 9032 mục chữ Hán.

Vốn chữ cụ thể ở từng môn loại là:
STT

Tên môn loại

Số mục chữ

1

Kham dƣ loại 堪 與 類

1379

2

Nhân sự loại 人 事 類

2162

Ghi chú

Chính hóa loại 政 化
3

4

1587


Khí dụng loại 器 用 類


1474

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

Thảo mộc loại 草 木類

1114

6

Cầm thú loại 禽 獸 類

770

7

Trùng ngƣ loại 虫 魚 類

546

8

Tổng cộng


9032

Theo số liệu thống kê của Nguyễn Thị Lan trong Luận văn Thạc sĩ
với đề tài Tìm hiểu loại hình sách song ngữ Hán Nơm dạy chữ Hán, bảo vệ
tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2002 [16]
thì số mục chữ Hán đƣợc giải nghĩa trong một số tự - từ điển Hán - Nôm
nhƣ sau:
STT

Tên sách

1

大 南 國 語 Đại Nam quốc ngữ2

2

南 方 名 物 備 考 Nam phương
3

danh vật bị khảo
3

指 南 玉 音 解 義 Chỉ nam ngọc âm
4

giải nghĩa giải nghĩa
4

三 千 字 解 音 Tam thiên tự giải


Kí hiệu1

Số chữ

AB.106

4779

A.155/
VHb.288

4461

AB.372/
VNv.201

3394

AB.19

2988

1

Theo kí hiệu sách của Thƣ viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Cuốn sách do Nguyễn Văn San biên tập, Văn Sơn Đƣờng tàng bản khắc in năm 1899. Sách đƣợc chia ra
50 mục - bộ, nhƣ Nhân luân môn, Tàm tang môn, Tục ngữ môn....
3
Từ điển Hán - Nôm do Đặng Xuân Bảng soạn, nhà Thiện Đình khắc in năm 1902. Các chữ trong cuốn

sách đƣợc xếp theo 32 mục, nhƣ Thiên văn, Địa lí, Thời tiết, Nhân phẩm, Quan chức…; có đặc điểm là
tập hợp nhiều tên gọi các sản vật nƣớc Nam.
4
Cuốn sách cịn có tên là “Chỉ Nam phẩm vựng”, tác giả là Hƣơng Chân pháp tính. Sách đƣợc chia làm
40 bộ - mơn loại và trình bày theo thể văn vần, chủ yếu là lục - bát.
2

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


âm1
5

日 用 常 談 Nhật dụng thường đàm2

AB.511

2560

6

難 字解 音 Nan tự giải âm3

A.1542

1066

7


千 字 文 解 音 Thiên tự văn giải

AB.227/AB.91

1.000

4

âm

* So sánh các số liệu thống kê ở hai bảng trên đây có thể khẳng định:
Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca là quyển tự điển Hán - Nơm có
dung lƣợng đồ sộ nhất trong các sách song ngữ Hán - Nôm dạy chữ Hán
của ngƣời Việt.
1.3. VẤN ĐỀ GIẢI NGHĨA CHỮ HÁN CỦA TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ
HỌC GIẢI NGHĨA CA
1.3.1. Cách sắp xếp chữ để giải nghĩa
Cách sắp xếp môn loại trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa
ca nhƣ sau: 堪 與 類 Kham dư loại, 人 事 類 Nhân sự loại, 政 化 類
Chính hóa loại là những mơn loại liên quan đến đất trời và ngƣời đƣợc
đặt lên đầu sách, tiếp sau đó là những mơn loại 器 用 類 Khí dụng loại,
草 木類 Thảo mộc loại, 禽 獸 類 Cầm thú loại,虫 魚 類 Trùng ngư loại.
Cách sắp xếp chữ Hán trong từng môn loại cũng vậy, đƣợc sắp
xếp có qui tắc: Các chữ Hán sắp xếp từ dễ đến khó, những chữ quen
1

Do Ngơ Thì Nhậm soạn, Phú Văn Đƣờng tàng bản khắc in năm 1831. Đây đƣợc xem là cuốn sách dạy
chữ cho ngƣời mới học chữ Hán.
2

Sách do Phạm Đình Hổ soạn năm Minh Mệnh 8 (1827), Đồng Văn Trai tàng bản khắc in năm Tự Đức 4
(1851). Đây là một bộ tự điển Hán - Nôm, xếp theo 32 môn loại nhƣ: Thiên văn, Đại lí, Nho giáo,….
3
Sách chép tay, khơng ghi tên ngƣời soạn. Các chữ trong sách không sắp xếp theo môn loại, tập hợp
những chữ khó để giải nghĩa.
4
Cuốn sách do Quan Văn Đƣờng tàng bản khắc in năm 1890, không ghi tên ngƣời soạn. Chữ trong cuốn
sách sắp xếp theo mục, có giải nghĩa và chú âm, trình bày theo lối lục bát.

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thuộc và đơn giản đƣợc giải nghĩa trƣớc, những chữ khó hơn, ít gặp hơn
thì đƣợc giải nghĩa sau. Những chữ liên quan và gần gũi đến trời đất,
con ngƣời đƣợc giải nghĩa trƣớc, tiếp sau đó mới đến những chữ khó, ít
gặp trong cuộc sống hằng ngày hơn, chứ không chú trọng đến việc phân
theo chữ đơn hay phức.
Trong giải nghĩa, cuốn sách dùng xen lẫn nhiều cách khác nhau,
nhƣ: 1 âm Hán 1 âm Nôm, 1 âm Hán 2 âm Nôm, 1 âm Hán 3 âm Nôm,
1 âm Hán nhiều âm Nôm... sự tƣơng ứng giữa âm Hán và âm Nôm
không hề bị câu thúc về số lƣợng, mặc dù vẫn tuân thủ phƣơng thức láy
vần lục bát cố định.
Ví dụ sau đây sẽ cho thấy điều đó:

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



天俼 地 潌 位 辻

Thiên trời địa đất vị ngôi

覆 曕 載 罓 流 粇 滿 揻 Phúc che tái chở lƣu trôi mãn đầy
高高博鋥厚覀

Cao cao bác rộng hậu dày

晨 挘 暮 簈 轉 搓 移 � Thần mai mộ tối chuyển xoay di dời

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


月炦斏日炦俼

Nguyệt mặt trăng nhật mặt trời

照 芁 臨 細 世 圅 年 璏 Chiếu soi lâm tới thế đời niên năm...
Trên đây là trang chụp văn bản, phần Kham dư loại (thượng), các
chữ Hán liên quan đến đất, trời và các hiện tƣợng tự nhiên đã đƣợc giải
nghĩa trƣớc.
Những hiện tƣợng, sự vật, tên ngƣời, hành động... hay các phạm trù
liên quan mật thiết, quen thuộc với con ngƣời cũng đƣợc thích nghĩa cụ thể
theo lối đối dịch. Để có cái nhìn chung về lối thích nghĩa đối dịch cũng nhƣ
vấn đề chọn nghĩa nào để thích nghĩa, chúng tơi đã nhìn cách thích nghĩa
này trong mối liên hệ với Khang Hi tự điển1. Ví dụ:

S
T
T

Chữ
Hán

Âm
HV

Chữ
Nơm

Âm
Nơm

1



Phụ



Cha

Giải thích của Khang Hi tự điển

父 甫 也 phụ phủ dã - ngƣời
cha có công sinh thành


母 牧 也, 言 育 養 子 也
2



Mẫu



Mẹ

mẫu mục dã, ngôn dục dưỡng tử
dã - ngƣời mẹ sinh ra và dƣỡng
dục con cái

天 神 引 出 萬 物 者 也
3



Thần



Thần

thiên thần dẫn xuất vạn vật giả
dã - đấng thiên thần dẫn xuất vạn
vật


康 熙 字 典 Khang Hi tự điển là một bộ tự điển đƣợc vua Khang Hi, nhà Thanh - Trung Quốc trực
tiếp chỉ đạo biên soạn, ra đời năm 1716. Bộ tự điển này nhằm mục đích chuẩn chính tả chữ Hán trong các
hoạt động khoa cử và hành chính trong cả nƣớc.
1

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


人 心 土 藏 在 身 也 nhân

4



Tâm



Tâm

5



Thuyết




Nói

6



Duyệt



Vui

樂 也 lạc dã - vui vẻ

7



Nghi



Nghi

惑 也 hoặc dã - nghi hoặc

8




Đạn



Sợ

忌 難 也 kị nan dã - sợ khó
冀 思 也 dực tư dã - tƣởng nhớ

tâm thổ tàng tại thân dã - lòng
ngƣời ẩn chứa trong thân

說 釋 也 thuyết dịch dã - thuyết
dịch

khăn

9



Tƣởng



Nhớ

10




Nhân



Ngƣời

人 者 nhân giả - con ngƣời

11



Ngã



Mình

施 身 自 謂 也 thi thân tự vị

12



Tổ




Tổ

父 之 父 也 phụ chi phụ dã -

13







Bác

長 也

14



Khảo



Già

老 也 lão dã - ngƣời già

15




Tính



Họ

人 所 生 也 nhân sở sinh dã -

16



Nhân



Nhân

忍 也 nhẫn dã - nhận nhịn

17



Luân




Luân

倫 常 也 luân thường dã - luân

18



Thân



Thân

愛 也 ái dã - yêu

19



Hiếu



Hiếu

義 也 nghĩa dã - nghĩa

20




Cẩn



Thận

慎 也 thận dã - thận trọng

21



Mục

和睦

Hoà
mục

親 也 thân dã - thân thích

dã - là tự xƣng bản thân mình
cha của cha (ngƣời sinh ra cha)
trưởng dã - bậc tơn

trƣởng

dịng dõi của con ngƣời


thƣờng vậy

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


圡 岃 Ngƣời đi 通 天 地 人 曰 儒 thông
thiên địa nhân viết Nho - ngƣời
học

thông tƣởng trời đất gọi là nho

22



Nho

23







Quan


仕 宦 也 sĩ hoạn dã - quan sĩ

24



Kính

敬重

恭 也 cung dã - cung kính

25



Liêm

勤儉

Kính
trọng
Cần
kiệm

26



Qn




Vua

尊 也 tơn dã - tôn trƣởng

27



Thánh



Thánh

28



Thần

僟碎

Bề tôi

29




Hiền



Hiền

多 才 也 đa tài dã - nhiều tài năng

30



Danh



Tên

自 命 也 tự mệnh dã - tự xƣng

儉 也 kiệm dã - kiệm cần
聖 人 作 而 萬 物 賭 thánh
nhân tác nhi vạn vật đổ - thánh
nhân làm mà vạn vật đầy đủ

事 人 之 者 纏 也 sự nhân chi giả
triền dã - ngƣời phụng sự bề trên

草也,虞舜者名曰重

31



Thuấn

噖舜

Vua
Thuấn

華 thảo dã, Ngu Thuấn giả danh
viết Trùng Hoa - cây cỏ, tên của
Ngu Thuấn là Trùng Hoa

32



Ngu

茹虞

Nhà
Ngu

騶 虞 也 Xô Ngu dã - nhà Xô Ngu

33




Dung



Dùng

用 也 dụng dã - dùng vậy

34



Thận

謹慎

Cẩn
thận

謹 也 cẩn dã - cẩn trọng

35



Đức




Hạnh

德 行 也 đức hạnh dã - đức







Hoà

36
37

hạnh

夏 王 號 Hạ vương hiệu - hiệu
噖 禹 Vua Vũ
của vua nhà Hạ

和順

Hoà
thuận

穀 也 , 和 睦 也 cốc dã, hoà
mục dã - lúa, hoà mục


21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


38



Giáo



39



Khuyến



40



Thang

噖湯

Vua

Thang

熱 水 也 thục thuỷ dã - nƣớc



Huấn



Giáo

說 教 也 thuyết giáo dã - dạy bảo

卥圡


ngƣời
học

覺 悟 也 giác ngộ dã - giác

Là đạo
Trung

允 執 厥 中 doãn chấp quyết

41
42


43




Học

Trung



道中

Dạy

效 也 hiệu dã - noi theo

Khuyên 勉 也 miễn dã - gắng gỏi

sơi

ngộ

trung - “dỗn chấp quyết trung”

So sánh nghĩa của những chữ Hán này trong Tự Đức Thánh chế Tự
học giải nghĩa ca với nghĩa của Khang Hi tự điển thì khơng có sự khác biệt
rõ rệt. Điều này cho thấy, tác giả trong khi soạn sách đã bám sát Khang Hi
tự điển.
1.3.2. Cách giải nghĩa

Bản thân tên gọi cuốn sách đã cho thấy tính chất giải nghĩa chữ Hán
của nó, cuốn sách này sử dụng 2 cách giải nghĩa là đối dịch và giải thích.
1.3.2.1. Giải nghĩa theo lối đối dịch
Với cách giải nghĩa đối dịch, thƣờng thì một chữ Hán đƣợc thích
nghĩa bằng một chữ Nơm, trƣờng hợp túng vần thì thêm các từ đệm.
Ví dụ cách giải nghĩa đối dịch:
+ Ở Kham dư loại (thượng):

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


天俼 地 潌 位 辻

Thiên trời địa đất vị ngôi

覆 曕 載 罓 流 粇 滿 揻 Phúc che tái chở lƣu trôi mãn đầy
高高博鋥厚覀

Cao cao bác rộng hậu dày

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


晨 挘 暮 簈 轉 搓 移 � Thần mai mộ tối chuyển xoay di dời...
+ Ở Nhân sự loại (trung):


... 慊 隻 意 忄甬 旕 峺

能 処 知 別 拋 挄侈 唕

Khiểm chếch ý dũng bụng mừng
Năng hay tri biết phao quăng xỉ nhờ

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×