Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ( nghiên cứu thực tế ở tỉnh hà tĩnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.49 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN ĐỨC THẠCH

CƠNG ĐỒN BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC TRONG
BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(NGHIÊN CỨU THỰC TẾ Ở TỈNH HÀ TĨNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN ĐỨC THẠCH

CƠNG ĐỒN BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC TRONG
BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(NGHIÊN CỨU THỰC TẾ Ở TỈNH HÀ TĨNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính trị học


Mã số: 60 31 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. Nguyễn Viết Vượng

Hà Nội - 2014

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ỜI
Tơi xin cam rằng: Luận văn Thạc sĩ Chính trị học: “Cơng đồn bảo vệ
quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh
kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế” (nghiên cứu thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh) là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TSKH. Nguyễn Viết Vượng. Những số liệu, tài liệu trích dẫn có nguồn
gốc rõ ràng và tin cậy. Kết quả nghiên cứu của luận văn khơng trùng với các
cơng trình khác./.
Tác giả luận văn

guyễn ức Thạch

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ỜI Ả

Ơ


Tôi xin trân trọng gửi đến các quý thầy cơ giáo trong Khoa Khoa học
Chính trị (Trường ĐHKHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Hà
Tĩnh lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc về quá trình đào tạo trong suốt 2 năm
học Cao học vừa qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn về sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của
thầy giáo hướng dẫn - Thầy PGS.TSKH. Nguyễn Viết Vượng; sự hỗ trợ, động
viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tơi hồn thành Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan: Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học
Quốc gia Hà Nội, Thư viện tỉnh Hà Tĩnh, Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh…
đã cung cấp những tài liệu quan trọng, quý báu cho tôi hoàn thành đề tài.
Học viên

guyễn ức Thạch

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add






Ở ẦU .........................................................................................................1
hƣơng 1. Ơ SỞ Ý UẬ VỀ H ẠT Ộ G BẢ VỆ QUYỀ
ỢI
GƢỜI
Ộ G Ủ
Ô G

À .................................................6
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa ác- ê nin, tƣ tƣởng Hồ hí inh và
ảng ta về vị trí, vai trị, chức năng của tổ chức ơng đồn.....................6
1.1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về cơng đồn và tỉ chøc
cơng đồn .........................................................................................................6
1.1.2. T- t-ëng Hå ChÝ Minh vỊ cơng đồn vµ tỉ chøc cơng đồn .................10
1.1.3. Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trị,
chức năng của tổ chức Cơng đồn trong sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước ......................................................................................12
1.1.4. Vị trí, vai trị và chức năng nhiệm vụ của Cơng đồn trong doanh
nghiệp ngồi Nhà nước ....................................................................................15
1.2. ột số khái niệm có liên quan .................................................................. 20
1.2.1. Khái niệm c¸n bé cơng đồn ........................................................................... 20
1.2.2. Khái niệm người lao động, quyền, nghĩa vụ của người lao động ..........21
1.2.3. Khái niệm bảo vệ quyền lợi người lao động ..........................................21
1.2.4. Khái niệm doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp ngồi nhà nước .... 22
1.2.5. Khái niệm cơng đồn cơ sở ...................................................................22
1.2.6. Khái niệm Cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở .....................................23
1.3. ác nhân tố ảnh hƣởng tới việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động
của cơng đồn trong các doanh nghiệp ngồi nhà nƣớc ............................23
1.3.1. Nhân tố chủ quan ...................................................................................23
1.3.2. Nhân tố khách quan ...............................................................................23
hƣơng 2. THỰ TRẠ G Ô G
À BẢ VỆ QUYỀ
ỢI
GƢỜI
Ộ G TẠI D
H GHIỆP G ÀI HÀ ƢỚ
Ở TỈ H HÃ TĨ H .........................................................................................25
2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của ơng đồn trên địa bàn

tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................................................25
2.1.1. Tình hình cơng nhân, lao động tỉnh Hà Tĩnh ........................................25
2.1.2. Đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động và các hoạt động
xã hội ................................................................................................................27
iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2. Thực trạng cơng đồn bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động ở các
doanh nghiệp ngoài hà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh .........................30
2.2.1. Cơng đồn thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động ..........................30
2.2.2. Cơng đồn tham gia kiểm tra, giám sát thi hành các quy định của
pháp luật lao động, các chính sách, chế độ liên quan đến người lao động ....36
2.2.3. Cơng đồn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể .................40
2.2.4. Cơng đồn tham gia hoạt động quản lý, sử dụng lao động ..................43
2.2.5. Cơng đồn tham gia đẩy mạnh cơng tác Bảo hộ lao động ...................48
2.2.6. Cơng đồn tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng ......51
2.2.7. Cơng đồn tổ chức nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người
lao động ...........................................................................................................53
2.3. ánh giá thực trạng cơng đồn bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động
trong các doanh nghiệp ngoài hà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ........57
2.3.1. Về ưu điểm .............................................................................................58
2.3.2. Về hạn chế ..............................................................................................64
2.3.3. Nguyên nhân ..........................................................................................66
hƣơng 3. PHƢƠ G HƢƠ G, GIẢI PHÁP Â G
V I TRỊ

Ơ G
À TR G VIỆ BẢ VỆ QUYỀ

ỢI GƢỜI
Ộ G TẠI D
H GHIỆP G ÀI HÀ ƢỚ

Ô G
À TỈ H HÀ TĨ H ...................................................................68
3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động tại
doanh nghiệp ngồi nhà nƣớc của cơng đồn tỉnh Hà Tĩnh ......................68
3.1.1. Phương hướng .......................................................................................68
3.1.2. Mục tiêu .................................................................................................69
3.2. Giải pháp bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động tại doanh nghiệp
ngoài nhà nƣớc của cơng đồn tỉnh Hà Tĩnh ..............................................73
3.2.1. Về các quy định của pháp luật ...............................................................73
3.2.2. Về tổ chức thực hiện ..............................................................................80
3.2.3. Khuyến nghị ...........................................................................................85
KẾT UẬ .....................................................................................................89
D H Ụ TÀI IỆU TH
KHẢ .....................................................91
PHỤ Ụ ........................................................................................................95

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


D

H




Á

HỮ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm Y tế

H

Hợp đồng lao động

BH

Bảo hộ lao động



TT

Thỏa ước lao động tập thể

Nxb

Nhà xuất bản


CT-XH

Chính trị xã hội
Cơng nhân lao động
Liên đồn Lao động
Cơng nhân, viên chức, lao động

V
TVS

-PCCN

An tồn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

KT-XH

Kinh tế- xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

S

Cơng đồn cơ sở


UBND

Ủy ban Nhân dân

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ở ẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo điều
kiện để các thành phần kinh tế phát triển nhất là doanh nghiệp ngồi Nhà nước.
Tình hình phát triển kinh tế nhiều thành phần trong những năm qua cho thấy,
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu,
chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế góp phần tạo động lực mạnh mẽ
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh của các doanh
nghiệp ngoài nhà nước trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả to lớn. Đặc biệt là
huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đất nước, tiếp thu khoa học công nghệ
hiện đại tiên tiến, xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước,
có ý nghĩa then chốt trong giải quyết các vấn đề xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm
nghèo, đào tạo phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động sâu sắc làm
chuyển dịch cơ cấu giai cấp công nhân nước ta. Cơ cấu, chất lượng đội ngũ công
nhân lao động ở nước ta ngày càng phát triển phong phú, đa dạng và đang thay đổi
nhanh chóng. Bên cạnh sự thay đổi mang tính tích cực đã có nhiều bất cập xẩy ra:
Về việc làm, đời sống công bằng xã hội, quan hệ chủ thợ v.v… nhiều chủ doanh
nghiệp trong khu vực kinh tế ngồi nhà nước đã khơng chấp hành, đã không làm

đúng các quy định của pháp luật lao động, vi phạm quyền lợi của người lao động
như việc làm, tiền lương, BHXH, BHYT, giao kết HĐLĐ, BHLĐ, ký kết TULĐTT,
điều kiện làm việc cho người lao động. Vì vậy đã phát sinh nhiều mâu thuẫn trong
quan hệ lao động, tình trạng tranh chấp lao động và đình cơng của các cơng nhân
lao động trong các doanh nghiệp ngày càng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp,
nhất là trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.
Cơng đồn bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động đã được quy định
trong các văn bản pháp luật của nhà nước như Hiến pháp, Bộ Luật Lao động, Luật
Cơng đồn và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế trong
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


những năm qua vai trị của tổ chức cơng đồn trong các doanh nghiệp ngồi nhà
nước cịn mờ nhạt. Do đó, nâng cao vai trị của cơng đồn trong việc bảo vệ quyền
lợi người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến
bộ trong doanh nghiệp đang là vấn đề cần được quan tâm. Xuất phát từ các lý do
trên, qua tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức, hoạt động cơng đồn,
với trách nhiệm của một cán bộ chun trách Cơng đồn, sau khi được học tập,
nghiên cứu chương trình Cao học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội, tôi chọn đề tài “Cơng đồn bảo vệ quyền lợi người lao
động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội
nhập quốc tế” (nghiên cứu thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh) làm luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ ngành Chính trị học của mình với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức cơng đồn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh
nghiệp ngoài nhà nước. Đồng thời nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức về lý luận và
thực tiễn cũng như hiệu quả cơng tác cho bản thân, góp phần đẩy mạnh phong trào
công nhân, viên chức lao động và hoạt động cơng đồn của tổ chức Cơng đồn
tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảo vệ quyền lợi ích, hợp pháp, chính đáng của người lao động là một trong
những chức năng cơ bản nhất của tổ chức cơng đồn. Xây dựng tổ chức cơng đồn
và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức cơng đồn cơ sở trong các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước là vấn đề luôn được Đảng, Nhà
nước và các cấp cơng đồn quan tâm. Thời gian qua, cơng tác này đã có những
chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, do đây là một vấn đề mới địi hỏi phải có những
nghiên cứu sâu sắc nhằm làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Để đáp ứng được
yêu cầu đó đã có một số nghiên cứu vấn đề này như: “Một số vấn đề về tổ chức và
hoạt động cơng đồn khu vực kinh tế ngồi quốc doanh” của Ban Tổ chức Tổng
Liên đoàn, xuất bản năm 1997; đề tài “Tổ chức và hoạt động cơng đồn trong cơng
ty cổ phần” do Trường Đại học Cơng đồn nghiên cứu, năm 2001; “Nâng cao hiệu
quả hoạt động của cơng đồn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi”
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Dương Văn Sao, (2003); “Hoạt động cơng đồn trong các doanh nghiệp ngồi
quốc doanh”, Trường Đại học Cơng đồn Việt Nam tr.169, Nxb Lao động, Hà Nội
(2006); “Báo cáo kết quả khảo sát thực tế về quan hệ lao động trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi”, Viện Cơng nhân và Cơng đồn Việt Nam, Hà
Nội (2007); “Cơng đồn với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam”, Viện nghiên cứu phát triển Thành
phố Hồ Chí Minh, (2008).
Tuy vậy, các cơng trình, bài viết nói trên chỉ đi sâu nghiên cứu vai trị của
cơng đồn trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
nói riêng, hoặc trong phạm vi hẹp hơn (giải quyết tranh chấp lao động…), hoặc chỉ
tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng đồn
trong các doanh nghiệp mà khơng đề cập đến thực trạng hoạt động của cơng đồn

trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước cũng như vai trị đại diện, bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của người lao động tại doanh nghiệp ngồi nhà nước. Chính vì vậy
việc nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống và đầy đủ vấn đề “Cơng đồn bảo vệ
quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trong bối cảnh kinh tế
thị trường, hội nhập quốc tế” (nghiên cứu thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh) mang ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
3.

ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích vai trị của cơng đồn trong bảo vệ quyền lợi người lao
động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua; làm rõ sự
cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức cơng đồn trong doanh
nghiệp ngồi nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới, luận văn đề
xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào công nhân, viên chức, lao động và
hoạt động Công đồn trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội Đảng các cấp nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”.
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu
- Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện
vai trị của cơng đồn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp
ngoài nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh.
- Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện vai trò bảo vệ
quyền lợi người lao động của tổ chức cơng đồn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước

ở tỉnh Hà Tĩnh.
- Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của tổ chức cơng đồn
trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng về vai trị của tổ chức cơng đồn trong việc bảo về quyền lợi của
người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ
sở đó, kết hợp việc tham khảo tổng hợp các ý kiến của một số cán bộ cơng đồn
trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các nhà quản lý nhằm đưa ra các giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả, vai trị của tổ chức cơng đồn trong việc bảo vệ quyền
lợi người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
4.2.1. Về nội dung: Vai trò của cơng đồn trong doanh nghiệp ngồi nhà nước
có nội hàm rất rộng, trong điều kiện thời gian và tài liệu có hạn, đề tài chỉ đi sâu
nghiên cứu vai trị của tổ chức Cơng đồn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao
động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước.
4.2.2. Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
4.2.3. Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2008 - 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức Cơng đồn.
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp so sánh, điều tra Xã hội học, phương pháp quan sát được sử dụng phù
hợp với từng mặt, từng lĩnh vực nghiên cứu của đề tài để thực hiện được nhiệm vụ

và đạt được mục đích mà luận văn đề ra.
6. óng góp và ý nghĩa của luận văn
- Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề thuộc về lý lý luận của chủ nghĩa MácLênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cơng đồn, vai trị của cơng
đồn và vận dụng những quan điểm lý luận trên vào nghiên cứu vai trò của cơng
đồn trong bảo vệ quyền lợi của người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước ở
tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích thực trạng hoạt động của cơng đồn trong doanh nghiệp ngồi
nhà nước hiện nay. Qua đó góp phần đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò
của tổ chức cơng đồn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động, đồng thời góp
phần hồn thiện hệ thống chính trị, phát triển đất nước, địa phương theo hướng ổn
định vững chắc.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho cán bộ cơng đồn
các cấp hoạt động, phục vụ công tác giảng dạy tại các trường đào tạo cán bộ cơng
đồn các cấp và những ai quan tâm đến hoạt động cơng đồn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động bảo về quyền lợi người lao động của
Cơng đồn.
Chương 2: Thực trạng Cơng đồn bảo vệ quyền lợi người lao động ở các
doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao vai trị của cơng đồn trong
việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp ngồi nhà nước của cơng
đồn tỉnh Hà Tĩnh.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



hƣơng 1
CƠ SỞ Ý UẬ VỀ H ẠT Ộ G BẢ
GƢỜI

Ộ G Ủ

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa

ác -

VỆ QUYỀ

Ô G

ỢI

À

ênin, tƣ tƣởng Hồ



inh và

ảng ta về vị trí, vai trị, chức năng của tổ chức ơng đồn
1.1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về cơng đồn và tỉ chøc cơng đoàn.
C.Mác và Ph.Ănghen là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động thế giới, là những người đầu tiên phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, chỉ ra đấu tranh giai cấp vừa là quy luật vừa là động lực phát triển của
lịch sử xã hội loài người khi xã hội phân chia thành giai cấp. Trong học thuyết của

mình, các ông đã nhiều lần đề cập đến vai trò, vị trí của tổ chức Cơng đồn, đến tính
tất yếu phải thống nhất hoạt động Cơng đồn đặt dưới sự lãnh đạo của chính Đảng
của giai cấp vơ sản.
Khi bàn về Cơng đồn, Mác-Ănghen viết: “Các cơng đồn đã trở thành
trung tâm tổ chức đối với giai cấp công nhân. Nếu cơng đồn cần thiết cho cơng
cuộc đấu tranh du kích giữa tư bản và lao động thì cơng đồn lại càng quan trọng
hơn với tư cách là lực lượng có tổ chức để tiêu diệt bản thân chế độ lao động làm
thuê và quyền lực của chủ nghĩa tư bản. Nhiệm vụ chính là giải phóng hồn tồn
giai cấp cơng nhân, các tổ chức cơng đồn phải rèn luyện để hoạt động một cách
tự giác với tư cách là trung tâm tổ chức giai cấp cơng nhân. Các cơng đồn phải
ủng hộ mọi phong trào xã hội và chính trị nhằm mục tiêu ấy. Tự coi mình là đại
biểu của tồn bộ giai cấp cơng nhân và chiến đấu cho giai cấp đó, các cơng đồn
phải thu hút vào hàng ngũ của mình cả những cơng nhân chưa đứng trong tổ
chức. Các cơng đồn phải làm cho tồn thế giới tin rằng mình chiến đấu khơng
phải vì những quyền lợi cá nhân hẹp hịi, mà là để giải phóng hàng triệu người bị
áp bức”[1, tr. 236].
Phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa C.Mác trong điều kiện mới của lịch sử,
V.I. Lênin đã hoàn thiện lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa và chun chính vơ sản,
học thuyết về Đảng và Nhà nước, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cộng sản, những vấn đề thuộc lý luận và thực tiễn hoạt động của cơng đồn. Cụ thể
hố những ngun tắc về chiến lược, chiến thuật của phong trào công nhân của Đảng
cách mạng, của giai cấp công nhân và các tổ chức của nó đã được C.Mác và Ăngghen
đề ra. V.I. Lênin đã phát triển và hoàn thiện học thuyết về cơng đồn, chỉ rõ vị trí, vai
trị, xác định chức năng nhiệm vụ, phương pháp hoạt động của cơng đồn trong điều
kiện chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa cơng đồn với Đảng của

giai cấp cơng nhân, cơng đồn với Nhà nước chun chính vơ sản.
V.I.Lênin là người kế tục và phát triển sáng tạo học thuyết Mác trong điều kiện
lịch sử Chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô sản, bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở những nguyên tắc về chiến lược, chiến thuật của phong
trào công nhân và tổ chức của nó đã được Mác và Ănghen đề ra, Lênin đã phát triển
và hồn chỉnh học thuyết về Cơng đồn. Người chỉ rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm
vụ, phương pháp hoạt động của Cơng đồn trong điều kiện chủ nghĩa tư bản và xã hội
chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Cơng đồn với Đảng của giai cấp cơng nhân, Cơng đồn
với Nhà nước chun chính vơ sản. Trong diễn văn đọc tại phiên họp liên tịch của các
đảng đoàn Đảng cộng sản Nga tại Đại hội VIII các Xô viết toàn Nga, ngày
30/12/1920 ở Matxcơva, Lênin đã chỉ rõ: “…cơng đồn khơng phải là một tổ chức
nhà nước, khơng phải là tổ chức cưỡng bức, nó là một tổ chức giáo dục, thu hút,
huấn luyện, nó là một trường học, trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học
chủ nghĩa cộng sản”[1, tr.249]. Cơng đồn có vai trị vô cùng quan trọng trong xã
hội, đặc biệt đối với xây dựng và phát triển giai cấp công nhân. Lênin khẳng định:
“Đối với giai cấp vô sản công nghiệp, công đồn khơng phải chỉ là một tổ chức tất
yếu về mặt lịch sử, mà cịn là một tổ chức khơng thể khơng có được về mặt lịch sử; và
trong điều kiện chun chính vơ sản, tổ chức đó bao gồm hầu hết giai cấp vô sản
công nghiệp”[1, tr.249]. Theo Lênin: “Trong hệ thống chun chính vơ sản, Cơng
đồn có vị trí ở giữa Đảng và chính quyền Nhà nước…Cơng đồn tạo ra mối liên hệ
giữa đội tiên phong với quần chúng; cơng đồn lấy cơng tác hàng ngày để thuyết
phục quần chúng, quần chúng của giai cấp duy nhất có khả năng đưa chúng ta từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản”[1, tr.250].
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Vấn đề vị trí của Cơng đồn trong điều kiện chế độ xã hội chủ nghĩa là một
vấn đề lý luận quan trọng nhất trong học thuyết của Lênin về Cơng đồn. Việc xác

định đúng vị trí của Cơng đồn gắn liền với vấn đề nhận thức sâu sắc về tính chất,
vai trị của tổ chức Cơng đồn trong hệ thống chính trị - xã hội, qua đó, xác định
được nhiệm vụ của Cơng đồn trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong bài phát biểu cũng như các tác phẩm của V.I. Lênin về Cơng đồn sau
thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga như: “Nhiệm vụ trước mắt của chính
quyền Xơ Viết” (1918 và 1920), “dự thảo đề cương về vai trị, nhiệm vụ của Cơng
đồn trong điều kiện thực hiện chính sách kinh tế mới” (1922), “thư gửi Đại hội V
Cơng đồn Nga” (1922)… V.I.Lênin cho rằng: “các cơng đồn đã trở thành tổ chức
của giai cấp lãnh đạo, thống trị nắm chính quyền của giai cấp, thực hiện nền chuyên
chính của giai cấp, thực hiện cưỡng chế của Nhà nước”. Vấn đề vị trí của cơng đồn
trong điều kiện chế độ xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề lý luận quan
trọng nhất trong học thuyết của V.I. Lênin về cơng đồn. Việc xác định đúng đắn vị
trí của cơng đồn gắn liền với vấn đề nhận thức sâu sắc về vai trò của tổ chức cơng
đồn trong hệ thống chính trị xã hội, trên cơ sở đó xác định được nhiệm vụ của
cơng đồn trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng: Cơng đồn
theo vị trí của mình trong hệ thống chun chính vơ sản đứng ở chỗ nếu như có thể
nói được là: “Giữa Đảng và chính quyền Nhà nước”.
Dưới chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, vị trí của cơng đồn khác nhau
căn bản: Sự khác nhau đó là do quan hệ sản xuất mới, do vị trí mới của giai cấp
cơng nhân trong nền sản xuất xã hội quyết định.
Dưới chủ nghĩa xã hội, với tư cách là một hình thức tổ chức của giai cấp
cơng nhân, Cơng đồn đã trở thành một thành viên quan trọng trong hệ thống chính
trị xã hội chủ nghĩa.
Khi nói về vị trí của Cơng đồn trong hệ thống chính trị - xã hội của thời kỳ
quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. V.I. Lênin cho rằng: “trong hệ thống chun chính vơ
sản Cơng đồn có một vị trí ở giữa Đảng và chính quyền Nhà nước” và là chỗ dựa
vững chắc của chính quyền và Nhà nước. Nhận thức đúng đắn về vị trí của cơng
đồn là một trong những nhân tố quan trọng làm cho tồn bộ hệ thống chun chính
8


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vơ sản được bền vững. Vì vậy, vị trí, vai trị của cơng đồn cũng là vấn đề đấu tranh
gay gắt về tư tưởng. Nhận thức đúng đắn về vị trí cơng đồn phải gắn liền với nhận
thức về chun chính vơ sản. Chính vì lẽ đó mà kẻ thù của Chủ nghĩa xã hội, muốn
phá hoại hệ thống chính trị xã hội thì đồng thời tìm mọi cách thay thế vị trí của
cơng đồn trong hệ thống chính trị xã hội đó và muốn tách cơng đồn ra khỏi hệ
thống chun chính vơ sản. Trước những diễn biến phức tạp về chính trị, kinh tế xã hội, trước những địi hỏi của cơng cuộc cải cách ở một số nước xã hội Chủ nghĩa
trên toàn thế giới, hàng loạt những vấn đề liên quan đến lý luận, nhận thức về cơng
đồn, xung quanh vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cơng đồn trong chế độ
xã hội Chủ nghĩa được đặt ra. Muốn thành công, việc quán triệt học thuyết Mác Lênin về cơng đồn có ý nghĩa to lớn. Cơng đồn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa
không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng, không có nghĩa là cơng đồn khơng cịn vị
trí quan trọng trong hệ thống chính trị - xã hội, khơng cịn tính độc lập về mặt tổ
chức, quan hệ giữa cơng đoàn và Đảng Cộng sản là quan hệ qua lại dựa trên nguyên
tắc 2 mặt: Một mặt thể hiện vai trị lãnh đạo của Đảng đối với cơng đồn, mặt khác
thể hiện vai trị của cơng đồn trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
Về phương pháp luận, xem xét vị trí cơng đồn trong xã hội xã hội chủ
nghĩa, V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: Cơng đồn đã trở thành “Một tổ chức của giai cấp
đang cầm quyền, đang thống trị, đang chấp chính, là tổ chức của giai cấp đang
thực hiện chuyên chính, giai cấp đang thực sự cưỡng bức Nhà nước”[22, tr.249]
nhưng do bản chất xã hội của cơng đồn nên đã xác định địa vị đặc thù của tổ chức,
tức vị trí riêng của tổ chức cơng đồn so với các tổ chức khác trong hệ thống chính
trị xã hội. Tuy là một tổ chức đang cầm quyền nhưng “Cơng đồn khơng phải là
một tổ chức Nhà nước, không phải là một tổ chức cưỡng bức, nó là một tổ chức
giáo dục, thu hút, huấn luyện, nó là một trường học, trường học quản lý, trường
học quản lý kinh tế…”. V.I. Lênin cũng coi vai trị của cơng đồn và cả vấn đề chức
năng của cơng đồn “Một trong những vấn đề lý luận cơ bản nhất, vị trí cơng đồn
Việt Nam trong chặng đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được xác định từ Đại
hội lần thứ III, IV, V và đã được phát triển ở các Đại hội tiếp theo của cơng đồn

Việt Nam”.
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.2. T- t-ëng Hå ChÝ Minh vỊ cơng đồn vµ tỉ chøc cơng đồn.
Từ quan điểm tư tưởng trên của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp những tinh
hoa trong nghệ thuật dùng người của các nước Phương Đông và của cha ông chúng
ta trong suốt bề dày lịch sử, trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng là người đặt nền móng lý luận về tư tưởng và tổ chức cho Cơng
đồn Việt Nam. Năm 1925, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Người đã nói đến
sự cần thiết phải thành lập Công hội cách mạng. Người chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ của
tổ chức này: “Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có
cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công
nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn quyền lợi cho cơng nhân; năm là giúp
cho quốc dân, giúp cho thế giới”[21, tr.234].
Để xúc tiến cho việc thành lập tổ chức Cơng đồn ở nước ta, năm 1926, trên
báo Thanh niên, Hồ Chí Minh đã nói đến hai cách tổ chức Cơng hội, đó là: “…chức
nghiệp tổ chức và sản nghiệp tổ chức. Chức nghiệp tổ chức là: nghề nghiệp nào tổ
chức theo nghề nghiệp ấy… sản nghiệp tổ chức là: không theo nghề nghiệp mà theo
những người làm ở chỗ nào thì tổ chức ở chỗ ấy”. Người thường nhắc nhở: “Mục
đích của Cơng đồn là phải cải thiện dần đời sống cơng nhân, nâng cao đời sống vật
chất, văn hoá của giai cấp công nhân”[20, tr.52]. Trong Sắc lệnh số 29 - SL ngày
12/3/1947 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hịa do Chủ tịch Hồ Chí Minh
ký, tại Điều 151 ghi: “Cơng đồn là những đồn thể lập ra, mục đích để bảo vệ quyền
lợi của cơng nhân về phương diện nghề nghiệp”.
Khi nói về nhiệm vụ của Cơng đồn, Người nói: “Cơng đồn phải làm cho
cơng nhân hiểu rõ trách nhiệm, nâng cao năng suất lao động là nguồn của cải to
lớn nhất; phải làm cho họ hiểu lỗ, lãi của đơn vị, việc sử dụng công suất máy móc,

việc tiêu hao ngun liệu, vật tư… Cơng đồn phải giáo dục cơng nhân có tinh
thần kiên quyết đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc và phát triển kinh tế , đó
là cái lớn; đồng thời cũng phải kiên quyết đấu tranh, phê bình người làm sai, dù
ai làm sai cũng thẳng thắn phê bình, giúp đỡ nhau sửa chữa cho tốt”[21, tr.234].
Theo Người, “Cơng đồn phải bảo vệ cho cơng nhân có quyền thật sự trong xí
nghiệp về sản xuất, đời sống”[21, tr.234]. Ngày 18/7/1969, khi đến thăm và làm
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


việc với lãnh đạo Tổng Cơng đồn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ cơng đồn cần phải mạnh dạn
đưa những công nhân trẻ vào cương vị lãnh đạo, việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng
kế cận là rất cần thiết… Người nói: “Phải làm cho họ vừa hồng, vừa chuyên, đó là
nhiệm vụ trước mắt và cũng là chiến lược lâu dài của cán bộ lãnh đạo các cấp
cơng đồn”[19, tr.42].
Khi bàn về vai trị của cán bộ và tổ chức cơng đồn, Hồ Chí Minh ln quan
tâm đến tổ chức cơng đồn. Sự ra đời của tổ chức Cơng đồn Việt Nam gắn liền với
tên tuổi và quá trình hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ngay từ những năm
tháng xa tổ quốc, hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Người
đã quan tâm đến việc thành lập tổ chức Công đồn Việt Nam mà tiền thân là Cơng
hội đỏ. Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” xuất bản năm 1927, Người viết “Tổ
chức công hội trước hết là đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với
nhau, ba là để sửa sang các sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là
để giúp cho quốc dân giúp chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa” [20, tr.175].
Những lý luận về thành lập tổ chức cơng đồn cách mạng của lãnh đạo
Nguyễn Ái Quốc, được các hội viên Thanh niên cách mạng, một tổ chức tiền thân
của Đảng Cộng sản Việt Nam truyền bá rộng rãi trong phong trào công nhân, nhiều
tổ chức công hội được thành lập. Đặc biệt, từ năm 1928 Việt Nam thanh niên cách

mạng phát động phong trào “vô sản hố” thì phong trào đấu tranh của cơng nhân
Việt Nam càng sôi nổi, đã thúc đẩy sự phát triển của tổ chức công hội mới lên một
bước mới.
Với nhận thức về vai trị quan trọng đặc biệt của cơng tác cán bộ đối với sự
nghiệp cách mạng và tổ chức cơng đồn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây
dựng, đào tạo và rèn luyện được đội ngũ cán bộ cơng đồn, đầy bản lĩnh chính trị,
được trang bị bằng học thuyết Mác-Lênin, suốt đời nguyện hy sinh, phấn đấu vì độc
lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân và lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa. Đội
ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm và bản lĩnh đó đã được tơi luyện và thử thách trong
gần một thế kỷ đấu tranh khốc liệt của cuộc cách mạng.
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.3. Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trị,
chức năng của tổ chức Cơng đồn trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước.
Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp cơng nhân Việt Nam, được
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Trong suốt chặng đường lịch sử hơn
80 năm qua, Đảng luôn giữ vững bản chất, lập trường của giai cấp công nhân, coi
giai cấp công nhân là lực lượng nịng cốt của liên minh cơng - nơng - trí thức, đây là
vấn đề chiến lược, là điều kiện đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam
trong mọi thời kỳ lịch sử.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân và tăng cường sức mạnh
cho tổ chức công hội đỏ, Ban Chấp hành lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng
quyết định triệu tập Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ miền Bắc Việt Nam vào
ngày 28/7/1929. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Uỷ viên Ban Chấp hành lâm thời
Đông Dương Cộng sản Đảng, phụ trách công tác vận động công nhân của Đảng đã
trình bày báo cáo chung trước Đại hội, trong đó nhấn mạnh đặc điểm, tình hình

phong trào cơng nhân, cơng hội trong giai đoạn sau đó. Từ Đại hội này, Tổng Công
hội đỏ miền Bắc Việt Nam, một tổ chức được Đảng Cộng sản thành lập đã trở thành
tổ chức cơng đồn cách mạng, tiêu biểu của giai cấp cơng nhân Việt Nam. Nó là kết
quả tất yếu của phong trào công nhân vận động với sự truyền bá lý luận cơng đồn
cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các Đảng viên Đảng Cộng sản vào
phong trào cơng đồn nước ta. Cơng đồn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam suốt chặng đường hơn 85 năm qua, đã có những đóng góp to
lớn vào thành công của các giai đoạn cách mạng Việt Nam, luôn tin tưởng và ủng
hộ đường lối của Đảng, thể hiện sự giác ngộ về lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc,
một lịng đi theo Đảng.
Cơng đồn Việt Nam đã ngày càng phát triển về số lượng, thu hút đông đảo
công nhân lao động vào tổ chức cơng đồn.
Cùng với việc quan tâm đến tổ chức cơng đoàn, ngay từ khi mới ra đời, Đảng
ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ Tịch đã nhận thức đúng về vị trí và tầm quan trọng
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


của việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng, coi "cán bộ là cái dây truyền của bộ
máy. Nếu dây truyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy
cũng tê liệt”.
Từ năm 1986, Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo nước Việt
Nam thực hiện công cuộc đổi mới, đưa đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển theo
hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chủ động tham gia hội nhập quốc tế và khu
vực, giữ vững nền độc lập dân tộc, tiếp tục xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã chỉ rõ: “Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, củng cố và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể quần
chúng, nhất là Cơng đồn, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp
Phụ nữ, Hội Nông dân tập thể… Đối với nội dung và phương pháp hoạt động của

các đoàn thể quần chúng hướng mạnh về cơ sở, thu hút đông đảo nhân dân vào
tham gia các hoạt động phong trào cách mạng. Xây dựng đội ngũ giai cấp công
nhân, giai cấp nơng dân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa, củng cố Liên
minh công nông, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, tăng cường khối Đại đoàn kết toàn
dân tộc”[4, tr.225, 226].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Đảng ta đã lãnh đạo đất nước bước vào thời
kỳ đổi mới, nhất là đổi mới về kinh tế. Từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp với một
thành phần kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
với nhiều thành phần kinh tế. Đây là bước chuyển đổi căn bản vô cùng quan trọng địi
hỏi sự nỗ lực của tồn Đảng, toàn dân, đặc biệt là các thành viên trong hệ thống chính
trị, trong đó có tổ chức Cơng đồn mà đại diện là: “Giai cấp công nhân Việt Nam
thông qua Đảng là đội tiên phong của mình đã lãnh đạo cách mạng nước ta hơn nửa
thế kỷ qua, ngày nay lại đang đi đầu trong sự nghiệp đổi mới và cơng nghiệp hố,
hiện đại hố”.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định
mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới là: “Phát triển về
số lượng, chất lượng và tổ chức, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học
vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiện đại hoá đất nước. Giải quyết việc làm, giảm tối đa số công nhân thiếu việc làm và
thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ
đối với cơng nhân; chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao. Xây dựng tổ
chức, phát triển đồn viên cơng đồn, nghiệp đồn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh
doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân và những người lao

động, chú trọng công nhân làm việc ở các khu công nghiệp và đô thị lớn. Chăm lo đào
tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú”[15, tr.11].
Trải qua nhiều kỳ Đại hội từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Đảng
ta luôn nhất qn đề cao vai trị, vị trí của tổ chức Cơng đồn và giai cấp cơng nhân;
coi việc xây dựng giai cấp công nhân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị mà
trước hết thuộc về tổ chức Cơng đồn. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 về “Tiếp tục
xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hoá đất nước”. Quan điểm trên một lần nữa được khẳng định tại Nghị quyết Đại hội
lần thứ XI của Đảng: “Phát huy vai trị của giai cấp cơng nhân là giai cấp lãnh đạo
cách mạng” và tiếp tục “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống
chính trị”[17, tr.13].
Triển khai các quan điểm của Đảng về vai trị, vị trí của tổ chức cơng đồn,
Nghị quyết Đại hội Đại biểu tồn quốc của Cơng đồn Việt Nam lần thứ V, VI, VII,
VIII, IX, X, XI đều xác định: Cơng đồn Việt Nam có chức năng to lớn là tham gia
công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, động viên công nhân lao động và mọi
tầng lớp nhân dân lao động xây dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực
chất là bảo vệ tận gốc quyền lợi của giai cấp công nhân, thông qua việc tổ chức các
phong trào hành động cách mạng của quần chúng, tham gia kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động.
Cơng đồn cịn có chức năng giáo dục cho công nhân lao động về chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước,
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp, nhận thức về khoa học công nghệ, các yếu tố
của nền kinh tế tri thức, động viên công nhân, lao động ra sức thi đua học tập nâng
cao trình độ văn hố, trình độ tay nghề, ngoại ngữ để đáp ứng với u cầu sự nghiệp
cách mạng mới.

1.1.4. Vị trí, vai trị và chức năng nhiệm vụ của Cơng đồn trong doanh
nghiệp ngồi Nhà nước.
* Vị trí của Cơng đồn Việt Nam
Vị trí của Cơng đồn là chỗ đứng của Cơng đồn trong hệ thống chính trị,
được xác định thơng qua mối liên hệ giữa Cơng đồn với các tổ chức thành viên
trong hệ thống chính trị và trong xã hội.
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và trong bối cảnh
xây dựng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của đất nước theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí của Cơng đoàn Việt Nam được xác định từ Đại hội III
và đã được phát triển ở Đại hội VI - Công đồn Việt Nam, cho đến nay: Cơng đồn
Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị làm cầu nối giữa Đảng với quần
chúng; là người cộng tác đắc lực, chỗ dựa của chính quyền Nhà nước; là đại diện
hợp pháp của giai cấp công nhân, của người lao động. Vị trí của Cơng đồn được
thể hiện thơng qua mối quan hệ chặt chẽ giữa Cơng đồn với các tổ chức trong hệ
thống chính trị, với cơng nhân, viên chức, lao động
- Quan hệ với Đảng: Đảng lãnh đạo Công đồn bằng đường lối, nghị quyết,
phương hướng và thơng qua các đảng viên của Đảng; đồng thời, Đảng tơn trọng
tính độc lập tương đối về mặt tổ chức của Công đồn. Cơng đồn đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng, là chỗ dựa vững chắc của Đảng và là sợi dây nối liền giữa Đảng với
quần chúng. Hạt nhân nòng cốt của tổ chức Cơng đồn là giai cấp cơng nhân, đây là
lực lượng đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử của phát triển thời đại.
Cơng đồn là tổ chức tun truyền, phổ biến đường lối, nghị quyết của Đảng
đến công nhân, viên chức, lao động; có trách nhiệm động viên cơng nhân, viên
chức, lao động thực hiện đường lối của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh; đưa các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống của người lao động.
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Quan hệ với Nhà nước: Cơng đồn là người cộng tác đắc lực của Nhà nước.
Cơng đồn với Nhà nước là quan hệ thống nhất, cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà
nước không can thiệp vào công việc nội bộ của tổ chức Cơng đồn, ln tạo điều
kiện vật chất và ban hành các văn bản pháp quy đảm bảo về mặt pháp lý cho Cơng
đồn hoạt động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cơng đồn góp phần tham gia xây
dựng Nhà nước. Cơng đồn và Nhà nước có cùng mục tiêu xây dựng một nước Việt
Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Quan hệ với tổ chức CT-XH khác: Cơng đồn là thành viên của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, cùng với các tổ chức CT-XH, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp hợp tác, đồn kết, bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, cùng phối hợp thực hiện
nhiệm vụ chung dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Quan hệ với Giới chủ: Là mối quan hệ đại diện của người lao động với người
sử dụng lao động, hai bên bình đẳng, tơn trọng nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh
nhằm giải quyết hài hồ về lợi ích của mỗi bên trong quan hệ lao động. Mục đích, nội
dung hoạt động trong mối quan hệ giữa Cơng đồn với người sử dụng lao động là
nhằm làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của CNLĐ; chung tay xây dựng mối quan hệ lao động hài hịa,
ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp.
Vị trí của cơng đồn trong doanh nghiệp ngồi nhà nước:
Cơng đồn là tổ chức chính trị, xã hội của cơng nhân và người lao động trong
doanh nghiệp, có vị trí là người đại diện hợp pháp duy nhất cho người lao động trong
quan hệ với giới chủ (người sử dụng lao động). Trong mối quan hệ đó, cơng đồn và
chủ doanh nghiệp đảm bảo sự bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa đấu
tranh nhằm giải quyết hài hồ và lợi ích của mỗi bên trong quan hệ lao động. Nội
dung và mục đích của mối quan hệ giữa cơng đồn và người sử dụng lao động là
nhằm làm cho doanh nghiệp phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng
của công nhân lao động. Công đồn có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao
động vận động đồn viên, cơng nhân lao động sản xuất với năng suất với năng suất,
chất lượng và hiệu quả cao nhất…đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của
16


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


doanh nghiệp; tạo cơ sở ổn định việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao
thu nhập cho người lao động
* Vai trị của Cơng đồn Việt Nam
Trong suốt q trình phát triển của cách mạng, Cơng đồn ln có vai trị
tích cực tác động đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, tư tưởng, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vai trò “trường học” của Cơng đồn vẫn được
khẳng định và nội dung của nó ngày càng được mở rộng trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Cơng đồn Việt Nam vẫn thể hiện rõ vai
trị của mình đối với xã hội thông qua hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa
phương, ngành, cơ sở, thông qua lực lượng đoàn viên lao động và đã đạt được
những thành tựu to lớn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.
Khi đánh giá vai trị của cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà
nước phải dựa trên cơ sở vai trị của Cơng đồn Việt Nam, được thể hiện trên các
lĩnh sau:
- Trong lĩnh vực kinh tế: Cơng đồn vận động cơng nhân, viên chức, lao động
tham gia tích cực việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; hồn thiện cơ cấu và các
chính sách kinh tế. Vận động công nhân, viên chức, lao động nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữ vững thương hiệu sản
phẩm trên thị trường; tham gia thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao
hiệu quả và phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội. Một mặt cơng đồn đẩy
mạnh hoạt động tại các doanh nghiệp; mặt khác cơng đồn hỗ trợ các thành phần
kinh tế phát triển đúng hướng.
- Trong lĩnh vực chính trị: Là thành viên trong hệ thống chính trị, dưới sự
lãnh đạo cảu Đảng Cộng sản Việt Nam, cơng đồn có vai trị xây dựng và nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, củng cố và giữ vững bộ máy nhà nước,

tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân lao động, xây dựng Nhà nước thật sự là Nhà nước của dân, do dân, vì
dân, góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị.
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Trong lĩnh vực xã hội: Cơng đồn tích cực xây dựng giai cấp công nhân vững
mạnh, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ học vấn,
tay nghề, khoa học cơng nghệ, trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước; góp phần củng cố khối liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức, trở
thành nịng cốt khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và là cơ sở xã hội vững chắc, bảo đảm
vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước. Công đoàn tuyên
truyền, giáo dục người lao động chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội, xây dựng và
phát triển nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao trình độ văn hóa,
chun mơn, nghiệp vụ, kỷ năng nghề nghiệp cho người lao động.
- Trong lĩnh vực văn hố, tư tưởng: Cơng đồn giáo dục công nhân, lao động
nâng cao lập trường giai cấp công nhân, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng; phát huy
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân
loại; giáo dục lối sống mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; phòng chống
các tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tay nghề, học vấn;
quan tâm, chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CNLĐ.
- Vai trị của cơng đồn trong cơ chế ba bên: Với vai trị là người đại diện và
bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, có trách nhiệm
tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho người lao động.
Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước và đội ngũ công nhân, lao động trong
khu vực này có xu hướng giảm dần; cơng nhân, lao động trong các thành phần kinh

tế khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng chưa
phản ánh được đầy đủ sự lớn mạnh của giai cấp cơng nhân và tổ chức cơng đồn.
Qua thực tế hiện nay cho thấy, một bộ phận không nhỏ công nhân, lao động trình độ
giác ngộ về giai cấp cịn hạn chế, ý thức và hiểu biết về pháp luật chưa cao, dẫn đến
tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, kỷ luật lao động còn nhiều. Thực
trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập của người lao động, thậm
chí trở thành nguyên nhân của các vụ xung đột làm nãy sinh mâu thuẫn và các vụ
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×