Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN CHINH

ẢNH HƢỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG
CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2016

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN CHINH

ẢNH HƢỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG
CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60320101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hoài Sơn


Hà Nội – 2016

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Bùi Hoài Sơn.
Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu đƣợc trình
bày trong luận văn này là hồn tồn trung thực và khách quan, chƣa từng đƣợc
công bố dƣới bất cứ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Tơi sẽ khơng thể nào tự mình hồn thành đƣợc luận văn thạc sĩ một cách
hoàn chỉnh nếu nhƣ khơng có sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ
và hỗ trợ hết mình của bạn bè, đồng nghiệp.
Thành quả này, tôi xin phép đƣợc gửi lời biết ơn chân thành tới PGS.TS
Bùi Hoài Sơn, ngƣời thầy đáng kính đã ln động viên, khuyến khích và tạo mọi
điều kiện để tơi hồn thành luận văn. Trong q trình thực hiện, dù tơi có nhiều
hạn chế nhƣng thầy vẫn luôn kiên nhẫn, chỉ bảo giúp tôi có thêm động lực để đi
đến cùng con đƣờng nghiên cứu của mình.
Tiếp đến, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cơ trong khoa Báo chí và
Truyền thông – Trƣờng Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội). Các thầy
cơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận

lợi cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Thứ nữa, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Việt Trung, anh Lê
Quốc Minh – TBT báo điện tử Vietnamplus, anh Trần Duy Khánh – phóng viên
báo điện tử Vietnamnet, chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang – nhà báo, phóng viên báo
điện tử VnExpress, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Miên – giảng viên Trƣờng Cao đẳng
PT-TH 1 đã giúp tơi hồn thành phỏng vấn sâu làm tƣ liệu viết luận văn. Lời cảm
ơn này cũng xin đƣợc gửi tới các bạn sinh viên Trƣờng Cao đẳng PT-TH 1,
Trƣờng Đại học KHXH&NV (Đại học QGHN), cùng bạn bè đang công tác và
học tập tại Đà Nẵng, TP.HCM đã giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát để lấy số liệu
viết luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn đồng nghiệp và
gia đình đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5
1. Lý do lựa chọn đề tài .......................................................................................... 5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................... 8
2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới.............................. 8
2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam ............................ 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 11
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 12
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 12

4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 14
5.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................. 14
Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận: ................................................................. 14
5.2. Phƣơng pháp cụ thể ................................................................................... 14
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................. 16
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài .......................................................................... 16
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................... 16
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM................................................................................................... 17
1.1. Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn ........................................ 17
1.1.1. Khái niệm báo điện tử ............................................................................ 17
1.1.2. Khái niệm giới trẻ ................................................................................... 19
1.1.3. Khái niệm lối sống ................................................................................. 21
1.2. Quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu về ảnh hƣởng của báo điện tử đối với
lối sống của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay ............................................................ 25

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam .... 29
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 29
1.3.2. Sự khác biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử ....................... 30
1.3.3. Đặc điểm của báo điện tử ....................................................................... 33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................ 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI
LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY .................................. 38

2.1. Giới thiệu về các tờ báo trong diện khảo sát ................................................. 38
2.1.1. Báo điện tử Vietnamnet .......................................................................... 38
2.2.2. Báo điện tử VnExpress ........................................................................... 39
2.2.3. Báo điện tử Dân trí ................................................................................. 41
2.2.4. Báo điện tử Tuổi Trẻ Online .................................................................. 43
2.2.5. Báo điện tử Thanhnien.vn ...................................................................... 44
2.2. Thực trạng sử dụng báo điện tử trong giới trẻ hiện nay ................................ 47
2.2.1. Mục đích sử dụng báo điện tử ................................................................ 47
2.2.2. Địa điểm và phƣơng tiện sử dụng báo điện tử ....................................... 48
2.2.3. Thời gian sử dụng báo điện tử ................................................................ 50
2.3. Nhận diện và đánh giá tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ
hiện nay ................................................................................................................. 52
2.3.1. Nhận diện tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ .......... 52
2.3.2. Đánh giá tác động của báo điện tử đến lối sống của giới trẻ ................... 67
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................ 75
CHƢƠNG 3: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRỊ TÍCH CỰC CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI
SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................... 76
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát huy vai trò của báo điện tử trong
việc xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam nói chung, giới trẻ nói
riêng ...................................................................................................................... 76

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2. Xu hƣớng phát triển và tác động của báo điện tử đến lối sống của giới trẻ
trong tƣơng lai ....................................................................................................... 81
3.3. Giải pháp phát huy vai trò của báo điện tử trong việc xây dựng lối sống của

giới trẻ hiện nay .................................................................................................... 86
3.3.1. Giải pháp phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để nâng cao
nhận thức của giới trẻ khi đọc báo điện tử ....................................................... 86
3.3.2. Hồn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về
báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng ...................................................... 90
3.3.3. Một số giải pháp cụ thể khác .................................................................. 96
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................. 100
KẾT LUẬN ................................................................................................ 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 103
PHỤ LỤC ................................................................................................... 110

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC VIẾT TẮT

BTV

Biên tập viên

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa


KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

MXH

Mạng xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

PGS.TS

Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ

PT-TH

Phát thanh - Truyền hình

PTTT

Phƣơng tiện truyền thơng

TBT


Tổng Biên tập

Ths.

Thạc sĩ

XHCN

Xã hội Chủ nghĩa

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Báo điện tử là một loại hình báo chí non trẻ, ra đời sau loại hình báo in, báo
phát thanh và báo hình nhƣng sự ảnh hƣởng cũng nhƣ phát triển của báo điện tử
trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì khơng một loại hình báo chí nào
sánh bằng. Ngồi những đặc trƣng riêng, báo điện tử còn mang những vai trị của
báo chí nói chung trong xã hội nhƣ: Là kênh tạo lập, định hƣớng và hƣớng dẫn dƣ
luận; Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời sự trong nƣớc
và quốc tế cho nhân dân; Là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách
xã hội; Là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có
những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội; Là một bộ phận hữu cơ
không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phƣơng tiện cung cấp
thông tin, kiến thức và giải trí cho ngƣời dân.
Chính những vai trị trên đã làm cho báo điện tử có sự ảnh hƣởng vơ cùng lớn
đối với ngƣời dân nói chung, đặc biệt là giới trẻ. Đây là những ngƣời thƣờng xuyên

tiếp cận với internet nói chung và báo điện tử nói riêng do đặc thù về điều kiện
sống, công việc, nhận thức và hành vi.
Theo báo cáo về tình hình internet tại khu vực Đơng Nam Á tính đến cuối
tháng 7/2013 của hãng nghiên cứu thị trƣờng comScore, với 16,1 triệu ngƣời dùng
internet hàng tháng, Việt Nam là quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực
ASEAN.
Cũng theo thống kê của comScore, Việt Nam cịn là quốc gia có lƣợng ngƣời
dùng internet ở độ tuổi trẻ nhất khu vực, với 42% ngƣời sử dụng ở độ tuổi 15 – 24,
độ tuổi ngƣời dùng internet từ 25 đến 34 chiếm 32%. Theo Trung tâm internet Việt
Nam (VNNIC), ngƣời dùng internet ở nƣớc ta nhìn chung có trình độ học vấn tƣơng
đối khá, là học sinh, sinh viên, trí thức, cơng chức, viên chức. Khi ngồi trƣớc máy
tính, ngƣời đọc thƣờng có nhu cầu học tập, tìm kiếm thơng tin bổ ích qua các báo,
tạp chí và trang thông tin điện tử chính thống trong nƣớc và các tờ báo điện tử và
các trang mạng xã hội (MXH), các trang web nƣớc ngoài.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Giới trẻ ln là một trong những nhóm cơng chúng đích của truyền thơng đại
chúng. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sản
phẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giới
trẻ. Với sự phong phú, đa dạng về mặt thông tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã
hội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, cơng nghệ… các báo điện tử đã thu hút hàng
triệu lƣợt truy cập mỗi ngày. Với sức lan tỏa nhanh của báo điện tử, mọi thông tin
từ các ngõ ngách đời sống, xã hội đều đƣợc truyền tải tới bạn đọc từng giây, từng
phút. Chính vì thế, báo điện tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển
trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho
giới trẻ.

Với thế giới của báo điện tử, giới trẻ đƣợc sống trong nhịp đập nóng hổi của
thời đại, quốc gia, cộng đồng. Thông qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cực
hơn, quan tâm hơn và những phản ứng kịp thời với những sự kiện chính trị - kinh tế
- văn hóa – xã hội của thế giới, của đất nƣớc và của địa phƣơng nơi mình đang
sống. Báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung có sức mạnh tập hợp sự quan tâm
của cộng đồng vô cùng to lớn.
Đặc trƣng nổi bật của báo điện tử chính là ở sự đa dạng, phong phú, cập nhật
thông tin một cách nhanh chóng, chân thực nên giới trẻ cũng tìm thấy cho mình
đƣợc nguồn tri thức hữu ích, rèn luyện kỹ năng sống của mình mà khơng phải bất
cứ cuốn sách nào, ngƣời thầy nào có thể đáp ứng đƣợc. Một số những trang báo
chun ngành cịn có vai trị vơ cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên
cứu thông tin khoa học của giới trẻ. Chính báo chí nói chung và đặc biệt là báo điện
tử nói riêng đã tạo nên một thế hệ “cơng dân tồn cầu” (Global citizen) ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tuổi trẻ thì có sự thông minh, nhanh nhạy trọng việc nắm bắt và
cập nhật công nghệ thông tin nhƣng lại thiếu kinh nghiệm sống, yếu khả năng giữ
vững lập trƣờng và chƣa đủ tinh tế để nhận biết những thơng tin thiếu chính thống.
Bởi vậy, sự nhanh nhạy, chân thực một cách không sàng lọc với thông tin của báo
điện tử rất dễ khiến giới trẻ nhƣ “lạc lối” nếu không đƣợc định hƣớng, giáo dục.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ của

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


kinh tế thị trƣờng và sức ép từ doanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện những
dấu hiệu tiêu cực trong việc đƣa tin, làm ảnh hƣởng tới lối sống, suy nghĩ và hành
vi của giới trẻ.
Tháng 12/2010, một nhóm thiếu niên ở TP Vinh (Nghệ An) bị bắt vì hành vi
phá máy ATM để trộm tiền. Nguyên nhân là những em này đã học lỏm phƣơng

pháp phá máy ATM để trộm tiền đƣợc miêu tả rất tỉ mỉ trên các tờ báo. Sự việc cho
thấy mặt trái của thơng tin báo chí đối với giới trẻ.
Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có khơng ít tờ báo thu hút độc giả bằng
những bài báo có nhan đề giật gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thị
hiếu tầm thƣờng, dục vọng thấp kém của con ngƣời. Những bạn trẻ khơng có bản
lĩnh, thiếu nền tảng tri thức và nhân cách sẽ dễ dàng bị lôi cuốn bởi những bài báo
có tính giải trí rẻ tiền, vơ bổ và thậm chí là độc hại. Nhiều nhà báo đã phải tâm sự,
đôi khi những bài báo công phu, tâm đắc nhất của họ về một đề tài thời sự nóng hổi
thì lƣợng ngƣời đọc khơng đáng kể, trong khi đó, một thơng tin dạng “chó cắn xe”
lại trở thành tin nhiều ngƣời đọc nhất.
Việc các ngôi sao, ngƣời mẫu, diễn viên thƣờng xuyên xuất hiện với tần suất
dày đặc bằng các chiêu trò lố lăng dễ khiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị
thời thƣợng đƣợc xã hội tơn vinh, kích thích giới trẻ học đòi theo những điều phù
phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân chính của cuộc sống. Khơng ít bạn trẻ bị
ảnh hƣởng cách sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng, thiếu chính xác, lạm dụng tiếng
nƣớc ngồi trên báo chí.
Sự ảnh hƣởng, tác động của báo điện tử đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớn
nhƣng lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. Đến nay cũng chƣa có bất cứ cơng trình
nghiên cứu cơng phu, nghiêm túc nào về nhu cầu, thị hiếu cũng nhƣ những ảnh
hƣởng của báo điện tử đối với việc hình thành lối sống của giới trẻ. Lãnh đạo của
các tòa soạn cũng chƣa nhận thức hết vai trò của báo điện tử trong việc ảnh hƣởng
tới lối sống của giới trẻ; các phóng viên, BTV cũng chƣa làm tốt chức năng, nhiệm
vụ và đạo đức trong quá trình sáng tạo tác phẩm.
Nhận thức rõ tầm quan trọng về sự ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống
của giới trẻ, trong khả năng hữu hạn của bản thân, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay” làm đề tài
cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới
Sự phát triển của báo điện tử gắn liền với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng
internet và các PTTT khác. Tất cả đều có sự ảnh hƣởng nhất định đối với ngƣời dân
nói chung và đặc biệt là ngƣời trẻ hoặc trẻ em nói riêng. Trong cuốn sách “Bùng nổ
truyền thông – Sự ra đời một ý thức hệ mới” của hai tác giả Philippe Breton và
Serge Proulx đã khẳng định, sự ra đời của điện tử học và sự phát triển của khoa học
cơng nghệ đã có tác động mạnh mẽ đối với hệ thống truyền thơng (hệ thống các
media). Nhờ đó mà các media trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công chúng,
đồng thời dễ dàng làm ảnh hƣởng tới tƣ tƣởng, nhận thức của công chúng. Bởi vậy,
tùy thuộc vào nền văn hóa khác nhau, thể chế chính trị khác nhau mà hệ thống
media đƣợc sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tiêu chí hoạt động của từng tổ
chức, cá nhân sử dụng.
Bài viết “Study Shows How internet Use Affects Today‟s Youth” của tác giả
Michael Harper đăng trên cho thấy: các thanh thiếu niên
ngày nay đang tích cực sử dụng internet thơng qua các thiết bị thơng tin hiện đại
trong cuộc sống của mình. Bên cạnh việc cung cấp một lƣợng thông tin phong phú,
internet cũng mang lại sự lạc hƣớng về thông tin đối với giới trẻ. Điều này cho thấy,
internet nói chung và loại hình báo điện tử nói riêng đã có ảnh hƣởng nhất định đối
với giới trẻ.
Ngồi ra cịn có thể kể tới một số cơng trình nghiên cứu, bài viết khác về sự
ảnh hƣởng của internet, của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đối với lối
sống, hành vi của giới trẻ. Đơn cử nhƣ: “The Impact of Social Media on Children,
Adolescents, and Families” (Tạm dịch: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với trẻ em,
thanh thiếu niên và gia đình) của hai tác giả Gwenn Schurgin O'Keeffe, Kathleen
Clarke-Pearson (đăng trên đã phân tích về
thực trạng sử dụng MXH của thanh thiếu niên Mỹ; “Impact of media use on


8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


children and youth” (Tạm dịch: “Tác động của việc sử dụng phương tiện truyền
thơng

đối

với

trẻ

em



thanh

thiếu

niên)

đƣợc

đăng

trên


đã có những phân tích sâu sắc về sự ảnh hƣởng của
các PTTT đại chúng nhƣ: tivi, trò chơi điện tử, video âm nhạc, Internet… đối với trẻ
em và thanh thiếu niên; “Effects of Media on Teens: A Look at the Research” (Tạm
dịch: Ảnh hưởng của phương tiện truyền thơng đối với giới trẻ: Một góc nhìn
nghiên cứu) của hai tác giả Alison Burkhardt và Daniel White Hodge đăng trên
website của trƣờng Đại học North Park ngày 01/05/2012, trong đó đã chỉ ra rằng,
PTTT đại chúng đã đƣa ra những “chỉ số” để những ngƣời trẻ định hình cái gì là
“bình thƣờng” và “khơng bình thƣờng”, củng cố kiến thức, giúp họ nhận thức rõ về
bản thân và những ngƣời xung quanh mình.
2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam
Tuy ra đời muộn hơn so với các loại hình báo chí khác nhƣng báo điện tử lại
nhanh chóng có đƣợc chỗ đứng nhất định, vững vàng trong lòng bạn đọc. Trải qua
gần 20 năm hình thành và phát triển, báo điện tử đã có những đóng góp to lớn cho
sự phát triển của báo chí nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Bởi vậy, báo điện
tử đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều ngƣời từ học sinh – sinh viên cho đến
các cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh hay các nhà nghiên cứu, các phóng viên,
BTV…
Trƣớc hết, về mặt lý luận và những vấn đề cơ bản của báo điện tử nhƣ: sự ra
đời và phát triển của báo điện tử, khái niệm và đặc trƣng của báo điện tử, phƣơng
thức sáng tạo tác phẩm báo điện tử… phải kể đến các cuốn sách tiêu biểu nhƣ:“Báo
mạng điện tử những vấn đề cơ bản” – TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang chủ biên
(Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội – 2011); “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”
– TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang chủ biên (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội –
2011); “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” – TS. Nguyễn
Trí Nhiệm, TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia
– Sự thật, Hà Nội – 2014); “Các thủ thuật làm báo điện tử” do Vũ Kim Hải, Đinh
Thuận biên soạn.

9


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thông hiện
đại” – TS Nguyễn Thành Lợi, Nxb Thông tin và Truyền thông, tháng 06/2014 đã
giới thiệu những nét khái quát nhất về các vấn đề khá mới mẻ đang đƣợc nghiên
cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm – nhiều thập kỷ qua nhƣ: truyền thông xã hội,
các lý thuyết về truyền thông, hội tụ truyền thông, xu hƣớng tòa soạn báo hội tụ và
những kỹ năng cần thiết trong viết báo đa phƣơng tiện. Cuốn sách đã khẳng định
tầm quan trọng của internet và các thiết bị truyền thơng hiện đại đối với báo chí.
Trong cuốn “Phương tiện truyền thơng mới và những thay đổi văn hóa xã hội
ở Việt Nam” – Bùi Hoài Sơn, Nxb Khoa học Xã hội năm 2008 đã khẳng định: “Dù
biết rằng, cơng nghệ ln ln là cơng nghệ, nó khơng hồn tồn tốt cũng khơng
hồn tồn xấu, mà chỉ giúp con người trở nên thuận tiện hơn trong cuộc sống hàng
ngày, tuy nhiên, các phương tiện truyền thông mới đã khiến nhân loại lo lắng về
một khả năng con người trở thành nạn nhân của máy móc”. Hay trong cuốn “Ảnh
hưởng của internet đối với hành vi của thanh niên Hà Nội”, Nxb Khoa học Xã hội
(2006), tác giả trên có viết: “Trên thực tế, đối với bất kỳ một công nghệ mới nào,
bản chất của cơng nghệ đều mang tính trung tính. Việc con người sử dụng nó trong
những hồn cảnh cụ thể và vì những mục đích cụ thể sẽ quyết định nó có lợi hay có
hại đối với bản thân người sử dụng hay lợi ích của tồn bộ xã hội”. Tuy nhiên, cả
hai tài liệu nghiên cứu này mới chỉ đề cập tới sự ảnh hƣởng của mạng internet mà
vẫn chƣa nói tới báo điện tử hay báo chí đối với lối sống của giới trẻ.
Trong các đề tài nghiên cứu khóa luận, luận văn và luận án tiến sĩ tại Khoa
Báo chí và Truyền thơng – Đại học KHXH&NV cũng đã đề cập tới sự ảnh hƣởng
của báo chí đối với giới trẻ ở Việt Nam. Cụ thể: “Báo chí với q trình hình thành
nhân cách của học sinh - sinh viên” (Luận văn thạc sĩ Truyền thơng đại chúng của
Lại Thị Hải Bình, năm 2006) có chỉ ra rằng, báo chí với chức năng và vai trị định
hƣớng dƣ luận xã hội đã có sự tác động tới quá trình hình thành nhân cách của học

sinh – sinh viên, nhất là đối với các loại hình báo chí hiện đại.
“Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên” (Luận văn thạc sĩ Truyền
thông đại chúng của Trƣơng Thị Tuyên, năm 2008) đã trình bày cơ sở lý luận của

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên, mối quan hệ giữa báo chí và sinh
viên. Tìm hiểu thực trạng báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên qua hệ
thống báo chí cho sinh viên; nội dung chuyển tải và hình thức thể hiện của của hệ
thống báo chí cho sinh viên.
“Cơng chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng” (Luận
văn thạc sĩ Truyền thơng đại chúng của Hồng Thị Thu Hà, năm 2011) đã chỉ ra
đƣợc sự ảnh hƣởng của các PTTT hiện đại đối với thế hệ trẻ, những ngƣời có khả
năng tiếp thu cơng nghệ nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong các đề tài trên, báo điện tử đóng vai trị nhƣ một trong những
PTTT nên luận văn khơng chỉ ra chi tiết, cũng khơng có những thơng tin mang tính
chất nghiên cứu chun về loại hình này đối với giới trẻ hiện nay.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về
báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, trong đó cũng có nói tới sự ảnh hƣởng
của chúng đối với ngƣời trẻ. Đơn cử: “Thực trạng tiếp nhận báo mạng điện tử của
học sinh phổ thông trung học ở nội thành Hà Nội hiện nay” – Luận văn Thạc sĩ của
Phạm Duy Đức, năm 2013; “Báo mạng điện tử đối với việc phát triển hỗ trợ kỹ
năng mềm cho sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn
Thị Minh Châu, năm 2014; “Tương tác giữa tịa soạn và cơng chúng báo mạng
điện tử (Khảo sát báo Vietnamnet.vn, VnExpress.net và Tuoitre.com.vn từ 01/2006
đến 01/2011) – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Hoàng Quỳnh Hƣơng… Tuy có đề
cập tới các vấn đề cơ bản nhất của báo điện tử và giới trẻ nhƣng những luận văn này

chƣa tập trung đề cập tới sự ảnh hƣởng của loại hình này tới lối sống của giới trẻ
Việt Nam hiện nay.
Trong khả năng giới hạn của mình, tác giả luận văn đã cố gắng đọc và tìm
hiểu về các tài liệu nghiên cứu trên, coi đó là những kiến thức bổ sung để làm sáng
tỏ những ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu của luận văn hƣớng tới làm sáng tỏ các lý thuyết về báo điện
tử, nêu bật lên mối quan hệ của loại hình báo chí này đối với lối sống của giới trẻ

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đặt dƣới góc độ báo chí. Trên cơ sở khảo sát các tờ báo điện tử:
/> (để ngắn gọn, tác giả sẽ gọi tên các báo điện tử trên lần lƣợt là:
VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online) trong thời
gian 6 tháng, luận văn sẽ chỉ ra thực trạng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối
sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay; đánh giá về vai trò và đƣa ra những giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với giới trẻ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn đã thực hiện những
nhiệm vụ nhƣ sau:
- Làm rõ một số vấn đề mang tính lý luận liên quan đến đề tài nhƣ: khái niệm về
báo điện tử, khái niệm về ảnh hƣởng, khái niệm về giới trẻ, khái niệm về lối sống; nội
dung về sự ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ; đồng thời phân
tích những ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.
- Khảo sát thực trạng sử dụng và ảnh hƣởng của thông tin trên các tờ báo điện
tử: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online. Từ đó

đƣa ra những nhận xét, phân tích, đánh giá về ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối
sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
- Thông qua kết quả khảo sát thực tế và những nghiên cứu chuyên sâu, luận
văn sẽ đề xuất những giải pháp cho tòa soạn báo điện tử nhằm nâng cao chất lƣợng
thông tin, nâng cao mức ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ
hiện nay, góp phần vào việc định hƣớng lối sống tích cực cho giới trẻ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xác định đối tƣợng nghiên cứu chính là những tác động tích cực và
tiêu cực của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Tác giả tiến hành khảo sát nội dung tin, bài và phản hồi
trên các tờ báo điện tử: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


niên Online. Lý do tác giả luận văn lựa chọn các báo này là bởi: Đối với ba trang
báo VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet đều là những báo điện tử lớn, chính thống, có
lƣợng độc giả đơng đảo bao gồm cả độc giả trẻ ở cả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đây
cũng là những báo có hàm lƣợng thơng tin cao, thơng tin có tính xác thực, uy tín và
đáng tin cậy.
Đối với các báo Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online, luận văn tiến hành khảo
sát là bởi đây là hai phiên bản điện tử hoàn hảo, tin cậy của báo in Tuổi Trẻ và
Thanh Niên. Cả hai báo đều có cơ quan chủ quản lần lƣợt là Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cơ quan có liên quan trực tiếp đến
ngƣời trẻ.
Nhƣ vậy, với sự lựa chọn gồm cả báo điện tử chính thống, phiên bản điện tử hoàn

hảo của báo in, luận văn đã có sự đa dạng trong việc lựa chọn đối tƣợng khảo sát.
- Về mặt thời gian: Luận văn tiến hành khảo sát trên các báo điện tử VnExpress,
Vietnamnet, Dân Trí, Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online từ 01/01/2016 –
30/06/2016. Dù thời gian khảo sát không dài nhƣng với số lƣợng tin bài thƣờng
xuyên cập nhật lớn cũng giúp cho ngƣời thực hiện luận văn có cái nhìn tồn diện về
sự tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Tác giả cũng tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với những bạn trẻ có độ tuổi từ
15 – 28 tuổi, làm việc ở các lĩnh vực khác nhau nhƣ: học sinh – sinh viên, kinh
doanh – bn bán, nhân viên văn phịng,… để làm rõ sự khác biệt trong sở thích
tiếp cận thông tin, nhận thức, hành vi của họ sau khi tiếp nhận thơng tin. Từ đó đi
sâu vào nghiên cứu sự tác động của báo điện tử đối với giới trẻ.
Trong khả năng giới hạn của mình, cũng nhƣ điều kiện thời gian và kinh phí
khơng cho phép, tác giả tập trung khảo sát giới trẻ sinh sống chủ yếu ở thành phố
lớn là Hà Nội. Sở dĩ nhƣ vậy là bởi, đây là thành phố hiện đại và phát triển bậc nhất
cả nƣớc, tập trung đông đảo lực lƣợng lao động đến từ nhiều tỉnh thành. Đây cũng
đƣợc coi là cái nơi của văn hóa, có nhịp sống sơi động, trẻ trung và thƣờng xuyên
đổi mới.
Mặc dù công nghệ và internet giờ đã trở nên phổ biến, cập nhật đến từng ngõ
nhỏ nhƣng để tiếp cận đƣợc với báo điện tử thƣờng xun, liên tục thì địi hỏi độc

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giả phải có trình độ nhất định và biết về cơng nghệ thơng tin. Do đó, những ngƣời
trẻ tuổi sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn sẽ đáp ứng đƣợc tiêu chí này
nhiều hơn so với những ngƣời trẻ ở khu vực khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận:
- Nền tảng lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về báo chí, truyền thơng.
- Lý luận báo chí, lý luận truyền thơng.
5.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phân tích thơng tin từ nguồn tài
liệu sẵn có (bao gồm các cuốn sách, tài liệu tham khảo; sử dụng các nguồn tài liệu
do tòa soạn báo cung cấp. Vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề
đơn lẻ khảo sát đƣợc.
- Phương pháp phân tích nội dung văn bản trong nghiên cứu báo chí – truyền
thơng: Luận văn xem xét có hệ thống các tài liệu dƣới dạng văn bản viết nhƣ: các
quy định, Nghị định, Thông tƣ, kế hoạch, báo cáo… để lấy thơng tin và số liệu cho
q trình viết luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích nội dung tin, bài trên
các báo điện tử khảo sát: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh
niên Online. Dựa vào kết quả thu đƣợc, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá,
tổng kết những kết quả nghiên cứu, từ đó đƣa ra những luận cứ, luận điểm giúp
hồn thiện vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo tịa soạn, phóng
viên chun phụ trách chuyên mục dành cho giới trẻ của một số báo điện tử, chuyên
gia văn hóa, học sinh THPT về thực trạng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối
sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp định lượng: Thông qua việc lập bảng hỏi và khảo sát đối tƣợng
là giới trẻ về việc đọc báo điện tử hàng ngày, về cách thức tiếp cận và xử lý thông
tin của giới trẻ trên báo điện tử. Từ đó, đề tài xác định đƣợc phƣơng hƣớng giải
quyết các vấn đề nghiên cứu.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



5.3. Khung phân tích luận văn
Từ những phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ trên, tác giả luận văn đã tự xây dựng
cho mình một khung phân tích luận văn theo mơ hình nhƣ sau:

Theo khung phân tích này, báo điện tử đóng vai trị là nơi tạo ra thơng tin
(nguồn) về các lĩnh vực trong cuộc sống. Những thông tin này tiếp cận với giới trẻ
thông qua các PTTT đại chúng, giới trẻ cũng tiếp cận thông tin trên báo điện tử dƣới
nhiều hình thức khác nhau và cũng xử lý thơng tin theo cách riêng của mình. Những
thơng tin trên báo điện tử, gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến nhận thức của giới
trẻ. Chính những nhận thức này là yếu tố tạo nên lối sống cho giới trẻ, đƣợc thể hiện
qua: Cách thức tiếp nhận thông tin, cách thức thể hiện bản thân, cách thức học tập
và làm việc, cách thức giải trí và thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Khung phân tích luận văn là cái nhìn tổng quan nhất về sự ảnh hƣởng của báo
điện tử đối với lối sống của giới trẻ. Khung phân tích này sẽ đƣợc diễn giải chi tiết
trong các chƣơng của luận văn.
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến việc sự ảnh
hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Đồng thời,
đề tài cũng góp phần đƣa ra những giải pháp, cách thức cụ thể nhằm nâng cao sự
ảnh hƣởng tích cực của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về mặt thực tiễn, luận văn đem đến cái nhìn sơ lƣợc về thực trạng ảnh hƣởng
của báo điện tử bao gồm cả ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp, ảnh hƣởng tích cực và

tiêu cực đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Từ đó, những ngƣời làm
báo điện tử, đặc biệt là những phóng viên, BTV chuyên về những chuyên mục dành
cho giới trẻ sẽ thấy đƣợc ƣu và nhƣợc điểm của những thông tin khi đƣa lên báo.
Luận văn cũng đƣa ra những giải pháp cụ thể trong việc truyền tải, tiếp nhận và
quản lý thơng tin trên báo điện tử nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Ngoài ra, luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên báo chí, đặc
biệt là sinh viên chuyên ngành báo điện tử; phóng viên, BTV báo điện tử và những
ngƣời quan tâm tới lĩnh vực này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ hữu ích đối với
những cơ quan báo điện tử muốn tham khảo về sự ảnh hƣởng của thông tin trên báo
điện tử tới cơng chúng của mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận
văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về báo điện tử ở Việt Nam
Chƣơng 2: Thực trạng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ
Việt Nam hiện nay
Chƣơng 3: Xu hƣớng phát triển và giải pháp phát huy vai trị tích cực của báo
điện tử trong việc xây dựng lối sống của giới trẻ hiện nay

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn
1.1.1. Khái niệm báo điện tử
Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh và
truyền hình. Trƣớc đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đƣa tin, truyền hình

minh họa, báo in phân tích và giải thích”. Nhƣng giờ đây, báo điện tử có thể đảm
đƣơng nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Bản
thân nó mang trong mình sức mạnh của PTTT đại chúng truyền thống, cùng kết hợp
với mạng internet nên có nhiều ƣu điểm vƣợt trội, trở thành kênh truyền thông vô
cùng hiệu quả, đặt các PTTT đại chúng vào cuộc đua quyết liệt.
Báo điện tử có ƣu thế ở khả năng tƣơng tác qua lại giữa tờ báo và công chúng,
giữa công chúng với công chúng, tạo điều kiện thuận lợi thiết lập các diễn đàn báo
chí; báo điện tử cịn có ƣu thế về khả năng đa phƣơng tiện, tính thời sự, khả năng
lƣu giữ, tìm kiếm và truy xuất thơng tin nhanh chóng, dễ dàng.
Sự ra đời và phát triển của internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển
của báo điện tử. Đƣợc ra đời vào những năm 90 của thế kỷ XX, từ tờ điện tử đầu
tiên là Chicago Tribune ra đời vào tháng 5/1992 báo điện tử đã có sự phát triển một
cách chóng mặt khi chỉ 8 năm sau đó (đầu năm 2000) trên thế giới đã thống kê đƣợc
con số lên tới 8.474 tờ báo điện tử. Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, các hãng thông tấn
lớn trên thế giới nhƣ: AFP, Reuter… các đài truyền hình nhƣ: CNN, NBC… các tờ
báo nhƣ New York Times, Washington Post... đều có tờ báo điện tử của mình và coi
đó là phƣơng tiện để phát triển thêm cơng chúng báo chí.
Tại Việt Nam, chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày
31/12/1997, tạp chí Q hương có địa chỉ: đã trở thành tờ
báo điện tử đầu tiên ở nƣớc ta. Sự kiện này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, đánh dấu
sự ra đời của báo điện tử tại Việt Nam, từ đó đến nay, số lƣợng báo điện tử tại nƣớc
ta đã có sự phát triển mạnh mẽ.
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều cách gọi khác nhau đối với
loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí internet (Internet Newspaper)
và báo mạng điện tử.
Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất hiện nay, nó gắn liền với tên gọi của
nhiều tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in nhƣ: Quê Hương điện tử, Nhân Dân điện
tử, Lao Động điện tử... Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc cũng sử
dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Trong nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về Quản lý
và cung cấp dịch vụ internet, ở Điều 12 có ghi: Dịch vụ thơng tin trên internet là
một loại hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in,
báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ cung cấp
các loại hình điện tử khác trên internet.
Trong Điều 3, Chƣơng 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999 về Sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hịa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 28/12/1989 cũng có ghi thuật ngữ “báo điện tử
(đƣợc thực hiện trên mạng thơng tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc
thiểu số Việt Nam, tiếng nƣớc ngồi” để chỉ loại hình báo chí này.
Báo điện tử là loại hình báo chí đƣợc xây dựng dƣới hình thức một trang web
và phát hành dựa trên nền tảng internet. Báo điện tử đƣợc xuất bản bởi tòa soạn điện
tử, cịn ngƣời đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng... có kết
nối internet. Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử đƣợc cập nhật thƣờng xuyên,
tin ngắn và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin
điện tử về tần suất cập nhật. Báo điện tử cho phép mọi ngƣời trên khắp thế giới tiếp
cận tin tức nhanh chóng khơng phụ thuộc vào khơng gian và thời gian, sự phát triển
của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hƣởng đến việc
phát triển báo giấy truyền thống.
Trong phạm vi giới hạn của đề tài cũng nhƣ khả năng của tác giả, luận văn sử
dụng khái niệm báo điện tử đƣợc dẫn theo khái niệm của TS. Nguyễn Thị Trƣờng
Giang (Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản): “Báo điện tử là một loại hình
báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng
internet” [7, tr. 53].


18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.2. Khái niệm giới trẻ
Giới trẻ Việt Nam hiện nay đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã
hội. Họ là những ngƣời sẽ kế cận và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Lịch
sử dân tộc đã chứng minh, ở bất cứ thời đại nào, giới trẻ - thanh niên cũng là lực
lƣợng “đứng mũi chịu sào” trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Do có những nét đặc thù về tâm sinh lý nên giới trẻ đƣợc coi là lực lƣợng nhạy
cảm và năng động trong xã hội hiện đại. Tuổi trẻ chính là giai đoạn đẹp nhất của
cuộc đời với mong muốn đƣợc cống hiến, sáng tạo nhƣng cũng là lúc dễ bị lôi kéo
và cám dỗ nhất.
“Giới trẻ” là cụm từ không hề mới mẻ và xa lạ. Tùy thuộc vào lĩnh vực
nghiên cứu mà có thể đƣa ra những định nghĩa khác nhau về giới trẻ.
Về phương diện sinh học: Ngƣời trẻ là ngƣời nằm trong lứa độ trẻ, từ thiếu
niên (dƣới 15 tuổi) đến tuổi bầu cử (trên 18 tuổi). Giới trẻ là một cộng đồng gồm
những ngƣời trẻ.
Về phương diện văn hóa, xã hội: Giới trẻ là những ngƣời mà nhận thức khơng
cịn ấu trĩ con trẻ nữa nhƣng cũng chƣa đủ chín muồi của một ngƣời trƣởng thành,
chín muồi về mọi phƣơng diện. Ngƣời trẻ là ngƣời đang trong phát triển, hồn thiện
để có một nhận thức viên mãn và tƣơng thích với đại đa số trong cộng đồng.
Trong Từ điển Di sản Hoa Kỳ và Bách khoa toàn thƣ Britannica cũng đã đƣa
ra định nghĩa, ngƣời trẻ là ngƣời nằm trong độ tuổi chuyển giao phát triển sinh lý và
tâm lý, thể chất và tinh thần, tiến trình diễn ra giữa thời kỳ thiếu niên và ngƣời
trƣởng thành (ngƣời lớn). Quá trình chuyển giao này liên quan đến thay đổi về
phƣơng diện sinh học (ví dụ nhƣ dậy thì), xã hội và tâm lý, trong đó những thay đổi
về sinh lý và tâm lý thƣờng dễ nhận thấy hơn.

Từ điển Oxford lại giải thích, thời điểm kết thúc độ tuổi “trẻ” và bắt đầu trở
thành “ngƣời lớn” đƣợc quy ƣớc ở mỗi nƣớc một khác thậm chí khác nhau ở ngay
trong một quốc gia, căn cứ vào các quyền công dân và quyền con ngƣời. Cách xác
định một ngƣời cịn “trẻ” hay “trƣởng thành” thơng qua việc xác định đủ tuổi cho
một quyền gì đó cụ thể chẳng hạn nhƣ có chứng minh thƣ nhân dân, có bằng lái xe,
có quyền quan hệ tình dục, nhập ngũ, bầu cử, hay lập gia đình.

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Theo UNESCO (phƣơng diện văn hoá - xã hội), “ngƣời trẻ” nên đƣợc hiểu là
những ngƣời thuộc giai đoạn chuyển giao từ sự phụ thuộc của trẻ em đến sự độc lập
của ngƣời lớn và nhận thức về sự tƣơng thuộc (phụ thuộc lẫn nhau) giữa các thành
viên trong một cộng đồng. Ngƣời trẻ hay tuổi trẻ là một phạm trù tƣơng đối, linh
hoạt hơn là chiếu theo độ tuổi cố định. UNESCO khơng có một độ tuổi cố định để
xác định “giới trẻ” mà tuỳ vào bối cảnh, lĩnh vực và phạm vi.
Trong khi Hiến chƣơng Thanh niên châu Phi (AYC) cho rằng “ngƣời trẻ” là
những ngƣời thuộc độ tuổi từ 15 đến 35 thì Liên Hợp Quốc (UN) xác định “giới trẻ”
là những ngƣời thuộc độ tuổi từ 15 - 24. Tất cả các báo cáo, thống kê của Liên Hợp
Quốc đều căn cứ vào định nghĩa này, chẳng hạn nhƣ sách trắng của Liên Hợp Quốc
về dân số, giáo dục, việc làm và y tế.
Theo điều I, Luật Thanh niên quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam đủ
mƣời sáu tuổi đến ba mƣơi tuổi [32, tr. 1].
Theo từ điển tiếng Việt “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng
thành” [29, tr. 1029]. Khái niệm này bao hàm: Thanh niên là ngƣời có độ tuổi cịn trẻ
và độ tuổi đó đang trƣởng thành. Khái niệm này hoàn toàn đƣợc hiểu theo lứa tuổi.
Trong cuốn sách Quản lý Nhà nƣớc về công tác thanh niên trong thời kỳ mới,
đồng chí Vũ Trọng Kim đã đƣa ra khái niệm thanh niên nhƣ sau: “Thanh niên là

một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất
định, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong
mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trị lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định
sự phát triển trong tương lai của xã hội” [30, tr. 14].
Từ những khái niệm trên, trong phạm vi khả năng của mình, tác giả luận văn
đƣa ra khái niệm về giới trẻ nhƣ sau: Giới trẻ là những ngƣời ở độ tuổi từ 16 – 30
tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lý khác biệt, có tâm tƣ, nguyện vọng và hồi bão
theo lứa tuổi và theo giới tính. Giới trẻ Việt Nam có mặt trên khắp đất nƣớc, trong
các giai cấp và tầng lớp xã hội, thuộc các ngành nghề khác nhau nhƣ: học sinh – sinh
viên, lực lƣợng vũ trang, công nhân, nông dân, văn nghệ sĩ… Giới trẻ Việt Nam là
những ngƣời có vai trị quan trọng trong sự phát triển của xã hội và đất nƣớc.

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Với đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ
Việt Nam hiện nay”, trong khả năng giới hạn của mình, tác giả luận văn muốn đề cập
tới “giới trẻ” là những bạn trẻ cơng dân Việt Nam, có độ tuổi từ 16 – 28 tuổi.
Vậy giới trẻ có đặc điểm tâm sinh lý và thể chất nhƣ thế nào?
Trong cuốn “PR – cơng cụ phát triển của báo chí” (Nxb Trẻ), PGS. TS Đỗ
Thị Thu Hằng đã nhận định: “Ở độ tuổi này cho phép thanh niên có thể đảm nhận
được mọi công việc trong hoạt động học tập, lao động và giao tiếp xã hội... Tuy
nhiên, với độ tuổi trên dưới 20, do sự hưng phấn cường độ cao của hệ thần kinh
cộng với sức mạnh thể chất đang trên đà phát triển nên thanh niên độ tuổi này cịn
có biểu hiện hưng phấn nhiều hơn ức chế, dẫn đến đặc điểm tâm lý sơi nổi, nhiệt
tình nhưng có pha chút bồng bột, dễ bắt chước, dễ kích động và dễ ngộ nhận...
Nhân cách của thanh niên đang trong giai đoạn hồn thiện và định hình, rõ
nét nhất là hệ thống thái độ và định hướng giá trị, từ đó hình thành thế giới quan,

nhân sinh quan, niềm tin và lý tưởng. Tình cảm, trách nhiệm và nghĩa vụ cơng dân
của thanh niên có bước chuyển biến mới. So với tuổi thiếu niên, nhận thức chính trị
- xã hội của thanh niên, sự định hình và hồn thiện các thuộc tính nhân cách diễn
ra với tốc độ nhanh, cường độ mạnh, cùng với sự tác động của cảm xúc có phân
cực rõ ràng. Khả năng chịu sự tác động của bên ngồi một cách nhanh nhạy, có
thẩm định và tự điều chỉnh, khả năng thích ứng xã hội cao, nếu có hướng dẫn
đúng” [14, tr. 209].
Với những đặc điểm tâm sinh lý đang trong giai đoạn hình và phát triển, giới
trẻ đang đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức. Bởi vậy, việc chăm lo giáo dục
đạo đức, tƣ tƣởng và lối sống cho giới trẻ là vô cùng cấp thiết, cần đƣợc chú trọng
quan tâm. Trƣớc lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Đảng
cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành
những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
1.1.3. Khái niệm lối sống
Lối sống (đạo đức và chuẩn giá trị xã hội) là những yếu tố cơ bản trong đời
sống xã hội của mỗi con ngƣời và mỗi nền văn hóa. Chúng gắn liền với các cơ sở

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×