Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH ảnh hưởng của phật giáo đến phong tục, tập quán hàn quốc và so sánh với việt nam luận văn ths khu vực học và văn hoá học 60 31 06

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.62 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HỒNG NHUNG

ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN
PHONG TỤC, TẬP QUÁN HÀN QUỐC
VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học

Hà Nội - 2016

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HỒNG NHUNG

ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN
PHONG TỤC, TẬP QUÁN HÀN QUỐC
VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60310601

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Thu Hà


Hà Nội - 2016

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình này là do tôi thực hiện; các nội dung, số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác; các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn
đầy đủ. Nếu có sai phạm, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Tác giả Luận văn

Phạm Hồng Nhung

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học Thạc sỹ tại khoa Đông Phương học, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, em đã nhận
được sự dạy dỗ, tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức của các thầy cô giáo
trong khoa. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô.
Trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn, em xin chân
thành cảm ơn PGS. TS. Đỗ Thu Hà đã tận tình hướng dẫn, định hướng nghiên
cứu, sửa chữa bài viết và động viên em hoàn thành luận văn của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln giúp đỡ, ủng
hộ em hồn thành luận văn.

Tuy đã cố gắng hết sức mình để hồn thành luận văn nhưng việc nghiên
cứu của em vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Em kính mong các thầy cơ và
các bạn tham gia góp ý kiến để luận văn được hồn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô trong khoa Đông Phương học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và
PGS. TS. Đỗ Thu Hà lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, luôn thành công trong
công việc và cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội – 2016
Học viên

Phạm Hồng Nhung

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................8
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................12
4. Phạm vi đề tài ........................................................................................................13
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................13
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................13
7. Đóng góp của luận văn..........................................................................................14
8. Bố cục của đề tài ...................................................................................................15
CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ KHÁI QUÁT VỀ PHẬT
GIÁO HÀN QUỐC .................................................................................................16
1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................16
1.1.1. Khái niệm về Phong tục và Tập quán ......................................................16

1.1.2. Khái niệm Nghi lễ và Nghi lễ trong Phật giáo ..........................................19
1.2. Khái quát về Phật giáo Hàn Quốc ...................................................................27
1.2.1. Nguồn gốc .................................................................................................27
1.2.2. Đặc điểm của Phật giáo Hàn Quốc ...........................................................32
1.2.3. Tương lai của Phật giáo Hàn Quốc ...........................................................33
1.3. Một số thống kê về tình hình phát triển của Phật giáo tại Hàn Quốc .............34
CHƢƠNG 2 : ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG CÁC NGHI LỄ
VÒNG ĐỜI ..............................................................................................................39
2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo trong lễ thôi nôi .....................................................39

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.1. Nguồn gốc .................................................................................................39
2.1.2. Các nghi thức trong Lễ thôi nôi ................................................................40
2.1.3. Ý nghĩa Phật giáo trong lễ thôi nôi ở Hàn Quốc qua hình ảnh ba vị bồ tát
phù hộ trẻ nhỏ .....................................................................................................41
2.1.4. Liên hệ lễ thôi nôi ở Việt Nam ..................................................................42
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong lễ trưởng thành .............................................43
2.2.1. Nguồn gốc .................................................................................................43
2.2.2. Các nghi thức trong Lễ trưởng thành ........................................................44
2.2.3. Ý nghĩa Phật giáo trong lễ trưởng thành ở Hàn Quốc ..............................45
2.2.4. Liên hệ Lễ trưởng thành ở Việt Nam ........................................................46
2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo trong Hôn lễ ...........................................................47
2.3.1. Nguồn gốc .................................................................................................47
2.3.3. Ý nghĩa Phật giáo trong hôn lễ ở Hàn Quốc .............................................54
2.3.4. Liên hệ với Lễ Hằng Thuận ở Việt Nam ...................................................54
2.4. Trong Tang lễ ..................................................................................................56
2.4.1. Nguồn gốc .................................................................................................56
2.4.2. Các nghi thức trong Tang lễ ở Hàn Quốc .................................................59

2.4.3. Ý nghĩa Phật giáo trong Tang lễ ở Hàn Quốc ...........................................61
2.4.4. Liên hệ với Tang lễ ở Việt Nam ................................................................61
CHƢƠNG 3: ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN MỘT SỐ LỄ HỘI VÀ
HOẠT ĐỘNG ĐỜI SỐNG THƢỜNG NHẬT CỦA NGƢỜI DÂN HÀN QUỐC... 65
3.1. Một số lễ hội tiêu biểu chịu ảnh hưởng của Phật giáo ....................................65
3.1.1 Lễ hội đèn lồng ngày Phật đản (Vesak) ở Hàn Quốc .................................65
3.1.2. Lễ hội Palgwanhoe ....................................................................................76

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong hoạt động tu tập ........................................82
3.2.1. Khóa tu mùa hè ở Hàn Quốc .....................................................................82
3.2.2. Liên hệ khóa tu mùa hè ở Việt Nam .........................................................86
3.3. Ảnh hưởng của Phật giáo trong chống nạo phá thai .......................................89
3.3.1. Nguyên nhân .............................................................................................90
3.3.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong việc nạo phá thai ở Hàn Quốc................94
KẾT LUẬN ..............................................................................................................98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................100

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

KÍ HIỆU
ĐH KHXH & NV

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn


ĐHQG

Đại học Quốc gia

GS.TS

Giáo sư Tiến sĩ

GVHD

KNSO

NXB
OECD
PGS.TS

Giáo viên hướng dẫn
Korea National Statistical Office - Văn phòng Thống kê
Quốc gia Hàn Quốc
Nhà xuất bản
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)
Phó giáo sư Tiến sĩ

SV

Sinh viên

TS


Tiến sĩ

VH-TT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1. Thống kê biến động về số lượng Phật tử và chùa ở Hàn Quốc (1943~2005)
Nguồn: ......................... 34
Biểu đồ 1.2. Hàn Quốc nằm trong số các nước có tỉ lệ dân số theo đạo Phật đông nhất thế
giới - Nguồn: .................................................................... 35
Biểu đồ 1.3. Dân số và số lượng chùa tại khu vực Seoul và Gyeonggi (2014)
– Nguồn: naver.com/ ............................................................................................................... 36
Bảng 1.4. Số lượng di sản văn hóa và quốc bảo, bảo vật theo từng tôn giáo ở Hàn Quốc . 37
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ người Hàn Quốc làm tang lễ hỏa táng đã tăng lên nhanh chóng từ năm
2002 – Nguồn: yonhapnews ................................................................................................... 58
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ số tín đồ và tỉ lệ ngân sách hỗ trợ cho các tôn giáo ở Hàn Quốc
– Nguồn: Số 2 quyển 49 Báo cáo hành chính Hàn Quốc năm 2014 .................................. 86
Bảng 3.4. Mức độ thích con trai ở phụ nữ hiện đang có chồng, 1985-2003 Nguồn: Viện
Nghiên cứu Sức khoẻ và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc, Báo cáo Điều tra mức sinh và sức
khoẻ gia đình, 1991-2000. ...................................................................................................... 92
Bảng 3.5. Lý do thích con trai của phụ nữ hiện đang có chồng, 1985 - 2003 (%)
Nguồn: Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc, ................................... 93
Báo cáo Điều tra mức sinh và sức khoẻ gia đình, 1997-2000............................................. 93
Bảng 3.6. Sự tương hỗ giữa các nhân tố kinh tế - xã hội, tơn giáo và giới tính Tỷ lệ sinh
giữa năm 1994 và 2000........................................................................................................... 96

Bảng 3.7. Yếu tố liên quan giữa tơn giáo và thích con trai, 2000 Nguồn: KNSO. 2001b.
Major Statistics by County, 2000. Daejeon, Korea National Statistical Office. ............... 96

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hàn Quốc là một đất nước công nghiệp hiện đại, đông thời là một đất nước
vẫn lưu giữ, bảo tổn và duy trì những nét văn hóa truyền thống. Cùng với hiện
tượng Âu hóa, đạo Thiên chúa, đạo Tin lành đã phát triển mạnh và nhanh chóng ở
Hàn Quốc. Do đó, rất nhiều người lầm tưởng rằng người Hàn Quốc theo đạo Thiên
chúa hay đạo Tin lành đông nhất. Tuy nhiên, theo những thống kê chính thống thì
Phật giáo mới là tơn giáo có nhiều tín đồ nhất tại Hàn Quốc nhất hiện nay1. Phật
giáo ảnh hưởng sâu sắc và gắn bó với các phong tục, tập quán của người Hàn Quốc
từ xa xưa đến ngày nay. Bên cạnh đó, trong lịch sử Hàn Quốc, vào thời Koryo
(918~1392), Phật giáo từng là quốc giáo.
Tự do tôn giáo hiện được Hiến pháp Hàn Quốc bảo đảm. Theo bản thống kê
tơn giáo của chính phủ Hàn Quốc thì Phật giáo vẫn là tơn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc
và với số tín đồ chiếm gần 50% cộng đồng tôn giáo. Theo Cục thống kê công bố,
tổng dân số Hàn Quốc năm 2014 là 50.424.000 người. Hàn Quốc hiện có 20 triệu
Phật tử và 20 nghìn cơ sở tự viện trên toàn quốc.
Hiện nay ở Hàn Quốc có 18 tơng phái Phật giáo khác nhau xuất phát từ bốn
tơng phái chính là Thiền tơng, Mật tơng, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất
cả đều theo truyền thống Phật giáo Đại thừa. Trong 18 tông phái trên, nổi bật và có
tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất là Thiền phái Tào Khê đã được thiền sư Tae-Go (Thái
Cổ: 1301-1382) sáng lập. Riêng thiền phái này có 1632 ngơi chùa với chi nhánh ở
khắp trong và ngoài nước, và có khoảng 18.000 tăng ni và khoảng 6.000.000 Phật
tử. Với truyền thống lâu đời, Phật giáo Hàn Quốc đã đẩy mạnh các công tác giáo
dục xã hội, tham gia và đáp ứng các nhu cầu quần chúng hiện nay. Hầu hết các ngơi

chùa đều có xây dựng nhà trẻ và trường tiểu học. Các tăng sĩ Hàn Quốc đóng vai trò
quan trọng trong lĩnh vực giáo dục phổ cập. Hiện tại, Phật giáo Hàn Quốc có rất
1

CIA Factbook, Christian 31.6% (Protestant 24.0%, Catholic 7.6%), Buddhist 24.2%, other or
unknown 0.9%, none 43.3% (2010 est.)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhiều trường sơ, trung, cao đẳng, đại học trên toàn quốc. Trường Đại học Phật giáo
ở Dong-Guk đã mở thêm chi nhánh ở Seoul và Kyongju, đặc biệt chú trọng đến đào
tạo những thế hệ Tăng ni kế thừa làm rường cột cho giáo hội. Đặc biệt, có rất nhiều
chương trình thuyết giảng, tu học đáp ứng cho nhu cầu của nhiều giới, nhiều tầng
lớp khác nhau trong xã hội.
Bất kỳ một nỗ lực nào để giải thích các hiện tượng văn hóa xã hội tại Hàn
Quốc ngày nay mà không công nhận hay quan tâm đến ảnh hưởng cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu của Phật giáo đối với nước Hàn Quốc đương đại thì đều là chưa đầy
đủ. Có thể nói, Phật tử tại Hàn Quốc đã cố gắng đáp ứng với những cách khác nhau
những nhu cầu đa dạng và cả những khủng hoảng của xã hội đương đại. Những hoạt
động của họ, tuy nhiên, hầu như đa số không được chú ý bởi truyền thông đại chúng
của Hàn Quốc. Họ cũng bị thờ ơ bởi những nhà quan sát mang tính học thuật cả bên
trong Hàn Quốc cũng như bên ngồi ở Phương Tây. Chỉ có một số bài báo của các
nhà nghiên cứu như Shim Jae-ryong, Mok Jeong-bae, và Frank M. Tedesco in
Korea Journal 33:3 (Vitality in Korean Buddhism Tradition-Sức sống trong truyền
thống Phật giáo Hàn Quốc xuất bản năm 1993) và Buddhism and Social Welfare in
Modern Korea- Phật giáo và Phúc lợi xã hội tại nước Hàn Quốc hiện đại của F.M.
Tedesco. Đại đa số xuất bản phẩm trong và ngoài Hàn Quốc thường chú ý giới thiệu
và mô tả về Phật giáo và lịch sử Phật giáo Hàn Quốc hay các phương diện trong
phong tục tập quán Hàn Quốc chứ không kết nối hai đối tượng này với nhau để tìm

ra mối liên hệ hay ảnh hưởng tương hỗ giữa chúng.
Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 và chính phủ
hai nước đã quyết định đã nâng tầm thành quan hệ đối tác chiến lược năm 2009.
Trong sự giao lưu giữa hai nước trên các lĩnh vực, nét tương đồng về phong tục, tập
quán đã giúp cho người dân hai nước hiểu nhau hơn, góp phần vào sự giao lưu văn
hóa, phát triển kinh tế, thương mại giữa hai nước. Việc tìm hiểu, liên hệ, so sánh
những điểm tương đồng về mặt phong tục, tập quán dưới góc độ ảnh hưởng của đạo
Phật là cần thiết. Đây cũng chính là một cách nhìn nhận, đánh giá, học hỏi văn hóa
của một quốc gia tiên tiến, một dân tộc Á Đông gần gũi với chúng ta.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên, trong luận văn này, tôi thực sự mong
muốn nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán Hàn Quốc và
so sánh với Việt nam. Trên cơ sở đó, chứng minh được tầm ảnh hưởng của Phật
giáo trên đất nước Hàn Quốc hiện đại. Đồng thời, qua những điểm tương đồng về
phong tục, tập quán, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ đã được xác định là
đối tác hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia bạn bè phương Đơng.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Phật giáo Hàn Quốc, Phật
giáo Việt Nam, các phong tục, tập quán Hàn Quốc và các phong tục, tập quán Việt
Nam.
Cuốn Phật giáo Đại Hàn trước những thử thách lịch sử của Giáo sư Trần
Quang Thuận xuất bản năm 2008 tại Nhà xuất bản Tôn giáo, tác giả đã giới thiệu
khái lược về Phật giáo Đại Hàn, lịch sử Phật giáo Hàn Quốc qua các giai đoạn lịch
sử: thời Koryeo – Cao Ly (고려), thời Tam Quốc (삼국시대), giai đoạn dưới chế độ
thuộc địa của Nhật Bản, giai đoạn từ khi bán đảo Hàn bị chia cắt và giai đoạn hiện
đại. Đồng thời, trong cuốn sách này, tác giả còn đưa ra những nhận định và dự đoán

tương lai Phật giáo Đại Hàn.
Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà
Nội cũng đã có nhiều đề tài hay và các nghiên cứu liên quan đến đề tài này như:
Cuốn sách với nhan đề Tra cứu Văn hóa Hàn Quốc của hai tác giả Hwang
Gwi Yeon, Trịnh Cẩm Lan do NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2002.
Các tác giả đã trình bày phong tục tập quán Hàn Quốc một cách tương đối toàn diện
nhưng chưa đi sâu phân tích về những ảnh hưởng của Phật giáo đối với những
phong tục tập quán đó.
Luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ Châu Á ho ̣c , Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà
Nội của Vũ Thanh Thủy ; GVHD: GS.TS. Lê Quang Thiêm: Quá trình Bản địa hóa
và thành tố giao lưu Phật Giáo Hàn – Nhật. Trong luận văn này, Vũ Thanh Thủy đã

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khái qt q trình bản địa hóa của Phật giáo ở Hàn Quốc, đồng thời nêu lên những
nét giao thoa giữa Phật giáo Hàn Quốc và Phật giáo Nhật Bản. Tuy vậy, Phật giáo
Hàn Quốc vẫn giữ được những đặc điểm riêng, những nét đặc trưng riêng và không
pha lẫn với những đặc điểm của Phật giáo Nhật Bản.
Ngoài ra cịn có cuốn Khái lược Phật giáo Hàn Quốc xưa và nay của Giáo
sư Tiế n si ̃ Kunjun Lee hiê ̣n đang da ̣y ngữ pháp tiế ng Pha ̣n , Triế t ho ̣c Phâ ̣t giáo Đa ̣i
thừa ta ̣i Đa ̣i ho ̣c Delhi , Ấn Độ và Đại học Hàn Quốc do Giáo h

ội Phật giáo Việt

Nam và Ta ̣p chí Văn hóa Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam h ợp tác xuất bản vào mùa Ha ̣ 2015.
Tuy nhiên, mục đích chính của cuốn sách chỉ là giới thiệu sơ lược về lịch sử Phật
giáo Hàn Quốc chứ không gắn với đề tài luận văn này.
Liên quan đến phong tục tập quán Hàn Quốc, trên tạp chí nghiên cứu Đơng
Bắc Á cũng như kho tư liệu của Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc của Viện Hàn lâm

KHXH và Khoa Ngơn ngữ và văn hóa Hàn Quốc tại Đại học KHXH và NV tại
Thành phố Hồ Chí Minh có một số bài như Sự thay đổi trong văn hóa vật chất của
người Hàn Quốc từ năm 1945 đến nay gồm 5 phần đăng tải trong năm 2015 của
Giáo sư Kim Byung Hee, khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo trường đại học
Seowon, Hàn Quốc viết và Phan Thị Oanh – Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc dịch.
Ngồi ra, cịn một số bài báo khác giới thiệu về trang phục, ẩm thực và lễ hội Hàn
Quốc nhưng khơng có tài liệu nào lấy đề tài về ảnh hưởng của Phật giáo đối với
những phương diện đó để nghiên cứu.
Làm nền tảng cho việc so sánh giữa hai nước Hàn Quốc và Việt Nam trong
cùng đề tài là ảnh hưởng của Phật giáo vào phong tục tập quán, tôi đã tham khảo một
số đề tài nghiên cứu về vai trò, sự biến đổi và ảnh hưởng của Phật giáo tại Việt Nam
như:
Luận văn Tha ̣c si ̃ Châu Á ho ̣c, Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội
của học viên Trầ n Thi ̣Ho ̣a My dư ới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tương Lai:
Nhân sinh quan Phật giáo và sự biế n đổ i của nó trong đời số ng văn hóa tinh thầ n
người Viê ̣t.
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học, Trường ĐH KHXH & NV của Nguyễn Thị

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hường dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tương Lai : Vai trò của Phật giáo
đố i với đời số ng văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay.
Luận án tiến sĩ Xã hội học của Hoàng Thu Hương, (2006), Cơ cấu nhân
khẩu xã hội của người đi lễ chùa ở nội thành Hà Nội hiện nay. Trong đó, Hồng
Thu Hương đã khảo sát và thống kê về số người đi lễ chùa ở nội thành Hà Nội. Qua
đó, càng chứng minh thêm rõ ràng ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục và đời
sống hiện đại của người Việt.
Một đề tài tương tự, nhưng là ở khía cạnh so sánh về mặt tín ngưỡng giữa
Shaman giáo của Hàn Quốc và Lễ lên đồng trong đạo mẫu ở Việt Nam. Đó là khóa

luận tốt nghiệp của Nguyễn Thi ̣Thu Huyề n , Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG
Hà Nội) dưới sự hướng dẫn của GVHD là PGS.TS. Phạm Hồng Thái: “So sánh nghi
lễ KUT trong Shaman Giáo ở Hàn Quố c với lễ lên đồ ng trong đạo mẫu ở Vi

ệt

Nam.”
Khóa luận tốt nghiệp của Trầ n Thi Thu
̣ ́ y Vân , GVHD TS .Trịnh Cẩ m Lan:
Vài nét về kiêng kị dân gian Hàn Quốc

, khóa luận tớ t nghiê ̣p chun ngành Hàn

Q́ c K47, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội) cùng là một nghiên cứu
tương tự và có đào sâu tìm hiểu về những điều kiêng kị trong phong tục dân gian
của Hàn Quốc.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Ở Hàn Quốc, đã có nhiều cuốn sách của các tác giả Hàn Quốc viết về đề tài
tương tự. Tiêu biểu có thể kể đến các cuốn sách như: “구미래 지음 (2013), 한국 불

교의 일생의례, 민족사, 한국” (Tạm dịch: Goo Mi Rae (2013), Các nghi lễ vòng
đời của Phật giáo Hàn Quốc, NXB Min Jok Sa, Hàn Quốc). Trong đó, tác giả Goo
Mi Rae đã trình bày khá kĩ về những nghi lễ vòng đời ở Hàn Quốc, những phong
tục của người Hàn gắn với các nghi lễ Phật giáo.
Cuốn sách: “국사편찬위원회 편 (2007), 신앙과 사상으로 본 불교 전통의

흐름, 득산동아 출판사, 한국” (Tạm dịch: Ban biên soạn lịch sử quốc gia (2007),

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Dịng chảy của Phật giáo truyền thống qua góc nhìn tín ngưỡng và tư tưởng, NXB
Deuksan Dong A, Hàn Quốc) cho thấy góc nhìn Phật giáo gắn bó và gần gũi với đời
sống văn hóa tư tưởng và đức tin của người dân Hàn Quốc.
Trong những nghiên cứu tôi tham khảo bằng tiếng Anh có liên quan đến Phật
giáo ở Hàn Quốc thời đương đại gồm có các cuốn như Religions of Old Korea- Tôn
giáo tại Korea cổ của Charles Allen Clark; cuốn The New Religions of KoreaNhững tôn giáo mới của Hàn Quốc do Spencer J., Palmer biên tập; Religions in
Traditional Korea- Tôn giáo của nước Korea truyền thống do Henrik H., Sorensen
biên tập hay cuốn Korea: A Religious History- Korea: Lịch sử tôn giáo của James H.
Grayson mô tả về tiến trình Phật giáo xâm nhập và phát triển tại bán đảo Hàn.
Gần với đề tài luận văn của tôi hơn về phong tục tập quán của người Hàn
Quốc có cuốn Korean Ideas and Values- Tư tưởng và giá trị của Korea của Michael
C. Kalton; Getting Married in Korea: Of Gender, Morality, and Modernity – Hôn
nhân tại Hàn Quốc: những vấn đề về giới, đạo đức và hiện đại của Laurel Kendall;
Culture and Customs of Korea – Văn hóa và Phong tục Hàn Quốc của Donald N.
Clark; Sourcebook of Korean Tradition- Tài liệu gốc về truyền thống Korea (hai tập)
do Peter H. Lee biên tập;… Tuy nhiên, những cuốn sách này tập trung giới thiệu và
mô tả về văn hóa nói chung và phong tục tập quán nói riêng của Korea mà không đề
cập trực tiếp đến vấn đề mà luận văn của tôi lấy làm đề tài là phong tục tâp quán
của người Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của Phật giáo.
Cho đến nay, tơi tìm thấy duy nhất một cuốn có liên quan một khía cạnh nhỏ
trong phong tục tập quán của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của những triết lý của đạo
Phật là chương 7. Abortion in Korea – Nạo phá thai tại Hàn Quốc trong cuốn
Buddhism and Abortion- Phật giáo và Nạo phá thai của Frank M., Tedesco do D.
Keown biên tập.
Bên cạnh đó, cịn có rất nhiều các bài báo và tạp chí khác mà tơi chưa thể tìm
hiểu hết. Tuy nhiên, tơi nhận thấy các nghiên cứu trên chủ yếu đi vào các vấn đề như
sau:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



+ Các tài liệu tiếng Việt
-

Lược sử về Phật giáo tại Bán đảo Hàn

-

Q trình bản địa hóa của Phật giáo ở Hàn Quốc, những nét giao thoa giữa
Phật giáo Hàn Quốc và Phật giáo Nhật Bản nhưng Phật giáo Hàn Quốc vẫn
giữ được những đặc điểm riêng, những nét đặc trưng riêng và không pha lẫn
với những đặc điểm của Phật giáo Nhật Bản.

-

Một số ảnh hưởng của Phật giáo vào phong tục tập quán Việt Nam

+ Các tài liệu tiếng Anh
-

Giới thiệu và mơ tả về văn hóa nói chung và phong tục tập quán nói riêng
của Hàn Quốc.

-

Giới thiệu về Phật giáo, con đường xâm nhập, lịch sử hình thành và phát
triển của Phật giáo trên bán đảo Hàn.

+ Các tài liệu tiếng Hàn

-

Nghiên cứu sâu hơn vào ảnh hưởng của Phật giáo tới phong tục tập quán của
người Hàn Quốc.

-

Chứng minh Phật giáo gắn bó và gần gũi với đời sống văn hóa tư tưởng và
đức tin của người dân Hàn Quốc.
Như vậy, vấn đề đặt ra trong luận văn này khá mới mẻ và cấp thiết, đi vào

chiều sâu để giúp ta hiểu biết hơn về một đối tác chiến lược quan trọng về chính trị
và kinh tế, gần gũi về văn hóa và con người.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số phong tục, tập quán, những
nghi lễ vòng đời và một số lễ hội của người Hàn chịu ảnh hưởng của đạo Phật. Bên
cạnh đó, luận văn cịn hướng đến một góc đời sống tinh thần của người Hàn Quốc
hiện đại và sự thay đổi một số quan niệm của người dân Hàn Quốc do ảnh hưởng
của đạo Phật.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4. Phạm vi đề tài
Phong tục và tập quán của Hàn Quốc là một lĩnh vực khá rộng. Trong đề tài
này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo trong các phong tục tập
quán liên quan đến vòng đời, trong lễ hội và trong các hoạt động tu tập của người
Hàn Quốc (không phải tăng ni) trên đất nước Hàn Quốc. Giai đoạn nghiên cứu tập
trung vào thời kì Hàn Quốc hiện đại (từ 1945 đến nay).
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục
tập quán Hàn Quốc. Tuy có những nét học tập các nghiên cứu đã nêu trên nhưng
luận văn có hướng đi khác. Đó là: đi sâu vào phần nghi thức có tính chất Phật giáo
của các phong tục dân gian Hàn Quốc; thông qua dẫn chứng, số liệu thống kê nêu
bật lên ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Hàn Quốc hiện đại qua các hoạt động
tu tập của người dân Hàn Quốc, trong đó có giới trẻ; so sánh giữa những nét tương
đồng trong văn hóa có tính Phật giáo giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tính liên ngành trong s ự phát triển của khoa ho ̣c hi ện đại có nhiều cách giải
nghĩa, nhưng về đại thể nó được hiểu là s ự tích hợp, thâm nhập giữa các khoa ho ̣c
trong nghiên cứu . Về bản chấ t , đó là sự thay đổ i “cách nhin
̀ ” đố i tươ ̣ng từ chỗ chỉ
xuấ t phát từ mô ̣t hê ̣ quy chiế u sang hê ̣ phức hơ ̣p . Sự thay đổ i đó là không đơn giản ,
điề u này đươ ̣c thể hiê ̣n không chỉ trong lịch sử phát triển của khoa học , mà cả trong
chính thực hành nghiên cứu . Trong luận văn này, tôi sẽ cố gắng lý giải các hiện
tượng văn hoá, xã hội Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của Phật giáo theo phương pháp
liên ngành. Điều này có nghĩa là mỗi đặc điểm hay hiện tượng văn hoá xảy ra trong
sự giao thoa giữa phong tục tập quán của Hàn Quốc với Phật giáo sẽ được tơi đi tìm
căn nguyên dựa trên nền tảng của tôn giáo, lịch sử, tộc người, tư duy, ... của người

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hàn Quốc. Tôi sẽ cố gắng áp dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, so sánh,
liệt kê, v.v... để làm rõ các luận điểm của mình.
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, tôi đã đọc các tài liệu tiếng Hàn,
tiếng Anh và tiếng Việt liên quan đến đề tài. Sau đó, chắt lọc thơng tin, phân tích số
liệu và tổng hợp. Tôi đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp. Phân tích là
nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ
phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận

thơng tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông thông tin mới đầy đủ và sâu sắc về
đối tượng. Từ đó, tơi sẽ cố gắng diễn giải vấn đề theo góc nhìn của mình. Bên cạnh
đó, tơi thực hiện tìm kiếm các số liệu và phân tích số liệu được công bố trong các
bài nghiên cứu của các tác giả khác, báo cáo của các tổ chức, các nguồn của chính
phủ để đưa ra những minh chứng xác thực.
7. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn giới thiệu, phân tích và chứng minh về những ảnh hưởng
của Phật giáo đối với các phong tục, lễ hội của Hàn Quốc;
Thứ hai, luận văn mô tả khá kĩ những trình tự và nghi lễ của đạo Phật gắn
với những phong tục này; đồng thời, liên hệ với những phong tục tương tự ở Việt
Nam chịu ảnh hưởng của đạo Phật.
Thứ ba, luận văn mang đến cho người đọc một cái nhìn đúng hơn về tình
hình Phật giáo tại Hàn Quốc, cho thấy nét tương đồng trong văn hóa và phong tục
của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. Qua đó, góp phần vào sự hiểu biết lẫn
nhau giữa nhân dân hai nước. Tôi đã nghiên cứu và tham khảo những tài liệu mới
mà từ trước đến nay ở Việt Nam chưa được đề cập tới về vấn đề Phật giáo đã tiếp
cận bán đảo Hàn như thế nào.
Ngoài ra, trong quá trình đọc và tham khảo các tài liệu liên quan bằng tiếng
Hàn, tôi đã hệ thống các từ tiếng Hàn về đạo Phật và làm thành một phụ lục từ điển
nhỏ có thể giúp ích cho các bạn có cùng hướng quan tâm nghiên cứu sau này. Đồng
thời, trong luận văn có phần tơi đã tự dịch một số bài thơ tiếng Hàn ra tiếng Việt.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đây có thể là một ví dụ bổ ích cho các bạn muốn tiếp cận văn hóa Hàn Quốc ở góc
độ ngơn ngữ.
8. Bố cục của đề tài
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung
luận văn có kết cấu 3 chương như sau:

Chương 1. Một số khái niệm cơ bản và khái quát về Phật giáo Hàn Quốc.
Chương 2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong một số nghi lễ vòng đời Hàn Quốc.
Chương 3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lễ hội và hoạt động đời sống
thường nhật của người dân Hàn Quốc.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO HÀN QUỐC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Trước khi đi vào giải quyết những mục tiêu mà luận văn đã đặt ra, rất cần
thiết để chúng ta xác định và giới thuyết rõ một số khái niệm cơ bản mà luận văn
cần phải đề cập.
1.1.1. Khái niệm về Phong tục và Tập quán
Phong tục là gì? Thoạt tiên, chúng ta điểm qua ý kiến của các tác giả nước
ngoài. Danh từ phong tục tương đương với các chữ Mœurs (theo tiếng Pháp),
Customs (theo tiếng Anh).
Người Pháp đã có các định nghĩa cho chữ Mœurs như sau:


“Habitudes naturelles ou acquises, pour le bien ou pour le mal dans la

conduite de la vie”. (Thói quen tự nhiên hay thu thập cho việc tốt hay xấu của cách
cư xử trong đời sống).


“Habitudes considérées par rapport au bien ou mal dans la conduite de la vie”.

(Thói quen được cân nhắc theo việc tốt hay xấu trong cách cư xử trong đời sống)2.



“usages particuliers à un pays”. (Cách đối xử đặc biệt một nước).



“Habitudes naturelles ou acquises relatives à la pratique (Ị bien et du mal, au

point de vue de la conscience et de la naturelle”. (Thói quen tự nhiên hay thu được
liên quan đến việc thực hành điều tốt hay xấu, theo lương tâm và theo quan điểm
của luật thiên nhiên).


Usages particuliers à un pays ou à une classe”3. (Cách đổi xù đặc biệt ở một

nước hay trong một giai cấp).


“Habitudes de vie, coutumes d‟un peuple, d‟une société”4 (Thói quen trong đời

sống, tập tục của một dân tộc, một xã hội).
Trong khi đỏ, người Hoa Kỳ định nghĩa Custom như sau:
2

Dictionnaire de franỗais Larousse, Paris, 2010.
Dictionnaire de lAcademie franỗaise, huitiốme edition, 1932-1935 (murs)
4
ô mos ằ, dans Felix Gaffiot, Dictionnaire latin franỗais, Hachette, 1934.
3


LUAN VAN CHAT LUONG download : add




1. Frequent or common use or practice; a frequent repetition of the same act;

usage; habit (Sự dùng hay thực hành thường xuyên hay thông thường; một sự lập lại
thường xuyên của hành động như cũ; cách cư xử; thói quen).
_

2. Established usage; social conventỉons carried on by radition and enforced by

social dỉsapproval of any violation”5 (Cách cư xử đã được thể hiện từ lâu; tập quán
xã hội lưu truyền qua truyền thống và được thực thi bởi sự bất chấp nhận của xã hội
về bất cứ vi phạm nào).
Và người Anh định nghĩa Custom (trong Oxford Advanced Leamer’s
Dictionary) đã được Viện Ngôn ngữ học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn Quốc gia) dịch ra là: “Cách cư xử, làm việc thông thường được mọi
người chấp nhận từ lâu đời; tục lệ; phong tục”.
Trở về với từ điển Việt Nam, chúng ta thấy Đào Duy Anh đã cho phong tục
là “thói quen trên xã hội”.
Hồng Thúc Trâm định nghĩa đầy đủ hơn: “Chỉ những cái biểu hiện nhất trí
về tinh thần của số đơng người, trải qua lâu đời, đúc thành khuôn khổ nhất định, đủ
ràng buộc hành vi và chi phối cuộc đời thực tế của cá nhân”.
Thanh Nghị thì vắn tắt: “Thói sống quen của một dân tộc”. Và Nguyễn Văn
Khôn đúc kết phong tục là “Thói quen chung của số đơng như nhiều người từ lâu
địi đức thành khn khổ nhất định”6.
Trong cuốn Phong tục tập quán Ấn Độ của Đỗ Thu Hà mới đây, tác giả viết7:
“Phong tục là mơ hình ứng xử của một nhóm người được truyền từ thế hệ này sang

thế hệ khác và không bị quyết định bởi những đặc tính sinh học của nhóm người đó.
Vì xã hội thay đổi liên tục nên dù sự thay đổi đó diễn ra chậm đến mức nào thì về cơ
bản, các phong tục ln có tính tạm thời, khơng vĩnh cửu. Nếu những phong tục đó
chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, chúng có thể được coi là một thứ “thời trang”
trong ứng xử. Các phong tục tạo nên cốt lõi văn hóa của lồi người và mạnh mẽ hơn,
Cialdini, R. D. (2003) "Crafting normative messages to protect the environment". Current Directions in
Psychological Science, 12(4), 105–109.
6
Aarts, H., & Dijksterhuis, A. (2003). "The silence of the library: Environment, situational norm, and social
behavior". Journal of Personality and Social Psychology, 84(1), 18–28.
7
Đỗ Thu Hà, Phong tục tập quán Ấn Độ, NXB. Đại học Quốc gia, 5/2013, tr.18-19.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lâu bền hơn trong các xã hội tiền công nghiệp, ở vùng nông thôn hơn ở thành thị. Khi
được hợp thức hóa trong mơi trường xã hội và tơn giáo, nó sẽ dẫn đến đạo đức và khi
được đem thi hành theo những khía cạnh về quyền lợi và nghĩa vụ, phong tục sẽ trở
thành luật pháp.
Có người chiết tự rằng: “"Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục" là
thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội...”8
Có định nghĩa khác về phong tục như: “Phong tục là toàn bộ những hoạt
động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành
nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục
khơng mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy
tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối
bền vững và tương đối thống nhất”9”.
Tổng kết lại, sau khi điểm qua nhiều định nghĩa, chúng ta có thể viết: Phong
tục là các thói quen từ lâu đời của đại đa số cá nhân trong một xã hội hay một quốc

gia được đúc kết thành những mẫu mực lưu truyền từ đời này qua đời khác, cỏ khả
năng ràng buộc ảnh hưởng đến đời sống cá nhân trong xã hội hay quốc gia đó, và
cũng bị thay đổi dần dần theo thời gian.
Chính Boirleau, một nhà văn Pháp đã nói đến đặc tính biến đổi của phong
tục: “Chaque âge a ses plaisirs, son esprit de ses mœurs”- tạm dịch nghĩa là Tuổi trẻ
theo đuổi sự hưởng thụ, tuổi già theo sau phong tục.
Nói đến phong tục mà chúng ta bỏ quên danh từ tập quán e là một thiếu sót
vì hai danh từ này thường đi đơi và có nhiều tương quan. Tập qn là gi?
Theo Dictionnaire de Academie Franỗaise, tp quỏn l Habitude contactộe
dans les mœurs, dans les manières, dans les discours, dans les actions”10. (Thói quen
được giao tiếp trong các phong tục, trong các thể thức, trong các bài diễn văn, trong
các hành động).

8

Dân Việt. com.
Phong tục- Bách khoa toàn thư Việt Nam.
10
Lapinski, M. K., & Rimal, R. N. (2005). "An explication of social norms". Communication Theory, 15(2),
127–147.
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


“Manière à laquelle la plupart se conforment” (Thể cách mà đại đa số phải
thích ứng theo) đó là định nghĩa tập quán của E. Littré. Còn từ điển Larousse
Universel lại cho tập quán là “Habitude, usage… Usages anciens et généraux ayant
force de loi, et dont l‟ensemble forme le droit coutumier” - Thói quen, cách xử sự…
Các cách đối xử cổ truyền và tổng quát có quyền lực như luật lệ trong một xã hội).

Có thể nói Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong
sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và
làm theo như một quy ước chung của cộng đồng.
1.1.2. Khái niệm Nghi lễ và Nghi lễ trong Phật giáo
* Định nghĩa nghi lễ
Nghi: là dáng, mẫu, nghi thức, nghi lễ, khuôn phép …
Lễ: là lễ giáo, lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính …
Nghi lễ như vậy có ý nghĩa rất rộng, bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng,
văn hóa, ngơn ngữ, phong cách của con người và xã hội. Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ
là nghi thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng thờ phụng của một tơn giáo.
Nghi lễ thường đi đôi với nhạc. Lễ và Nhạc, theo triết lý chủ yếu của Nho
giáo, có tác dụng chuyển hóa con người và xã hội. Đức Khổng Tử coi lễ rất quan
trọng để kiểm soát hành vi, ước muốn bất thiện của con người, còn nhạc để điều hịa
cảm hóa lịng người. Nhạc và Lễ của Nho giáo đã ăn sâu vào đường lối cai trị của
quốc gia và quan niệm sống của xã hội thời xưa. Nó ảnh hưởng nhất định vào nếp
sống của con người và xã hội Á Đơng nói chung và Hàn Quốc nói riêng ngày nay.
Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần Lễ và Nhạc, tùy theo truyền thống văn
hóa nghệ thuật của mỗi miền mà phần lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biểu hiện
theo truyền thống ấy. Nghi lễ Phật giáo mang màu sắc lễ nhạc cổ truyền của dân tộc,
là một mảng của nền văn hóa truyền thống cần phải tôn trọng bảo tồn.
* Ý nghĩa của nghi lễ Phật giáo
Các nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng một tơn giáo phải có đủ ba yếu tố:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Triết học, nghi lễ, và thần thoại. Phật giáo là một tơn giáo nên cũng có đủ ba yếu tố
trên. Tuy nhiên, là một tơn giáo khơng có Thượng đế nên yếu tố nghi lễ và thần
thoại của đạo Phật mang sắc thái và ý nghĩa khác. Mặt khác, hai yếu tố này đối với
Phật giáo không được nhấn mạnh.

Thời Đức Phật cịn tại thế, Bà-la-mơn giáo coi việc nghi lễ tế tự là hàng đầu.
Nghi lễ là đặc quyền của tu sĩ. Ý nghĩa của nghi lễ là sự giao tiếp giữa các tu sĩ với
Thượng đế, Thần linh, điều mà mọi người bình thường khơng với tới được. Đức
Phật là người đả kích một cách mạnh mẽ vào thành trì nghi lễ ấy, rõ ràng từ thuở
ban đầu đạo Phật đã từ bỏ một ý nghĩa nghi lễ như vậy.
Sau khi Đức Phật nhập diệt, đời sống của Tăng đồn có thay đổi, do sự thích
nghi với phong tục tập quán, đáp ứng nhu cầu của quần chúng để tồn tại và phát
triển, vấn đề nghi lễ được đặt ra.
Đạo Phật ở Hàn Quốc dù chịu sự ảnh hưởng đạo Phật Ấn Độ, Trung Hoa và
chế độ phong kiến nên đã du nhập học thuật của Khổng, Lão và tín ngưỡng dân gian.
Do đó, khía cạnh nghi lễ của Phật giáo khá phức tạp và phát triển khá mạnh mẽ.
Nhất là thời kỳ phong kiến kéo dài, nghi lễ tế tự được ưa chuộng khuyến khích. Vì
vậy, triết lý đạo Phật cao siêu và trong sáng mà vẫn không khống chế hay giới hạn
nổi sự phát triển của nghi lễ. Nói cho cơng bằng thì nghi lễ cũng là góp phần một
cách thiết thực và hiệu quả trong công cuộc hoằng pháp lợi sinh, điều mà bậc tiền
bối, Tổ sư thường nhấn mạnh rằng: Nghi lễ dù quan trọng vẫn chỉ là phương tiện
dẫn dắt chúng sinh vào đạo, chứ không phải là con đường thật sự đạt đến giác ngộ.
Nghi lễ biểu hiện lịng tơn kính Tam bảo
Để bày tỏ niềm tin, lịng thành kính của mình đối với Đức Phật, chính pháp
và chúng tăng, người Phật tử đảnh lễ cúng dường, ca ngợi Tam bảo. Niềm tin Tam
bảo sâu sắc sẽ tạo một sự chuyển hóa trong tâm hồn con người. Người tu tập dựa
vào đức tin cũng có những tiến bộ tâm linh nhất định. Trong Kinh Trung Bộ, Đức
Phật có nói về bảy quả vị tu chứng, trong đó quả vị “Tùy tín hành” là một; quả vị
này thuộc về tình cảm hay niềm tin vững chắc đối với Tam bảo.
Trong ý nghĩa tôn giáo, nghi lễ là một món ăn tinh thần cần thiết của tín đồ.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Khi mà tâm hồn con người chưa được khai phóng triệt để, nói cách khác là trình độ

nhận thức của tín đồ chưa đạt đến tầm cao, chưa tự giải thốt đối với mọi hệ lụy của
cuộc đời thì nghi lễ biểu lộ lịng thành kính trong sạch của tín đồ đối với bậc Đạo sư,
đối với Pháp, đối với Tăng, qua hành vi ngôn ngữ. Trong trường hợp này, nghi lễ tất
nhiên được coi trọng và khuyến khích, vì đó là hành động tăng thượng tâm, thiện
pháp củng cố, ác pháp tổn giảm.
Có người cho rằng, nghi lễ là hình thức khơng cần thiết, họ chỉ tu tâm thơi,
tâm mới quan trọng. Thực ra, tâm có tu hay khơng phải coi tướng có ổn định hay
khơng. Trong nghĩa rộng của nghi lễ thì ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh đều là
nghi lễ cả.
Nghi lễ nghệ thuật hóa triết lý
Nền triết lý của đạo Phật rất cao siêu nên đối với quần chúng bình dân khó
thâm nhập. Thơng qua nghi lễ, đạo lý cao siêu được cảm nhận bằng trái tim hơn là
bằng trí óc. Triết lý được nghệ thuật hóa có vẻ như nghịch lý. Tuy nhiên, cách thể
hiện của nghi lễ lại dựa trên cơ sở triết lý. Điều đó có nghĩa là: nội dung và ý nghĩa
nghi lễ không xa rời giáo lý Phật dạy. Có điều là chúng ta chỉ có thể cảm nhận được
bằng trực giác hay bằng tình cảm mà khơng thể diễn tả bằng ngơn từ ý niệm. Có
những bài tán, kệ tụng rất thâm thúy, rất hay, làm ta xúc động mạnh, làm tâm hồn ta
sáng lên, nhưng ta có thể khơng hiểu hết ý tứ của nó. Khi nghi lễ chun chở được
đạo lý cao siêu thì tín ngưỡng của người Phật tử trở thành pháp môn tu tập và
phương pháp hành đạo.
Có những vị thầy chun mơn về nghi lễ cho rằng nhạc Phật giáo là một
nghệ thuật diễn đạt đời sống tâm linh vượt thoát khổ đau phiền muộn, cũng như một
thi sĩ sáng tác một bài thơ hay đem đến cho người thưởng thức một niềm vui nhẹ
nhàng và thanh thoát. Với quan điểm này, họ gợi ý cho ta có cái nhìn về nghi lễ như
là một bộ môn nghệ thuật mà mục tiêu là đem lại an lạc cho tâm hồn. Ví dụ khi ta đi
vào một ngơi chùa cổ kính ẩn hiện dưới những tán cây râm mát, không gian yên
tĩnh, tiếng chuông ngân nga dìu dặt, tiếng mõ ấm áp vọng đều, những âm điệu của
lời kinh tiếng kệ, khi thì cao vút, khi thì trầm hùng, vỗ về dịu nhẹ; tất cả những điều

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×