Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.28 KB, 3 trang )
Sức mạnh của thói quen
Cuộc sống của con người ngày càng phát triển vì vậy cũng sinh ra nhiều
kiến thức mới, thói quen sinh hoạt mới.
Hãy làm một cuộc thí nghiệm nhỏ sau:
Cùng một nội dung tin nhắn (họ và tên đầy đủ của bạn chẳng hạn), nhưng
bạn thực hiện theo hai cách.
- Cách thứ 1: cầm điện thoại trên tay, nhắm mắt lại và soạn tin nhắn.
- Cách thứ 2: cũng vẫn nhắm mắt nhưng bỏ điện thoại ra và cố soạn tin
nhắn bằng trí nhớ của bạn, ví dụ: chữ T nằm ở số 8, chữ H nằm ở số 4 (bấm
2 lần)
Rõ ràng, bạn khó khăn và mất rất nhiều thời gian để soạn được tin bằng
cách thứ 2. Trong khi đó, ở cách thứ 1, bạn có thể thực hiện việc này dễ
dàng và nhanh chóng hơn nhiều (với tỉ lệ sai sót thấp).
Thí nghiệm này chứng tỏ, trong quá trình soạn tin nhắn, ngoài trí nhớ
(được sử dụng trong cả hai cách) còn có sự tham gia của một loại phản xạ
(trong cách thứ 2). Nó được hình thành và phát triển ngay từ lần đầu tiên
bạn sử dụng điện thoại để nhắn tin. Phản xạ này được gọi là thói quen.
“Tự động hóa” cơ thể
Thử điểm lại hoạt động xảy ra trong ngày của mỗi người xem. Sáng sớm,
tụi mình chẳng cần ai nhắc nhở phải đánh răng, súc miệng, rửa mặt Khi
đến trường, tụi mình cứ thế mà đạp xe, không cần nhớ lại phải chạy như
thế nào (như những lần đầu tập chạy); cũng chẳng cần nhớ lại từ nhà mình
đến trường phải đi qua những con đường nào. Thực chất những công việc
đó đã được chúng ta “tự động hóa”. Hay nói dễ hiểu là tụi mình thực hiện
những việc đó như một chú robot đã được lập trình.
Để tạo một thói quen rất đơn giản. Chỉ cần chúng ta thực hiện một việc nào
đó thường xuyên, trong thời gian dài. Dĩ nhiên ở những lần đầu tiên, chúng
ta sẽ gặp khó khăn nhưng càng về sau, mọi chuyện càng trở nên dễ dàng.
Một ví dụ rất gần gũi về sự hình thành thói quen chính là việc đội nón bảo
hiểm. Trước đây, khi ra đường, mọi người ít khi nhớ phải đội nón bảo
hiểm, đã vậy còn cảm thấy thật bất tiện và khó chịu. Còn bây giờ, trèo lên