Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1
TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 1997-2010
THE SITUATION OF ECONOMIC GROWTH QUALITY OF DANANG PERIOD
1997-2010
SVTH: Đặng Thanh Bảo Trâm
Lớp 34K04-Khoa Kinh tế, trường Đại học kinh tế
GVHD: PGS.TS Bùi Quang Bình
Khoa Kinh tế, trường Đại học kinh tế
TÓM TẮT
Tăng trưởng kinh tế vốn là mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế và nó thường gây
sự chú ý cho nhiều người về mặt số lượng với những con số có thể được xem là khá ấn
tượng. Tăng trưởng kinh tế cao là điều kiện cần thiết để cho mỗi thành phố thực hiện được
mục tiêu kinh tế- xã hội đặt ra như giải quyết vấn đề y tế, giáo dục, việc làm…cho người dân.
Đà Nẵng kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương đã có những bước phát triển
đáng ghi nhận với tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Tuy nhiên tăng trưởng và phát triển kinh
tế như thế nào để giúp nền kinh tế ổn định và bền vững, đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội
trong tương lai đó là bài toán không chỉ có mỗi quốc gia mà mỗi tỉnh thành phố đều phải chú
trọng và quan tâm. Bài viết này muốn tiếp cận thực trạng tăng trưởng kinh tế của thành phố
Đà Nẵng về mặt chất lượng. Từ đó đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng trong thời gian đến.
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế; tốc độ tăng trường; chất lượng tăng trưởng kinh tế; cơ
cấu; vốn đầu tư; phúc lợi xã hội
ABSTRACT
Economic growth is a premier target for the economic development, which makes
people pay attention about the quantity with rather impression digits. High economic growth
are the requirements helping the economy to achieve the economic and social objectives as
addressing health, education, employment…Since becoming the city under the Central
government, Danang has have worthy development steps with rather high growth rate.
However, how to help the growth and development of economy to maintain the stability and
firmness, ensure progress of social justice for the future of it is an issue which not only be
focused and concerned by the nation but also by every cities as well as provinces. This article
approaches Da Nang’s economic growth about quality. Then there're will be conclusions and
suggestions to improve the quality of economic growth for the long-lasting development of Da Nang.
Key words: Economic growth; growth rate; the quality of Economic growth; structure;
investment; social welfare
1. Đặt vấn đề
Đà Nẵng là một thành phố trẻ, năng động thì vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh
tế sẽ được coi trọng rất nhiều. Đà Nẵng kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung
ương đã có những bước phát triển đáng ghi nhận với tốc độ tăng trưởng tương đối cao.
Sự tăng trưởng ấy có thực sự bền vững hay không cần phải xem xét đánh giá sự phát
triển kinh tế của Đà Nẵng hiện nay đã đạt chất lượng tốt hay không, đã bao hàm những
yếu tố ổn định hay chưa? Đây là một câu hỏi cần được trả lời. Xuất phát từ vấn đề trên,
em đã chọn vấn đề “Tình hình chất lượng tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 1997-2010” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Phương pháp nghiên cứu
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
- Đề tài sử dụng nguồn số liệu Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng và xử lý số
liệu theo yêu cầu phân tích.
- Sử dụng phân tích thông qua phương pháp thống kê mô tả và hàm sản xuất
Cobb-Douglas phân tích thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng
3. Kết quả nghiên cứu và bình luân
3.1. Tăng trưởng kinh tế
Thành phố Đà Nẵng từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 1997,
Đà Nẵng đạt được một số thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế xã hội, hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới, khẳng định vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội của Miền
Trung - Tây Nguyên. Đó là cơ h ội thuận lợi cho sự phát triển của Đà Nẵng. Tuy nhiên tốc
độ tăng trưởng của Đà Nẵng chưa thực sự ổn định còn phụ thuộc nhiều vào những biến
động từ bên ngoài, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu thống kê của Đà Nẵng qua các năm 1997-2010
Trong giai đoạn 1997-2000, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á ảnh hưởng
tiêu cực đến tăng trưởng do nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kim ngach
xuất khẩu giảm sút nên tốc độ tăng trưởng không ổn định, bình quân của thành phố đạt
9,4% năm. Sang giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng của thành phố có sự khởi sắc với tốc
độ tăng trưởng cao và ổn định bình quân đạt 13,2%năm, đỉnh cao năm 2005 đạt 14,2%.
Đến giai đoạn 2006-2010 thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Chanchu, Xangane
vào năm 2006,2007 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008,2009 đã làm giảm đáng
kể nguồn vốn FDI và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng
vẫn duy trì mức khá cao bình quân 11%năm. Để khẳng định cho sự tăng trưởng kinh tế
chưa ổn định của Đà Nẵng ta xem xét qua bảng số liệu sau:
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
Bảng 1: Tính ổn định tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng qua các giai đoạn
Thời kỳ
1997-2000
2001-2005
2006-2010
1997-2010
Tốc độ tăng trưởng trung bình (Mean)
10.221
12.886
10.586
11.303
Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
1.718
0.623
1.011
1.624
Hệ số ổn định tăng trưởng Đà Nẵng
0.168
0.048
0.095
0.144
Hệ số ổn định tăng trưởng cả nước
0.227
0.083
0.188
0.167
Nguồn: Tính toán từ số liệu niên giám thống kê qua các năm 1997-2010
Hệ số biến thiên về tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng giai đoạn
1997-2010 (0.144) < cả nước (0.167) nên tính ổn định tăng trưởng kinh tế của thành phố
cao hơn cả nước. Tuy nhiên xét nội bộ của thành phố thì chỉ có giai đoạn 2001-2005
tăng trưởng ổn định liên tục, các giai đoạn khác biến động nhiều, phụ thuộc nhiều vào
yếu tố bên ngoài. Qua đó cho thấy chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 1997-2010 có xu hướng tăng nhưng chưa cao, với những tiềm năng hiện có của
Đà Nẵng thì kết quả tăng trưởng này chưa thật sự ấn tượng.
3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu ngành của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng “công
nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp” sang “dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp”. Sự
chuyển dịch này là phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên sự tăng trưởng của ngành công nghiệp vẫn chưa ổn
định. Ngành Dịch vụ đã được nâng dần về mặt đầu tư được xem là ngành mũi nhọn,
đóng góp quan trọng hơn so với công nghiệp, nông nghiệp nhưng mức đóng góp vào
GDP vẫn chưa thực sự ấn tượng.
Bảng 2: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế (giá hiện hành)
Đơn vị tính: %
Khu vực
1997
2000
2005
2009
2010
Nông - Lâm - Thủy sản
9.70
7.86
5.13
3.91
3.75
Công nghiệp - Xây dựng
35.31
41.26
50.19
44.58
42.01
Dịch vụ
54.99
50.88
44.68
51.51
54.23
Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm 2000,2005,2010
Giai đoạn 1997-2000 khu vực nông nghiệp khá ổn định, xuất hiện sự sụt giảm của
ngành công nghiệp, dịch vụ. Trong giai đoạn 2001-2005 khu vực công nghiệp giữ vai
trò quan trọng đối với tăng trưởng chung của thành phố, tốc độ tăng trưởng đóng góp
vào tăng trưởng chung của công nghiệp cao hơn so với dịch vụ. Sang giai đoạn 2006-
2010, chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ khu vực dịch vụ với tốc độ bình quân
19,03% cao hơn nhiều so với tăng trưởng của thành phố. Sự phát triển của ngành dịch
vụ đóng vai trò quan trọng trong chính sách phát triển của Đà Nẵng.
Kết quả của việc chuyển dịch hoạt động nông nghiệp sang các ngành dịch vụ,
công nghiệp-xây dựng đã làm cho lao động trong các ngành đã có sự thay đổi. Tỷ trọng
lao động trong nông nghiệp giảm nhanh từ 33% năm 1997 xuống còn 8,8% năm 2010.
Đồng thời, tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp giữ ở mức 30-38%. Trong khi
đó, tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ giai đoạn đầu tăng chậm nhưng từ năm
2006 liên tục tăng nhanh chiếm 51,9% lên 57,3% năm 2010. Tuy nhiên sự phát triển của
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
ngành dịch vụ, công nghiệp tạo ra chênh lệch thu nhập của lao động giữa ngành dịch
vụ, công nghiệp và nông nghiệp là khá lớn, tạo ra khoảng cách chênh lệch thu nhập
của lao động giữa 2 ngành càng lớn.
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: %
Khu vực
1997
2000
2005
2009
2010
Nông - Lâm - Thủy sản
33.00
28.23
19.39
9.54
8.82
Công nghiệp - Xây dựng
29.80
31.83
38.15
33.07
33.93
Dịch vụ
37.20
39.94
42.46
57.38
57.25
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê năm 2000-2010
Song song với chuyển dịch cơ cấu khu vực kinh tế thì cơ cấu thành phần kinh tế
cũng có sự chuyển biến tích cực, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài gia tăng. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch còn chậm chạp. Giai đoạn 200-
2010 khu vực kinh tế Nhà nước còn chiếm tỷ trọng khá cao 40-50%, trong khi thành
phần kinh tế vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 7% trong GDP. Như
vậy, kinh tế nhà nước còn khá lớn, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
phát triển chưa xứng với tiềm năng. Với điều kiện thuận lợi là trung tâm kinh tế của
Miền Trung- Tây Nguyên nhưng thành phố vẫn chưa tận dụng hết lợi thế của mình để
thu hút nguồn vốn nước ngoài.
3.3. Hiệu quả kinh tế
3.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 4: Năng suất lao động của TP ĐN theo giá cố định 1994
ĐVT: triệu đồng/lao động
Năm
Năng suất lao động
Tốc độ tăng trưởng
NSLĐ ĐN (%)
N-L-TS
CN-XD
DV
Đà Nẵng
Cả nước
1997
3.50
14.29
17.38
11.88
6.37
-
1998
3.66
15.52
17.46
12.50
6.60
5.25
1999
3.68
16.32
17.62
12.94
6.75
3.50
2000
3.87
16.76
17.50
13.42
7.23
3.69
2001
3.97
17.45
19.21
14.35
7.46
6.94
2002
4.02
19.88
20.39
15.65
7.84
9.04
2003
4.35
20.37
21.76
16.72
8.22
6.90
2004
4.84
24.27
22.21
18.83
8.70
12.57
2005
6.37
28.54
20.21
20.62
9.19
9.51
2006
7.05
28.09
18.18
20.01
9.67
-2.94
2007
8.65
28.94
17.98
20.63
10.20
3.09
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
2008
8.99
29.29
20.59
22.38
10.56
8.46
2009
7.72
27.74
22.04
22.56
10.82
0.82
2010
7.93
28.09
23.25
23.55
11.25
4.37
Nguồn: Tính toán từ số liệu niên giám thống kê Đà Nẵng và tổng cục thống kê
Năng suất lao động của thành phố có xu hướng tăng nhanh và tích cực qua các
năm. Năng suất lao động trung bình 12,7 triệu đồng/lao đồng giai đoạn 1997-2000 tăng
lên 17,2 triệu đồng/lao động giai đoạn 2001-2005 và lên 21,8 triệu đồng/lao động giai
đoạn 2006-2010 và gấp hơn 2 lần so với năng suất lao động của cả nước ( 8,6%). Trong
nội bộ năng suất lao động của Đà Nẵng thì khu vực công nghiệp có năng suất lao động
và tốc độ tăng năng suất cao nhất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Tuy
nhiên, ngành dịch vụ là ngành mũi nhọn của thành phố nhưng tốc độ tăng năng suất của
dịch vụ chưa cao, thấp hơn khu vực công nghiệp. Sự phát triển này cho thấy chất lượng
nguồn lao động khu vực dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng và định hướng phát
triển theo quy hoạch của thành phố, là dấu hiệu của sự phát triển thiếu bền vững ở
ngành dịch vụ khi đây là ngành mũi nhọn mà phát triển chậm tương đối so với các khu
vực kém quan trọng.
3.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Trong giai đoạn 1997-2010, đầu tư phát triển xã hội của thành phố tăng nhanh
cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Tỷ lệ vốn đầu
tư so với GDP cũng tăng mạnh qua các năm, từ mức 33,92% năm 1997 lên 65,52%
năm 2010. Do vậy, vốn đầu tư xã hội đã trở thành yếu tố vật chất trực tiếp quyết
định tăng trưởng của nền kinh tế thành phố trong nhiều năm. Điều này chứng tỏ tiềm
lực kinh tế của Thành phố đã tăng lên, đồng thời đây là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế Thành phố. Tuy nhiên cơ cấu vốn đầu tư vẫn còn
nhiều bất cập.
Bảng 5:Cơ cấu vốn đầu tư theo giá hiện hành
Đơn vị tính: %
Năm
2000
2002
2004
2006
2008
2009
2010
Phân theo cấu thành
Xây dựng cơ bản
76.79
71.67
75.61
70.06
56.05
71.58
78.10
Lưu động
12.42
11.15
6.83
7.08
10.24
9.74
7.54
Khác
10.79
17.18
17.56
22.86
33.71
18.68
14.36
Phân theo nguồn vốn
1. Vốn trong nước
91.35
91.93
91.11
90.73
84.96
88.29
87.47
Vốn ngân sách Nhà nước
44.07
32.73
35.56
30.93
29.95
25.84
18.52
Vốn tín dụng
17.46
24.26
25.96
25.47
23.39
33.62
38.39
Vốn tự có
20.36
30.39
24.33
30.45
27.76
24.43
20.78
Vốn khác
9.47
4.55
5.26
3.88
3.86
4.40
9.78
2. Vốn ngoài nước
8.65
8.07
8.89
9.27
15.04
11.71
12.53
Nguồn: Tính toán từ số liệu niên giám thống kê 2000,2005,2010
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
6
Nguồn tư liệu từ Niên giám thống kê Đà Nẵng 2010 cho thấy những bất cập về
cơ cấu đầu tư và sự dịch chuyển của cơ cấu đầu tư giữa các ngành đó là cơ cấu vốn
đầu tư trên địa bàn chưa hợp lý tỷ lệ vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản hằng năm vẫn
đang chiếm tỷ lệ cao chiếm khoảng 70-80% trong khi vốn lưu động chiếm tỷ lệ thấp
10%. Đồng thời nguồn vốn đầu tư chủ yếu vẫn là nguồn vốn trong nước chiếm 90%
trong đó nguồn ngân sách nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng đầu tư rất cao (khoảng 30-
35%), nguồn vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhưng vẫn còn rất hạn chế, chưa
thật sự ổn định. Tăng trưởng hiện nay vẫn chủ yếu là tăng trưởng theo chiều rộng, tức
là dựa vào việc tăng số lư ợng các yếu tố sản xuất. Bằng chứng để chứng tỏ điều đó
là hệ số ICOR luôn có xu hướng tăng cao. Có thể xem xét tình hình này ở biểu sau
(Bảng 6).
Nếu như những năm trước hệ số ICOR đang giảm dần thì những năm sau hệ
số đang tăng với mức cao. Hệ số ICOR
của thành phố Đà Nẵng có xu hướng gia tăng
khá cao qua các năm trong giai đoạn 2000-2010. ICOR trung bình là 2,7 giai đoạn
1997-2000, tăng lên 3,6 giai đoạn 2001-2005 và 4,2 giai đoạn 2006-2010 và cao hơn
mức trung bình của cả nước.
Bảng 6: Hệ số ICOR - tính theo giá hiện hành
Năm
Hệ số ICOR
Năm
Hệ số ICOR
1997
2.69
2005
3.45
2000
3.50
2006
8.04
2001
3.88
2007
4.26
2002
3.94
2008
2.90
2003
4.16
2009
3.97
2004
3.60
2010
4.43
Nguồn: Tính toán từ các số liệu niên giám thống kê qua các năm 1997-2010
Do vậy nền kinh tế đang sử dụng nhiều vốn cho tăng trưởng, khả năng sinh lời
vốn giảm. Điều này cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn đang
có những bất ổn. Vì vậy, cần có những chính sách điều chỉnh để sử dụng hiệu quả hơn
vốn đầu tư.
3.3.3. Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP)
Trong giai đoạn 1998-2000, tăng trưởng của thành phố chủ yếu dựa vào tăng
trưởng vốn và lao động, đóng góp của nhân tố TFP luôn âm trong giai đoạn này (-
3,45). Bởi lẽ đây là thời gian Đà nẵng cần một lượng vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ cho tăng trưởng khi mới tách tỉnh, vốn lấn át tác động của TFP. Sang giai
đoạn 2001-2005 khi tốc độ tăng vốn đầu tư được ổn định thì xu hướng đóng góp của
TFP có xu hướng tăng nhanh và dương (+1,26) cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực
đang được cải thiện. Nhưng tiếp đến giai đoạn 2006-2010 mức đóng góp của TFP
thấp hơn do ảnh hưởng của 2 cơn bão 2006,2007 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu 2008,2009. Qua đó chúng ta thấy rõ ràng rằng tăng trưởng kinh tế của thành phố
Đà Nẵng đang nghiêng về số lượng hơn là chất lượng, nghiêng về chiều rộng hơn
là chiều sâu vì vốn và lao động còn chiếm tỷ lệ khá cao trong GDP. Trong hai yếu tố
đó thì vốn chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại yếu tố mà ta thiếu, còn phải vay từ nhiều nguồn
trong và ngoài nước, vay ở nước ngoài không phải là chuyện dễ, gặp rất nhiều khó khắn
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
7
và trở ngại. Còn lao động là yếu tố mà ta có lại rất nhiều, dồi dào nhưng hiện nay lại sử
dụng chưa hết, sử dụng không hiệu quả. Đây là vấn đề mà thành phố cần chú trọng
để tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách ổn định và lâu dài hơn.
3.4. Phúc lợi xã hội
3.4.1. Mức sống và thu nhập của dân cư
Cùng với tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người của Đà nẵng có sự cải
thiện đáng kể: từ 4,8 triệu đồng/năm vào năm 1997 lên 31,2 triệu đồng/năm. Chỉ số phát
triển con người – HDI của Đà Nẵng được xếp ở vị trí thứ 4 trong cả nước. Tiền lương,
thu nhập bình quân 1 người/tháng/năm 1999 là 317 nghìn đồng người/tháng, con số này
năm 2004 là 670 nghìn đồng, năm 2010 là 1800 nghìn đồng người/tháng. Những con số
này vẫn chưa thật sự ấn tượng so với tăng trưởng của thành phố. Tuy nhiên, điều kiện
sống của các tầng lớp dân cư thành phố ngày đang ngày càng được cải thiện.
3.4.2. Việc làm và thất nghiệp
Quy mô lao động làm việc qua các năm đều tăng. Vấn đề việc làm được giải quyết
theo chiều hướng ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 5,42% năm 1997 còn
5,16% năm 2009, 4,86% năm 2010 và được đánh giá ổn định, hợp lý đối với 1 đô thị
đang trên đà phát triển. Công tác việc làm giải quyết chặc chẽ với đào tạo nghề, chuyên
môn nghiệp vụ cho người lao động. Tuy nhiên lực lượng lao động của Đà nẵng còn
chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động có kỹ năng cao và lành nghề và tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo chưa có việc làm hoặc làm không đúng nghề còn lớn, dẫn đến lãng phí
chi phí đào tạo.
Bảng 7: Lao động và việc làm ở ĐN
Năm
Số LĐ đang làm việc
Tỷ lệ thất nghiệp
1997
218030
5,42%
2000
252653
5.95%
2005
302458
4,95%
2009
410150
5,16%
2010
436400
4,86%
Nguồn: Số liệu từ sở kế hoạch đầu tư
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
8
3.4.3. Xóa đói giảm nghèo
Bảng 8: Hộ nghèo của Thành phố Đà Nẵng
Năm
Tỷ lệ hộ nghèo
Tăng(+), giảm (-)
Ghi chú
1997
8,88
2005
4,11
4,77
Chuẩn QĐ.41
2006
3,72
0 39
2007
4,35
2008
3,38
0.97
2009
19,26
Chuẩn QĐ.09
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư
Thành phố cuối năm 2004 hoàn thành mục tiêu không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo
giảm từ 8,88% năm 1997 (theo QĐ 41 của thành phố) đến năm 2005 tỷ lệ là 4,11%,
năm 2008 là 3,38%, năm 2009 tỷ lệ này xuống còn khoảng 1%.
3.4.4. Giáo dục đào tạo và y tế
Công tác giáo dục và đào tạo được xã hội hóa, chất lượng giáo dục và cơ sở vật
chất ngày một nâng cao, Các chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế được triển khai và
đạt kết quả tốt. Nhiều cơ sở y tế được đầu tư nâng cao theo hướng hiện đại, từ cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị đến nguồn nhân lực, phục vụ tốt cho việc khám bệnh chữa bệnh và
phòng bệnh.
3.4.5. Môi trường
Quá trình phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và tình trạng đô thị hóa với
tốc độ cao trong những năm gần đây ở Đà nẵng làm ảnh hưởng đến môi trường không
khí, đất, nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng ở khu công nghiệp,
vùng biển,…gây khó khắn lớn cho đời sống sinh hoạt và làm việc của người dân.
4. Đề xuất chính sách
Một là: chọn phương án tốt nhất, có khả thi nhất để định hướng cho phát triển
kinh tế xã hội của thành phố trong tương lai
Hai là: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “ dịch vụ - công nghiệp
– nông nghiệp” thông qua các chính sách ưu tiên như:
Tập trung phát triển dịch vụ, để Thành phố Đà Nẵng thành một trung tâm dịch vụ
cho cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên trong một số lĩnh vực trên cơ sở phát
triển mạnh ngành vận tải kho bãi, thương mại du lịch, tài chính, y tế - giáo dục và nhà
ở. Cần có chính sách ưu đãi, giảm chi phí trung gian cho các doanh nghiệp như giảm chi
phí hàng hóa, dịch vụ công, dịch vụ logistics.
Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, ít ô nhiễm và cần
ít tài nguyên đất đai và lao động như công nghệ thông tin, công nghiệp sản xuất linh
kiện điện tử, tự động hoá…;
Phát triển nông –lâm – thuỷ sản theo hướng áp dụng công nghệ sản xuất cao sạch
thân thiện với môi trường.
Ba là: thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư, nên đầu tư vào các ngành có lợi thế
so sánh, có giá trị gia tăng cao, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời kiểm soát
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
9
chặt chẽ nguồn vốn đầu tư thuộc sở hữu nhà nước, các hoạt động đầu tư công.
Bốn là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng suất lao động
thông qua các chính sách về giáo dục và đào tạo, đưa ra các chính sách thu hút nguồn
nhân lực có chất lượng cao, khuyến khích ứng dụng công nghệ để tăng tỷ lệ đóng góp
của TFP, cải thiện chất lượng tăng trưởng.
Năm là: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý và cải cách thủ tục hành chính theo
hướng minh bạch, rõ ràng, thuân lợi góp phần nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn đầu
tư trong và ngoài nước vào Đà Nẵng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, các doanh
nghiệp đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của mình.
Sáu là: Tăng trưởng kinh tế của thành phố phát huy đi kèm với việc khai thác
chính sách marketing địa phương Đà Nẵng bằng cách đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu
tư, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá về lợi thế hình ảnh của Đà
Nẵng ( biển quyến rủ, khu trọng điểm khu vực Miền trung – Tây Nguyên, )
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS-TS Bùi Quang Bình, “Hội nhập mở cửa và sự phát triển kinh tế TP Đà Nẵng”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ- Đại học Đà Nẵng- Số 3(28)-2008
[2] Nguyễn Hồng Cử, “Tăng trưởng kinh tế ở thành phố Đà Nẵng, bền vững hay
không bền vững”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ- Đại học Đà Nẵng- Số 5(28)-
2008.
[3] PGS-TS Trần Thọ Đạt, Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam,
Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ
[4] Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 1999-2010
[5] PGS-TS Bùi Quang Bình, “ Giáo trình phân tích kinh tế xã hội “, Nhà xuất bản giáo
dục và đào tạo, năm 2010.
[6] Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất
lượng cao ở Việt Nam (T.S Đinh Văn Ân chủ biên. NXB Thống kê Hà Nội, 2005)
[7] Http://www.ktxh.danangcity.gov.vn/
[8] Http://www.wikipedia.
[9] CIEM-FES (2004), “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững ở Việt Nam”, Thông tin chuyên đề
số 6.
Thông tin tác giả
Họ và tên: Đặng Thanh Bảo Trâm
Địa chỉ: 34k4- Khoa kinh tế- Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Số điện thoại: 0935735668
Email:
Ký tên
Trâm