Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BÁO CÁO " PHÂN TÍCH TỪ VỰNG VÀ NGỮ NGHĨA TRONG CÁC MẪU QUẢNG CÁO TIẾNG PHÁP " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.14 KB, 8 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1
PHÂN TÍCH TỪ VỰNG VÀ NGỮ NGHĨA
TRONG CÁC MẪU QUẢNG CÁO TIẾNG PHÁP
THE LEXICAL AND SEMANTIC ANALYSIS OF FRENCH ADVERTISEMENTS
SVTH: Võ Thị Minh Nho, Nguyễn Xuân Mai Lựu
Lớp 08CNP02, Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ , Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Đào Thị Thanh Phượng
Khoa tiếng Pháp Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Liên quan đến ngôn ngữ quảng cáo, đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến văn
phong, cú pháp, hình thức diễn đạt trong thông điệp quảng cáo…Điều khiến mọi người quan tâm
hơn hết đó là những ngôn từ có khả năng thuyết phục được quý độc khán thính giả hay không?
Một văn bản quảng cáo thành công là tác phẩm thu hút được khách hàng quan tâm đến sản phẩm
dù chỉ là bằng ý nghĩ. Và để được mọi người ghi nhớ, các văn bản thường được biên soạn rất
ngắn gọn nhưng súc tích, gợi hình ảnh mạnh mẽ. Các từ ngữ được sử dụng thường được chọn
lọc rất kĩ để chúng có thể đảm nhận vai trò là mang ý nghĩa tượng trưng cho sản phẩm mà các
nhà quảng cáo muốn nhắm đến.
ABSTRACT
Concerning the language of advertisement, there have been many studies about its style,
syntax and forms of expressions in order to persuade a large number of the customers.
A successful advertising work is the work that can give customers a deep expression, make them
to be interested in the advertised product, and make it as their first choice. It will be easy for
customers to remember the advertised product if the advertising words are
compiled very brief, concise and powerful image. The advertising term is carefully selected, and it
plays an important role to symbolize the product that advertiser wants to reach.

1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài
Quảng cáo – một hình thức giới thiệu sản phẩm vô cùng quen thuộc trong cuộc


sống của chúng ta. Đó là một dịch vụ đã có từ rất lâu, tồn tại qua nhiều thập niên, đổi mới
theo từng bước đi của xã hội. Thật vậy, hẳn không ai trong chúng ta phủ nhận vai trò của
quảng cáo đối với cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc. Với đủ mọi hình thức,
quảng cáo len lỏi vào từng ngóc ngách xã hội, báo đài, truyền hình, và các phương tiện
thông tin đại chúng khác. Vì vậy chúng ta cần công bằng mà nhận định rằng quảng cáo
chính là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội, bởi nó tác động một
phần không nhỏ đến đời sống của con người.
Tuy nhiên để hiểu rõ những yếu tố chứa đựng trong tác phẩm, khách hàng phải hiểu
nắm được cấu trúc và ý nghĩa về tất cả các mặt giá trị của một văn bản quảng cáo. Một văn
bản quảng cáo thường được được cấu thành bởi hai thành tố đó là hình ảnh và chữ viết , vì
vậy để nắm bắt được ý nghĩa của văn bản quảng cáo, người đọc cần hiểu được nguyên lý,
cách cấu thành, trật tự từ vựng trong quảng cáo. Nhằm giúp khách hàng có những cách
thức nắm bắt được ý nghĩa của từ vựng học trong các văn bản quảng cáo, chúng tôi xin
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
phép được đưa ra một số phương pháp phân tích cấu trúc từ vựng quảng cáo. Đó cũng
chính là lý do chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này. Trong phạm vi nghiên cứu này,
chúng tôi chỉ có thể đưa ra những phân tích hạn hẹp do kinh nghiệm còn non kém nhưng
có thể giúp người đọc hiểu rõ phần nào ngôn từ trong quảng cáo.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Từ vựng trong các bài quảng cáo tiếng Pháp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Các bài quảng cáo bằng tiếng Pháp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu: thu thập tìm kiếm qua sách báo, các kênh thông tin, qua
bài giảng, mạng internet.
- Thu thập, tổng hợp các mẫu quảng cáo bằng tiếng Pháp trong nhiều lĩnh vực.
- Phân tích những yếu tố từ vựng và ngữ nghĩa qua các mẫu quảng cáo bằng tiếng
Pháp.
- Phân loại theo mối quan hệ tương quan giữa các luận điểm trên.

- Tổng kết và đưa ra kết luận.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Đặc điểm quảng cáo
2.1.1.1. Định nghĩa
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn bản quảng cáo, trên nhiều góc độ như
ngữ nghĩa, xã hội học, văn hóa… Trong phạm vi đề tài này chúng tôi muốn đưa ra định
nghĩa của quảng cáo xét trên góc độ văn bản “thông điệp quảng cáo là phần văn bản mô tả
các đặc tính của dịch vụ, hàng hóa trên báo chí hay tiếp thị trực tiếp trên các sản phẩm.
Văn bản quảng cáo thường có dạng là một đoạn văn vắn hay một mẩu tin đi kèm với hình
ảnh minh họa của sản phẩm” [17].
Theo Lý Tùng Hiếu [2, 52] “quảng cáo là hoạt động của các cá nhân và các tổ
chức sản xuất và dịch vụ, sử dụng các phương tiện và phương thức truyền thông để thông
báo cho công chúng về nhu cầu, khả năng của mình hoặc về lợi ích của những hàng hóa
và dịch vụ nhất định nhằm gia tăng số lượng người tiêu dung, sử dụng các hàng hóa và
dịch vụ đó”
2.1.1.2. Phân loại
Có nhiều loại quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, theo cách
phân loại của Lý Tùng Hiếu [2] thì các phương tiện quảng cáo gồm: quảng các trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền tin, các loại ấn phẩm, các loại
bảng biểu, các pa-nô, áp phích, các phương tiện quảng các thương mại khác. Tuy nhiên
trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến quảng cáo trên các ấn phẩm báo
chí Pháp.

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
2.1.1.3. Đặc điểm của quảng cáo
Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng văn bản quảng có những đặc tính sau
đây:
- Tính sáng tạo: là khả năng sản sinh những tư tưởng và cách thức áp dụng các ý

tưởng này vào hoạt động quảng cáo. Sáng tạo còn được định nghĩa là khả năng thu hút sự
chú ý của khán giả vào một ý tưởng mới từ các ý tưởng vụn vặt [2].
- Sao chép trong quảng cáo: là việc chuyển đổi các bản sao giữa các sản phẩm nghệ
thuật và khoa học, hay sáng chế cho các sản phẩm kinh tế và kỹ thuật [23].
- Tính phóng đại: quảng cáo luôn luôn phóng đại những thuận lợi của sản phẩm và
rất ít sản phẩm thể hiện được đúng như quảng cáo thổi phồng lên [8].
- Tính hài hước: được các nhà quảng cáo tận dụng với hy vọng gây sự chú ý, hướng
dẫn các nhận thức về tiêu dùng sản phẩm, tác động đến thái độ và tạo ra hành vi mua sắm.
Trong điều kiện cuộc sống ngày càng tất bật, căng thẳng, nhất là tại các đô thị, việc tạo ra
nụ cười thoải mái cho người tiêu dùng nhiều khi đem lại hiệu quả đáng kể trong cách tiếp
nhận thông điệp quảng cáo [1].
- Tính thẩm mỹ: những nhân tố thẩm mỹ đã xác nhận sự tin cậy của sản phẩm hơn
chính bản thân sản phẩm đó [8].
2.1.2. Đặc điểm của từ vựng và ngữ nghĩa trong quảng cáo
Về từ vựng và ngữ nghĩa, văn bản quảng cáo thường được xét trên 4 phương thức
cơ bản, đó là từ mới, từ vay mượn, sự chuyển nghĩa, mối quan hệ về nghĩa.
2.1.2.1. Cách dùng từ mới
Cách thức dùng từ mới trong văn bản quảng cáo được rất nhiều nhà quảng cáo sử
dụng, một trong những cách phổ biến đó là:
- Ghép chữ (mot-valise) là một sự chơi chữ hai từ với một phần chung và xáo
trộn để tạo ra một từ ngữ mới. [8].
- Sự thay đổi chính tả là những thay đổi chính tả cho phép ta hiểu nghĩa của từ này
trong một từ khác [8].
- Sự thay đổi lớp nghĩa: nhiều văn bản quảng cáo sử dụng danh từ thay vì một tính
từ, trạng từ hay động từ. Danh từ này thường là tên của thương hiệu hoặc sản phẩm [8].
- Từ viết tắt: Thông thường không có viết tắt tên riêng mà có viết tắt một số yếu tố
trong cả cụm từ tạo nên tên tổ chức. Các chữ viết tắt thường là tổ hợp chữ cái đầu của các
âm tiết, nhằm đảm bảo tính liên thông về mặt nội dung [4].
2.1.2.2. Từ vay mượn
Là hình thức vay mượn từ vựng của nước khác, và có 2 hình thức vay mượn từ

vựng: vay mượn hoàn toàn (cả về nghĩa lẫn mặt chữ) hoặc vay mượn thành phần hoặc là
mặt chữ hoặc là nghĩa [11].
Trong nghiên cứu về tiếng Việt và ngoại ngữ trong quảng cáo, Nguyễn Kiên
Trường [4] cho rằng “có 6 hình thức biến đổi từ vay mượn dẫn đến sự tồn tại của chúng
trong khẩu ngữ đó là dịch âm; giữ nguyên âm, biến đổi nghĩa và khả năng kết hợp; biến
đổi âm, chính tả và chuyên đổi cả về nghĩa; rút gọn bằng cách giữ lại một yếu tố; mở rộng
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
phong cách của từ vốn”.
2.1.2.3. Sự chuyển nghĩa
Đây là một hình thức rất da dạng trong văn bản quảng cáo, sự chuyển nghĩa ở đây
được thể hiện qua những biện pháp tu từ “là cách sử dụng và diễn đạt các phương tiện
ngôn ngữ giàu hình tượng” [4]. Các biện pháp tu từ phổ biến trong quảng cáo là ẩn dụ,
hoán dụ, thậm xưng và từ đa nghĩa.
- Ẩn dụ: là cách mô tả một cái gì đó, một đối tượng nào đó bằng cách tưởng tượng,
bằng cách quy chiếu đến một cái gì khác mà cái khác đó có những phẩm chất của đối
tượng mà chúng ta muốn diễn đạt [4].
- Hoán dụ là phương thức rất phổ biến dùng để thay thế thuật ngữ thích hợp khác
mà gần gũi với chúng hoặc đại diện cho một chất lượng và có mối quan hệ logic với nhau
[24].
- Từ đa nghĩa là hình thức đặc trưng của các từ có nhiều ý nghĩa [8].
- Thậm xưng là hình thức phóng đại một ý tưởng hay một sự thật nào đó để tạo nên
vẻ nổi bật [8].
2.1.2.4. Mối quan hệ về nghĩa
Mối quan hệ này được thể hiện qua phương thức từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,
trường từ vựng và từ đồng âm.
- Từ đồng nghĩa là mối quan hệ giữa hai hay nhiều từ có cùng một mối quan hệ về
nghĩa [8].
- Từ trái nghĩa là mối quan hệ loại trừ ngữ nghĩa với nhau giữa nhiều từ có ý nghĩa
trái ngược nhau [8].

- Trường từ vựng là những từ thuộc chung nhóm cùng nhau diễn đạt một kinh
nghiệm, một hoạt động hay một sự thay đổi nào đó…[8].
- Từ đồng âm tương tự với từ khác về mặt phát âm nhưng không tương tự về nghĩa
[3].
2.2. Phân tích dữ liệu
2.2.1. Cách dùng từ mới
2.2.1.1. Mot-valise
« REVOLVOLUTION » là hình thức chơi chữ
được cấu thành thống nhất từ 2 từ : Révolution + Volvo.
Với hình ảnh này ta có thể dễ dàng hiểu được cách
diễn đạt của mot-valise “révolvolution”. Cũng như
“RENAULT”, “CITROEN”, thì « VOLVO » là nhãn hiệu
xe hơi được nhiều người biết đến, bởi nó đã xuất hiện trên
thế giới từ rất lâu (1927)
« Révolution » có nguồn gốc từ cuộc cách mạng tư sản Pháp vào ngày 14 tháng 7
năm 1789. Sau cuộc Cách mạng này một chế độ xã hội mới ra đời, mang lại một lối sống
hoàn toàn khác cho người dân Pháp.

Hình 1 (Nguồn
www.experiencelorespress)

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
Từ đó, chúng ta dễ dàng hiểu rõ hơn về thông điệp của nhà quảng cáo : Không
giống như những dòng Volvo trước lần này xuất hiện, « révolution de Volvo » đã mang lại
cho khách hàng những thiết kế mới mẻ nhất từ động cơ, thiết kế…đến các chế độ an toàn
cho người sử dụng. Cũng có thể hiểu đây là một cuộc cách mạng trong khoa học và công
nghệ xe ô tô, chính cuộc cách mạng này đã cho ra đời mẫu xe thế hệ mới vượt trội hơn
Volvo S60 đó là Revolvolution.
2.2.1.2. Sự thay đổi lớp nghĩa

« Goûtez un espresso 100% arabica à l’arôme unique »
Mỗi danh từ được sử dụng trong thông điệp quảng cáo đều
được chọn lọc kĩ càng cùng ý nghĩa của chính những từ đó. Trong
slogan này, tác giả đã sử dụng những danh từ chung rất đặc biệt.
Espresso bắt nguồn từ tiếng Ý “espressivo”, từ diễn tả một
thức ăn uống được pha chế đặc biệt dành cho thực khách, bắt nguồn
từ lúc đầu tiên khi chỉ có cà phê espresso trong các quán bar. Trong
quảng cáo này expresso được hiểu như một tên riêng , một thương hiệu riêng. Tác giả vừa
dùng từ vay mượn và cả sự thay đổi từ loại từ một danh từ chung sang một danh từ riêng.
Arabica là loại cây ca phê chè có lá nhỏ của xứ sở Brazil và Colombia. Ở đây
không chỉ đơn thuần là tên gọi chung của cây cà phê nữa, mà trong đoạn thông điệp quảng
cáo này nhà quảng cáo đã kết hợp nó với « Espresso » để tạo khác biệt cho thương hiệu
của mình. Sản phẩm là sự kết hợp với các tinh chất giữa vùng đất Châu Mỹ cuồng nhiệt và
sự lãng mạn đằm thắm của Châu Âu tạo ra một “l’arôme unique ”mang hương vị duy
nhất . Nhằm gửi đến khách hàng một loại sản phẩm đúng với tên gọi của nó.
2.2.2. Từ vay mượn
Trong từ “ Safaris”, ta dễ dàng nhận ra từ Afris –
Châu Phi. Nên không cần đắn đo gì thêm nữa ta hiểu ngay
dụng ý của các nhà quảng cáo muốn nhắm đến vùng đất
Châu Phi khi sử dụng từ vay mượn này.
Safari là từ có nguồn gốc từ tiếng Anh, có nghĩa là
những chuyển đi săn bắn động vật hoang dã. Nhưng ngày
nay nó đã thay đổi, nghĩa của từ SAFARI cũng được dùng để
chỉ những cuộc hành trình đến với động vật hoang dã, nhưng chỉ để ngắm và quan sát mà
thôi. Nghĩa là «Safaris » ngày nay là một danh từ để chỉ các chuyến tham quan tại nơi có
động vật hoang dã. Hơn nữa, tại một số trang web người ta còn sử dụng nó để chỉ thế giới
động vật hoang dã tại Châu Phi. Chúng ta hiểu ngay đây là quảng cáo của một hãng du lịch
với sản phẩm chính của mình là hành trình khám phá châu Phi, đặc biệt là ngắm động vật
hoang dã.
2.2.3. Sự chuyển nghĩa

2.2.3.1. Ẩn dụ
« Je voulais toucher du bois pour réussir »
“ Je toucher du bois » là một câu thành ngữ của người Pháp để chỉ một hành động
chạm tay vào gỗ thánh với mong muốn tìm kiếm niềm tin và may mắn trong cuộc sống.

Hình 3 (Nguồn :
)

Hình 2 (nguồn: GÉO,
2011, n
o
384)


Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
6
Nhà quảng cáo đã dùng phép ẩn dụ cây thánh giá biểu thị chương
trình Office 2010 để nói lên tính năng quan trọng của phần mềm
này. Khi bạn chọn chương trình này có nghĩa là bạn đã sở hữu
những tính năng hỗ trợ bạn làm việc hiệu quả tại cơ quan, ở nhà hay
tại trường học một cách linh hoạt. Và điều đó cũng khẳng định
rằng, bạn sẽ dễ dàng đạt đến thành công như mình mong muốn.
2.2.3.2. Hoán dụ
Grands Rouges de Loire. Les vins qui ont un fleuve pour terroir
Hoán dụ là biện pháp tu từ thường hay gặp trong quảng cáo. Phép
hoán dụ tác giả sử dụng ở đây là địa danh Loire (Pays de la Loire),
thành phố nơi có dòng sông Loire chảy qua lại là thành phố nổi
tiếng về rượu nho. Nhắc đến Loire là người ta nghĩ ngay đến sản
phẩm rượu vang. Bởi vì các cánh đồng nho và nghề làm rượu vang
đã có ở thung lũng sông Loire từ thời La Mã. Với một diện tích

rộng lớn và nhiều loại đất, địa hình khác nhau, thung lũng sông Loire có nhiều loại rượu
vang đặc trưng. Ngày nay, rượu vang từ Loire vẫn là loại rượu sang trọng và ngon vào bậc
nhất nước Pháp.Bài quảng cáo muốn tận dụng điều này để nhấn mạnh thương hiệu rượu
Vin có xuất xứ từ vùng Loire một cách rất tự nhiên. Để rồi khi nhắc tới những tinh hoa của
vùng nay người ta sẽ nghĩ đến Vin De Loire cũng đã tồn tại từ rất lâu cùng với những sắc
màu văn hóa khác.
Bên cạnh đó, quan hệ nghĩa của từ được sử dụng trong quảng cáo nay cũng rất đặc
sắc. Khi nói đến rượu vang, người ta sẽ nghĩ ngay đến hai chủng loại là vang đỏ và vang
trắng. Ở đây chúng ta có thể hiểu rouge đồng nghĩa với vin, và cũng có thể hiểu là một bộ
phận nghĩa của vin.
2.2.3.3. Thậm xưng
Quan sát mẫu quảng cáo này, chúng ta nhận thấy tác
giả đã dùng cụm từ « À 2 pas de Lyon… » , đây là cụm
trạng từ chỉ cách thức thể hiện sự nhanh chóng. Chỉ với 2
bước chân ta có thể đến được Lyon bất kể từ đâu. Đây
chính là phép tu từ thậm xưng để nhấn mạnh tính nhanh
chóng và đúng giờ của TGV – một loại tàu cao tốc của
Pháp.
2.2.4. Mối quan hệ về nghĩa
2.2.4.1. Từ trái nghĩa
Un téléphone que vous pouvez faire sonner même en
mode silencieux
Cách dùng từ của tác giả trong quảng cáo này thật đặc
biệt sonner có nghĩa là reo vang và silencieux là im lặng, hai chế
độ riêng biệt trong một chiếc điện thoại.
Mang hai ý nghĩa hoàn toàn đối nghịch với nhau nhưng
lại được sắp xếp trong cùng một câu, dụng ý của tác giả đã được

Hình 4 (Nguồn : GÉO,
2011, n

o
384)


Hình 5 ( nguồn: Le Point,
2011 n
o
2034)
n
o
2034



Hình 6. (Nguồn :
tetfort)

Hình 7 (Nguồn: Auto Plus,
n
o
1194)

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
7
thấy rõ qua sự tương phản âm thanh này. Người đọc sẽ tò mò tự đặt ra câu hỏi thôi thúc
mình tự tìm câu trả lời bằng cách tìm hiểu sản phẩm : « Vì sao ta có thể làm cho chiếc điện
thoại reo lên khi đã kích hoạt chế độ im lặng ? », « Công nghệ mới nào đã được ứng dụng
vào chiếc điện thoại này ? » …
2.2.4.2. Từ đồng âm
Cet été, restez connectés avec tous vos amis

Như trong bài quảng cáo này nguyên âm « ê » gây ra
hiệu hứng rất đặc biệt, ban đầu chỉ là sự trùng lặp nghe vui tai.
Bởi đây là nguyên âm mở, mang lại âm thanh dễ chịu cho
người phát âm cũng như người nghe.
Tiếp đến người đọc sẽ tìm hiểu điều gì hàm ẩn phía sau
thông điệp này, kết nối nào khiến người ta chỉ cần ở nhà mà vẫn biết được tin tức của
người thân, bạn bè ? Hình ảnh của mùa hè năng động như được lồng vào âm thanh khi
người ta đọc câu slogan này.
3. Kết luận
Trong các văn bản quảng cáo ta bắt gặp rất nhiều biện pháp tu từ nhằm mục đích
đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng dễ dàng nhất. Từ những cách thức nhẹ nhàng đến những
phương pháp ấn tượng mạnh mẽ. Do đó, để diễn đạt được hết được ý nghĩa của mình, nhà
quảng cáo phải vận dụng từ vựng một cách tinh tế nhất. Người ta có thể bắt gặp một cú
pháp lỏng lẻo trong văn bản quảng cáo nhưng ý nghĩa liên kết của mỗi từ thì hết sức chặt
chẽ, đó chính là điểm mạnh của ngôn từ quảng cáo.
Trong bài nghiên cứu trên chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ cho việc tìm
hiểu cấu trúc từ vựng, phân tích ý nghĩa của một số biện pháp tu từ thường được sử dụng
trong các văn bản quảng cáo. Qua đó góp một phần nhỏ vào việc giúp người đọc dễ dàng
hiểu rõ dụng ý của những nhà làm quảng cáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 TIẾNG VIỆT
[1] Bùi Văn Danh, 2007, Thị hiếu và quảng cáo, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
[2] Lê Hoàng Quân, 1999, Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
[3] Lưu Trọng Tuấn, 2011, Ngôn ngữ quảng cáo, Nxb Khoa học Xã hội.
[4] Nguyễn Kiên Trường, 2004, Quảng cáo và ngôn ngữ quảng cáo, Nxb Khoa học Xã
hội.
[5] Nguyễn Như Ý, 1996, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
[6] Võ Thanh Hương, 2004, ‘Văn bản quảng cáo xét trên bình diện cấu trúc’, Quảng cáo
và ngôn ngữ quảng cáo, Nxb Khoa học Xã hội.

 TIẾNG PHÁP
[7] Alise L, Françoise M, 2008, Introduction à la lexicologie, Paris, ARMAND COLIN.

Hình 8 (Nguồn: Auto Plus, n
o
1194)


Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
8
[8] Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2006, Analyse linguistique de la publicité, Mémoire de
master.
[9] Buckby M. & Gruneberg A., 1998, Le français de la publicité, Paris, Didier
[10] Cathelat.B, 1987, Publicité et société, Paris, Payot.
[11] Christiane L, 2011, De l’usage de l’emprunt linguistique, Office québécois de la
langue française, Québec.
[12] Dubois J. et ALI, 1984 : Dictionnaire de linguistique, Larousse.
[13] Durand J, 1986, « Rhétorique et publicité », Bulletin des Recherches de Publicis,
n
o
4.
[14] Durand J, 1998, « Rhétorique et image publicitaire », Revue communication, n
o
5.
[15] Graby F., 2001, Humour et Comique en Publicité, Caen, Éd. EMS.
[16] Lemann H, Bienvenue chez l’hyperprésident de l’Est, n
o
384, GÉO, 2011,
BIÉLORUSSIE
[17] Herman T. & LUGRIN G., 2001, « La rhétorique publicitaire, ou l'art de la

persuasion »
[18] Le magazine d'information des professionnels de la communication ComAnalysis,
n
o
13.
[19] Le Point, 2011, SPÉCIAL VINS, n
o
2034.
 ĐỊA CHỈ WEBSITE
[20]
[21]
[22]

×