Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÁO CÁO "NHỮNG YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN CƯỜI HIỆN ĐẠI PHÁP VÀ VIỆT NAM " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.26 KB, 6 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1
NHỮNG YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN CƯỜI HIỆN ĐẠI PHÁP VÀ VIỆT NAM
THE CULTURALS FACTORS IN FRENCH AND VIETNAMESE MODERN FUNNY STORY
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Kim Châu- Nguyễn Thị Hải Yến
Lớp: 08CNP02, Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đà Nẵng
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thái Trung
Khoa Tiếng Pháp,Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đà Nẵng
TÓM TẮT
Là sinh viên ngoại ngữ khoa tiếng Pháp của trường Đại học ngoại ngữ Đà Nẵng, bên cạnh
việc học từ vựng, cấu trúc câu, phát âm, chúng tôi còn được có cơ hội tiếp xúc với một nền văn
hóa mà được mệnh danh là cái nôi của văn hóa Châu Âu. Hiểu rõ văn hóa Pháp, chúng ta sẽ hoàn
thiện được khả năng giao tiếp của bản thân hơn. Văn hóa của mỗi nước được thể hiện qua nhiều
khía cạnh, trong đó truyện cười cũng là một trong những phương tiện mà nó phản ánh văn hóa rõ
nét của một nước. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa Pháp
và Việt Nam thông qua các câu chuyện cười Pháp và Việt Nam.
ABSTRACT
As a student at French language department of Danang Foreign languages, we have the
opportunity not only to study vovabulary, sentence structure, pronunciation but also to interact with
a culture that is known as cradle of European culture. Understanding French culture, we will
improve our communication abilities. Each country's culture is expressed through many aspects;
the funny story is one of the means that reflects a certain country’s culture. This paper aims to help
us to understand more about the French and Vietnamese culture through the French and
Vietnamese jokes.
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Truyện cười là một trong những phương tiện phản ánh cái hồn, cái văn hóa, cái nếp
nghĩ và tư duy của mỗi dân tộc. Do đó, mặc dù đã được trang bị khá đầy đủ những kiến
thức về ngôn ngữ nhưng đôi khi người đọc vẫn không thể hiểu được yếu tố gây cười trong
một câu chuyện nào đó. Chính vì thế, chúng tôi đã đặt ra cho mình nhiệm vụ đi tìm hiểu
những yếu tố văn hóa xuất hiện trong truyện cười Pháp - Việt để từ đó tìm ra những điểm


tương đồng và khác biệt nhằm giúp bản thân cũng như những những người học tiếng Pháp
nói chung hiểu hơn về về văn hóa Pháp và Việt được thể hiện qua các câu chuyện cười của
hai nước.
1.2 Phạm vi nghiên cứu :
Trong khuôn khổ một nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, vì không đủ điều
kiện về thời gian nên chúng tôi đã giới hạn dữ liệu nghiên cứu của mình trong một cuốn
truyện cười tiếng Pháp (Mina et André guillois(2003), Le grand livre des histoires drôles
2004, Marabout, Imprimé en France) gồm 754 truyện và một cuốn truyện cười tiếng Việt
(Cơ quan ban hành Trí Việt (2011), Truyện cười thời hiện đại, Nhà xuất bản Văn hóa
Thông Tin, Công ty cổ phần in Thiên Kim) gồm 412 truyện.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích định tính: phân tích những yếu tố văn hóa trong truyện cười Pháp và
Việt.
- Phân tích định lượng: thống kê tần số xuất hiện của các yếu tố được sử dụng
trong các câu truyện cười của hai nước.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
1.4 Đối tượng phân tích.
Các yếu tố văn hóa trong truyện cười Pháp và Việt Nam.
2. Giải quyết vấn đề:
2.1 Cơ sở lí luận:
2.1.1 Văn hóa
2.1.1.1 Khái niệm về văn hóa :
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ
qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con
người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa là trình độ phát triển của con người
và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động
của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
2.1.1.2 Các loại hình văn hóa:
- Văn hóa tinh thần.

- Văn hóa vật chất.
2.1.1.3 Cơ cấu của văn hóa : biểu tượng, giá trị, thể chế, chuẩn mực và các giá trị nhân tạo.
2.1.2 Truyện cười
2.1.2.1 Định nghĩa : Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng,
phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện
tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước.
2.1.2.2 Phân loại truyện cười:
- Truyện cười trào phúng, nó tạo ra những tiếng cười sảng khoái.
- Truyện cười châm biếm, tạo ra những tiếng cười thâm thúy.
2.2 Phân tích dữ liệu
Sau khi phân tích dữ liệu nghiên cứu gồm 754 truyện cười Pháp và 412 truyện cười
Việt, chúng tôi nhận thấy rằng giữa truyện cười Pháp và Việt có những nét tương đồng và
khác biệt. Các nét tương đồng được thể hiện qua việc cả hai đều sử dụng cách nói quá, phép
ẩn dụ, chơi chữ, các yếu tố liên quan đến đời sống tình dục, hình tượng động vật. Bên cạnh
đó, cũng có những điểm khác biệt đó là truyện cười Pháp có sử dụng những yếu tố liên quan
đến chính trị và tôn giáo để gây cười nhưng đối với truyện cười Việt Nam thì không thấy
xuất hiện. Qua phân tích dữ liệu nghiên cứu, chúng tôi thống kê được tần số xuất hiện của
các yếu tố văn hoá được sử dụng trong truyện cười Pháp và Việt được thể hiện qua bảng
tổng hợp sau:
Các yếu tố sử dụng
Pháp
Việt
Cách nói quá
45
17
Phép ẩn dụ
43
12
Yếu tố tình dục
68

15
Hình ảnh động vật
10
5
Chơi chữ
51
13
Chủ đề tôn giáo
35
0
Chủ đề chính trị
27
0
2.2.1 Những điểm tương đồng:
2.2.1.1 Hình tượng con vật:
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
Qua tìm hiểu và phân tích, chúng tôi nhận thấy hình tượng về con vật được đưa vào
trong các câu truyện cười Việt và Pháp ngoài mục đích tạo ra tiếng cười thì nó còn nhằm thể
hiện tính cách đặc trưng của người dân mỗi nước. Để hiểu hơn về điều này, chúng ta hãy
cùng phân tích hai ví dụ sau :
Truyện cười Pháp : Pourquoi les Français ont-ils choisi le coq comme emblème ?
C'est le seul animal capable de chanter les pieds dans la merde.
Tạm dịch : Tại sao những người pháp lại chọn con gà trống làm biểu tượng quốc gia ?
Đó là bởi vì nó là con vật duy nhất có khả năng đứng hát trên đống phân.
Câu chuyện này ngoài cách nói hài hước còn giúp ta khám phá ra một trong những
biểu tượng của nước Pháp là gà trống gaulois. Hình tượng này thể hiện tính cách của người
Pháp : lòng dũng cảm, tính cảnh giác và có nghị lực để vượt qua khó khăn bởi vì cụm từ
les pieds dans la merde (đứng trên phân) là muốn thể hiện hình ảnh một người đang ở
trong tình huống khó khăn.

Truyện cười Việt Nam : Hai cô bạn thân lâu ngày mới gặp nhau, hồ hỡi nói chuyện, cô thứ
nhất hỏi : «Nhà mày dạo này làm ăn sao ?Tốt chứ !». Cô thứ hai trả lời giọng buồn buồn :
«Chồng tao dạo này cày như trâu đấy mày ạ, thế mà vẫn không đủ cho tao sắm đồ.»
Trong khi hình ảnh gà trống Gaulois được sử dụng để khắc hoạ tính cách người dân
Pháp thì đối với văn hoá Việt Nam, hình ảnh con trâu thường được sử dụng để nêu bật lên
đức tính cần cù chịu khó, hiền lành và hòa đồng của người Việt Nam. Điều này là dễ hiểu
vì con trâu là loài động vật gắn liền với nền văn hóa lúa nước của Việt Nam.
2.2.1.2 Phép nói quá :
Nói quá trong truyện cười vừa làm nổi rõ cái thật như là mặt trái của hành vi nhân
vật (nhờ cường điệu nét bản chất), vừa làm nổi rõ cái giả như là mặt phải của hành vi ấy
(nhờ phép tương phản), khiến cho mâu thuẫn trong hành vi buồn cười tác động mạnh mẽ
vào nhận thức, vào ý tưởng của người nghe, người đọc truyện. Biện pháp tu từ này được sử
dụng trong truyện cười của cả hai nền văn hóa Pháp và Việt. Ta hãy phân tích những ví dụ
sau để thấy rõ điều đó.
Truyện cười pháp : " C'est l'histoire de Toto qui pose une question à sa maman. «C’est
vrai, Maman, que j'ai une grosse tête ?» « Mais non, mon chéri, ta tête est tout à fait
normale. Tiens, aide-moi, prends ta casquette et va chercher 10 kg de patates (pommes de
terre) à la cave. »
Tạm dịch : Toto hỏi mẹ của cậu ấy : «Mẹ, thật sự đầu con to lắm à ?». Mẹ cô ấy trả
lời : « À không con yêu, đầu con hoàn toàn bình thường. Nào bây giờ hãy dùng mũ của
con và đựng 10 ký khoai này đem vào nhà. »
Trong câu chuyện này yếu tố hài hước nằm ở việc sử dụng phép nói quá để mô tả
cái đầu cậu bé rằng nó to đến nỗi mà mũ của nó có thể chứa tới 10 ký khoai.
Truyện cười Việt Nam :
Có một anh nhà quê rất sợ vợ.Một hôm ra chợ chơi, vì cá độ nên đã thua hết tiền
rồi lại còn nợ cho nên bị mọi người đuổi bắt. Anh liền chạy về làng, vừa thấy bóng vợ liền
quay lại ngay. Anh ta nghĩ : “Trước mặt, quân địch như gió bão, sau lưng vợ như nước lũ.
Song lọt vào tay giặc không nguy bằng lọt vào tay vợ. Chỉ có nước mình hàng giặc, để
thoát khỏi tay bà vợ là hay hơn cả”.
Trong câu chuyện này, tác giả đã sử dụng phép nói quá về nỗi sợ vợ của anh chàng

nhà quê này là anh ta thà bị chủ nợ bắt còn hơn là bị vợ bắt để làm yếu tố gây cười.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
2.2.1.3 Phép ẩn dụ :
Ẩn dụ là biện pháp tu từ sử dụng một hình ảnh để thể hiện một hình ảnh khác có
cùng hoặc gần sắc thái nghĩa. Nó được sử dụng khá thường xuyên trong truyện cười Pháp
và Việt nhằm đem lại tiếng cười tinh tế và sâu sắc. Ta hãy phân tích các ví dụ sau để thấy
rõ điều ấy.
Truyện cười Pháp : Allez les bleus ! Depuis la Coupe du monde de football 1998, les
Français remplacent leur minerve par des pneus Michelin.
Tạm dịch : Đi nào những chàng trai ! Từ sau giải vô địch bóng đá thế giới năm 1998,
người Pháp đã thay thế mũ thạch cao của mình bằng lốp xe Michelin.
Từ sau giải vô địch bóng đá thế giới năm 1998, đội Pháp đã liên tục rớt hạng, vì
vậy người Pháp đã cố tình chế nhạo các cầu thủ của mình bằng cách bằng phương pháp ẩn
dụ, ý muốn nói những cầu thủ Pháp càng ngày càng trở nên to béo, ục ịch như những bánh
xe Michelin.
Truyện cười Việt Nam : Một cô gái ăn mặc lố lăng và kệch cỡm, tay dắt một con chó đi
dạo phố. Một bà già đi ngang qua mặt hỏi bâng quơ : Mày dắt con khỉ đi đâu đấy ? Cô gái
cáu quá, quát : Mắt bà mù à, con chó to thế này mà lại nhìn ra con khỉ. Bà già cũng không
vừa : Tao hỏi con chó, đâu có hỏi mày mà trả lời.
Yếu tố hài hước trong cân chuyện này nằm ở việc sử dụng hình ảnh con khỉ nhằm
ám chỉ cô gái có cách ăn mặc lố lăng và kệch cỡm.
2.2.1.4 Chơi chữ
Chơi chữ là lợi dụng hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, v.v, … trong ngôn ngữ nhằm
gây một tác dụng nhất định như bóng gió, châm biếm, hài hước trong lời nói. Những ví dụ
sau đã sử dụng biện pháp tu từ này.
Truyện cười Pháp : Comment ? Vous avez mis à la casse votre vieille Volkswagen. C’est
bien dommage ! Tiens, vous souvient-il qu’un jour vous me la passâte.
Tạm dịch : Thế nào ? Anh đã làm hỏng chiếc xe Volkswagen rồi à ? Thật là đáng tiếc !
Anh có còn nhớ đã từng lướt nó ngang qua mặt tôi như thế nào không ?

Trong truyện cười này, tác giả đã sử dụng việc chơi chữ trên từ « passâte ». Từ
« passâte » ở đây có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là động từ passer (qua mặt), nghĩa thứ hai là
tên của một hãng xe ô tô.
Truyện cười Việt Nam : Có một anh nọ tính hay đùa, một hôm khi nghe tiếng rao hàng
lanh lảnh của cô bán hột vịt lộn, anh ta bỗng cười và gọi cô ta vào. Dạ, anh mua mấy
quả?- Cô còn bao nhiêu quả?- Dạ, 27 quả- Thế ngày hôm nay cô bán được bao nhiêu quả
rồi?- Dạ, em bán được 43 quả- Vậy nếu tôi mua hết chỗ này thì ngày nay cô đã nhận và
bán được 70 quả đúng không?- Dạ đúng vậy- Thế thì cô đâu có lộn trứng nào đâu mà tôi
nghe cô bảo là lộn. Thôi cô đi bán tiếp đi.
Trong truyện cười này, tác giả đã chơi chữ bằng cách chia từ « trứng lộn » ra thành
hai từ đơn là « trứng » và « lộn » làm cho nghĩa của từ khác đi, từ đó gây ra tiếng cười cho
người đọc.
2.2.1.5 Yếu tố tình dục
Tình dục là một chủ đề đã được khai thác từ rất lâu ở các nước phương Tây, trong
khi đó ở Việt Nam, chủ đề này chỉ mới được đề cập một cách công khai trong những năm
gần đây, đặc biệt là trong truyện cười. Ta hãy phân tích các ví dụ sau để thấy rõ điều đó.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
Truyện cười Pháp : Deux jeunes mariés emménagent dans le studio que le mari utilisait
jusqu’alors comme garçonnière. En ouvrant les portes du buffet, la femme aperçoit une
dizaine de pots de confiture. Elle demande : Qu’est-ce que c’est que ça ? Avec une
certaine fierté, son mari lui explique : À chaque fois que j’ai accueilli une femme, pour
faire l’amour, je lui ai dit que, si elle voulait me témoigner sa reconnaissance, elle m’offre
un pot de confiture. En attendant cela, la jeune mariée fond en larmes. Très embêté, son
mari lui dit : « Excuse-moi. Je n’aurais jamais dû te raconter cela. Je comprends que la
révélation de toutes ces femmes avec lesquelles j’ai couché te bouleverse… » « Ce n’est
pas ça ! Je pensais simplement que j’ai été vraiment bien bête de ne pas demander
seulement une biscotte à chaque homme avec lequel j’ai fait l’amour. Si j’avais eu cette
idée, nous aurions de quoi tartiner ta confiture pour au moins une année »
Tạm dịch : Hai vợ chồng trẻ chuyển đến một căn hộ mà người chồng đã sống lúc còn độc

thân. Khi mở của tủ, người vợ thấy có 12 lọ mứt. Cô liền hỏi : Cái gì đây anh ? Người
chồng trả lời đầy tự hào : Mỗi lần mà anh ngủ với một cô gái thì cô ấy tặng cho anh một lọ
mứt như là bằng chứng cho mối quan hệ này. Khi nghe xong, cô vợ chảy nước mắt. Anh
chồng bối rối nói : « Anh xin lỗi, lẽ ra anh không nên kể cho em nghe về điều đó. Anh hiểu
rằng việc cho em biết những cô gái đã ngủ với anh đã làm cho em đau khổ » Cô gái trả
lời : « Không phải vậy đâu anh, em chỉ nghĩ đơn giản là em đã thật sự ngốc nghếch khi
không yêu cầu mỗi người đàn ông mà em đã từng làm tình một cái bánh biscotte. Nếu
không chúng ta đã có bánh ăn trong vòng ít nhất một năm »
Trong truyện cười này, tác giả đã khai thác việc quan hệ tình dục trước hôn nhân
làm yếu tố gây cười. Chủ đề này cũng được khai thác trong các truyện cười Việt Nam cho
dù tần số xuất hiện có thấp hơn nhiều (15 lần/412 truyện so với 68 lần/754 truyện). Ví dụ
sau chứng minh điều đó.
Truyện cười Việt Nam : Anh chồng đi công tác dài ngày mới trở về. Mở cửa thì thấy vợ và
một gã đàn ông đang làm tình trên giường. « Mày ở đâu tới ? Tại sao dám nằm trên
giường nhà tao ? » Gã đàn ông đứng dậy và quát to hơn : « Thật ra chỉ có hôm nay thôi.
Những hôm khác tôi không hề nằm ở đây. Đừng đổ oan ! »
2.2.2 Những nét khác biệt
2.2.2.1 Chủ đề chính trị
Ở Pháp nói riêng và ở các nước phương Tây nói chung, quyền tự do ngôn luận
được đề cao, hầu như tất cả mọi vấn đề đều có thể được khai thác trong truyện cười, ngay
cả chủ đề về chính trị. Trong khi đó ở Việt Nam, chủ đề này vẫn còn được coi như một
điều cấm kỵ. Ta hãy phân tích một ví dụ để thấy rõ điều đó.
Truyện cười Pháp : Le Pen, individu borgne ? non louche.
Le Pen, il est mieux qu’Hiler, il est blond, lui !
Tạm dịch : Le Pen là một gã chột à ? Không, ông ta bị lác cơ.
Le Pen dù sao cũng tốt hơn Hitler vì ông ta tóc vàng !
Trong ví dụ này, tác giả đề cập đến ông Jean-Marie Le Pen, một chính trị gia cánh
tả người Pháp có những tư tưởng phát xít tương tự như Hitler. Ông đã từng là ứng viên
tổng thống năm 2002. Ở đây, hai từ « chột » và « lác » còn có những tầng ý nghĩa khác.
Người chột bị gán với hình ảnh một người bần tiện, đạo đức kém. Còn người lác là người

nhập nhằng, đa nghi. Từ « individu » muốn nói đến một người nào đó nhưng với thái độ
không tôn trọng. Ta thấy rằng, trong văn hóa Pháp, ngay cả một chính trị gia nổi tiếng tầm
cỡ như một ứng viên tổng thống cũng có thể bị khai thác làm trò cười cho thiên hạ. Đây là
điều hiếm thấy trong văn hóa Việt Nam.
2.2.2.2 Chủ đề tôn giáo.
Tuyn tp Bỏo cỏo Hi ngh Sinh viờn Nghiờn cu Khoa hc ln th 8 i hc Nng nm 2012
6
Bờn cnh chớnh tr, tụn giỏo cng l mt ch khỏ nhy cm i vi ngi Vit,
trong d liu nghiờn cu ca mỡnh, chỳng tụi khụng phỏt hin mt trng hp no cú khai
thỏc ch tụn giỏo, trong khi ú i vi ngi Phỏp, dự luụn tụn trng c tin ca mỡnh
nhng h vn khai thỏc ti ny trong cỏc truyn ci ca mỡnh. Ta hóy phõn tớch vớ d
sau chng minh iu ú.
Truyn ci phỏp : ô Le põtissier sest fait une religieuse en un ộclair ằ
Trong vớ d ny, religieuse ngoi ngha l tờn ca mt loi bỏnh nú cũn cú ngha l
cỏc n tu s sng trong tu vin. Cõu ny ngoi ngha en ra thỡ nú cũn cú ngha búng l
ụng th lm bỏnh ny ó cú quan h tỡnh dc chp nhoỏng vi mt n tu s. i vi mt s
ngi sựng o thỡ iu ny l mt s bt kớnh, nhng ta thy nú vn c khai thỏc lm
yu t gõy ci trong truyn ci Phỏp.
3. Kt lun
Quỏ trỡnh phõn tớch d liu nghiờn cu ó giỳp chỳng tụi ó phỏt hin nhng im
tng ng trong nhng yu t vn húa trong truyn ci Phỏp v Vit, ú l vic s dng
phộp n d, chi ch, núi quỏ, ch v tỡnh dc, hỡnh nh con vt. Bờn cnh ú cng tn
ti nhng im khỏc bit liờn quan n nhng ch v tụn giỏo v chớnh tr c minh
ha qua cỏc phõn tớch trờn õy. T ú, chỳng ta thy rng cú th hiu c mt cỏch
thu ỏo cỏc cõu truyn ci ca mt quc gia thỡ chỳng ta cn phi tỡm hiu v vn húa
ca nc ú. Gia vn húa cỏc nc ụi khi cú nhng im tng ng giỳp chỳng ta hiu
c cỏc truyn ci mt cỏch d dng hn tuy nhiờn cng tn ti nhng im khỏc bit
m chỳng ta cn phi lu ý khi c truyn ci ca nc ú núi riờng v tỡm hiu vn húa
ca nc ú núi chung. Chỳng tụi hy vng rng nghiờn cu ca mỡnh s giỳp ớch phn no
nhng sinh viờn khoa ting Phỏp núi riờng v nhng ngi Vit hc ting Phỏp núi chung

trong vic tỡm hiu vn húa Phỏp qua nhng cõu chuyn ci ng thi so sỏnh i chiu
vi nhng c im ca vn húa Vit Nam.
TI LIU THAM KHO
[1] C quan ban hnh Trớ Vit (2011), Truyn ci thi hin i, Nh xut bn Vn húa
Thụng Tin, Cụng ty c phn in Thiờn Kim.
[2] Nhúm Bo Thng (2011), Nhng iu Nờn Bit V Vn Hc Vit Nam, nh xut bn
Vn Húa-Thụng Tin.
[3] Trn Quc Vng (2003), Vn Húa Vit Nam Tỡm Tũi V Suy Ngm, nh xut bn Vn Hc.
[4] Alain Rey et Josette Rey-Debove, Le Petit Robert de la langue franỗaise 2003, LR.
[5] Mina et Andrộ guillois(2003), Le grand livre des histoires drụles 2004, Marabout,
Imprimộ en France.
[6] Goodenough, W.H., 1964, ô Cultural anthropology and linguistics ằ. In.D.HYMES
(ed.), Language in Culture and Society. New York: Harper and Row tirộe de Culture et
ộducation en langue ộtrangốre ằ, page 113, Michaởl Byram, Hatier/Didier 1992.
[7] Tylor Ed.B., Primitive Culture, London, 1871- tirộe de Panorama du culturalisme,
page 106, S.Clapier Valladon, Epi S.A.Editeur, Paris, 1976.
[8] />nghe-thuat-bieu-dat-truyen-cuoi.html
[9]

×