Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tieu luan ccllct, thuc hien binh dang gioi trong lao dong va viec lam o huyen ky anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.53 KB, 20 trang )

1
MỞ ĐẦU
Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa khơng tưởng Pháp S.
Phuriê đã nhận định: trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát
triển của xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết
Mác – Lênin ngay từ khi nó ra đời và được phát triển ở trình độ mới cao hơn
ở các giai đoạn tiếp theo. Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong
trào đấu tranh địi quyền bình đẳng nam nữ, trở thành một trong những mục
tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới trước đây và cho tới
hiện nay. Trên bình diện xã hội, phụ nữ ngày càng được thu hút vào các hoạt
động của xã hội, trong phạm vi gia đình, người phụ nữ cũng đã nhận được sự
chia sẻ trách nhiệm của nam giới. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử, tư tưởng
trọng nam kinh nữ, áp lực cơng việc gia đình, những định kiến có tính chất
bất công đối với phụ nữ vẫn đang tồn tại ở những mức độ khác nhau trong
nhiều quốc gia, khu vực. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển thì khoảng
cách bất bình đẳng giới đang cịn khá lớn, hạn chế khả năng đóng góp của
mỗi giới vào sự phát triển nói chung cho tồn xã hội, làm ảnh hưởng tới sự
phát triển bền vững.
Sinh thời Hồ Chủ tịch đã từng căn dặn: "Đảng và Chính phủ phải có kế
hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ sao cho ngày càng nhiều
phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo". Ở Việt Nam, tư
tưởng về bình đẳng giới đã có ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và
được thể hiện trong văn kiện đầu tiên của Đảng và trong Hiến pháp đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khẳng định: phụ nữ và nam giới
được bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Nhờ vậy, vị trí, vai trị của
người phụ nữ Việt nam đã có những thay đổi cơ bản theo hướng ngày càng
bình đẳng hơn với nam giới. Phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ nơng thơn
nói riêng đã tham gia tích cực và có đóng góp đáng kể trong chiến lược xóa


2


đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Trong quá trình chuyển đổi
từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, việc hình thành và phát
triển nhiều thành phần kinh tế, việc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn đã tạo ra những thuận lợi, mở ra những cơ hội cho sự
phát triển của lực lượng lao động nói chung, lao động nữ nói riêng, nhưng
cũng đặt ra khơng ít khó khăn, thách thức và yêu cầu mới đối với lực lượng
này, làm cho khoảng cách bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm nơng
thơn có xu hướng gia tăng nhanh hơn so với ở thành thị. Do vậy, thực hiện
bình đẳng giới nhằm tạo điều kiện để phụ nữ được hưởng các quyền cơ bản
của mình, tham gia và hưởng thụ một cách bình đẳng và đầy đủ trong mọi
khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đang trở thành mục
tiêu được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước hiện nay.
Kỳ Anh là huyện phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh, diện tích 1.053km2, dân số
tồn huyện khoảng 186 ngàn người, có 33 xã, thị trấn với 242 thơn, khu phố.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, của
các ban ngành cấp tỉnh Hà Tĩnh, cùng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết
liệt, sự đồng thuận, thống nhất cao của cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, đoàn thể
các cấp, Kỳ Anh đã đạt được tốc độ phát triển nhanh, toàn diện tất cả các mặt:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên: 25%; Thu nhập bình quân đầu người trên 30
triệu đồng/năm; Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp 12,73%; CN, TTCN
và XD 44,09%; Thương mại, dịch vụ: 43,18%; Thu ngân sách trên địa bàn
năm 2015: trên 1290 tỷ đồng. Đặc biệt khi Khu kinh tế Vũng Áng được Thủ
tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày
03/4/2006 có diện tích 22.781ha với mục tiêu xây dựng, phát triển thành KKT
đã ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là: phát triển các ngành công nghiệp
luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các ngành công
nghiệp gắn với khai thác cảng biển, công nghiệp thép, trung tâm nhiệt điện và


3

lọc hóa dầu, phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng - Sơn Dương
bao gồm việc đầu tư và khai thác có hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển
dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thành một trong những cửa
ngõ ra biển quan trọng của Bắc Trung Bộ, xây dựng khu đô thị mới Vũng
Áng. Sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, KKT Vũng Áng đang dần hình
thành là trung tâm công nghiệp, thương mại và đô thị của khu vực, là KKT
trọng điểm của cả nước. Với hơn 600 doanh nghiệp đang hoạt động và 105 dự
án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 20 tỷ USD, trong tương
lại KKT Vũng Áng sẽ là Trung tâm luyện gang thép công suất 22,5 triệu
tấn/năm. Giai đoạn 2011-2014 giá trị xuất khẩu tại KKT Vũng Áng đạt 745
triệu USD. Trong đó năm 2015 đạt 620 triệu USD, chiếm 69,3% cả giai đoạn
2011-2015. Khu kinh tế Vũng Áng phát triển mạnh mẽ và sự chuyển đổi cơ
cấu kinh tế hợp lý cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới đã tạo cho nơng thơn
Kỳ Anh có diện mạo mới và những bước khởi sắc.
Cũng như nam giới, phụ nữ ở huyện Kỳ Anh có nhiều cơ hội tham gia
xây dựng kinh tế làm giàu cho bản thân và gia đình, phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, lao động nữ ở huyện Kỳ Anh cũng như trong khu kinh tế Vũng
Áng đang phải đối đầu với những thách thức mới, đó là lực lượng lao động nữ
tăng lên không ngừng do bị thu hồi đất để phát triển các dự án trọng điểm,
trong khi việc làm dành cho lao động nữ ở các khu công nghiệp, nhà máy, các
dự án… lại hạn chế, khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường lao động yếu
hơn nam giới. Thực tế cho thấy, vấn đề bình đẳng giới nói chung, bình đẳng
giới trong lao động và việc làm ở nơng thơn huyện Kỳ Anh hiện nay vẫn cịn
là vấn đề cần quan tâm giải quyết, bởi vì bình đẳng giới một cách toàn diện,
triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ.


4
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

1.1. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới trong lao
động và việc làm
Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp và xuất hiện tình trạng áp bức
bóc lột, người phụ nữ ln ở vị trí thấp kém nhất trong xã hội và là đối tượng
bị áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức. Do vậy, từ rất sớm, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã làm rõ địa vị của người phụ nữ trong các xã hội cũ, nhất là
trong chủ nghĩa tư bản, đồng thời vạch trần tính chất tàn bạo và dã man của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với lao động nữ, từ đó chỉ ra con
đường và điều kiện để giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam, nữ, trong
đó thực hiện bình đẳng nam, nữ trong lao động, việc làm là một lĩnh vực quan
trọng của đời sống. Tình trạng bất bình đẳng nam, nữ ngày càng gia tăng và
được đánh dấu bằng sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ mẫu quyền do chế độ
phụ quyền thay thế, mà hậu quả là người phụ nữ rơi xuống địa vị thấp hèn
nhất, Ph.Ăngghen viết: Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại có tính chất
lịch sử tồn thế giới của giới nữ. Thân phận bị nô dịch và bị áp chế của người
phụ nữ ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng về mức độ và tính chất bóc lột
lao động làm thuê của chế độ tư hữu. Đến chủ nghĩa tư bản khi chế độ tư hữu
phát triển ở trình độ cao và tính chất bóc lột lao động ngày càng trở nên gay
gắt, trong gia đình, người phụ nữ vẫn tiếp tục bị áp chế. Như vậy, quan điểm
bình đẳng nam, nữ nói chung và bình đẳng giới trong lao động, việc làm đã
được C.Mác bàn đến từ rất sớm cịn V.I.Lênin cho rằng bình đẳng nam - nữ
trước hết là bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về địa vị của nam và nữ trong hệ
thống phân công lao động xã hội. Do đó biện pháp cơ bản nhất để xóa bỏ tình
trạng bất bình đẳng đối với phụ nữ là xây dựng nền kinh tế mà thích hợp với
nó là sự phân cơng lao động hợp lý để phụ nữ có điều kiện tham gia như nam


5
giới vào công việc sản xuất của xã hội. Về vấn đề này V.I.Lênin viết: “Muốn
để giải phóng phụ nữ, muốn làm cho họ thật sự bình đẳng với nam giới, thì

phải có nền kinh tế chung của xã hội, phải để cho phụ nữ tham gia lao động
sản xuất chung.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam về bình đẳng giới trong lao động và việc làm
Là học trò xuất sắc của C.Mác và V.I.Lênin, lại am hiểu lịch sử dân tộc
và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ vai
trị to lớn của phụ nữ Việt Nam trong quá trình dựng nước, giữ nước. Chủ tịch
Hồ Chí Minh dẫn lời của C.Mác: "Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa
sang xã hội mà khơng có phụ nữ giúp vào thì chắc chắn khơng làm nổi. Xem
tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ thế nào".
Người cũng dẫn lời của V.I.Lênin: "Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho
đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành
công". Người ln tự hào và đánh giá rất cao vai trị to lớn của phụ nữ Việt
Nam trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Người thể hiện nhận thức
giới sâu sắc ở sự khẳng định rằng khả năng của phụ nữ Việt Nam không hề
thua kém nam giới, coi lao động nữ là một lực lượng cách mạng trong cải tạo
và xây dựng cuộc sống mới. Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc, lao
động nữ đã gánh vác một phần quan trọng, còn trên mặt trận sản xuất thì:
“Phụ nữ ở xí nghiệp, ở nơng thơn hăng hái thi đua tham gia ái quốc, thành
tích khơng kém đàn ơng”. Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh tầm quan trọng của
lực lượng lao động nữ trong công cuộc xây dựng tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa
xã hội, Người chỉ rõ: “Phụ nữ ta là một lực lượng lớn trong công cuộc xây
dựng Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội”
Hồ Chí Minh đã làm rõ nguyên nhân kinh tế - xã hội đẩy nguời phụ nữ
Việt Nam vào cảnh đau khổ thảm thương dưới chế độ thực dân, nửa phong


6
kiến trước đây và Người kết luận: con đường giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội, xóa bỏ áp bức, bóc lột, đói nghèo và lạc hậu là con đường duy nhất

đúng đắn để giải phóng phụ nữ. Muốn triệt để giải phóng phụ nữ, phải nâng
cao trình độ mọi mặt cho mọi người, trong đó có phụ nữ, xóa bỏ tình trạng
nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng một đời sống kinh tế, văn hóa cao. Đó là q
trình đấu tranh cho sự tiến bộ của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng mục tiêu bình đẳng nam, nữ nói
chung, bình đẳng trong lĩnh vực lao động việc làm nói riêng.
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc rằng bước tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam không thể tách rời sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Chính phủ.
Người ln u cầu Đảng, Chính phủ cần phải có những kế hoạch thiết thực
để giúp đỡ phụ nữ về mọi mặt, trong đó đặc biệt chú ý về lĩnh vực lao động,
việc làm. Trong di chúc, Người căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế
hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ
nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”. Đảng ta luôn khẳng
định, phụ nữ là một lực lượng to lớn, phụ nữ có vai trị quan trọng trong sản
xuất và hoạt động xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển
của đất nước. Những văn kiện của Đảng nhấn mạnh đến việc thực hiện bình
đẳng giới, bình đẳng giới trong lao động và việc làm nói riêng, chú trọng công
tác cán bộ nữ, coi việc tăng tỷ lệ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh
tế - xã hội, tạo điều kiện cho lao động nữ có việc làm, tăng thu nhập, nâng cao
trình độ học vấn cho phụ nữ là điều kiện quan trọng để thực hiện bình đẳng
giới, là điều kiện để phát huy tiềm năng và nâng cao địa vị xã hội cho phụ nữ.
Đại hội X khẳng định: Nâng cao trình độ mọi mặt cả đời sống vật chất và tinh
thần cho phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện cho phụ nữ thực
hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy
đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng


7
nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp.
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hồn chỉnh các chính

sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động
nữ. Trong mục tiêu cụ thể của Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra mục tiêu tổng quát “Đến năm 2020, về cơ bản,
bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ
hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự
phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.
II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC
LÀM Ở HUYỆN KỲ ANH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN KỲ ANH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa
+ Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên: 25%; Thu nhập bình
quân đầu người trên 30 triệu đồng/năm; Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư
nghiệp 12,73%; CN, TTCN và XD 44,09%; Thương mại, dịch vụ: 43,18%.
Tổng sản lượng lương thực: 50.000 tấn; Thu ngân sách trên địa bàn năm
2013: trên 449 tỷ đồng, năm 2014: 776,3 tỷ đồng, năm 2015: 1290 tỷ đồng.
+ Văn hóa - xã hội: Cơng tác giáo dục, y tế, văn hố, thực hiện các
chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện; Đào tạo cho người lao
đông 2.000 người; Lao động có việc làm mới: 2.200 người (chiếm 2,5% so
với tổng số lao động); Xuất khẩu lao động: 1.500 người. Tỷ lệ hộ nghèo của
huyện 9,96% (hàng năm giảm 3,5% - 4%); Gia đình văn hóa 80%; Gia đình
thể thao 25%, chất lượng giáo dục được giữ vững.


8
+ Quốc phòng an ninh được giữ vững, đảm bảo an ninh quốc gia, an
ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường thuận lợi phát triển kinh
tế xã hội và thu hút đầu tư.
2.1.2. Tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng

nghiệp, nơng thôn của huyện Kỳ Anh trong những năm qua
Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là
giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế
có cơ cấu cơng - nông - dịch vụ tiên tiến và hướng đến cơ cấu phát triển của
nền sản xuất hiện đại dịch vụ - công - nông. Phát triển nông nghiệp, nông thơn
cịn là giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội ở nông
thôn, đặc biệt là vấn đề việc làm. Trước khi thành lập Khu kinh tế Vũng Áng,
Kỳ Anh là một trong những huyện nghèo của tỉnh và cả nước, đời sống nhân
dân các dân tộc gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo
cịn cao. Sau hơn 10 năm thực hiện phát triển khu kinh tế và quá trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn huyện Kỳ Anh từng bước
khởi sắc khi xây dựng mô hình nơng thơn mới có kinh tế phát triển, văn hóa
xã hội lành mạnh.
2.2. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG
GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN KỲ ANH
2.2.1. Thực trạng bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm
Về phân công lao động giữa nam và nữ cùng với những biến đổi trong
cơ cấu lao động xã hội dưới tác động của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, q trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền
kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cả lao động nam lẫn nữ.
Trong bối cảnh xã hội mới hiện nay, bên cạnh những chính sách kinh tế xã hội
mới, chính sách về giới được lồng ghép vào các chương trình kinh tế xã hội ở
địa phương, cơng tác tun truyền về bình đẳng giới đã được quan tâm, người


9
phụ nữ khơng cịn bị trói buộc trong cơng việc bếp núc chật hẹp mà đã vươn
ra làm kinh tế, tạo thu nhập cho gia đình. Cả hai vợ chồng cùng tham gia các
hoạt động sản xuất luôn chiếm tỷ lệ đáng kể trong các hộ gia đình ở nơng
thơn.

Trong khu vực nông thôn huyện Kỳ Anh sản xuất nông nghiệp vẫn là
ngành sản xuất chính, lao động nơng nghiệp ngày càng tăng, trong khi đất
nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác ngày càng có xu hướng giảm dần do xây
dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng, thu hồi đất phục vụ các dựu án
trọng điểm trong Khu kinh tế Vũng Áng. Quá trình hậu thu hồi đất đền bù,
giải tỏa đơ thị hóa đã và đang đẩy một bộ phân nơng dân vào chỗ khó khăn,
thiếu đất sản xuất diễn ra gay gắt. Một bộ phận nông dân sử dụng số tiền đền
bù đất đai chủ yếu vào việc xây nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình. Do vậy,
nhìn bên ngồi thì cảm nhận thấy sự giàu có, song bên trong thì nghèo thật, vì
ruộng đất khơng cịn, trong lúc khơng có nghề nghiệp gì để kiếm sống. Sự
mất cân đối giữa lao động nông nghiệp ngày càng tăng và đất đai sản xuất
ngày càng bị thu hẹp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Các khu công nghiệp
ngày càng chuyển dịch về nông thôn, song do phần lớn lực lượng lao động
nông thôn, nhất là lực lượng lao động nữ, khơng có tay nghề hoặc trình độ tay
nghề thấp, nên khả năng tìm kiếm việc làm trong các khu cơng nghiệp bị hạn
chế. Tình trạng thiếu việc làm, làm những công việc theo mùa vụ, những cơng
việc có thu nhập thấp tồn tại tương đối phổ biến. Một số lao động nữ đi xuất
khẩu lao động, ra thành phố hoặc đi làm thuê ở các địa phương khác, những
người cịn lại khơng có nghề thì làm th bất kể việc gì, miễn là có thu nhập.
2.2.2. Nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm
Vai trò và vị thế của phụ nữ ngày nay trong gia đình và ngồi xã hội
ngày càng được nâng lên rõ rệt so với trước đây, quyền bình đẳng giữa nam
và nữ trong nhiều khía cạnh của cuộc sống đã có nhiều tiến bộ. Ngày nay đa


10
số phụ nữ không chỉ quanh quẩn với công việc gia đình mà cịn biết vươn ra
bên ngồi để tìm kiếm việc làm đóng góp kinh tế cho gia đình. Tuy nhiên, qua
phân tích thực trạng các vấn đề giới trong lao động và việc làm ở huyện Kỳ
Anh hiện nay, sự bất bình đẳng giới vẫn cịn tồn tại phổ biến. Điều này xuất

phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Nền sản xuất nhỏ, lạc hậu còn khá phổ biến trong sự phát
triển kinh tế của huyện nhà. Yếu tố kinh tế có vai trị quan trọng trong việc
thực hiện bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
và việc làm nói riêng. Kỳ Anh nhìn chung vẫn là một huyện nơng nghiệp, sản
xuất nhiều nơi còn phân tán, manh mún, mang yếu tố tự phát. Do hạn chế về
vốn và trình độ kỹ thuật, ngành nơng nghiệp chưa có nhiều điều kiện tiếp thu
thành tựu khoa học tiên tiến ứng dụng vào sản xuất. Chậm ứng dụng tiến bộ
khoa học, công nghệ vào sản xuất, trình độ khoa học cơng nghệ phục vụ sản
xuất nhiều mặt còn lạc hậu, phần lớn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là
lao động thủ công, dựa vào kinh nghiệm truyền thống, phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên, chính vì vậy năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh
của nhiều sản phẩm nơng nghiệp cịn thấp, kém hiệu quả và thiếu bền vững,
dẫn tới thu nhập thấp, ít tạo được việc làm mới, ảnh hưởng tới thu nhập của
hơn 80% lực lượng lao động nông thơn, gây ra tình trạng thiếu việc làm.
Thứ hai: Định kiến giới trong phân cơng lao động cịn tồn tại khá nặng
nề: ở ngoài xã hội Tư tưởng trọng nam khinh nữ vốn đã tồn tại lâu đời trong
xã hội Việt Nam và nó cịn dai dẳng cho đến tận ngày nay. Riêng ở huyện Kỳ
Anh, đây là tư tưởng còn khá phổ biến, ăn sâu vào tiềm thức của người nam
cũng như nữ, làm khuôn mẫu để phân biệt đối xử nam nữ trong cuộc sống,
định kiến giới đã trở thành lực cản cho việc thực hiện bình đẳng giới ở huyện
Kỳ Anh hiện nay. Sự phân biệt đối xử giới còn ảnh hưởng khá phổ biến trong
xã hội với những biểu hiện phức tạp trên nhiều lĩnh vực từ trong gia đình cho


11
đến ngoài xã hội trong mọi tầng lớp dân cư ở nước ta hiện nay. Mặc khác, phụ
nữ ở đây vẫn nghĩ rằng cơng việc gia đình là trách nhiệm của phụ nữ, đó là
cơng việc khơng nặng nhọc, là “thiên chức mà mình phải thực hiện”, thậm chí
một số phụ nữ sẵn sàng phê phán những phụ nữ khác khi họ chỉ biết chăm lo

công việc xã hội nhiều hơn cơng việc gia đình. Do ảnh hưởng tư tưởng trọng
nam khinh nữ, nhiều phụ nữ an phận, cam chịu và thụ động. Khả năng suy
nghĩ độc lập, sáng tạo của họ bị kìm chế, là lực cản kìm hãm sự phát triển.
Thứ ba: Trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ của lao động nữ
vùng này còn thấp hơn so với lao động nam. Một khi người phụ nữ được giáo
dục, đào tạo đầy đủ về mọi mặt thì họ sẽ nhận thức và thực hiện tốt kế hoạch
hóa gia đình, có kiến thức và biết ni dạy con tốt, biết làm vợ đảm, biết giữ
gìn hạnh phúc gia đình và họ sẽ là người có khả năng cạnh tranh bình đẳng
với nam giới trong tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động. Trong chiến
lược phát triển nguồn nhân lực, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Giáo
dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” và luôn tạo ra những cơ hội, điều kiện để
phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực giáo dục.
Thứ tư: Vấn đề chăm sóc sức khỏe, thực hiện kế hoạch hóa gia đình đối
với lao động nữ, đặc biệt là nữ nông thôn, nữ vùng nông thôn như huyện Kỳ
Anh còn chưa thực sự đầy đủ. Phụ nữ - sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả.
Thứ năm: Chưa quán triệt đầy đủ việc thực hiện quyền bình đẳng giới,
pháp luật về quyền lao động nữ. Quyền lao động là một quyền đương nhiên
của cá nhân người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng, là một trong
những quyền kinh tế - xã hội quan trọng, tồn tại thống nhất trong hệ thống
quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận và bảo vệ. Trong các chủ
trương, chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam đều quy định
sự bình đẳng của nam và nữ về trách nhiệm và nghĩa vụ. Thực hiện nghiêm


12
túc pháp luật về quyền lao động nữ là thể hiện sự tơn trọng, bình đẳng đối với
lao động nữ, cịn là sự thơng cảm, sẻ chia của xã hội với những thiệt thòi của
lao động nữ và là điều kiện tốt nhất để lao động nữ được làm việc, được đóng
góp sự hiểu biết và cơng sức của mình cho xã hội.

2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN
KỲ ANH
Một là: Quan niệm về việc làm chưa hồn thiện gây bất lợi và thiệt thịi
cho phụ nữ. Quan niệm mới về việc làm ở Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội cho
lao động cả nam và nữ tìm kiếm việc làm ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực
không phân biệt các thành phần kinh tế, các vùng miền, phát huy sự sáng tạo
và năng động, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước.
Hai là: nếu các hoạt động được coi “không phải là việc làm” chuyển
cho người khác làm dưới dạng th mướn thì lại được đánh giá, trả tiền cơng.
Ba là: số nam hoặc nữ đảm nhận các hoạt động “khơng phải là việc
làm” bị coi là người khơng có việc làm, không thuộc lực lượng lao động,
không bằng cả người thất nghiệp và dĩ nhiên khơng được tính cơng, trả lương.
Như vậy, xã hội đã đánh giá không đúng, không hợp lý, thiếu công bằng về
sức lao động của một bộ phận nam, nữ. Hơn nữa, cách đánh giá này mang
đậm dấu ấn bất bình đẳng giới, vì những hoạt động khơng được tính cơng,
khơng được coi trọng, phần lớn do phụ nữ đảm nhận .
Do vậy, vấn đề đặt ra là Đảng, Nhà nước, xã hội cần quan tâm, đổi mới
quan niệm về việc làm để tạo cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện bình đẳng giới
trong lao động và việc làm. Bên cạnh đó: nhận thức về tầm quan trọng của
bình đẳng giới trong lao động và việc làm của đa số cán bộ, đảng viên, nhân
dân cịn thấp. Phụ nữ ln là một lực lượng lao động quan trọng, họ tham gia
hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp to lớn cho sự


13
phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nhận thức về tầm quan trọng của bình đẳng
giới trong lao động và việc làm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên, quần chúng nhân dân cịn thấp, kìm hãm sự đóng góp của phụ nữ.
III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Ở HUYỆN KỲ ANH HIỆN NAY
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN
Thứ nhất: Thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm gắn liền
với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, phát huy vai trị của phụ nữ Kỳ Anh. Đấu
tranh để đạt được bình đẳng thật sự giữa nam và nữ là cuộc đấu tranh lâu dài,
cịn nhiều khó khăn, thử thách. Thực hiện bình đẳng giới là một trong những
mục tiêu của cách mạng Việt Nam, giải phóng phụ nữ là nhiệm vụ cơ bản của
cách mạng Việt Nam, lực lượng cơ bản để thực hiện mục tiêu đó, trước hết là
phụ nữ. Trong giai đoạn hiện nay, chiến lược phát triển đất nước phải tạo ra
những điều kiện để thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ, cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, nâng cao và phát huy năng lực, khả
năng và vai trò của họ, đảm bảo cho người phụ nữ có thể thực hiện nhiệm vụ
và tham gia đầy đủ, bình đẳng với nam giới trong mọi hoạt động, kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội để đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thứ hai: Thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở huyện
Kỳ Anh gắn liền với chiến lược phát triển việc làm, phát triển dân số, phát
triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực . Với quan điểm
“Con người là trung tâm của sự phát triển” vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực ở khu vực nơng thơn nói chung, của lao động nữ Kỳ Anh nói riêng là
sự cần thiết khách quan để phát triển kinh tế xã hội. Hiện tại, chất lượng lao
động nữ của hyện nhà còn thấp hơn so với lao động trong tỉnh. Phần lớn phụ


14
nữ lao động giản đơn, trình độ văn hóa thấp, ít được đào tạo nghề, ít có cơ hội
tiếp xúc với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Nếu tình trạng này cịn kéo
dài trên quy mơ lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của hơn một
phần hai nguồn nhân lực của huyện nhà.

Thứ ba: Thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm là trách
nhiệm chung của toàn xã hội và của cả hệ thống chính trị các cấp. Quán triệt
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phụ nữ thể hiện trong nghị
quyết 11 ngày 27/4/2007, cho rằng: “Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của
phụ nữ trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu
quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới” và “trình độ học vấn,
chun mơn, nghề nghiệp còn thấp, phụ nữ bị hạn chế hơn nam giới về cơ hội
có việc làm và thu nhập”, “công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, của tồn xã hội và từng gia đình”.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng,
chính quyền đối với cơng tác bình đẳng giới và lao động giới. Nâng cao năng
lực quản lý nhà nước và sự phối hợp liên ngành về bình đẳng giới, cũng như
quản lý lao động nữ.
+ Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; các phịng, ban, ngành, đồn thể trong
tồn huyện về cơng tác bình đẳng giới trong lao động và việc làm.
+ Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức
thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của các cấp, các ngành; trong
xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới.


15
+ Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của
pháp luật về bình đẳng giới, lao động nữ giới. Xây dựng cơ chế phối hợp liên
ngành để thực hiện có hiệu quả cơng tác bình đẳng giới.
3.2.2. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao

nhận thức của toàn xã hội về bình đẳng giới trong lao động và việc làm.
+ Các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ quan thông
tin đại chúng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm
thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong
toàn huyện, góp phần xóa bỏ các định kiến, các quan niệm khơng phù hợp về
vai trị của nam và nữ trong gia đình và ngồi xã hội. Đa dạng hóa các hình
ảnh của nữ giới với các vai trị và nghề nghiệp khác nhau.
3.2.3. Triển khai thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án về
bình đẳng giới, chính sách lao động và việc làm cho nữ.
+ Phối hơp với các phòng, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện tốt
Luật bình đẳng giới; Luật phịng chống bạo lực gia đình, thực hiện tốt các
chính sách bảo đảm quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho phụ nữ, đặc biệt
trong các lĩnh vực: lao động - việc làm, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, doanh
nghiệp, bảo hiểm xã hội, hơn nhân - gia đình, chăm sóc sức khoẻ…
+ Phối hợp với phòng Nội vụ triển khai, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ
phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng trình độ chun mơn, nghiệp vụ; chính sách
khuyến khích đào tạo nghề cho lao động nữ nhằm đáp ứng yêu cầu của thị
trường lao động và phát huy được thế mạnh của phụ nữ. Có các giải pháp cụ
thể để tăng tỷ lệ phụ nữ được đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng, đại học và sau
đại học.
+ Phối hợp với phòng, ban, ngành liên quan triển khai, thực hiện tốt
chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách đào


16
tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thơn. Chính sách hỗ trợ phụ nữ
nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật có hồn cảnh khó khăn.
3.2.4. Nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống thông
qua tăng cường sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ; thực hiện bình đẳng

giữa nam và nữ; lồng ghép cơ chế, chính sách cụ thể về độ tuổi trong quy hoạch
đào tạo, bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ.
+ Phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tham mưu xây dựng quy
hoạch cán bộ trong đó đảm bảo tỷ lệ nữ lãnh đạo quản lý theo quy định; gắn
quy hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đề bạt cán bộ nữ đáp
ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.
3.2.5. Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình và trong việc
tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
+ Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh việc xây dựng gia đình
văn hóa, trong đó nhấn mạnh tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình.
+ Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về
sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới.


17
KẾT LUẬN
Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Thực tiễn đời sống đã
chứng minh, bất bình đẳng giới khơng chỉ hạn chế sự phát triển của phụ nữ
mà còn cản trở tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các
nước đang phát triển. Chủ nghĩa Mác - Lê nin đã chỉ ra bất bình đẳng giới, sự
áp bức của giới này đối với giới kia diễn ra trong xã hội loài người là do nhiều
yếu tố thuộc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và nhận thức quy định. Ở
nước ta hiện nay, vị trí, vai trị của phụ nữ trong gia đình và xã hội được nâng
lên so với trước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản và Nhà nước ta luôn
coi trọng việc thực hiện bình đẳng giới, đánh giá cao vai trị, vị trí của phụ nữ
trong q trình dựng nước và giữ nước, đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách, pháp luật như: Hiến pháp, Luật Hơn nhân gia đình, Luật Lao động, Luật
Bình đẳng giới…đó là những cơ sở quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới ở
nước ta. Chiến lược phấn đấu cho sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và thực

hiện bình đẳng giới đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, bình đẳng giới vẫn
cần được quan tâm đặc biệt trong thời gian dài, vì đây là cuộc đấu tranh trên
nhiều lĩnh vực, là cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc
hậu, là cuộc đấu tranh còn nhiều khó khăn, thử thách, bởi tàn dư của tư tưởng
trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân
chúng. Kỳ Anh là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của tỉnh
Hà Tĩnh, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, trong mỗi bước đi, mỗi thành
công của công của công cuộc xây dựng nông thôn mới của huyện nhà đều in
đậm cơng lao của những người phụ nữ. Song cũng chính q trình tham gia
vào cơng cuộc đó, sự biến đổi của nông thôn ngày nay đang đặt người phụ nữ
Kỳ Anh trước hàng loạt những vấn đề như trình độ văn hóa và chun mơn,
nghiệp vụ của phụ nữ, nhất là phụ nữ nơng thơn cịn nhiều bất cập, phần lớn


18
là phụ nữ nông thôn của huyện chưa được đào tạo nghề, chiếm chủ yếu trong
lao động giản đơn, thiếu ổn định, thu nhập thấp, sự phân biệt trong việc tuyển
dụng giữa lao động nữ và lao động nam ở nhiều chủ doanh nghiệp, cơ hội
việc làm của lao động nữ. Để thực hiện tốt bình đẳng giới trong lao động và
việc làm ở huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh là một q trình khó khăn, lâu dài, địi
hỏi sự cộng đồng trách nhiệm của cả xã hội và sự nổ lực vươn lên của bản
thân người phụ nữ nông thơn. Các giải pháp khơng có tính tuyệt đối và lại
càng khơng có tính đơn lẻ, nó chỉ phát huy tác dụng trong hệ thống các giải
pháp, tức là để thực hiện tốt bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở
huyện Kỳ Anh là một quá trình giải quyết đồng bộ các vấn đề đặt ra, liên quan
đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cần được đầu tư nghiên cứu và tổ chức thức
hiện một cách toàn diện, lâu dài./.


19

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ....................................4
1.1. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới trong lao động và
việc làm.............................................................................................................4
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về
bình đẳng giới trong lao động và việc làm........................................................5
II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC
HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN
KỲ ANH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015..................................................................7
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO
ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN KỲ ANH.................................................7
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa............................................7
2.1.2. Tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn của huyện Kỳ Anh trong những năm qua..................................................8
2.2. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN KỲ ANH.........................8
2.2.1. Thực trạng bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm.....................8
2.2.2. Nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm..........9
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÌNH
ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN KỲ ANH. 12
III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC
ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN
KỲ ANH HIỆN NAY......................................................................................13
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN.........................................................13
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU............................................................14


20

KẾT LUẬN.....................................................................................................17



×