8 bí quyết dẫn đầu từ
ban nhạc The Beatles
The Beatles là một ban nhạc có độ
gắn kết cao và mang đậm 8 nét đặc trưng của một doanh nghiệp “chỉ có
thắng mà không có bại”.
Hai ban nhạc, cùng ra mắt ở thành phố cảng Liverpool, cùng hát những giai
điệu đương đại, cùng gặt hái thành công rực rỡ buổi ban đầu. Thế nhưng tại
sao Flock of Seagulls nhanh chóng rớt đài sau cú “hit” đầu tiên còn The
Beatles tiếp tục trụ lại trong gần 50 năm tiếp theo, mà CD “Love” số một
cũng chỉ mới phát hành gần đây (2007)?
Lý do:The Beatles là một ban nhạc có độ gắn kết cao và mang đậm 8 nét đặc
trưng của một doanh nghiệp “chỉ có thắng mà không có bại” như phân tích
dưới đây.
1. Sinh ra là để chiến thắng
Mặc dù sau này John có trách Paul là đã bắt anh phải từ bỏ bộ quần áo bằng
da của mình trong những ngày đầu của ban nhạc nhưng trên thực tế, mỗi
thành viên của The Beatles đều sẵn sàng làm theo lời khuyên của người
quản lý nhóm về trang phục. Họ hiểu rằng họ phải điều chỉnh cho phù hợp
với thực tế để có thể thành công. Chỉ đến khi chạm đích vinh quang thì các
“nhân” của The Beatles mới thay đổi phong cách ăn mặc và kiểu tóc truyền
thống.
Khi mới ra mắt doanh nghiệp, bạn cũng phải làm sao để phù hợp với tình
hình thực tế của thị trường cũng như kỳ vọng của những nhà đầu tư. Như thế
bạn mới có thể hạn chế tối đa những “trắc trở” trên con đường tìm kiếm
thành công của mình. Và khi đã đạt được vài kỳ tích, bạn hoàn toàn có thể
tạo nên một hoàn cảnh và một thực tế mới mà không buộc phải đi trên con
đường người khác đã mặc định.
2. Tài năng cộng gộp
Một trong những yếu tố quan trọng nhất là nên một nhóm hoàn hảo là năng
lực và cá tính của các thành viên phải bù trừ cho nhau. Một nhóm mà toàn
các kỹ sư chắc chắn sẽ thất bại cũng như một nhóm toàn “gạo cội” kinh
doanh và bán hàng. Để thành công, nhóm đó phải có kỹ sư để làm ra những
gì mà công ty đã cam kết với thị trường nhưng cũng không thể thiếu những
thành viên có kỹ năng kinh doanh để kéo nhóm đi theo nhu cầu của thị
trường và kìm hãm thiên hướng thích làm ra những thứ “độc, lạ” nhưng vô
tác dụng của đội ngũ kỹ sư.
Các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc đều chung một nhận định: một trong
những điểm mạnh nhất của Beatles là tài năng của từng thành viên vừa bù
đắp cho nhau vừa tương sinh cho nhau. John Lennon thì có khả năng biến
tấu ca từ còn Paul McCartney thì lại giỏi viết những giai điệu du dương, lôi
cuốn. Thử so sánh bàiYesterday của Paul và bài I am the walrus của John thì
sẽ thấy rất rõ điều này. Ngoài ra, không thể thiếu phong cách chơi ghi ta lead
sành điệu của George và tài chơi trống của Ringo.
3. Ganh đua lành mạnh
John và Paul thường cho rằng chất lượng sản phẩm của ban nhạc chính là
động cơ khiến hai bọn họ luôn phải cải thiện để bài hát mới của người này
lúc nào cũng phải hơn bài hát cũ của người kia. Tuy nhiên, sự ganh đua
ngấm ngầm này không làm hề làm ban nhạc bớt gắn bó cho mãi đến khi đã ở
đỉnh cao của sự nghiệp. Việc John và Paul đua tài cũng khiến George phải
động lòng. Kết quả là anh cũng phải nỗ lực để tạo ra những bài hát hay
không kém gì hai người kia. p
Cạnh tranh tích cực trong nội bộ sẽ không hề làm doanh nghiệp của bạn đi
chệch hướng. Ngược lại, nó sẽ giúp cải thiện hiệu quả làm việc của cả nhóm.
Vì thế, với tư cách là người lãnh đạo, bạn hãy khuyến khích các thành viên
trong nhóm cạnh tranh với nhau nhưng phải thật lành mạnh và có định
hướng.
4. Tôn trọng lẫn nhau
Sự mất tôn trọng là một trong những nguyên nhân khiến ban nhạc The
Beatles tan rã. Chính vì thế, sau khi chia tay, các thành viên của The Beatles
khá là lớn tiếng khi bới móc, chỉ trích nhau. Ngược lại, trong phần lớn quãng
đường sự nghiệp của mình, họ chỉ dành những khen ngợi cho sản phẩm của
của nhau mà không có bất kỳ điều gì gọi là chê trách.
Vì thế, bạn hãy cố gắng làm thế nào để các thành viên trong nhóm luôn
“hâm mộ” lẫn nhau. Như thế sẽ tạo ra được sự cạnh tranh tích cực và lành
mạnh nhưng vẫn giữ được sự gắn kết trong doanh nghiệp.
5. Chung thế giới quan
Khoảng đầu năm 1960, các thành viên trong ban nhạc The Beatles gặp nhau
ở cùng quan điểm: nền âm nhạc Mỹ đang “chết tắc”. Buddy Holly qua đời.
Jerry Lee Lewis đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của mình sau khi cưới
người em họ quá trẻ. Elvis gia nhập quân ngũ còn Little Richard trở thành
mục sư. Chuck Berry đi tù trong khi Ray Charles hát thánh ca. Cả bảng xếp
hạng âm nhạc chỉ leo lét những bài hát vô hồn, rập khuôn của Deon, Fabian,
và Ricky Nelson.Chính vì quan điểm chung ấy mà The Beatles đã cùng nhau
hành động để làm nước Mỹ quay trở lại thời kỳ âm nhạc sôi động của những
năm 1950.
Thế giới quan chung là nền móng làm nên một kế hoạch hành động thành
công. Nếu những thành viên trong nhóm của bạn không đồng quan điểm về
thị trường thì chỉ cần một chút hoang mang, xao động là cầm chắc thất bại.
Vì thế, nếu ai đó trong nhóm bất hợp tác về quan điểm, bạn hãy giúp họ tìm
một chỗ “trú thân” mới, nơi họ có thể hòa nhịp tốt hơn.
6. Chung tầm nhìn
Tuy chỉ là 4 cậu bé mặt đầy tàn nhang cùng sống ở Liverpool vô tình hợp
nhau lại thành ban nhạc nhưng John, Paul, George và sau này là Ringo đều
rất tin rằng họ sẽ “hơn cả Elvis”. Ngay từ hồi còn “teen”, mỗi lần John hỏi
“Chúng ta sẽ đi tới đâu hả các cậu?” thì Paul, George và Ringo lập tức đồng
thanh “Tới đỉnh cao nhất của nhạc pop”.
Giống Steve Jobs, Jeff Bezos, và Richard Branson, niềm tin của Beatles thật
lớn lao, táo bạo nhưng không kém phần ngây thơ. Tuy kỳ vọng “khủng”
nhưng các bước đi của ban nhạc lại hết sức từ tốn và thực dụng, như John
vẫn hay đúc kết: “Đầu tiên, chúng ta sẽ trở thành ban nhạc lớn nhất
Liverpool, sau đó là lớn nhất ở bắc Anh và sau nữa là nhất Luân đôn, Châu
Âu và cuối cùng là Mỹ”. Họ không nhận ra rằng họ đã làm theo đúng
phương châm kinh doanh “năng nhặt chặt bị”.
Hãy đặt ra mục tiêu thật táo bạo, kèm theo đó là một lộ trình thật chi tiết để
từng bước tiến gần đến gần với mục tiêu đó. Hãy luôn tâm niệm mục tiêu ấy
trong khi bạn thực hiện lộ trình của mình.
7. Đóng cửa bảo nhau
Trong suốt thời gian còn là một nhóm, các thành viên của Beatles lúc nào
cũng bênh vực, ủng hộ nhau trước công luận. Chỉ khi đã “đóng cửa”, nhất là
khi ở trong phòng thu, họ mới “cãi nhau” kịch liệt để bảo vệ quan điểm của
mình. Tuy nhiên, họ không bao giờ để những cuộc tranh cãi tích cực ấy trở
thành “mồi ngon” cho đám báo lá cải.
Hãy nuôi dưỡng văn hóa ấy trong công ty bạn. Hãy để cho người ngoài thấy
rằng tổ chức của bạn lúc nào cũng gắn kết. Đừng để chuyện “trong nhà chưa
tỏ ngoài ngõ đã thông” gây chia rẽ trong nội bộ và làm rạn nứt doanh
nghiệp. Thay vào đó, hãy dành công sức hợp tác với nhau để giải quyết
những khó khăn của thị trường.;
8. Tìm sự ủng hộ
Ban nhạc Beatles đã rất may mắn khi nhận được sự ủng hộ của ông bầu nổi
tiếng Brian Epstein cũng như của nhà sản xuất kỳ tài George Martin. Nhờ có
những người này mà Beatles đã đạt được những thành công rực rõ trong sự
nghiệp thay vì chỉ mãi là một ban nhạc làng nhàng của thành phố Liverpool.
Tương tự, bạn và nhóm của mình sẽ không bao giờ có thể phát triển nếu chỉ
một mình một bóng. Hay tạo dựng một đội ngũ những người có thể “nhờ
vả”. Họ có thể là các cố vấn, thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban
lãnh đạo…
Tài năng ư? Không phải là tất cả
Có thể bạn sẽ nghĩ Beatle thành công vì họ có tài còn Flock thì không.Tất
nhiên, tài năng là một phần quan trọng trong thành công của Beatles. Tuy
nhiên, ai bảo Flock không tài. Chỉ có điều Flock không có những nét đặc
trưng của một ban nhạc biết làm việc theo nhóm trong khi Beatles lại hội tụ
cả 8 ưu điểm trên. Điểm khác biệt thực ra chỉ là thế mà thôi.