Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BTL tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.53 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
MƠN HỌC : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài :
Luận điểm Hồ Chí Minh : “ Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh
phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối
với Việt Nam ngày nay.

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hồng Sơn
Họ và tên : Hoàng Thị Trang Nhung
Mã sinh viên : 11203017
Lớp học phần : Tư tưởng Hồ Chí Minh (122)_37
Lớp chuyên ngành: Luật Kinh tế 62B

Hà Nội, tháng 9 năm 2022
1


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
II. NỘI DUNG.............................................................................................................. 4
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Độc lập” và “ Hạnh phúc của nhân dân”............4
1.1.Độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là tiền đề của hạnh
phúc, tự do.............................................................................................................4
1.2. Hạnh phúc, tự do là giá trị của độc lập dân tộc.............................................6
2. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay:.............................................9
2.1. Cơ sử lý luận và thực tiền để Hồ Chí Minh lựa chọn con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam :.............................................................................................10


2.2 Liên hệ quá trình xây dựng CNXH hôm nay:...............................................11
3. Trách nhiệm của công dân Việt Nam để duy trì nền độc lập, tự do, hạnh phúc
dân tộc..................................................................................................................... 12
III. KẾT LUẬN..........................................................................................................14
*Tài liệu tham khảo....................................................................................................14

2


I. MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, mang trong mình truyền thống yêu
nước của dân tộc, tiếp thu, kế thừa, phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” cũng như bài học lấy “Dân làm gốc”
của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặc biệt coi trọng sức mạnh của Nhân dân.
Sinh thời, Người khẳng định: “Trong bầu trời khơng gì q bằng Nhân dân”, “Trong
thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của Nhân dân”, “Dân là gốc của một
nước, nước lấy dân làm gốc”, “Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền
Nhân dân”. Nhân dân, trong tư tưởng của Người không phải chỉ là lực lượng của cách
mạng mà đã trở thành đối tượng để ngợi ca, thành đối tượng mà Đảng, Nhà nước phải
có trách nhiệm chăm lo mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần. Hồ Chí Minh cho rằng
tự do, hạnh phúc là thước đo giá trị của độc lập dân tộc, vì vậy, phải thực hiện làm cho
dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Và,
“Nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì”.
Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh,
Người luôn đặt nhân dân lên hàng đầu và độc lập của nhân dân phải được gắn liền với
tự do, cơm no, áo ấm, như Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tơi chỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Em xin được phân tích luận điểm “Nước được độc lập mà dân khơng được
hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng khơng có nghĩa lý gì” trong tư tưởng Hồ Chí

Minh và thực tiễn Việt Nam hiện nay để có thể thấy rõ được quan điểm của Người về
độc lập dân tộc.

3


II. NỘI DUNG
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Độc lập” và “ Hạnh phúc của nhân dân”.
Cách mạng tháng Tám thành cơng đưa dân tộc ta thốt khỏi xiềng xích nơ lệ hơn 80
năm của thực dân Pháp. Những đêm dài lầm than, tủi nhục đã khép lại, mở ra con
đường mới rạng ngời ánh hào quang, nhưng đây mới là bước khởi đầu cho một kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nếu nước nhà độc lập rồi
mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì, như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.
Đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là mục tiêu phấn đấu, xuyên
suốt và nhất quán trong tư tưởng, đồng thời được thể hiện rõ trong mọi thời điểm và
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của nhân
dân trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Với Người, quyền độc lập dân tộc là thiêng liêng, nhưng phải hướng tới quyền
tự do, sung sướng, hạnh phúc cho nhân dân, cho mỗi con người. Quyền dân tộc là độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; là con đường tự chủ phát triển đất
nước giàu mạnh “sánh vai với các cường quốc năm châu”, tiến lên chủ nghĩa xã hội; là
quyền được sống trong hịa bình, dân chủ, tự do, thân thiện và làm bạn với tất cả các
quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền sống khơng chỉ
là được tồn tại, mà cịn là quyền làm người. Quyền con người khơng chỉ là có cái ăn,
cái mặc, đi lại tự do... mà còn là những giá trị cao hơn như: quyền được sống trong
danh dự, con người được đối xử cơng bằng, có đời sống hạnh phúc. Ở Hồ Chí Minh,
quyền dân tộc và quyền con người là thống nhất trong cả nhận thức và hành động,
trong quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật mà Người mong muốn thực hiện.

1.1.Độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là tiền đề của hạnh phúc, tự
do.
Năm 1911, khi Việt Nam đã hoàn toàn trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, nước
mất độc lập, dân nơ lệ, Hồ Chí Minh khơng hồn tồn tán thành con đường cứu nước
của các bậc tiền bối, quyết tâm đi ra nước ngồi tìm con đường cứu nước mới. Suy
4


nghĩ lớn nhất, duy nhất của Người lúc đó là giải phóng đồng bào, tức là lật đổ, xóa bỏ
ách áp bức, bóc lột của bọn thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc.
Trong khoảng bảy năm từ năm 1911 đến trước khi Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917 thắng lợi, Hồ Chí Minh tìm hiểu, nghiên cứu, khảo nghiệm các cuộc cách mạng
trên thế giới để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Ngay sau thắng lợi
của Cách mạng Tháng Mười Nga, tuy chưa có được nhận thức lý tính, nhưng cảm tính
cho Hồ Chí Minh thấy rằng chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga thì
mới giành được độc lập dân tộc. Người nhiệt thành ủng hộ và tuyên truyền cho cuộc
Cách mạng Tháng Mười.
Một thời gian ngắn sau Cách mạng Tháng Mười, được ánh sáng của Quốc tế Cộng sản
soi rọi, đặc biệt là Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, đã giải đáp
trăn trở của Người về vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa, giải phóng dân tộc Việt
Nam. Hồ Chí Minh quyết tâm thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập
dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười, con đường cách mạng vô sản. Trên
diễn đàn Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp (12-1920), Hồ Chí Minh
đã yêu cầu Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa.
Năm 1923, Hồ Chí Minh viết: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại
cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái,
đồn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hịa
bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hịa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên
giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người
lao động trên thế giới hiểu nhau và u thương nhau”

Hồ Chí Minh khơng bao giờ chấp nhận độc lập dân tộc dưới chế độ quân chủ chuyên
chế, càng không chấp nhận chế dộ thực dân khơng kém phần chun chế. Bởi vì, đó là
chế độ mà người dân bị đầu độc về tinh thần lẫn về thể xác, bị bịt mồm và bị giam
hãm. Phát biểu tại Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp, Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng
thực dân Pháp đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó chúng tơi
khơng những bị áp bức bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc bằng
thuốc phiện và rượu một cách thê thảm. Đó là một chế độ tàn bạo mà bọn ăn cướp đã
gây ra ở Đông Dương. Nhà tù nhiều hơn trường học và lúc nào cũng chật ních người.
5


Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và đôi khi bị
giết mà không cần xét xử... Với một nền “công lý” ở Đông Dương như vậy, một sự
phân biệt đối xử khơng có những bảo đảm về quyền con người như vậy, một kiểu sống
nơ lệ như vậy, thì sẽ khơng có gì hết.
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh ý thức rất rõ khơng có độc lập là sống kiếp ngựa trâu, thì
“chết tự do cịn hơn sống nơ lệ”. Vì vậy, Người nung nấu và truyền quyết tâm cho tồn
Đảng, tồn dân, tồn qn là “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành
kỳ được độc lập cho dân tộc”.
Độc lập dân tộc không phải là điều mới mẻ trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Nhưng độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh lại hồn tồn mới, vì đó là một kiểu
độc lập dân tộc được nâng lên một trình độ mới, một chất mới. Người không chấp
nhận độc lập dân tộc theo con đường phong kiến, tư sản, độc lập kiểu Cách mạng Mỹ
năm 1776, hay độc lập giả hiệu, bánh vẽ. Người chọn kiểu độc lập dân tộc theo con
đường cách mạng vơ sản, đó là kiểu độc lập dân tộc làm tiền đề và phải đi tới hạnh
phúc, tự do.
1.2. Hạnh phúc, tự do là giá trị của độc lập dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện nước thuộc địa như Việt Nam thì trước hết phải
đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhưng nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh
phúc tự do thì đó vẫn là độc lập kiểu cũ, và vì vậy độc lập đó cũng chẳng có nghĩa lý

gì.
Với Hồ Chí Minh, nước có độc lập rồi thì dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do, vì
hạnh phúc tự do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc. Muốn có hạnh phúc, tự do thì
độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh chỉ có trong chế
độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của
mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình, chăm lo cho con người và
con người có điều kiện phát triển tồn diện. Khi Hồ Chí Minh xác định giành độc lập
theo con đường cách mạng vô sản tức là đã khẳng định độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa
xã hội.
6


Chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh không phải là câu trả lời cho
mong muốn chủ quan của con người theo quan niệm duy tâm, không tưởng, mà là câu
trả lời cho một sự vận động lịch sử hiện thực theo khái niệm duy vật phê phán. Chủ
nghĩa xã hội là một vấn đề hiện thực, xuất phát từ thực tiễn khách quan, từ hiện thực
vận động của lịch sử, từ đặc điểm Việt Nam, một nước vốn là thuộc địa, nông nghiệp
lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội trong quan điểm Hồ Chí Minh
khơng thể suy nghĩ chủ quan, giáo điều, nóng vội, duy ý chí mà phải dựa trên cơ sở
thực tiễn nước ta, đặc điểm thế giới và xu thế của thời đại. Độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội là cống hiến quý giá nhất của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam.
Đó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên suốt đường lối và thực
tiễn cách mạng Việt Nam.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho nhân dân lao động
thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no và sống một
đời hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc
hậu. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội
bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì
hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, khơng làm khơng hưởng. Hạnh phúc, tự do theo

quan điểm Hồ Chí Minh là người dân phải được hưởng đầy đủ đời sống vật chất và
tinh thần do chủ nghĩa xã hội đem lại. Đời sống vật chất là trên cơ sở một nền kinh tế
cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành. Người dân từ chỗ có ăn, có mặc, có chỗ ở đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống
sung túc, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm.
Chỉ có tăng trưởng kinh tế, thu nhập cao “ăn ngon, mặc đẹp” chưa thể gọi là chủ nghĩa
xã hội. Chủ nghĩa xã hội là cùng với việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, là
phải không ngừng nâng cao đời sống tinh thần. Trong điều kiện nước ta, nhiều khi đời
sống tinh thần, văn hóa phải đi trước “soi đường cho quốc dân đi; văn hóa lãnh đạo
quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”. Trả lời câu hỏi của phóng viên báo
L’Humanité về nhân tố nào biến nước Việt Nam lạc hậu thành một nước tiên tiến, Hồ
Chí Minh trả lời: “Có lẽ cần phải để lên hàng đầu những cố gắng của chúng tơi nhằm
phát triển văn hóa. Chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm nhân dân chúng tơi trong vịng ngu
7


muội để chúng dễ áp bức. Nền văn hóa nảy nở hiện thời là điều kiện cho nhân dân
chúng tôi tiến bộ”. Từ rất sớm, ngay khi còn phải tập trung vào nhiệm vụ hàng đầu là
giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhìn thấu ý nghĩa và sức mạnh của văn hóa,
của đời sống tinh thần. Người cho rằng, con người cần phải có đời sống văn hóa tinh
thần vì đó là lẽ sinh tồn và mục đích cuộc sóng chúng ta. Sau này, trong kháng chiến
ác liệt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “khơng sợ thiếu, chỉ sợ khơng cơng bằng; khơng sợ
nghèo chỉ sợ lịng dân khơng n”.
Trong đời sống tinh thần thì hàng đầu là phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bởi vì
chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy, đó là cơng trình tập thể
của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Trong điều kiện đó, chỉ có phát
huy quyền làm chủ của nhân dân thì mới có sáng kiến và động lực. Nhiều lần Hồ Chí
Minh khẳng định “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong
bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân
công làm đầy tớ cho dân”. Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ và để dân làm chủ. Theo

quan điểm Hồ Chí Minh, dân chủ là giá trị lớn nhất mà cách mạng do Đảng lãnh đạo
đem lại cho người dân. Vì vậy, dân chủ trong chế độ dân chủ nhân dân đến chế độ xã
hội chủ nghĩa, vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng.
Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt giải phóng
con người khỏi mọi áp bức, bóc lột đem lại cho con người hạnh phúc, tự do. Vì vậy Hồ
Chí Minh rất coi trọng vai trị của tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống. Văn hóa nói
chung, trong chủ nghĩa xã hội nói riêng khơng dừng lại ở trình độ học vấn, ở bề nổi
“cờ, đèn, kèn, trống” mà đó là “chất người”, “trình độ người” trong các mối quan hệ
giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với thiên nhiên. Văn
hóa là lối sống, là quyền con người, là cái chân, thiện, mỹ giữa người với người.
Thống nhất với cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh rất chú trọng
sức phát triển sản xuất, chú trọng chế độ sở hữu coi đó là những nhân tố quyết định
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều đặc biệt mang sắc thái Hồ Chí Minh, đó là
Người chú trọng tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo phương diện đạo đức. Con người có
hạnh phúc trong chế độ xã hội chủ nghĩa phải là những con người được giáo dục và có
đạo đức. Chế độ xã hội chủ nghĩa mang lại hạnh phúc cho con người phải là chế độ xa
lạ với chủ nghĩa cá nhân, với những gì phản văn hóa và đạo đức. Hồ Chí Minh chỉ rõ
8


chủ nghĩa cá nhân là trái với đạo đức cách mạng, là trở lực trên con đường xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi
của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
2. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay:
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiển đi lên CNXH ở nước ta giai đoạn hiện
nay, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:
Trước tình hình hiện nay, mặc dù CNXH đang ở vào giai đoạn thoái trào tuy nhiên
CNXH vẫn là sự phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người và sự lựa chọn đi theo
con đường XHCN của Hồ Chí Minh và nhân dân là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn.
Đất nước đang đứng trước những thử thách lớn lao của thời đại,hoàn cảnh lịch sử đòi

hỏi Đảng và Nhà nước ta phải kiên định con đường mục tiêu của mình và phải lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động.
Ngày nay, để giữ vững độc lập dân tộc trong xây dựng CNXH giai đoạn hiện nay là
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững định hướng XHCN, tự chủ về kinh tế và giữ gìn
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Nhân tổ quyết dịnh và đàm bảo cho sự phát triên đất
nước đùng định hướng đó là tăng cường vai trị lãnh đạo của Đảng, sự quản lý hiệu
quá của Nhà nước, sự đoàn kết thống nhất của các tổ chức chinh trị và đội ngũ cán bộ
Đảng viên. Với sự soi đường của tư tưởng HCM, Đáng đã xác định cụ thể những bước
đi như sau:
Xây dụng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biển đổi về chất
của xã hội trên tât cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khỏ khần, phức tạp, cho nên phải
trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức
kinh tế, xã hội có tinh chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự
đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ...".
Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường. có sự quán lý

9


của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghỉa; đó chính là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN thực
sự là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới của chúng ta hiện nay.
Trong tổ chức và hành động của mỗi cán bộ, Đảng viên, chỉ có bằng hiệu qua thực tế
trong đổi mới kinh tế và chính trị, đem lại sự cải thiện vật chất và tỉnh thần cho nhân
dân, chúng ta mới củng cố được trong quần chúng niềm tin mà Hồ Chí Minh đã khằng
định :" con đường tiến tới của CNXH của các dân tộc là con đường chung của thời đại,
của lịch sử, không ai ngăn cản nổi”

2.1. Cơ sử lý luận và thực tiền để Hồ Chí Minh lựa chọn con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam :
Đây là sự lựa chọn phủ hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử. Nghĩa là CNXH, CNCS
tất yếu sẽ thay thể CNTB, cũng như CNTB đã từng thay thế các CN phong kiến - nơ
lệ. Bởi lẽ hình thái Kinh tế-Xã hội và chế độ chính trị ra đời sau bao giờ cũng tiến bộ
và hồn thiện hơn hình thái Kinh tế-Xã hội và chế độ chính trị trước đó, do đó, nó sẽ
phủ định đối với các xã hội trước nó.
Chọn lựa con đường lên CNXH khơng qua chế độ TBCN là sụ lựa chọn có cơ sở hiện
thực đầy sức thuyết phục. Đó cũng là sự lựa chọn phủ hợp với nguyện vọng cơ bản và
lâu dài của nhân dân ta, một đất nước đã từng chịu hàng ngàn năm dưới chế độ phong
kiến lạc hậu và cả trăm năm dưới các chế độ đế quốc phátxit, thực dân cũ và mới.
Về chính trị: Xây dựng chế độ chính trị dân chủ và nhà nước của dân, do dân và vi
dân; tiếp tục sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người và tạo điều kiện cho
con người phát triển toàn diện. HCM chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi
ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách
nhiệm của dân...”,
Về kinh tế: Phấn đấu xây dựng nền kinh tế XHCN có nền nơng nghiệp, cơng nghiệp
hiện đại có khoa học kĩ thuật tiên tiến. HCM nói: “Tơi chi có một sự ham muốn, ham

10


muốn tột bực, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do,đồng bảo ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Về văn hóa : CNXH gắn liền với văn hóa và là giai đoạn phát triển cao hơn CNTB về
mặt giải phóng con người, trước hết khỏi mọi áp bức bóc lột. Nền văn hóa mà Đảng ta
và Hồ Chí Minh chú trương xây dựng là một nền văn hỏa “lấy hạnh phúc của đồng
bào, của dân tộc làm cơ sở”. Nói cách khác, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
Về xã hội : Xã hội mà chúng ta đang xây dựng là một xã hội công bằng, dân chủ, có
quan hệ tốt đẹp giữa người với người; các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện;

đạo đức, lối sống xã hội phát triển lành mạnh.
Ta đã nhận thấy mục tiêu bao trùm của CNXH là xây dựng một xã hội tốt dẹp vì hạnh
phúc con người và con người cũng chính là động lực để xây dựng thành cơng CNXH.
2.2 Liên hệ q trình xây dựng CNXH hôm nay:
Vận dụng, liên hệ thực tiển: Trong q trình vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về
quá độ đi lên CNXH ở nước ta, Đáng ta đã có những sai lầm, khuyết điểm; có những
sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật
khách quan; từ đó dẫn đến đất nước lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Đảng ta
nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đối mới để tiếp tục đưa sự nghiệp
Cách mạng tiến lên,khoa học và công nghệ, kinh tế trị thức và q trình tồn cầu hố
diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đển sự phát triển của nhiều nước.
Thứ nhất, trong quá trình đổi mới, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH,
nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nền tảng CN
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do đó cần phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, khơi đậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh, để
thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ ba. đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.

11


Thứ tư, xây dụng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu
tranh chống quan liếu, tham nhũng.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng XHCN, trong cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện mục tiêu trên chúng ta
phải thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri
thức và bảo vệ tài nguyên môi trưởng; Hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN; Ba là, xây dụng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc đân tộc; xây dựng con

người, nâng cao đời sông nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bốn là, bảo
đầm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Năm là, thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triên, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế; Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại
đoàn kết toàn dàn tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; Bảy là, xây
dụng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Tám là,
xây dựng đăng trong sạch vững mạnh.
3. Trách nhiệm của công dân Việt Nam để duy trì nền độc lập, tự do, hạnh phúc
dân tộc.
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hịa bình đã là một sự may mắn, chính vì
vậy mỗi cơng dân cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà, giữ vững nền
độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc. Trước hết, là một công dân, mà nịng cốt là thế
hệ trẻ, cần khơng ngừng nỗ lực và rèn luyện để dựng xây Tổ quốc. Thế hệ trẻ là mầm
non tương lai của đất nước, là những người đóng vai trị quan trọng trong việc đưa đất
nước phát triển sau này, vậy nên việc học tập tốt và tu dưỡng đạo đức, tác phong là
một điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, là một cơng dân, cần biết yêu thương, sẻ chia
với những người xung quanh. Một đất nước, một xã hội chỉ thực sự phát triển và hạnh
phúc khi những hạt nhân trong xã hội biết u thương, đồn kết, gắn bó với nhau vượt
qua bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Giống như khi xưa, thế hệ ơng cha ta đã khơng
tiếc thân mình, đổ mồ hôi và xương máu để đem lại nền độc lập, tự do và hạnh phúc
cho dân tộc như ngày hơm nay. Ngồi ra, là một cơng dân, con người ta cần biết tự hào
và phát huy truyền thống của dân tộc. Hãy tự hào về những giá trị văn hóa, tinh thần
12


của đất nước và phát huy, giữ gìn cũng như phát triển chúng, mang những nét cổ
truyền ấy đi xa hơn trên thế giới này, để bạn bè khắp năm châu.
Bản thân sinh viên chúng em đang ngồi trên ghế nhà trường xác định vai trị quan
trọng nhất là khơng ngừng học tập, rèn luyện, noi theo tấm gương sáng Hồ Chí Minh.
Chúng em ln cố gắng phát huy tinh thần tự hào dân tộc, sẵn sàng tuyên truyền về

lòng u nước, đồn kết dân tộc và ln cảm thấy bản thân phải cổ gắng để xứng đáng
được sống trong một nền độc lập, tự do, hạnh phúc mà ông cha ta đã đổ bao xương
máu để giành được.

13


III. KẾT LUẬN
Có thể thấy được, luận điểm Hồ Chí Minh : “ Nước độc lập mà người dân
không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” cho đến
giờ vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới của chúng ta hiện
nay. Độc lập đi liền với tự do. Độc lập dân tộc đi liền với tự do của người dân. Tự do
là một tài sản quý giá và vĩnh hằng của con người, có thể coi đó cũng là một quyền tự
nhiên của con người. Chính trong tun ngơn độc lập của mình, Người đã tiếp thu tư
tưởng của các nhà lập quốc Hoa Kỳ để từ những quyền cơ bản của con người, trong đó
có quyền tự do suy rộng ra quyền của một dân tộc. Có lẽ Người đã mở rộng tư tưởng
bác ái thành hạnh phúc. Bác ái là tình thương, lịng u mến con người rộng khắp, bao
trùm. Hạnh phúc là tình thương được cụ thể hóa thành “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành”.
Suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh ln mưu cầu cuộc sống tốt đẹp cho mỗi người, quyền có
cuộc sống ấm no, được học hành, được chăm sóc sức khỏe, trẻ em được ni dưỡng,
chăm sóc, người già, người nghèo, người tàn tật được giúp đỡ. Các quyền con người
về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội được chú trọng và hồn thiện. Ở Bác, quyền
dân tộc và quyền con người là thống nhất trong cả nhận thức và hành động, trong quan
điểm, đường lối, chính sách và pháp luật mà Người mong muốn thực hiện. Khơng có
độc lập chân chính, bền vững thì khơng thể thực hiện được quyền con người và thực
hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản, thiết thực của con người.
*Tài liệu tham khảo







Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2019
Slide Bài giảng 03_ TS. Nguyễn Hồng Sơn_ Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Hồ Chí Minh tồn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Hồ Chí Minh tồn tập, Nhà xuất bản Sự thật.
Sách: “Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với dân chủ và hạnh phúc của nhân dân trong



tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh”_ TS Nguyễn Văn Nguyên
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: “ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc: Triết lý Hồ Chí
Minh về phát triển xã hội Việt Nam” - PGS, TS. Bùi Đình Phong

14



×