Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) CHUYÊN đề 1 hãy lấy ví dụ chứng minh vai trò phương pháp luận triết học đối với nghiên cứu khoa học pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.42 KB, 16 trang )

Page|1

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: TRIẾT HỌC
ĐỀ BÀI CHUYÊN ĐỀ 1
“Hãy lấy ví dụ chứng minh vai trò phương pháp luận
triết học đối với nghiên cứu khoa học pháp lý”

NHÓM TRƯỞNG
MSSV
LỚP
NHÓM

HÀ NỘI - 2022


Page|2


Page|3

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
II. NỘI DUNG...........................................................................................................1
1.Khái niệm :..........................................................................................................1
a.Triết học là gì ?.................................................................................................1
b.Phương pháp luận là gì ?..................................................................................2
c.Khoa học pháp lý là gì ?...................................................................................2


2.Vai trị của phương pháp luận triết học với nghiên cứu khoa học pháp lý..........2
a. Phương pháp luận triết học là cơ sở hình thành các học thuyết pháp lý............3
b. Phương pháp luận triết học góp phần nghiên cứu và củng cố mối quan hệ biện
chứng giữa pháp luật với đạo đức, dân chủ và tự do............................................. 4
c. Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa Nhà nước và pháp luật....................7
d. Nghiên cứu mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và quyền con người.......9
e. Phương pháp luận triết học giúp việc nghiên cứu khoa học pháp lý được thực
hiện chính xác, có cơ sở khoa học và tránh những ảnh hưởng chủ quan bởi thế
giới duy tâm, tôn giáo, phản khoa học khác........................................................ 10
III. KẾT LUẬN.......................................................................................................10
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................11


Page|4

I. MỞ ĐẦU
Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới
và vị trí của con người trong thế giới đó , có tính khái qt và tính trừu tượng cao.
Mà mục đích của mọi nghiên cứu khoa học đều là tìm ra được bản chất, quy luật
vận động của sự vật, hiện tượng. Với ý nghĩa đó, triết học đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học pháp lý
nói riêng . Để cụ thể hóa vai trị đó, nhóm 2 xin phép lựa chọn nội dung: “Hãy lấy
ví dụ chứng minh vai trò phương pháp luận triết học đối với nghiên cứu khoa
học pháp lý” làm đề tài cho bài tiểu luận chuyên đề 1 của mình.

II. NỘI DUNG
1.Khái niệm :
a.Triết học là gì ?
Có nhiều cách quan niệm khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những
nội dung cơ bản giống nhau. Triết học tìm ra những quy luật chung nhất chi phối

sự vận động của thế giới nói chung, của xã hội loài người, của con người trong
cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng các
lý luận, học thuyết, lý thuyết... Cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ
đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của
con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội và với tư cách là
một khoa học.
“ Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới,
về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó” ( Trích Giáo trình
Triết học, xuất bản năm 2007, trang 8).
b.Phương pháp luận là gì ?
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm chỉ
đạo việc tìm tịi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.
Phương pháp luận triết học là những quan điểm, nguyên tắc chung nhất, là
xuất phát điểm cho việc xác định các phương pháp luận bộ môn, các phương pháp
luận chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của hoạt động nhận thức và thực
tiễn. Các hình thức phương pháp luận trên hợp thành một hệ thống , khoa học về
phương pháp chỉ đạo nhằm xác định, lựa chọn và xây dựng các phương pháp cụ
thể đúng đắn và khoa học.


Page|5

c.Khoa học pháp lý là gì ?
Khoa học pháp lý là tổng thể tri thức được tích lũy có hệ thống về nội dung,
bản chất, phương pháp luận nghiên cứu bộ máy, khái niệm pháp lý, các nguyên lí,
tính quy luật của các hiện tượng pháp luật, đời sống pháp luật của xã hội có giai
cấp.
Việt Nam, khoa học pháp lý đóng vai trị quan trọng trong việc góp phần
đảm bảo tính đúng đắn của hệ thống pháp luật, tạo phương pháp luận cho việc xây
dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cũng như cho việc áp dụng thống nhất

pháp luật theo đúng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực đối
với việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.


2.Vai trò của phương pháp luận triết học với nghiên cứu khoa học pháp

Triết học với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới
và vai trị của con người trong thế giới đó, là khoa học nghiên cứu những quy luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học thực hiện chức năng phương
pháp luận chung nhất cùng với chức năng thế giới quan. Mỗi quan điểm lý luận
của triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp.
Phương pháp luận triết học là phương pháp luận chung nhất (phổ biến) , được dùng
làm điểm xuất phát cho việc xác định các phương pháp luận chung, các phương
pháp luận ngành và các phương pháp hoạt động khác của con người. Phương
pháp luận triết học có vai trị chỉ đạo phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học, trong đó có ngành khoa học pháp lý.
Phương pháp luận của khoa học pháp lý là gì?
Phương pháp luận của khoa học pháp lý là hệ thống các quan điểm, nguyên
tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như xác định
phạm vi, khả năng áp dụng phương pháp hợp lý, có hiệu quả tối đa khi nghiên cứu
nội dung, bản chất của các chế định pháp luật, các khái niệm, các quy luật và thuộc
tính quy luật của những hiện tượng pháp luật trong đời sống xã hội.
Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý là gì?
Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý có thể hiểu đó là những phương
pháp nghiên cứu khoa học được vận dụng vào hoạt động nghiên cứu khoa học
pháp lý. Nói cách khác, đó chính là cách thức tiến hành các công việc nghiên cứu


Page|6


mà người làm công tác nghiên cứu cần phải thực hiện để thu thập được những bằng
chứng, dữ liệu.
Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý thường được chia thành hai nhóm
phương pháp: phương pháp định tính và phương pháp định lượng rồi từ đó mới
phân chia thành các phương pháp nhỏ lẻ, cụ thể hơn. Mà bản chất phương pháp
định tính và phương pháp định lượng lại xuất phát từ phương pháp luận của triết
học.
a. Phương pháp luận triết học là cơ sở hình thành các học thuyết pháp lý
Trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng đường lối
chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, các học thuyết pháp lí ở nước ta cũng được
hình thành. Học thuyết pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến thực tiễn nhà nước và
pháp luật. Giới cầm quyền chịu ảnh hưởng của những học thuyết pháp lí nhất định
và từ đó hình thành trước những ý niệm về một nhà nước và hệ thống pháp luật cần
phải có. Học thuyết pháp lí khơng chỉ ảnh hưởng đến việc hình thành một hệ thống
pháp luật cụ thể về cơ cấu, về mục đích, nguyên tắc, phương thức điều chỉnh... mà
còn đem lại những hiểu biết chung, những quan niệm về các giá trị của công bằng,
dân chủ... từ đó mà ảnh hưởng đến các quyết định lập pháp, những phán quyết của
cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật. Xu hướng hiện nay của khoa
học pháp lí Việt Nam là vận dụng học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối của Đảng, tiếp thu các giá trị chung của nền văn minh nhân loại đồng
thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Học thuyết pháp lí khơng phải là sản phẩm chỉ có ý nghĩa kinh viện, nó có
ảnh hưởng rất lớn đến thực tiễn nhà nước và pháp luật. Giới quyền lực bao giờ
cũng chịu ảnh hưởng của những quan niệm học thuyết pháp lí nhất định và từ đó
hình thành trước những ý niệm về một nhà nước và hệ thống pháp luật cần phải có.
Thực tế cũng đã chứng minh rằng khơng có hệ thống pháp luật nước nào có thể
đầy đủ hoàn toàn để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội cần được điều chỉnh. Học
thuyết pháp lí khơng chỉ ảnh hưởng đến việc hình thành một hệ thống pháp luật cụ
thể về cơ cấu, về mục đích, nguyên tắc, phương thức điều chỉnh... mà còn đem lại
những hiểu biết chung, những quan niệm về các giá trị của công bằng, dân chủ,

tiến bộ... từ đó mà ảnh hưởng đến các quyết định lập pháp, những phán quyết của
cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật.


Page|7

Trong lĩnh vực luật hiến pháp, tư duy triết học là cơ sở khoa học cho các
nguyên tắc và quy tắc hiến pháp. Nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức
quyền lực nhà nước cũng vậy, tiếp cận triết học sẽ cho phép nhận thức đúng bản
chất và từ đó mới có sự áp dụng đúng đắn trên thực tiễn nguyên tắc phân chia
quyền lực. Phải nhận thức vấn đề phân chia quyền lực - sự thống nhất của các mặt
đối lập, thống nhất là tuyệt đối, độc lập, phân chia là tương đối trong thể thống
nhất về quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước về bản chất là thống nhất. Những
sự kiện trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua như: một quốc gia hai chế độ, sự
thành lập và củng cố các liên minh nhà nước, quốc hội, hiến pháp chung của các
thiết chế này v.v... đã làm tăng thêm tính đa dạng trong đời sống chính trị - pháp lý
tồn cầu . Nhưng điều này cần phải được giải thích dưới góc nhìn của phương pháp
luận triết học.
b. Phương pháp luận triết học góp phần nghiên cứu và củng cố mối quan
hệ biện chứng giữa pháp luật với đạo đức, dân chủ và tự do.
Trong khoa học pháp lý, khi nghiên cứu để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bên
cạnh việc áp dụng phương pháp luận chuyên ngành còn phải sử dụng đồng thời các
phương pháp luận của triết học, như phương pháp biện chứng, phương pháp siêu
hình,…để có thể đánh giá, nhận định một cách chính xác nhất về bản chất của các
chế định pháp luật trong sự tương quan đối với các lĩnh vực khác như đạo đức, tôn
giáo,dân chủ và tự do.
Trong điều kiện Nhà nước pháp quyền dân chủ, các vấn đề chi phối sự quan
tâm của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia là tương quan giữa đạo đức, pháp luật,
dân chủ và tự do. Những vấn đề này cũng đã được thể chế hoá trong pháp luật. Ví
dụ như, trong triết học, tự do là khái niệm để mơ tả tình trạng khi cá nhân khơng

chịu sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện
vọng của chính mình. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tự do là mục đích tiếp theo,
mục đích chính của độc lập. Độc lập là để có tự do. Độc lập, bản thân nó là sự tự
do cho một dân tộc; đồng thời phải đem lại tự do cho nhân dân, cho từng người.
Hồ Chí Minh đã từng nói, nếu nước độc lập mà dân khơng được tự do, hạnh phúc
thì độc lập cũng chưa có ý nghĩa gì. Khi lập nước, Người đã đưa các thành tố “dân
chủ” và “tự do” vào tên gọi của nước Việt Nam mới. Ở Việt Nam, từ khi thành lập
cho đến nay, Nhà nước luôn luôn tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân và
coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng pháp luật của Nhà nước. Nhà nước
ta đã ghi nhận các quyền tự do cơ bản của công dân trong Hiến pháp và pháp


Page|8

luật. Các quyền con người, quyền tự do của công dân Việt Nam do pháp luật quy
định gồm có: Quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền có nơi ở hợp pháp, quyền
,tự do cư trú, tự do kinh doanh, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngơn luận và
báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình,tự do nghiên cứu, sáng tác, tự
do lựa chọn nghề nghiệp mưu sinh, tự do hôn nhân…
Tuy nhiên , tự do có tính tương đối. Trên thực tế khơng bao giờ có quyền tự
do tuyệt đối cả, mà nó cịn bị giới hạn bởi các yếu tố như luật pháp, phong tục tập
quán, đạo đức xã hội. Ví dụ như : Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy
định trong Hiến pháp năm 2013 “Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định” và nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí, Luật An ninh
mạng.
Tuy nhiên, cũng như các quyền khác của công dân, việc thực hiện quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí phải trong khn khổ pháp luật quy định. Theo đó, khi
thực hiện quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, cơng dân phải tn thủ các quy
định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh

hưởng đến quyền và lợi ích của người khác.
Như vậy ,quyền phải đi liền với trách nhiệm, con người muốn tự do phải hiểu
rõ nghĩa vụ, bổn phận của mình trước pháp luật, trước xã hội, mình được làm gì, và
khơng được làm gì, quyền tự do ngơn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ như
vậy.
Và cũng phải khẳng định rằng , pháp luật là cơng cụ cơ bản quyết định việc
giữ gìn và mở rộng tự do cá nhân, đồng thời bảo đảm cho cá nhân tránh khỏi sự tuỳ
tiện và ý chí độc đốn của những người cầm quyền. Các nhà tư tưởng lỗi lạc của
nhân loại đã lý giải và xây dựng những đề án về tự do: "Tự do được thừa nhận về
mặt pháp lý tồn tại trong nhà nước dưới hình thức pháp luật. Luật pháp là những
tiêu chuẩn khẳng định tích cực, rõ ràng, phổ biến trong đó tự do có được sự tồn tại
khơng phụ thuộc vào sự tuỳ tiện của cá nhân riêng lẻ. Bộ luật là kinh thánh tự do
của nhân dân". Từ J.Lôcke đến Montesquieu với tác phẩm bất hủ vượt thời gian
"Tinh thần pháp luật", đã xây dựng lí thuyết phân chia quyền lực và khẳng định, ở
đâu khơng có pháp luật thì cũng khơng có tự do.
Giống như pháp luật với tự do , dân chủ , đạo đức và pháp luật không thay thế
nhau và loại trừ nhau mà luôn tồn tại trong một thể thống nhất. Pháp luật hay đạo
đức cũng đều phải giải quyết vấn đề lợi ích, vấn đề tương quan giữa quyền và
nghĩa vụ, sự tôn trọng và bảo đảm, bảo vệ, tôn vinh các giá trị, các quyền con


Page|9

người. Đây là những điều kiện thiết yếu để thực hành đạo đức, dân chủ, tự do và
pháp luật. Có thể thấy đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của
pháp luật. Các cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp
khơng phải vì họ hiểu các quy định của pháp luật mà có thể do xuất phát từ các quy
tắc của đạo đức. Nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi các chuẩn mực đạo đức được nhà
nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật. Đồng thời, pháp luật không
chỉ là sự ghi nhận các chuẩn mực đạo đức, mà cịn là cơng cụ phương tiện bảo vệ

chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu bằng các biện pháp, chế tài cụ thể. Pháp
luật có vai trị to lớn trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển các quy tắc đạo đức
phù hợp, tiến bộ trong xã hội.
Pháp luật tác động đến đạo đức thể hiện rất rõ qua nhiều khía cạnh. Ví dụ theo
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015: “Mục đích và nội
dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội”. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho
phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn
mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được mọi người
thừa nhận và tơn trọng.
Hay trong Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 theo quy định tại điều 8 thì điều
kiện kết hôn như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau
đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết
định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.
Pháp luật đã bỏ các chuẩn mực đạo đức lỗi thời, loại bỏ tư tưởng cha mẹ đặt
đâu con ngồi đó, tảo hơn, kết hơn sớm…
Như vậy , từ mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức cho thấy đạo đức và
pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau . Một xã hội có nền tảng đạo đức tốt
sẽ là cơ sở để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác. Mặt khác, pháp
luật nghiêm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc giữ gìn, phát triển nền đạo đức xã hội tốt
đẹp.Đây cũng là 1 khái niệm rút ra từ phương pháp luận triết học.


P a g e | 10


c. Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa Nhà nước và pháp luật
Trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật không chỉ
phải quan tâm đến sự thống nhất nội tại, sự cần thiết có nhau của nhà nước và pháp
luật mà còn phải xem xét đến sự khác biệt, sự khơng tương thích, hay những mâu
thuẫn tất yếu của nhà nước và pháp luật. Sự thống nhất bao hàm sự khác biệt,
không đồng nhất, không thay thế nhau và loại trừ nhau, nhà nước và pháp luật luôn
luôn tồn tại trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, bất kỳ một sự thơng nhất nào
cũng khơng có nghĩa là đồng nhất. Đó chính là biện chứng của nhà nước và pháp
luật trong mối quan hệ sinh tồn của chúng.
Sự tác động của nhà nước đến pháp luật thể hiện trước hết là ở việc nhà nước
ban hành, thay đổi, hủy bỏ, hoàn thiện pháp luật , bảo vệ pháp luật khỏi sự vi
phạm, bảo đảm pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống. Pháp luật là sản phẩm trực
tiếp của hoạt động nhà nước. Pháp luật có vai trị điều chỉnh hoạt động nhà nước và
các quan hệ xã hội. Mặt khác, hoạt động của nhà nước về cơ bản là mang tính pháp
lí.
Pháp luật là mục đích tồn tại của nhà nước. Pháp luật là phượng tiện kiểm
soát hoạt động nhà nước, xác định giới hạn cho phép hay khơng cho phép, đảm bảo
sự kiểm sốt đối với nhà nước bằng pháp luật mà quy định cơ cấu tổ chức bên
trong và hoạt động của nhà nước, của các cơ quan nhà nước. Nhờ có pháp luật mà
nhà nước thực hiện được các nhiệm vụ, chức năng, chính sách đối nội và đối ngoại
của mình, xác định chế đội chính trị, kinh tế, xã hội, quy chế pháp lý đối với các cá
nhân. Toàn bộ hoạt động nhà nước đều xuất phát từ chế độ pháp luật, trong các
hình thức pháp luật và các trình tự thủ tục pháp luật.
Pháp luật có vai trị cũng cố hồn thiện nhà nước để thích ứng sự phát triển
khách quan của xã hội. Khơng có chế độ nhà nước nào có thể thiếu pháp luật hay
ngoài pháp luật. Sự hoàn thiện tiến bộ hay lạc hậu, trì trệ của pháp luật sẽ kéo theo
sự hồn thiện hay trì trệ, lạc hậu của nhà nước và ngược lại. Việc đổi mới, hoàn
thiện nhà nước và pháp luật chỉ thực sự có ý nghĩa và hiệu quả khi được tiến hành
song song, đồng bộ trên cơ sở giám sát và tham gia,đánh giá khách quan của toàn
xã hội. Hiệu lực, hiệu quả của nhà nước và pháp luật tác động phụ thuộc lẫn nhau.

Nhà nước và pháp luật Việt Nam cùng ra đời và thống nhất với nhau. Nhà
nước bảo vệ pháp luật thực thi hiệu quả nhất. Nhà nước có một bộ máy cưỡng chế
đặc biệt đảm bảo cho việc thực thi pháp luật được diễn ra như nhà tù,cảnh sát,tòa
án,…


P a g e | 11

Pháp luật lại được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận,vì thế, nhà nước ln
đảm bảo cho pháp luật được thực thi nhanh chóng,hữu hiệu nhất trong cuộc sống.
Pháp luật do nhà nước ban hành,được truyền bá phổ biến bằng con đường chính
thức thơng qua các hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật có khả
năng tác động đến mọi cá nhân,tổ chức trong xã hội,điều chỉnh hầu khắp các lĩnh
vực của đời sống xã hội:kinh tế,giáo dục,văn hóa,..
Khơng chỉ vậy, nhà nước ban hành, thay đổi, hủy bỏ, hoàn thiện pháp luật ,
bảo vệ pháp luật khỏi sự vi phạm, bảo đảm pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống
rất rõ ràng. Trước đơi mơi, Đang va Nha nươc ta có thưc hiên chinh sach ngoai
giao khep kin. Hê thông phap luât cua nươc ta ngăn câm các hoat đông đâu tư cua
tư ban nươc ngoai vào. Tuy nhiên từ khi mở cửa và hội nhập nền kinh tế Nhà nước
đa đăt quan hê ngoai giao vơi hơn 180 quôc gia va vung lanh thô trên thế giới. Đăc
biêt 11/2007 Viêt Nam đa tham gia và trơ thanh thanh viên thư 150 cua tơ chưc
Thương mai Thê giơi (WTO).
Trước tình hình đó pháp luât của Việt Nam đã co nhưng thay đơi đê phu hơp
vơi xu thê chung. Đó là sư thay đôi thê hiên trong cac Luât Đâu tư, Luât Thương
Mai… Đặc biệt, Nha nươc ta đa co nhiêu chinh sach nhăm thu hut nguồn vôn đâu
tư nươc ngoai như tao môi trương đâu tư thông thoang, giam các loại thuế, rút gọn
các thủ tục… Nhưng chinh sach đo đã đươc thê hiên tâp trung trong phap luât Viêt
Nam hiên hanh.
Như vậy , việc đặt nghiên cứu khoa học pháp lý trong mối quan hệ biện
chứng với các yếu tố quy định chúng như: để đánh giá nhà nước và pháp luật là

những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội, thì cần được xem xét trong
mối quan hệ với cơ sở kinh tế - yếu tố quy định nó. Như vậy vai trị của phương
pháp luận triết học trong việc cung cấp quan điểm biện chứng giúp cho việc đặt
nghiên cứu khoa học pháp lý trong các mối liên hệ không thể tách rời như mối
quan hệ giữa quan hệ kinh tế, quan hệ sở hữu đối với nhà nước và pháp luật, hay
các vấn đề quan hệ giữa các giai cấp, các giai tầng và các nhóm xã hội khi tác động
với nhà nước và pháp luật (một trong những đối tượng của nghiên cứu khoa học
pháp lý).
Khi nghiên cứu khoa học pháp lý cần đặt nhà nước và pháp luật trong trạng
thái vận động và phát triển của mơi trường xã hội mà nó tồn tại. Phải từ thực tiễn
thực hiện quyền lực nhà nước, hoạt động sáng tạo pháp luật, bảo vệ và áp dụng
pháp luật của cơ quan nhà nước để hình thành, bổ sung và phát triển hệ thống các
khái niệm, phạm trù lý luận chung. Tính đúng đắn của các lý thuyết khoa học trong


P a g e | 12

nghiên cứu khoa học pháp lý phải được kiểm nghiệm trong đời sống thực tế. Có
thể thấy triết học Mác-Lênin là cơ sở triết học của một thế giới quan khoa học, là
nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc
xuất phát của phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học pháp lý.
d. Nghiên cứu mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và quyền con người Mối
quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và quyền con người cũng là một
trong những vấn đề cơ bản của phương pháp luận triết học. Bởi lẽ, không chỉ đơn
thuần là việc quy định trong pháp luật các quyền con người hay việc thực thi chúng
trong thực tiễn mà còn là vấn đề mang tính nguyên tắc chung hơn ví như vấn đề tự
do đơi với cả hai phía - cá nhân mỗi con người và nhà nước. Giới hạn của quyền
lực nhà nước nhìn từ một phương diện đó chính là quyền con người. Nhưng đến
lượt mình, bản thân quyền con người và sự giới hạn tất yếu của nó cũng là lợi ích
xã hội, lợi ích chung mà pháp luật nhà nước là một trong những cách thức, một

trong những cơng cụ thể chế hố và thực hiện trong đời sông xã hội. Để bảo đảm
chắc chắn quyền con người, cần có một hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội liên quan đến quyền con người.
Thể chế hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người,
Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi
nhận quyền con người, quyền công dân ngay ở Chương II của Hiến pháp, chỉ sau
chương quy định về chế độ chính trị, đã thể hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc
hơn trong việc đề cao quyền tự nhiên của con người; đồng thời, coi con người là
chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Đó là quyền sống,
quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, quyền bình đẳng của mọi người trước
pháp luật, quyền không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo
hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, quyền được đối xử nhân đạo và tơn trọng
nhân phẩm của những người bị Tịa án tước tự do; quyền được xét xử công bằng,
quyền được bồi thường khi bị cơ quan nhà nước và công chức nhà nước gây thiệt
hại về vật chất và tinh thần...
Hiến pháp năm 2013 ghi nhận một nguyên tắc mang đậm tính pháp quyền và
nhân văn, đó là quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế bởi một
đạo luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự,
an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Điều đó đã đề cao trách
nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công


P a g e | 13

dân. Đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để mọi người tự bảo vệ và thực hiện quyền
con người, quyền cơng dân của mình.
Những vấn đề nêu trên đều cần phải được tiếp cận từ phương diện triết học,
coi đó là cơ sở để đi sâu vào các quy định pháp luật, hệ thống thiết chế và các biện
pháp pháp lý.

e. Phương pháp luận triết học giúp việc nghiên cứu khoa học pháp lý được
thực hiện chính xác, có cơ sở khoa học và tránh những ảnh hưởng chủ quan
bởi thế giới duy tâm, tôn giáo, phản khoa học khác.
Chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng là
phép biện chứng duy vật. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để, và phép biện chứng trở thành lý
luận khoa học; nhờ đó triết học Mác Lê-nin làm cho nghiên cứu khoa học pháp lý
có khả năng nhận thức đúng đắn trên thực tế (ví dụ như thực tiễn thực thi pháp
luật) cũng như đời sống xã hội và tư duy con người (tư duy lập pháp)
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý, không được xem thường hoặc
tuyệt đối hóa phương pháp luận. Phương pháp luận đóng vai trị như “kim chỉ
nam” trong việc nghiên cứu, giúp chúng ta tránh sa vào tình trạng mò mẫm, mất
phương hướng, thêm chủ động và sáng tạo trong công việc nghiên cứu do sử dụng
kết hợp nhiều phương pháp luận với nhau. Tuy vậy cũng cần tránh việc tuyệt đối
hóa phương pháp luận để khơng bị sa vào chủ nghĩa giáo điều, máy móc dẫn đến
thất bại trong việc nghiên cứu khoa học pháp lý. Để có thể nghiên cứu khoa học
pháp lý một cách hiệu quả thì ngồi việc sử dụng phương pháp đặc thù của nghiên
cứu khoa học pháp lý còn phải sử dụng đồng thời các phương pháp luận của triết
học như phương pháp biện chứng, phương pháp siêu hình… Mỗi phương pháp đều
có những điểm mạnh, điểm hạn chế, để các phương phương pháp này có vai trị
tích cực địi hỏi người nghiên cứu phải tùy vào mục đích nghiên cứu mà có cách
thức phù hợp.

III. KẾT LUẬN
Phương pháp luận triết học có vai trị tích cực trong định hướng nghiên cứu
và áp dụng pháp luật, chẳng hạn lí thuyết về cấu thành tội phạm có ý nghĩa thực
tiễn rất to lớn đối với các cơ quan tư pháp nước ta, nhất là trong thời kì nước ta
chưa có Bộ luật Hình sự.



P a g e | 14

Hoạt động xây dựng nhà nước và hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay cần
dựa trên những quan niệm mới theo hướng hội nhập quốc tế. Nền khoa học pháp lý
ở Việt Nam hiện nay cần phải được hình thành, thậm chí phải đi trước một bước để
định hướng về lí luận khoa học cho việc triển khai các quan điểm đường lối chính
trị của Đảng. Có thể nói, đây là điểm yếu cần phải khắc phục của khoa học pháp lí
Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, có thể nói rằng trong quá trình hội nhập quốc tế,
chúng ta cũng cần tránh xu hướng du nhập một cách rập khn máy móc các học lí
pháp luật nước ngồi vì điều đó khơng phải lúc nào cũng đem lại sự tương thích
với điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống văn hoá Việt Nam. Việc tiếp thu và
giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới là điều khách quan nhưng nền học lí
pháp luật Việt Nam ngày nay vẫn cần phải căn bản dựa trên nền tảng truyền thống
dân tộc Việt.

1.

IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

2.

Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật , NXB Tư pháp.

3.

Luật hơn nhân và gia đình năm 2014.


4.

Giáo trình triết học (dành cho cao học và nghiên cứu sinh không chuyên) ,
Nxb Đại học Sư phạm.

5.

Trần Thái Dương , tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam : “Suy nghĩ về học
thuyết pháp lý và vai trò của nó ở Việt Nam hiện nay”, tr 32-35, 2006.

6.

Đao Tri Úc, Nha nuơc va phap luạt cua chúng ta trong sư nghiẹp đôi mơi,
NXB Chinh tri quôc gia, Ha Nọi, 1997.


P a g e | 15
7.

Montesquieu, Tinh thân phap luạt, NXB Giao duc, Ha Nọi, 1996.

8.

/>

P a g e | 16




×