Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vai trò của triết học đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.84 KB, 10 trang )

Vai trò của triết học đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý

I.

MỞ ĐẦU
Mục đích của mọi nghiên cứu khoa học đều là tìm ra được bản chất, quy luật

vận động của sự vật, hiện tượng. Triết học với ý nghĩa là hệ thống tri thức lý luận
chung nhất của con người về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó, đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa
học pháp lý nói riêng. Vai trò đó có thể tìm thấy ở thế giới quan và phương pháp luận
của triết học
II.

NỘI DUNG
1. Triết học là cơ sở lý luận cho nghiên cứu khoa học pháp lý.
Với chức năng và nhiệm vụ của mình, triết học nghiên cứu về những vấn đề

chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới
quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý
thức, và ngôn ngữ. Theo đó, triết học chính nền tảng để khoa học pháp lý dựa vào đó
để xây dựng nên những học thuyết pháp luật. Theo quan điểm chung của các nhà
khoa học pháp lý, có ba cách thức - ba hướng nghiên cứu cơ bản trong khoa học pháp
lý. Và dù tiếp cận theo hướng nào thì người nghiên cứu cũng đều phải lấy triết học
làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu của mình. Ba hướng nghiên cứu đó là:
- Một là, lý luận pháp luật. Lý luận pháp luật nghiên cứu nội dung bên trong và
mối quan hệ của các quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật. Lý luận pháp luật có hai
cấp độ cơ bản: lý luận chung về pháp luật và lý luận pháp luật chuyên ngành - lĩnh
vực pháp luật như lý luận luật hình sự, lý luận luật hành chính, luật lao động, luật dân
sự v.v… Lý luận pháp luật có đặc trưng tiêu biểu là nghiên cứu các khái niệm, các
phạm trù, các nguyên tắc pháp luật, hệ thống pháp luật thực định, đương nhiên không


chỉ nghiên cứu bản thân hệ thống pháp luật thực định mà cả những nguyên lý tạo
thành, áp dụng, vận động và phát triển của pháp luật. Như vậy, thực chất cũng đã có
sự tích hợp một số cách tiếp cận triết học vào lý luận pháp luật. Nhưng nếu chỉ dừng

Lớp A1 – Nhóm 01 Dân sự
1


Vai trò của triết học đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý

lại ở sự tích hợp triết học pháp luật vào nội dung của lý luận pháp luật như là phần bổ
sung không thôi thì cũng chưa đầy đủ mà cần hình thành và phát triển một hướng
nghiên cứu mang tính độc lập tương đối về triết học với tư cách là một hướng, một
cách thức tiếp cận pháp luật chuyên sâu. Tại các quốc gia có nền văn hoá pháp luật
lâu đời và tiên tiến, triết học luôn được quan tâm trong giảng dạy, nghiên cứu và ứng
dụng. Hiệp hội triết học pháp luật của nhiều nước châu Âu vẫn được nhóm họp hàng
năm để hợp tác các hoạt động nghiên cứu chung.
- Hai là, xã hội học pháp luật. Xã hội học pháp luật có đối tượng nghiên cứu đó
là những gì phát sinh và phát triển, gây ảnh hưởng và tác động đến pháp luật, tức là
xem xét cơ sở xã hội của pháp luật, tính bị quy định về xã hội của pháp luật. Đối
tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật cần xác định rõ để không lẫn lộn với
phương pháp xã hôi học trong nghiên cứu của lý luận về pháp luật - nghiên cứu pháp
luật trong đời sống thực tiễn.Tính quy định xã hội của pháp luật chính là vấn đề cơ
bản nhất của xã hội học pháp luật. Theo đấy, xã hội học pháp luật tập trung nghiên
cứu (lý thuyết và ứng dụng, thực nghiệm) sự tác động của các nhân tố tâm lý - xã hội
- công nghệ - kỹ thuật đối với các hiện tượng của đời sống pháp luật và nhà nước. Sự
tác động trở lại của pháp luật đối với đời sống xã hội cũng là nội dung quan trọng của
xã hội học pháp luật như vấn đề hiệu quả của pháp luật trong các lĩnh vực xã hội: kinh
doanh, lao động, việc làm; trật tự an toàn giao thông, hiệu quả của các loại hình dịch
vụ pháp lý vv… Như vậy, để nghiên cứu xã hội một các toàn diện và đúng đắn bắt

buộc phải sử dụng tri thức triết học làm nền tảng để xây dựng hệ thống lí luận về xã
hội.

- Ba là, triết học pháp luật. Triết học pháp luật xuất hiện từ thời cổ đại như là
khát vọng mong muốn đạt được nhận thức quy luật tồn tại của pháp luật, mục đích và
Lớp A1 – Nhóm 01 Dân sự
2


Vai trò của triết học đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý

nhiệm vụ, khả năng, ưu điểm và hạn chế của pháp luật.Triết học pháp luật là một khoa
học liên ngành giữa luật học và triết học.Cả khoa học pháp lý và triết học đều cần tìm
kiếm chân lý pháp luật đều cần đến một ngành khoa học.Chính bản thân lĩnh vực
pháp lý có mối quan tâm đến phương diện triết học chứ không phải là một sự ghán
ghép, áp đặt. Ví dụ như vấn đề triết học trong lĩnh vực pháp luật lao động, trong lĩnh
vực tội phạm và hình phạt, xu hướng vận động của tội phạm cũng như hình phạt, mối
quan hệ biện chứng giữa tự do và trách nhiệm trong trách nhiệm hình sự v.v… Hoặc,
trong lĩnh vực luật hiến pháp, tư duy triết học là cơ sở khoa học cho các nguyên tắc và
quy tắc hiến pháp. Ngay bản thân Nhà nước pháp quyền, trên phương diện tư tưởng,
học thuyết thì đây đích thực là một học thuyết triết học - chính trị - pháp lý về nhà
nước, pháp luật.Nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức quyền lực nhà nước
cũng vậy, tiếp cận triết sẽ cho phép nhận thức đúng bản chất và từ đó mới có sự áp
dụng đúng đắn trên thực tiễn nguyên tắc phân chia quyền lực. Phải nhận thức vấn đề
phân chia quyền lực - sự thống nhất của các mặt đối lập, thống nhất là tuyệt đối, độc
lập, phân chia là tương đối trong thể thống nhất về quyền lực nhà nước, quyền lực nhà
nước về bản chất là thống nhất. Những sự kiện trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua
đã làm tăng thêm tính đa dạng, phong phú, sinh động, phức tạp và mới trong đời sống
chính trị - pháp lý toàn cầu, những sự kiện như: một quốc gia hai chế độ, sự thành lập
và củng cố các liên minh nhà nước, quốc hội, hiến pháp chung của các thiết chế này

v.v... Đó là những điều cần phải được lý giải dưới góc độ của triết học pháp luật.

Bất kỳ một hiện tượng pháp luật nào, một loại hành vi pháp luật - hợp pháp hay
không hợp pháp về nguyên tắc đều phải được tiếp cận theo cả ba cách thức: lý luận
Lớp A1 – Nhóm 01 Dân sự
3


Vai trò của triết học đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý

pháp luật, triết học pháp luật và xã hội học pháp luật. Chỉ có điều, tuỳ thuộc vào yêu
cầu, mục đích của việc nghiên cứu cụ thể mà hàm lượng và tỷ lệ tương quan giữa
chúng được phân bổ hợp lý. Ví như trong nghiên cứu hiện tượng tham nhũng, bên
cạnh việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật hiện hành về xử lý hành vi tham nhũng,
cần thiết phải nghiên cứu các vấn đề triết học và xã hội học của tham nhũng như sự
tác động của các nhân tố tâm lý - xã hội đến tham nhũng, xu hướng vận động của hiện
tượng này. Có như vậy mới có sự đánh giá một cách khách quan, toàn diện, có hệ
thống về tham nhũng và trên cơ sở đó có thể đề xuất những giải pháp hữư hiệu để hạn
chế đến mức thấp nhất loại tội phạm này này. Vấn đề tham nhũng theo đấy được
nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học, ngay trong luật học cũng cần được nghiên
cứu từ góc độ lý luận chung về pháp luật và lý luận của các chuyên ngành luật học.

Trong khoa học pháp lí của Việt Nam, triết học Mác-Lênin đã đưa ra học
thuyết khoa học, cách mạng nhất về nhà nước và pháp luật. Học thuyết Mác - Lênin
về nhà nước và pháp luật đem lại một cách nhìn toàn diện, khách quan, biện chứng và
duy vật về những vấn đề chung như nguồn gốc, bản chất, vai trò, chức năng của các
kiểu nhà nước trong lịch sử và đặc biệt là đối với nhà nước và pháp luật xã hội chủ
nghĩa - kiểu nhà nước và pháp luật tiến bộ nhất và là cuối cùng trong lịch sử loài
người. Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật là cơ sở lí luận cho việc hình
thành các học thuyết pháp lí xã hội chủ nghĩa.


Lớp A1 – Nhóm 01 Dân sự
4


Vai trò của triết học đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý

2. Triết học cung cấp phương pháp luận cho nghiên cứu khoa học pháp lý.
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các
nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương
pháp trong nhận thức và thực tiễn. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác dụng
hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương
pháp luận. Mọi nguyên lý thế giới quan đều có tác dụng ấy, chúng hợp thành nội dung
của phương pháp luận. Việc nghiên cứu quy luật phát triển của thế giới quan chính là
một trong những nhiệm vụ của triết học. Phương pháp luận triết học là phương pháp
luận chung nhất và phổ biến nhất cho cách ngành khoa học.

Mỗi một hệ thống triết học đều nhằm trang bị cho chủ thể một cơ sở phương
pháp luận cho việc nhận thức. Với tư cách là khoa học độc lập, triết học có nhiệm vụ
thực hiện những chức năng khoa học chung, có tính chất phương pháp luận, nhận thức
luận và là bộ môn khoa học liên ngành của luật học và triết học. Triết học giúp nghiên
cứu ý nghĩa, bản chất, khái niệm pháp luật, các cơ sở tồn tại và vị trí của pháp luật
trong xã hội, giá trị và tầm quan trọng của pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời
sống xã hội. Triết học có nhiệm vụ tìm kiếm chân lý trong pháp luật, tính công bằng,
nhân văn của pháp luật. Triết học giúp cho chủ thể nghiên cứu có cách tiếp cận toàn
diện, không chỉ nghiên cứu pháp luật, mà còn nghiên cứu cả nhà nước, mặc dù trọng
tâm là pháp luật. Cách tiếp cận triết học pháp luật của Mônteskiơ cũng được thể hiện
rõ, trong tác phẩm "Tinh thần pháp luật" - ông nghiên cứu cả Nhà nước trong mối
Lớp A1 – Nhóm 01 Dân sự
5



Vai trò của triết học đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý

tương quan với pháp luật và ngược lại. Chính bản thân lĩnh vực pháp lý có mối quan
tâm đến phương diện triết học chứ không phải là một sự gán ghép, áp đặt. Ví dụ như
vấn đề triết học trong lĩnh vực pháp luật lao động, trong lĩnh vực tội phạm và hình
phạt, xu hướng vận động của tội phạm cũng như hình phạt, mối quan hệ biện chứng
giữa tự do và trách nhiệm trong trách nhiệm hình sự v.v… Hoặc, trong lĩnh vực luật
hiến pháp, tư duy triết học là cơ sở khoa học cho các nguyên tắc và quy tắc hiến pháp.
Ngay bản thân Nhà nước pháp quyền, trên phương diện tư tưởng, học thuyết thì đây
đích thực là một học thuyết triết học - chính trị - pháp lý về nhà nước, pháp luật.
Nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức quyền lực nhà nước cũng vậy, tiếp cận
triết học pháp luật sẽ cho phép nhận thức đúng bản chất và từ đó mới có sự áp dụng
đúng đắn trên thực tiễn nguyên tắc phân chia quyền lực. Phải nhận thức vấn đề phân
chia quyền lực - sự thống nhất của các mặt đối lập, thống nhất là tuyệt đối, độc lập,
phân chia là tương đối trong thể thống nhất về quyền lực nhà nước, quyền lực nhà
nước về bản chất là thống nhất. Những sự kiện trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua
đã làm tăng thêm tính đa dạng, phong phú, sinh động, phức tạp và mới trong đời sống
chính trị - pháp lý toàn cầu, những sự kiện như: một quốc gia hai chế độ, sự thành lập
và củng cố các liên minh nhà nước, quốc hội, hiến pháp chung của các thiết chế này
v.v... Đó là những điều cần phải được lý giải dưới góc độ của triết học pháp luật.
Thực tế cho thấy trong sự phát triển của tri thức hiện đại cùng với xu hướng
xuất hiện chuyên ngành mới, chuyên sâu là xu hướng ngược lại: Xu hướng liên ngành
kết hợp nhiều khoa học thành một hệ thống nhất định. Tính chất tổng hợp, liên ngành
của khoa học hiện đại không chỉ thể hiện ở sự kết hợp của các ngành khoa học truyền
thống thành các khoa mới mà còn là sự xích lại gần nhau của các ngành khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn... Chính xu hướng liên kết này của các
khoa học cho phép các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý đưa ra một bức tranh khoa
học chung về thế giới, tìm kiếm một cơ sở phương pháp luận chung thống nhất, khắc

Lớp A1 – Nhóm 01 Dân sự
6


Vai trò của triết học đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý

phục tính chất phân tán, manh mún của các khoa học chuyên ngành, xác lập cơ sở cho
sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Ở đây, triết học đóng vai trò là hạt nhân lý luận
kết nối các ngành khoa học, là trung tâm phương pháp luận đem lại cho người nghiên
cứu khoa học pháp lý sự chủ động và tích cực.

Triết học giúp các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý hiểu rõ ý nghĩa, vị trí, vai
trò của pháp luật và luật học trong thế giới quan triết học cũng như về xã hội, con
người, hình thức và quy phạm của đời sống xã hội, về con đường và phương pháp
nhận thức , về hệ thống các giá trị pháp luật, giá trị đạo đức, giá trị tôn giáo. Triết học
nghiên cứu bản chất, vai trò, giá trị của pháp luật, lý luận pháp luật nghiên cứu nội
dung bên trong và mối tương quan của các quy phạm pháp luật, các quan hệ pháp
luât, các kỹ năng áp dụng pháp luật. Trong việc nghiên cứu các vấn đề khoa học pháp
lý dù ở cấp độ chung, khái quát hay chuyên ngành cụ thể, chúng ta đều không thể bỏ
qua, không thể lẩn tránh được các vấn đề của triết học đối với pháp luật nói riêng và
khoa học pháp lý nói chung. Ví dụ như vấn đề về quyền con người thì cũng phải tiếp
cận từ phương diện triết học, trong đó có mối quan hệ giữa quyền con người và sự
giới hạn quyền lực nhà nước, giới hạn cả bản thân quyền con người, tương quan giữa
quyền con người và lợi ích công cộng… Khi nghiên cứu khoa học phát lý đặt trong sự
phát triển lịch sử cụ thể, triết học đóng vai trò xem xét, lý giải, tổng hợp các đặc điểm
và điều kiện đặc thù của sự tồn tại, phát triển của thực tiễn lịch sự cụ thể trong giai
đoạn phát triển của nhà nước, của các quan hệ xã hội, của hệ thống pháp luật từ đó
Lớp A1 – Nhóm 01 Dân sự
7



Vai trò của triết học đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý

chống giáo điều, rập khuôn, máy móc, đồng thời trên cơ sở đúc rút, kết thừa từ nghiên
cứu, so sánh lịch sử.

Việc đặt nghiên cứu khoa học pháp lý trong mối quan hệ biện chứng với các
yếu tố quy định chúng như: để đánh giá nhà nước và pháp luật là những yếu tố thuộc
kiến trúc thượng tầng của xã hội, thì cần được xem xét trong mối quan hệ với cơ sở
kinh tế - yếu tố quy định nó. Như vậy vai trò của triết học trong việc cung cấp quan
điểm biện chứng giúp cho việc đặt nghiên cứu khoa học trong các mối liên hệ không
thể tách rời như mối quan hệ giữa quan hệ kinh tế, quan hệ sở hữu đối với nhà nước
và pháp luật, hay các vấn đề quan hệ giữa các giai cấp, các giai tầng và các nhóm xã
hội khi tác động với nhà nước và pháp luật (một trong những đối tượng của nghiên
cứu khoa học pháp lý).
Khi nghiên cứu khoa học pháp lý cần được đặt trong trạng thái “động” tức là
đặt nhà nước và pháp luật trong trạng thái vận động và phát triển của môi trường xã
hội mà nó tồn tại. Thực tế đời sống xã hội và thực tế đời sống pháp lý đóng vai trò
quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học pháp lý. Phải từ thực tiễn thực hiện quyền
lực nhà nước, hoạt động sáng tạo pháp luật, bảo vệ và áp dụng pháp luật của cơ quan
nhà nước để hình thành, bổ sung và phát triển hệ thống các khái niệm, phạm trù lý
luận chung, chỉ đạo thực tiễn. Tính đúng đắn của các lý thuyết khoa học trong nghiên
cứu khoa học pháp lý phải được kiểm nghiệm trong đời sống thực tế. Có thể thấy triết
học Mác-Lênin là cơ sở triết học của một thế giới quan khoa học, là nhân tố định

Lớp A1 – Nhóm 01 Dân sự
8


Vai trò của triết học đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý


hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất phát của
phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học.

Do vậy, triết học giúp việc nghiên cứu khoa học pháp lý được thực hiện chính
xác, có cơ sở khoa học và tránh những ảnh hưởng chủ quan bởi thế giới duy tâm, tôn
giáo, phản khoa học khác. Chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép
biện chứng là phép biện chứng duy vật. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép
biện chứng làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để, và phép biện chứng trở thành
lý luận khoa học; nhờ đó triết học mácxít làm cho nghiên cứu khoa học pháp lý có
khả năng nhận thức đúng đắn trên thực tế (ví dụ như thực tiễn thực thi pháp luật) cũng
như đời sống xã hội và tư duy con người (tư duy lập pháp)
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý, không được xem thường hoặc
tuyệt đối hóa phương pháp luận. Phương pháp luận đóng vai trò như “kim chỉ nam”
trong việc nghiên cứu, giúp chúng ta tránh sa vào tình trạng mò mẫm, mất phương
hướng, thêm chủ động và sáng tạo trong công việc nghiên cứu do sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp luận với nhau. Tuy vậy cũng cần tránh việc tuyệt đối hóa phương
pháp luận để không bị sa vào chủ nghĩa giáo điều, máy móc dẫn đến thất bại trong
việc nghiên cứu khoa học pháp lý. Để có thể nghiên cứu khoa học pháp lý một cách
hiệu quả thì ngoài việc sử dụng phương pháp đặc thù của nghiên cứu khoa học pháp
lý còn phải sử dụng đồng thời các phương pháp luận của triết học như phương pháp
biện chứng, phương pháp siêu hình… Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh,

Lớp A1 – Nhóm 01 Dân sự
9


Vai trò của triết học đối với việc nghiên cứu khoa học pháp lý

điểm hạn chế, để các phương phương pháp này có vai trò tích cực đòi hỏi người

nghiên cứu phải tùy vào mục đích nghiên cứu mà có cách thức phù hợp.
III. KẾT LUẬN
Tóm lại, bằng việc cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận, triết học đã và
đang đóng vai trò quan trọng không thể thay thế trong việc nghiên cứu khoa học nói
chung và nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng. Chỉ khi nắm vững được triết học,
nhà khoa học pháp lý mới có thể có được cơ sở lý luận vững chắc cũng như phương
pháp đúng đắn để nghiên cứu một cách có hiệu quả các vấn đề pháp lý, đạt được
những thành tựu có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu của mình.

Lớp A1 – Nhóm 01 Dân sự
10



×