Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

(TIỂU LUẬN) cơ sở lý THUYẾT về HIỆU QUẢ KINH tế và CÔNG BẰNG xã hội THỰC TIỄN QUAN điểm GIỮA HIỆU QUẢ KINH tế và CÔNG BẰNG xã hội KHÔNG mâu THUẪN của VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.67 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI.............2
1.1. Hiệu quả kinh tế.................................................................................................. 2
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................... 2
1.1.2. Phân loại....................................................................................................... 3
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế..................................................... 4
1.2. Công bằng xã hội................................................................................................. 5
1.2.1. Khái niệm...................................................................................................... 5
1.2.2. Một số hình thức thể hiện sự cơng bằng trong xã hội................................... 6
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM GIỮA HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
KHÔNG MÂU THUẪN..................................................................................................... 7
2.1. Quan điểm của Harry Oshima............................................................................. 7
2.2. Tăng thu nhập cho người nghèo sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
nhanh......................................................................................................................... 8
2.3. Phân phối thu nhập công bằng sẽ kích thích sự phát triển làm mạnh.................8
2.4. Thu nhập thấp và mức sống thấp của người nghèo sẽ làm trực tiếp hoặc gián
tiếp chậm tiến trình phát triển chung...................................................................... 10
2.5. Phân phối thu nhập từ người giàu sang người nghèo là cần thiết và nó khơng
ảnh hưởng tới tính hiệu quả của nền kinh tế........................................................... 11
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN QUAN ĐIỂM GIỮA HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
KHÔNG MÂU THUẪN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................... 14
3.1. Quan điểm của Đảng......................................................................................... 14
3.2. Những thành tự đạt được trong quá trình phát triển kinh tế gắn với công bằng
xã hội........................................................................................................................ 15
3.3. Giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả kinh tế gắn với công bằng xã hội..............19
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 23


1



DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Họ và tên
Đỗ Hữu Quân
Phạm Hồng Cường
Trần Quốc Huy
Hoàng Ngân Giang
Lê Trung Sao
Chu Thái Ngọc Tú
Nguyễn Nam Tiến
Lế Quốc Toại
Nguyễn Hải Yến


2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1. Hiệu quả kinh tế
1.1.1. Khái niệm
Hiệu quả kinh tế được hiểu là sự so sánh giữa kết quả và chi phí, sao cho kết quả
thì đạt tối đa, chi phí ở mức tối thiểu. Nói rõ hơn, đó là trình độ sử dụng các yếu tố
của lao động, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến phương pháp, cách thức quản lý...
để có kết quả sản xuất tốt nhất, ở mức tối đa và chi phí cho kết quả đó ở mức thấp
nhất. Mọi hoạt động sản xuất được xem là có hiệu quả khi hoạt động sản xuất đó diễn
ra các trường hợp: a) kết quả và chi phí đều tăng, nhưng chi phí tăng chậm hơn (ít
hơn) so với kết quả, hoặc kết quả và chi phí đều giảm, nhưng chi phí giảm nhanh hơn;
b) kết quả tăng lên trong khi chi phí vẫn giữ nguyên hoặc giảm xuống; c) kết quả giữ
nguyên nhưng chi phí giảm xuống. Như vậy, trong lĩnh vực kinh tế muốn có hiệu quả
thì kết quả đạt được phải nhiều hơn so với chi phí tương ứng. Suy rộng ra hiệu quả là
sự tiết kiệm sức lao động xã hội.

Hiệu quả kinh tế là hiệu quả xét về mặt kinh tế, được so sánh, tính tốn dựa trên
giá trị và được đo bằng tiền. Hiệu quả kinh tế mơ tả mối quan hệ lợi ích kinh tế mà
chủ thể nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó, biểu hiện của lợi
ích và chi phí kinh tế phụ thuộc vào chủ thể và mục tiêu mà chủ thể đặt ra. Hiệu quả
kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng
đầu của các nhà quản lý cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Bởi vì, đây chính là tiêu chuẩn, là
thước đo để đánh giá hiệu suất của vốn đầu tư, đánh giá khả năng phát triển sản xuất
của một tổ chức kinh tế. Phân tích hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các cơ sở sản xuất, của một ngành và rộng hơn là của toàn xã hội cho biết:
cơ sở, ngành và xã hội đã sử dụng nguồn lực như thế nào; kết quả đạt được ra sao; từ
đó có những biện pháp sử dụng các nguồn lực tốt hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao
hơn. Trong kinh tế thị trường, phân tích hiệu quả kinh tế của các đơn vị hay toàn bộ
nền kinh tế để đánh giá được mức sinh lời của vốn; thấy được lợi nhuận và lợi nhuận


3

ròng thu được; đánh giá được tổng thu nhập quốc dân, thu nhập của các tầng lớp dân
cư; đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân trong những điều kiện
và thời gian cụ thể.
1.1.2. Phân loại
Hiệu quả kinh tế bao gồm: Hiệu quả phân bổ và hiệu quả sản xuất.
Hiệu quả phân bổ là trạng thái của nền kinh tế trong đó sản xuất phù hợp với
nhu cầu của người tiêu dùng; cụ thể là, mọi hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất cho
đến thời điểm mà đơn vị cuối cùng cung cấp lợi ích biên cho người tiêu dùng bằng với
chi phí sản xuất biên. Bởi vì nguồn lực sản xuất khan hiếm, các nguồn lực phải được
phân bổ cho các ngành công nghiệp khác nhau chỉ với số lượng phù hợp, nếu không
quá nhiều hoặc quá ít sản lượng được sản xuất.

Hiệu quả phân bổ xảy ra khi có sự phân phối hàng hóa và dịch vụ tối ưu, có xét
đến sở thích của người tiêu dùng. Khi giá cả bằng chi phí sản xuất biên, thì hiệu quả
phân bổ ở mức sản lượng. Điều này là do sự phân phối tối ưu đạt được khi mức thỏa
dụng biên của hàng hóa bằng với chi phí biên. Giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả
bằng với mức thỏa dụng cận biên của người tiêu dùng.


4

Hiệu quả sản xuất xảy ra khi các đơn vị hàng hóa đang được cung cấp với tổng
chi phí trung bình thấp nhất có thể.

Nhìn vào sơ đồ PPC dưới đây. Điểm X thể hiện sự kém hiệu quả trong Năng suất.
Điều này là do đầu ra không tối ưu và vẫn còn tài nguyên chưa sử dụng. Trong khi đó,
Điểm Y cho thấy hiệu quả sản xuất, vì đây là sản lượng tối đa có thể đạt được thơng
qua việc sử dụng tất cả các nguồn lực.
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Do có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nên tở trên phương diện
lý thuyết cũng như thực thế có nhiều cách biểu hiện cụ thể và khác nhau. Có thể sử
dụng hai công thức sau để đánh giá hiệu quả kinh tế
Thứ nhất, tính theo chi phí tài chính

H=

Q

G

×100


CTC


5

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
QG là giá trị sản lượng
CTC là chi phí tài chính

Thứ hai, tính theo chi phí kinh doanh

H=

C

TT

×100

CPD

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
CTTlà chi phí kinh doanh thực tế
CPD Là chi phí kinh doanh phải đạt

Cơng thức này được sử dụng nhiều trong phân tích, đánh giá tính hiệu quả của
tồn bộ hoạt động kinh doanh cũng như kinh tế
1.2. Công bằng xã hội
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm về công bằng xã hội có thể tùy thuộc và góc độ nhìn nhận và tiêu thức

xem xét mà mỗi cá nhân có thể có những quan điểm khác nhau. Thơng thường quan
niệm về công bằng xã hội thường được đề cập chủ yếu từ hai góc độ: Góc độ kinh tế
học và góc độ khoa học về phát triển.
Trên góc độ kinh tế học, xuất phát từ việc chia sẻ lợi ích hay chi phí, cơng bằng
được tiếp cận theo hai cách là công bằng dọc và công bằng ngang:
Thứ nhất: bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế học. Cơng bằng ngang được
hiểu là sự đối xử như nhau với những người có tình trạng ban đầu như nhau. Theo
quan điểm này, nếu hai người có nhận có tình trạng ban đầu như nhau (được xem xét
theo một số tiêu thức nào đó như thu nhập, hồn cảnh gia đình, tơn giáo, dân tộc..)
thì khơng được phân biệt đối xử trong việc chia sẻ chi phí và lợi ích.
Cơng bằng dọc là sự đối xử không giống nhau với những người có tình trạng ban
đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Theo cách hiểu này, cần phân
biệt giữa chia sẻ chi phí và chia sẻ lợi ích giữa những người có tình trạng ban


6

đầu khác nhau: Ví dụ, trong dịch vụ y tế, việc chăm sóc, chữa trị như nhau đối với các
cá nhân có tình trạng bệnh tật như nhau là đảm bảo cơng bằng ngang trong việc chia
sẻ lợi ích; cịn cơng bằng ngang trong chia sẻ chi phí địi hỏi sự đóng góp như nhau
đối với những người có điều kiện kinh tế như nhau. Với công bằng dọc, các bệnh
nhân có tình trạng bệnh tật khác nhau cần được hưởng lợi ích từ việc chữa bệnh khác
nhau, biểu hiện bằng sự chữa trị với các phác đồ điều trị khác nhau và các cá nhân có
điều kiện kinh tế khác nhau thì đóng góp cũng phải khác nhau.
Thứ hai: là tiếp cận trên góc độ khoa học về phát triển có thể hiểu như sau.
Cơng bằng nghĩa là cá nhân cần có cơ hội như nhau để theo đuổi cuộc sống mà họ đã
lựa chọn và phải tránh được những kết cục xấu trong giáo dục, y tế, mức tiêu dùng
hay tham gia các hoạt động xã hội. Như vậy công bằng được định nghĩa theo hai
nguyên tắc cơ bản đó là cơ hội bình đẳng và tránh sự bần cùng của kết cục.
Mặc dù có sự khác biệt trong tiếp cận nhưng giữa các khái niệm công bằng có

mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể, hai cá nhân có năng lực như nhau được bình
đẳng trong tiếp cận cơ hội, khơng tính đến những sự khác biệt về hồn cảnh định
trước, họ có thể đạt được những kết quả như mong muốn trong cuộc sống nếu như
bỏ ra công sức như nhau. Như vậy, nếu đảm bảo nguyên tắc thứ nhất cơ hội bình
đẳng thì cũng có nghĩa hai cá nhân này đang được đối xử theo ngun tắc cơng bằng
ngang. Ngồi ra, nếu ngun tắc thứ hai - tránh sự bần cùng không mong muốn về các
kết cục trong cuộc sống - được đảm bảo nghĩa là cần tạo ra những điều kiện riêng biệt
cho các cá nhân (vì một lý do nào đó mà không thể tận dụng được các cơ hội) để đạt
được các thành tựu của cuộc sống, thì điều đó hàm ý cơng bằng dọc đã được thực
hiện.
Do đó, để thực hiện CBXH, không đơn thuần là đảm bảo cá nhân được bình
đẳng trong tiếp cận cơ hội, giúp họ tránh rơi vào tình trạng bần cùng hóa do khơng
tận dụng được cơ hội trong cuộc sống, mà còn phải đảm bảo phân chia lợi ích, chi phí
giữa các cá nhân một cách bình đẳng. Thị trường nếu có thực hiện được cơng bằng
thì cũng chỉ có thể tập trung vào cơng bằng ngang. Vì vậy, về cơ bản cơng bằng dọc chỉ
có thể được thực hiện tốt thơng qua các chính sách can thiệp của chính phủ.


7

1.2.2. Một số hình thức thể hiện sự cơng bằng trong xã hội
Trả công hoặc hưởng thụ trực tiếp theo số lượng và chất lượng cống hiến
Tạo khả năng tiếp cận bình đẳng các cơ hội và các nguồn lực phát triển
Tạo khả năng tiếp cận và mức độ hưởng thụ bình đăng những phúc lợi cơng
cộng - dịch vụ xã hội cơ bản.

CHƯƠNG 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM GIỮA HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG
BẰNG XÃ HỘI KHÔNG MÂU THUẪN
2.1. Quan điểm của Harry Oshima
H.oshima là nhà kinh tế học Nhật Bản, dựa vào những luận điểm của Ricardo về

mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp và công nghiệp, ông đã đi sâu nghiên cứu mối
quan hệ này trong điều kiện một nền nơng nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao. Trong
tác phẩm Tăng trưởng kinh tế ở Châu á gió mùa, H.oshima đã đưa ra một mơ hình
tăng trưởng mới gắn liền với giải quyết vấn đề cơng bằng xã hội.
Theo H.oshima, do nền nơng nghiệp có tính thời vụ cao có lúc thiếu lao động, lại
có lúc thừa lao động. Do đó trong thời kỳ đầu có thể tăng năng suất lao động bằng
cách giảm tình trạng thiếu việc làm trong luc nông nhàn. Giải pháp cơ bản để giảm
tình trạng thiếu việc làm là tăng vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, phát triển chăn
ni, trồng cây cơng nghiệp và cây lâm nghiệp. Vì có việc làm nhiều hơn, nên thu
nhập của nơng dân cũng sẽ được tăng lên, giảm bớt sự bất bình đẳng trong thu nhập
giữa nông thôn và thành thị. Khi thu nhập tăng lên nơng dân bắt đầu có tích luỹ và có
thể tăng đầu tư cho sản xuất, nhờ vậy nông nghiệp được tăng trưởng nhanh hơn.
Đồng thời nhà nước phải có chính sách hỗ trợ nơng nghiệp về cơ sở hạ tầng như thuỷ
lợi, giao thông, điện để nông nghiệp phát triển nhanh hơn.
Tiếp theo, do nông nghiệp đã được phát triển ở mức độ nhất định có thể cho
phép đa dạng hóa ngành nghề ở nơng thơn. ngồi các hoạt động nơng nghiệp, các
hoạt động chế biến lương thực thực phẩm, thủ công mỹ nghệ cũng ngày càng được
phát triển. Điều này địi hỏi có sự hoạt động đồng bộ từ sản xuất, vận chuyển tiêu


8

thụ, đến các hoạt động dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, cung cấp ngun liệu, cơng cụ
sản xuất cho công nghiệp.
Như vậy, phát triển nông nghiệp đã tạo điều kiện mở rộng thị trường cho cơng
nghiệp, do đó thúc đẩy mở rộng sản xuất công nghiệp và thúc đẩy dịch vụ phát triển.
Điều đó tạo nên sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và các
ngành dịch vụ. Quá trình như vậy diễn ra trong một thời gian dài cho đến khi khả
năng tăng việc làm vượt quá tốc độ tăng lao động, làm cho lao động bắt đầu khan
hiếm, tiền công lao động thực tế tăng lên, và điều này sẽ làm giảm bớt sự bất bình

đẳng trong phân phối thu nhập. Sau đó, cùng với q trình phát triển cơng nghiệp,
tiền lương trong nơng nghiệp cũng dần dần được tăng lên. Khi đó xuất hiện xu hướng
sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay, vì lúc này sử dụng máy móc rẻ hơn.
Trong điều kiện đó, có thể chuyển lao động từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp ở thành
phố, trong khi đó ở nông thôn sản xuất lương thực vẫn tiếp tục tăng. Khi các ngành
cơng nghiệp phát triển, có thể tìm được thị trường xuất khẩu mạnh mẽ, sẽ tăng sức
hút lao động mạnh hơn nữa. Điều này dẫn đến cầu về lao động vượt quá cung về lao
động. Do đó, ở nông thôn đạt đến mức đủ việc làm, tiền công cũng tăng lên, như vậy,
theo H.Oshima, tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo vấn đề công bằng xã hội. Và khi công
bằng xã hội đạt đến mức độ nào đó lại là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn
nữa.
2.2. Tăng thu nhập cho người nghèo sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
nhanh.
Khi người lao động có một mức thu nhập ổn định, nhu cầu của họ đối với các
mặt hàng nhu yếu phẩm sẽ ngày càng cao hơn, từ đó địi hỏi các doanh nghiệp phải
tối ưu hóa việc sản xuất của mình. Khi đó, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đổi
mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh; tìm thị trường mới cho
nguyên liệu đầu vào, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài các thị
trường truyền thống. Điều này sẽ giúp cho quốc gia tiến tới đạt hiệu quả kinh tế
nhanh hơn. Mặt khác, với một thu nhập ổn định, người nghèo không còn phải lo lắng
về những nhu cầu cơ bản nữa, thay vào đó họ có thể tập trung hơn vào việc nâng cao
vốn con người thông qua việc cải thiện trình độ giáo dục và bổ sung các kỹ năng cần


9

thiết. Lúc này, lực lượng lao động sẽ có được một sự bổ sung đáng kể cả về chất và
lượng, đóng vai trị nịng cốt để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đạt hiệu quả kinh tế.
Nói tóm lại, việc tăng thu nhập cho người nghèo, tức là đảm bảo công bằng xã
hội không những không làm chậm đi quá trình đạt hiệu quả kinh tế mà thay vào đó

cịn là một biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.
2.3. Phân phối thu nhập cơng bằng sẽ kích thích sự phát triển làm mạnh
Một sự phân phối thu nhập công bằng hơn và giảm được mức độ nghèo đói của
dân chúng sẽ kích thích sự phát triển lành mạnh, tạo tâm lý và khuyến khích vật chất
để mở rộng sự tham gia của quần chúng vào q trình phát triển.
Trong một mơi trường có sự phân phối thu nhập cơng bằng hơn sẽ có tác động
ngoại ứng tích cực đối với người dân. Đầu tiên, sự phân phối thu nhập công bằng hơn
hay khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp sẽ tạo tâm lý tích cực, tự tin hơn vào khả
năng lao động của tầng lớp có thu nhập thấp. Từ đó kích thích tính sáng tạo, chăm chỉ
của người lao động để chính bản thân mình có thể thu hẹp khoảng cách ấy. Tâm lý
này hình thành ở tất cả mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp lao động phổ
thông góp phần lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của cả nền kinh tế.
Tương tự như vậy, khi mức độ đói nghèo của người dân giảm xuống, người dân
sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân một cách đầy đủ hơn, lượng cầu và
lượng cung sản phẩm trong nước đều tương ứng tăng lên góp phần giúp nền kinh tế
phát triển. Sau khi đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản, người dân sẽ có khả năng để
kích thích sự phát triển lành mạnh, đẩy mạnh tham gia vào thị trường lao động trong
nước, đầu tư vào vốn con người hay các việc làm có ích cho bản thân và xã hội, giảm
bớt các tệ nạn, từ bỏ các công việc trái phép, trái pháp luật như buôn lậu, cờ bạc, …
Một nền kinh tế như thế chắc chắn sẽ có sự phát triển nhanh và bền vững.
Ngược lại, chênh lệch mức thu nhập quá lớn và nghèo đói phổ biến sẽ là một
cản trở lớn về vật chất và tâm lý đối với tiến bộ kinh tế. Một nền kinh tế có mức độ
chênh lệch thu nhập lớn và đói nghèo tràn lan sẽ tạo ra ngoại ứng tiêu cực đè nặng
tâm lý của những người lao động có thu nhập thấp, tác động tiêu cực làm họ giảm
năng suất lao động của bản thân sẽ nhiều hơn so với việc cố gắng nỗ lực để thu hẹp


10

khoảng cách giàu nghèo, đơn giản bởi vì đối với phần lớn trong số họ khoảng cách

đấy là quá xa và khơng sự nỗ lực nào có thể bù đắp nổi. Bên cạnh đó, khi có quá nhiều
người dân lâm vào cảnh nghèo đói, họ sẽ khơng có đủ tư liệu sản xuất để ni sống
bản thân và gia đình một cách đầy đủ. Họ cũng khơng có khả năng để đầu tư vào vốn
con người, và do vậy các thế hệ sau của họ cũng rất khó khăn để có thể phát triển và
thốt khỏi cảnh đói nghèo, làm cho nền kinh tế bị trì trệ trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Trong cuộc sống khó khăn ấy, việc bị dụ dỗ, lừa đảo trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ví dụ như vụ việc người Việt Nam trở thành nạn nhân của các nhóm tội phạm
bn người ở Campuchia gần đây. Các nạn nhân của vụ việc này phần lớn xuất thân
từ nông thôn ở một số tỉnh như Quảng Bình, Thanh Hóa,... học vị chỉ dừng lại ở mức
phổ thơng hoặc thấp hơn. Chính sự nghèo đói và thiếu hiểu biết của người lao động
đã biến họ trở thành những đối tượng dễ bị lừa bởi các tổ chức buôn người, xuất
khẩu lao động bất hợp pháp với lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”. Tính đến đầu tháng
9/2022, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước và
Campuchia đưa về nước an tồn hơn 600 cơng dân bị lừa, mơi giới lao động bất hợp
pháp tại Campuchia. Con số thực tế có thể lớn hơn rất nhiều, ảnh hưởng tiêu cực đến
nền kinh tế của cả 2 nước Việt Nam và Campuchia.
2.4. Thu nhập thấp và mức sống thấp của người nghèo sẽ làm trực tiếp hoặc gián
tiếp chậm tiến trình phát triển chung
Cốt lõi của cơng bằng xã hội là công bằng về cơ hội phát triển với hệ giá trị về
bình đẳng, tự do và dân chủ. Cơng bằng xã hội thường gắn liền với bình đẳng xã hội
trước hết là bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Ở Việt Nam nhóm người nghèo thu
nhập thấp khơng có cơ hội tiếp cận được các dịch vụ y tế, xã hội, giáo dục..
Người nghèo có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao nhưng khả năng tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tế khi mắc bệnh lại thấp hơn các nhóm đối tượng khác. Một cuộc điều
tra của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ ốm đau ở nhóm hộ nghèo thường cao gấp 2 lần so với
nhóm hộ giàu, và tình trạng sức khỏe của nhóm 20% hộ gia đình có mức sống thấp
nhất (nhóm nghèo) kém hơn rất nhiều so với nhóm khá và nhóm giàu, nhưng do chi


11


phí khám chữa bệnh quá cao so với thu nhập của họ nên nhu cầu về chăm sóc sức
khỏe khơng được bảo đảm, kể cả những lúc đau yếu, bệnh tật. Người nghèo có nguy
cơ bị bệnh cao nhưng thực tế sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh lại rất thấp do nguồn
thu nhập ít ỏi, đường sá xa xơi, điều kiện đi lại khó khăn. Những người sống càng xa
thành phố thì chi phí cho đi lại càng lớn, và cuộc hành trình đến bệnh viện càng khó
khăn, phức tạp. Bệnh tật, ốm đau thực sự trở thành gánh nặng kinh tế trong cuộc
sống nhất là với người nghèo nên họ ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế chất
lượng cao. Đặc biệt tiếp cận y tế là điều kiện quan trọng để đảm bảo sức khỏe và chất
lượng sống cho trẻ em. Trẻ em cần được chăm sóc y tế kịp thời để tranh những hệ lụy
về sau.
Giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng của phát triển nguồn lực con
người, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Một số nghiên cứu cho thấy
bất bình đẳng thu nhập càng cao càng có thể khiến trẻ em các gia đình có thu nhập
thấp khơng có cơ hội phát huy hết tiềm năng của chúng. Mức sống thấp cho thu
nhập, nghèo đói là nguyên nhân trực tiếp cản trở cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em.
Thống kê chỉ ra: Tỷ lệ dân số 5 tuổi trở lên ở nhóm nghèo nhất chưa bao giờ đến
trường gấp gần 11,5 lần so với nhóm giàu nhất (16.2% và là 1.4%). Nhóm có thu nhập
thấp có tỷ lệ đi học thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước đối với cả bậc trung học cơ
sở và trung học phổ thông: 84% đối với giáo dục trung học cơ sở và 48% đối với giáo
dục trung học phổ thông (năm 20069 ). Tình trạng này khơng chỉ giảm khả năng dịch
chuyển xã hội mà cịn giảm tốc độ phát triển của tồn bộ nền kinh tế. Bất bình đẳng
gây ra sự ganh tị, bất hạnh và xung đột xã hội. Bất bình đẳng kinh tế càng tăng thì
càng làm giảm bình đẳng cơ hội cho thế hệ sau, tạo nên một vòng luẩn quẩn..
Nhưng người ngheo trong các bưa ăn thương không đam bao năng lương, dân
đên thiêu chât dinh dưỡng va suy dinh dưỡng. Trong hoan canh ngheo đoi thi ngươi
ngheo, hô ngheo, luôn phai vât lôn vơi cuôc sông đê mưu sinh, biêu hiên rât ro la
trong bưa ăn. Thông thương 3/4 hoăc 4/5 thu nhâp cua ho co đươc chi cho lương
thưc, thưc phâm, nhưng bưa ăn cua ho rât đơn điêu, chu yêu la ngu côc, săn khoai,
rau măm. Nếu như trong bữa ăn của họ có được mơt it thit, ca thì được xem la thưc

phâm cao câp nhưng rât it khi ho co đươc. Vơi điêu kiên ăn uông như vây, đa sô


12

ngươi ngheo đêu bi thiêu dinh dưỡng, năng lương, sưc lưc bi suy kiêt, kêt qua lao
đông giam sut, kha năng chông bênh tât kem, sư phat triên vê thê lưc, tri lưc, nhât la
tre em bi suy giam, thiêu nhưng điêu kiên cơ ban trong hoc tâp. Ngoai viêc lo ăn,
ngươi ngheo it co điêu kiên vươn lên đê đat đươc nhưng yêu câu khac, đăc biêt la
nhu câu hương thu văn hoa tinh thân, hoăc nhưng nhu câu nay bi căt giam tơi mưc tôi
đa hoăc hâu như không co.
Như vậy, đảm bảo công bằng xã hội sẽ tăng cơ hội cho người nghèo tiếp nhận
được y tế , giáo dục .Phát triển thể chất con người cũng là cơ sở quan trọng để tăng
cường năng lực tiếp thu kiến thức. Sức khỏe tốt, tuổi thọ cao cho thấy mức độ cải
thiện chất lượng cuộc sống của con người.Đảm bảo công bằng xã hội không những
không làm chậm q trình phát triển kinh tế mà bên cạnh đó trực tiếp tạo cơ hội cho
nhóm thu nhập thấp nâng cao chất lượng cuộc sống , đẩy nhanh quá trình phát triển
chung
2.5. Phân phối thu nhập từ người giàu sang người nghèo là cần thiết và nó khơng
ảnh hưởng tới tính hiệu quả của nền kinh tế
Thực tế khơng có gì để chứng tỏ những người giàu ở các nước đang phát triển
có xu hướng tiết kiệm phần lớn thu nhập của bản thân để đầu tư vào nền kinh tế.
Ngược lại, những người giàu có ở các nước đang phát triển thường sử dụng một
phần lớn thu nhập để tiêu dùng hàng hóa xa xỉ hay đầu tư vào vàng, ngoại tệ, đất
đai... - những loại đầu tư không đóng góp gì cho tăng trưởng sản xuất của nền kinh
tế. Chính vì vậy, phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo là cần thiết và
nó khơng ảnh hưởng tới tính hiệu quả của nền kinh tế.
Có thể thấy, Khi lướt Facebook hay tiktok hoặc bất kỳ nền tảng xã hội nào thì
chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những bài viết, những video về những người nổi
tiếng sẵn sàng chi ra số tiền lớn để sở hữu được những món đồ xa xỉ từ những chiếc

bát ăn uống 5-10 triệu đồng, những chiếc túi giá trị hàng trăm triệu đồng đến những
siêu xe, biệt thự hàng tỷ đồng. Tuy nhiên đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Theo
tính tốn của Cơng ty nghiên cứu thị trường Statista, dung lượng thị trường hàng xa xỉ
tại Việt Nam đạt khoảng 976 triệu USD trong năm 2021 và thị trường này dự kiến


13

sẽ tăng trưởng 6.67% trong giai đoạn 2021-2025. Nhận thấy tiềm năng của thị trường
Việt Nam về mặt hàng này, các hãng hàng nổi tiếng trên thế giới đã ồ ạt đầu tư vào thị
trường Việt Nam trong thời gian qua. Khơng chỉ những cái tên đình đám của thời
trang, siêu xe mà cịn các ơng lớn của ngành đồng hồ, trang sức cao cấp như: Patek
Philippe, Hublot, Hermes, Cartier, Rolex… Họ cũng vô cùng hào hứng với thị trường
Việt Nam. Lượng tiêu thụ các mặt hàng xa xỉ lớn như vậy nhưng lại có đóng góp ít vào
tăng trưởng sản xuất của nền kinh tế. Hơn thế nữa, việc tiêu thụ các mặt hàng xa xỉ
nhập khẩu của nước ngồi có thể dẫn tới tình trạng nhập siêu của nền kinh tế. Ví dụ
như vào năm cuối năm 2010 tại Việt Nam, các mặt hàng xa xỉ, đắt tiền nhập khẩu,
theo số liệu của Tổng cục Thống kê lên tới 10 tỷ USD. Và nếu so sánh với mức nhập
siêu 12,6 tỷ USD, thì con số 10 tỷ USD người dân bỏ ra tiêu xài hàng ngoại vô cùng
đáng lo ngại. Hàng xa xỉ đang khiến nhập siêu tăng cao, đồng thời không mang lại giá
trị gia tăng cho nền kinh tế cũng như làm hao tổn nguồn lực ngoại tệ của đất nước.
Ngoài ra, Các đại gia bất động sản Việt Nam chủ yếu làm giàu nhờ sự chênh lệch
khi thu hồi đất giá rẻ của dân rồi đầu tư xây dựng và bán với giá cao gấp vài chục lần..
Nói cách khác là đại gia bất động sản Việt Nam gom tiền của dân Việt Nam, lấy đất
của người nghèo để bán cho người giàu. Trong khi đó các dự án nhà ở xã hội cho cơng
nhân, người lao động, thì cịn rất hạn chế. Thực tế cho thấy, giá cả bất động sản của
Việt Nam bị đẩy giá quá cao khiến những người có nhu cầu thực về nhà ở khó có thể
sở hữu cho mình được chỗ ở mong muốn, về lâu dài sẽ tạo ra nhiều hệ lụy và sự
chênh lệch giàu nghèo. Và một khi mà người dân chưa có nhà ở thì họ không thể ổn
định yên tâm công tác, làm việc góp phần phát triển kinh tế.

Tuy nhiên chúng ta khơng thể phủ nhận việc giá nhà đất tăng cao kéo theo các
dịch vụ việc làm phát triển. Nhưng nhìn vào khía cạnh khác đó là điều cực kỳ bất lợi
cho nền kinh tế khi nó làm gia tăng chi phí các kho bãi, mặt bằng, nhà xưởng, văn
phòng… kéo theo giá cả của các loại hàng hóa. Ngồi ra, giá đất tăng làm tăng chi phí
đền bù , gây thách thức cho việc quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng cũng như đối với
các chủ đầu tư muốn thành lập các khu công nghiệp mới hoặc chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nơng nghiệp sang cơng nghiệp. Từ đó có thể làm trực tiếp hoặc gián tiếp
chậm trễ tiến độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.


14

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN QUAN ĐIỂM GIỮA HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ
HỘI KHÔNG MÂU THUẪN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Quan điểm của Đảng
Quan điểm của Đảng ta, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến Đại hội XIII
mới đây đã được bổ sung và phát triển ngày càng hồn chỉnh, có thể tóm tắt như sau:


15

Hiệu quả kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu và
trong suốt q trình thực hiện các kế hoạch phát triển. Cơng bằng xã hội phải thể
hiện cả ở khâu phân phối tư liệu sản xuất, cả ở khâu phân phối kết quả sản xuất; tạo
điều kiện để mọi người có cơ hội phát triển và phát huy tốt năng lực của mình.
Sử dụng nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu
quả kinh tế là chủ yếu; kết hợp phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực,
phân phối thơng qua phúc lợi xã hội; thực hiện điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi hợp
pháp của người lao động.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đơi với việc tích cực xóa đói, giảm nghèo,

thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống giữa các vùng, các dân
tộc, các tầng lớp dân cư.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; uống nước, nhớ nguồn, đền ơn,đáp
nghĩa, nhân hậu, thủy chung.
Các chính sách xã hội đều phải giải quyết theo tinh thần xã hội hóa; trong đó
Nhà nước đóng vai trị nịng cốt; động viên tồn dân, các doanh nghiệp, các tổ chức,
cá nhân, cộng đồng quốc tế tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.
Mới đây nhất, Văn kiện Đại hội XI đã khẳng định lại một lần nữa rằng:“Thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là một chủ
trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã
hội chủ nghĩa. Tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập; khắc
phục những bất hợp lý về tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh
tế - xã hội của đất nước. Bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng,
linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đ ỡỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối
tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình xóa đói,
giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; huy động mọi nguồn
lực xã hội cùng Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho những
người và gia đình có cơng với cách mạng. Nâng cao chất


16

lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em…”
3.2. Những thành tự đạt được trong quá trình phát triển kinh tế gắn với công bằng
xã hội
Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Việt Nam đã ghi nhiều dấu ấn
trong giai đoạn 2016-2020. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2019
đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021).

Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là
một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới với
GDP đạt 2,91%.
Sang năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi
lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng
điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, GDP năm 2021 ước tính tăng 2,58% so
với cùng kỳ năm trước là một thành công lớn của nước ta trong việc phịng chống
dịch bệnh, duy trì sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu
của Việt Nam năm 2021 tăng trưởng ngoạn mục, đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, trở thành
điểm sáng của nền kinh tế, đưa nước ta vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương
mại quốc tế (Tổng cục Thống kê, 2020-2021a).
Bên cạnh những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế, thì những chỉ số thể
hiện sự cơng bằng xã hội cũng được thể hiện rất rõ như sau:
- Chính sách giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo đạt được nhiều

thành quả tích cực, đã góp phần quan trọng bảo đảm tỷ lệ cao dân số từ 15 tuổi trở
lên có việc làm (trên 77%) và giảm nghèo bền vững. Trong 10 năm qua (2011-2020),
nước ta luôn duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp (2%-3%) và thuộc nhóm các quốc
gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Thu nhập bình quân của người lao động
được cải thiện, tăng bình quân 8,7%/năm trong giai đoạn 2013-2018. Tỷ lệ hộ nghèo
(theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) của cả nước giảm từ 9,88% cuối năm 2015
xuống còn 2,75% vào cuối năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng
bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu


17

vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3%-4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc
thiểu số giảm bình quân 4%/năm (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021).
- Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã mở rộng cơ hội tham gia, thụ


hưởng của người dân, thu hút người lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng nhanh, đặc biệt bảo hiểm y tế cả nước có 87,96
triêu ngươi tham gia, chiếm 90,85% dân số vào năm 2020, cơ bản bao phủ tồn dân
(Nhóm PV, 2021).
- Cơng tác trợ giúp xã hội cho người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, từng bước

chuyển sang hướng tiếp cận dựa trên quyền con người, lấy con người là trung tâm
góp phần ổn định cuộc sống cho các đối tượng yếu thế. Ví dụ, những chính sách trợ
giúp xã hội đột xuất hỗ trợ kịp thời người dân bị rủi ro do thiên tai bão lụt, hạn hán,
rét đậm, rét hại, cứu đói giáp hạt và nhân dịp Tết Nguyên đán hằng năm... Đặc biệt,
trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, theo Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội, tính đến ngày 15/12/2021 tổng kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương đã
hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 01/7/2021; Nghị quyết số 86/NQ-CP, ngày
06/8/2021 và Nghị quyết số 126/NQ-CP, ngày 08/10/2021 của Chính phủ; Quyết định
số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ là gần 31,4 nghìn tỷ
đồng cho 28,8 triệu lượt người và 337,9 nghìn đơn vị sử dụng lao động/hộ kinh
doanh. Bên cạnh đó, theo Nghị quyết số 116/NQ-CP, ngày 24/9/2021 của Chính phủ
đã hỗ trợ 37,5 nghìn tỷ đồng cho gần 22,3 triệu lượt người và 363,6 nghìn đơn vị sử
dụng lao động/hộ kinh doanh. Tính đến ngày 23/12/2021 đã hỗ trợ gần 149,1 nghìn
tấn gạo cho 2,5 triệu lượt hộ với gần 9,9 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói do giáp hạt,
ảnh hưởng dịch bệnh và thiên tai (Tổng cục Thống kê, 2021a). Những trợ giúp đó
khơng chỉ tạo điều kiện cho những hồn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch Covid-19,
mà cịn tạo nên sự cơng bằng tương đối trong cộng đồng lúc hoạn nạn, thể hiện tính
tương thân của dân tộc, tính ưu việt của chế độ.
- Hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu được chú trọng đầu tư, phát

triển, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và thụ hưởng, được thể hiện
trong việc phổ cập giáo dục; chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây
dựng hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào



18

dân tộc thiểu số; chương trình nhà ở cho các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn
thương, cho cơng nhân khu công nghiệp; mạng lưới cấp nước sạch nông thôn; hệ
thống thông tin truyền thông cơ sở… được triển khai hiệu quả.
- Tài chính cho an sinh xã hội được tăng cường, trong đó ngân sách nhà nước

giữ vai trị chủ đạo và phát huy sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp, người dân và
cộng đồng xã hội như thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng; chi
thực hiện an sinh xã hội; chương trình tín dụng ưu đãi… đã góp phần hiện thực hóa
quan điểm lấy con người là trung tâm và khơng ai bị bỏ lại phía sau trong q trình
phát triển. Báo cáo phát triển con người của Chương trình phát triển của Liên hợp
quốc (UNDP) xác nhận chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam ngày càng tiến bộ
và đến nay được xếp vào “nhóm nước có thứ hạng cao” trong nhóm nước có mức
phát triển con người trung bình. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định “Chính sách xã hội
đúng đắn, công bằng là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân
dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
- Nỗ lực đảm bảo bình đẳng giới thơng qua các luật, chiến lược và chính sách về

bình đẳng giới, điển hình là Hiến pháp; Luật Bình đẳng giới; Luật Lao động; Luật Bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa
và nhỏ; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Chiến lược quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2011-2020; Đề án Phịng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động quốc gia
Phịng chống bạo lực gia đình 2014-2020; Đề án Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia
đình tại khu vực nông thôn Việt Nam 2015-2020; Kế hoạch hàng năm thực hiện giảm
thiểu tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; Đề

án Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025...
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, bình đẳng giới ở Việt Nam đã được thể
hiện trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị cho tới kinh doanh và văn hoá-xã hội. Tỷ lệ
phụ nữ Việt Nam tham gia vào Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021 đạt 26,72%, tăng hơn
nhiệm kỳ trước tới 2,62%. Tỷ lệ đại biểu nữ tham gia vào Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
tăng từ 21,57% trong nhiệm kỳ 1999-2004 lên 26,54%, cấp huyện đạt 27,85%, cấp xã


19

cũng tăng mạnh lên 26,59% vào nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2016-2021. Ngồi ra, tính đến hết
tháng 8/2017, có 12/30 bộ, ngành có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Trong khu vực Châu ÁThái Bình Dương, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt
trên 25%. Lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội là nữ
(Quốc hội khóa XIV).
- Phát triển con người được Việt Nam đặc biệt chú trọng thông qua giáo dục và

đào tạo với việc xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Điều này được
thể hệ thông qua hệ thống các luật, chiến lược và chính sách phát triển, điển hình là
Luật Giáo dục; Luật Giáo dục nghề nghiệp; Luật Dạy nghề; Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Chiến lược phát
triển giáo dục 2011-2020; Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020; Chiến
lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Chiến lược phát triển nhân
lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 Nghị định số 20/2014/NĐ-CP của Chính phủ về phổ
cập giáo dục, xóa mù chữ; Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục
giai đoạn 2016-2020; Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Đề
án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020; Đề án Xóa mù chữ đến năm 2025...
Với mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở
lên trên cả nước đã tăng rõ rệt qua các thập niên vừa qua và đến năm 2016 đạt 95%,
tăng hơn 7% so với năm 1989. Điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc
thực hiện các chương trình về xóa mù chữ. Năm 2016, ước tính tỷ lệ nam giới biết

chữ là 96,6% trong khi tỷ lệ này ở nữ giới đã lên tới 93,5% và dự kiến đến năm 2030,
khoảng cách này sẽ càng thu hẹp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cũng có xu hướng
tăng đều qua các năm. Như vậy, tăng trưởng kinh tế đã được song hành với sự cải
thiện về vốn con người trong thời gian qua.
- Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong

việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Theo đó, chỉ số Phát triển con người
(HDI) của Việt Nam tiếp tục cải thiện trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, HDI năm
2016 đạt mức 0,682 và tăng lên 0,706 năm 2020 tức là từ nhóm trung bình lên nhóm
có HDI cao của thế giới. Các chỉ số thành phần cũng có bước cải thiện đáng kể, đơn cử
như chỉ số sức khỏe tăng từ 0,822 năm 2016 lên 0,826 năm 2020. Chỉ số giáo dục


20

tăng tương ứng từ 0,618 lên 0,640 và chỉ số thu nhập tăng tương ứng từ 0,624 lên
0,664 (Thúy Hiền, 2021).
Mới đây, theo tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội New Economics Foundation
(NEF) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, Việt Nam là quốc gia có chỉ số Hành tinh
hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới và đứng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Với chỉ số HPI là 40,3 và tuổi thọ trung bình 75,5, Việt Nam là nước châu Á
duy nhất nằm trong 10 nước đầu bảng được khảo sát (Nguyễn Hoàng Mộng Nam,
2021).
3.3. Giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả kinh tế gắn với công bằng xã hội
Để tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội và phát triển bền vững,
cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về
phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong điều kiện mới. Xác
định tiến bộ và công bằng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế, kinh
tế chỉ phát triển nhanh và bền vững khi coi trọng phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ

và công bằng xã hội và đặt con người là trung tâm của sự phát triển.
Tiến bộ và công bằng xã hội cần được tập trung trong phát triển văn hóa, con
người. Do đó, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, con người Việt Nam phát triển tồn
diện. Xây dựng mơi trường văn hóa, đạo đức lành mạnh; ngăn chặn sự xuống cấp về
văn hóa, đạo đức; xây dựng các cơ chế, chính sách để gắn kết chặt chẽ xây dựng văn
hóa với thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội; phát triển văn hóa với phát triển kinh
tế - xã hội.
Thứ hai, tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, đặc biệt là
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về phát triển kinh tế, văn
hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội thanh cac chính sách, pháp luật cua Nha
nươc, xử lý hài hịa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị với phát triển văn hóa; khắc phục tình trạng chạy theo lợi ích kinh tế, khơng
quan tâm đúng mức các giá trị văn hóa. Thực hiện tốt quan điểm kết hợp hài hòa giữa
tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội


21

ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Mỗi chính sách phát triển kinh tế
phải hướng tới phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội. Quản lý
phát triển xã hội phải tập trung vào việc xây dựng mơ hình phát triển xã hội hợp lý,
không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
Thứ ba, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu tồn diện các mơ
hình tăng trưởng kinh tế hiệu quả phù hợp với điều kiện hiện nay, có thể nghiên cứu
đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế theo hướng chuyển nền kinh tế phát triển theo
chiều rộng sang chiều sâu. Cần đổi mới quy hoạch phát triển ngành, nghề trọng điểm,
tập trung phát triển các ngành có sản phẩm giá trị cao, tăng cường đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật hiện đại, nghiên cứu triển khai áp dụng mạnh mẽ mơ hình tăng
trưởng xanh, thực tế đây là mơ hình mà các quốc gia phát triển đã áp dụng. Kết hợp
tối đa các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhà nước cần tăng

cường công tác quy hoạch sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của
quốc gia một cách tối ưu nhất, nghiên cứu đổi mới tạo môi trường, thể chế sản xuất,
kinh doanh đồng bộ, lành mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng thuận lợi thơng
thống, cơng khai, minh bạch để thu hút đầu tư định hướng tổ chức bộ máy và
phương thức hoạt động của Chính phủ trở thành nền hành chính phục vụ các doanh
nghiệp và đối tác đầu tư các cơ quan hữu quan cần tạo ra một mơi trường mà ở đó
chủ thể trong nền kinh tế cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng, phải lấy thị
trường làm căn cứ để phân bổ nguồn lực vốn có hiệu quả, đảm bảo cho mọi chủ thể
có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận các điều kiện, nguồn lực và tư cách pháp lý
phải tạo lập được mơi trường cạnh tranh bình đẳng cơng bằng về cơ hội cho mọi chủ
thể trong nền kinh tế.
Thứ năm, tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo công
bằng xã hội kết hợp theo hướng mỗi chính sách phải gắn với mục tiêu phát triển bền
vững, cơng bằng xã hội, mỗi chính sách ban hành phải dựa trên những cơ sở pháp lý
và khoa học có tính đến các yếu tố văn hóa và truyền thống và thực hiện được mục
tiêu phát triển bền vững không đánh đổi tăng trưởng lấy tác động tiêu cực đến xã hội
và cuộc sống của người dân.


22

Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế phải gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi để tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các
giai đoạn tiếp theo của mỗi quốc gia việc tái tạo sức lao động và nâng cao chất lượng
nhân lực là vấn đề cấp thiết mỗi quốc gia đều phải tiến hành. Để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững thì cần thiết
phải vào cuộc của mỗi bộ, ban, ngành nhìn chung cần tiến hành từ thay đổi nhận thức
đến thực hiện các giải pháp cụ thể và tập trung vào việc đổi mới triết lý, nhận thức
của hệ thống giáo dục đào tạo, cập nhật đổi mới nội dung giáo dục đào tạo theo yêu

cầu của tình hình sử dụng lao động trong nước và hội nhập, tiêu chuẩn hóa các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡỡng tay nghề, bồi dưỡỡng kỹ năng với những tiêu chí chất lượng phù
hợp, đào tạo người lao động có khả năng thích ứng tốt với cơ chế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Thứ bảy, xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức lành mạnh; ngăn chặn sự
xuống cấp về văn hóa, đạo đức; xây dựng các cơ chế, chính sách để gắn kết chặt chẽ
xây dựng văn hóa và phát triển con người; phát triển văn hóa với phát triển kinh tế xã hội; phát triển và ứng dụng khoa học, cơng nghệ; phát huy vai trị của thơng tin
truyền thơng; phát triển, hồn thiện, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa; thu hẹp
khoảng cách chênh lệch về hạ tầng văn hóa giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng
và miền núi, vùng sâu, vùng xa; giảm sự chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa giữa
các giai tầng, các nhóm xã hội.


23

KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng, hiệu quả kinh tế và cơng bằng xã hội có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, là điều kiện, tiền đề của nhau và khơng hề mâu thuẫn với nhau.
Trong đó, hiệu quả kinh tế là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện, phát triển
và đảm bảo công bằng xã hội.
Thực tế cho thấy, kinh tế có hiệu quả thì mới có thể xóa bỏ được những biểu
hiện bất bình đẳng và bất công xã hội đã từng tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử các
dân tộc (chẳng hạn vấn đề bóc lột giai cấp, bất bình đẳng nam nữ, bất bình đẳng dân
tộc, sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng dân cư…) và phát triển công bằng xã
hội lên một trình độ mới cao hơn. Tất nhiên, trong điều kiện kinh tế thiếu thốn vẫn có
thể và phải thực hiện công bằng xã hội ở một mức độ nhất định, nhưng công bằng
trong điều kiện như vậy chỉ nặng về phía bình qn,là cơng bằng ở trình độ thấp,
chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của trật tự cũ.
Để thực hiện hiệu quả kinh tế một cách bền vững, các nhà xã hội học thường
nhấn mạnh vấn đề công bằng xã hội - một trong những yếu tố nội sinh của hiệu quả

kinh tế. Công bằng xã hội là một động lực phát triển kinh tế - xã hội, bởi vì cơng bằng
xã hội là yếu tố có tác động trực tiếp đến lợi ích của chủ thể hoạt động. Do đó, nó
kích thích tính năng động sáng tạo của mọi thành viên xã hội, huy động các nguồn
nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài nước vào việc phát triển kinh tế. Có cơng bằng
xã hội, người lao động mới phát huy hết nhiệt tình và khả năng lao động, không
ngừng nâng cao năng suất lao động để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất
lượng cao. Có cơng bằng xã hội, các nhà kinh doanh mới chịu bỏ vốn, chấp nhận rủi


24

ro để đầu tư cho sản xuất. Công bằng xã hội là một trong những điều kiện quan trọng
đảm bảo tăng hiệu quả tế một cách ổn định lâu dài, theo hướng tiến bộ xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Từ sách, bài báo, nghiên cứu
1. Giáo trình kinh tế cơng cộng

Từ trang Web
1. />
te-va-cong-bang-xa-hoi.htm
2. />
de-dat-ra-va-de-xuat-giai-phap-21288.html
3. />
phat-trien-kinh-te-di-doi-voi-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi.aspx
4. />
thuc-hien-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay.html\
5. />
cong-bang-xa-hoi.htm



×