Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa BC15 trên địa bàn xã nga vịnh, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóađánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa BC15 trên địa bàn xã nga vịnh, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.14 KB, 71 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa BC15 trên địa bàn xã
Nga Vịnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô
giáo ThS. Đặng Thị Bích Huệ, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế & PTNT - Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4
năm học tập, một hành trang quý báu để tôi tự tin bước vào cuộc sống.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ủy Ban Nhân Dân xã Nga Vịnh
và toàn thể bà con nhân dân trong toàn xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình điều tra thu thập số liệu, tìm hiểu tại địa phương.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng
hộ, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện
khóa luận.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
công trong sự nghiệp trồng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã Nga Vịnh năm 2013 17
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Nga Vịnh qua 3 năm 2011
- 2013 19
Bảng 3.3. Diện tích trồng cây hàng năm của xã Nga Vịnh qua 3 năm 2011 –
2013 20
Bảng 3.4. Tình hình dân số và lao động của xã Nga Vịnh qua 3 năm 2011 –


2013 25
Bảng 3.5. Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng sản xuất lúa thuần
BC15 của xã Nga Vịnh qua 3 năm 2011-2013 40
Bảng 3.6 Tình hình giá lúa của xã Nga Vịnh qua 3 năm 2011 -2013 41
Bảng 3.7. Một số thông tin chung về các hộ điều tra 42
Bảng 3.8 Diện tích và cơ cấu giống lúa thuần BC15 gieo cấy của các hộ điều
tra năm 2013 43
Bảng 3.9 Năng suất và sản lượng lúa thuần BC15 năm 2013 44
Bảng 3.10. Bảng ngày công và chi phí lao động 45
Bảng 3.11. Mức phân bón cho sản xuất lúa thuần BC15 theo điều kiện của hộ
gia đình 48
Bảng 3.12. Chi phí bình quân sản xuất lúa thuần BC15 qua điều kiện kinh tế
49
Bảng 3.13. Kết quả - Hiệu quả sản xuất lúa thuần BC15 qua điều kiện kinh tế
50
Bảng 3.14. Chi phí cho sản xuất lúa thuần BC15 qua khả năng tiếp cận Khoa
học kỹ thuật 52
Bảng 3.15. Kết quả - Hiệu quả sản xuất lúa thuần BC15 qua khả năng tiếp
cận KHKT 52
Bảng 3.16. Chi phí bình quân sản xuất lúa thuần BC15 theo mùa vụ 54
Bảng 3.17. Kết quả - Hiệu quả sản xuất lúa thuần BC15 theo mùa vụ 56
Bảng 3.18. Năng suất và sản lượng lúa Khang dân 57
Bảng 3.19. Chi phí bình quân cho sản xuất lúa Khang dân theo mùa vụ 58
Bảng 3.20. Kết quả - Hiệu quả sản xuất của giống lúa Khang dân theo mùa
vụ 59
Bảng 3.21 Kết quả - Hiệu quả sản xuất của giống lúa thuần BC15 và giống
lúa Khang dân theo mùa vụ 60
DANH MỤC CẤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ kênh tiêu thụ lúa tại xã Nga Vịnh năm 2013 42

Hình 3.2: Sơ đồ nguồn cung cấp giống lúa thuần BC15 47
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
CPBQ : Chi phí bình quân
CC : Cơ cấu
DT : Diện tích
ĐVT : Đơn vị tính
GO/IC : Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian
GO/L : Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động
GO/TC : Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí
HQKT : Hiệu quả kinh tế
HQSX : Hiệu quả sản xuất
KQ - HQ : Kết quả - Hiệu quả
MI/IC : Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian
MI/L : Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động
MI/TC : Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí
NN : Nông nghiệp
NSBQ : Năng suất bình quân
Pr/IC : Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian
Pr/L : Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động
Pr/TC : Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí
SL : Sản lượng
TB : Trung bình
TSCĐ : Tài sản cố định
TM – DV : Thương mại – dịch vụ
UBND : Ủy ban nhân dân
VA/IC : Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian
VA/TC : Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí
VA/L : Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động
MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC vi
Trang vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2
3.1 Trong học tập 2
3.2 Trong thực tiễn 2
4. Những đóng góp mới của đề tài 2
5. Bố cục của khóa luận 3
CHƯƠNG 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về giống lúa BC15 tại địa phương 7
1.2 Cơ sở thực tiễn 8
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới năm 2013 8
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2013 10
CHƯƠNG 2 12
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 12
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 12
2.2. Nội dung nghiên cứu 12
2.3. Câu hỏi nghiên cứu 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu 13
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 13
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 13

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 13
2.4.4. Phương pháp so sánh 13
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 13
2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất của hộ 13
2.5.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả 14
CHƯƠNG 3 16
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 16
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 16
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 19
3.2. Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ giống lúa BC15 trên địa bàn xã
Nga Vịnh 40
3.2.1. Tình hình sản xuất 40
3.2.2. Tình hình tiêu thụ 41
3.3. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh giống lúa BC15 tại xã Nga Vịnh 42
3.3.1. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu 42
3.3.2. Chi phí cho sản xuất giống lúa thuần BC15 tại xã Nga Vịnh năm 2013
45
3.3.3. Kết quả điều tra giống lúa thuần BC15 qua điều kiện kinh tế 49
3.3.4. Kết quả điều tra giống lúa thuần BC15 qua tiếp cận Khoa học kỹ thuật
51
3.3.5. Kết quả điều tra giống lúa thuần BC15 theo mùa vụ 54
3.3.6. Chi phí và Kết quả - Hiệu quả sản xuất của giống lúa Khang Dân theo
mùa vụ 57
3.3.7. So sánh Kết quả - Hiệu quả sản xuất lúa BC15 và Khang Dân theo mùa
vụ 60
3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất lúa BC15 61
3.4.2 Khó khăn 61
CHƯƠNG 4 63
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ

GIỐNG CHO GIỐNG LÚA BC15 TẠI XÃ NGA VỊNH, HUYỆN NGA
SƠN, TỈNH THANH HÓA 63
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu 63
4.1.1. Quan điểm 63
4.1.2. Phương hướng 63
4.1.3. Mục tiêu 63
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
BC15 63
4.2.1. Kỹ thuật 63
4.2.2. Nâng cao chất lượng 64
4.2.3 Khí hậu, thời tiết 64
4.2.4. Giải pháp về giống và phân bón 65
4.2.5. Giải pháp về thông tin 65
KẾT LUẬN 66
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, tới hơn 70% dân số sống dựa vào
nông nghiệp, vì vậy nông nghiệp và nông thôn là vấn đề thời sự luôn được
các cấp, các ngành quan tâm.
Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta đã có những
chuyển biến rõ rệt, đây là nền tảng góp phần quan trọng trong chiến lược xóa
đói giảm nghèo. Với một nước đi lên từ nền nông nghiệp nghèo nàn, luôn
trong tình trạng thiếu lương thực, chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu
hàng đầu thế giới về lúa gạo. Thành quả này không chỉ nhờ vào chính sách
chỉ đạo của Đảng, nhà nước mà còn nhờ vào khả năng ứng dụng, tìm kiếm kỹ
thuật, mô hình sản xuất mới của người nông dân trên khắp cả nước. Người
dân Việt Nam đã không ngừng tiếp thu và ứng dụng các loại giống cây trồng,
vật nuôi mới. Họ đã thử nghiệm và chấp nhận các loại giống mới có hiệu quả
kinh tế cao, đối với ngành lúa gạo Việt Nam việc đưa nguồn giống mới vào
sản xuất đã giúp cho người nông dân tự tin hơn với sản phẩm của mình trên

con đường xuất khẩu lúa gạo trên thế giới [11].
Xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một xã đông dân cư,
tương đối phát triển về kinh tế hơn nữa xã có diện tích đất nông nghiệp khá
lớn, lại có hệ thống sông ngòi chảy qua, là điều kiện rất thuận lợi để canh tác
lúa nước. Với điều kiện thuận lợi như vậy, nhưng người dân địa phương vẫn
còn trăn trở trong việc chọn giống lúa thích hợp để đưa vào sản xuất. Đó là
làm sao chọn được loại giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, kháng
sâu bệnh tốt lại cho hiệu quả kinh tế cao. Trong các nhóm giống mà người
dân đang canh tác, BC15 là giống lúa thuần hiện đang được sản xuất khá phổ
biến ở vùng này bởi năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa thuần BC15
hơn hẳn các loại giống lúa khác vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiệu quả kinh tế của giống lúa BC15 trên địa bàn xã Nga Vịnh, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
1
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
- Tìm hiểu đặc điểm, thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế
về giống lúa thuần BC15 của các hộ gia đình tại xã Nga Vịnh, huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn và phương hướng phát triển
của giống lúa đó nhằm cải thiện đời sống của các hộ trên địa bàn toàn xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Nga Vịnh, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của
giống lúa BC15 của các hộ trên địa bàn xã.
- Phân tích được các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi so sánh giữa giống
lúa thuần BC15 và giống lúa Khang Dân để thấy được hiệu quả của việc sử
dụng giống lúa thuần BC15
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho giống lúa

BC15 tại địa bàn nghiên cứu
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1 Trong học tập
- Nâng cao kiến thức về sản xuất nói chung cũng như những kiến thức
thực tiễn ở lĩnh vực nông nghiệp. Có cách đánh giá nhìn nhận bao quát về tình
hình phát triển của địa phương.
- Củng cố kiến thức đã được học, được nghiên cứu. Rèn luyện những
kỹ năng cần thiết cho bản thân.
- Rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
3.2 Trong thực tiễn
Làm cơ sở cho công tác đánh giá, quy hoạch, lập kế hoạch, nhân rộng
và phát triển loại giống lúa mới để có hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây lúa.
2
- Phân tích và đánh giá được tình hình phát triển giống lúa thuần BC15,
chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây lúa thuần BC15.
- Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển giống lúa thuần BC15
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho giống
lúa BC15 tại xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm đánh giá
Thuật ngữ đánh giá (Evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các
dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra/ lượng giá (assessement) trong
qua trình và kết thúc bằng cách đối chiếu so sánh với những tiêu chuẩn đã
được xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu [7].
1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế trong Nông nghiệp: là tổng hợp các hao phí về lao động
và lao động vật chất hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện
bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao động và
chi phí vật chất bỏ ra. Lúc đó ta phải tình đến việc sử dụng đất đai và nguồn dự
trữ vật chất, lao động, hay nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp (vốn
sản xuất, vốn lao động, vốn đất đai). Nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi phí mà
thực chất là hao phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng các
hoạt động kinh tế. Vì vậy nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế là nâng cao
hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là thước đo, một chỉ tiêu chất lượng, phản
ánh trình độ tổ chức sản xuất, trình độ lựa chọn, sử dụng, quản lý và khả năng
kết hợp các yếu tố đầu vào của sản xuất của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh
cũng như toàn bộ nền kinh tế. Có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng hiệu quả kinh tế và phản ánh lợi ích
chung của toàn xã hội, là đặc lượng của mọi nền sản xuất xã hội .
Theo quy luật mối liên hệ phổ biến và sự vận động phát triển thì mọi hiệu
quả kinh tế của các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau và có
tác động đến hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Song, hiệu quả
kinh tế không đơn thuần là một phạm trù kinh tế chỉ đề cập đến kinh tế tài chính
mà nó còn gắn liền với ý nghĩa xã hội .
Cơ sở của sự phát triển xã hội chính là sự tăng lên không ngừng của lực
4
lượng vật chất và phát triển kinh tế có hiệu quả tăng khả năng tích luỹ và tiêu

dùng không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc gia
Do đó, trong quá trình sản xuất của con người không chỉ đơn thuần
quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách tích
cực và hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh.
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi hình
thái kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh
doanh của con người. Hiệu quả kinh tế là trong quá trình sản xuất kinh doanh
phải biết tiết kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chi
phí, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng
sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy, kết quả sản xuất kinh doanh
cuối cùng cái cần tìm là lợi nhuận. Nhưng, để đạt được mục đích tối đa hoá
lợi nhuận và không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì cần quan tâm đến vấn
đề hiệu quả kinh tế, phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện
mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ
với chi phí để có được những kết quả đó. Hiệu quả kinh tế biểu thị mối tương
quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Do vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội phản
ánh một cách tổng quát dưới góc độ xã hội.
Hiệu quả xã hội biểu thị mối tương quan giữa kết quả sản xuất với các
lợi ích xã hội do sản xuất mang lại. Cùng với sự công bằng trong xã hội, nó
kích thích phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ phát triển sản xuất
mà xã hội ngày càng nâng cao được mức sống của người lao động cả về mặt
vật chất và tinh thần, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm, các mối quan hệ xã hội
được cải thiện, môi trường sống, điều kiện làm việc, trình độ xã hội cũng đều
được nâng lên.
Hiệu quả môi trường: Thể hiện bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng độ
che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm đất, nước, không khí
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng

không thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới
5
hiệu quả kinh tế người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả
môi trường [3].
1.1.1.3 Hộ nông dân, kinh tế hộ.
* Khái niệm hộ
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa
rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Theo Ellis - 1988 thì "hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các
phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản
xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản
được đặc trưng bởi việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với
một trình độ hoàn chỉnh không cao [6].
* Đặc điểm kinh tế hộ
Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy đủ các
yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất. Đó là các nguồn lực sẵn có của nông hộ
như: lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ… Từ các yếu tố sản xuất đó
nông hộ sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội. Do sản xuất
với quy mô nhỏ nên số lượng hàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn. Tư
liệu sản xuất không đầy đủ nên chất lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao.
Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng. Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng
cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra
thị trường bằng cách trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có một số nông hộ chuyên
sản xuất để cung cấp ra thị trường. Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ
là trồng trọt và chăn nuôi. Trước kia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để
cung cấp cho nhu cầu của gia đình họ. Đó là đặc tính tự cung tự cấp của các
hộ nông dân. Nhưng trong quá trình phát triển của đất nước, các hộ nông dân
cũng đã có những bước đổi mới khá quan trọng. Họ đã tiến hành sản xuất
chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là họ

phải hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Do đa số các hộ nông dân đều thiếu tư liệu sản xuất: thiếu vốn, thiếu
đất đai, kỹ thuật nên họ thường đầu tư sản xuất thấp, họ luôn tránh rủi ro.
6
Cũng vì vậy nên hiệu quả kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao.
Chỉ có một số nông hộ mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn, năng suất lao động
cao nên thu nhập của họ cũng khá cao nhưng mức độ rủi ro cũng khá lớn. Đa
số các nông hộ đều chọn cho mình cách sản xuất khá an toàn đó là họ luôn
trồng nhiều loại cây khác nhau trong cùng một thời kỳ hoặc chăn nuôi nhiều
vật nuôi một lúc. Điều này làm cho sản phẩm của họ luôn đa dạng nhưng số
lượng thì không nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc họ tránh được rủi ro, nếu
giá cả hàng hóa này giảm xuống thấp thì còn có hàng hóa khác. Nhưng cách
sản xuất này không mang lại hiệu quả cao cho nông hộ [6].
* Vai trò của kinh tế hộ
Tuy các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn,
năng suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao Nhưng không thể phủ nhận
vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông
dân đã sử dụng những điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống. Điều
đó cũng giải quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội.
Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và
xã hội, kinh tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất
lớn đến với người tiêu dùng. Vì mô hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ,
vốn đầu tư không lớn, công tác quản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản
xuất khác nên kinh tế hộ thường được chọn làm điểm khởi đầu. Mô hình kinh
tế hộ rất phù hợp với những nông hộ có ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm sản
xuất, tư liệu sản xuất còn hạn chế. Nó cũng là tiền đề cho sự phát triển các
loại hình sản xuất khác [6].
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về giống lúa BC15 tại địa phương

* Nguồn gốc
BC15 là giống lúa thuần bản quyền của Tổng Công ty giống cây trồng
Thái Bình, được Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn công nhận là giống
Quốc gia năm 2008.
* Đặc điểm nông học:
- Thời gian sinh trưởng: Ở vụ Xuân 135 - 138 ngày, vụ mùa 110 - 115 ngày.
7
- Đẻ nhánh khỏe; tái sinh mạnh sau thiên tai và dịch bệnh; bông to dài,
số hạt trên bông cao.
- Khả năng thích ứng rộng, có thể gieo cấy được ở các vùng miền trên
cả nước.
- Năng suất trung bình đạt 70 - 75 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 90-
100 tạ/ha.
- Hạt gạo trong, cơm dẻo, ngon, đậm.
* Kỹ thuật gieo trồng
Vụ Đông Xuân gieo 10 - 15/1, cấy khi mạ đạt 3 - 3,5 lá (mạ nền) 4 - 4,5
lá (mạ dược). Vụ mùa gieo 20 - 25/5, cấy khi mạ được 10 - 12 ngày (mạ nền)
15 - 18 ngày (mạ dược). Mật độ 35 - 40 khóm/m2, cấy 2 - 3 dảnh/khóm,
lượng giống cần 40 - 45 kg/ha [1].
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới năm 2013
Tháng 10/2013 chỉ số giá lương thực FAO trung bình đạt 235 điểm
trong 10 tháng đầu năm 2013, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét theo quốc gia, giá gạo tháng 9 năm nay giảm rõ rệt nhất tại Thái
Lan, trong đó giá gạo trắng tiêu chuẩn loại 100% B giảm 9% xuống còn
460USD/tấn. Nhìn chung, giá gạo giảm tại hầu hết các quốc gia, đặc biệt tại
các nước xuất khẩu lớn ở châu Á như Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam.
Phần lớn sự gia tăng về sản lượng lúa gạo năm 2013 trên thế giới là do
sức tăng về sản lượng tại châu Á, đặc biệt là Ấn Độ - nơi mà tình hình sản
xuất đang hồi phục nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tuy nhiên, thiệt hại

do thiếu mưa tại các vùng phía Đông và do cơn bão Phailin hồi đầu tháng 10
đã khiến sản lượng gạo của Ấn Độ giảm 2 triệu tấn xuống còn 106 triệu tấn.
Như vậy, sản lượng gạo của nước này sẽ giảm 1,5% so với mùa vụ năm 2012.
Hầu hết các quốc gia châu Á khác dự kiến đang trong giai đoạn thu hoạch, với
mức sản lượng tăng đáng kể, đặc biệt là tại Bangladesh, Cămpuchia, Hàn
Quốc, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan.
Hầu hết các quốc gia trong khu vực tại châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-
bê sẽ có vụ mùa bội thu nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt là tại Brazil,
8
Guyana, Paraguay và Venezuela. Trong khi đó, tại Bolivia, giá gạo thấp cộng
với điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng gạo nước này được dự báo
giảm 26%.
Tại châu Đại dương, mặc dù điều kiện nuôi trồng không ổn định,
nhưng Australia vẫn đạt được mức sản lượng kỷ lục hơn 10 tấn/ha. Sản lượng
gạo khu vực châu Phi được dự báo sẽ giảm 1% trong năm nay. Sự suy giảm
này chủ yếu là do sản lượng tại Madagascar, nước sản xuất gạo lớn thứ 2
trong khu vực, giảm 21% vì thiếu mưa và nạn dịch châu chấu. Tình trạng
tương tự cũng đang diễn ra tại Benin, Burkina Faso và Senegal.
Tại Italia lượng mưa quá nhiều và nhiệt độ thấp trong mùa hè đã khiến
cây lúa không phát triển. Còn tại Tây Ban Nha, giá gạo giảm đã khiến người
nông dân thu hẹp diện tích trồng lúa.
Sự suy giảm về thương mại gạo thế giới năm 2013 một phần là do sức
mua giảm (8%) tại khu vực Viễn Đông xuống còn 9,6 triệu tấn. Cụ thể, Ấn
Độ và Philippines dự kiến sẽ giảm nhập khẩu do nguồn cung trong nước dồi
dào, phản ánh sự thành công của hoạt động thúc đẩy sản xuất trong khuôn khổ
các chương trình tự cung tự cấp của hai nước này. Hàn Quốc là quốc gia duy
nhất được dự báo vẫn duy trì sản lượng gạo nhập khẩu để bù đắp sự thiếu hụt
trong năm 2012.
Trong số các nước nhập khẩu lớn, Trung Quốc, Malaysia và Nepal vẫn giữ
được mức nhập khẩu của năm 2012. Bangladesh duy trì nhập khẩu gạo ở mức

tối thiểu do các chương trình phân phối công chỉ tập trung vào gạo sản xuất
trong nước. Nhập khẩu gạo tại một số nước châu Phi dự báo giảm 5% xuống
còn 12,9 triệu tấn; đặc biệt giảm mạnh tại Ai Cập, Nigeria và Senegal. Ngược
lại, các nước cận Đông Á lại tăng 6% lượng gạo nhập khẩu, trong đó tập trung
ở Iran, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Xuất gạo thế giới năm 2013 giảm chủ yếu là do xuất khẩu gạo một số
nước như Brazil, Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam giảm mạnh. Chỉ có một số
nước như Ai Cập, Thái Lan, Pakistan, Paraguay và Hoa Kỳ triển vọng xuất
khẩu gạo có thể phục hồi nhẹ. Tuy xuất khẩu giảm, nhưng Ấn Độ dự kiến vẫn
sẽ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2013. Tổ chức FAO cho
9
biết, nước này dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 10,2 triệu tấn gạo; tiếp theo
là Thái Lan và Việt Nam với tổng lượng gạo xuất khẩu là 7 triệu tấn.
Xét trong bối cảnh chung, triển vọng thương mại gạo thế giới năm
2014 vẫn còn nhiều khó khăn. Điều này phần nào phản ảnh sự suy giảm (2%)
nhập khẩu tại một số quốc gia châu Á xuống còn 17,3 triệu tấn, chủ yếu là tại
In-đô-nê-xi-a và Philippines. Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Iran đều được dự báo
sẽ giảm nhập khẩu do nguồn cung trong nước khá dồi dào. Ngoài ra, triển
vọng sản lượng thấp tại Trung Quốc, nhập khẩu gạo có thể tăng nhưng sẽ phụ
thuộc khá nhiều vào mối tương quan giữa giá gạo trong nước và giá gạo nhập
khẩu. Dự báo xuất khẩu gạo sang các nước châu Phi sẽ duy trì ở mức 13 triệu
tấn, tăng mạnh tại các nước Tây Phi như Mali và Nigeria trong khi lạ giảm ở
các nước Nam Phi như Madagascar [8].
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2013
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 12 tăng khoảng 10% so với
tháng trước, và tăng khoảng 5 USD/tấn so với một năm trước. Hiện loại 5%
tấm giá chào ở mức 425-430 USD/tấn, giao dịch ở mức khoảng 415 USD/tấn.
Tính từ đầu năm tới ngày 12/12, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt khoảng
6,3 triệu tấn, giảm khoảng 15% so với một năm trước đó, với kim ngạch trong
11 tháng giảm khoảng 14,53%, do nhu cầu sụt giảm từ các khách hàng Đông

Nam Á. Ngoài ra còn một lượng xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch sang
Trung Quốc, với khối lượng rất khó tính toán chính xác (khoảng 300.000 đến
1,2 triệu tấn). Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam
có thể đạt 6,6 triệu tấn trong năm 2013, giảm 1,1 triệu tấn so với năm ngoái,
do nhu cầu giảm từ Indonesia, Philippine và Malaysia. Đây là 3 thị trường
truyền thống của Việt Nam, với lượng nhập khẩu ổn định ở mức 2/3 tổng
lượng xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm liền. Tuy nhiên năm nay Việt
Nam mất gần như toàn bộ những thị trường này, bởi nguồn cung dồi dào trên
toàn thế giới, và gia tăng ở ngay tại những nước nhập khẩu này. Bên cạnh đó,
các nước nhập khẩu cũng thay đổi phương thức nhập khẩu, từ chỗ nhập theo
các hợp đồng tập trung do hai chính phủ đàm phán chuyển dần sang tư nhân
đấu thầu, tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu lựa chọn nguồn cung cấp giá rẻ.
10
Mặc dù thế giới có nhu cầu xuất khẩu gạo cao và chính sách hỗ trợ giá
lúa gạo của Thái Lan, giá lúa gạo ở Việt Nam vẫn sụt giảm và sức thu mua
kém năng động. Tỷ số hợp đồng trong năm 2013 đã giảm sút rõ rệt ở các thị
trường nhập khẩu gạo truyền thống chính như Indonesia, Philippines và
Malaysia. Trong 9 tháng đầu năm 2013, chỉ có hơn 13% của trọn năm so với
44% của 2011 cùng thời kỳ. Đến giữa tháng 12/2013, Philippines chỉ nhập
362.000 tấn, chiếm 6,6% tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam, giảm đến
67% so với cùng kỳ; Malaysia chỉ mua 453.000 tấn, giảm đến 39% so với
cùng kỳ. Tuy nhiên, Bờ Biển Ngà nhập 564.000 tấn, tăng 18,4%, Ghana nhập
353.000 tấn, tăng 28,4% [9].
Năm qua, Trung Quốc bất ngờ tăng nhập khẩu gạo cả chính ngạch và
tiểu ngạch giúp Việt Nam giải tỏa được số lượng lúa vừa thu hoạch trong các
vụ vừa qua. Trong 9 tháng đầu của 2013, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn
nhất nhập 3 triệu tấn gạo (hơn năm 2012 nửa triệu tấn), trong đó 1,76 triệu tấn
theo chính ngạch và 1,2 triệu tấn theo tiểu ngạch, thị trường Trung Quốc
chiếm tới gần 50% tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên,
việc xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc cũng phát hiện nhiều

rắc rối như việc gian lận thuế xuất khẩu, xù hợp đồng, khó kiểm soát chất
lượng, mua bán thiếu sự ràng buộc chặt chẽ. Cho nên, Việt Nam nên cẩn
trọng hơn, cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc Trung
Quốc quá nhiều về loại thực phẩm này
Kết quả này đã đưa khối lượng xuất khẩu gạo cả năm 2013 đạt 6,61
triệu tấn với trị giá 2,95 tỉ USD. Như vậy, so với cùng kỳ 2012, khối lượng
gạo xuất khẩu giảm 17,4% về khối lượng và giảm 19,7% về giá trị. Giá gạo
xuất khẩu trung bình 11 tháng đầu năm 2013 đạt 441,2 USD/tấn, giảm 3,4%
so với cùng kỳ năm 2012 [10].

11
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh tế giống lúa BC15 của các hộ
gia đình tại xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi không gian
Tiến hành nghiên cứu tại 3 xóm: xóm 8, xóm Vĩnh An, xóm Nghi
Vịnh tại xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2.2. Phạm vi thời gian
Thời gian tiến hành thực tập đề tài từ 1/2014 - 5/2014. Số liệu thu thập
từ năm 2011 - 2013, số liệu điều tra là số liệu của hộ thể hiện năm 2013.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Nga Vịnh, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Tìm hiểu tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ của giống lúa BC15
của các hộ trên địa bàn xã.
- Phân tích được các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của lúa thuần BC15.

- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất giống lúa BC15.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế giống lúa
BC15 tại địa bàn nghiên cứu.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện nay kinh tế nông nghiệp tại xã Nga Vịnh đang phát triển theo
chiều hướng nào?
- Người dân gieo trồng giống lúa BC15 đã đạt được hiệu quả như thế
nào trong năm 2013? Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản
xuất lúa BC15?
- Khó khăn của bà con khi sản xuất giống lúa này gặp phải là gì? Có thể
đưa ra những giải pháp nào để khắc phục? Và giải pháp nào là tốt nhất?
12
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp liên quan đến: Diện tích trồng,
sản lượng, giá cả, công tác khuyến nông, sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật…Tại Ủy ban Nhân dân xã Nga Vịnh; thông tin qua một số sách, báo,
internet có liên quan.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào số lượng, quy mô, diện tích đất trồng lúa thuần BC15, cách
tổ chức sản xuất, xu hướng và tiềm năng về nâng cao hiệu quả kinh tế giống
lúa BC15 ở các xóm trong xã Nga Vịnh. Tôi chọn ra 20 hộ tại xóm 8, 20 hộ
tại xóm Vĩnh An và 20 hộ tại xóm Nghi Vịnh bởi theo điều tra cho tôi thấy
đây là 3 xóm trọng điểm của xã vì có diện tích lớn gieo trồng giống lúa BC15
và Khang dân.
* Điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân
Tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 chủ hộ trong 3 xóm:
Vĩnh An, Nga Vịnh, xóm 8 bằng bảng hỏi đã in sẵn. Bên cạnh đó tôi cũng phỏng

vấn những người cung cấp thông tin chính xác như cán bộ xã, trưởng thôn.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập thông tin, sử dụng phần mềm Excel để tính toán KQ,
HQSX lúa.
2.4.4. Phương pháp so sánh
Tiến hành các thao tác so sánh KQ, HQSX sản xuất 2 vụ lúa: vụ Đông
Xuân và vụ mùa của giống lúa thuần BC15; so sánh giữa giống lúa thuần
BC15 và Khang dân mà người dân canh tác hiện tại.
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất của hộ
- Chỉ tiêu về điều kiện gia đình
- Khả năng tiếp cận khoa học
- Ảnh hưởng của mùa vụ
13
2.5.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả
- Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một
đơn vị diện tích [3].
Năng suất = Sản lượng thu hoạch/Diện tích trồng
- Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất
và dịch vụ do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời
kì nhất định, thường là một vụ hoặc một năm.
GO =


×
n
i
PiQi
1
Trong đó:Qi là sản lượng sản phẩm loại i

Pi là đơn giá sản phẩm loại i
Ý nghĩa:
- Làm căn cứ để đánh giá kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp.
- Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia
tăng, năng suất lao động.
- Chi phí trung gian (IC) ngành nông nghiệp là toàn bộ chi phí vật chất và
dịch vụ thực tế đã chi ra của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và thuần
dưỡng thú, dịch vụ nông nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn [2].
Ý nghĩa:
- Chi phí trung gian ngành nông nghiệp làm cơ sở để tính toán giá trị
gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp.
- Giá trị tăng thêm (VA) là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản
ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị gia
tăng ngành nông nghiệp chính là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí
trung gian của ngành nông nghiệp [2].
Ý nghĩa:
- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành
nông nghiệp. Nó dùng đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp
(tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP)
- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện vai trò của nông nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân.
14
- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp dùng tính toán các chỉ tiêu thống
kê quan trọng khác: như năng suất lao động, thu nhập hỗn hợp (MI), lợi
nhuận (Pr)
VA= GO – IC
Trong đó:GO là tổng giá trị sản xuất
IC là chi phí trung gian
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản
xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích hoặc trên một

công lao động [2].
MI = VA – (A + T + L)
Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp
A là khấu hao tài sản cố định
T là các khoản thuế phải nộp
L là tiền công lao động thuê ngoài (nếu có)
- Lợi nhuận sản xuất (Pr): là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá
trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Pr = MI – L*Pi
Trong đó:MI là thu nhập hỗn hợp
L là lao động gia đình
Pi là chi phí cơ hội của lao động gia đình.
- Hiệu quả tính trên một đồng chi phí trung gian
+ GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian
+ MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian
- Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động
+ MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động
+ GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động
15
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Nga Vịnh là một xã nằm về phía Tây Bắc huyện Nga Sơn, thuộc vùng
chuyên canh trồng lúa nước. Có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Hà Vinh, huyện Hà Trung.
- Phía Tây giáp huyện Hà Trung.
- Phía Đông giáp xã Nga Trường, huyện Nga Sơn.
- Phía Nam giáp xã Ba Đình, huyện Nga Sơn.

Xã được bao bọc sông Hoạt, nên thuận lợi cho giao thông đường thủy.
Xã Nga Vịnh có 2 tuyến đường tỉnh lộ 527A, 527B Bỉm Sơn đi Nga
Sơn dài 1,2km và tuyến đường nhựa Tứ Thôn đi Cống Mộng Giường đi qua
với chiều dài khoảng 3,34km. Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nối liền
giữa Nga Sơn – Bỉm Sơn nên xã Nga Vịnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội [4].
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Xã Nga Vịnh có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm dọc theo sông
Hoạt. Đất đai chủ yếu là đất phù sa thích hợp với việc trồng lúa nước, có điều
kiện trở thành vùng thâm canh lúa cao sản [4].
16
Bảng 3.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã Nga Vịnh năm 2013
(ĐVT: ha)
Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất nông nghiệp tự nhiên 475,39 100
- Tổng diện tích đất nông nghiệp 320,05
67,32
Đất sản xuất nông nghiệp 124,31 26,14
Đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản 191,74 40,33
+ Đất trồng lúa 145,405 30,59
+ Đất bằng trồng cây hàng năm khác 19,54 4,11
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản 26,795 5,64
- Đất phi nông nghiệp 128,15 26,96
Đất ở nông thôn 43,51 9,15
Đất chuyên dùng 61,84 13
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9 1,89
Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 13,8 2,9
- Đất chưa sử dụng 12,03 2,53
(Nguồn: Thống kê xã Nga Vịnh)
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Xã Nga Vịnh nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển (IB) của Thanh
Hóa [4].
Tổng nhiệt độ năm: 8600
0
C, biên độ năm: 12 – 13
0
C, biên độ ngày: 5,5
- 6
0
C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 khoảng 16,5 – 17
0
C, nhiệt độ thấp nhất
tuyệt đối chưa dưới 5
0
C. Nhiệt độ trung bình tháng VII: 29 – 29,5
0
C, nhiệt độ
cao nhất tuyệt đối chưa quá 41
0
C. Có 4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20
0
C,
có 5 tháng nhiệt độ trung bình trên 25
0
C.
Lượng mưa trung bình năm 1600 – 1900 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng
6 đến tháng 10. Lượng mưa phân bố chủ yếu ở các tháng không đều: tháng 9
có lượng mưa lớn nhất (460mm), tháng 1 nhỏ nhất (khoảng 18 – 200mm). Có
lúc mưa tập trung gây úng lụt cục bộ, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp,
ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là vùng chuyên canh cây lúa.

Địa bàn của xã Nga Vịnh được bao bọc bởi sông Hoạt, là nguồn cung
cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp qua các trạm bơm.
3.1.1.4 Tài nguyên
* Tài nguyên đất:
17

×