Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

(TIỂU LUẬN) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất ớt ngọt tại trang trại 36 hatzava vùng arava tại israel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM MINH THÀNH

Tên Đề Tài :
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG SẢN XUẤT ỚT NGỌT TẠI TRANG TRẠI SỐ 36

Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học
tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại tồn bộ lại hệ thống những
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen
với kiến thức khoa học. Qua đó, sinh viên ra trường sẽ hồn thiện hơn
về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm
đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.
Hệ đào tạo
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành
Thái Nguyên ,Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên và trung tâm
Khoa
đào tạo phát triển Quốc Tế
Khóa học
Đã cho em một cơ hội được đi thực tập tại Israel và em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG

Thái Nguyên năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM MINH THÀNH

Tên Đề Tài :
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT ỚT NGỌT TẠI
TRANG TRẠI SỐ 36 HATZAVA,VÙNG ARAVA,
ISRAEL

KHĨA LUẬN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Thị Hồng Gấm



Thái Nguyên năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lại hệ thống những kiến thức đã
học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với kiến thức khoa
học. Qua đó, sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận,
phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của
công việc sau này.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên và Trung tâm đào tạo
phát triển Quốc Tế
Đã cho em một cơ hội được đi thực tập tại Israel và em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong sản
xuất ớt ngọt tại trang trại 36 Hatzava vùng Arava tại Israel”
Trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo từ bên nhà trường và chủ trang trại tại nơi em sinh sống và học tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên và các thầy, cô
giáo bộ môn đặc biệt là cô giáo:Ths Ngô Thị Hồng Gấm người đã trực tiếp
hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song bản khóa luận của em khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của
các thầy cơ giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của
em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày .... tháng ..... năm 2018
Sinh viên
Phạm Minh Thành


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp của trang trại.............................24
Bảng 4.2: Trung bình tổng sản lượng ớt ngọt thu được qua các năm......................28
Bảng 4.3 : Tỉ lệ áp dụng phân bón........................................................................... 30
Bảng 4.4: Dinh dưỡng áp dụng cho cây trồng......................................................... 31
Bảng 4.5: Giá thành dựng nhà kính......................................................................... 32
Bảng 4.6: Giá thành chi phí trong một vụ............................................................... 32
Bảng 4.7. Chi phí và lợi nhuận của ớt (USD).......................................................... 33
Bảng 4.8: Các kiểu sử dụng đất nông nghiệp của trang trại.................................... 34
Bảng 4.9 : Năng suất và sản lượng thu hoạch ớt ngọt
của trang trại trên 1 dunam trong 1 vụ..................................................................... 34
Bảng 4.10: Thực trạng xuất khẩu ớt ngọt của trang trại.......................................... 35
Bảng 4.11: Thu nhập ớt trên thị trường năm 2017( 1 USD = 22,000vnđ)..............35
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế.................................................................................... 36
Bảng 4.13: Hiệu quả môi trường............................................................................ 37


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Tịa nhà Sở Giao dịch Chứng khốn Tel Aviv
được khánh thành vào năm 2014............................................................................... 6

Hình 2.2: Biểu đồ di cư đến Israel trong giai đoạn 1948–2015.................................7
Hình 2.3 Nhà kính................................................................................................... 16
Hình 2.4 : Nhà lưới................................................................................................. 17
Hình 4.1: Bản đờ Trung tâm Arava......................................................................... 23
Hình 4.2. Hình ảnh Packing house của trang trại.................................................... 25
Hình 4.3. Hình ảnh ớt ngọt tại trang trại.................................................................. 27
Hình 4.4. Hình ảnh ớt ngọt chín đầu mùa tại farm 36............................................. 27
Hình 4.5. Hình ảnh ớt được thu hoạch từ trang trại................................................. 28


iv

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 4
2.1. Tổng quan tài liệu về đất nước Israel.................................................................. 4
2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp ISRAEL............................................................ 9
2.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đánh giá hiệu quả sử dụng đất.......................11
2.4. Tình trạng sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới............................................. 13
2.5.Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp tại Israel.................................................... 14
2.6. Tình hình sản xuất ớt ngọt tại Israel................................................................. 15
2.7.Tình hình sản xuất ớt ngọt tại Việt Nam............................................................ 19
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 20
3.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 20

3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 21
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp:............................................................................... 21
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp:................................................................................. 21
3.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:............................ 21
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................23
4.1. Điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội................................................................. 23
4.1.1. Vị trí địa lý của vùng nông nghiệp sa mạc Arava.......................................... 23
4.1.2. Khái quát về trang trại ớt ngọt của Hatzava................................................... 24
4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt ngọt tại farm 36 Hatzava........26
4.2.1.Tình hình sản xuất.......................................................................................... 26
4.2.2. Loại đất trồng................................................................................................ 29


v

4.2.3. Công nghệ sản xuất....................................................................................... 29
4.2.4. Nhà cung cấp hạt giống cho trang trại........................................................... 29
4.2.5. Lượng nước tưới tiêu cho ớt ngọt.................................................................. 29
4.2.6. Lượng phân bón trên 1 ha.............................................................................. 30
4.2.7. Dân số lao động của trang trại....................................................................... 31
4.2.8. Chi phí đầu tư................................................................................................ 32
4.3. Thực trạng loại hình sử dụng đất nông nghiệp của trang trại ớt ngọt số 36......33
4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất ớt ngọt của trang trại................34
4.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại........................................................ 35
4.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội............................................................................... 36
4.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường....................................................................... 37
4.5. Khả năng áp dụng mơ hình sản xuất tại Việt Nam............................................ 38
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 39
5.1. Kết luận............................................................................................................ 39
5.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 41


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã
hội, nó khơng chỉ là đối tượng lao động mà cịn là tư liệu sản xuất khơng thể
thay thế được, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất
nông nghiệp, là yếu tố đầu vào tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực
phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở
thành vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai
cho hiện tại và cho tương lai.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng
tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội.
Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu
ngày càng tăng đó. Vậy đất đai, đặc biệt là đất nơng nghiệp có hạn về diện tích
nhưng lại có nguy cơ bị suy thối dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý
thức của con người trong q trình sản xuất. Đó cịn chưa kể đến sự suy giảm
về diện tích đất nơng nghiệp do q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ,
trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá
hiệu quả sử dụng đất sản suất nơng nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng
đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền
vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa
học trên thế giới quan tâm. Đối với ngành nơng nghiệp thì đất có vai trị đặc
biệt quan trọng, đây là nơi sản xuất ra hầu hết các sản phẩm ni sống lồi

người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên
cơ sở nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho
việc phát triển của ngành khác. Vì vậy, tổ chức sử dụng ng̀n tài nguyên đất


2

đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát
triển bền vững.
Nông nghiệp ở Israel phát triển mạnh: Israel là một nước xuất khẩu chủ
yếu các sản phẩm tươi sống và đi tiên phong trên thế giới trong công nghệ nông
nghiệp mặc dù thực tế rằng địa lý của Israel không được ưu đãi cho nông
nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, khí hậu khắc nghiệt và thiếu
nguồn nước không có lợi cho nơng nghiệp. Chỉ có 20% diện tích đất tự nhiên là
canh tác. Thực tế sản xuất nông nghiệp của Israel tiếp tục phát triển bất chấp
những hạn chế nghiêm trọng về đất và nước không hề dễ dàng mà có được từ
sự hợp tác mật thiết và liên tục giữa các nhà nghiên cứu và nhà nông, cùng các
ngành dịch vụ và công nghiệp liên quan tới nông nghiệp. Nghiên cứu và phát
triển theo hướng ứng dụng đã được tiến hành tại quốc gia này từ rất sớm, giúp
ngành nông nghiệp phát triển dựa vào khoa học và cơng nghệ.
Chìa khóa cho thành cơng này nằm ở luồng thông tin hai chiều giữa các
nhà nghiên cứu và người nông dân. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chính phủ, các viện nghiên cứu, các ngành công nghiệp và các cơ quan hợp tác
nhằm tìm kiếm giải pháp và đối phó những thách thức mới đã đem lại những
giống cây trồng mới và một loạt những cải tiến về tưới tiêu và bón phân, cơ
giới, tự động, canh tác và thu hoạch.
Được mệnh danh là “thung lũng silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông
nghiệp và công nghệ nước. Là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu nông sản trên thế
giới. Do vậy, việc định hướng trong việc khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu
quả đất nông nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao

hiệu quả sử dụng đất của quốc gia đặc biệt này. Hơn nữa, trên thực tế Việt Nam
và Israel đang thúc đẩy quan hệ ngoại giao nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đây là cơ hội để giao lưu, học hỏi, đẩy mạnh thương mại nông nghiệp giữa hai
nước, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có những định hướng mới trong cơ
cấu nơng nghiệp, định hướng sử dụng đất sao cho hợp lý và hiệu quả.


3

Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý
của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên – trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo ThS. Ngô Thị Hồng
Gấm, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trong sản xất ớt ngọt tại trang trại 36 Hatzava vùng Arava, Israel”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong sản xất ớt ngọt tại
trang trại 36 Hatzava vùng Arava, Israel. Đề xuất các phương án sử dụng đất
nông nghiệp cho hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài



Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội



Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và xác định
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại




Nam

Đề ra các giải pháp có thể áp dụng cho đất nông nghiệp tại Việt

1.3. Ý nghĩa của đề tài
* Trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề tài sẽ là cầu nối giữa kiến thức học tập và thực tế, là cơ hội tiếp cận
với thực tế và phương pháp quản lý đất đai ở Israel nói riêng và của nước ngồi
nói chung để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề.
- Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo.
- Đề tài là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp đánh giá hiệu quả sử
dụng đất cho phù hợp, có chọn lọc ở Việt Nam mang lại hiệu quả cao.
* Trong thực tiễn:
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp, tình hìn sử dụng đất
nơng nghiệp trên phạm vi khu vực Hatzava.
- Đề xuất những biện pháp có tính khả thi nhằm tăng cường hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan tài liệu về đất nước Israel
- Vị trí địa lý
Israel, tên chính thức là nhà nước Israel, là một quốc gia tại Trung Đông,
trên Bờ Đông Nam của Địa Trung Hải và Bờ Bắc của biển Đỏ. Israel có biên
giới trên bộ với Liban về phía Bắc, với Syria về phía Đông Bắc, với Jordan về

phía Đông, và lần lượt giáp với các lãnh thổ Bờ Tây và Dải Gaza của Palestine
về phía Đông và Tây, và với Ai Cập về phía Tây Nam. Quốc gia này có diện
tích tương đối nhỏ khoảng 22.072 km², song lại có đặc điểm địa lý đa dạng.
Trung tâm tài chính và công nghệ của Israel là Tel Aviv[11] và Jerusalem được
tuyên bố là thủ đô, song chủ quyền của Israel đối với Jerusalem không được
quốc tế cơng nhận.
- Lịch sử hình thành
Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua
một phương án phân chia cho Lãnh thổ ủy trị Palestine. Phương án này quy
định biên giới của các nhà nước Ả Rập và Do Thái mới, và khu vực Jerusalem
nằm dưới quyền quản lý của Liên Hiệp Quốc dưới một chính thể quốc tế. Thời
điểm kết thúc quyền quản lý ủy trị của Anh đối với Palestine được định vào nửa
đêm ngày 14 tháng 5 năm 1948. Đến ngày đó, một thủ lĩnh Do Thái là David
Ben-Gurion tuyên bố "thành lập một nhà nước Do Thái tại Eretz Israel, được
biết đến với tên gọi Nhà nước Israel", thể chế sẽ bắt đầu hoạt động khi kết thúc
sự quản lý ủy trị. Biên giới của nhà nước mới không được xác định trong tuyên
bố. Quân đội các quốc gia Ả Rập lân cận xâm chiếm cựu lãnh thổ do Anh quản
lý ủy trị vào ngày sau đó và chiến đấu với lực lượng Israel. Kể từ đó, Israel
chiến đấu trong một số cuộc chiến với các quốc gia Ả Rập lân cận, trong q
trình đó Israel chiếm đóng Bờ Tây, bán đảo Sinai (1956–57,


5

1967–82), bộ phận của miền nam Liban (1982–2000), Dải Gaza (1967–2005;
vẫn bị xem là chiếm đóng sau 2005) và Cao nguyên Golan. Israel mở rộng
pháp luật của mình đến Cao nguyên Golan và Đông Jerusalem, song không đến
Bờ Tây.
-Thể chế nhà nước
Theo Luật Cơ bản, Israel tự xác định là một nhà nước Do Thái và dân

chủ. Israel có thể chế dân chủ đại nghị có một hệ thống nghị viện, đại diện tỷ lệ
và phổ thông đầu phiếu. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và Knesset
đóng vai trò cơ quan lập pháp. Israel là một quốc gia phát triển và là một thành
viên của OECD,có nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới theo GDP danh nghĩa tính
đến năm 2015. Quốc gia hưởng lợi từ lực lượng lao động có kỹ năng cao, và
nằm trong số các quốc gia có giáo dục nhất trên thế giới với tỷ lệ cơng dân có
bằng bậc đại học vào hàng đầu. Israel có tiêu chuẩn sinh hoạt cao nhất tại
Trung Đông, và đứng thứ tư tại châu Á, và nằm trong các quốc gia có tuổi thọ
dự tính cao nhất thế giới.
- Kinh tế
Năm 2010, Israel gia nhập OECD. Israel có số lượng cơng ty khởi
nghiệp nhiều thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ) theo một nghiên cứu năm 2005 và
có nhiều cơng ty nhất được niêm yết tại NASDAQ bên ngoài Bắc Mỹ. Năm
2010, Israel xếp hạng 17 trong số các quốc gia phát triển nhất về kinh tế, theo
Niên giám Cạnh tranh Thế giới của IMD. Kinh tế Israel được xếp hạng bền
vững nhất thế giới trong việc đối diện với khủng hoảng, và cũng xếp thứ nhất
về tỷ lệ đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu và phát triển. Ngân hàng Israel
được xếp hạng nhất trong số các ngân hàng trung ương về hoạt động hiệu quả,
tăng từ vị trí thứ tám vào năm 2009 trước đó. Israel cũng được xếp hạng đầu
thế giới về cung cấp nhân lực lành nghề. Năm 2015, dự trữ ngoại tệ và vàng
của Israel là 90,58 tỷ USD[9]. Tính đến năm 2016, GDP của Israel đạt 311.739
USD, đứng thứ 35 thế giới, đứng thứ 12 châu Á và đứng thứ 4 Trung Đông.


6

Hình 2.1: Tịa nhà Sở Giao dịch Chứng khốn Tel Aviv
được khánh thành vào năm 2014
Mặc dù có tài nguyên tự nhiên hạn chế, song do phát triển mạnh mẽ
trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp trong nhiều thập niên nên Israel

phần lớn tự cung cấp được thực phẩm, trừ ngũ cốc và thịt bò. Kim ngạch nhập
khẩu đến Israel đạt 77,59 tỷ USD vào năm 2012, bao gờm ngun liệu thơ, thiết
bị qn sự, hàng hóa đầu tư, kim cương thô, nhiên liệu, lương thực, hàng tiêu
dùng. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Israel gồm có điện tử, phần mềm,
thiết bị điện tốn hóa, cơng nghệ viễn thông, thiết bị y tế, dược phẩm, quả, hóa
chất, cơng nghệ qn sự, kim cương chế tác; vào năm 2012, kim ngạch xuất
khẩu của Israel đạt 64,74 tỷ USD. Israel là quốc gia dẫn đầu về phát triển năng
lượng Mặt trời. Israel đứng đầu thế giới về bảo tồn nước và năng lược địa nhiệt,
và bước phát triển của Israel trong các công nghệ ưu việt về phầm mềm, viễn
thông và khoa học sự sống gợi lên so sánh với Thung lũng Silicon. Theo
OECD, Israel cũng xếp hạng nhất thế giới về chi tiêu nghiên cứu và phát triển
(R&D) theo tỷ lệ trong GDP. Israel có thành tích ấn tượng về sáng tạo các công
nghệ thúc đẩy lợi nhuận, khiến quốc gia này là một lựa chọn hàng đầu của
nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp và dã khổng lồ công nghiệp công ngệ cao.


7

Tháng 7 năm 2007, công ty Berkshire Hathaway của nhà đầu tư người
Mỹ Warren Buffett mua lại một công ty Israel là Iscar, vụ thu mua đầu tiên của
công ty ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, với giá 4 tỷ USD.
- Dân số
Năm 2016, dân số Israel ước tính đạt 8.541.000 người, trong đó
6.388.800 (74,8%) được chính phủ dân sự ghi lý lịch là người Do Thái.
1.775.400 công dân Israel là người Ả Rập và chiếm 20,8% dân số, trong khi
người Cơ Đốc giáo phi Ả Rập và người theo tôn giáo không được liệt vào đăng
ký dân sự chiếm 4,4%.
Năm 2009, trên 300.000 công dân Israel cư trú tại các khu định cư Bờ
Tâynhư Ma'ale Adumim và Ariel, bao gồm các khu định cư có từ trước khi
thành lập Nhà nước Israel và được tái lập sau Chiến tranh Sáu Ngày, tại các

thành phố như Hebron và Gush Etzion. Năm 2011, có 250.000 người Do Thái
cư trú tại Đơng Jerusalem.20.000 người Israel cư trú tại các khu định cư trên
Cao nguyên Golan. Tổng dân số người cư trú tại các khu định cư Israel là trên
500.000 (6,5% dân số Israel). Khoảng 7,800 người Israel cư trú tại các khu định
cư thuộc Dải Gaza cho đến khu họ bị chính phủ Israel di dời theo kế hoạch triệt
thối năm 2015.

Hình 2.2: Biểu đồ di cư đến Israel trong giai đoạn 1948–2015
Các năm đạt đỉnh là 1949 và 1990.
Israel được thành lập làm tổ quốc cho người Do Thái và thường được gọi
là nhà nước Do Thái. Luật Trở về của Israel trao cho toàn bộ người Do Thái và


8

những người có tổ tiên Do Thái quyền có tư cách công dân Israel. Trên ba phần
tư, hay 75.5% dân số là người Do Thái song họ có xuất thân đa dạng. Khoảng
4% người Israel (300.000) được xác định dân tộc vào mục "khác", họ là những
hậu duệ người Nga có tổ tiên hoặc dịng dõi Do Thái, họ khơng phải là người
Do Thái theo luật rabi, song đủ tư cách có quyền cơng dân Israel theo Luật Trở
về.Năm 2016, khoảng 76% người Do Thái Israel sinh tại Israel, 16% là người
nhập cư từ châu Âu và châu Mỹ, và 8% là người nhập cư từ châu Á và châu Phi
(kể cả Thế giới Ả Rập).
- Giáo dục
Giáo dục được xem trọng cao độ trong văn hóa Israel, được nhận định là
một trong các nền tảng cơ bản trong sinh hoạt của người Israel cổ đại. Các cộng
đồng Do Thái tại Levant là những người đầu tiên áp dụng giáo dục nghĩa vụ, do
đó cộng đờng có tổ chức chịu trách nhiệm về giáo dục cho thế hệ tương lai của
người Do Thái bên cạnh cha mẹ.
Do kinh tế Israel dựa phần lớn vào khoa học và kỹ thuật, thị trường lao

động yêu cầu cá nhân cần đạt được một dạng giáo dục bậc đại học nào đó, đặc
biệt là liên quan đến khoa học và kỹ thuật để có lợi thế cạnh tranh khi tìm việc.
Năm 2012, quốc gia này xếp thứ nhì trong các quốc gia OECD (đờng hạng với
Nhật Bản và sau Canada) về tỷ lệ người trong độ tuổi 25-64 đạt được trình độ
đại học là 46%, trong khi tỷ lệ trung bình của OECD là 32%. Ngồi ra, Israel
có tỷ lệ người trong độ tuổi 55–64 sở hữu bằng đại học là 47%, trong khi mức
bình quân của OECD là 25%. Năm 2012, Israel xếp hạng ba thế giới về số bằng
đại học bình quân (20% dân số).
Người Israel có số năm đi học binh quân là 15,5 và tỷ lệ biết chữ đạt
97,1% theo Liên Hiệp Quốc. Luật Giáo dục Nhà nước được thông qua vào năm
1953, lập ra năm loại trường học: thế tục nhà nước, tôn giáo nhà nước, chính
thống giáo cực độ, trường học khu định cư cộng đồng, và trường học Ả Rập.
Thế tục công cộng là loại trường học lớn nhất, đa số học sinh Do Thái và phi Ả


9

Rập theo học tại đó. Hầu hết người Ả Rập đưa con mình đến các trường học có
ngơn ngữ giảng dạy là tiếng Ả Rập. Giáo dục là nghĩa vụ tại Israel đối với trẻ
em từ 3-18 tuổi. Trường học được chia thành ba cấp – trường tiểu học (lớp 1–
6), trường trung học cơ sở (lớp 7–9), và trường trung học phổ thông (lớp 10–
12)

– cực đỉnh là kỳ thi Bagrut để được cơng nhận hồn thành 12

năm học. Israel có chín đại học cơng lập được nhà nước trợ cấp, và 49
học viện
tưnhân. Đại học Hebrew Jerusalem là đại học lâu năm thứ hai tại Israel sau
Technion, bao gồm Thư viện Quốc gia Israel. Technion, Đại học Hebrew, và
Học viện Weizmann lần lượt nằm trong 100 đại học hàng đầu thế giới theo xếp

hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải năm 2013. Đại học Hebrew
Jerusalem và Đại học Tel Aviv nằm trong 100 đại học hàng đầu thế giới theo
tạp chí Times Higher Education năm 2012. Các đại học lớn khác tại Israel là
Đại học Bar-Ilan, Đại học Haifa, Đại học Mở Israel, và Đại học Ben-Gurion
Negev. Bảy đại học nghiên cứu của Israel (ngoại trừ Đại học Mở) lần lượt nằm
trong danh sách 500 đại học hàng đầu thế giới.
- Tài nguyên khoáng sản
Là một quốc gia nhỏ hẹp với hơn 2/3 diện tích là sa mạc, do đó tài
nguyên thiên nhiên rất hạn chế và gần như khơng có.
- Du lịch
Du lịch, đặc biệt là du lịch tôn giáo, là một ngành quan trọng tại Israel,
nhờ có khí hậu ơn hịa, các bãi biển, di chỉ khảo cổ học, các di tích lịch sử và
kinh thánh, và địa lý độc đáo. Vấn đề an ninh của Israel gây tổn hại cho ngành
du lịch, song số lượng du khách phục hồi sau Đại khởi nghĩa của người
Palestine.Năm 2013, một báo cáo cho hay 3,54 triệu du khách đến Israel, địa
điểm phổ biến nhất là Bức tường Than khóc với 68% du khách đến đó. Israel
có số lượng bảo tàng bình quân đầu người cao nhất trên thế giới.
2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp ISRAEL


- Đặc điểm chung


10

Israel được biết đến là một vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, phần lớn diện
tích là sa mạc, không thuật lợi cho canh tác nơng nghiệp. Lượng mưa bình quân
năm chỉ từ 20-50 mm. Nhiệt độ trung bình mùa hè lên tới 40 oC và mùa đông là
21oC. Ban đêm có thời điểm nhiệt độ xuống thấp chỉ từ 3 - 8 oC. Khu vực này
có độ ẩm khơng khí cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến việc canh tác

nông nghiệp kiểu truyền thống gặp rất nhiều khó khăn.
Người nơng dân Israel có câu nói cửa miệng “Nếu muốn phát triển nông
nghiệp và nông thôn, hãy đầu tư và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại”. Tuy
nhiên, sau nhiều năm thực hiện, không chỉ người nông dân hiểu rõ những ý
nghĩa căn bản và cốt lõi của ý niệm trên mà chính cả Nhà nước, các cấp các
ngành đều nắm bắt và thực hiện nhất quán, hướng đến tạo nên sự đổi mới căn
bản khu vực nông thôn. Thực tế, ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng minh
xây dựng nông thôn mới chỉ thành công nếu có những quyết sách táo bạo, sự
hỗ trợ của chính phủ.
Ngành nơng nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Tính đến năm 2014,
24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5%
tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ
chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95%
nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các
loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường.
Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo,
cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do Thái
hời hương từ khắp nơi trên thế giới.
Người Israel đã thiết kế sản phẩm kén tồn trữ lương thực nhằm đưa ra một
giải pháp đơn giản, rẻ tiền cho các nông dân châu Á và châu Phi để tồn trữ
lương thực sau thu hoạch một cách hiệu quả nhất.
Sản phẩm này chỉ đơn giản là một chiếc túi khổng lồ - được thiết kế bởi Giáo
sư công nghệ thực thẩm quốc tế Shlomo Navarro - giúp lương thực tránh được


11

việc tiếp xúc với khơng khí và độ ẩm. Nó đang được sử dụng rộng rãi ở các
nước đang phát triển tại châu Phi, Trung Đông và cả những quốc gia khơng có
quan hệ ngoại giao với Israel như Pakistan.

Với các phương pháp tồn trữ lương thực truyền thống, 50 % lượng ngũ
cốc thu hoạch được và 100% sản lượng đậu bị tổn thất là do côn trùng và ẩm
mốc. Tại các quốc gia đang phát triển, nông dân chỉ tồn trữ lương thực họ thu
hoạch được bằng các phương tiện thô sơ như giỏ, bồ, túi, bao tải, những thứ
khơng thể bảo vệ lương thực của họ thốt khỏi sự đói khát của cơn trùng và các
tác nhân gây hại từ bên ngồi. Và sản phẩm kén tờn trữ lương thực sinh ra để
giải quyết các vấn đề đó, đặc biệt là sức nóng và độ ẩm cao.
* Kiểm sốt cơn trùng theo phương pháp sinh học
Các kỹ sư Israel đã lai tạo ra các giống cơn trùng có ích nhằm giải quyết
vấn đề kiểm soát sâu bệnh tuân theo các nguyên lý sinh thái học tự nhiên, đồng
thời họ cũng lai tạo các giống công trùng chuyên biệt như giống ong vò vẽ
chuyên thực hiện thụ phấn tự nhiên trong môi trường nhà kính.
Theo Tiến sĩ Shimon Steinberg của cơ quan ISRAEL21c, việc sử dụng
giống nhện kích thước chỉ dài 2mm hình quả lê màu cam hiện đang là giải pháp
hiệu quả nhất để kiểm sốt tình trạng bọ ký sinh trên cây trồng, kể cả các loại
bọ tàn phá cây trờng nơng nghiệp rất khó bị loại trừ bằng các phương pháp hóa
học. Ơng cho biết: "60% sản lượng dâu tây của California từ năm 1990 đến
nay đã được cứu bằng các giống nhện ăn thịt bọ ký sinh từ Israel", ông cũng
cho biết, tại Israel, các sản phẩm sinh học đã cho phép nông dân giảm việc sử
dụng thuốc trừ sâu hóa học đi 75% trong canh tác.
2.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đánh giá hiệu quả sử dụng đất
+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất
lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai.
+

Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu

quả kinh tế cao.



12

+

Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ, truyền thống,

kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam
Mục đích của đánh giá hiệu quả sử dụng đất là để xác định tính bền vững
của đất và lựa chọn các biện pháp sử dụng bền vững đất hiện trạng hay tiềm
năng có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất và hướng sử dụng bền vững tài
nguyên này.
Để đánh giá khả năng sử dụng đất thông thường chúng ta đánh giá ở 2
khía cạnh :
- Đánh giá khả năng thích nghi của cây trồng với đất đai.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
Quan điểm nâng cao vấn đề sử dụng đất
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
-

Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và

tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài.
-

Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
-


Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh,

tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên mơn hóa và đa dạng
hóa sản phẩm- Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của
nhân dân Việt Nam.
-

Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng

suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.
-

Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công

nghiệp, xây dựng, giao thông….
+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa
phương.
và sản xuất hàng hóa.


13

-

Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm

bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.
-

Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nơng


trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức
bản địa và nội lực của địa phương.
-

Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh

quốc phịng.
2.4 Tình trạng sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới
Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu Km 2 trong đó đại
dương chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149
triệu Km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu.
Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ
chiếm 35%, Châu á chiếm 26%, Châu âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%.
Bình qn đất nơng nghiệp trên thế giới là 12.000 m 2. Đất trồng trọt trên toàn
thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng
sản xuất nơng nghiệp như vậy cịn 54% (đất có khả năng sản xuất nhưng chưa
được khai thác). Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng
diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là:
- Đất có năng suất cao: 14%
- Đất có năng suất trung bình: 28%
- Đất có năng suất thấp: 58%
Hiện nay, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới chỉ
còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia Châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha. Theo
tính tốn của Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) với
trình độ sản xuất trung bình như hiện nay trên thế giới để có đủ lương thực,
thực phẩm thì mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác (Lê Thái Bạt, 2009)
Như vậy, để đưa nông nghiệp phát triển đi lên phải xây dựng và thực
hiện nền nông nghiệp trí tuệ, đây là bước phát triển ở mức cao, là sự kết hợp ở
đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận



14

dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng. Nó được thể hiện ở
việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên - xã hội và áp dụng
các giải pháp phù hợp trong mọi hoạt động của hệ thống nông nghiệp. (Đường
Hồng Dật và các cộng sự, 1994)
2.5.Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Israel
Israel là một nhà xuất khẩu lớn nhất trên thế giới về nông sản và đứng
đầu về công nghệ trong công nghiệp. Hơn nửa diện tích sa mạc , điều kiện khí
hậu khắc nghiệt , nhưng với thế mạnh sáng tạo những điều kiện đó dường như
là điểm nhấn cho nền nông nghiệp của Israel .
Năm 2006, sản lượng nông nghiệp giảm 0,6% sau khi đã tăng 3,6% năm
2005; chi phí đầu tư năm 2007 tăng 1,2% chưa bao gồm chi phí lao động. Giữa
năm 2004 và 2006, các loại rau củ chiếm khoảng 35% tổng sản lượng tồn
ngành. Hoa chiếm 20%, trái cây (khơng bao gờm chi cam chanh) chiếm khoảng
15%, trái cây thuộc họ cam chanh chiếm khoảng 10%, ngũ cốc, cotton và các
loại nông sản khác 18%. Cũng trong 2006, 36,7% đầu ra nông nghiệp được tiêu
dùng trong nước, 33,9% đầu ra nông nghiệp là đầu vào cho sản xuất các sản
phẩm khác trong nước, và 22% dành cho xuất khẩu trực tiếp. Năm 2006, 33%
số rau củ, 27% số hoa, 15,5% trái cây (không tính cam chanh), 9% cam chanh,
16% ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác được xuất khẩu.Sản lượng nông
nghiệp Israel tăng 26% từ năm 1999 tới năm 2009, trong khi số lượng nông dân
giảm từ 23.500 xuống 17.000. Nông dân cũng tạo ra nhiều sản phẩm hơn với
lượng nước giảm, giảm 12% lượng nước tiêu thụ trong khi tăng 26% sản lượng
Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp. Hiện nay,
nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động
trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel
tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc

nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường....


15

2.6. Tình hình sản xuất ớt ngọt tại Israel
*

Giới thiệu về ớt ngọt

Cây ớt ngọt là cây phù hợp với diều kiện tự nhiên của Moshav Tzofar,
Arava, Israel. Loại cây này có sản lượng tương đối ổn định và giá trị kinh tế
cao tạo việc làm cũng như thu nhập cho người lao động.
Cây ớt (còn được gọi là đầu Jon's hoặc hạt tiêu ở Anh, Canada và Ireland,
và ớt ở Úc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Singapore và New Zealand) là một
nhóm cây trờng thuộc lồi Capsicum annuum Giống cây trồng Sản xuất trái cây
với nhiều màu khác nhau, bao gờm đỏ, vàng, cam, xanh. Ớt ngọt có ng̀n gốc
từ Mexico, Trung Mỹ, và Bắc Mỹ
Ớt ngọt là những loại rau trịn, chng có ba hoặc bốn thùy. Paprika có
thể được chuẩn bị từ ớt ngọt đỏ (cũng như ớt). Ớt ngọt khơng 'nóng'. Chất chủ
yếu kiểm sốt "nóng" trong ớt được gọi là capsaicin, và nó được tìm thấy với số
lượng rất nhỏ trong ớt ngọt. Mặc dù hạt tiêu có sẵn trong suốt cả năm, chúng
rất phong phú và ngon trong suốt mùa hè và những tháng đầu mùa thu.
Ớt xay đã đạt được vị trí cây trồng có giá trị cao trong những năm gần đây
và chiếm vị trí tự hào trong các loại rau vì vị ngon và hương thơm dễ chịu cùng
với hàm lượng giàu axit ascorbic 180 IU. Nó cũng chứa nhiều khống chất như
sắt, kali, canxi, magiê, photpho, natri và selenium. Một trăm gram phần ăn được
của ớt ngọt cung cấp 24 Kcal năng lượng, 1,3 g protein, 4,3 g carbohydrate và 0,3
g chất béo. Nó cũng là một món ăn phổ biển được như làm nhân trên bề mặt bánh
pizza, nhồi với bánh mì kẹp thịt, hay là sa lát với sự phổ biến ngày càng tăng của

thức ăn nhanh ớt ngọt trở thành món ăn nhanh và có lợi cho sức khỏe của tất cả
mọi người. đối với các nước Châu Âu ,hay Trung Đơng , hay là Châu Mĩ thì ớt
ngọt là món ăn khơng thể thiếu trong các món ăn của họ.

* Phương thức sản xuất
Trang trại được xây dựng dưới dạng nhà kính và nhà lưới bao gồm :8 nhà
kính và 12 nhà lưới. được trồng trên sa mạc phía đông nam giáp với biên giới
Jordan.


16

Nhà Kính

Hình 2.3 Nhà kính
Nhà kính chính là một mơ hình hiện đại của nghành nơng nghiệp hiện
nay nhắm tạo ra cho người nơng dân có sự n tâm để chống lại những khó
khăn của khí hậu , thiên tai tác động đến cây trờng, mơ hình nhà kính chính là
một phát triển trong nền nơng nghiệp mới.
Mơ hình cơ bản để xây dựng nhà kính gờm có : quy mơ diện tích
10000m2
Cột sắt móng được chơn sâu dưới đấy chừng 80cm-1m vì là đất cát
Đối với trờng ớt ngọt việc tạo luống chia hàng dễ dàng cho việc thu
hoạch hoặc chăm sóc cây. Vì vây trong 1 nhà kính được chia ra làm 17 luống
nhỏ ( giống như chia từng khu vực nhỏ ) và trong mỗi khu vực đó gờm có 5 dãy
hàng chạy thẳng từ đầu bên kia sang đầu bên này và đường ống tưới nhỏ giọt
cũng được chạy thẳng theo những hàng đã chia. Chia luống tránh đụng với các
cột trụ.
Khung sườn: vì sức gió trên sa mạc rất mạnh vì vậy mái vóm được thiết
kế theo kiểu chữ A. khẩu độ dao động từ 7m-10m, cột cách cột 3m-4m, độ cao

tới máng xối từ 3m-5m độ cao tới nóc 4,5m-7,5m càng cao độ thơng thoáng
càng nhiều


×