Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH khảo sát lỗi phát âm tiếng việt của học viên nước ngoài học tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 134 trang )

TR

N

O



Ộ VÀ N ÂN VĂN

-----------------------

LÊ M

TR N

ẢO SÁT LỖ P ÁT ÂM T ẾN
N Ớ N OÀ
(TR

N
V ỆT T

ỢP

V ỆT Ủ

T ẾN

V ỆT


V ÊN QN SỰ LÀO
ỒN 871, TỔN



Ơ

V ÊN

ÍN

T ẾN
TRỊ).



– 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


QU
TR

N

O




Ộ VÀ N ÂN VĂN

-----------------------

LÊ M

TR N

ẢO SÁT LỖ P ÁT ÂM T ẾN
N Ớ N OÀ
(TR

N

ỢP

V ỆT T

V ỆT Ủ

T ẾN

V ÊN

V ỆT

V ÊN QUÂN SỰ LÀO
OÀN 871, TỔN

LU N VĂN T




T ẾN

ÍN

TRỊ).

S N ƠN N Ữ

hun ngành: Ngơn ngữ học
Mã ngành: 60220240

ƯỜ

ƯỚ

DẪ K O

: P S. TS

K ỀU

ÂU

Hà ội, 2018

à ội – 2018


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu
trong luận văn là trung thực do tôi thực hiện. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm
Tác giả luận văn

Lê Mai Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh Kiều Châu
đã dành thời gian cùng tâm huyết hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV –
ĐHQGHN đã tạo điều kiện để tôi có được mơi trường học tập và nghiên cứu
thuận lợi nhất.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Đồn 871 – Tổng cục Chính
trị - QĐNDVN đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và
hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
và các học viên của tôi đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
Tác giả luận văn

Lê Mai Trang


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu nhiệm vụ nghiên cứu .................................................. 2
2.1 Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cúu .................................................................................. 3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ............................................. 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 3
4.Phương pháp và tư liệu nghiên cứu ............................................................... 3
4.1 Phương pháp................................................................................................ 3
4.2 Tư liệu ......................................................................................................... 4
5. Ý nghĩa của luận văn ..................................................................................... 4
6. Bố cục của luận văn: ...................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................... 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu về lỗi tiếng Việt của người nước ngoài học tiếng
Việt. .................................................................................................................. 5
1.2 Một số cơ sở lí thuyết ................................................................................. 6
1.2.1 Khái quát về ngữ âm, ngữ âm tiếng Việt và ngữ âm tiếng Lào. .............. 6
1.2.2 Quan niệm về lỗi ngôn ngữ .................................................................... 16
Chương 2: LỖI PHÁT ÂM CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO HỌC
TIẾNG VIỆT TẠI ĐOÀN 871 – TCCT ...................................................... 22
2.1 Một số nội dung liên quan đến khảo sát ................................................... 22
2.1.1. Đối tượng học viên khảo sát và phạm vi khảo sát ................................ 22
2.1.2. Nội dung khảo sát.................................................................................. 23

2.1.3. Phương thức khảo sát ............................................................................ 23
2.2 Kết quả khảo sát. ....................................................................................... 25
2.2.1 Lỗi phát âm thanh điệu.......................................................................... 26
2.2.2 Lỗi phát âm phụ âm đầu. ....................................................................... 32

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.3 Lỗi phát âm phần vần. ............................................................................ 44
2.3. Tiểu kết chương 2..................................................................................... 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM CỦA
HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO KHI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT TẠI ĐOÀN
871 – TCCT. ................................................................................................... 58
3.1 Một vài bàn luận........................................................................................ 58
3.2. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả phát âm tiếng Việt của HVQSL. ....... 59
3.2.1. Đối với giáo viên. .................................................................................. 59
3.2.2 Đối với học viên. .................................................................................... 66
3.3 Phương pháp luyện phát âm tiếng Việt. .................................................... 67
3.3.1. Luyện phát âm âm vị. ............................................................................ 67
3.3.2 Luyện phát âm âm tiết (những âm tiết thường mắc lỗi phát âm). ......... 81
3.3.3 Luyện phát âm câu, đoạn thơ, đoạn văn. ............................................... 86
3.3.4 Luyện phát âm qua việc nghe tiếng Việt. .............................................. 87
3.3.5 Luyện phát âm qua giao tiếp hàng ngày. ............................................... 88
3.3.6 Luyện phát âm bằng các trò chơi. .......................................................... 89
3.4 Vấn đề về bài tập hỗ trợ người học trong dạy và học tiếng Việt như một
ngoại ngữ: ........................................................................................................ 90
3.4.1 Khái niệm bài tập: .................................................................................. 90
3.4.2 Vai trò của bài tập hỗ trợ trong dạy phát âm tiếng Việt. ....................... 91
3.4.3 Nguyên tắc trong xây dựng hệ thống bài tập phát âm tiếng Việt (của
luận văn) .......................................................................................................... 92

3.5 Thiết kế một số dạng bài tập luyện phát âm tiếng Việt. ........................... 92
3.5.1 Bài tập luyện đọc. .................................................................................. 93
3.5.2 Bài tập luyện nghe. ................................................................................ 95
3.5.3 Bài tập luyện viết. .................................................................................. 98
3.5.4 Bài tập luyện nói .................................................................................. 100
3.6 Tiểu kết .................................................................................................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 108
LINK THAM KHẢO .................................................................................. 114

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Lỗi phát âm thanh điệu. ................................................................... 26
Bảng 2.2: So sánh giữa thanh điệu tiếng Việt và thanh điệu tiếng Lào. ......... 31
Bảng 2.3 Lỗi phát âm phụ âm đầu. ................................................................. 32
Bảng 2.4 Lỗi phát âm âm đệm sau phụ âm đầu .............................................. 45
Bảng 2.5 Lỗi phát âm âm chính. ..................................................................... 47
Bảng 2.6 Lỗi phát âm âm cuối ........................................................................ 52

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Tỷ lệ sử dụng các biến thể của thanh điệu tiếng Việt ...................... 27
Hình 2.2 Tỷ lệ sử dụng các biến thể của phụ âm đầu tiếng Việt .................... 33

Hình 2.3 Tỷ lệ sử dụng biến thể của âm đệm tiếng Việt ................................ 45
Hình 2.4 Tỷ lệ sử dụng các biến thể của âm chính tiếng Việt ........................ 48
Hình 2.5 Tỷ lệ sử dụng các biến thể của âm cuối tiếng Việt .......................... 53

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết thường

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

HVQSL

Học viên quân sự Lào

LSH

Lưu học sinh



Quân đội

QĐNDL


Quân đội Nhân dân Lào

QĐNDVN

Quân đội Nhân dân Việt Nam

TCCT

Tổng cục Chính trị

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam ngày nay đang ngày càng mở rộng, hội nhập giao lưu quốc tế
trên mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị; do vậy, nhiều năm gần đây, nhu cầu
học tiếng Việt của người nước ngồi ngày càng tăng nhanh với mục đích đa
dạng. Việc nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt từ góc độ một ngoại ngữ cũng
vì thế đang nhận được sự quan tâm của nhiều học giả cũng như giáo viên
trong và ngoài nước.
Trong các mối giao lưu tiếp xúc văn hóa với nước ngồi đó, khơng thể
khơng kể đến mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào đã
sớm được gây dựng, gìn giữ và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và
giữ nước của hai dân tộc. Việt Nam, Lào là hai nước láng giềng thân thiện
gần gũi, có quan hệ đồn kết, gắn bó đặc biệt, giúp đỡ nhau trên tinh thần
đồng chí, anh em trong sáng, thủy chung trong suốt hơn bảy thập kỷ qua,
được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trải qua bao
biến cố lịch sử, vượt lên mọi chông gai, thử thách, trở thành mối quan hệ mẫu
mực, thủy chung hiếm có.

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
là một trong những hướng ưu tiên trong quan hệ Việt – Lào và đã có bề dày
lịch sử. Từ năm 1955, nước bạn Lào đã gửi 150 cán bộ, chiến sỹ và một số
thanh thiếu niên đầu tiên sang Việt Nam học tập cho đến hiện nay số lượng
lưu học sinh Lào đến Việt Nam học ngày càng tăng lên. Tính đến năm 2013,
có gần 6.500 du học sinh Lào được đào tạo tại Việt Nam và Việt Nam đứng
đầu danh sách các nước tiếp nhận sinh viên Lào [72].
Đến năm 2015 tổng số LHS Lào học tập tại Việt Nam là 9.295 suất trong
đó số LHS trong hiệp định là 3.780 người (nữ 907), LSH kết nghĩa 3.090,
LHS kinh phí quốc tế 20 người.[73].

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trước yêu cầu phát triển của hai nước trong giai đoạn mới, việc nâng cao
chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Lào đã trở
thành nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong hợp tác giáo
dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020, đặc biệt với đối tượng học viên là sỹ
quan, hạ sỹ quan Quân đội Nhân dân Lào (QĐNDL). Căn cứ vào Hiệp định
đã ký kết giữa 2 Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam – Lào; căn cứ vào
tình hình thực tế, QĐNDVN mà trực tiếp là Bộ Quốc Phòng đã chỉ thị cho
một số trường quân đội (QĐ) tổ chức đào tạo tiếng Việt, trong đó có Đồn
871 – Tổng cục Chính trị (TCCT).
Trong q trình tham gia trực tiếp đào tạo tiếng Việt cho học viên quân
sự Lào học tiếng Việt tại đây, nhận thấy nghiên cứu hướng đến những vấn đề
về lỗi ngôn ngữ của người học là nội dung thiết thực trong công tác giảng dạy
tiếng Việt cho người nước ngồi nói chung và HVQSL học tiếng Việt nói
riêng, chúng tơi mạnh dạn chọn đề tài: Khảo sát lỗi phát âm tiếng Việt của

học viên nước ngoài học tiếng Việt (trường hợp học viên quân sự Lào học
tiếng Việt tại Đoàn 871, Tổng cục Chính trị) làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần vào quá trình nâng cao chất
lượng giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, đặc biệt là học viên đến từ
CHDCND Lào.
2. Mục đích nghiên cứu nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu trường hợp lỗi phát âm của HVQSL, luận văn
mong muốn làm rõ hơn nữa thực trạng về lỗi phát âm của người nước ngồi
khi học tiếng Việt, gắn với nhóm đối tượng đặc thù; từ đó, góp phần đề xuất
những phương pháp sửa lỗi, giúp nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt như
một ngoại ngữ.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài với nội dung chủ yếu về
lỗi trong đó có lỗi ngữ âm của người học ngoại ngữ
- Thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích các loại lỗi liên quan đến
phát âm của người học
- Bước đầu tìm hiểu và chỉ ra những nguyên nhân, đề xuất giải pháp
khắc phục lỗi phát âm xuất hiện.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lỗi phát âm của người nước ngoài
học tiếng Việt như một ngoại ngữ. Việc khảo sát chỉ dừng ở mức độ âm tiết.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.

Luận văn đề cập đến lỗi phát âm được giới hạn trong nhóm 50 HVQSL
khi học tiếng Việt tại Đồn 871 –TCCT, đã hồn thành chương trình học tiếng
Việt trình độ B2. (Xin xem thêm thông tin cụ thể tại chương 2)
4.Phương pháp và tư liệu nghiên cứu
4.1 Phương pháp
- Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê số lượng các lỗi phát âm
xuất hiện thực tế sau đó tiến hành phân loại thành các nhóm lỗi trên những
phương diện cụ thể.
- Phương pháp miêu tả và phương pháp phân tích lỗi của ngơn ngữ học
ứng dụng: trên cơ sở lí thuyết đã tìm hiểu, tiến hành miêu tả các loại lỗi và
phân tích cụ thể theo từng nhóm lỗi nhằm tìm ra những nguyên nhân mắc lỗi,
từ đó đề ra giải pháp sửa lỗi.
- So sánh, nhận xét sự thay đổi của người học với các lỗi phát âm sau
quá trình học

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.2 Tư liệu
Tư liệu được thu thập từ qua trình học của các học viên quân sự Lào, độ
tuổi từ 18 đến 50 tuổi, với trình độ tiếng Việt ở bậc B2. Tổng số lỗi thu thập
được từ các nguồn sau:
- Phiếu điều tra lỗi phát âm của HVQSL.
- Việc trò chuyện, giao tiếp hàng ngày giữa học viên và giáo viên.
- Những bài đọc HVQSL đọc trên lớp và thu âm nộp cho giáo viên.
5. Ý nghĩa của luận văn
Trên đại thể việc khảo sát, nghiên cứu và phân tích lỗi phát âm của
HVQSL tại Đồn 871 sẽ góp phần làm rõ hơn nữa thực trạng vấn đề lỗi, trong

đó có lỗi phát âm của người nước ngồi học tiếng Việt hiện nay.Những kết
quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho việc
dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ được hồn thiện hơn.
Từ góc độ thực tế, luận văn có ý nghĩa đối với việc dạy và học tiếng Việt
cho đối tượng là học viên quân sự Lào, đặc biệt kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ
đào tạo tiếng Việt cho học viên Lào tại cơ sở Đoàn 871 đạt hiệu quả cao hơn
về chất lượng và thời gian.
6. Bố cục của luận văn:
Luận văn gồm có:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Lỗi phát âm của HVQSL học tiếng Việt.
Chương 3: Một số đề xuất khắc phục lỗi phát âm của HVQSL khi phát
âm tiếng Việt.
Phần kết luận

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan nghiên cứu về lỗi tiếng Việt của người nước ngoài học
tiếng Việt.
Vấn đề lỗi ngôn ngữ khi học ngoại ngữ là một vấn đề được rất nhiều nhà
nghiên cứu, nhà khoa học quan tâm đến.Trước hết phải kể đến nhà nghiên cứu
Pit Corder với bài viết có tựa đề “The Signficance of Learne” nghiên cứu về
vấn đề dùng khơng chính xác từ loại. Tác giả phân tích các nguyên nhân gây
ra lỗi như lỗi do vượt tuyến, lỗi giao thoa ngôn ngữ, lỗi tự ngơn ngữ đích để
rồi tìm ra các giải pháp chữa lỗi.

Trong những năm gần đây đã có rất nhiều các bài nghiên cứu của các
nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề lỗi như: Nguyễn Linh Chi với “Một số
nhận xét về lỗi dùng từ đặt câu của người nước ngồi học tiếng Việt” (Tạp chí
Ngơn ngữ và đời sống số 8 – 2007), “Lỗi trật tự từ của người bản ngữ tiếng
Anh học tiếng Việt” (Tạp chí ngôn ngữ số 7 – 2008), “Lỗi ngôn ngữ của
người nước ngoài học tiếng Việt (trên tư liệu từ vựng, ngữ pháp của người
Anh, Mĩ )” (Luận án tiến sĩ ngữ ngơn ngữ học).Trong đó, tác giả Nguyễn
Linh Chi đã chỉ ra các lỗi cơ bản về từ vựng, ngữ pháp của người Anh, người
Mỹ học tiếng Việt và tác giả tiếp cận các lỗi này từ góc độ chiến lược học,
chiến lược giao tiếp và hệ thống ngôn ngữ trung gian. Luận án miêu tả, giải
thích những lỗi từ vựng, ngữ pháp và chỉ ra nguyên nhân gây nên lỗi theo cơ
sở lý luận phân tích lỗi do S. P. Corder khởi xướng. Nguyễn Văn Phúc với
“Nghiên cứu các dạng lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên nói tiếng Anh”
(Luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn). Đỗ Thị Thu với “Xem xét cách diễn đạt
câu tiếng Việt của người nước ngoài khi học tiếng Việt” (Luận văn thạc sĩ
khoa học ngữ văn), Đinh Lê Huyền Trâm “Khảo sát lỗi từ vựng và ngữ pháp
của sinh viên Lào và Campuchia học tiếng Việt tại trường Hữu Nghị 80”
(Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ),

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tiếp theo phải kể đến luận án của tác giả Nguyễn Thiện Nam nghiên
cứu về lỗi ngữ pháp của người nói tiếng Khơme, tiếng Nhật và tiếng Anh khi
học tiếng Việt. Luận án đã góp phần khơng nhỏ vào việc học tiếng Việt của
người nước ngoài và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi.
Các bài viết và cơng trình nghiên cứu được liệt kê trên đây dù ở dạng
đúc kết kinh nghiệm hay là những nghiên cứu chuyên sâu thì cũng đều giải

quyết được một số yêu cầu cụ thể trong việc phát hiện, xử lý và đưa ra được
những giải pháp khắc phục lỗi, đóng góp hữu ích trong công tác dạy và học
tiếng Việt cho người nước ngồi nói chung.
Tuy nhiên, có thể thấy hầu hết các cơng trình nghiên cứu về lỗi mới chỉ
tập chung nghiên cứu các lỗi ngữ pháp, lỗi từ vựng và ngữ nghĩa. Có rất ít các
cơng trình nghiên cứu về lỗi ngữ âm của người nước ngoài khi học tiếng Việt.
Mới đây nhất, năm 2016, Soudchai Simmalavong có Luận văn thạc sĩ Ngôn
ngữ học với đề tài “Bước đầu khảo sát lỗi ngữ âm của người Lào khi học
tiếng Việt”. Bài luận văn mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát và phân tích những
lỗi cơ bản như lỗi phụ âm đầu, vần mà chưa gắn với những đối tượng cụ thể.
Do đó đề tài nghiên cứu “Khảo sát lỗi phát âm tiếng Việt của học viên nước
ngoài học tiếng Việt (trường hợp học viên quân sự Lào học tiếng Việt tại
Đồn 871-TCCT)” sẽ đưa đến cái nhìn cụ thể hơn về lỗi phát âm của học viên
quân sự Lào tại Đồn 871-TCTT, và đưa đến một cái nhìn tổng quan trong
vấn đề phân tích lỗi ngữ âm.
1.2 Một số cơ sở lí thuyết
1.2.1 Khái quát về ngữ âm, ngữ âm tiếng Việt và ngữ âm tiếng Lào.
1.2.1.1 Khái quát về ngữ âm.
Ngôn ngữ là một hệ thống âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp
cơ bản và quan trọng nhất của con người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương
tiện tư duy, truyền đạt văn hóa - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cái

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ngôn ngữ dùng để giao tiếp và truyền đạt tư tưởng ấy, ngay từ đầu đã là ngôn
ngữ thành tiếng, ngơn ngữ âm thanh. Đó là tồn bộ hệ thống các âm của ngơn
ngữ mà con người nói ra, là cái “vỏ vật chất” của ngôn ngữ mà con người nói

ra được, tri nhận được [46,97].
Mặt âm thanh làm nên tính chất hiện thực của ngơn ngữ, nhờ có nó ngôn
ngữ mới được xác lập, tồn tại và phát triển. Mặt âm thanh là một thuộc tính
khơng thể tách rời của tất cả các sinh ngữ hiện đang tồn tại. Lí luận của chủ
nghĩa Mác khẳng định sự phát sinh của ngôn ngữ phụ thuộc vào sự phát triển
của bộ máy phát âm của người nguyên thuỷ; nguồn gốc của ngôn ngữ gắn liền
với sự phát triển của khả năng cấu tạo những âm thanh tách bạch ở con người.
Luận điểm này được chứng tỏ bằng học thuyết về hệ thống tín hiệu thứ hai
của I.P.Pavlov: Nếu các cảm giác và hiện tượng của chúng ta về thế giới ở
xung quanh đối với ta là hệ thống tín hiệu thứ nhất của hiện thực, những tín
hiệu cụ thể, là lời nói, đặc biệt trước hết là những sự kích thích động học từ
các khí quan phát âm đi vào vỏ não, là những tín hiệu thứ hai, tín hiệu của
những tín hiệu /Pavlov, dẫn theo Zinder, [14]. Như vậy, về mặt sinh lí học,
những sự kích thích động học đi từ các khí quan phát âm là những sự kích
thích phát sinh do những vị trí khác nhau của các khí quan này. Chính sự
chuyển động của các khí quan phát âm khi cấu tạo các âm thanh là điều kiện
thiết yếu để cho ngôn ngữ được xác lập, tồn tại và phát triển. Do đó, khơng
thể có một ngơn ngữ nào đó mà khơng dùng âm thanh, khơng lấy âm thanh
làm hình thức thể hiện. Cố nhiên, khơng phải bất kì âm thanh nào do con
người phát ra đều là âm thanh ngôn ngữ. Âm thanh ngôn ngữ khác với tiếng
ho, tiếng nấc, v.v.. Những âm thanh này được phát ra do nhu cầu sinh lí, nghĩa
là khơng có giá trị biểu đạt, không phải là phương tiện biểu đạt của ngơn ngữ.
Hình thức biểu đạt bằng âm thanh của các từ trong ngôn ngữ không chỉ
là âm thanh vật chất đơn thuần. Khi ta đọc thầm, nhẩm và suy nghĩ thì hình

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



thức âm thanh của các từ và câu vẫn xuất hiện nhưng ở dạng ấn tượng âm
thanh hay còn gọi là hình ảnh âm thanh. Như vậy, khi có người nói, người
nghe ta có âm thanh cụ thể, thực tế. Cịn khi tư duy thì chúng ta tư duy bằng
ngơn ngữ. Mặt khác, âm thanh ngôn ngữ, đặc biệt là các các âm tố lời nói
dường như tách riêng ra khỏi từ, được trừu tượng hoá, bởi lẽ, một âm vị nào
đó khơng chỉ xuất hiện trong một từ mà có thể xuất hiện trong nhiều từ khác
nhau của một ngơn ngữ. Nó xuất hiện trong từ này, cũng có thể xuất hiện
trong nhiều từ khác. Mấy vạn từ làm thành từ vựng của một ngôn ngữ, về mặt
âm thanh vốn là những kết hợp khác nhau của mấy chục âm tố lời nói (âm vị)
mà thơi.Các âm thanh trong một ngơn ngữ có quan hệ đồng nhất và đối lập
với nhau về mặt giá trị và lập thành hệ thống. Đó là hệ thống ngữ âm của một
ngơn ngữ nhất định.
Âm thanh ngơn ngữ là hình thức biểu đạt tất yếu của ngôn ngữ, là cái vỏ
vật chất tiện lợi nhất của ngơn ngữ. Do đó, về một phương diện nào đó, nếu
coi ngơn ngữ bao gồm hai mặt: mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện thì cũng
có thể coi ngữ âm là mặt biểu hiện còn từ vựng và ngữ pháp là mặt được biểu
hiện của ngôn ngữ. Bởi vậy, nghiên cứu ngữ âm là công việc đầu tiên và tất
yếu đối với việc nghiên cứu bất cứ ngơn ngữ nào.
Cơ sở hình thành ngữ âm: Âm thanh ngôn ngữ được xác lập từ cơ sở tự
nhiên và cơ sở xã hội.
Cơ sở tự nhiên: Ở mặt âm thanh ngơn ngữ, chúng ta có thể tiến hành
nghiên cứu về bản chất âm học (cảm thụ - vật lí) và những phương thức cấu
âm (nguồn gốc - sinh lí), tức là cơ sở tự nhiên của âm thanh ngơn ngữ.
Mặt vật lí (cảm thụ - âm học): Cũng như các âm thanh khác trong tự
nhiên, âm thanh ngôn ngữ được tạo thành do sự chấn động của dây thanh và
sự hoạt động của các khí quan khác thuộc bộ máy phát âm của con người. Do

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



đó, người ta có thể miêu tả âm thanh của ngôn ngữ bằng những đặc trưng âm
học như độ cao, độ mạnh, độ dài, âm sắc, v.v..
Mặt sinh lí (nguồn gốc - cấu âm): Âm thanh ngôn ngữ do bộ máy phát
âm của con người cùng với hoạt động của nó tạo nên. Bộ máy phát âm là
những bộ phận của cơ thể được dùng với chức năng thứ hai là tạo ra các âm
của ngôn ngữ. Bộ máy phát âm gồm có cơ quan hơ hấp, thanh hầu và các
khoang (khoang mũi, khoang miệng, khoang yết hầu)
Hình ảnh bộ máy phát âm.

Cơ sở xã hội: Nói đến cơ sở xã hội của ngữ âm là nói đến chức năng xã
hội của nó.Âm thanh, tự bản thân nó khơng mang ý nghĩa gì cả. Nhưng khi
một đơn vị âm thanh nào đó được một cộng đồng lựa chọn và xác lập làm
hình thức biểu đạt cho những đơn vị mang nghĩa trong một ngơn ngữ và dùng
để giao tiếp thì sẽ trở thành những đơn vị âm thanh ngôn ngữ. Mặt xã hội của
ngữ âm làm cho mỗi người nói một ngơn ngữ nào đó nhận ra sự khác nhau
giữa các đơn vị âm thanh của ngơn ngữ đó, đồng thời ln có ý thức và thói
quen phân biệt sự khác nhau đó, một sự khác nhau có tính chất chức năng chức năng giao tiếp.
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2.1.2 Ngữ âm tiếng Việt.
Các ngôn ngữ trên thế giới được chia thành 4 loại hình: Loại hình ngơn
ngữ hịa kết, loại hình ngơn ngữ chắp dính, loại hình hỗn nhập và loại hình
ngơn ngữ đơn lập. Trong đó tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập . Đặc
điểm này thể hiện rõ rệt ở mặt ngữ âm.
Trên chữ viết, mỗi tiếng được ghi thành một chữ. Tiếng có thể trực tiếp

hay gián tiếp gắn liền với một ý nghĩa nhất định và không thể chia ra thành
những đơn vị có nghĩa nhỏ hơn nữa. Vì vậy có thể hiểu ranh giới
của tiếng trùng với hình vị và từ: ăn, nói, đi, đứng, và, sẽ,…. Âm tiết, hình vị
và từ là đơn vị của ngơn ngữ, cịn tiếng là đơn vị của lời nói.
Cấu trúc của âm tiết tiếng Việt:
Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc 2 bậc: bậc thứ nhất bao gồm những thành
tố trực tiếp của nó được phân định bằng những ranh giới có ý nghĩa hình thái
học, bậc thứ hai bao gồm những thành tố của phần vần, chỉ có chức năng khu
biệt thuần túy[11,80]
Âm tiết tiếng Việt
I............ Thanh điệu

Âm đầu

II........................ Âm đệm

Phần vần
Âm chính

Âm cuối

Lược đồ âm tiết tiếng Việt:
Thanh điệu
Vần
Âm đầu

Âm đệm

Âm chính


Âm cuối

Âm tiết tiếng Việt có 5 thành phần, được xếp thành 2 bậc. Thành phần
thứ nhất do 6 thanh điệu đảm nhiệm là: không dấu, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng.
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm.

Âm đệm do âm vị bán ngun âm mơi [ṷ] đảm nhiệm.
Âm chính do các âm vị nguyên âm đảm nhiệm.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Âm cuối là các âm vị phụ âm, bán nguyên âm và một âm /zêrô/

Đặc điểm cấu tạo của âm tiết tiếng Việt tạo nên cho tiếng Việt tính nhạc
điệu.Tuy nhiên đây cũng chính là những khó khăn đối với người nước ngoài
khi học tiếng Việt, đặc biệt là với hệ thống thanh điệu.Điều này buộc người
học cần phải có những phương pháp học phù hợp và hiểu rõ nguyên nhân gây
ra lỗi để có thể khắc phục những lỗi sai khi phát âm âm tiết tiếng Việt.
1.2.1.3 Ngữ âm tiếng Lào.
Tiếng Lào là một ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ TaiKadai. Bảng chữ cái Lào hay Akson Lao (tiếng Lào: ອັກສອນລາວ) là bảng chữ
cái chính thức được sử dụng để viết tiếng Lào và các ngơn ngữ thiểu số khác
ở Lào[68].

Bảng chữ cái có nguồn gốc Ấn Độ, bao gồm 27 phụ âm (ພະຍັນຊະນະ), 7
chữ ghép phụ âm (ພະຍັນຊະນະປະສົມ) , 33 nguyên âm (ສະຫລະ) (một số dựa trên
sự kết hợp của các ký hiệu), và 4 dấu giọng (ວັນນະຍຸດ).[Trích theo 42].
Phụ âm tiếng Lào:
Các phụ âm tiếng Lào được phân loại theo các cấp như trong bảng sau.












Cao
Khỏ Sỏ




Thỏ

Phỏ Fỏ Hỏ














Do

To

Bo Po

Yo

O

Trung
Ko Cho

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thấp








Kho Xo

Tho





















Pho Fo Ho Ngo Nho No Mo Ro Lo Vo


Có sự kết hợp với ຫ trong đó từ ຫ là âm câm. Khi đánh vần, chúng
ta đọc hai yếu tố của sự kết hợp này riêng biệt, ví dụ ຫງ đọc là ngỏ
ຫງ

ຫຍ





ຫຣ

ຫລ,ຫຼ^

ຫວ

Ngỏ

Nhỏ

Nỏ

Mỏ

Rỏ

Lỏ

Vỏ


Nguyên âm tiếng Lào:
Bảng hệ thống các ngun âm tiếng Lào (sạlạ): (s chỉ ngun âm đơi).
xະ

Á

ແxະ

É

ເxຶອ

ứa

xຶັ

Ă

ແxຶັ

Et

ເxຶອ

Ưa

xາ

A


ແx

E

xວົະ

Úa

xຶ

Í

ໂxະ



xຶົວ

Ua

xຶ

I

xຶົ

(m)

xຶາ


Ăm

xຶ



ໂx

Ơ

ໃx

Ay

xຶ

Ư

ເxາະ

Ĩ

ໄx

ay

xຶຸ

Ú




O

ເxຶົາ

au

xຶ

U

xຶ=

O

ເxະ

ế

ເxຶ

Â

ເxຶັ

ết

ເxຶ


Ơ

ເx

Ê

ເxຍ

Ia

Bảng ngun âm trên là sự tương ứng giữa vần và dấu tiếng Lào sang tiếng
Việt.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phụ âm cuối tiếng Lào[68]:
Trong tiếng Lào có 8 phụ âm vừa là phụ âm chính vừa là phụ âm cuối
vần đó là:

k





ng


kh


d


n







b

m

v

Phụ âm cuối vần là phụ âm nằm cuối một từ mà khơng có ngun âm
kèm theo.
Ví dụ: ກາກ, ກາງ, ກາຍ, ກັດ, ການ, ກາບ, ກາມ, ກາວ.
Trong đó các chữ ກ, ງ, ຍ, ດ, ນ, ບ, ປ, ມ, ວ ở cuối là phụ âm cuối vần.
Phụ âm cuối vần chia ra phụ âm cuối vần mở (thay đổi theo dấu) và
phụ âm cuối vần tắc (không thay đổi theo dấu thanh)
• Phụ

âm cuối vần mở (ຕົວສະກົດເປັນ): là những phụ âm cuối vần có thể


biến âm theo dấu thanh, gồm có 5 phụ âm sau: ງ, ຍ, ນ, ມ, ວ.
Ví dụ: ກ້ າງ, ກ້ ວຍ, ກິ່ ນ, ກ້ ອມ, ແກ້ ວ.
• Phụ

âm cuối vần tắc (ຕົວສະກົດຕາຍ): là những phụ âm cuối vần khơng

thể biến âm đủ theo dầu, gồm có 3 phụ âm sau: ກ, ດ, ບ.
Ví dụ: ກັກ, ກັດ, ກັບ
Thanh điệu tiếng Lào
Tiếng Lào có 5 thanh điệu, trong đó có 4 thanh điệu tương đương với 4
thanh điệu của tiếng Việt, tuy nhiên có 1 thanh điệu được gọi là luyến lên –
luyến xuống. [42]
Các thanh điệu của tiếng Lào tương ứng với các thanh điệu tiếng Việt.
• thanh cao (tương ứng với thanh sắc) được tạo bởi 'mái tri' và được
viết là ‘ ຶ ’ như trong từ ກາ và được phát âm là 'cá'

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


•thanh thấp ( tương ứng với thanh huyền) được tạo bởi 'mái ệc' và được
viết là ‘ ຶ ’ tức là một dấu nháy như thanh sắc ở phía trên, ví dụ trong từ ກິ່ າ
được phát âm là 'cà'
•thanh bằng (tương ứng với thanh không hay thanh bằng) nghĩa là
khơng có dấu gì ở trên hoặc dưới như từ ກາ này được phát âm là 'ca'
•thanh luyến lên, luyến xuống hay còn gọi là thanh lửng (tương ứng với
thanh hỏi) được tạo bởi 'mái chặt-ta-wa' và được viết là ‘ ຶ ’ tức là một dấu
cộng ở phía trên đầu như từ này ກ໋າ và được phát âm là 'cả'

Riêng “thanh luyến xuống” (hay còn gọi là “thanh lên – xuống” )là một
thanh đặc biệt mà trong tiếng Việt khơng có và nó tạo cho tiếng Lào trở thành
một thứ tiếng giàu ngữ điệu, lên bổng xuống trầm uyển chuyển, ấn tượng, dễ
nghe và lôi cuốn rất biểu cảm phù hợp với từng ngữ cảnh.
Có thể xem minh họa về cách phát âm theo hình dưới đây:

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×