Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hòa nhập cộng đồng trong dự án hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng chính sách và thí điểm mô hình hòa nhập cộng đồng cho nữ lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………………………….

NGUYỄN HIỀN MINH

HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHỤ NỮ BÁN DÂM TÁI HÒA NHẬP
CỘNG ĐỒNG TRONG DỰ ÁN “HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU,
XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ THÍ ĐIỂM MƠ HÌNH HỊA
NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NỮ LAO ĐỘNG TÌNH DỤC TẠI
HÀ NỘI” DO TỔ CHỨC CSAGA THỰC HIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số: 60 90 01 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Chủ tịch Hội đồng

TS. Mai Thị Kim Thanh

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội - 2015

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và khảo sát thực địa, tơi đã hồn
thành Luận văn Thạc sỹ chun ngành Cơng tác xã hội.


Với tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời
cảm ơn đến:
Tiến sỹ Mai Thị Kim Thanh – Giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và
động viên tôi hồn thành nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Cán bộ chương trình của các đơn vị,
tổ chức xã hội như: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về Giới – Gia
đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA); Cục phòng chống tệ nạn xã hội; Chi cục
phòng chống tệ nạn xã hội; tổ chức quốc tế Plan vùng Hà Nội; Viện nghiên cứu sức
khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT); Trung tâm dạy nghề nhân đạo REACH và các
chị em phụ nữ bán dâm là đối tượng hưởng lợi của Dự án nghiên cứu đã giúp đỡ tơi
rất nhiều trong q trình thu thập thơng tin và hồn thành nghiên cứu.
Qua đây tơi cũng xin cảm ơn các Thầy, cô trong khoa Xã hội học, các thầy
cô giáo bộ môn Công tác xã hội trong quá trình nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và trợ giúp tơi hồn thành luận văn của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả nghiên cứu

Nguyễn Hiền Minh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT
Chƣ̃ viế t tắ t

Nô ̣i dung đầ y đủ

ASXH


An sinh xã hô ̣i

BQLDA

Ban quản lý dự án

CTXH

Công tác xã hô ̣i

LĐTBXH

Lao đô ̣ng – Thương binh và xã hợi

NGO

Tổ chức phi chính phủ

NBD

Người bán dâm

PCTNXH

Phịng chống tệ nạn xã hợi

PCMD

Phịng chống mại dâm


STIs

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG VÀ DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1. DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2. Con đường dẫn tới mại dâm .....................................................................52
Bảng 2.3. Những khó khăn của chị em bán dâm khi làm nghề .................................53
Bảng 2.4. Đối tượng tìm kiếm sự hỗ trợ của các chị em ...........................................55
Bảng 2.5. Các hành vi tự kỳ thị bản thân của chị em ...............................................56
Bảng 2.6. Mong muốn bỏ nghề của chị em ...............................................................57
Bảng 2.7. Khó khăn của chị em khi chuyển nghề khác .............................................57
Bảng 2.8. Mức độ hài lịng với hoạt động truyền thơng tại cộng đồng ....................67
Bảng 2.9. Mức độ hài lòng với độ ngũ đồng đẳng viên Dự án .................................69
Bảng 2.10. Những khó khăn thường gặp hiện nay của các chị em ...........................70
Bảng 2.11. Đối tượng tìm kiếm sự hỗ trợ của các chị em .........................................72
Bảng 2.12. Các hành vi tự kỳ thị bản thân của chị em .............................................74
Bảng 2.13. Mức độ nắm thông tin về Luật xử lý vi phạm hành chính áp dụng cho
NBD ...........................................................................................................................75
Bảng 2.14. Mong muốn bỏ nghề của chị em .............................................................78
Bảng 2.15. Khó khăn của chị em khi chuyển nghề khác ...........................................78
Bảng 3.1. Mức độ khả thi của một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ
tâm lý cho chị em đích của Dự án: ...........................................................................99
2. DANH MỤC BIỂU ĐỜ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá những khó khăn của chị em bán dâm trước và sau can thiệp ...... 71

,


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1.Lý do chọn đề tài: ......................................................................................... 3
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 5
3.Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 11
4.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................ 12
5.Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 13
6.Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................. 13
7.Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 13
8.Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 14
9.Phƣơng pháp nghiên cứu: ......................................................................... 14
10.Kết cấu của luận văn ................................................................................ 17
NỘI DUNG CHÍNH:..................................................................................... 18
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU....18
1.1.Cơ sở lý luận ............................................................................................ 18
1.1.1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài: ................................................ 18
1.1.2Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu: ........................................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn: ...................................................................................... 24
1.2.1. Hoạt động mại dâm trên thế giới, ở Việt Nam và những chính sách
pháp luật liên quan đến hỗ trợ người bán dâm hiện nay ở Việt Nam......... 24
1.2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 34
Tiểu kết chƣơng 1:......................................................................................... 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHỤ NỮ BÁN
DÂM TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG DO TỔ CHỨC CSAGA THỰC
HIỆN TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN ...................................................... 42

2.1. Thực trạng về phụ nữ bán dâm Việt Nam và các mơ hình hỗ trợ tái
hịa nhập cộng cho phụ nữ bán dâm ở Việt Nam hiện nay ....................... 42
2.1.1. Thực trạng về phụ nữ bán dâm Việt Nam: ...................................... 42

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.2. Các mơ hình hoạt động hỗ trợ tái hịa nhập cộng đồng cho phụ nữ
bán dâm đang được triển khai hiện nay: ...................................................... 45
2.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm trong Dự án: ............ 48
2.2.1. Đặc điểm phụ nữ bán dâm trong Dự án: ............................................ 48
2.2.2. Thực trạng các hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hòa nhập
cộng đồng trong Dự án do tổ chức CSAGA thực hiện: ............................. 58
2.2.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ
nữ bán dâm của CSAGA .............................................................................. 65
2.2.3.4. Hỗ trợ lập nghiệp: ............................................................................. 77
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán
dâm tái hòa nhập cộng đồng của CSAGA .................................................... 79
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 84
CHƢƠNG III. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÁI
HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ BÁN DÂM VÀ VAI TRÒ
CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI ......................................................................... 85
3.1. Các vấn đề đặt ra: .................................................................................. 85
3.1.1. Hoạt động hỗ trợ tâm lý với hoạt động dạy nghề: .............................. 85
3.1.2. Hoạt động hỗ trợ tâm lý với vấn đề việc làm sau tốt nghiệp .............. 87
3.1.3. Hoạt động hỗ trợ tâm lý với tỷ lệ duy trì tham gia học nghề: ............ 88
3.1.4. Hoạt động hỗ trợ tâm lý với vai trị của Đồng đẳng viên ................... 89
3.1.5. Truyền thơng với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm ........ 91

3.2. Những hoạt động cần triển khai nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác hộ
trợ tái hịa nhập cộng đồng cho phụ nữ bán dâm và vai trò của nhân viên
xã hội............................................................................................................... 92
3.2.1. Các hoạt động cần triển khai của CSAGA và vai trò của nhân viên xã
hội:................................................................................................................... 92
3.2.2. Đối với toàn Dự án:............................................................................ 106
Tiểu kết chƣơng 3:....................................................................................... 110
KẾT LUẬN .................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Mại dâm là một hoạt động đã xuất hiện, tồn tài từ rất lâu trong xã hợi lồi
người và đến nay vẫn bị coi là phạm pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cùng
với sự phát triển của xã hội và sự mở rợng của nền kinh tế hàng hóa, hoạt đợng mại
dâm cũng vì thế mà phát triển mạnh mẽ hơn, rợng rãi hơn với nhiều hình thức khác
nhau và trở thành tệ nạn mang tính tồn cầu.
Ở Việt Nam, mại dâm đã xuất hiện rất lâu từ thời phong kiến đến Pháp
thuộc, và sau đổi mới những năm 80 đến nay khi có sự mở cửa kinh tế và giao lưu
văn hóa xã hợi thì hoạt đợng mại dâm càng trở nên phức tạp hơn và trở thành vấn
nạn quốc gia. Mại dâm luôn bị xã hội lên án và coi là hoạt động ảnh hưởng đến
thuần phong mỹ tục của dân tộc, tác động xấu đến đời sống văn hóa xã hợi và hơn
thế nữa cịn là ngun nhân chủ yếu lây truyền các bệnh tình dục, trong đó có đại
dịch HIV/AIDS.
Cách tiếp cận theo hướng “loại trừ” mại dâm được đưa ra trong các văn bản
pháp lý như Pháp lệnh Phòng chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11 và Nghị

quyết 05/CP, ban hành ngày 29/1/1993. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố số
người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người, trong đó tập trung nhiều nhất ở
một số khu vực như: Đồng bằng sông Hồng gồm: 3.700 người; vùng Đông Nam
Bộ: 3.200 người; Đồng bằng sơng Cửu Long: gần 1.200 người… Cịn lại các khu
vực khác khoảng 1.000 người…[7]. Những người làm mại dâm trong đó phần lớn là
phụ nữ thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và nguy cơ như bị bóc lợt
tình dục, bị bạo lực thể chất và tinh thần, bị cưỡng ép sử dụng ma túy, không được
quyền lựa chọn tình dục an tồn, dẫn tới các hệ quả bị lây nhiễm các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, bị tổn thương tâm lý và thể chất. Bên cạnh đó, do đặc
thù lĩnh vực nhạy cảm và đi ngược lại các giá trị xã hội, giá trị văn hóa truyền thống
và các văn bản quy phạm pháp lý, người bán dâm thường phải chịu sự phân biệt đối
xử nặng nề từ gia đình, cợng đồng và xã hợi, tự kỳ thị, bị bắt và xử phạt bởi các cơ
quan chức năng.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trước những tác động tiêu cực mà hoạt động mại dâm đem lại, Chính phủ
Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong cơng tác phịng chống mại dâm. Hàng loạt các
hệ thống văn bản ra đời quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh phòng,
chống mại dâm đầy đủ và đồng bợ được ban hành, góp phần điều chỉnh tất cả các
hoạt động liên quan về công tác phịng chống mại dâm bao gồm: cơng tác tun
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là nhóm nguy cơ cao, các
hoạt đợng quản lý, giáo dục, hỗ trợ tái hịa nhập cợng đồng cho người hoạt động
mại dâm…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được tự sự cương
quyết của Chính phủ trong cơng tác phịng, chống mại dâm nhưng vấn đề này vẫn
cịn nhiều diễn biến phức tạp, tinh vi, kín đáo và lan rộng ra tất cả các khu vực trong

cả nước ngay cả vùng nông thôn và miền núi. Vẫn còn những quan điểm trái chiều
đối với vấn đề mại dâm trong khi q trình hợi nhập quốc tế sâu rộng đã đặt ra
những thách thức mới với công tác phịng, chống mại dâm giai đoạn mới. Do vậy,
Chính phủ đã nỗ lực và phối hợp cùng các tổ chức dân sự xã hợi, các tổ chức phi
Chính phủ trong nước và quốc tế cùng tham gia giải quyết các và khắc phục những
tác động tiêu cực do hoạt đợng mại dâm đem lại, góp phần vào giải quyết vấn đề
chung của xã hội.
Thế mạnh của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi hợp tác với các cơ quan
chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong nước tham gia vào giải quyết các vấn
đề xã hội, trong đó có vấn đề mại dâm là: kinh nghiệm thực hành can thiệp giải
quyết các vấn đề xã hội ở cấp cơ sở; là việc thiết lập các mô hình can thiệp trợ giúp
các đối tượng xã hợi dựa vào cộng đồng; là sự huy động sự tham gia của cợng đồng
và tăng cường tính tự chủ của cợng đồng trong việc tự giải quyết các vấn đề xã hợi
của bản thân đối tượng; Thử nghiệm cơ chế chính sách can thiệp trợ giúp các đối
tượng xã hội… Một trong số những hợp tác điển hình giữa Chỉnh phủ với các tổ
chức phi Chính phủ quốc tế và trong nước nhằm giải quyết vấn đề mại dâm là sự
hợp tác giữa Bộ LĐTBXH, đại diện là Cục PCTNXH với tổ chức quốc tế PLAN tại
Việt Nam cùng một số tổ chức phi chính phủ trong nước trong dự án thí điểm mơ
hình hỗ trợ tái hịa nhập cợng đồng cho phụ nữ bán dâm tại Hà Nội.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Xuất phát từ việc nhận thức những tác động của vấn đề mại dâm mang lại, từ
mong muốn hỗ trợ những người phụ nữ yếu thế trong xã hợi nói chung và sự nhân
văn trong chương trình hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hịa nhập cợng đồng của dự án
hợp tác mà Bộ LĐTBXH kết hợp với các NGO thực hiện, tác giả quyết định lựa
chọn đề tài: Hoạt động trợ giúp phụ nữ bán dâm tái hòa nhập cộng đồng trong dự

án “Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng chính sách và thí điểm mơ hình hịa nhập cộng
đồng cho nữ lao động tình dục tại Hà Nội” do tổ chức CSAGA thực hiện (Sau
đây gọi là Dự án) làm nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, tài liệu và bài viết trên
thế giới cũng như ở Việt Nam về vấn đề mại dâm và người bán dâm. Đề tài xin được đề
cập đến một số các nghiên cứu sau:
2.1. Các nghiên cứu về mại dâm trên thế giới
Với quan niệm và bối cảnh trên, các nghiên cứu về mại dâm trên thế giới đã
được quan tâm và được thực hiện từ nhiều năm nay. Những nghiên cứu về mại dâm
trên thế giới đề cập đến rất nhiều các khía cạnh liên quan đến mại dâm như: Lịch sử
mại dâm ở mỗi quốc gia; Lịch sử mại dâm thế giới; Những quan điểm chung về mại
dâm trên thế giới và cả những tranh cãi trong các quan điểm; Những nguyên nhân
dẫn đến mại dâm; Các chính sách và pháp luật liên quan đến mại dâm của mỗi quốc
gia; Những ảnh hưởng về kinh tế - xã hội của mại dâm; Thống kê về sự tác động
kinh tế của mại dâm; Thu nhập của mại dâm…Trong khuôn khổ bài viết liên quan
đến hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hịa nhập cợng đồng, tơi xin phép chỉ đề
cập đến những nghiên cứu gần với đề tài của mình.
2.1.1. Nghiên cứu về mơ hình thốt khỏi mại dâm đường phố của Lynda M. Baker,
Rochelle L. Dalla và Celia Williamson (được xuất bản bởi SAGE – 2010):
Khi tổng hợp các mơ hình thốt khỏi mại dâm đường phố của nhiều tác giả
khác nhau trên thế giới và đưa ra mợt mơ hình tích hợp gồm sáu giai đoạn thoát
khỏi mại dâm của phụ nữ đường phố như một nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo
về quá trình phụ nữ bán dâm đường phố rời bỏ nghề. Nghiên cứu này xem xét hai

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



mơ hình nói chung và hai mơ hình thốt khỏi mại dâm cụ thể cùng khả năng ứng
dụng của nó vào q trình thốt khỏi mại dâm. Rào cản gặp phải khi phụ nữ cố gắng
để rời khỏi các đường phố được xác định trong nghiên cứu này. Nghiên cứu dựa
trên bốn mơ hình với các rào cản, các kinh nghiệm được chia sẻ trong hoạt động
mại dâm của người trong nghề, và kinh nghiệm của các tác giả với phụ nữ mại dâm
để hình thành mơ hình tích hợp sáu giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên “ngâm nước” được xem như là điểm khởi đầu trong đó
mợt người phụ nữ là hồn tồn đắm trong hoạt đợng mại dâm và khơng có ý nghĩ
rời khỏi hoặc bất kỳ nhận thức ý thức về sự cần thiết phải thay đổi. Giai đoạn này
có thể thay đổi đáng kể từ vài tháng đến nhiều năm và một số phụ nữ không bao giờ
có thể tiến xa hơn và khơng thể thốt khỏi.
Giai đoạn thứ hai “nhận thức”. Người phụ nữ làm mại dâm ban đầu có thể bỏ
qua hoặc từ chối những cảm xúc về hoạt đợng tình dục mình đang làm, nhưng khi
cảm giác đạt điểm mức đợ khó chịu và khi đó người phụ nữ ý thức được cảm xúc
trong hành đợng mại dâm của mình và có những suy ngẫm.
Giai đoạn tiếp theo “cố ý chuẩn bị” đó là lập kế hoạch từng bước để tìm kiếm
giải pháp thay thế và chuẩn bị. Ở đây, người phụ nữ bán dâm bắt đầu đánh giá cả
những nguồn hỗ trợ chính thức và khơng chính thức.
Giai đoạn thốt ban đầu là khi người phụ nữ bán dâm bắt đầu tích cực sử
dụng khơng chính thức dịch vụ hỗ trợ.
Giai đoạn bảo trì, duy trì thói quen tốt và những thay đổi hành vi
Giai đoạn cuối cùng với vô số những rào cản một người phụ nữ bán dâm
phải vượt qua để thốt thành cơng. Mợt người phụ nữ bán dâm trong giai đoạn cuối
cùng cũng phải có những thay đổi đáng kể trong c̣c sống
Hạn chế mơ hình tích hợp dựa trên kinh nghiệm với nhóm phụ nữ bán dâm ở
đường phố, khơng áp dụng với nhiều nhóm mại dâm khác đang hiện có như mại
dâm trong nhà chứa, mại dâm nam, đồng tính… Cần nghiên cứu thêm về tất cả
những người hành nghề mại dâm để đạt được một sự hiểu biết tốt hơn về các chiến
lược mà họ sử dụng để thốt khỏi hoạt đợng mại dâm.


6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nghiên cứu cũng chỉ đưa ra mơ hình dựa trên tổng hợp các giai đoạn thoát
nghề của phụ nữ bán dâm nói chung mà chưa đưa ra vai trị hay sự tác đợng nào của
xã hợi và các chương trình dịch vụ hỗ trợ để họ thoát khỏi mại dâm.
Tuy nhiên, mơ hình này, với sáu giai đoạn của nó, sẽ cung cấp một cơ sở để
xây dựng một lý thuyết tồn diện mơ tả rõ hơn về cách phụ nữ thốt khỏi hoạt đợng
mại dâm. Mợt mơ hình đã được mơ tả như mợt ví dụ được sử dụng để giúp hình
dung và hiểu được mợt cái gì đó mà không thể quan sát trực tiếp được, hoặc khoảng
lặng ít được biết đến trong hoạt động mại dâm đường phố. Mơ hình tích hợp có thể
hướng dẫn các nhà nghiên cứu hướng tới mợt thăm dị sâu hơn vào các quá trình rời
khỏi đường phố của phụ nữ bán dâm, điều này cho phép các nhà nghiên cứu khám
phá mức đợ nhận thức và xác định vai trị của các cảm giác nội tại trong những phụ
nữ bám dâm và căn cứ vào đó giúp họ có được những nhận thức đúng đắn về việc
cần thoát khỏi mại dâm. Ngoài ra, những nhà can thiệp, cụ thể là các nhà cung cấp
dịch vụ của con người (ví dụ, các chun gia chăm sóc sức khỏe, nhân viên xã hợi,
chun viên tư vấn lạm dụng hóa chất, các nhà lãnh đạo tơn giáo, và nhân viên tiếp
cận) có thể xác định dấu hiệu về nhận thức và hành vi kết hợp với từng giai đoạn
trong quá trình này, và được chuẩn bị để cung cấp dịch vụ được coi là hiệu quả nhất
trong từng giai đoạn của q trình thốt [63].
2.1.2. Nghiên cứu về sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại huyện Binga - một trong
những vùng xa xôi nhất và nghèo của Zimbabwe của tác giả Michael O'Donnell,
Mary Khozombah và Selina Mudenda (27 tháng 2 năm 2002) [64]:
Theo nghiên cứu này, hoạt đợng mại dâm phải được nhìn từ mợt góc c̣c
sống và các yếu tố cơ bản phải được giải quyết liên quan đến sự sống còn và nhu
cầu vật chất tối thiểu. Trong khi đó các chương trình hỗ trợ phụ nữ bán dâm ở đây
dường như chỉ tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp các thông tin, giáo dục và bao

cao su để giảm nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục thương mại, chứ khơng
phải là về các khía cạnh liên quan đến sinh kế. Nghiên cứu đó thừa nhận rằng các
chương trình sức khỏe sinh sản trước đó đã cố gắng thực hiện các dự án tạo thu
nhập cho họ, tuy nhiên những dự án trước đó khơng được coi là thành cơng. Do
vậy, nghiên cứu này đã có những đề xuất như sau:

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Có hai cách cơ bản mà hỗ trợ sinh kế lập trình có thể ảnh hưởng đến hoạt đợng mại
dâm:
1. Phịng ngừa: can thiệp quy mơ lớn như chương trình viện trợ lương thực hiện nay
có khả năng có mợt vai trò trong việc hỗ trợ sinh kế.
2. Hỗ trợ vật chất trực tiếp cho công nhân Sex thương mại: Đối với những người đã
tham gia vào hoạt động mại dâm, nhưng muốn tìm mợt lối ra, nó sẽ là quan trọng
đối với các tổ chức xã hội để tái xem xét hỗ trợ cho các dự án tạo thu nhập.
3. Bao cao su có sẵn và dễ dàng được cung cấp là một vấn đề đã được nêu ra trong
các chương trình sức khỏe sinh sản
Đối với nghiên cứu này, việc nhấn mạnh đến hỗ trợ sinh kế nhằm đảm bảo
những nhu cầu tối thiểu của con người, đặc biệt là phụ nữ bán dâm là điều đúng đắn
và cơ bản. Tuy nhiên những hoạt động cụ thể mà nghiên cứu đưa ra cịn mang tính
vĩ mơ và chung chung, chưa cụ thể với những hoạt động thiết thực hỗ trợ phụ nữ
bán dâm.
Nhìn chung, nghiên cứu về mại dâm trên thế giới khá đa dạng và đề cập tới
nhiều khía cạnh về vấn đề mại dâm, có thể là phân tích q trình thốt nghề của
người bán dâm để có những tác đợng thích hợp trong từng giai đoạn giúp họ được
hịa nhập bền vững; có thể là nghiên cứu về nhu cầu của người bán dâm và nhấn
mạnh vào việc cần đáp ứng các nhu cầu đó. Tuy nhiên tác giả chưa tìm thấy nghiên

cứu nào chỉ ra mợt quy trình hay mợt mơ hình cụ thể nhằm hỗ trợ người bán dâm
thoát nghề cũng như chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ vai trị của nhân viên xã hợi
trong việc đấu tranh phịng, chống mại dâm hay giúp đỡ người bán dâm hịa nhập xã
hợi.
2.2. Các nghiên cứu về mại dâm trong nước:
Điểm lại lịch sử nghiên cứu về mại dâm nói chung và vấn đề hỗ trợ mại dâm
hịa nhập cợng đồng nói riêng ở Việt Nam có thể thấy rất ít các tư liệu lịch sử đề cập
đến vấn đề này. Hiện nay, các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực nhạy cảm này ở
Việt Nam đã nhiều hơn, nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với những nghiên cứu về

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


các lĩnh vực xã hội khác. Điểm lại các nghiên cứu về mại dâm ở Việt Nam có thể kể
đến các nghiên cứu sau đây:
2.2.1. Mại dâm và các hệ lụy kinh tế - xã hội. Tác giả: Khuất Thu Hồng, Nguyễn
Thị Văn, Lê Thị Phượng, Bùi Thanh Hà – 1998 [36]
Mục đích của nghiên cứu này nhằm làm rõ mợt số khía cạnh xã hợi và hoạt
đợng của gái mại dâm, đồng thời tìm hiểu và phân tích những hệ lụy kinh tế xã hội
do hoạt động mại dâm gây ra.
Như mục đích của nghiên cứu, những vấn đề mà nghiên cứu đề cập tập
chung chủ yểu làm rõ mại dâm là gì? Họ là ai? Những mối liên hệ giữa mại dâm và
các vấn đề kinh tế xã hợi…giúp người đọc có cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về cuộc
sống của những phụ nữ bán dâm, điểm lại những quan niệm của cộng đồng về vấn
đề mại dâm và mối liên hệ của mại dâm trong sự phát triển kinh tế nói chung của
tồn xã hợi.
Đây là mợt nghiên cứu mang tính tổng qt dựa trên sự khảo sát thực trạng
có thật của nhóm nghiên cứu. Do vậy, nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy

nhiên, cũng vì tính tổng qt cao nên các kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc nêu
thực trạng và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo chứ không đề cập đến các
hành động cụ thể nhằm giải quyết các thực trạng trên. Đặc biệt là không đề cập đến
hoạt đợng trợ giúp phụ nữ bán dâm hịa nhập cộng đồng như thế nào.
2.2.2. Mại dâm: Một vấn đề xã hội của xã hội Việt Nam đương đại – Tác giả:
Phạm Bích San [50].
Đây là mợt vài nhận xét xã hợi học của tác giả Phạm Bích San thông qua
việc điểm lại lịch sử mại dâm qua từng thời kỳ phát triển của xã hội từ Phong kiến
đến Thực dân, Xã hội chủ nghĩa, Xây dựng CNXH theo mơ hình kế hoạch hóa tập
trung và đến thời Kinh tế thị trường.
Qua các thời kỳ phát triển của mại dâm, tác giả đặt ra vấn đề “chúng ta sẽ
ứng xử với mại dâm như thế nào?” và đưa ra một số kịch bản.
Bài viết này đã đưa ra một vấn đề thực tế của xã hợi và địi hỏi mỗi người,
mỗi ngành, mỗi bộ phận xã hội và đặc biệt là những cơ quan đoàn thể đều phải

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghiêm túc nhìn nhận về mại dâm và cùng định hướng những chính sách cả về kinh
tế và xã hợi để giải quyết vấn nạn này.
Bài viết cũng dừng lại ở việc nêu thực trạng và đưa ra vấn đề tranh luận chứ
chưa đề cập đến những giải pháp hay hành động cụ thể đề nhằm giải quyết thực
trạng về mại dâm.
2.2.3. Mại dâm và di biến động nhìn từ góc độ Giới – Nghiên cứu của IOM phối
hợp với Vụ Bình đẳng Giới và Cục Phịng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội thực hiện tại 3 tỉnh: Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng [15]
Nghiên cứu này đã làm rõ ba vấn đề cơ bản:
- Vai trò của Giới trong quyết định di cư của người làm mại dâm và những khía

cạnh mà di cư và giới có liên quan đến việc tham gia vào hoạt động mại dâm
- Nghiên cứu những lý do và khuôn mẫu di biến động của người hoạt động mại dâm
(cả những người di cư và không di cư) cũng như những khả năng dễ bị tổn thương
do di biến đợng của họ, nhìn từ góc đợ về giới
- Đề xuất cụ thể về việc ban hành chính sách và các chương trình can thiệp
Trong đề xuất của nghiên cứu này, các ý kiến được nêu ra khá cụ thể và tổng
quát nhấn mạnh vào tăng cường truyền thơng nâng cao nhận thức cho nhóm hoạt
đợng mại dâm và cợng đồng. Ngồi ra cũng đề xuất cung cấp mợt số dịch vụ xã hợi
cho nhóm hoạt đợng mại dâm, đặc biệt là các mơ hình can thiệp dự phòng lây nhiễn
HIV/AIDS và hỗ trợ sinh kế cho người làm mại dâm. Những đề xuất trong nghiên
cứu này đã góp phần gợi ý cho nhiều chương trình, dịch vụ xã hợi trợ giúp người
mại dâm, trong đó có hỗ trợ tái hịa nhập cợng đồng.
2.2.4. Báo cáo tóm tắt đánh giá nhu cầu hỗ trợ người bán dâm. Cáo cáo thực hiện
bởi Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (với sự hỗ trợ của Plan tại Việt Nam) [18].
Đây là một nghiên cứu khá chi tiết nhằm khảo sát thực trạng mại dâm và đề
xuất những chính sách phù hợp. Trong đó, báo cáo nêu các yếu tố liên quan đến đặc
điểm của nhóm người bán dâm, các nguyên nhân khiến họ chưa bỏ nghề…và đặc
biệt, nghiên cứu này đã có sự tìm hiểu rất kỹ về nhu cầu cần hỗ trợ của nhóm người
bán dâm như: Nhu cầu hỗ trợ giảm hại về chăm sóc sức khỏe, nhu cầu dạy nghề và
hỗ trợ việc làm, nhu cầu hỗ trợ tâm lý, pháp lý… Đồng thời, nghiên cứu này cũng

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


có những đánh giá về tính phù hợp của các dịch vụ hỗ trợ người bán dâm hiện nay.
Những nhận xét, đánh giá cũng như đề xuất của báo cáo trên nhằm tập trung
vào việc hỗ trợ cho người bán dâm hịa nhập cợng đồng. Do vậy, đây là mợt nghiên
cứu chi tiết và là gợi ý đầy đủ cho đề tài về hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hịa

nhập cợng đồng.
Nghiên cứu của các tác giả cũng như các bộ, ngành đã cho chúng ta thấy một
bức tranh về thực trạng người bán dâm, những quan điểm, giải pháp đã được thực
hiện, kết quả thực hiện chính sách các đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhằm ngăn
chặn tệ nạn mại dâm cũng như tăng cường hệ thống các chương trình dịch vụ hỗ trợ
giảm hại hay hòa nhập cho người bán dâm. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu, bài viết
nào đi sâu vào nghiên cứu vai trị của nhân viên cơng tác xã hợi cũng như đưa ra mơ
hình hay quy trình các hoạt động thực tiễn nhằm hỗ trợ người bán dâm tái hịa nhập
cợng đồng. Nghiên cứu về hoạt đợng trợ giúp phụ nữ bán dâm tái hịa nhập cợng
đồng trong luận văn này của học viên tập trung vào nghiên cứu các hoạt động trợ
giúp phụ nữ bán dâm và làm rõ vai trị của nhân viên cơng tác xã hợi trên cơ sở mơ
hình thí điểm của dự án hỗ trợ nữ lao đợng tình dục ở Hà Nợi.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
- Về lý luận: Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ hơn những lý luận về mại dâm nói
chung và phụ nữ bán dâm nói riêng, hoạt đợng trợ giúp cho phụ nữ bán dâm tái hịa
nhập cợng đồng. Nghiên cứu này có cơ hợi được sử dụng sẽ góp phần lý giải mợt số
lý thuyết của Công tác xã hội, lý giải một số vấn đề của thực tiễn thơng qua việc tìm
hiểu và phân tích nhu cầu hỗ trợ tái hòa nhập của phụ nữ bán dâm cũng như các
hoạt động trợ giúp hiện tại với đối tượng này. Điển hình như: lý thuyết hệ thống, lý
thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết Thân chủ trọng tâm của Carl Roger...
- Về thực tiễn: Luận văn đã đánh giá được thực trạng về mại dâm, phụ nữ bán dâm
và hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hịa nhập cợng đồng của Dự án nói chung
và tổ chức CSAGA nói riêng. Qua đó chỉ ra được các tác đợng tích cực cũng như
những tồn tại hạn chế của mơ hình thí điểm hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hịa nhập cợng
đồng này.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Luận văn cũng đã đưa ra được một số hoạt đợng nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ
tái hịa nhập cộng đồng với phụ nữ bán dâm phù hợp với điều kiện thực tế của
CSAGA trong khuôn khổ Dự án cũng như với các tổ chức xã hợi nói chung. Kết
quả của đề tài sẽ đóng góp cho việc hồn thiện các mơ hình trợ giúp phụ nữ bán
dâm hịa nhập cộng đồng sau này. Đồng thời thể hiện rõ vai trị của cơng tác xã hợi
mà ở đây là nhân viên CTXH đã mang lại tác dụng tích cực cho việc kết nối và cung
cấp các dịch vụ xã hợi, phần nào nhu cầu tái hịa nhập cợng đồng cho phụ nữ bán
dâm.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.

Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu hoạt đợng hỗ trợ tái hịa nhập cộng

đồng cho phụ nữ bán dâm của tổ chức CSAGA trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ
nghiên cứu, xây dựng chính sách và thí điểm mơ hình hịa nhập cộng đồng cho nữ
lao động tình dục tại Hà Nội”. Đồng thời tìm hiểu mức đợ hài lịng của phụ nữ bán
dâm với các hoạt đợng được trợ giúp đó và những mong muốn khác của họ chưa
được đáp ứng. Từ đó tìm ra các cách thức nâng cao chất lượng các hoạt đợng hỗ trợ
của tổ chức CSAGA nói riêng và Dự án nói chung cho phụ nữ bán dâm tái hịa nhập
cợng đồng có sự tham gia tích cực của Nhân viên xã hợi.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu, nhận định về thực trạng hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hịa nhập
cợng đồng trong Dự án do CSAGA thực hiện
- Đánh giá về mức độ hài lòng của những phụ nữ bán dâm đang được nhận dịch vụ
hỗ trợ tái hịa nhập cợng đồng của CSAGA thơng qua chương trình Dự án

- Tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng khác của phụ nữ bán dâm
ngồi các hoạt đợng hỗ trợ mà dự án nói chung và CSAGA nói riêng đang hỗ trợ
- Đề xuất chương trình hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt đợng hỗ trợ tái
hịa nhập cợng đồng cho phụ nữ bán dâm có sự tham gia của Nhân viên xã hội

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hịa nhập cợng đồng do tổ chức
CSAGA thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng chính sách
và thí điểm mơ hình hịa nhập cộng đồng cho nữ lao động tình dục tại Hà Nội”
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Phụ nữ bán dâm
- Các nhà quản lý, điều hành các chương trình dự án, dịch vụ xã hợi hỗ trợ cho phụ
nữ bán dâm tái hịa nhập cộng đồng trong Dự án.
- Nhân viên công tác xã hội, cán bộ quản lý đang làm việc tại Dự án nói chung và
tại CSAGA nói riêng

6. Phạm vi nghiên cứu:
6.1. Phạm vi không gian: Giới hạn về khách thể khảo sát và địa bàn nghiên cứu:
nhóm phụ nữ bán dâm và những người có liên quan tḥc dự án “Hỗ trợ nghiên
cứu, xây dựng chính sách và thí điểm mơ hình hịa nhập cộng đồng cho nữ lao động
tình dục tại Hà Nội”.
6.2. Phạm vi thời gian:
- Phạm vi thời gian nghiên cứu của vấn đề: từ năm 1996 đến nay
- Phạm vi thời gian tiến hành khảo sát tại địa bàn nghiên cứu: từ tháng 1/2013 đến

tháng 11/2015
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Phụ nữ bán dâm trong Dự án là ai? Đời sống của họ ra sao?
- Hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm trong Dự án do tổ chức CSAGA thực hiện diễn
ra như thế nào?
- Hiê ̣u quả của các hoạt động hỗ trợ can thiệp do CSAGA thực hiện như thế nào?

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Vai trị của nhân viên cơng tác xã hợi nên được thể hiện như thế nào trong hoạt
động hỗ trợ và kết nối dịch vụ, chương trình xã hợi cho phụ nữ bán dâm tái hịa
nhập cợng đồng?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Phụ nữ bán dâm trong Dự án vô cùng đa dạng về xuất thân, lứa tuổi, học vấn,
trải nghiệm cuộc sống… và đời số ng của họ gặp rất nhiều khó khăn cũng như nguy
cơ nên họ rất cần được hỗ trợ để thay đổi công việc và ổn định cuộc sống.
Thực trạng của hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm trong Dự án do CSAGA thực
hiện còn tồn tại những bất cập và thiếu các điều kiện để thay đổi cũng như cải thiện
do cơ chế cũng như tính chất của mợt mơ hình thí điểm.
Các chị em phụ nữ bán dâm đã nhận được những dịch vụ hỗ trợ hiệu quả và
mang lại lợi ích cũng như đáp ứng nhu cầu của họ, giúp họ tái hịa nhập cợng đồng
bền vững.
Nhân viên CTXH đóng vai trò quan tro ̣ng trong quá trin
̀ h th ực hiện các dịch
vụ hỗ trợ cho phụ nữ bán dâm tái hịa nhập cợng đồng.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu:
9.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu:

Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nhà nghiên cứu đã tìm
hiểu mợt số tài liệu như:
- Các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến vấn đề hỗ trợ người bán dâm.
- Tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu đã và đang thực hiện về vấn đề hỗ trợ người
bán dâm trong và ngoài nước;
- Báo cáo tổng kết thực trạng mại dâm và công tác phòng chống mại dâm của Cục
phòng, chống tệ nạn xã hội và báo cáo của một số Chi cục phịng chống tệ nạn xã
hợi các tỉnh.
- Tài liệu và các báo cáo thực trạng công tác hỗ người bán dâm tái hịa nhập cợng
đồng của các cơ quan ban ngành trong nước, các tổ chức Phi chính phủ; đặc biệt là

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tài liệu, hồ sơ, các báo cáo của Dự án nói chung và báo cáo của CSAGA nói riêng
… và các tài liệu liên quan khác (xem phần Danh mục tài liệu tham khảo)
9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
9.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu:
pháp này được tác giả thực hiê ̣n và sử dụng nhằm mục đích làm rõ thông tin
phục vụ trong quá trình nghiên cứu như: Những khó khăn thường gặp của chị em phụ
nữ bán dâm ở giai đoạn đầu khi chưa được nhận sự hỗ trợ của Dự án; Những tác đợng
của q trình can thiệp mà Dự án đã thực hiện với nhóm chị e phụ nữ bán dâm;
Những quan điểm của nhóm chuyên gia, cán bộ Dự án đối với hoạt động hỗ trợ phụ
nữ bán dâm tái hịa nhập cợng đồng.
- Đối tượng: Nhóm chị em bán dâm; Cán bợ, chun gia thuộc các tổ chức liên quan
thực hiện Dự án
- Số lươ ̣ng phỏng vấ n sâu : 26 người
+ 8 Cán bợ chương trình, lãnh đạo cơ quan nhà nước quản lý cơng tác phịng chống

mại dâm và hỗ trợ tái hịa nhập cợng đồng.
+ 03 Lãnh đạo tổ chức NGO tham gia Dự án
+ 05 Cán bộ - nhân viên Công tác xã hội đang làm việc với phụ nữ bán dâm
+ 10 phụ nữ bán dâm đang trong q trình chuẩn bị tái hịa nhập cợng đồng
9.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bảng hỏi nhằm thu thập thông tin
liên quan đến việc nghiên cứu tính hiệu quả của các hoạt đợng can thiệp hỗ trợ tái
hịa nhập cợng đồng của Dự án nói chung và CSAGA nói riêng đối với phụ nữ bán
dâm. Việc sử dụng bảng hỏi được tiến hành xuyên suốt quá trình khảo sát từ tháng
1/2014 đến tháng 10/2014 và chia làm nhiều đợt với ba mục tiêu chính: Mục tiêu 1)
Đánh giá đầu vào của chị em khi chưa nhận dịch vụ hỗ trợ tái hịa nhập cợng đồng
của Dự án và CSAGA. Mục tiêu 2) Đánh giá đầu ra của chị em sau quá trình can
thiệp của Dự án và CSAGA. Mục tiêu 3) Tìm hiểu mợt số quan điểm của các cán
bợ/chun gia của Dự án liên quan đến việc nâng cao hiệu quả các hoạt động trợ
giúp phụ nữ bán dâm tái hịa nhập cợng đồng trong Dự án.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Đối tượng: Chị em phụ nữ bán dâm; cán bộ/chuyên gia Dự án
- Số lượng:
+ 80 bảng hỏi cho nhóm chị em phụ nữ bán dâm
+ 16 bảng hỏi cho nhóm cán bợ/chun gia
- Cách thức tiến hành:
+ Đánh giá đầu vào: Ở giai đoạn bắt đầu tiến hành khảo sát cho đến cuối khảo sát,
Dự án có 3 đợt tuyển sinh các khóa đào tạo nghề và triển khai các hoạt đợng hỗ trợ
nhóm chị em mại dâm. Trong 10 tháng nghiên cứu, tác giả có 3 đợt đánh giá đầu
vào với tổng số 50 bảng hỏi cho các chị em tương ứng với 3 đợt tuyển sinh của Dự

án.
+ Đánh giá hiệu quả tác động: Để đánh giá hiệu quả tác động sau 3 tháng can thiệp
của Dự án trên 3 nhóm chị em của 3 đợt tuyển sinh từ tháng 1/2014 đến tháng
10/2014, tác giả tiếp tục gửi bảng hỏi đến số chị em đã tham gia đánh giá ở giai
đoạn đầu. Do vậy trong 10 tháng, tác giả có 3 lần đánh giá đầu ra trên chính nhóm
chị em đang hưởng dịch vụ hỗ trợ của Dự án. Tuy nhiên có mợt số chị em vì lý do
cá nhân khơng thể gắn bó theo Dự án đến cuối chặng đường mà bỏ học hoặc không
tiếp tục tham gia nữa nên số bảng hỏi thu được chỉ còn lại 30 tương ứng với 30
người tham gia Dự án đến thời điểm đánh giá.
+ Nâng cao hiệu quả hỗ trợ: Để có được những ý kiến của chuyên gia trong việc
đưa ra những hoạt động nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Dự án, tác giả
có sử dụng 16 bảng hỏi cho các bợ/chun gia của Dự án – những người đang trực
tiếp quản lý, tham gia và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hịa nhập
cợng đồng trong khuôn khổ Dự án.
9.2.3. Phương pháp quan sát:
Đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về đối tượng
nghiên cứu bằng cách quan sát, ghi chép lại để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Qua việc sử dụng phương pháp này tác giải có thể thu thập được những thông tin
chiều sâu, đặc biệt là trong việc khai thác thông tin liên quan đến nhu cầu, mong
muốn của chị em phụ nữ bán dâm trong việc hỗ trợ họ tái hịa nhập cợng đồng.
Nợi dung quan sát bao gồm:

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Quan sát hoạt động chuyên môn của các cán bợ, nhân viên trong Dự án nói chung
và CSAGA nói riêng
- Quan sát hành vi, cảm xúc, phản ứng của những phụ nữ bán dâm

- Quan sát tương tác, chia sẻ cảm xúc giữa những phụ nữ bán dâm cùng cảnh ngộ
- Quan sát phản hồi về các hoạt động đang được trợ giúp
- Quan sát tương tác giữa phụ nữ bán dâm với nhân viên thực hiện các hoạt động hỗ trợ
10. Kết cấu của luận văn
Luận văn này ngồi Phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nợi dung chính chia
làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
Chương 1 nêu các khái niệm, hệ thống lý thuyết ứng dụng trong quá trình
nghiên cứu, khái lược về tình hình mại dâm, việc thực hiện chính sách trợ giúp phụ
nữ bán dâm tái hịa nhập cộng đồng và giới thiệu về địa bàn nghiên cứu.
Chương 2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hòa nhập cộng
đồng do tổ chức CSAGA thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nghiên cứu,
xây dựng chính sách và thí điểm mơ hình hịa nhập cộng đồng cho nữ lao động
tình dục tại Hà Nội”
Nội dung chương 2 tập trung mô tả thực trạng các hoạt động trợ giúp phụ nữ
bán dâm trong quá trình tái hịa nhập thơng qua điều tra thực tế; Đánh giá về mức
đợ hài lịng của những phụ nữ bán dâm đang được nhận các hoạt động được trợ giúp
của tổ chức CSAGA trong khn khổ Dự án. Tìm hiểu những nhu cầu, những mong
muốn khác của họ ngoài những nhu cầu đã được CSAGA cũng như Dự án đáp ứng.
Chương 3. Nâng cao hoạt động hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hòa nhập cộng
đồng và vai trò của nhân viên xã hội
Chương 3 tập trung nêu các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hịa nhập cợng đồng cho CSAGA trong Dự án nói
riêng và các tổ chức xã hợi nói chung. Đồng thời chỉ rõ vai trị hỗ trợ phụ nữ bán
dâm tái hịa nhập cợng đồng của Nhân viên xã hợi trong mơ hình này.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



NỘI DUNG CHÍNH:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:
1.1.1.1. Mại dâm
Theo cách hiểu thơng thường, mại dâm có thể được xem như là việc trao đổi
tình dục để lấy tiền hoặc bất kỳ một giá trị vật chất nào. Thực chất đây là mợt hoạt
đợng nhằm cung cấp sự thỏa mãn tình dục cho người khác vì mục đích kinh doanh.
Hoạt đợng tình dục này được thực hiện ngồi phạm vi hơn nhân [51, tr17]
Theo nghĩa rợng, mại dâm có thể được định nghĩa như việc trao đổi sự thỏa mãn
tình dục để lấy tiền hoặc các giá trị vật chất khác. Mại dâm là mợt hình thức kinh
doanh nhằm cung cấp sự thỏa mãn tình dục cho cá nhân ngồi phạm vi hơn nhân và
tình u. Thơng thường, sự thỏa mãn tình dục chỉ bằng các kích thích thị giác hoặc
thính giác khơng bị coi là mại dâm. Mại dâm khơng địi hỏi tình cảm, trách nhiệm
cũng như sự cố gắng từ phía khách hàng đề làm hài lịng bạn tình của mình [32, tr2]
Theo Pháp luật Việt Nam hiện hành: Mại dâm là hành vi giao cấu nhằm thỏa
mãn nhu cầu tình dục của mình và phải trả tiền hoặc lợi ích vật chất cho người khác
hoặc thỏa mãn nhu cầu tình dục của người khác để được tiền hoặc lợi ích vật chất
cho mình. Như vậy mợt hành vi được coi là mại dâm khi có các điều kiện sau: Có
hành vi giao cấu (giữa hai người khác giới); Việc giao cấu được đảm bảo bằng việc
trả và nhận tiền giữa các đương sự.
+ Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người
bán dâm để được giao cấu.
+ Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc
lợi ích vật chất khác.
+ Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa

điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
+ Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm,
bán dâm.

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các
bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
+ Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực,
đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt đợng mại dâm [2]
1.1.1.2. Phụ nữ bán dâm
Là những phụ nữ phục vụ đàn ơng thỏa mãn hành vi tình dục ngồi hơn nhân
để được trả tiền hoặc được hưởng những lợi ích vật chất khác [2]
1.1.1.3. Cộng đồng
“Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở
mợt địa bàn nhất định, có chung mợt đặc tính xã hợi hoặc sinh học nào đó và cùng
chia sẻ với nhau mợt lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy”; “Cộng đồng là một
tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được
xem như một khối thông nhất”; “Cộng đồng là mợt nhóm người có cùng tín
ngưỡng, chủng tợc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm”; “Cợng
đồng là mợt tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài ngun chung, hoặc có tình trạng
tương tự nhau về mợt số khía cạnh nào đó” [31, tr.17]
1.1.1.4. Tái hịa nhập cợng đồng:
Có quan điểm cho rằng tái hịa nhập cợng đồng là “tái hồn lương” trở lại.
Nhiều người lại thống nhất cho rằng tái hịa nhập cợng đồng là sự “quay lại lần thứ
hai” hịa nhập với cợng đồng xã hợi của những người có q khứ tợi lỗi sau một
thời gian bị cách ly khỏi xã hội, cộng đồng dân cư. Tái hịa nhập cợng đồng hiểu

đơn giản là xóa đi những tợi lỗi và mặc cảm, tạo cơ hợi bình thường hóa các mối
quan hệ xã hợi để họ hịa nhập với cợng đồng nơi họ cư trú với tư cách là một công
dân, một thành viên xã hợi. Đây là những biện pháp tác đợng tích cực giúp đỡ
những người lầm lỗi, những người có quá khứ phạm tợi xóa bỏ đi những mặc cảm
của bản thân đối với cợng đồng và để họ có thể trở về là người công dân lương thiện
với đúng nghĩa của nó [16].
Theo qua điểm của Dự án tḥc nghiên cứu này: Tái hịa nhập cợng đồng là
việc mợt cá nhân lầm lỡ từng bị kỳ thị, đối xử thiếu cơng bằng, bình đẳng trong
cợng đồng do khơng được tạo điều kiện, tạo cơ hội để thay đổi bản thân và hoàn

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cảnh. Nhưng khi nhận được những hỗ trợ cần thiết và được tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tiếp cận các cơ hợi phát triển thì họ sẽ được tiếp thêm sức mạnh để tự tin
vào bản thân, thay đổi bản thân và được cợng đồng chấp nhận với hình ảnh, con
người mới của họ cũng như đối xử công bằng, bình đẳng với họ như những người
bình thường khác trong xã hội.
1.1.2 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu:
1.1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Trong sự phát triển của con người, Abraham Maslow cho rằng con người
cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Các bậc thang nhu cầu của Abraham
Maslow được sắp xếp theo thứ tự [41]:
- Nhu cầu căn bản thuộc “thể lý”: Đó là nhu cầu về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, sinh
lý - những nhu cầu tối thiểu về mặt vật chất. Đây được coi là những nhu cầu nền
tảng trong bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow. Với những phụ nữ bán dâm
những nhu cầu thể lý, nhu cầu vật chất của họ bị đe dọa và xâm hại thường
xuyên. Phần lớn họ là những người khó khăn về kinh tế, sống trong các khu nhà

trọ chật chợi, thậm chí phải chạy ăn từng bữa nếu họ đã ở tuổi lỡ thì vắng khách.
Nhìn chung đa số phụ nữ bán dâm đều bị đe dọa về nhu cầu thể lý – nhu cầu vật
chất.
- Nhu cầu an tồn: Đó là nhu cầu an tồn đối với chính con người và mơi
trường xung quanh. Con người cần được chở che, cần có cảm giác an tâm, không
hề lo sợ hay bị đe dọa. Tuy nhiên với nhóm phụ nữ bán dâm, họ hầu như khơng
có cảm giác an tồn bởi hàng ngày phải đối mặt với những nguy hiểm và xâm
hại thể chất từ phía bảo kê, khách hàng bạo lực, thậm chí cả những người cùng
hành nghề mà không dám kêu ai hay tìm sự giúp đỡ của ai, đặc biệt là cơ quan
cơng an…
- Nhu cầu giao lưu tình cảm và được trực thuộc: Đó là nhu cầu con người thấy
mình được ở trong một mối quan hệ gần gũi, thân tḥc, ṛt thịt. Sự gắn bó dựa
trên mối quan tâm, sự chia sẻ, đồng cảm và yêu thương. Những người phụ nữ
bán dâm hầu như phải che giấu, kìm nén cảm xúc muốn được yêu thương che
chở từ phía gia đình hay người thân bởi họ thường giấu diếm gia đình cơng việc

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


của mình và đi làm ăn xa. Những người có gia đình ở gần hoặc biết đến cơng
việc của họ thì thường bị gia đình ruồng bỏ, hắt hủi hoặc lạnh nhạt khiến họ
khơng có được cảm giác tḥc về gia đình. Do vậy, nhu cầu này với những phụ
nữ bán dâm hầu như không được đáp ứng.
- Nhu cầu được q trọng, kính mến:Trong mối quan hệ gắn bó, con người có
nhu cầu được khẳng định, tơn trọng. Sự tơn trọng chính là sự khẳng định về vị
trí, vai trò, khả năng của con người trong các mối quan hệ. Một trong những điều
mà chúng ta thấy đối với những người phụ nữ bán dâm là không được xã hợi tơn
trọng, ngược lại họ cịn nhận phần lớn thái độ dè bỉu, coi thường kỳ thị và định

kiến nặng nề của xã hợi, thậm chí họ cũng kỳ thị chính bản thân mình
- Nhu cầu về tự thể hiện bản thân: Đó là nhu cầu được hiểu biết đầy đủ, được
trang bị các kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân và có cơ hợi khẳng định
mình trên các cương vị đảm nhận hoặc thăng tiến ở những vị trí cao hơn. Nhu
cầu này chỉ nảy sinh khi đã được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu nền tảng ở phía
dưới. Đối với phụ nữ bán dâm, cũng như bao người phụ nữ khác, họ cũng có nhu
cầu được trở nên xinh đẹp, được thành đạt, được hạnh phúc, được làm những
điều họ muốn và được sống với những đam mê, thể hiện khả năng của bản thân.
Nhưng hầu như nhu cầu này họ không được đáp ứng bởi họ khơng có mơi trường
và điều kiện để phát huy hay thể hiện bản thân mình. Họ hàng ngày vẫn cịn vật
lợn để đáp ứng nhu cầu vật chất nên chưa thể và chưa dám nghĩ đến việc thể hiện
bản thân theo cách họ muốn.
Với vai trò Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hịa nhập
cợng đồng, việc ứng dụng lý thuyết nhu cầu là rất cần thiết. Nhân viên xã hội
trong quá trình trợ giúp cho phụ nữ bán dâm cần nghiên cứu và chỉ ra những nhu
cầu không được đáp ứng và đánh giá xem họ gặp phải những khó khăn gì và cần
được đáp ứng những nhu cầu nào? Trên cơ sở đó có thể có kế hoạch can thiệp, có
những kết nối phù hợp để hoạt đợng hỗ trợ đạt hiệu quả tốt nhất.
1.1.2.2. Lý thuyết hệ thống:
Lý thuyết hệ thống được biết đến với hai loại: Thuyết hệ thống tổng quát và
thuyết hệ thống sinh thái. Tập trung vào thuyết hệ thống sinh thái thấy rằng:

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×