Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

PHỐI hợp các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG dạy NGHỀ CHO nữ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN tại HUYỆN THUẬN CHÂU, sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

PHẠM ĐỨC TRỌNG

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG DẠY NGHỀ CHO NỮ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU, SƠN LA
Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Thảo

HÀ NỘI – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả


Phạm Đức trọng

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý - Giáo dục, các phòng ban chức năng liên
quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập và tạo điều kiện


cho tôi hoàn thành luận văn này.
Và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Thảo,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp.


Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót,
chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả

Phạm Đức Trọng

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................................3
3.1. Khách thể nghiên cứu:...............................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.....................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................3
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về dạy nghề cho nữ lao động nông
thôn, các lực lượng cộng đồng, sự phối hợp với các lực lượng cộng đồng,


biện pháp phối hợp với các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề cho nữ lao
động nông thôn.................................................................................................3

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về phối hợp giữa các lực lượng cộng
đồng trong dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La. Lý giải nguyên nhân thực trạng.................................................3
5.3. Đề xuất một số biện pháp phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng nâng
cao chất lượng dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La.......................................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3
6.1. Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các biện pháp phối hợp các lực
lượng cộng đồng trong dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La theo đề án 1956 trên địa bàn huyện Thuận
Châu từ năm 2010 đến năm 2017...................................................................3
6.2. Về khách thể khảo sát: Khảo sát thực trạng phối hợp với các lực lượng
cộng đồng nâng cao chất lượng dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Khảo sát thực hiện trên 250 lao động
nam, nữ và 100 cán bộ (Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện/xã, các tổ chức
đoàn hội), các doanh nghiệp tại địa phương...................................................4
6.3. Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại các xã Liệp Tè,
Mường Khiêng, Phỏng Lái, Mường É, Co Mạ, Pá lông, Chiềng Ly, Bon
Phặng, Chiềng Bôm của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La............................4
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài............................................................4
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận....................................................4
7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn..................................................4
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng và sử dụng phiếu khảo
sát để thu thập ý kiến của người dân và cán bộ quản lý huyện xã, doanh
nghiệp, các tổ chức đoàn thể về thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng


nâng cao chất lượng dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La.............................................................................................4
7.2.2. Phương pháp quan sát: Quan sát sự phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề

với các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.....................................................................4
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến
thực trạng và biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề
cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La...................4
7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến đánh giá, nhận xét
của các chuyên gia có trình độ về nghiên cứu về dạy nghề để đánh giá các
biện pháp đề xuất và kết quả nghiên cứu của đề tài.......................................4
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu...............................................................5
8. Những đóng góp của luận văn.....................................................................5
9. Cấu trúc của luận văn..................................................................................5
Chương 1..........................................................................................................6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG DẠY NGHỀ CHO NỮ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.......................6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài............................................................6
1.1.1.1. Các nghiên cứu về dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực nói chung. . .6
1.1.1.2. Các nghiên cứu về lao động nữ, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực
nữ và vấn đề bất bình đẳng giới........................................................................7
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.....................................................................8
1.1.2.1. Nghiên cứu lao động và dạy nghề cho người lao
động dân tộc thiểu số...........................................................................8
1.1.2.2. Nghiên cứu lao động và dạy nghề cho người lao động nữ nông thôn
.........................................................................................................................10
1.2. Dạy nghề cho nữ......................................................................................13


1.2.1. Dạy nghề................................................................................................14
1.2.1.1. Khái niệm dạy nghề............................................................................14
1.2.1.2. Đặc trưng của dạy nghề......................................................................16

1.2.2. Nguồn nhân lực lao động nữ nông thôn..............................................23
1.2.3. Dạy nghề cho lao động nữ lao động nông thôn.....................................35
1.3. Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề cho phụ nữ nông thôn
.........................................................................................................................42
1.3.1. Cộng đồng..............................................................................................42
1.3.2. Phối hợp các lực lượng xã hội trong cộng đồng....................................47
Tiểu kết chương 1...........................................................................................55
Chương 2........................................................................................................57
THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG..............57
TRONG DẠY NGHỀ CHO NỮ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.....................57
TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU, SƠN LA.......................................................57
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và lao động của huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La..............................................................................57
2.2. Tổ chức khảo sát......................................................................................61
2.2.1. Mục đích khảo sát..................................................................................61
2.2.2. Nội dung khảo sát..................................................................................61
2.2.3. Phương pháp và công cụ khảo sát.........................................................61
2.2.4. Địa bàn và khách thể khảo sát...............................................................62
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng...............................................................64
2.3.1. Thực trạng chất lượng lao động nữ huyện Thuận Châu, Sơn La........64
2.3.2. Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong dạy nghề cho nữ lao
động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.....................................66
Tiểu kết chương 2...........................................................................................88
Chương 3........................................................................................................90


MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG DẠY NGHỀ CHO NỮ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN
THUẬN CHÂU, SƠN LA..............................................................................90
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp..........................................................................90

3.1.1. Quan điểm về nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn
huyện Thuận Châu.........................................................................................90
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.................................................................95
3.3. Đề xuất một số biện pháp phối hợp cộng đồng tham gia dạy nghề cho
nữ lao động nông thôn huyện Thuận Châu...................................................97
3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của
Nhà nước trong phối hợp cộng đồng..............................................................97
3.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của
giáo dục nghề nghiệp và ý nghĩa của công tác phối hợp cộng đồng...............99
3.3.3. Đẩy mạnh vận động cộng đồng đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, đa
dạng hóa nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp............................................102
3.3.4. Tăng cường trách nhiệm của ngành Giáo dục và Dạy........................104
3.3.5. Tăng cường trách nhiệm của Chính quyền địa phương đối với giáo dục
và dạy nghề cho lao động nữ nông thôn huyện Thuận Châu.......................106
3.3.6. Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong phối hợp cộng
đồng vào công tác dạy nghề nghiệp cho lao động nữ nông thôn huyện Thuận
Châu..............................................................................................................108
3.3.7. Phân loại đối tượng phối hợp cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật
chất trường học.............................................................................................110
3.3.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp..........................................................111
3.4. Khảo nghiệm về tích cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.......112
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm........................................................................112
3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm.............................................112


3.4.3. Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đã đề xuất.......................................................................................................113
Tiểu kết chương 3.........................................................................................122
KẾT LUẬN...................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................126

PHỤ LỤC..........................................................................................................1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1a. Tình hình dân số các dân tộc trên địa bàn huyện Thuận Châu, Sơn La. 62
Bảng 2.1b. Thực trạng lao động trong các nhóm ngành của huyện Thuận Châu
giai đoạn 2015-2017........................................................................63
Bảng 2.2: Trình độ được dạy nghề của lao động huyện Thuận Châu (N=250). 65
Bảng 2.3. Ý nghĩa của sự phối hợp các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề cho
nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La..............67
Bảng 2.4. Mục tiêu của sự phối hợp các lực lượng xã hội trong dạy nghề cho nữ
lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La...................70
Bảng 2.5. Đánh giá về nội dung của sự phối hợp các lực lượng xã hội trong dạy
nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
.........................................................................................................74
Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng các phương pháp phối hợp các lực
lượng xã hội trong dạy nghề cho nữ lao động nông thôn
tại huyện Thuận Châu...............................................................77
Bảng 2.7. Mức độ sử dụng các hình thức phối hợp lực lượng xã hội trong dạy
nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
.........................................................................................................80
Bảng 2.8. Các biện pháp phối hợp lực lượng xã hội trong dạy nghề cho nữ lao
động.................................................................................................82
Bảng 2.9. Mức độ khó khăn của việc phối hợp các lực lượng xã hội trong dạy
nghề cho nữ lao động.......................................................................84
Bảng 2.10. Đề xuất các biện pháp phối hợp lực lượng xã hội trong dạy nghề
cho lao động nữ...............................................................................86
Bảng 3.1. Khảo nghiệm cán bộ về sự cần thiết của các biện pháp đề xuất (Tổng
phiếu điều tra là 100):....................................................................115
Bảng 3.2. Khảo nghiệm người lao động về sự cần thiết của các biện pháp đề

xuất (Tổng phiếu điều tra là 250)...................................................116
Bảng 3.3. Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất (Tổng
phiếu điều tra là 350):....................................................................118


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thực trạng lực lượng lao động nữ huyện Thuận Châu, Sơn La.....64
Biểu đồ 2.2: Trình độ dạy của lao động ở huyện Thuận Châu...........................66
Biểu đồ 2.3. Ý nghĩa của sự phối hợp các lực lượng xã hội...............................69
Biểu đồ 2.4. Mục tiêu của sự phối hợp các lực lượng xã hội trong dạy nghề cho
nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La..............71
Biểu đồ 2.5. So sánh về mức độ nhận thức về nội dung của sự phối hợp các lực
lượng xã hội trong dạy nghề cho nữ lao động nông thôn..................75
Biểu đồ 2.6. So sánh mức độ sử dụng các phương pháp phối hợp lực lượng xã
hội trong dạy nghề cho lao động nữ vùng nông thôn........................78
Biêu đồ 2.7. So sánh các biện pháp phối hợp lực lượng xã hội.........................83


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
mạnh mẽ, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng theo đó mà thay đổi theo
hướng tích cực. Những chính sách thu hút đầu tư đang ngày càng được hoàn thiện,
theo đó là hàng loạt diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng
thành đất công nghiệp và dịch vụ. Các khu công nghiệp và đô thị được hiện ra cũng
là thời điểm người nông dân không còn đất canh tác. Từ đây, vấn đề dạy nghề cho
lao động nông thôn được chú trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, chỉ khi chất lượng
nguồn lao động nông thôn được cải thiện thì nguồn lao động mới có thể đáp ứng
được yêu cầu của ngành nghề mới, công việc mới nói riêng và của sự nghiệp CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn nói chung.

Để giải quyết vấn đề cấp bách trên, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 phê duyệt đề án dạy nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020 (thường gọi là đề án 1956) với quan điểm: "Dạy nghề cho
lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành
và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. Đây là văn bản quan trọng giúp
các địa phương cũng như các bộ ban ngành có cơ sở để tiến hành dạy nghề, nâng
cao trình độ cho lao động nông thôn.
Theo tổng cục thống kê, tính đến năm 2018, dân số Việt Nam trên 96 triệu
người. Lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,8 triệu người, trong đó, lao động nữ chiếm
48,4%. Số lao động nữ trên 15 tuổi biết chữ 93,6% (nam: 96,7%). Tỉ lệ lao động nữ
đã qua dạy cả nước: 18,0% (nam: 23,0%). Mặc dù lực lượng lao động nữ tương
đương lao động nam, nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn, tỉ lệ biết chữ và
được dạy nghề thấp hơn. Điều này đồng nghĩa lao động nữ bị thiệt thòi hơn, cơ hội
tiếp cận với việc làm và năng xuất lao động thấp hơn lao động nam.
Trong thời gian qua công tác dạy nghề của huyện Thuận Châu theo đề án
1956 trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định. Bước đầu đáp ứng

1


được nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các cơ
sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, doanh nghiệp. Tuy nhiên do những đặc điểm về
giới, đặc điểm về kinh tế - xã hội của huyện còn chậm phát triển, trình độ dân trí,
nhận thức của người dân ở đây còn nhiều hạn chế, một số bất cập về phong tục tập
quán, văn hóa dân tộc, nên điều kiện cơ hội để người phụ nữ được tiếp cận tham
gia các loại hình dạy nghề còn hết sức hạn chế, bất cập; tỷ lệ phụ nữ được tham gia
học nghề còn rất ít. Chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy nghề chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Trong bối cảnh như vậy, cần thiết phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá được

thực trạng, đề ra được các biện pháp để huy động các lực lượng xã hội trong cộng
đồng địa phương tham gia dạy nghề cho phụ nữ trên địa bàn huyện Thuận Châu,
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, xây dựng cộng đồng
phát triển bền vững trong địa bàn huyện. Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài
“Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề cho nữ lao động nông thôn
tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” nhằm đánh giá đúng thực trạng và đưa ra
một số biện pháp hoàn thiện công tác dạy nghề cho nữ lao động nông thôn của
huyện trong thời gian tới. Nghiên cứu đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã thực hiện
một phần theo đề án 1956 cho lao động Nông thôn trên địa bàn huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về việc phối hợp các lực
lượng cộng đồng trong dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận
Châu, từ đó đề xuất các biện pháp phối hợp với các lực lượng cồng đồng trong
dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, góp
phần thúc đẩy sự phối hợp và tham gia của cộng đồng trong công tác dạy nghề
cho nữ lao động nông thôn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề cho nữ lao
động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

2


3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng nâng cao chất lượng dạy
nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
4. Giả thuyết khoa học
Việc phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề cho nữ lao động

nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có những
nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nếu đề xuất và thực hiện các biện pháp phối
hợp các lực lượng cộng đồng nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La có hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho
lao động nông thôn tại Thuận Châu tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về dạy nghề cho nữ lao động nông
thôn, các lực lượng cộng đồng, sự phối hợp với các lực lượng cộng đồng, biện pháp
phối hợp với các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề cho nữ lao động nông thôn.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng
trong dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Lý
giải nguyên nhân thực trạng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng nâng
cao chất lượng dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các biện pháp phối hợp các lực
lượng cộng đồng trong dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La theo đề án 1956 trên địa bàn huyện Thuận Châu từ năm
2010 đến năm 2017
6.2. Về khách thể khảo sát: Khảo sát thực trạng phối hợp với các lực
lượng cộng đồng nâng cao chất lượng dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Khảo sát thực hiện trên 250 lao động nam, nữ
và 100 cán bộ (Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện/xã, các tổ chức đoàn hội), các
doanh nghiệp tại địa phương.

3



6.3. Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại các xã Liệp
Tè, Mường Khiêng, Phỏng Lái, Mường É, Co Mạ, Pá lông, Chiềng Ly, Bon
Phặng, Chiềng Bôm của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể hoá các tài liệu, công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng và sử dụng phiếu khảo
sát để thu thập ý kiến của người dân và cán bộ quản lý huyện xã, doanh nghiệp, các
tổ chức đoàn thể về thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng nâng cao chất
lượng dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
7.2.2. Phương pháp quan sát: Quan sát sự phối hợp giữa các cơ sở dạy
nghề với các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến
thực trạng và biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề cho
nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến đánh giá, nhận xét
của các chuyên gia có trình độ về nghiên cứu về dạy nghề để đánh giá các biện
pháp đề xuất và kết quả nghiên cứu của đề tài.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng thống kê toán học với sự trợ giúp của phần mềm SPSS đã được
module hóa nội dung để tổng hợp và phân tích các số liệu thu được từ các
phương pháp nghiên cứu thực trạng. Trên cơ sở đó, phân tích và rút ra những kết
luận khoa học của vấn đề nghiên cứu.
8. Những đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Hoàn thiện hệ thống lý luận về phối hợp cộng đồng trong
công tác dạy nghề cho nữ lao động nông thôn. Xây dựng quy trình thực hiện,
đưa ra một số mục tiêu mới phù hợp với sự biến đổi của tình hình kinh tế chính

trị xã hội thời gian qua.
- Về thực tiễn: Làm rõ trách nhiệm của cộng đồng, thực trạng chất lượng

4


dạy nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, so sánh với mục
tiêu mà đề án hướng đến. Chỉ ra các tồn tại và nguyên nhân gây ra chúng. Đề
xuất giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về sự phối hợp các lực lượng cộng đồng trong
dạy nghề cho nữ lao động nông thôn.
Chương 2: Thực trạng phối hợp với các lực lượng cộng đồng trong dạy
nghề cho người lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Chương 3: Một số biện pháp phối hợp các lực lượng cộng đồng trong dạy
nghề cho nữ lao động nông thôn tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG DẠY NGHỀ CHO NỮ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Các nghiên cứu về dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực nói chung
Trung tâm quốc tế về Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề UNESCO- UNEVOC
đã có công trình nghiên cứu mang tính khuyến cáo và có tầm ảnh hưởng sâu rộng
“The Engineering of Vocational and Teaching Training” (2004), nhằm giúp các

quốc gia đang phát triển đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Theo
UNESCO, các quốc gia đang phát triển cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ
thuật và dạy nghề cho người dân nhằm phổ cập nghề cho người lao động, hình
thành đội ngũ lao động lành nghề, đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu nhân lực cho
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao
động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội xóa đói,
giảm nghèo cho người dân.
Một nghiên cứu khác của Jonh Daniel và Goran Hultin (2002), trong
“Technical and vocational education and training for the twenty-fist century:
UNESCO and ILO Recommendations”, đề cập đến mối quan hệ chặt chẽ giữa mục
tiêu phát triển dạy nghề với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữa dạy với thế
giới việc làm, giữa nhà trường và xã hội, tạo ra một cơ cấu giáo dục mở và linh
hoạt. Các tác giả khẳng định: trong nền kinh tế thị trường hiện đại, việc thiết kế
chính sách về dạy nghề cần đạt được thông qua mối quan hệ hợp tác giữa nhà
nước, người sử dụng lao động, Hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và người lao động.
Một nhà giáo dục học người Mĩ, Hoyt, K. B. (1975; 1978; 1978; 2001) đã
đưa ra các khái niệm cơ bản của giáo dục nghề nghiệp. Ông cũng là người nêu ra ý
nghĩa và mục đích của giáo dục nghề nghiệp; đồng thời là một trong số ít người đặt
ra vấn đề gắn kết mang tính hệ thống giữa chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề
nghiệp với giải quyết việc làm; gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thực tiễn sản xuất
và xã hội. Chẳng hạn, những vấn đề về hợp tác trong giáo dục nghề nghiệp được

6


ông xác định rất rõ: Những gì cần phải thực hiện để tiến hành giáo dục nghề nghiệp
thành công? Ai là người chịu trách nhiệm khởi xướng hợp tác trong giáo dục nghề
nghiệp? Có thể tích hợp giáo dục nghề nghiệp và giáo dục kinh tế? Vai trò của
cộng đồng trong vấn đề giáo dục nghề nghiệp ? Làm thế nào để giáo dục nghề
nghiệp phát triển bền vững? Không những thế, ông còn chủ trương tư vấn nghề

nghiệp cho học sinh và các bậc phụ huynh. Những vấn đề được nêu và giải quyết
trong các công trình nghiên cứu của Hoyt, K. B khá toàn diện và có tính định
hướng lí luận trong dạy nghề hiện nay.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về lao động nữ, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực
nữ và vấn đề bất bình đẳng giới.
Mincer, 1962; Becker, 1962 đã nghiên cứu, đề xuất lý thuyết vốn con
người. Theo đó, giáo dục nghề nghiệp mang lại cho người lao động lợi ích về
năng suất và cơ hội về mức thu nhập cao hơn. Boheim và cộng sự (2009) cho
rằng, việc dạy các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng kỹ năng phỏng vấn, v.v…) có tác động tích cực đến khả năng có
việc làm và nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động. Giáo dục giúp tăng
các cơ hội việc làm và nghề nghiệp cho thanh niên nói chung và thanh niên nông
thôn nói riêng có thể góp phần tạo thu nhập cho các hộ gia đình, giảm nghèo,
giảm các nguy cơ liên quan đến việc rời bỏ quê hương đối với thanh niên và gia
đình của họ. Một số tác giả như Jones (2001) nhận định rằng, người lao động
qua dạy nghề có nhiều cơ hội việc làm và năng suất lao động cao hơn so với
nhóm chưa qua dạy nghề ở Ghana. Hempell (2003) cũng đã đưa ra những nhận
định cho thấy, tỷ lệ lao động qua dạy nghề có tác động tích cực và đáng kể đối
với cơ hội phát triển của chính người lao động và lợi ích mang lợi cho các doanh
nghiệp trong nền kinh tế.
Xét riêng trong lĩnh vực, giáo dục và việc làm của lao động nữ, kèm theo đó
là sự bắt bình đẳng giới trong lao động là mối quan tâm sâu sắc của các tổ chức
quốc tế và của nhiều nhà nghiên cứu. Một số nghiên cứu tiêu biểu như:
Dollar và Gatti (1999) đã chỉ ra rằng bất bình đẳng giới làm giảm chất

7


lượng trung bình của nguồn nhân lực trong xã hội và có tác động xấu tới phát
triển kinh tế. Sở dĩ như vậy là vì nó làm hạn chế nguồn chất xám cho giáo dục,

khiến nữ giới không được học hành đầy đủ. Tăng cường giáo dục nữ giới là cách
thức làm giảm mức sinh đẻ, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ, và tăng cường mức
giáo dục cho thế hệ tiếp theo. Do đó có tác động tích cực đối với phát triển
nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Gia tăng khoảng cách giới trong
giáo dục làm giảm các lợi ích xã hội của nữ giới có trình độ cao (Galor và Weil
(1996), King, Klasen, và Porter (2008).
Trên cơ sở bằng chứng thực nghiệm, có nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng cách
giới trong giáo dục làm giảm tăng trưởng kinh tế. Elizabeth M. King và M. Anne
Hill (1993) cũng như Knowles, Lorgelly, và Owen (2002) sử dụng mô hình tăng
trưởng Solow và đưa ra kết luận khoảng cách giới trong giáo dục có tác động tiêu
cực lớn và đáng kể về mặt thống kê đối với mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Dollar và Gatti (1999), và Klasen (2002) tìm hiểu tác động của khoảng cách giới
đối với tăng trưởng kinh tế, và tất cả nhận thấy khoảng cách giới trong giáo dục có
tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế về sau.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu lao động và dạy nghề cho người lao động dân
tộc thiểu số
Vùng dân tộc và miền núi nước ta chiếm 3/4 diện tích đất liền, trải dài từ
Bắc vào Nam. Trong 63 tỉnh, thành phố cả nước hiện nay có tới 53 tỉnh thuộc
địa bàn vùng dân tộc và miền núi, bao gồm: 12 tỉnh vùng cao, 9 tỉnh miền núi,
22 tỉnh có huyện, xã miền núi và 10 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu
Long nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Bao gồm 235 huyện, với
hơn 4.360 xã miền núi vùng cao. Dân số toàn vùng là 23 triệu người, với hơn 12
triệu đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn thu nhập và
mức sống thấp, thêm vào đó trình độ dân trí vùng dân tộc thiểu số không cao, đa
số đồng bào dân tộc thiểu số chỉ học hết cấp 1, 2 hoặc không đi học (lao động
phổ thông). Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng việc làm đối với lao động

8



người dân tộc thiểu số là đưa nhận thức đúng đắn và hướng đi hiệu quả giải
quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số nói chung và lao động phổ
thông người dân tộc thiểu số nói riêng.
Theo tài liệu của Ngân hàng thế giới (2013) cho thấy, điều kiện cần để phát
triển sinh kế là tiếp cận các nguồn vốn sinh kế (gồm vốn con người, vốn vật chất,
vốn tài chính, vốn xã hội và vốn tài nguyên) [33]. Tại khu vực Tây Nguyên, người
dân tộc thiểu số có những lợi thế so sánh về nguồn lực đất đai, nguồn lực về vốn tài
nguyên. Thêm vào đó, do đặc điểm văn hóa, phụ nữ ở khu vực này có tính cần cù,
chịu khó học hỏi và tham gia vào các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế
trên địa bàn. Chính vì thế việc triển khai các dự án hỗ trợ dạy phát triển trồng trọt,
chăn nuôi, phát triển các ngành nghề truyền thống... gắn với điều kiện kinh tế xã
hội cho phụ nữ nông thôn đã góp phần giúp cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số mà
nữ giới làm chủ hộ ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi
và Quảng Nam trên địa bàn Tây Nguyên có những chuyển biến tích cực về kinh tế.
Phạm Đức Chính (2005) trong nghiên cứu của mình đã cho rằng, kết quả
thực hiện chính sách tự tạo việc làm thông qua các hỗ trợ về nguồn lực xã hội,
nguồn lực tài chính… để cải thiện sinh kế đối với đồng bào vùng cao và dân tộc ít
người tất yếu phải dựa trên nguyên tắc phát huy tiềm năng tại chỗ về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội gắn với đặc điểm người lao động trong vùng [2].
ActionAid và Oxfam (2014) khẳng định đến nay, đồng bào dân tộc thiểu số đã
ở một trình độ phát triển cao hơn so với trước, do đó nhu cầu của họ đã mở rộng
hơn và hướng đến chất lượng cuộc sống tốt hơn [36]. Nghèo đối với người dân
vùng dân tộc thiểu số không chỉ liên quan đến thu nhập mà còn liên quan đến việc
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hiện nay, khi Chính phủ ban hành Quyết định
số 59/2015/QĐ-TTg về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020 thì việc rà soát, đánh giá lại các kết quả thực thi chính sách giải
quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và các nhân tố ảnh hưởng
đến tình trạng việc làm của nhóm đối tượng lao động vùng dân tộc thiểu số để đưa
ra những khuyến nghị phù hợp trong tình hình mới là hợp lý và cần thiết.


9


Mai Ngọc Cường (2011) khi nghiên cứu về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn 2020 đã phân tích tình
hình thực hiện các chức năng tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho
người lao động vùng dân tộc đã chỉ ra những bất cập của hoạt động này, trên cơ
sở đó đã đề xuất, trong những năm tới, ngoài việc tiến hành bồi dưỡng nâng
cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên của các trung tâm hướng nghiệp, các cơ sở
này nên đầu tư nâng cấp trang thiết bị. Việc nâng cao kiến thức cũng như điều
kiện làm việc ở các cơ sở giới thiệu việc làm sẽ giúp cho đội ngũ nhân sự của
các cơ sở này phân tích được xu thế phát triển của thị trường lao động, từ đó sẽ
đưa ra được những dự báo, khuyến nghị và tư vấn hợp lý với đối tượng tìm
việc làm của người lao động vùng dân tộc thiểu số [4].
Tóm lại, qua những nghiên cứu đi trước ta có thể thấy việc làm người lao
động dân tộc thiểu số nói chung và việc làm lao động phổ thông người dân tộc
thiểu số nói riêng ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, trình độ
học vấn, tiếp cận thông tin tới thị trường lao động, các chính sách hỗ trợ, khuyến
khích việc làm…
1.1.2.2. Nghiên cứu lao động và dạy nghề cho người lao động nữ nông thôn
Trong những năm gần đây, phụ nữ đã trở thành vấn đề thu hút được sự quan
tâm của toàn xã hội. Có nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn
của phụ nữ trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Nghiên cứu về phụ nữ,
gia đình, dân tộc các vùng nông thôn miền núi đã được tiến hành từ lâu, tuy nhiên,
có nhiều cách tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Đặc biệt, trong những năm
gần đây, cụ thể hơn là từ khi có Nghị quyết 22-NQ/TƯ, ngày 27/11/1989 của
Bộ Chính trị Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội
miền núi, thì những vấn đề này được quan tâm nhiều hơn. Những cuộc điều tra,
nghiên cứu về kinh tế - xã hội miền núi thực hiện theo những chuyên đề, những
công trình như:

Trong khuôn khổ dự án: “Nghiên cứu xây dựng kế hoạch chiến lược dạy
nguồn nhân lực nữ chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020” do Học viện Phụ nữ Việt

10


Nam và trường Đại học Chung Ang Hàn Quốc đồng thực hiện đã phân tích chính
sách hiện hành về dạy nghề cho nguồn nhân lực nữ chất lượng cao (2016). Báo cáo
đã phân tích thực trạng và xác định 5 nhóm cơ hội hoàn thiện chính sách dạy nghề
cho phụ nữ: quan điểm, định hướng của Đảng về phát triển nguồn nhân lực; kết quả
thực thi chính sách; thỏa thuận của các nước ASEAN; nhu cầu sử dụng lao động
qua dạy nghề, lao động có tay nghề, có năng lực nghề của các doanh nghiệp và của
các ngành kinh tế trong nước; các hoạt động thực tế thúc đẩy bình đẳng giới và
tăng cường sự phát triển toàn diện cho phụ nữ Việt Nam. Với địa phương và các
ngành: (i) không dạy nghề có thu nhập quá thấp, hoặc địa phương không đảm bảo
các điều kiện tạo được việc làm từ các nghề dạy. (ii) xác định nhu cầu nguồn ngân
lực theo cơ cấu nghề, trình độ dạy. (iii) huy động doanh nghiệp tham gia dạy nghề.
(iv) chính sách dạy lại cho người lao động, công nhân trong khu công nghiệp, khu
chế xuất nói riêng. “Vai trò phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
của Hoàng Bá Thịnh đã phân tích vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công
nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của phụ nữ đối với
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong khu vực nông thôn, dạy nguồn nhân lực và
dạy chuyên môn kỹ thuật.
Ủy ban Dân tộc và miền núi (2002): Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát
triển những năm đổi mới, Nxb Nông nghiệp. Đây là công trình tổng kết quá trình
đổi mới, phát triển của miền núi, đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình
đó, đồng thời nêu quan điểm định hướng và nguyên tắc phát triển miền núi và
vùng DTTS. Đặc biệt, công trình đã đề cập đến vấn đề nghèo đói và sự tác động
của nó đến các nhóm cư dân khác nhau. Trong đó, phụ nữ và trẻ em là nhóm xã
hội bị tác động lớn nhất, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho nhóm này.

Đối với phụ nữ miền núi thì hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu, mà chỉ có
một số công trình và bài viết liên quan đến vấn đề này của tác giả Đỗ Thúy Bình
như: “Gia đình người H’mông trong bối cảnh kinh tế hiện nay”(1992); “Môi
trường miền núi và phụ nữ miền núi” (1995); “Về cơ cấu gia đình các dân tộc

11


miền núi phía Bắc”; “Một số vấn đề đặt ra khi nghiên cứu thực trạng đời sống phụ
nữ các dân tộc ít người góp phần hoàn thiện chính sách xã hội” (2002), qua đó tác
giả đã một phần phản ảnh được điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất hiện nay của các
dân tộc miền núi cũng như tình trạng của người phụ nữ nói chung và thực trạng lao
động của phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng có không ít những nghiên cứu
liên quan đến phụ nữ nông thôn. Tiêu biểu là đề tài “Vai trò của phụ nữ trong nông
nghiệp nông thôn ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên” của tác giả Quyền Đình
Hà và nhóm nghiên cứu. Nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò của người phụ nữ trong các
hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong các tổ chức đoàn thể và chính quyền ở nông
thôn. Tại Nghĩa Hiệp, phụ nữ đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, nhất
là thực hiện các khâu công việc trồng trọt, chăm sóc gia súc gia cầm; tỷ lệ tham gia
khá cao trong các tổ chức, đoàn thể xã hội nông thôn, chiếm tỷ lệ thấp trong bộ
máy chính quyền thôn xã. Tuy nhiên người phụ nữ chưa hoàn toàn bình đẳng trong
quyết định các công việc lớn trong gia đình, ít được tham gia hội họp thôn xóm, ít
được tiếp cận với các phương tiện truyền thông. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,
nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạo điều kiện để phụ nữ hoàn thành
tốt vai trò của mình trong sản xuất và đời sống. Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu,
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội nghiên cứu về “Vai trò của phụ nữ nghèo dân
tộc Mường trong phát triển kinh tế hộ tại xã Thanh Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hóa”. Người phụ nữ nghèo dân tộc Mường đã vượt qua những khó khăn,
trở ngại và vươn lên khẳng định mình. Tuy nhiên, trong việc tiếp cận quản lý, sử

dụng nguồn thu nhập thì chị em còn bị hạn chế, Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hầu như đều mang tên chồng. Trong các công tác xã hội, chị em tham gia với số
lượng ít. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất để phụ nữ Mường nghèo
có thể khẳng định mình trong gia đình và ngoài xã hội.
Với bài nghiên cứu “Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ
trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Vương Thị Vân đã
chỉ ra thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa

12


bàn. Phụ nữ huyện Phú Lương có trình độ văn hóa, chuyên môn còn thấp, số phụ
nữ tham gia các hoạt động sinh hoạt đoàn thể chiếm tỷ lệ nhỏ. Quyền quyết định
những vấn đề quan trọng trong gia đình thuộc về nam giới, phụ nữ chủ yếu là nội
trợ và chăm sóc con cái. Qua đó tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương. Tác
giả Trương Thị Huế đã nghiên cứu đề tài “Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát
triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”. Tác giả
nghiên cứu chủ yếu phụ nữ ở 2 nhóm DTTS là: Tày, Nùng và so sánh với dân tộc
Kinh. Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng tại Bế Triều vai trò của phụ nữ DTTS
chưa được đề cao. Phụ nữ là lao động chính tham gia các trồng trọt và chăn nuôi,
tuy nhiên việc tiếp cận nguồn lực còn hạn chế, số giờ nghỉ ngơi của phụ nữ ít hơn
nam giới, các công việc trong gia đình ít nhận được sự giúp đỡ từ người chồng, và
so với dân tộc kinh thì phụ nữ DTTS còn vất vả và thiệt thòi hơn. Tác giả cũng đã
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ DTTS trong phát triển kinh tế
hộ” gia đình, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của họ.
Như vậy, vấn đề lao động ở DTTS và nữ lao động ở các dân tộc này đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên hầu hết chỉ dừng lại ở việc đề cao vai trò
của người nữ lao động cũng như tầm ảnh hưởng của họ đối với sự phát triển của
nền kinh tế DTTS, mà chưa có nhiều nghiên cứu nói về thực trạng cũng như việc

phối hợp các lực lượng cộng đồng trong dạy nghề cho phụ nữ huyện Thuận Châu
thuộc tỉnh Sơn La.
1.2. Dạy nghề cho nữ
1.2.1. Dạy nghề
1.2.1.1. Khái niệm dạy nghề
Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện có 3 thuật ngữ: dạy
nghề, dạy nghề và giáo dục nghề nghiệp. Điều này được thể hiện qua luật dạy nghề
năm 2006 và luật giáo dục nghề nghiệp năm 2013. Tuy nhiên, trong thực tiễn,
nhiều người và nhiều khi dùng lẫn nhau giữa các thuật ngữ trên.
Trong luật dạy nghề (Quốc Hội, 2006), thuật ngữ được sử dụng là dạy nghề
với nội hàm là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ

13


nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo
việc làm sau khi hoàn thành khoá học. Dạy nghề có có ba trình độ dạy là sơ cấp
nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và
dạy nghề thường xuyên. Ở đây, thuật ngữ dạy nghề được hiểu theo nghĩa rộng hơn
dạy và ám chỉ một hoạt động dạy và học để người học có một nghề nào đó, còn dạy
được hiểu thiên về quy trình, trình độ, kĩ thuật của hoạt động dạy nghề.
Theo nghĩa như vậy, dạy nghề được hiểu là những hoạt động giúp cho người
học có được các kiến thức về lí thuyết và kĩ năng thực hành một số nghề nào đó, để
sau một thời gian nhất định người học có thể đạt được một trình độ để tự thực hành
nghề, tìm việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao tay nghề theo những chuẩn mực
mới. Dạy nghề có 3 giai đoạn cơ bản: (1) Dạy nghề cho người chưa biết gì về nghề
trở thành bán lành nghề. (2) Dạy nghề cho người bán lành nghề trở thành người
lành nghề. (3) Dạy nghề cho người lành nghề trở thành những người lành nghề ở
trình độ cao.
Trong Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014, thuật ngữ được dùng là Giáo dục

nghề nghiệp với nội hàm rộng hơn và bao quát hơn, rõ hơn so với thuật ngữ dạy
nghề được sử dụng trong luật dạy nghề năm 2006. Theo đó, Giáo dục nghề nghiệp
là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm dạy trình độ sơ cấp, trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình dạy nghề nghiệp khác cho người
lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ, được thực hiện theo hai hình thức là dạy chính quy và dạy thường xuyên (Quốc
Hội, 2014)
Như vậy, thuật ngữ chính thức được dùng trong các văn bản pháp quy ở
nước ta hiện nay là giáo dục nghề nghiệp, mà không dùng thuật ngữ dạy nghề.
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn dùng thuật ngữ dạy nghề. Khi đó cần
được hiểu theo nghĩa giáo dục nghề nghiệp.
Cũng trong Luật Giáo dục đại học, "Dạy nghề nghiệp là hoạt động dạy và
học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho
người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành

14


khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp"(Quốc Hội, 2014). Như vậy,
trong trường hợp này, dạy nghề hướng đến việc trang bị kiến thức, kĩ năng và
thái độ đối với nghề .
Dạy nghề có thể dạy chính quy: là hình thức dạy theo các khóa học tập trung
toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh
nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở
hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để dạy các trình độ sơ cấp, trung cấp và
cao đẳng. Dạy thường xuyên: là hình thức dạy vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự
học có hướng dẫn đối với các chương trình dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng
và các chương trình dạy nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương
trình, thời gian, phương pháp, địa điểm dạy, phù hợp với yêu cầu của người học.
Về văn bản pháp quy, hiện nay, ở nước ta có hai luật khác nhau: Luật Giáo

dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học. Giữa hai Luật có nhiều điểm trùng
nhau, nhưng cũng có nhiều khác nhau. Sự khác nhau giữa hai Luật là phạm vi điều
chỉnh của hai Luật. Luật giáo dục nghề nghiệp có phạm vi là Giáo dục nghề nghiệp,
còn Luật giáo dục Đại học có phạm vi là Giáo dục đại học. Phạm vi điều chỉnh của
Luật Giáo dục đại học rộng hơn so với Luật giáo dục nghề nghiệp. Luật giáo dục
Đại học quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt
động dạy, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm
chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài
chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
Áp dụng đối với trường cao đẳng, trường đại học, học viện, đại học vùng, đại học
quốc gia; viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; tổ chức và
cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học. Còn Luật Giáo dục nghề nghiệp chỉ quy
định dạy sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề.
1.2.1.2. Đặc trưng của dạy nghề
Về tổ chức dạy, hiện nay, ở nước ta có hai hệ thống dạy. Hệ thống các trường
trung cấp, cao đẳng và đại học dạy trình độ kĩ thuật, khoa học chuyên nghiệp (dạy
chuyên nghiệp), do Bộ Giáo dục và Dạy quản lí. Hệ thống các trường trung cấp,

15


×