Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bình ổn giá hàng hoá thiết yếu trong nền kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.53 KB, 16 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
-----o0o----

BÀI TẬP CUỐI KỲ

TÊN ĐỀ TÀI: BÌNH ỔN GIÁ HÀNG HĨA THIẾT YẾU TRONG

NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC

NHĨM:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2021

1


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI: BÌNH ỔN GIÁ HÀNG HÓA THIẾT YẾU TRONG

NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2021


2


Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan đề tài: “ Bình ổn giá hàng hố thiết yếu trong nền kinh
tế thị trường và vai trị của nhà nước”, do nhóm 7 nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo qui định hiện hành.
Kết quả bài làm của đề tài: “ Bình ổn giá hàng hố thiết yếu trong nền kinh tế thị
trường và vai trò của nhà nước” là trung thực và không sao chép bất cứ bài tập của
nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nhóm 7

3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................4
Lý do chọn đề tài :......................................................................................................4
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :..........................................................................5
1. Đối tượng Nghiên cứu :.......................................................................................5
2. Phạm vi nghiên cứu :...........................................................................................5
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn :................................................................5
1. KHÁI QUÁT VỀ HÀNG HĨA THIẾT YẾU VÀ VIỆC BÌNH ỔN GIÁ HÀNG
HĨA THIẾT YẾU.........................................................................................................7
1.1.

Tìm hiểu chung về hàng hóa thiết yếu............................................................7


1.1.1.

Hàng hóa thiết yếu là gì ?................................................................................7

1.1.2.

Các mặt hàng phổ biến thiết yếu trong nền kinh tế thị trường.........................7

1.1.3.

Các mặt hàng thiết yếu trên thị trường trong mùa covid.................................8

1.2.

Bình ổn giá hàng hóa thiết yếu và tác động đến đời sống xã hội..................8

a. Bình ổn giá hàng hóa thiết yếu :........................................................................8
b. Tác động đến đời sống xã hội :..........................................................................8
2. THỰC TIỄN SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CÁC HÀNG HÓA THIẾT YẾU TRONG
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................................9
2.1.

Sự biến đổi giá các hàng hóa thiết yếu............................................................9

2.2.

Nguyên nhân của sự biến động giá các hàng hóa thiết yếu.........................10

3. VAI TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BÌNH ỔN GIÁ HÀNG HĨA

THIẾT YẾU.................................................................................................................12
3.1.

Các giải pháp kinh tế.....................................................................................12

3.2.

Các giải pháp phi kinh tế...............................................................................12

PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................15
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................16
BIÊN BẢN HỌP NHÓM.............................................................................................17

4


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài :
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người được đáp ứng,
thỏa mãn tối đa với số lượng hàng hóa khổng lồ. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường vẫn
tồn tại các hạn chế nhất định, đặc biệt là trong chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa. TBCN
xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến quyền bình đẳng trong xã hội bị
xem nhẹ và sự phân hóa xã hội sâu sắc. Điều này đã được Mác-Ăngghen nhận biết
trong quá trình nghiên cứu về hình thái kinh tế xã hội: TBCN chắc chắn sẽ bị thay thế
bởi một chế độ xã hội hoàn thiện hơn, nơi mà con người có quyền tự do, bình đẳng, văn
minh, xã hội công bằng, nền kinh tế phát triển bền vững – Chủ nghĩa xã hội.
Từ sau khi giải phóng hồn tồn miền Bắc Việt Nam, Đảng ta đã xác định đưa đất
nước đi lên theo con đường CNXH. Đại hội Đảng lần thứ VI được xem là bước trong sự
nghiệp quá độ lên CNXH của nước ta. Theo đó, xây dựng nền kinh tế hàng hố nhiều

thành phần theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của nhà nước là chủ chương chiến
lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại các mặt hạn chế nhất định. Chính vì vậy, em
đã lựa chọn đề tài “ Bình ổn giá hàng hóa thiết yếu trong nền kinh tế thị trường và vai
trò của nhà nước “ để nghiên cứu trong học phần kinh tế chính trị Mác-Lênin của nhóm
em.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
Phân tích thực trạng giá cả hàng hóa thiết yếu trong nền kinh tế thị trường, nguyên
nhân dẫn đến mất bình ổn giá, tìm ra giải pháp và cách khắc phục vấn đề.

1. Đối tượng Nghiên cứu :
Các mặt hàng, hàng hóa thiết yếu của nước ta.

2. Phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu giá hàng hóa thiết yếu trong nền kinh tế thị trường trên toàn lãnh thổ
Việt Nam.

3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn :
Ý nghĩa lý luận : Tùy theo cách nhìn nhận vấn đề mà có những cách hiểu và giải
quyết khác nhau. Do vậy, khi nghiên cứu chúng ta cố gắng nhìn nhận vấn đề từ nhiều
5


góc độ khác nhau để thấy dược những đặc trưng cơ bản, cũng như những quy luật và xu
hướng của giá hàng hóa thiết yếu tại nước ta.
Ý nghĩa thực tiễn : Việc nghiên cứu và phân tích giá hàng hóa thiết yếu mang đến
cho chúng ta những kiến thức thực tiễn. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh
COVID-19 hiện nay. Các mặt hàng thiết yếu đang rất được quan tâm, việc phân bố hàng
hóa cho cả nước và giá cả là điều thiết yếu. Có rất nhiều mặt hàng thiết yếu ở một số

nơi bị đôn giá lên rất nhiều. Điều này dẫn đến sự bất bình trong xã hội và trở thành chủ
đề nóng để bàn tán. Chính vì điều đó mà việc nghiên cứu bình ổn giá hàng hóa thiết yếu
là điều cần thiết và chúng ta cũng phải tìm ra được giải pháp để khắc phục.

4.

6


PHẦN NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ HÀNG HÓA THIẾT YẾU VÀ VIỆC BÌNH ỔN GIÁ
HÀNG HĨA THIẾT YẾU.
1.1. Tìm hiểu chung về hàng hóa thiết yếu.
1.1.1. Hàng hóa thiết yếu là gì ?
Là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu
cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ khơng thể thiếu cho
sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch
vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người
và quốc phòng, an ninh.
1.1.2. Các mặt hàng phổ biến thiết yếu trong nền kinh tế thị trường.
Thực phẩm: là các loại lương thực, thực phẩm được con người sử dụng mỗi ngày để
duy trì sự sống. Gồm gạo, các thực phẩm chế biến món ăn, các loại nước uống và các
đồ ăn nhanh.
Hóa mỹ phẩm: là các sản phẩm chăm sóc da, tạo hương thơm cho cơ thể nhằm đáp
ứng nhu cầu chăm sóc và làm đẹp trên bề mặt da.
Hàng tiêu dùng thiết yếu: là các mặt hàng cần sử dụng hằng ngày và có số lượng
tiêu dùng khá cao. Trong đó khơng thể khơng kể đến các sản phẩm như: tã em bé, giấy
vệ sinh, khăn giấy ướt hoặc khô, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, băng vệ sinh,...
Thẻ cào điện thoại: là một trong những mặt hàng thiết yếu trong xã hội hiện nay, ai

ai cũng dùng điện thoại, thẻ cào có thể giúp mọi người liên lạc với nhau dù gần hay
cách xa nhau.
Hàng tiêu dùng nhanh: là các loại thực phẩm đóng hộp, thời hạn sử dụng ngắn,tiện
lợi và nhanh chóng nên rất được giới trẻ ưa chuộng.
Đồ chơi cho em bé: là những mặt hàng phù hợp với những gia dình có em bé,
thường các mặt hàng đồ chơi dành cho bé bán rất chạy.
Văn phòng phẩm: là nơi chứa các sản phẩm thiết yếu cho học sinh, sinh viên, các
cô/chú làm viên văn phòng,…
1.1.3. Các mặt hàng thiết yếu trên thị trường trong mùa covid.
7


Trước tình hình covid đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo nhu cầu sống
và sức khoẻ của mọi người. Nhà nước đã cho lưu thơng khi thực hiện phịng
chống bệnh với 1 số nhóm mặt hàng thiếu yếu sau: thực phẩm, hàng nguyên vật
liệu phục vụ, nhiên liệu, năng lượng và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ
trong sinh hoạt ở địa phương.

1.2. Bình ổn giá hàng hóa thiết yếu và tác động đến đời sống xã hội.
a. Bình ổn giá hàng hóa thiết yếu :
Bình ổn giá là : Luật giá 2012 giải thích: Bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện
pháp thích hợp về điều hịa cung cầu, tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính
cần thiết khác để tác động vào sự hình thành và vận động của giá, khơng để giá hàng
hóa, dịch vụ tăng q cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý.
Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá :Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là
hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau:
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thơng;
Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Bình ổn giá hàng hóa thiết yếu là việc do nhà nước quy định, các mặt hàng được quy
định phải áp dụng bình ổn giá. Để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu,

bình ổn thị trường hàng hóa, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và các hành vi vi
phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
b. Tác động đến đời sống xã hội :
Vào dịp cuối năm, khi sắp bước sang năm mới, các mặt hàng thiết yếu đều có xu
hướng tăng. Có những nơi cịn tăng giá lên đến 2,3 lần so với giá trên thị trường. Điều
này là một vấn đề nan giải, nó tác động đến đời sống sinh hoạt và an sinh xã hội. Đặc
biệt là trong tình hình dịch bệnh hiện nay, các doanh nghiệp đều rơi vào hồn cảnh khó
khăn, mọi hoạt động đều trì trệ, các mặt hàng thì ùng trứ vì trong giai đoạn giản cách xã
hội. Và những khó khăn dễ thấy nhất là, vào thời kì đầu khi dịch bệnh bắt đầu bùng
phát ở nước ta, mặt hàng khẩu trang trở thành hàng hóa bán chạy nhất và ở một số nơi
lợi dụng điều đó mà đầu cơ trục lợi, hét giá trên trời. Những mặt hàng khẩu trang ở thời
điểm đó cịn được ví như vàng. Điều này đã gây ra phẫn nộ trong xã hội, rất nhiều bài
8


báo, mạng xã hội đã lên tiếng về hành vi phá giá, làm mất bình ổn giá trên thị trường.
Nắm bắt được thông tin, nhà nước ta đã ngay lập tức xử lý những vụ việc trên, xử phạt
hành chính và tước giấy phép kinh doanh đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm bình ổn
giá.
Trong thời gian thực hiện các chỉ thị giản cách xã hôi, mọi người đều tuân thủ các
biện pháp phòng chống dịch và hạn chế ra ngoài. Ngay sau khi nhận được chỉ thị, nhiều
người dân đã đổ xô mua thực phẩm dự trữ, khiến những mặt hàng thiết yếu bị mua với
số lượng lớn mà không kịp cung cấp. Những tiểu thương nhỏ lẻ lợi dụng tình thế mà
tăng giá, dù có những bất bình nhưng người dân cũng phải mua. Nhà nước đã kịp thời
can thiệp, công khai giá các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo nguồn cung hang hóa. Ở các
địa phương đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dich, đồng thời công khai
những địa điểm mua hàng thiết yếu và cập nhật giá cả, áp dụng các quy định bình ổn
giá.

2. THỰC TIỄN SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CÁC HÀNG HÓA THIẾT YẾU

TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1. Sự biến đổi giá các hàng hóa thiết yếu.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có nhiều yếu tố thuận lợi nhưng vẫn còn tiềm ẩn tác
động rủi ro, dưới sự tác động của dịch Covid-19 kéo dài và áp dụng các biện pháp giãn
cách xã hội không chỉ gây đứt gẫy chuỗi cung ứng hàng hóa quy mơ địa phương mà cịn
ảnh hưởng đến quốc gia và toàn cầu.
Trước yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ chị 16 của thủ tướng chính phủ
thì các tỉnh thành khắp nước đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, những
ngày gần đây giá các mặt hàng tăng mạnh. Đặt biệt là sự gia tăng về chi phí sản xuất và
biến động mạnh của giá cả nhiều loại nguyên liệu đầu vào đã gây sức ép lên mặt bằng
chung của nền kinh tế Việt Nam
Tính đến tháng 6 năm 2021, giá cước vận chuyển tăng kéo theo giá nguyên vật liệu
đầu vào cho sản xuất công nghiệp tăng 68,8%, giá nguyên vật liệu của nông nghiệp như
phân bón,.. tăng 28,44% khơng những thế biến động giá hàng hóa thiết yếu mặt hàng
dùng cho bữa ăn, sinh hoạt thiết yếu cho gia đình ngày một tăng lên từ 10-20%, thậm
chí có loại tăng lên đến 35-40%. Gía các loại dịch vụ ăn uống ngồi gia đình tăng từ 59


7%. Và giá đầu vào các mặt hàng cho thức ăn gia súc, gia cầm cũng tăng từ 20-70%. Kể
từ đầu tháng 7 đến nay, tại một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội, giá một số
hàng hóa chủ yếu là lương thực, thực phẩm tăng cao. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính,
nguyên nhân giá tăng do người dân mua tích trữ số lượng lớn, trong một thời gian ngắn
đã dẫn tới thiếu cục bộ.Theo các chuyên gia, vấn đề gây quan tâm là sự biến động giá
của các loại nguyên nhiên liệu, trong đó phải kể đến giá thép, với mức tăng trung bình
khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khoảng thời gian gần đây, giá xăng dầu đã được các cơ quan chức năng điều
chỉnh giá liên tiếp, với mức tăng gần 1,400 đồng/lít, điều này cũng khiến giá của tất cả
các loại mặt hàng tăng theo. Điều đáng lo ngại ở chỗ, mặc dù một số sản phẩm không bị
ảnh hưởng bởi giá xăng dầu lại bị các nhà sản xuất, phân phối vịn cớ để đẩy giá lên cao.
Điều này, khiến cho nhà nước phải lập tức tập trung giám giát và điểu chỉnh để chắc

chắn rằng nhiều mặt hang sẽ không bị biến động tăng giá một cách vô tội vã dễ lâm vào
cảnh lạm phát giá cả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của người tiêu
dùng.
Mặc dù giá cả của các mặt hàng nguyên vật liệu tăng mạnh như thế nhưng với
yếu tố cầu giảm bởi tác động của dịch COVID-19 đã kéo theo một số mặt hàng giảm
giá, chẳng hạn như nông sản thực phẩm mặc dù chịu khá nhiều tác động ở nhiều chi phí
vận chuyển nhưng giá bình quân ở nhiều vùng trên cả nước giảm rất mạnh từ 50-70%.
Theo tiến sỹ Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính cho biết, ảnh
hưởng do dịch Covid-19, sức mua giảm sút đã dẫn đến sự tụt giảm của giá thực phẩm
như: thịt gà, thịt lợn và điều này đã cân bằng hết tất cả các tác động của giá xăng dầu và
giá vật liệu xây dung tăng cao trong thời gian qua. Nhiều chuyên gia kinh tế khác còn
cho rằng việc lạm phát duy trì mức thấp trong nửa đầu năm nay là điều kiện thuận lợi
để có thể kiểm sốt lạm phát cả năm song cũng khơng vì thế mà chủ quan, vì giá cả của
thị trường biến động khơng ngừng khiến áp lực lạm phát sẽ thay đổi có thể tiếp tục tăng
tới hết năm nay.

2.2. Nguyên nhân của sự biến động giá các hàng hóa thiết yếu.
Cịn tùy thuộc vào từng loại hàng hóa mà chúng có những yếu tố ảnh hưởng khác nhau
đến giá cả hàng hóa. Một trong những nguyên nhân thường dẫn đến giá hàng hóa biến
động mạnh là khi cung – cầu thay đổi. Và theo đó, giá các hàng hóa thiết yếu chịu ảnh
10


hưởng cũng bởi những sản phẩm được thay thế, đồng USD, điều kiện thời tiết và sản
xuất…
Nguồn cung của hàng hóa: Nguồn cung cấp hàng hóa bị nhiều yếu tố làm ảnh hưởng
như sự can thiệp của Chính phủ, thời tiết,…Vào ngày 14/09/2019, nhà máy sản xuất
dầu Saudi Arabia đã bị máy bay không người lái tấn công,làm sản lượng dầu giảm
mạnh 5 triệu thùng một ngày tương ứng 5% nguồn cung dầu thô trên thế giới, giá dầu
tăng nhanh chóng qua sự kiện này.

Bởi nguồn cầu khơng hề giảm mà nguồn cung dầu thô trên thị trường giảm mạnh. Các
tổ chức tài chính và thương mại đã tận dụng cơ hội mà tranh giành nhau để có được số
dầu cịn lại,giá hàng hóa tăng lên qua sự khan hiếm này.
Thế nên khi giao dịch hàng hóa nguồn cung hàng hóa bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các
chính sách của Chính phủ ví dụ như trừngphạt kinh tế, thuế,…
Nhu cầu đối với hàng hóa: Nhu cầu hàng hóa bị nhiều yếu tố làm ảnh hưởng như sự
phát triển của nền kinh tế, thói quen mua sắm và nhu cầu sinh hoạt của mỗi người. Ví
dụ, hiện nay nhiều người đã thay đổi thói quen tiêu thụ mì chính, cố gắng sử dụng ít mì
chính hơn. Nếu nhiều người cùng làm điều này thì đương nhiên nhu cầu mua mì chính
cũng sẽ giảm. Nhu cầu mua mì chính giảm thì giá của mì chính cũng sẽ giảm.
Thế nên khi giao dịch hàng hóa có thể thu lời từ thị trường lên – xuống nếu ta xác định
đúng xu hướng của thị trường.
-

Sản phẩm thay thế trong giao dịch hàng hóa: Hiện nay, thị trường trên thế giới có
xu hướng tìm các sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn. Khi giá của một hàng hóa
ngày càng đắt, người tiêu dùng sẽ tìm đến các sản phẩm nào có cùng cơng dụng
với sản phẩm họ cần nhưng giá rẻ hơn để thay thế. Họ tìm được sản phẩm phù
hợp với nhu cầu sử dụng của mình sẽ bắt đầu mua chúng và nhu cầu tiêu thụ
hàng hóa hiện tại giảm, điều này đã khiến giá hàng hóa giảm xuống một cách
nhanh chóng.

Ngơ là một ví dụ trong trường hợp này, khi giá ngơ tăng cao, nhiều nhà nhập khẩu
cũng đã tìm mua lúa mì nhiều hơn.
-

Đồng USD: Ngồi cung – cầu, thì giá hàng hóa cũng bị đồng đơ la làm ảnh
hưởng mạnh.Đồng tiền dự trữ của thế giới và hàng hóa trên thị trường được giá
là USD . Khi USD có giá trị giảm so với các đồng tiền khác thìchúng ta sẽ cần
nhiều USD hơn để mua hàng hóa, đồng nghĩa giá hàng hóa trong USD sẽ cao

hơn.

11


Ảnh hưởng của thời tiết: Thời gian vừa qua thời tiết đã làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến giá hang hóa, đặc biệt là nhóm nơng sản và ngun liệu cơng nghiệp thường
hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết thay đổi thất thường như mưa, bão, lũ lụt hay hạn hán,
làm ảnh hưởng đến sản lượng (nguồn cung).
Ngồi ra, khí gas tự nhiên cũng bị thời tiết làm ảnh hưởng đến giá hàng hóa năng
lượng. Một vài ví dụ điển hình như thời tiết mùa thu – đông quá lạnh, nhu cầu làm ấm
tăng lên, con người sẽ tiêu thụ nhiều đồ sưởi và khí thiên nhiên hơn. Cịn thời tiết mùa
xuân - hè quá nóng dẫn đến nhu cầu sử dụng điều hòa tăng lên. Người dân sẽ mua nhiều
hàng hóa, sản phẩm điện tử liên quan đến khí thiên nhiên và than đá.

3. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BÌNH ỔN GIÁ HÀNG HĨA
THIẾT YẾU.
3.1. Các giải pháp kinh tế.
Nhà nước thực hiện các biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung - cầu để bình
ổn giá thị trường đối với những hàng hoá quan trọng, thiết yếu, ổn định tình hình kinh
tế - xã hội, góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển.
Các biện pháp bình ổn giá:
-

Thơng qua việc tổ chức lưu thơng hàng hóa, mua vào hay bán ra hàng dự trữ
quốc gia, hàng dự trữ lưu thơng đểđiều hịa cung - cầu hàng hoá sản xuất trong
nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hoá giữa các vùng, các địa phương
trong nước.

-


Các biện pháp về tiền tệ, tài chính phù hợp với quy định của pháp luật.

-

Lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá nhằm mục tiêu
hỗ trợ cho bình ổn giá, sử dụng quỹ bình ổn giá khi hàng hóa đó biến động bất
thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân.

-

Đăng ký giá đối với hàng hóathuộc diện bình ổn giá.

-

Kiểm tra yếu tố hình thành giá, số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có kiểm soát
hàng hoá tồn kho.

-

Sử dụng biện pháp hỗ trợ về giá và phù hợp với quy định của pháp luật, cam kết
quốc tế.

-

Định giá cụ thể: giá tối đa (giá trần), giá tối thiểu (giá sàn) hoặc khung giá phù
hợp với tính chất của từng loại hàng hóa thiết yếu.

3.2. Các giải pháp phi kinh tế.


12


Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đóng vai trò thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về kinh tế và thực hiện những biện pháp bình ổn giá cả thị trường. Đồng thời, mọi
quan hệ sản xuất và trao đổi đều chịu sự điều tiết và can thiệp của nhà nước.
Kinh tế thị trường có nhiều ưu thế trong sản xuất, tuy nhiên nền kinh tế thị trường
cũng có những khó khăn. Những khó khăn này có thể khắc phục thơng qua phát huy vai
trị kinh tế của nhà nước, các tổ chức xã hội và các thiết chế kinh tế khác trong xã hội.
Nền kinh tế thị trường ở nước ta chưa thật sự tạo được niềm tin và đem lại hiệu quả
tích cực cho xã hội như tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy giảm giá, nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ,.. Việc người dân thiếu niềm tin vào thị trường, hay e ngại tình trạng độc
quyền thậm chí giá cả tăng cao hơn trước, nhưng trên thực tế rất nhiều nhóm mặt hàng
thiết yếu hồn toàn phụ thuộc vào bàn tay can thiệp của Nhà nước và do Nhà nước độc
quyền như giá điện, nước, xăng dầu,…
Nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường
kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ. Việc tạo ra các rào
cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh từ phía Nhà nước sẽ làm kìm hãm động lực
sáng tạo của các chủ thể kinh doanh. Các bộ máy quản lý Nhà nước cần phải nhận thức
được trách nhiệm của mình là thúc đẩy phát triển, chứ không phải là gây ra cản trở phát
triển kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, cịn có những mặt mâu thuẫn về cạnh tranh hàng hóa, hay các hoạt
động bất hợp pháp như bn lậu, làm hàng giả, lừa đảo, tham nhũng,... Các hoạt động
này càng làm gia tăng, càng làm tổn hại đến lợi ích kinh tế, mà các giải pháp Nhà nước
đưa ra không thể nào khắc phục hết hậu quả chúng để lại.
Trong tình hình dịch bệnh covid-19 vừa qua, nền kinh tế có nhiều bất ổn với nhiều rủi
ro thị trường, nhiều rủi ro chính sách,và những đe dọa về thiên tai thì việc bình ổn giá
cả các hàng hóa thiết yếu cũng rất cần thiết đối với người dân.

13



PHẦN KẾT LUẬN
Bình ổn giá hàng hóa thiết yếu là việc mà Nhà nước áp dụng các biện pháp thích
hợp về điều hịa cung cầu, tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết
khác để tác động vào sự hình thành và vận động của giá, khơng để cho giá hàng hóa hay
dịch vụ tăng q cao hoặc giảm quá thấp. Việc bình ổn giá được thực hiện khi giá mua
hoặc giá bán trên thị trường tăng hoặc giảm bất hợp lý, hay trong các trường hợp xảy ra
thiên tay, dịch bệnh, khủng hoản kinh tế thì Nhà nước sẽ đưa ra các chính sách phù hợp
để giải quyết.
Trong tình hình dịch Covid-19 diễn ra khá phức tạp, việc bình ổn giá hàng hóa
thiết yếu cần phải có sự quan tâm và đưa ra các giải pháp nhằm cải hiện, bình ổn giá cả
thị trường của nhà nước. Bên cạnh đó, việc bình ổn giá hàng hóa sẽ tạo nên sự cân bằng
cho đời sống của xã hội, nền kinh tế nước ta sẽ ngày càng phát triển vững mạnh.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bình ổn giá là gì? Trường hợp nào để thực hiện bình ổn giá?. Truy cập

18/12/2021, từ />
phai-thuc-hien-binh-on-gia.aspx
[2] Thùy Dương. Gía cả hàng hóa những tháng cuối năm: Tiềm ẩn nhiều tác động.

Truy cập 17/12/2021, từ />
%C3%A1-c%E1%BA%A3-h%C3%A0ng-h%C3%B3a-nh%E1%BB
%AFng-th%C3%A1ng-cu%E1%BB%91i-n%C4%83m-ti%E1%BB%81m%E1%BA%A9n-nhi%E1%BB%81u-t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB
%99ng/ar-AAMNwr9/


15


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

TBCN
CNXH
XHCN
USD

Tư bản chủ nghĩa
Chủ nghĩa xã hội
Xã hội chủ nghĩa
Đô la

16



×