Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp hướng dẫn học sinh cách nhận biết và vẽ các dạng biểu đồ nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường TH&THCS Đông Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.16 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
TT
1
2
3
4

1
2
3
4

1
2

Nội dung
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II:
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận


- Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
2
2
3
3

3
4
5-17
18

19
19

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1


1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã và đang có những đổi
mới tích cực nhằm đào tạo những con người Việt Nam mới phát triển tồn diện
cả về trí lực, thẩm mĩ và nhân cách. Trong đó đổi mới nội dung, mục tiêu,
chương trình và phương pháp giáo dục ở nhà trường phổ thơng giữ một vai trị
đặc biệt quan trọng, trở thành yêu cầu cấp thiết đối với nền giáo dục hiện nay.
Trong lộ trình đổi mới giáo dục, nội dung SGK Địa lí cũng có sự thay đổi
nhằm nâng cao năng lực của người học, đề cao khả năng thực hành ở học sinh.
Số lượng các biểu đồ, các bài tập liên quan đến biểu đồ chiếm một tỉ lệ khá lớn,

nhất là trong chương trình SGK Địa lí lớp 8 và lớp 9. Thông qua biểu đồ, các em
thấy được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, tình hình, xu hướng
phát triển của các đối tượng địa lí. Từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân
tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến
thức của bài học.
Các đề kiểm tra, trong đó có đề thi học sinh giỏi mơn Địa lí đều có hai phần
lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực hành thường có những bài tập
về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 50% tổng số điểm.
Tuy nhiên, với nhiều học sinh hiện nay, kỹ năng nhận biết và vẽ các dạng
biểu đồ còn rất yếu, chưa xác định đúng dạng biểu đồ cần vẽ. Chính vì vậy, bản
thân là cán bộ quản lý trong quá trình chỉ đạo chuyên môn nhiều năm, tôi rất
quan tâm đến việc nâng cao chất lượng học sinh giỏi mơn Địa lí ở nhà trường,
đặc biệt là vấn đề củng cố, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh, để giúp
các em thực hiện kỹ năng này ngày càng thuần thục hơn, đạt kết qủa cao trong
các kì thi.
Vì những lí do trên tơi mạnh dạn đề xuất “Một số giải pháp hướng dẫn học
sinh cách nhận biết và vẽ các dạng biểu đồ nhằm nâng cao chất lượng học sinh
giỏi mơn Địa lí ở trường TH&THCS Đơng Phú ”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp HS tìm hiểu cách nhận biết và vẽ các dạng biểu đồ trong ôn thi học
sinh giỏi môn Địa lý để đạt kết quả cao nhất trong các kì thi.
2


- Qua việc rèn luyện cho các em kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ góp phần
giúp các em nắm bắt kiến thức nhanh, có hứng thú say mê môn học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các dạng đề về vẽ biểu đồ địa lí trong thi học sinh giỏi.
4 - Phương pháp nghiên cứu:
a - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.

b - Phương pháp quan sát: Tìm hiểu việc nhận biết và vẽ các dạng biểu đồ
địa lí của học sinh trong giờ ôn thi học sinh giỏi.
c - Phương pháp điều tra: Đánh giá thực trạng học sinh khi thực hành kỹ
năng vẽ biểu đồ.
d - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
- Thông qua kết quả các bài kiểm tra, kết qua thi học sinh giỏi cấp huyện
hàng năm để đánh giá chất lượng và hiệu quả các bài tập về kỹ năng vẽ biểu đồ
của học sinh.
PHẦN II:
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Một số vấn đề về biểu đồ
* Khái niệm:
Biểu đồ là một loại đồ họa dùng để biểu hiện một cách trực quan số liệu
thống kê về quá trình phát triển của hiện tuợng, cấu trúc hiện tượng, mối quan
hệ giữa thời gian và không gian của các hiện tượng.
* Phân loại:
- Biểu đồ động thái: Thể hiện sự phát triển, thay đổi cơ cấu của đối tượng…
- Biểu đồ cơ cấu: Thể hiện cơ cấu của các thành phần trong tổng thể…
- Biểu đồ so sánh: Dùng để so sánh các hiện tượng địa lí với nhau…
- Biểu đồ thể hiện mối quan hệ: Thể hiện mối quan hệ giữa các hiện tượng
địa lí…
Dựa vào hình dạng thể hiện gồm: 5 dạng cơ bản:
3


- Biểu đồ cột: Cột đơn, cột ghép, cột chồng. Trong biểu đồ cột có dạng
biểu đồ thanh ngang là trường hợp biến thể biểu đồ cột.
- Biểu đồ tròn
- Biểu đồ miền

- Biểu đồ đường
- Biều đồ kết hợp giữa cột và đường.
Đối với mỗi dạng biểu đồ đều có phương pháp vẽ khác nhau. Học sinh
phải lựa chọn biểu đồ sao cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thông qua các phương pháp quan sát, điều tra, nghiên cứu sản phẩm thực
hành (kết quả các bài kiểm tra vẽ biểu đồ) của các em học sinh, tơi thấy các em
cịn hay mắc một số lỗi sau:
+ Chia tỷ lệ chưa chính xác .
+ Với biểu đồ hình cột khoảng cách giữa các năm học sinh vẫn chia khơng
đều: kích thước của các cột to, nhỏ khác nhau làm cho hình vẽ khơng đẹp. Một
số em chỉ nhìn qua số liệu để áng chừng khoảng cách và vẽ luôn làm cho biểu
đồ đã vẽ khơng đảm bảo độ chính xác.
+ Học sinh kí hiệu khơng rõ ràng, hoặc nhầm lẫn các kí hiệu này với kí
hiệu khác.
+ Một số học sinh thường quên ghi đơn vị, hoặc tên biểu đồ thể hiện cái gì?
lỗi này cũng làm mất đi một phần điểm của học sinh.
+ Có một số bài tập sau yêu cầu học sinh sau khi vẽ biểu đồ phải rút ra
nhận xét sự thay đổi của các đại lượng hoặc sự vật, hiện tượng địa lí đã vẽ, song
một số em học sinh chỉ nhận xét sơ sài.
+ Hình thức vẽ nhìn chưa đẹp. Ví dụ : Độ rộng cột to hoặc nhỏ quá.....
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1: Yêu cầu chung:
Đối với bất kì đề thi nào có yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ, cần tuân theo
các yêu cầu sau:
4


Bước 1. Xác định loại biểu đồ cần vẽ
Dạng 1. Dạng bài tập yêu cầu trực tiếp

Dạng 2. Dạng bài tập yêu cầu gián tiếp.
Đối với dạng 1:
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ hình trịn thể hiện cơ cấu GDP theo ngành của Ấn Độ năm
2005 và 2007. Rút ra nhận xét.
Trường hợp này rất đơn giản, HS căn cứ vào bảng số liệu để vẽ theo yêu
cầu đề bài. Tuy nhiên dạng này ít khi ra với đề thi HS giỏi.
Đối với dạng 2: Là dạng đề phổ biến, HS cần:
* Dựa vào câu hỏi để xác định loại biểu đồ cần vẽ
* Dựa vào tên, nội dung và đơn vị tính trong bảng số liệu để lựa chọn dạng
biểu đồ phù hợp
* Ngồi ra cịn căn cứ vào lời kết của câu hỏi để lựa chọn dạng biểu đồ
phù hợp
Bước 2: Xử lí số liệu
- Tùy theo yêu cầu đề bài mà có sự xử lí số liệu thích hợp. Có thể chuyển
số liệu sang %, hoặc đối với dạng biểu đồ hình trịn sau khi xử lí số liệu ta phải
thực hiện tính bán kính r cho hình trịn.
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Phụ thuộc vào yêu cầu đề bài.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ, lập bảng chú giải cho biểu đồ, ghi số liệu vào biểu
đồ:
Lưu ý:
- Trong khâu xử lí số liệu cần chú ý đổi đơn vị trong những trường hợp
cần đổi sao cho phù hợp với câu hỏi và thực tế. Số liệu xử lí có thể làm trịn
hoặc để lẻ thập phân ở mức một hoặc hai con số theo quy tắc làm trịn tốn học.
- Có tên và chú giải đúng cho biểu đồ.
- Vẽ đúng thứ tự các đối tượng theo bảng số liệu đã cho.
5



3.2: Cách xác định và vẽ các biểu đồ cụ thể:
a, Biểu đồ hình trịn
* Vẽ biểu đồ
Bước 1: Cơ sở xác định vẽ biểu đồ tròn
Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu và sự
thay đổi quy mô cơ cấu của tổng thể trong một, hai hoặc ba mốc thời gian hoặc
so sánh quy mô cơ cấu của một, hai hoặc ba đối tượng trong cùng một mốc thời
gian... thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là hình trịn.
Bước 2: Xử lí số liệu và tính bán kính
- Xử lí số liệu: Đối với các bảng số liệu là giá trị tuyệt đối, để phù hợp cho
vẽ biểu đồ hình trịn, ta phải xử lí số liệu từ số liệu tuyệt đối về số liệu tương đối
(Đơn vị: %) theo công thức:
% của số liệu thành phần =
- Tính bán kính:

Số liệu thành phần
Số liệu tổng thể năm đó

x
100%

* Trường hợp có từ hai biểu đồ trở lên mà số liệu đã cho là tuyệt đối ta
phải thực hiện khâu tính bán kính theo cơng thức:
R2 = R1 x

S2
, R3 = R1 x
S1


S3
...
S1

Thông thường ta lấy R1 khoảng từ 1 đến 2 cm, tuy nhiên phải đảm bảo sự
phù hợp tương quan với R2 nhằm đảm bảo tính thẩm mĩ cho biểu đồ.
Bước 3: Vẽ biểu đồ:
Vẽ khung cho biểu đồ hình trịn theo bán kính đã lấy hoặc đã tính, trường
hợp nhiều hình trịn ta nên để tâm các hình trịn trùng trên một đường thẳng.
Vẽ lần lượt các thành phần của tổng thể theo số liệu đã cho hoặc đã xử lí
theo thứ tự của bảng số liệu từ trên xuống dưới.
Thống nhất vẽ thành phần đầu bắt đầu từ đường bán kính trùng với kim
đồng hồ chỉ 12h và theo chiều kim đồng hồ, mỗi 1% tương ứng 3.60
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
Ghi tên biểu đồ, ghi số liệu, ghi chú giải cho biểu đồ:
* Một số nhược điểm HS thường gặp
6


- Xử lí số liệu sai khi chia các giá trị thành phần trong với giá trị tổng thể
trong những mốc thời gian khác nhau.
- Khơng tính bán kính đối với các biểu đồ yêu cầu tính bán kính.
- Thiếu tên biểu đồ, bảng chú giải.
*Ví dụ: Cho bảng số liệu sau
Giá trị sản suất công nghiệp theo thành phần kinh tế
của Đơng Nam Bộ thời kì 1995 – 2005 (Tỉ đồng)
Năm

1995


2005

Tổng số

50508

199622

Khu vực Nhà nước

19607

48058

Khu vực ngoài Nhà nước

9942

46738

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi

20959

104826

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
theo thành phần kinh tế.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ

Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ
Căn cứ vào tên và nội dung bảng số liệu, ta xác định đây là dạng bảng số
liệu thể hiện quy mô, cơ cấu và sự thay đổi quy mô, cơ cấu của tổng thể nên ta
có thể lựa chọn biểu đồ hình trịn (Hai hình trịn) và biểu đồ hình cột (Cột chồng
tuyệt đối)... Nhưng lựa chọn dạng biểu đồ hình trịn (Hai hình trịn) là tối ưu hơn
cả.
Bước 2: Xử lí số liệu và tính bán kính cho biểu đồ
- Xử lí số liệu: Số liệu đưa ra trong bảng là số liệu tuyệt đối nên ta phải xử
lí chuyển sang số liệu tương đối (%) theo cơng thức tính đã cho.
Cơ cấu giá trị sản suất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đơng
Nam Bộ thời kì 1995 – 2005 (%)
Năm

1995

2005

Tổng số

100

100

38.82

24.07

Khu vực Nhà nước

7



Khu vực ngồi nhà nước

19.68

23.41

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi

41.50

52.51

- Tính bán kính: Bảng số liệu đã cho là số liệu tuyệt đối nên ta cần tính
bán kính cho biểu đồ.
Gọi S1 là diện tích hình trịn thứ nhất tương ứng với giá trị sản xuất công
nghiệp của Đơng Nam Bộ năm 1995, có bán kính tương ứng là R1.
Gọi S2 là diện tích hình trịn thứ nhất tương ứng với giá trị sản xuất công
S2
nghiệp của Đông Nam Bộ năm 2005, có bán kính tương ứng là
R2.
S1
Chọn R1 = 1, theo cơng thức tính bán kính: R2 = R1
Khi đó sẽ có tỉ lệ bán kính là: R2 = R1

S2
S1  R2 = 1 . 3.95 = 2.

Bước 3: Vẽ biểu đồ

Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Ghi tên biểu đồ, ghi chú giải cho biểu đồ
- Đưa số liệu của các thành phần vào biểu đồ

38.8
41.5 2
0
19.6
8

1995

52.5
1

24.0
7
23.4
1

Năm 2005

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CƠNG
NGHIỆP CỦA ĐƠNG NAM BỘ THỜI KÌ 1995 – 2005 (%)
Chú giải:
Khu vực Nhà nước

Khu vực ngoài Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi
b, Biểu đồ hình cột:

Đối với các dạng câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển
hay so sánh giá trị của các đối tượng trong một hoặc nhiều mốc thời gian... thì

8


dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là hình cột. Ta có thể dựa vào các cụm từ
như: “số lượng”, “sản lượng”, “so sánh”, “cán cân xuất nhập khẩu”...
Các dạng biểu đồ hình cột: Cột đơn, hình cột nhóm, hình cột chồng, biểu
đồ thanh ngang...
* Lưu ý
- Trong các trường hợp yêu cầu như trên nếu thể hiện bằng nhiều cột, ta
nên chuyển sang vẽ biểu đồ đường.
* Một số nhược điểm HS thường mắc phải
- Vẽ cột đầu trùng với trục tung.
- Chia khoảng cách năm không đều.
- Thiếu các danh số ở đầu các trục tung và trục hoành.
- Thiếu tên và bảng chú giải cho biểu đồ.
* Ví dụ : Cho bảng số liệu sau
Số dân Việt Nam qua các thời kì 1901 – 2008 (Triệu người)
Năm

1901

1960

1970

1980


1990

1999

2008

Số dân

13

30.2

41.1

53.7

66.2

76.3

86

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của Việt Nam.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ
Dựa vào yêu cầu đề bài, dựa vào tên và nội dung trong bảng số liệu ta xác
định đây là dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển của một đối tượng trong nhiều
mốc thời gian. Do đó ta có thể lựa chọn biểu đồ cột hoặc biểu đồ đường để thể
hiện bảng số liệu này, nhưng thông thường với số liệu tuyệt đối như trên ta chọn

biểu đồ cột đơn.
Bước 2: Xử lí số liệu
Với bảng số liệu đã cho là giá trị tuyệt đối, việc lựa chọn biểu đồ cột ta
không cần đến khâu xử lí số liệu mà tiến hành ngay bước vẽ biểu đồ.
Bước 3: Vẽ biểu đồ

9


Vẽ hệ toạ độ Oxy, trục Oy chia đơn vị của dân số là triệu người, trục Ox
chia khoảng cách năm. Vẽ lần lượt các cột thể hiện sự phát triển dân số của Việt
Nam từ năm 1901 đến 2008 theo khoảng cách năm đã chia trên trục Ox.
Với số liệu đã cho trong bảng, trên trục Oy ta có thể chọn khoảng cách
chia tối thiểu là 10 hoặc 20 triệu dân, với giá trị tối đa khoảng 90 hoặc 100 triệu
dân...
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ
- Ghi số liệu vào biểu đồ
Triệu dân
90

86
76.3

80
70

66.2

60

50
40
30
20
10
0

53.7
41.1
30.2
13

Năm
1901

1960

1970

1980 199
0

1999

2008

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CỦA
VIỆT NAM THỜI KÌ 1901 - 2008
c. Biểu đồ đường
a. Vẽ biểu đồ

Bước 1: Xác định loại biểu đồ cần vẽ
Nếu câu hỏi và bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối thể hiện tốc
độ tăng trưởng hay động thái phát triển của các đối tượng trong nhiều mốc thời
gian với một, hai hoặc nhiều đơn vị khác nhau (đặc biệt dạng bảng số liệu thể
hiện nhiều đối tượng trong nhiều mốc thời gian có nhiều đơn vị khác nhau)... thì
dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ đường.
Bước 2: Xử lí số liệu
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Vẽ hệ toạ độ Oxy . Vẽ lần lượt các điểm uốn từ trái qua phải của từng đối
tượng thể hiện tình hình phát triển hay so sánh giá trị của các đối tượng theo

10


khoảng cách năm đã chia trên trục Ox. Thông thường các điểm uốn của mốc
thời gian đầu tiên để trùng với trục tung Oy.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ, lập bảng chú giải cho biểu đồ, ghi số liệu vào biểu
đồ.
* Các dạng của biểu đồ đường
- Dạng biểu đồ một đường
- Dạng biểu đồ nhiều đường
* Lưu ý
- Các bảng số liệu thể hiện từ ba đơn vị tính trở lên trong nhiều mốc thời
gian thì lựa chọn duy nhất là biểu đồ đường. Khi đó ta thực hiện xử lí số liệu
theo cơng thức. Lấy năm đầu = 100% (Ví dụ: khi thể hiện tốc độ tăng trưởng của
một vài đối tượng mà có đơn vị khác nhau).
* Một số nhược điểm HS thường mắc phải
- Chia khoảng cách năm không đều.
- Vẽ các điểm uốn của các đối tượng trong cùng mốc thời gian không cùng

trên một đường thẳng.
- Thiếu các danh số ở đầu các trục tung và trục hoành.
- Thiếu tên và bảng chú giải cho biểu đồ.
* Ví dụ : Cho bảng số liệu sau
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam thời kì 1980 – 2008
Năm
Diện tích (Nghìn ha)

1980
6100

1990
6042
1922

1995
6765

1999
7666
3252

2005
7329

2008
7414

11600
24963

35832 38725
Sản lượng (Nghìn tấn)
5
9
Năng suất (Tạ/ha)
19.0
31.8
36.9
42.4
49.0
52.0
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình tăng trưởng và phát triển
sản xuất lúa gạo ở nước ta.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ
11


Căn cứ vào yêu cầu đề bài, tên và nội dung bảng số liệu, đây là dạng bài
tập yêu cầu biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đối tượng có nhiều
đơn vị khác nhau trong nhiều mốc thời gian nên biểu đồ lựa chọn tối ưu nhất đáp
ứng các yêu cầu trên là biểu đồ đường .
Bước 2: Xử lí số liệu
Biểu đồ dạng nhiều đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đối tượng
có nhiều đơn vị khác nhau nên số liệu cần được xử lí chuyển sang số liệu tương
đối (%).
Theo cơng thức tính tốc độ tăng trưởng: Đơn vị:%, lấy năm gốc (năm
đầu) là 100%. Sau khi tính tốn ta có kết quả bảng xử lí số liệu như sau:
Tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa của Việt Nam thời kì 1980 – 2008 (%)

Năm
1980
Diện tích
100
Sản lượng
100
Năng suất
100
Bước 3: Vẽ biểu đồ

1990
99
166
167

1995
111
215
194

1999
126
280
223

2005
120
309
258


2008
122
334
274

Vẽ hệ toạ độ Oxy, trục Oy chia đơn vị của tốc độ tăng trưởng của diện
tích, sản lượng và năng suất lúa của Việt Nam là %, trục Ox chia khoảng cách
năm, năm đầu lấy trùng với trục tung Oy.
Đối chiếu số liệu đã cho với số năm và đơn vị đã chia, ta vẽ lần lượt các
điểm uốn thể hiện tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và năng suất lúa
của Việt Nam theo khoảng cách năm đã chia trên trục Ox, sau đó nối liền các
điểm uốn của một đối tượng ta có đường biểu diễn thể hiện đối tượng đó.
Bước 4: Hồn thiện biểu đồ:
%
350
300
250
200
150
100
50

Chú giải:

0
1980

Năm
1990


1995

2000

2005

2008

12


Diện tích

Sản lượng

Năng suất

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA DIỆN TÍCH
SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ
1980 – 2008 (%)
d, Biểu đồ kết hợp (Cột đường)
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định loại biểu đồ cần vẽ
Nếu câu hỏi và bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương đối thể hiện
mối quan hệ của hai, ba đối tượng có từ một hoặc hai đơn vị khác nhau trong
nhiều mốc thời gian ... thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ kết hợp (Cột
đường), ngồi ra ta cũng có thể lựa chọn biểu đồ hình cột hoặc biểu đồ đường...
Bước 2: Xử lí số liệu
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Vẽ hệ toạ độ Oxy (Trong trường hợp có hai đơn vị ta vẽ hai trục tung Oy

va Oy,):
Vẽ lần lượt các cột và các điểm uốn từ trái qua phải của từng đối tượng thể
hiện tình hình phát triển hay mối quan hệ của các đối tượng theo khoảng cách
năm đã chia trên trục Ox.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ, lập bảng chú giải, ghi số liệu vào biểu đồ.
* Lưu ý:
- Trường hợp hai trục tung, đơn vị trên hai trục không phụ thuộc vào nhau
về giá trị nhưng lưu ý sự phụ thuộc vào nhau độ cao trên hai cột để thể hiện mối
quan hệ giữa các đối tượng.
- Cột và điểm uốn đầu tiên cách trục tung một khoảng cách nhất định.
- Biểu đồ kết hợp chỉ thực hiện được khi giá trị được thể hiện qua nhiều
mốc thời gian.
* Một số nhược điểm HS thường mắc phải
- Vẽ các cột và điểm uốn đầu tiên trùng với trục tung.
- Chia khoảng cách năm không đều.
13


- Khoảng cách cột và điểm uốn đầu với trục Oy quá chênh lệch với
khoảng cách của cột và điểm uốn cí với trục Oy,.
- Thiếu các danh số ở đầu các trục tung và trục hồnh.
* Ví dụ : Cho bảng số liệu sau
Dân số và sản lượng lúa của Việt Nam 1980 – 2008
Năm
1980
Dân số (Triệu người)
54
Sản lượng lúa (Triệu tấn)
11.6

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện mối

1985 1990
59.8 66.2
15.9
17
quan hệ giữa

1995 1999 2005 2008
73.9 76.3 83.1 86.2
24.9 31.4 35.8 38.7
gia tăng dân số và bình quân

lúa theo đầu người của Việt Nam thời kì 1980 - 2008.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ
Căn cứ vào yêu cầu đề bài và căn cứ vào mối quan hệ giữa các đối tượng
cần thể hiện trong biểu đồ ở nhiều mốc thời gian khác nhau nên biểu đồ lựa chọn
tối ưu nhất là biểu đồ kết hợp cột đường.
Bước 2: Xử lí số liệu
Áp dụng cơng thức tính sản lượng lúa bình qn theo đầu người, khi tính
tốn, do đơn vị sản lượng lúa là tấn còn đơn vị dân số là người trong khi đơn vị
Dân số và bình quân lúa theo đầu người của Việt Nam 1980 - 2008.
Năm
Dân số (Triệu người)
Bình quân lúa theo đầu
người (Kg/người)
Bước 3: Vẽ biểu đồ


1980
54

1985
59.8

1990 1995 1999 2005 2008
66.2 73.9 76.3 83.1 86.2

215

266

257

337

412

431

449

Vẽ hệ toạ độ Oxy gồm 2 trục Oy và Oy ,: Trục Oy chia đơn vị của dân số là
triệu người, trục Oy, chia đơn vị của bình quân sản lượng lúa theo đầu người là
kg/người, trên trục Ox chia khoảng cách thời gian. Căn cứ vào số liệu trong
bảng đã cho và số liệu đã qua tính tốn, căn cứ vào đơn vị chia trên 2 trục tung
và căn cứ vào khoảng cách năm chia trên trục hoành, ta vẽ lần lượt theo bảng số
liệu các cột, các điểm uốn và nối các điểm uốn thể hiện sự thay đổi dân số và


14


bình quân sản lượng lúa theo đầu người của Việt Nam thời kì 1980 - 2008 theo
khoảng cách năm đã chia trên trục Ox.
Để điểm uốn đầu tiên năm 1980 và điểm uốn cuối cùng năm 2008 trùng
với cột đầu và cột cuối, không trùng với các trục Oy và Oy ,, đồng thời hai cột đó
phải cách hai trục tung một khoảng cách đều nhau nhằm đảm bảo tính cân đối và
thẩm mĩ cho biểu đồ.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
Ghi tên cho biểu đồ, lập bảng chú giải.
Ghi số liệu cho biểu đồ: Trường hợp biểu đồ này vì có cả đường và cột với
khá nhiều số liệu nên ta có thể khơng đưa số liệu vào biểu đồ. Nếu người vẽ đưa
số liệu vào biểu đồ cần phải sạch, gọn, đẹp nhằm đảm bảo tính thẩm mĩ cho biểu
đồ.
Kg/người

Triệu người
100

500

80

400

60

300


40

200

20

100

0
1980

1985

1990

1995

1999

2005

2008

Năm

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC
THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1980 - 2008

Chú giải:
Dân số (triệu người)


Bình quân lúa (kg/người)

e, Biểu đồ miền
* Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định cách vẽ biểu đồ miền

15


Nếu câu hỏi, tên và nội dung bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hoặc tương
đối, thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu của tổng thể hoặc động thái phát triển
của nhóm các đối tượng có liên quan chặt chẽ với nhau trong nhiều mốc thời
gian (Từ ba mốc trở lên) ... thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ miền..
Bước 2: Xử lí số liệu
Ta phải xử lí số liệu từ số liệu tuyệt đối về số liệu tương đối (Đơn vị: %)
Bước 3: Vẽ biểu đồ
- Đối với biểu đồ miền cơ cấu:
Vẽ khung cho biểu đồ miền là hình chữ nhật với chiều cao là 10 dòng kẻ,
cạnh đứng thể hiện đơn vị % và cạnh ngang thể hiện khoảng cách năm đã cho.
Dựa vào hệ toạ độ đã vẽ và số liệu đã cho, ta vẽ lần lượt hệ thống các
điểm uốn như trong vẽ biểu đồ đường. Giới hạn giữa các đường biểu diễn là
miền giá trị cần thể hiện
- Đối với biểu đồ miền giá trị:
Vẽ khung cho biểu đồ là hệ toạ độ Oxy, trên trục tung Oy chia đơn vị của
đối tượng là những đơn vị chẵn đều nhau, đơn vị lớn nhất trên trục tung Oy
tương đối với giá trị lớn nhất đã có trong bảng số liệu. Trên trục Ox chia khoảng
cách năm đã cho.
Dựa vào hệ toạ độ đã vẽ và số liệu đã cho, ta vẽ lần lượt hệ thống các
điểm uốn như trong vẽ biểu đồ đường. Giới hạn giữa các đường biểu diễn là

miền giá trị cần thể hiện.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ, số liệu trên biểu đồ và ghi chú giải cho biểu đồ:.
*Các dạng của biểu đồ miền:
- Dạng biểu đồ miền cơ cấu trong tổng thể
- Dạng biểu đồ miền giá trị
* Lưu ý:
- Chia đều khoảng cách đơn vị và khoảng cách năm.
* Một số nhược điểm HS thường mắc phải
16


- Vẽ các điểm uốn đầu tiên không trùng với trục tung.
- Chia khoảng cách năm không đều.
- Vẽ các điểm uốn của các đối tượng trong cùng mốc thời gian khơng cùng
trên một đường thẳng.
* Ví dụ: Cho bảng số liệu sau
Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991 - 2001 (%)( Bài thực
hành Địa lí 9 SGK)
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu GDP ở nước ta.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ
Bước 1: Xác định dạng biểu đồ cần vẽ
Căn cứ vào câu hỏi và bảng số liệu: Đây là dạng biểu đồ thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu GDP của Việt Nam trong năm mốc thời gian nên biểu đồ lựa
chọn phù hợp nhất là biểu đồ miền cơ cấu.
Bước 2: Xử lí số liệu
- Do số liệu đã cho đã chuyển về tương đối nên không cần đổi sang cơ
cấu %.
Bước 3: Vẽ biểu đồ

Vẽ khung cho biểu đồ miền là hình chũ nhật với chiều cao là 10 dòng kẻ,
cạnh đứng thể hiện đơn vị % và cạnh ngang thể hiện khoảng cách năm đã cho,
đặt chúng cân xứng vào giữa khổ giấy nhằm đảm bảo sự khoa học, chính xác và
thẩm mĩ.
Dựa vào hệ toạ độ đã vẽ và số liệu đã xử lí, ta chia mỗi dòng kẻ tương ứng
10% và chia khoảng cách năm 1991 - 2002 trên trục Ox.
Ta vẽ lần lượt hệ thống các điểm uốn như trong vẽ biểu đồ đường các
điểm uốn thể hiện cơ cấu giá trị của khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
theo sự chồng xếp tính từ gốc toạ độ theo khoảng cách năm đã chia trên trục Ox.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên cho biểu đồ
Tổ chức cho HS vẽ BĐ miền (theo số liệu bảng đã cho)
17


120
100
80

Dịch vụ
Côngnghiệp - Xây dựng

60

Nông, lâ
mng nghiệp

40
20


Biu th hin cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991-2002

0
1991 1993 1995

1997

1999

2001

2002

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
* Đối với học sinh:
- Các em hứng thú học tập, say mê tìm hiểu các dạng đề thi học sinh giỏi
để phát hiện cách vẽ và xử lí đề bài.
- Học sinh phát huy năng lực của bản thân; khắc sâu cách vẽ từng dạng bản
đồ.
* Đối với các thầy cơ giáo:
Thơng qua tìm hiếu cách nhận biết và vẽ biểu đồ giáo viên không ngừng
học tập nâng cao trình độ chun mơn, đặc biệt học tập bồi dưỡng về ứng dụng
công nghệ thông tin trong bài giảng và trong việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ
cho học sinh.
Sau khi áp dụng sáng kiến tơi thấy thành tích thi HSG mơn Địa lí trường
TH&THCS Đơng Phú có nhiều chuyển biến tich cực. Nhiều năm liên tục có HS
đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, cấp Tỉnh môn Địa lí.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1- Kết luận:

* Đối với học sinh:
- Muốn nâng cao, củng cố kỹ năng vẽ biểu đồ thì trước tiên học sinh phải
đọc kĩ đề bài.
- Thực hiện tốt các bước, các thao tác theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh có thể tổ chức các nhóm, đơi học tập để trao đổi nhận xét, đánh
giá kết quả của nhau.
18


* Đối với giáo viên bộ môn:
- Phải thường xuyên quan sát, hướng dẫn sửa chữa các lỗi sai của học sinh.
- Có những phương pháp dạy học phù hợp: hướng dẫn các bước, các thao
tác sao cho học sinh dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Giáo viên có thể dành thời gian để rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học
sinh để các em nắm được các dạng biểu đồ thường gặp.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng .
2. Kiến nghị:
* Về phía nhà trường: Cần từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang bị
đầy đủ những đồ dùng, phương tiện, thiết bị dạy học cơ bản và cần thiết. Góp
phần nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học của GV và HS.
* Về phía Sở giáo dục, Phịng giáo dục và đào tạo: cần nâng cao và
hướng dẫn sâu hơn nữa về kĩ năng vẽ biểu đồ cho các sinh viên khoa địa lí tại
các trường sư phạm, cần tổ chức và tập huấn cho GV tại các Sở, các Phòng giáo
dục về phương pháp, kĩ năng biểu đồ địa lí.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 3 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.


Nguyễn Thị Lan

DANH MỤC
19


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng trường TH&THCS Đơng Phú

TT
1.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại


(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Cấp Tỉnh

C

2001-2002

Cấp huyện

B

2008-2009

Cấp huyện

B

2011-2012

Cấp huyện

A

2013-2014

Cấp huyện


C

2015-2016

Một vài kinh nghiệm giảng
dạy mơn Hóa học lớp 9 phần
“Hợp chất hữu cơ chứa oxi-ni
tơ” ở trường THCS

2.

Áp dụng dạy học tích cực
mơn Hóa 9 ở trường THCS.
Bài “Rượu Etilic”

3.

Một số biện pháp quản lý
hoạt động dạy học ở trường
THCS

4.

Một số biện pháp tăng cường
kiểm tra NBTH ở trường
THCS Đông Quang nhằm
nâng cao chất lượng dạy học

5.


Một số giải pháp xây dựng
đội ngũ giáo viên ở trường
THCS Đông Quang

20



×