Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Sáng kiến một số biện pháp sử dụng tranh minh hoạ để hỗ trợ hoạt động dạy và học một văn bản nhật dụng ở lớp 6 - THCS NG Chích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH MINH HỌA HỖ
TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC MỘT VĂN BẢN NHẬT
DỤNG Ở LỚP 6 - TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍCH

Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích
Chức vụ: Tổ trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường THCS Nguyễn Chích
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
NỘI DUNG
I

Trang

MỞ ĐẦU

1

Lí do chọn đề tài

2


2

Mục đích nghiên cứu.

3

3

Đối tượng nghiên cứu.

3

4

Phương pháp nghiên cứu

3

5

Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

3

II.

NỘI DUNG

1


Cơ sở lí luận

4

2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

5

3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

6

3.1

Sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài học

7

3.2

Sử dụng tranh minh họa để khai thác, phân tích văn bản.

8

- Sử dụng tranh minh họa để kể ( tóm tắt ) nội dung văn bản.
- Sử dụng tranh minh họa để học sinh miêu tả theo tranh.


9

- Sử dụng tranh minh họa để đánh giá , nhận xét, tổng hợp.

9

3.3

Sử dụng tranh minh họa để củng cố, luyện tập phát triển tư duy. 10

3.4

Sử dụng tranh minh họa để dạy – học một văn bản cụ thể.

11- 20

4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

20

III

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

1

Kết luận


21

2

Kiến nghị.

21

Tài liệu tham khảo.
Danh mục các SKKN đã được HĐ SKKN các cấp xếp loại.

1


PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:

Trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục
phổ thông hiện nay là tập trung đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), thực
hiện quá trình dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát triển tư duy
độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự
học, qua đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh. Tiếp tục tận dụng các ưu
điểm của phương pháp truyền thống và sử dụng hiệu quả PPDH mới.
Một trong những biểu hiện của đổi mới PPDH ở bộ mơn Ngữ văn bậc
THCS đó là tích cực hóa hoạt động của học sinh. Người thầy phải ln khơng
ngừng tìm tịi, đổi mới, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy nhằm kích
thích hứng thú học tập ở học sinh. Một trong các biện pháp dạy học tích cực
được xem là “Bảo bối” của giáo viên đó là: sử dụng phương tiện trực quan từ

tranh ảnh minh họa để hỗ trợ bài học.
Song, thực tế số lượng tranh ảnh có ở SGK ngữ văn 6 khơng nhiều, chưa
phong phú để có thể đáp ứng nhu cầu của người dạy và cả người học. Đặc biệt là
các văn bản nhật dụng ở lớp 6, có bài khơng có tranh ảnh, có bài tranh ảnh mờ,
xấu, chưa truyền tải hết được ý nghĩa trọng tâm của tác phẩm, khiến học sinh
khó tiếp cận, gây tâm lý ngại học cho các em.
Khi mà hệ thống tranh minh hoạ trong sách giáo khoa ngữ văn các khối
lớp chiếm số lượng rất nhỏ bởi nó khơng phải phương tiện chính để nhà văn
truyền tải tư tưởng tình cảm của mình với bạn đọc. (Tuy nhiên nó lại có một giá
trị không nhỏ trong việc giúp học sinh hiểu sâu về văn bản), thì tơi thấy việc sử
dụng thêm tranh ảnh ngoài SGK để hỗ trợ bài học là điều cần thiết, đặc biệt là
dạy – học các văn bản nhật dụng. Đây không chỉ là những định hướng gợi ý trên
tài liệu để tham khảo, mà thực tế bản thân tơi đã áp dụng và kiểm nghiệm trong
q trình dạy học. Đây cũng chính là cơ sở để tơi mạnh dạn đề xuất kinh
nghiệm:
2


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH MINH HỌA HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG
DẠY- HỌC MỘT VĂN BẢN NHẬT DỤNG Ở LỚP 6 - TRƯỜNG THCS NGUYỄN
CHÍCH”.

Nếu thực hiện tốt đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu đặt ra của phương pháp
dạy học mới: “Triệt để sử dụng đồ dùng dạy- học” trong các giờ dạy và sẽ tạo
cho các em học sinh niềm say mê, hứng thú, yêu thích và học tốt mơn văn hơn.
2. Mục đích nghiên cứu :
Trong phạm vi đề tài này tơi khơng có tham vọng đưa ra một phương
pháp tối ưu để giúp giáo viên và học sinh tổ chức tốt nhất cách Dạy và học một
văn bản đọc hiểu, mà chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân đã làm để
giúp người dạy và người học có thêm hứng thú, niềm say mê trong tiếp nhận tác

phẩm văn học.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh lớp 6, lứa tuổi 11- 12. Có mặt bằng kiến thức, nhận thức đồng
đều, chất lượng khá, giỏi.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Khi tiến hành đề tài, tơi đã dựa trên tình hình giảng dạy và học tập thực
tế của giáo viên và học sinh trong hai lớp 6 (6B, 6C) của trường THCS Nguyễn
Chích, từ đó đưa ra những cách thức, phương pháp sử dụng tranh ảnh cho phù
hợp với đối tượng học sinh và mục đích giáo dục nhằm đem lại hứng thú học tập
và góp phần rèn luyện năng lực tư duy cho các em.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Sử dụng tranh ảnh ngoài sách giáo khoa ngữ văn 6 để hỗ trợ phần: Giới
thiệu nội dung bài học; để củng cố kiến thức và luyện tập thực hành sau bài học
cho một tiết dạy phần văn bản nhật dụng ở SGK văn 6 - tập 2.

3


PHẦN II : NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI :

1. Cơ sở lý luận.
Vậy tranh minh hoạ ở đây là gì? tranh minh hoạ là hệ thống hình ảnh ,biểu
tượng minh họa, ảnh chụp… có tác dụng minh họa cho một nội dung nào đó của
văn bản, giúp người đọc cảm thụ sâu sắc về tác phẩm hơn.
Sở dĩ đề tài chỉ đề cập đến việc sử dụng và khai thác tranh minh hoạ ngoài
sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, để dạy - học các văn bản nhật dụng vì người viết
đã dựa trên những căn cứ như sau:
- Thứ nhất: Căn cứ vào độ tuổi, khả năng tư duy và tâm lý lứa tuổi : học sinh
lớp 6 ở độ tuổi 12, độ tuổi chuyển giao từ nhi đồng sang thiếu niên; tư duy của
các em còn non nớt, tâm lý chưa ổn định, bột phát. Các em còn nhiều bỡ ngỡ, lạ

với trường, lớp, thầy cô, bạn bè mới, phương pháp học, kiến thức mới nên khả
năng tập trung cao của các em còn hạn chế. Với đối tượng này thật khó có thể
hình thành khái niệm mới, trừu tượng cho các em chỉ qua các ngôn từ khô khan.
Giờ học sẽ trở nên nặng nề, học sinh chán nản, mất tập trung, làm việc riêng
như vậy hiệu quả giờ học giảm sút. Nhưng nếu giáo viên biết tìm tịi, nắm được
đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giúp các em hình thành khái niệm trừu tượng qua hệ
thống hình ảnh minh họa, các đồ dùng trực quan thì sẽ kích thích sự hứng thú,
khả năng tư duy, thu hút sự chú ý của các em giúp các em hiểu bài, hăng say
phát biểu, giờ học sẽ đạt kết quả tốt.
- Thứ hai: Chương trình tập làm văn 6 đi sâu vào hai phương thức biểu đạt
chính là tự sự và miêu tả. Để giúp các em nắm vững được hai phương thức đó,
ngữ văn 6 đã đưa các văn bản thuộc thể loại truyện : Truyện dân gian (Truyền
thuyết, cổ tích, ngụ ngơn, truyện cười) hoặc truyện ngắn hiện đại (đoạn trích) và
thơ, lựa chọn những văn bản nổi bật nhất, tiêu biểu nhất. Đối tượng phản ánh
của những văn bản đó là các nhân vật (trong truyện cổ tích hoặc truyện hiện
đại), các phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ của đất nước; Hình ảnh cuộc
sống lao động khẩn trương của nhân dân; những biểu tượng đẹp về con người;
những hiện tương,sự vật gần gũi quen thuộc với các em…Tất cả những cái đó

4


đều dễ hiểu và cịn được thể hiện bằng hình ảnh, đường nét, mầu sắc của hội họa
qua hệ thống các tranh ảnh trong SGK.
Song các văn bản nhật dụng được học phần lớn lại khơng có tranh ảnh
minh họa, hoặc rất ít. Hạn chế này khiến các em ngại tiếp xúc với các văn bản
nhật dụng, hoặc tìm hiểu sơ sài, ngại học mặc dù nội dung của nó khá gần gũi.
- Thứ ba: Cách cảm thụ của học sinh lớp 6 mang tính đơn giản, cảm tính. Các
em cảm thụ về tác phẩm, về nhân vật không phải bằng sự chiêm nghiệm, sự suy
ngẫm sâu sắc mà bằng tình cảm giản dị, trong sáng, chân thành. Trong tưởng

tượng của các em, các nhân vật tốt bao giờ cũng đẹp như Sơn Tinh, Lang Liêu,
Thánh Gióng, Thạch Sanh…; cịn các nhân vật đại diện cho cái ác bao giờ cũng
xấu như : Thủy Tinh, Lý Thông, Mụ vợ ông lão đánh cá…
Những vấn đề mà các văn bản nhật dụng phản ánh tuy gần gũi với đời
sống của các em nhưng vẫn khó đề học sinh lớp 6 hình dung rõ nét thực trạng
của nó (về: Đất đai, mơi trường, lịch sử, các di tích, danh lam thắng cảnh..)
Vì vậy qua các tranh minh họa ngoài SGK được đưa vào bài học, người
dạy không chỉ giúp các em nắm vững nội dung cơ bản của tác phẩm nhật dụng
mà cịn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em.
Tóm lại, căn cứ vào các cơ sở trên trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài,
người viết mong muốn đề tài thiết thực tháo gỡ một số khó khăn đối với người
dạy và học ngữ văn 6 hiện nay: Đó là học sinh khơng hứng thú trong giờ học
văn, làm giảm sút hiệu quả và chất lượng môn học; giúp giáo viên hạn chế được
những giờ dạy không thành công khi không tạo được hứng thú cho học sinh.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong q trình dạy học mơn ngữ văn 6, tôi nhận thấy: Những giờ học
văn bản mà giáo viên sử dụng phương tiện trực quan (đặc biệt là tư liệu, tranh
ảnh minh họa ngoài SGK) để hỗ trợ thì hiệu ứng giờ học đối với tâm lý học sinh
rất tốt. Các em có tâm thế ngay từ khi cơ giáo cho xuất hiện hình ảnh minh họa
bài học, kể cả đọc một phần bài học qua hình chiếu trên máy các em cũng thích.
Có thể thay đổi cách học thường ngày cũng đem lại hứng thú ít nhiều.
5


Song, thực tế chưa thuận lợi (ít máy chiếu); ngại mất thời gian, soạn bài
dạy phải bỏ nhiều tâm huyết, cơng sức (tìm tranh ảnh tư liệu bên ngồi), hạn chế
về CNTT…nên nhiều thầy cô chưa chú trọng nhiều và sâu về cách dạy học bằng
phương tiện tranh ảnh ngoài SGK. Từ đó làm giảm hứng thú dạy và học của giờ
ngữ văn.
* Khảo sát kết quả dạy - học văn bản nhật dụng ở ngữ văn 6.

Năm học 2017 – 2018, trường THCS Nguyễn Chích – Đơng Sơn có 107
em học sinh lớp 6, chia vào 3 lớp. Tôi trực tiếp giảng dạy ở 2 lớp 6B, 6C, qua
các giờ dạy – học về văn bản đọc hiểu nói chung và một số văn bản nhật dụng
nói riêng, tr­íc khi có tác động của đề tài, kt qu nh sau :
Tổng số
74 em

Tỉ lệ hs hứng thú

Tỉ lệ hs ít hứng thú

với giờ học

với giờ học

20 em

27%

40 em

54%

Chưa hứng thú
14 em

19%

Từ kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy một thực tế: Học sinh chưa thực sự
hứng thú, say mê với giờ học văn, ngại tiếp xúc với các văn bản nhật dụng khô

khan, nội dung không hấp dẫn như: “Động Phong Nha; Cầu Long Biên chứng
nhân lịch sử”; văn bản : “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” thì lại khó hiểu (theo lời
chia sẻ của các em).
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Do đặc thù của mơn văn học nói chung và văn bản văn học nói riêng là
một kết cấu nghệ thuật tinh tế, có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ
quan biểu hiện của tác giả. Bằng ngôn ngữ và qua những ấn tượng,cảm giác
ngôn ngữ mang đến (hình ảnh minh họa), các văn bản có khả năng tái hiện một
cách sinh động, gợi cảm,cụ thể một hiện thực khách quan qua nội dung văn bản
và hình ảnh minh họa. Từ đó, các em có thể rút ra những thái độ sống tích cực
với những người xung quanh.
Căn cứ vào những đặc thù riêng của bộ môn , khi khai thác nội dung và
nghệ thuật của văn bản, giáo viên biết khéo léo vận dụng giáo cụ trực quan thì
giờ học sẽ sinh động và đạt hiệu quả cao, học sinh có ấn tượng sâu đậm với nhân
6


vật, với tác phẩm. Nhưng vấn đề mà người viết đặt ra ở đây là khai thác và sử
dụng hệ thống kênh hình như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả.
Xuất phát từ thực tiễn công tác, qua việc dự giờ thăm lớp đồng nghiệp
chúng ta có thể nhận thấy có khi cùng một bài dạy, cùng sử dụng một đồ dùng
dạy học song hiệu quả và chất lượng của mỗi giáo viên lại khác nhau. Điều đó
phụ thuộc vào kiến thức,khả năng sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học hợp lý
của mỗi giáo viên. Theo tôi, việc đưa tranh minh họa vào giờ học là giáo viên đã
có ý thức giảng dạy theo phương pháp mới, tuy nhiên nhiều trường hợp cách
vận dụng chưa triệt để, sáng tạo và hợp lý.
Dạy một bài ngữ văn có tranh minh họa, tùy vào từng bài, người giáo viên
có thể sử dụng tranh minh họa vào các bước khác nhau trong một giờ học, một
tranh minh họa có thể được sử dụng nhiều lần trong bài giảng. Làm sao cho mỗi
lần quan sát học sinh lại khám phá, phát hiện ra cái mới mà lần quan sát trước

chưa thấy. Qua tranh vẽ và hệ thống ngôn từ trong tác phẩm giúp học sinh nắm
vững nội dung tác phẩm, hiểu được nhân vật và phát triển tư duy ở một tầm cao
mới là đưa ra những cảm nhận của bản thân về hình ảnh minh họa đó.
* Có 3 cách để đưa tranh minh họa vào bài giảng:
- Dùng tranh minh họa để giới thiệu bài.

- Dùng tranh minh họa để khai thác, phân tích nội dung tác phẩm.
- Dùng tranh minh họa để củng cố luyện tập và phát triển tư duy.
* Sau đây là các phương pháp và cách thức cụ thể:
3. 1. Sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài
Hình ảnh đưa vào để giới thiệu bài phải nói lên khái qt nội dung tồn
bộ tác phẩm, (đoạn trích) , chứa đựng tư tưởng chủ đạo của tác phẩm, đó là hình
ảnh tương đối gần gũi, quen thuộc với học sinh, tạo sự chú ý, tập trung của học
sinh vào vấn đề giáo viên vừa nêu, tạo sự hưng phấn, kích thích tư duy thích tìm
tịi của học sinh. Sau khi giới thiệu xong phải cất hình ảnh minh họa ngay,
hướng học sinh chú ý vào vấn đề khác.
Ví dụ: Khi dạy về văn bản nhật dụng bài “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử”
giáo viên đưa ảnh chụp cầu Long Biên để giới thiệu: “Đây là cầu Long Biên –
7


nếu quan sát về bề ngoài ta thấy đây là cây cầu sắt bình thường ,đơn giản cũ kĩ
so với các cây cầu hiện đại khác như cầu Thăng Long, cầu Chương Dương cùng
bắc qua sông Hồng, nhưng lùi về hơn 100 năm về trước thì đây là cây cầu sắt
đầu tiên ở Việt Nam. Hơn một thế kỉ đã qua, cầu Long Biên đã chứng kiến biết
bao sự kiện hào hùng, bi tráng của nhân dân Hà Nội ,giờ đây nó đã rút về vị trí
khiêm nhường so với cây cầu hiện đại khác cùng bắc qua sông Hồng, nhưng nó
đã trở thành một nhân chứng lịch sử. Vậy muốn biết cầu Long Biên đã chứng
kiến và ghi dấu những sự kiện hào hùng, anh dũng, đau thương nào của thủ đơ
Hà Nội chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”.

Trên đây là cách sử dụng tranh minh hoạ để dẫn vào bài. Nếu thực hiện
tốt thì đây là cách dẫn dắt bài mang tính tích hợp và tích cực nhất. Nó tạo ấn
tượng, gây chú ý cho học sinh tạo hiệu quả cao cho giờ ngữ văn.
3.2. Sử dụng tranh minh hoạ để khai thác và phân tích văn bản.
Đây là phương pháp dạy học tích cực nhất. Bằng phương pháp này, giáo
viên đã cụ thể hóa văn bản bằng hình ảnh. Dạy học bằng hình ảnh là cách dạy
gây tác động trực tiếp,mạnh mẽ vào tư duy học sinh. Từ hình ảnh, học sinh có
thể hình thành những nhận xét,cảm nhận, đánh giá, phát hiện nhanh hơn so với
cách dùng ngôn ngữ khô khan. Nhưng đây cũng là phương pháp khó, nó địi hỏi
tính sáng tạo kiến thức tốt, tay nghề vững vàng của giáo viên dạy. Sử dụng tranh
minh hoạ để khai thác và phân tích văn bản có thể sử dụng vào các tình huống
sau:
3.2.1. Sử dụng tranh minh hoạ để kể (tóm tắt )nội dung văn bản tự sự
Tình huống này được sử dụng khi học truyện dân gian,truyện hiện đại
thường có nhiều tranh minh họa (có thể có từ 3 đến 4 tranh minh họa cho một
truyện). Mỗi tranh minh họa đánh dấu một mốc sự kiện trong cuộc đời của nhân
vật chính.
Ví dụ: Truyện Thạch Sanh có tranh minh họa về các sự kiện trong cuộc phiêu
lưu của nhân vật:
1. Thạch Sanh và Lý Thông kết nghĩa anh em
2. Thạch sanh chém chằn tinh.
8


3. Thạch Sanh chém đại bàng
4. Thạch Sanh dùng cây đàn và niêu cơm thần để cảm hóa giặc.
Cách sử dụng: Treo (trình chiếu) lần lượt các tranh theo trình tự của truyện,
Yêu cầu học sinh kể lại văn bản. Các hình ảnh đó sẽ dẫn dắt học sinh kể lại được
nội dung câu chuyện khơng lẫn lộn, sai sót. Khi kể lại được tác phẩm là học sinh
đã nắm được nội dung của văn bản, rèn luyện cách kể một văn bản đã học bằng

lời của mình.
3.2.2. Sử dụng tranh minh hoạ để học sinh miêu tả theo tranh:
Cách này giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát, diễn đạt hình ảnh
bằng ngơn từ góp phần củng cố thêm kỹ năng miêu tả cho học sinh. Phương
pháp này chỉ sử dụng cho học sinh khá, giỏi. Khi yêu cầu học sinh miêu tả theo
tranh, giáo viên cần chú ý bức tranh đưa ra phải minh họa cho nội dung chính
của văn bản, hình ảnh trung tâm của tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Thánh Gióng”, trong sách giáo khoa có 3 tranh minh
họa:
1. Gióng ra trận đánh giặc (SGK ngữ văn 6 tập 1-Trang 20)
2. Tranh minh họa của Nguyễn Tư Nghiêm (SGK ngữ văn 6 tập 1 –Trang
21)
3. Ảnh chụp hội khỏe phù Đổng toàn quốc lần thứ V- 2000 (SGK ngữ văn
6 tập I- trang 23)
Giáo viên có thể đặt những câu hỏi có tính chất gợi ý, định hướng cho
việc phân tích và nhận xét như: Cảnh Gióng ra trận được miêu tả như thế
nào? Tư thế đánh giặc của Gióng nói lên điều gì?
Học sinh có thể dựa vào các câu hỏi đó để miêu tả lại bằng ngơn ngữ của mình
nội dung bài học.
Nếu thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên đã bám sát nội dung bài
dạy, tập trung ở các chi tiết hình ảnh trọng tâm, thực hiện tốt hai phương châm
của dạy - học theo phương pháp mới: tích cực hóa hoạt động của học sinh và
tích hợp giữa hai bộ môn hội họa và văn học, tập làm văn và ngữ văn.
3.2.3. Sử dụng tranh minh hoạ để đánh giá, nhận xét, tổng hợp
9


Mục đích sử dụng phương pháp này là kết hợp giữa tranh minh họa và nội
dung văn bản đưa ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tính chất, đặc trưng
của những chi tiết, hình ảnh trong văn bản, làm nổi bật giá trị về nội dung tư

tưởng của tác phẩm. Phương pháp này được sử dụng nối tiếp sau khi đã thực
hiện phương pháp miêu tả theo tranh. Những câu hỏi này thường có tính chất
tổng hợp cho chi tiết đưa ra miêu tả ở các câu hỏi trước.
Ví dụ: có thể đặt câu hỏi:
Qua hình ảnh Gióng ra trận và những chi tiết miêu tả tư thế Gióng ra
trận hãy cho biết: Tư thế đó được kết tinh từ những sức mạnh gì? Nó có ý
nghĩa biểu tượng như thế nào?
Qua phần miêu tả ở trên, học sinh có thể rút ra: tư thế ra trận của Gióng
rất oai phong lẫm liệt, đường hồng dũng mãnh. Tư thế đó, sức mạnh đó khơng
phải tự nhiên mà có mà được kết tinh từ sự ấp ủ, nuôi nấng của nhân dân, từ tinh
thần đoàn kết, tương thân ,tương ái, sự chắt chiu tần tảo của nhân dân, từ tinh
thần yêu nước, truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt
Nam…
Khi đưa ra những nhận xét đánh giá trên học sinh hiểu được giá trị nội
dung tư tưởng tác phẩm, giá trị của hình ảnh biểu tượng, giúp các em cảm nhận
vẻ đẹp của hình ảnh nhân vật, hình thành tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, tự hào
về nhân vật. Các em yêu thích nhân vật văn học sẽ là điều kiện tốt để các em u
thích bộ mơn văn.
3.3. Sử dụng tranh minh hoạ để củng cố, luyện tập phát triển tư duy.
Yêu cầu của phương pháp này là để củng cố, luyện tập sau khi đã hồn
thành bước phân tích văn bản. Song ở phần luyện tập vẫn có sự nâng cao phát
triển tư duy. Ở phần này, những câu hỏi nhằm mục đích cho học sinh đối chiếu
so sánh với những cái đã biết , Để củng cố và rút ra những nhận xét mới, phát
triển tư duy ở bậc cao hơn.
Ví dụ : Ở phần luyện tập của văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” có
thể áp dụng phương pháp này. Giáo viên có thể dùng tranh minh họa cảnh mụ
vợ ông lão đánh cá đang ngồi trước các máng lợn sứt mẻ để đặt câu hỏi: Bức
10



tranh minh họa cảnh kết thúc tác phẩm cho chúng ta suy nghĩ gì về hình
phạt mà cá vàng dành cho mụ vợ? Đó là sự trừng phạt nặng hay nhẹ?
Ở phần trước học sinh đã biết mụ vợ bị trừng phạt vì lịng tham và sự bội
bạc của mình với chồng và ân nhân. Các em có thể tìm được câu trả lời qua suy
luận từ những cái đã biết: Đây là sự trừng phạt đích đáng đối với nhân vật này.
Cá vàng không chỉ lấy lại những cái gì nó đã cho mà cịn lấy nhiều hơn thế. Mở
đầu câu chuyện mụ vợ sống trong cảnh nghèo khó mà chưa hề nếm trải sung
sướng, giàu sang. Còn ở kết thúc câu chuyện, sau khi mụ vợ đã được sống qua
tột đỉnh giàu sang danh vọng mà phải trở lại cảnh nghèo khó ban đầu, điều đó
chẳng dễ chút nào. Như vậy, dù là trở về với hoàn cảnh ban đầu nhưng rõ ràng
là khổ hơn ban đầu rất nhiều. Như vậy ở phần luyện tập không chỉ củng cố mà
học sinh còn phát triển tư duy làm sâu sắc thêm cho kiến thức đã tiếp thu được ở
phần phân tích.
3.4. Ứng dụng đề tài vào dạy – học một văn bản cụ thể :
Tiết 125,126.
Văn bản:

BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
( Xi- Át – Tơn)

A . Môc tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
1. Về kiến thức:
- Hiểu được sự hòa đồng giữa con người với thiên nhiên, quê hương, đất nước
của người da đỏ.
- Nhận thức được vấn đề to lớn, cấp bách mang tính tồn cầu trong việc giải
quyết mối quan hệ giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nghệ thuật thuyết phục người nghe bằng tiếng nói đầy tình cảm và
trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Về kĩ năng:

- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của thủ lĩnh Xi-áttơn.
- Phát hiện và nêu tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
3. VÒ thái độ: Trõn trng, bo v thiờn nhiờn; yờu quờ hương, đất nước.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi
trường sống.
- Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
11


- Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực/ trình bày suy nghĩ của bản thân về
những giá trị của bức thư.
B. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Sử dụng tranh ảnh, tư liệu ngoài SGK để gây hứng thú học tập.
- Động não ; Suy nghĩ về cách thể hiện tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường
của thủ lĩnh da đỏ.
- Thảo luận nhóm, trình bày một phút về những giá trị của bức thư .
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về cách ứng xử với thiên nhiên, môi trường sng.
C. Chuẩn bị của thầy và trò :
1. Thầy : Chuẩn bị bài giảng, tài liệu liên quan đến bài d¹y: Tranh ảnh, băng
hình về:
a. Các bộ tộc da đỏ ở Bắc Mĩ, cuộc chiến giữa thổ dân da đỏ và người da trắng ở
Bắc Mĩ do tranh dành đất đai.
b. Thảm họa thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam do sự phá hoại môi trường
tự nhiên mà con người gây ra.
c. Video về bảo vệ thiên nhiên.
d. Xác định nội dung bài học, phân công cho học sinh chuẩn bị ở nhà.
e. In sẵn phiếu học tập có nội dung cn tho luõn trong bi dy.
2.Trò: Đọc tr­íc bµi häc, trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu; thu thập thơng tin liên

quan đến bài học;
D. C¸c hoạt động dạy học: (trích ngang)
* S dng tranh nh, tư liệu ngoài SGK để giới thiệu bài mới, định hướng nội
dung bài học.
1. Khởi động: (Khám phá). 10p
HĐ 1: GV (Sử dụng kĩ thuật: Hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoạt động nhóm nhỏ)
* Nêu vấn đề: Em biết những gì về người da đỏ? (xuất hiện khi nào? Sinh sống
chủ yếu ở đâu? Đặc điểm cư trú? Truyền thống văn hóa? Cách ăn mặc, sinh
hoat, quan niệm của họ với đất đai, môi trường sống ?...)
- HS trả lời (theo hiểu biết của các em).
HĐ 2: GV trình chiếu cho h/s xem một số hình ảnh, thơng tin có lời thuyết
minh, trên nền nhạc về: Bộ tộc Da đỏ ở Bắc Mĩ
(sử dụng tư liệu lịch sử, địa lý hỗ trợ cho bài học)
Người da đỏ và Cuộc sống "tôn thờ thiên nhiên"
Người da đỏ là cộng đồng người dân bản địa sống tại Hoa Kỳ từ hàng
nghìn thậm chí hàng triệu năm trước. Họ là những người dân du mục được cho
là đến từ châu Á khoảng hơn 12.000 năm trước đây, thông qua “cầu nối” là vùng
đất Alaska hiện nay. Theo thống kê vào đầu thế kỉ XX, có khoảng gần 80 bộ tộc
người da đỏ khác nhau sinh sống trên khắp nước Mỹ. Tiếng Việt thường gọi các
dân tộc, bộ lạc bản địa Bắc Mỹ là "người da đỏ" theo từ tiếng Anh là "redskin"
(từ lóng mang tính miệt thị, chỉ những người bản địa thường bơi phẩm đỏ vào
mặt và mình khi ra chiến đấu).
12


Trên thực tế, nhiều học giả ước tính rằng, vào thời điểm mà những nhà
thám hiểm châu Âu tìm ra lục địa Châu Mỹ, tại đây đã có trên 50 triệu người
bản địa sinh sống.
Trong số đó, khoảng 10 triệu người sống tại vùng đất sau này được đặt tên
là Hoa Kỳ. Đó chính là những bộ tộc người da đỏ đầu tiên. Sau hàng thế kỉ sinh

sống thành các bộ tộc nhỏ, những người da đỏ đã hình thành cộng đồng riêng,
họ sống bằng nghề săn bắt hái lượm và sống hòa hợp với thiên nhiên.

13


Văn hóa của những người Mỹ bản địa có lịch sử đến hàng trăm năm và
được phát triển cùng với thiên nhiên. Mọi yếu tố trong cuộc sống người dân da
đỏ đều được dựa trên sự phát triển của Trái đất
Tuy sau này đều được gọi bằng cái tên chung là “người da đỏ” nhưng
từng bộ tộc lại có các nét văn hóa, phong tục tập qn, ngơn ngữ và trang phục
khác nhau.
Các bộ tộc người da đỏ tôn thờ linh hồn của các loài động vật như những
vị thần. Tuy nhiên họ vẫn giết thịt chúng để làm thực phẩm và quần áo. Họ sẽ
khơng bao giờ bỏ phí bất cứ phần nào của các loài động vật, họ ăn thịt, dùng
lông làm áo, sử dụng da làm trống và xương để chế tạo nên các công cụ, vũ khí.
Những người da đỏ tin rằng, linh hồn các lồi động vật sẽ sống mãi cùng
linh hồn bộ lạc. Họ chạm khắc những "totem" hình mặt thú trên khúc gỗ để biểu
trưng cho linh hồn người thân trong gia đình hay nhân vật quan trọng trong bộ
tộc.

Sống bằng săn bắt và hái lượm đơn thuần, những người dân da đỏ rất tôn
trọng tự nhiên. Họ coi thiên nhiên là một món q của thượng đế và ln quan
niệm rằng, cần phải tơn kính và q trọng thiên nhiên, hạn chế tối đa việc đổ
chất thải ra môi trường.

14


Ngày nay, một số bộ tộc người da đỏ vẫn còn sinh sống ở một số vùng

nhất định của Mỹ. Dù số lượng không nhiều nhưng những người dân da đỏ vẫn
mang trên mình niềm tự hào về nguồn gốc và sức sống của bộ tộc mình.
* Gv: tiếp tục nêu vấn đề: Nhìn vào bức tranh dưới đây: Em có nhận xét gì về
vùng đất mà những người da đỏ đang sinh sống?
(đất đai rộng lớn, trù phú, màu mỡ, giàu tài nguyên…)
Theo em đó có phải là động cơ để người da trắng muốn chiếm đất của
người da đỏ? Cuộc chiến giữa thổ dân da đỏ và người da trắng bắt đầu từ khi
nào? Đâu là nguyên nhân chính? Dựa vào tìm hiểu lịch sử, hãy kể tên một số
cuộc chiến tranh ấy?
(Sử dụng tranh ảnh và kiến thức lịch sử, địa lí để thực hiện nội dung này)

15


CHIẾN TRANH DA ĐỎ - VÀ NỖI ĐAU CỦA ĐẤT MẸ
* Vẫn sử dụng cách tổ chức như ở mục 1 để định hướng vào nội dung bài học.
Cuộc sống yên bình của những người da đỏ kết thúc khi các nhà thám
hiểm châu Âu đi đầu là Columbus phát hiện ra “vùng đất mới” này. Những “nhà
thám hiểm” này đuổi những người bản địa ra khỏi nơi ở của họ và chiếm đất để
xây nhiều khu đô thị mới.
Trong những ngày đầu mới đến đất lạ, người Anh di cư sang Mỹ thường
sống hịa bình với các bộ lạc bản địa chung quanh. Nhưng bắt đầu từ 1637
(chiến tranh Pequot), chính quyền thuộc địa ngầm tham gia các cuộc tranh chấp
lãnh thổ giữa các bộ lạc, lợi dụng tình hình để chiếm đất, củng cố sức mạnh của
mình, đồng thời làm mất đoàn kết và suy giảm lực lượng của các bộ lạc này.
Hậu quả là thổ dân bị mất đất về tay người da trắng, bị bắt buộc hội nhập văn
hóa và di tản về sinh sống các vùng tập trung. Chiến tranh Da đỏ (AmericanIndian Wars) là một loạt những cuộc tranh chấp vũ trang giữa quân đội thuộc địa
hay liên bang Hoa Kỳ và các bộ lạc dân bản địa Bắc Mỹ trong nhiều thời kỳ (từ
thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19)
Dưới đây là một sỗ cuộc tấn công đẫm máu của người da trắng vào các bộ

tộc da đỏ ở Bắc Mĩ :
Ngày 24/10/1840, bên bờ sông Colorado, lực lưỡng vũ trang dưới quyền
Đại tá Moore đã tàn sát 140 người Comanche, gồm cả phụ nữ, trẻ em và bắt giữ
35 người khác trong ngôi làng của họ.
16


Ngày 29/01/1863, Đại tá Patrick Comor đã dẫn đầu một đồn qn chính
phủ tiến hành cuộc tàn sát 280 người Shoshone gồm cả phụ nữ và trẻ em bên bờ
sông Bear.

17


Ngày 29/11/1854, các thành viên của lực lượng dân quân CoLorado đã tấn
công một ngôi làng không vũ trang của người Cheyenne ở Sand Creek giết chết
160 người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.

=> GV dẫn dắt h/s vào nội dung bài học bằng câu hỏi:
? Theo em người da trắng tấn công và giết hại các bộ tộc da đỏ nhằm mục đích
gì? (Cướp Đất, bóc lột sức lao động, khai thác tài nguyên trên đất …)
? Người da đỏ đã chiến đấu đến cùng để làm gì? (Bảo về ĐẤT mẹ - Tổ quốc của
họ)
=> GV giới thiệu bài mới: Trong cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng của những
người Da đỏ với người da trắng ở bắc Mĩ để bảo vệ Tổ quốc, cũng có lúc là
những cuộc đấu trí khơn khéo, cương quyết, thể hiện bản lĩnh và tình yêu tổ
quốc sâu sắc của họ. Bài học hôm nay, cô cùng các em sẽ ngược dòng thời gian
khoảng hai thế kỉ trước đây để tìm hiểu cuộc sống, suy nghĩ và những quan niệm
về Tổ quốc, về Đất đai của người da đỏ qua văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da
đỏ”.

2. Bài mới: (60 p)
*Phần này giáo viên thực hiên như kế hoạch bài dạy của cá nhân.
3. Luyện tập: (10p)
* Sử dụng tranh ảnh để củng cố , luyện tập phát triển năng lưc tư duy.
Bài tập 1. GV: trình chiếu tranh ảnh của bài tập.
? Quan sát các bức ảnh về đề tài mơi trường dưới đây. Sau đó chọn một nội
dung em tâm đắc, nói một vài điều em đang suy nghĩ về nội dung bức ảnh em
chọn?

18


HS vận dụng kĩ năng lựa chọn, ra quyết định; sử dụng kĩ thuật trình bày một
phút và nói tích cực để giải quyết bài tập này;
(Làm bài tập theo nhóm đơi. Cử đại diện trình bày, thành viên khác có thể bổ
sung nội dung).
- Từ bài làm của các em, học sinh sẽ gián tiếp được giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường, quý trọng đất đai, hiểu sâu hơn những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

(1)

(2)
19


(3)
GV: Kết thúc bài học, cho HS xem một Video ca nhạc về bảo vệ môi trường
(7p)
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ở nhà: (3p)
Bài tập:

1. Viết vào phiếu bài tập của em:
- Những kiến nghị để bảo vệ môi trường nơi em đang sinh sống ?
- Những suy nghĩ tích cực của em về ý thức trách nhiệm để bảo vệ môi trường,
đất đai, thiên nhiên… của con người hiện nay?
2. Vẽ tranh, làm thơ về đề tài: Bảo vệ thiên nhiên (giữa các tổ học tập.)
4. Hiệu quả thực hiện đề tài .
- Nhờ vận dụng đề tài, bài giảng trở lên phong phú, sinh động, giờ học sôi nổi
học sinh hoạt động tư duy liên tục, các thao tác tư duy như: Nhìn, nghe , nói,
cảm nhận, viết, thảo luận, trao đổi… được hình thành và củng cố. Điểm này đặc
biệt cần thiết cho học sinh đầu cấp.
- 100% học sinh được học tập theo phương pháp tích cực, được cung cấp kiến
thức ngồi thơng tin có ở SGK.
- Phần luyện tập, học sinh được viết và nói vấn đề tâm đắc của mình qua tranh
ảnh minh họa là cách học nhanh mà các em rất hứng thú.
- Đánh giá qua thăm dò ý kiến HS về tính hứng thú trong giờ học:
+ 100% thích học theo phương án tổ chức dạy và học ở đề tài
+ 93% học sinh hiểu bài, vận dụng được kiến thức vào thực hành luyện tập nói
và viết các vấn đề về môi trường sống
20


+ 7 % häc sinh tiÕp thu chËm.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Qua quá trình áp dụng đề tài vào việc dạy - học ngữ văn 6 đã đem đến
những kết quả hết sức lạc quan. Theo tôi đề tài này có thể phổ biến rộng rãi và
áp dụng cho tất cả giáo viên đang dạy ngữ văn 6. Vận dụng đề tài này vào việc
dạy học ngữ văn 6 là người giáo viên đã tận dụng lợi thế của bộ môn,để tiến
hành đổi mới phương pháp dạy – học văn theo đúng đặc trưng môn học. Với đề
tài này tôi nghĩ rằng rất nhiều giáo viên đã và đang thực hiện, song chỉ cần mỗi

người chịu khó tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt hơn nữa sẽ đem đến thành công cho
mỗi giờ dạy văn.
Bản thân mỗi thầy cô giáo cần phải chịu khó, yêu nghề, tâm huyết với học
sinh truyền cho các em thái độ tin tưởng vào bộ môn (các em vẫn cho rằng môn
văn không thực tế, khó học), đơn giản và sinh động hóa cách truyền đạt qua mỗi
giờ dạy văn là chúng ta sẽ thành công.
2. Kiến nghị ,đề xuất.
Theo tôi để thực hiện triệt để vận dụng đồ dùng dạy học vào việc đổi mới
phương pháp dạy học văn cần phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên,
sự quyết tâm của đội ngũ giáo viên, sự ủng hộ của học sinh.
Mỗi nhà trường phải tự trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, bổ sung làm mới
đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo cho giáo viên.Sự hoạt động
của tổ chuyên môn phải nghiêm túc và thực sự có hiệu quả. Mỗi giáo viên cần
phải tìm cho mình một phương pháp dạy phù hợp với năng lực, trình độ của
mình vừa phù hợp với xu hướng đổi mới hiện nay.
Nên có các buổi dự giờ thăm lớp ở những trường điển hình để giáo viên
học tập, tự bồi dưỡng chun mơn cho mình.

21


Đông Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến

Xác nhận của nhà trường

kinh nghiệm của bản thân, không sao
chép của người khác.
Người viết


Nguyễn Thị Bích

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa, sách giáo viên ngữ văn 6 - tập2
2.Tài liệu : Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ( nhà
xuất bản giáo dục – năm 2010)
3 Nguồn tư liệu trên Intơnet về : Các bộ tộc da đỏ ở Bắc Mỹ.
4. Nguồn tranh ảnh về đề tài môi trường trên Intơnet.

23


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐƯỢC HĐ SKKN NGHÀNH
GIÁO DỤC ( HUYỆN,TỈNH ) XẾP LOẠI.

STT
1

TÊN SKKN

XẾP LOẠI

Một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm

Loại A cấp huyện

thụ văn cho học sinh giỏi lớp 6 ở trường


( 1999 - 2000)

Năng khiếu Đông Sơn
2

Một số biện pháp giúp học sinh thực hành

Loại A cấp huyện

tốt dạng bài tập : Viết đoạn văn ở sách giáo Loại C cấp tỉnh

3

khoa ngữ văn 9 – THCS .

(2008- 2009)

Vận dụng kiến thức liên môn từ giáo dục

Loại A cấp huyện

công dân sang ngữ văn nhằm nâng cao hiệu Loại C cấp tỉnh
quả dạy – học kiểu bài làm văn nghị luận
xã hội ở lớp 9 trường THCS Nguyễn Chích

24

(2012 - 2013)



×