Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề khảo sát môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.63 KB, 4 trang )

TRƯỜNG TRUNG HỌC....

KỲ THI KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 04 trang )

Ghi chú:
- Thí sinh lựa chọn đáp án phần trắc nghiệm khách quan có một lựa chọn đúng;
- Thí sinh làm bài thi trắc nghiệm và tự luận trên tờ giấy thi (Không làm bài trên tờ đề
thi).
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm)
Câu 1. Phong trào đấu tranh giải phong dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực Bắc
Phi vì lí do chủ yếu nào sau đây?
A. Chế độ cai trị ở Bắc Phi hà khắc hơn khu vực khác.
B. Bắc Phi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác.
C. Lực lượng cách mạng phát triển cao hơn các vùng khác.
D. Các tổ chức yêu nước sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Câu 2. Ba nước đầu tiên ở châu Á biết tận dụng cơ hội Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
để giành chính quyền và tuyên bố độc lập là
A. In-nô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
B. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
C. In-nô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam.
D. In-nô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào
dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A. Đại địa chủ và tư sản dân tộc.
B. Đại địa chủ và tư sản mại bản.
C. Tiểu địa chủ và tư sản mại bản.
D. Trung địa chủ và tư sản dân tộc.


Câu 4. Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ.
B. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
C. Ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
D. Thốt khỏi nguy cơ đói nghèo và liên kết khu vực.
Câu 5. Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực châu Á và châu Phi
sau chiên tranh thế giới thứ hai là về
A. kết quả cách mạng.
B. hình thức đấu tranh.
C. đối tượng cách mạng.
D. lực lượng tham gia.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây khơng phản ánh đúng điểm tích cực trong Luận cương
chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930)?
A. Xác định đúng phương hướng chiến lược và phương hướng cách mạng.
B. Đặt cách mạng Đông Dương trong mối quan hệ với cách mạng thế giới.
C. Thấy được sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.
D. Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc, phong kiến của giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 7. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu
Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Bùng nổ sớm nhất và phát triển mạnh tại khu vực Nam Phi.


B. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các chính đảng vơ sản.
C. Xóa bỏ được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới.
D. Diễn ra liên tục, sơi nổi với các hình thức đấu tranh khác nhau.
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
A. Tôn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ.
B. Khơng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực.
C. Không can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau.
D. Chung sống hịa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn.

Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế hoàn toàn trong
phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. An Nam Cộng sản Đảng ra đời.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
C. Đông Dương Cộng sản đảng thành lập.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển
kinh tế của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Vai trị quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà nước.
B. Áp dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thật vào sản xuất.
C. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên, nhân công dồi dào.
D. Các tập đồn tư bản có sức sản xuất lớn, khả năng cạnh tranh cao.
Câu 11. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó
là trật tự
A. I-an-ta.
B. chiến tranh lạnh.
C. hồ bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
D. Véc-xai - Oa-sing-tơn.
Câu 12. Cuối năm 1929, tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng phân hóa tích cực là do
A. tác động của Việt Nam Quốc dân Đảng.
B. tác động của cách mạng thế giới vào Việt Nam.
C. ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. nội bộ Tân Việt Cách mạng Đảng không thống nhất.
Câu 13. Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu
những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
A. Hai siêu cường Xơ - Mĩ đối đầu gay gắt.
B. Hai siêu cường Xô - Mĩ đối thoại hợp tác.
C. Hịa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo.
D. Hợp tác chính trị - văn hóa là xu thế chủ đạo.
Câu 14. Từ sau Chiến tranh lạnh và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ

thuật, hầu hết các nước dều ra sức điều chỉnh lấy phát triển
A. kinh tế làm trọng điểm.
B. quân sự làm trọng điểm
C. chính trị làm trọng điểm.
D. công nghiệp làm trọng điểm.
Câu 15. Bước sang thế kỉ XXI, hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển
A. là trách nhiệm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.


B. vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc.
C. là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỉ XXI.
D. vừa là thời cơ vừa là trách nhiệm của các nước đang phát triển.
Câu 16. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới
thứ hai là
A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
Câu 17. Vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức
tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Đó là nội dung trong tờ báo
nào?
A. Sự thật.
B. Người cùng khổ.
B. Tạp chí thư tín quốc tế.
D. Đời sống cơng nhân.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp?
A. Sáng lập báo Thanh niên.
B. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
C. Viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê-nin.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng ý nghĩa sự ra đời của ba tổ chức
Cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929?
A. Là sự chuẩn bị cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
C. Là sự phát triển khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc.
D. Phản ánh sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 20. Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc
tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt chiến tranh lạnh với Liên Xơ.
B. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.
C. góp phần làm xói mịn và tan rã trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
D. thúc đẩy các nước tư bản hịa hỗn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 21. Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc từ một người Việt Nam yêu nước trở thành
một người cộng sản?
A. Năm 1930, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Năm 1919, gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Năm 1920, đọc bản sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
D. Năm 1920, gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 22. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản
sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong
giai đoạn hiện nay?
A. Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.


B. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.
C. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
D. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
Câu 23. Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm
20 của thế kỷ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về
A. lực lượng chủ yếu.

B. đối tượng cách mạng.
C. lực lượng cách mạng.
D. khuynh hướng chính trị.
Câu 24. Góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là ý
nghĩa của
A. phong trào dân tộc.
C. phong trào địi tự do dân chủ.
B. phong trào “vơ sản hóa”
D. việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên.
Câu 25. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Ý thức về vấn đề dân tộc giải phóng và thực lực chuẩn bị.
C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
D. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
Nêu khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Quá trình đấu tranh đó đã tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào?
Câu 2 (4,0 điểm).
Chỉ ra những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản và các
nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Việt Nam có thể rút ra những bài học gì
trong cơng cuộc xây dựng đất nước hiện nay?
Câu 3 (3,0 điểm).
Trình bày hồn cảnh lịch sử và nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(2-1930). Nguyễn Ái Quốc có vai trị như thế nào trong Hội nghị này?
_______HẾT_______




×