Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tìm hiểu về tốc độ thẻ nhớ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.03 KB, 3 trang )

Tìm hiểu về tốc độ thẻ nhớ
Tốc độ thẻ nhớ nghĩa là gì?
Trong một vài năm trở lại đây kể từ khi những chiếc thẻ nhớ sử dụng bộ nhớ flash
4MB đầu tiên xuất hiện, số lượng các thẻ nhớ flash cho máy ảnh kỹ thuật số và các
thiết bị khác đã bùng nổ với hàng loạt định dạng khác nhau. Chính vì thế cũng
không có gì ngạc nhiên khi người dùng bình thường bị các con số này làm hoa
mắt. Không chỉ có định dạng khác nhau (Compact Flash CF, Multimedia Memory
Card MMC, Secure Digital SD, Memory Stick MS, v.v…) mà chúng còn có nhiều
xếp hạng về tốc độ khác nhau. 2 chuẩn thẻ nhớ được dùng phổ biến nhất hiện nay
là CF và SD.
Tốc độ của thẻ nhớ là đại lượng thể hiện độ nhanh chậm mà dữ liệu được truyền
vào hay ra thẻ. Nói cách khác tốc độ thẻ chính là tốc độ giao tiếp dữ liệu giữa thẻ
và thiết bị hay tốc độ ghi và đọc của thẻ. Tốc độ thẻ thường xác định bằng một con
số cộng với chữ cái X, ví dụ như 8X, 12X, 300X, v.v… Một thẻ nhớ có con số X
càng cao thì có thể nói là càng nhanh. X là đại lượng gốc đại diện cho 150KB.
Ngày này, 20X là tốc độ tiêu chuẩn, từ 20X đến 40X là tốc độ trung bình và trên
40X là tốc độ cao. Dưới đây là các ví dụ về tốc độ của thẻ nhớ:
Tại sao chúng ta cần phải có các loại thẻ nhớ và tốc độ khác nhau?
Thẻ nhanh hơn thì đọc và ghi được nhiều thông tin hơn trong một đơn vị thời gian.
Chúng ta có nhiều loại thẻ nhớ với nhiều tốc độ khác nhau chính là vì sự phát triển
vũ bão của các thiết bị kỹ thuật số, đặc biệt là máy ảnh kỹ thuật số, máy quay và
các thiết bị âm nhạc.

Các thiết bị càng tiên tiến (ví dụ như máy ảnh/máy quay độ phân giải cao hơn,
máy đa phương tiện nhiều chức năng hơn,…) thì tạo càng nhiều thông tin để lưu
trữ hình ảnh, phim ảnh, âm nhạc, v.v… Điều này đồng nghĩa với việc tốn nhiều
thời gian hơn để ghi dữ liệu vào thẻ nhớ. Ví dụ, nếu bạn sử dụng một máy ảnh độ
phân giải khoảng 10MP với thẻ nhớ tốc độ chuẩn (~20X) bạn có thể nhận thấy rõ
thời gian trễ từ lúc nhấn nút chụp đến lúc máy cho phép bạn chụp tấm hình tiếp
theo. Độ trễ này phần lớn là do tốc độ ghi thấp; tương tự như thế, khi bạn sao chép
ảnh từ máy ảnh vào PC của bạn có thể mất nhiều thời gian do tốc độ đọc chậm.



Hình ảnh được chụp không lập tức được ghi vào thẻ. Thay vào đó, các tập tin hình
ảnh này đi vào bộ nhớ trong của máy ảnh trước; bộ nhớ này được gọi là Bộ đệm
hay bộ buffer. Sau đó, buffer ghi dữ liệu vào thẻ nhớ với một tốc độ ổn định.
Thường thì Bộ đệm của máy ảnh đủ lớn để giữ một số lượng đáng kể các tập tin
hình ảnh đợi để được lưu vào thẻ nhớ. Khi Bộ đệm của máy ảnh bắt đầy lên,
camera sẽ vận hành chậm đáng kể.
Bộ đệm ghi dữ liệu vào thẻ nhớ với tốc độ được giới hạn bởi thông số kĩ thuật của
máy ảnh. Nếu máy được thiết kế để ghi với tốc độ tối đa 80x (12MB/giây), dù bạn
có dùng thẻ tốc độ 150X thì dữ liệu cũng chỉ được truyền ở tốc độ 80X.
Thẻ nhớ dùng cho việc quay video
Mỗi khung hình trong video có kích thước khá nhỏ, chỉ tầm 1/3MB với video
không có tiếng và chỉ nhiều hơn một chút với các video có tiếng. Hầu hết các máy
ảnh compact quay phim ở mức 15 hoặc 30 khung hình/giây. Với mức 30 fps, mỗi
giây máy ảnh được quay được khoảng 10MB thông tin. Nếu máy ảnh không được
trang bị thẻ nhớ 80X hoặc cao hơn, các bộ đệm sẽ đầy rất nhanh và video sẽ ngừng
sau một khoảng thời gian rất ngắn. Thêm vào đó, kênh âm thanh cũng góp phần
làm tăng kích thước tập tin nói chung, các nhà sản xuất thường khuyên bạn nên
dung thẻ với tốc độ trên 80X như 120X hay 150X

×