Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Xem phim 3D - Lợi hại khôn lường pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.6 KB, 3 trang )

Xem phim 3D - Lợi hại khôn lường
Với một kính đeo đặc biệt, người xem tivi 3D sẽ có cảm giác bị “thổi bay” về tính
chân thật của các sự kiện. Nếu xem đá bóng, đua xe, các cầu thủ, trái bóng và ô tô
như đang phóng thẳng vào người xem. Chẳng nói đâu xa, bộ phim Avatar dựng
bằng công nghệ 3D đang khiến cả thế giới phải sửng sốt, hiếu kỳ. Sức hấp dẫn của
3D là không thể cưỡng lại, tuy nhiên, một số người mắc tật không xem được hình
nổi, và 3D cũng để lại những hệ quả không tốt cho nhãn thị người xem nếu
"nghiện 3D" hoặc coi không đúng cách
Thích nổi, cứ chìm
Ở Mỹ, một trận đá bóng trong giải vô địch quốc gia đã được tường thuật trực tiếp
tại một rạp chiếu phim. Một kênh truyền hình cáp của Nhật hiện cho chiếu những
chương trình 3D nhiều lần trong ngày. Hãng sản xuất hoạt hình làm ra bộ phim
Toy Story và The Incredibles cũng cho biết năm tới họ sẽ sản xuất những bộ phim
dành cho tivi 3D. Các bộ phim dùng công nghệ 3D cũng đang góp phần nhồi khán
giả chật cứng rạp trên khắp thế giới.

Để quay những hình ảnh 3D người ta dùng 2 máy quay riêng biệt đặt cạnh nhau,
chúng căn hình giống như mắt người giúp có thể nhìn được bên trái và phải một
hình ảnh. Những hình ảnh này sau đó sẽ được thu thập rồi chỉnh sửa và chuyển
thành những hình ảnh 3D thông qua một bộ xử lý. Đối với người xem để thưởng
thức những hình ảnh 3D, họ cần mua một tivi đặc biệt hỗ trợ hình ảnh 3 chiều có
giá khá cao, ngoài ra còn phải đeo những chiếc kính chuyên dụng để xem 3D.

Nhưng ngoài vấn đề kinh tế, theo thống kê của một tạp chí điện tử, có khoảng từ 4
đến 10% người dân tỏ ra không hứng thú với công nghệ hình ảnh 3D. Ngoài một
số người bảo thủ chỉ thích sự ổn định một cách cổ hủ, thì thật ra, nguyên nhân của
những người không ưa 3D là những hình ảnh 3D khiến họ cảm thấy mệt và đau
đầu khi xem. Có những trường hợp còn không thể theo dõi được bất cứ điều gì khi
phải đeo kính 3D và ngồi xem phim 3D, một số ít thì mắc tật không thể nhìn ra
hình nổi dù có phim, có kính.


Theo các bác sĩ về mắt, việc không thể thấy được hình ảnh nổi, với nhiều người, là
một tật có thể sửa được. BS. Brad Habermehl cho biết, để giải quyết được vấn đề
trên phải tuân theo chỉ dẫn khoa học và vật lý. Những người không xem được hình
ảnh nổi sẽ cần luyện tập theo cách nhìn vào những chuyển động xoay tròn
(phương pháp "Train Wheel") và cố gắng tập trung hai mắt vào cùng một điểm.
Việc tập luyện này tuy đơn giản như đòi hỏi tập trung khi đi xe đạp, nhưng phải
luyện tập nhiều lần, cho đến khi người mắc tật có thể “tưởng tượng” ra những hình
ảnh ba chiều và sẽ không để mất chúng.

“Nổi nhiều” cũng đau đầu

Do công nghệ 3D vẫn còn khá mới mẻ nên chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác
hại của chúng trên nhiều đối tượng. Tuy nhiên, có điều chắc chắn, xem phim 3D
mắt sẽ mỏi hơn nhìn máy tính rất nhiều lần. Công nghệ 3D cho phép thể hiện cực
kỳ nhiều hình ảnh trong 1 giây, do đó mắt sẽ phải làm việc liên tục để nhìn, cảnh
này chưa hết cảnh kia đã ào đến, mà cảnh nào cũng vượt sức tưởng tượng. Vì thế,
mắt sẽ bị mệt, nhẹ thì chảy nước mắt, mỏi mắt, nặng thì có thể gây ra các bệnh về
mắt.

Các bác sĩ nhãn khoa tại Viện Vi phẫu mắt của Nga đã chú ý đến hiện tượng nhiều
người sau khi xem phim 3D thường than thở vì cảm giác không thoải mái, nhức
đầu và khó điều tiết mắt với môi trường sau khi dùng kính phân cực xem phim 3D
(kính phân cực 3D đã tạo nên hình ảnh 3 chiều bằng cách hạn chế ánh sáng tới mỗi
con mắt). Đó là những cặp kính chất lượng hẳn hoi, chứ chưa kể tới những người
sử dụng kính rẻ tiền.

Theo phân tích, một người xem phim 3D có thể thấy khó chịu và chóng mặt trong
30 phút sau khi xem xong phim: các cơ ở phần thủy tinh thể của mắt yếu đi và
phản ứng với màu sắc bị giảm sút. Những triệu chứng trên còn có liên quan đến
phản ứng của não đối với những hình ảnh 3 chiều.


Không chỉ ảnh hưởng tới mắt, loại phim công nghệ cao này có thể gây hại tới hệ
thần kinh. Theo các chuyên gia phân tích thì việc được cả một đoàn tàu lao vào
người, hoặc cảm giác mình bị rơi xuống từ đỉnh núi, hay đang lao đầu vào một
vách đá dễ khiến nhiều người quá sức chịu đựng. Hình ảnh thay đổi liên tục, các
cảm giác cũng thay đổi liên tục (sung sướng, sợ hãi ) sẽ gây rối loạn thần kinh
tức thời. Điều này lý giải vì sao nhiều người xem xong cảm thấy mỏi mắt, đau
đầu, vã mồ hôi

×