Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH những đóng góp của nguyễn xuân khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (qua hai tác phẩm hồ quý ly và mẫu thượng ngàn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---***---

TỐNG THỊ THANH

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀO TIẾN
TRÌNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (QUA
HAI TÁC PHẨM HỒ QUÝ LY VÀ MẪU THƯỢNG NGÀN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2010

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----***----

TỐNG THỊ THANH

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀO TIẾN
TRÌNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (QUA
HAI TÁC PHẨM HỒ QUÝ LY VÀ MẪU THƯỢNG NGÀN)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM XUÂN THẠCH

HÀ NỘI – 2010

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................................ 9
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài …………………………………………………10
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 10
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG DÒNG CHẢY
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

......................................... 12

1.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại - những tìm tịi đổi mới................................ 12
1.1.1. Văn học Việt Nam thời kì Đổi mới ..................................................................... 12
1.1.2. Quan niệm mới về tiểu thuyết ............................................................................ 19
1.1.3. Những dấu ấn nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại .............................. 23
1.1.3.1. Khuynh hướng tiểu thuyết “vết thương” ........................................................ 24
1.1.3.2. Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới .................................................... 27
1.1.3.3. Khuynh hướng tiểu thuyết triết lý ................................................................... 30
1.1.3.4. Khuynh hướng hiện thực huyền ảo ................................................................. 33

1.2. Nguyễn Xuân Khánh và văn học Việt Nam đương đại .................................. 36
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương ..................................................................... 36
1.2.2. Hai tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn .................................. 39
1.2.3. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn qua đánh giá
của giới nghiên cứu, phê bình và dư luận ..................................................................... 41

TIỂU KẾT: ............................................................................................................... 48
CHƯƠNG 2: NHỮNG CHIỀU SÂU MỚI VỀ TƯ TƯỞNG VÀ NỘI
DUNG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH

................... 49

2.1. Phương thức tiếp cận lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trong
các tiểu thuyết lịch sử ................................................................................................ 49
2.1.1. Lịch sử là phương tiện nhằm chuyền tải kinh nghiệm, triết lý của nhà văn ...... 50

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.2. Lịch sử trở nên đa diện qua nhiều góc nhìn ...................................................... 52
2.1.3. Khám phá lịch sử từ số phận những con người nhỏ bé bình thường .................. 55
2.2. Các chủ đề trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh .............................. 58
2.2.1. Vấn đề người trí thức ......................................................................................... 59
2.2.2. Sự tiếp xúc Đông – Tây ..................................................................................... 62
2.2.3. Vấn đề đổi mới đất nước ..................................................................................... 66
2.2.4. Suy nghĩ về nội lực của dân tộc ......................................................................... 69
2.2.5. Suy nghĩ về vai trò của các tơn giáo trong lịch sử và văn hóa Việt Nam ........ 72
2.3. Vai trò của hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh ................. 77
2.3.1. Hư cấu nhân vật .................................................................................................. 78
2.3.2. Hư cấu không – thời gian . .................................................................................. 82


TIỂU KẾT: ....................................................................................................... 87
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
NGUYỄN XUÂN KHÁNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI

................... 88

3.1. Những vấn đề thi pháp thể loại .......................................................................... 88
3.1.1. Người kể chuyện và điểm nhìn .......................................................................... 89
3.1.1.1. Các hình thức người kể chuyện ....................................................................... 89
3.1.1.2. Điểm nhìn và sự phối hợp các điểm nhìn ........................................................ 91
3.1.2. Các yếu tố cấu thành hành vi kể ....................................................................... 96
3.1.2.1. Phân tích tâm lí nhân vật ................................................................................ 96
3.1.2.2. Sự miêu tả ........................................................................................................ 100
3.1.2.3. Giọng điệu ...................................................................................................... 104
3.1.2. Thời gian và cấu trúc tác phẩm ....................................................................... 110
3.1.3. Xây dựng nhân vật ........................................................................................... 115
3.1.3.1. Đa dạng hoá và hệ thống hoá nhân vật ............................................................ 115
3.1.3.2. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật mang ý nghĩa tư tưởng .................................. 118
3.2. Những vấn đề mỹ học thể loại ............................................................................ 121
3.2.1. Cái đời tư, cái trần tục – đời thường, yếu tố tình dục
trong tiểu thuyết lịch sử ................................................................................................ 122

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.2. Yếu tố tâm linh và tôn giáo trong tiểu thuyết .................................................... 125
3.2.3. Cái anh hùng, cái cao cả trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ..................... 128

TIỂU KẾT: ............................................................................................................... 132


KẾT LUẬN ............................................................................................................ 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 138

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học, sự vận động của thể loại bao
giờ cũng giữ một vị trí quan trọng. Trong mối tương quan giữa các thể loại, tiểu
thuyết hội tụ đủ trong mình tư cách của một thể loại lớn mang chức năng đa dạng
nhất và chưa ổn định nhất “đang biến chuyển và cịn chưa định hình” [7, tr.23]. Từ
sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), sự nghiệp Đổi mới đất nước diễn ra trên mọi
cấp độ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng tình cảm và tư duy sáng tạo của các văn
nghệ sĩ. Cùng với sự thay đổi diện mạo của đất nước, sự thay đổi trong cách quan
niệm về giá trị và bản chất nghệ thuật là những nhân tố quan trọng tạo nên những
chuyển biến có tính chất bước ngoặt của văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng.
Hơn bao giờ hết, tiểu thuyết – đã và đang là một thể loại tiên phong trong tiến trình
cách tân, đổi mới thể loại. Chỉ trong vòng chưa đầy ba mươi năm kể từ 1986 đến
nay, với sự ra đời của các loạt tác phẩm có giá trị, tiểu thuyết là một trong những
thể loại đóng vai trị tích cực nhất vào thành tựu chung của văn học thời kì Đổi mới.
Chưa bao giờ ý thức cách tân và đổi mới thể loại lại thu hút đông đảo đội ngũ
những người cầm bút như lúc này. Thế hệ các nhà văn Cách mạng trưởng thành
trong kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyên
Ngọc, v.v. là những người mở đường tinh anh và đặt những dấu mốc đầu tiên cho
quá trình cách tân thể loại. Với các tác phẩm Bến quê (1985), Mảnh đất tình yêu
(1987), Cỏ lau (1989), Thời gian của người (1985), Thượng đế thì cười (2003), Đi
tìm cái tơi đã mất (2006), v.v, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải đã dành trọn
vẹn cả cuộc đời phấn đấu cho sự nghiệp đổi mới văn học. Và tại thời điểm hiện tại,

những cá nhân còn lại của thế hệ ấy như Nguyên Ngọc vẫn đang tiếp tục có những
đóng góp cho đổi mới tiểu thuyết, không chỉ bằng sáng tác mà cịn bằng lý luận, phê
bình, tiểu luận, dịch thuật. Tiếp nối “con đường” mà những nhà văn đi trước đã
“khai phá”, thế hệ các nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và sau

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hồ bình đã khơng ngừng vươn lên trở thành lực lượng sáng tác trụ cột trong nền
văn học như Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Quang Thân, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Võ Thị
Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, v.v. với những đóng góp xuất sắc Thân
phận của tình u, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng, Thiên sứ, Con
ngựa Mãn Châu, Hội thề, Tiễn biệt những ngày buồn, Cơ hội của chúa, Khải huyền
muộn, Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật, Giàn thiêu, Cõi người rung chng tận
thế, Người đi vắng, Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi, v.v. Và, đặc biệt, từ năm 1986 đến nay cịn
có sự xuất hiện trở lại đầy “ngoạn mục” của một thế hệ nhà văn mà do những thử
thách (hoặc bất trắc) của thời cuộc dường như đã có một quãng “ngừng nghỉ” dài
trong quá khứ. Đó là những nhà văn như Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Xuân Khánh, v.v.
với các sáng tác của mình đã tạo nên những dấu ấn đặc sắc trong tiến trình đổi mới
tiểu thuyết nửa sau thế kỉ XX.
Cùng thế hệ với lớp nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Ma Văn
Kháng, v.v, với tài năng văn chương của mình, rất có thể Nguyễn Xn Khánh đã
có một vị trí khác trong đời sống văn học. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài vì
nhiều lí do, giống như một số văn nghệ sĩ khác như Trần Dần, Lê Đạt, Dương
Tường, Bùi Ngọc Tấn, v.v, Nguyễn Xuân Khánh bị rơi vào tình trạng khơng được
phép cơng bố sáng tác. Phải đến thời kì Đổi mới, ơng mới có điều kiện để công bố
sáng tác và tập trung thời gian, tâm sức cho việc viết văn. Không phải là hiện tượng
văn chương duy nhất ở Việt Nam nhưng trường hợp của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh lại vô cùng đặc biệt. Các tác phẩm của ông được công bố vào đầu thế kỉ này

khi in ra hầu như đều được viết lại trên cơ sở những bản thảo cũ mà nhà văn đã sáng
tác từ trước thời kì Đổi mới. Và ngay khi xuất hiện, những tác phẩm này đã được dư
luận mà đặc biệt là giới nghiên cứu, phê bình đánh giá cao và liên tiếp đạt được
doanh thu lớn, đạt kỉ lục về số lần tái bản, nối bản. Trong những đợt xét giải thưởng
về văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, v.v. vào các năm
2000 và 2006, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đều đạt được sự đồng thuận từ đa
số phiếu bầu của Hội đồng tuyển chọn. Vậy, điều gì đã làm nên sự độc đáo trong

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong tương quan với quá trình đổi mới tiểu thuyết
Việt Nam đương đại? Những tác phẩm vốn được khởi thảo lại từ những sáng tác rất
lâu rồi như Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn đã có những đóng góp quan trọng như
thế nào vào tiến trình cách tân thể loại đang diễn ra hiện nay? Chọn đề tài nghiên
cứu Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu
thuyết Việt Nam đương đại (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng
ngàn), chúng tôi hy vọng sẽ trả lời được những câu hỏi trên.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong phạm vi vấn đề nhằm tìm hiểu những giá trị nghệ thuật đặc sắc ở tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh góp phần vào tiến trình cách tân tiểu thuyết đương đại,
chúng tơi quan tâm tới những nghiên cứu về lí luận thể loại, những đánh giá tổng
kết về thành tựu tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng như các bài viết về nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh và sáng tác của ông. Dưới đây, chúng tơi xin tổng thuật lại
những cơng trình, bài viết có liên quan đến đề tài.
2.1. Từ sau năm 1986, với những thay đổi quan trọng trong tư duy văn học và
việc tiếp nhận nhiều lí thuyết nghiên cứu hiện đại, tình hình nghiên cứu văn xi –
tiểu thuyết đã có một bước phát triển quan trọng. Một trong số những thành tựu của
nghiên cứu lí luận về thể loại văn học thời kì Đổi mới là cơng trình Lí luận văn học

của tập thể các tác giả tại trường Đại học tổng hợp cũ (nay là trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn Hà Nội). Đây là cơng trình lí luận bao qt những vấn đề cơ
sở lí luận chung đến các vấn đề thuộc cấu trúc tác phẩm văn học, loại thể văn học và
phương pháp sáng tác. Những vấn đề cơ bản của tiểu thuyết cũng được đặt ra trong
cơng trình Lí luận văn học của nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn
Xn Nam. Cơng trình Lí luận và phê bình văn học và Giáo trình Dẫn luận thi pháp
học - vốn là tập hợp những bài giảng của GS.TS. Trần Đình Sử tại Đại học Sư phạm
- đã bao quát toàn diện từ khái niệm, lịch sử, các trường phái, quan niệm về con
người, thời gian, không gian, cốt truyện, ngôn từ, v.v. trong tác phẩm văn học của lí

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thuyết thi pháp học. Bên cạnh đó, một bộ phận các tác phẩm dịch về lí luận thể loại
đã có tác động quan trọng đối với công tác nghiên cứu văn học Việt Nam thời gian
qua. Hai cơng trình của Bakhtin Lí luận và thi pháp tiểu thuyết do Phạm Vĩnh Cư
dịch và Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki do Trần Đình Sử dịch đã khảo cứu thi
pháp tiểu thuyết trên cơ sở xây dựng lí thuyết chung về thể loại. Với tư cách là nhà
lí luận tiểu thuyết xuất sắc, trong cuốn tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết do Nguyên
Ngọc dịch, Milan Kundera nêu lên nhiều nhận định về sự phát sinh, phát triển và
khái niệm tiểu thuyết. Trên tinh thần thay đổi cách tư duy và phương pháp tiếp cận
thể loại, Tự sự học (2004) là cơng trình mang tính lí thuyết và ứng dụng và ứng
dụng cao trong nghiên cứu thể loại do GS. Trần Đình Sử làm chủ biên, tập hợp
nhiều bài nghiên cứu theo hướng tự sự học của nhiều nhà nghiên cứu – phê bình.
Trong cơng trình tập thể này, các nhà nghiên cứu đã có những bàn luận về quan
niệm tiểu thuyết thơng qua sự đối sánh với các khuynh hướng văn học lớn trên thế
giới cũng như thực tế phát triển thể loại tự sự ở Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, chúng tôi đồng thời tham khảo một số bài viết
của các tác giả Đặng Anh Đào, Lưu Liên, Phạm Xuân Nguyên, Ma Văn Kháng, v.v.
có đề cập tới những khía cạnh về lí luận thể loại như Tính chất hiện đại của tiểu

thuyết, Nguồn gốc và tiền đề của tiểu thuyết, Tiểu thuyết – một thể loại năng động
đầy triển vọng, “Sự vận động của lịch sử trong con người” ở tiểu thuyết sử thi hiện
đại, v.v.
Như vậy, trong những cơng trình, bài viết nói trên, dưới những mức độ khác
nhau, vấn đề lí luận thể loại tiểu thuyết nói chung và nghiên cứu tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại đã được đề cập một cách cụ thể ở nhiều phương diện. Các nhà nghiên
cứu – phê bình đã tiếp nhận nhiều lí thuyết nghiên cứu hiện đại, nổi bật là hướng
nghiên cứu theo thi pháp học, tự sự học mà cụ thể là vận dụng tư tưởng của
M.Bakhtin khi coi tiểu thuyết là thể loại trung tâm trên sân khấu văn học hiện đại.
Những vấn đề lí thuyết thể loại từ các cơng trình nghiên cứu trên là cơ sở khoa học
quý báu để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2. Bên cạnh những cơng trình và các chun luận, các bài viết về lí luận tiểu
thuyết, nhiều nhận định quan trọng về thành tựu và quá trình vận động của thể loại
văn xuôi, tiểu thuyết đương đại đã được đề cập trong các cơng trình, bài viết của các
nhà nghiên cứu – phê bình. Đây là những gợi mở vấn đề rất quan trọng cho tác giả
luận văn.
Một số các cơng trình tập thể và các sách chun luận như 50 năm văn học
Việt Nam sau cách mạng tháng Tám do Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường viết văn
Nguyễn Du – Tạp chí văn nghệ Quân đội tổ chức (1996), Nhìn lại văn học Việt Nam
thế kỉ XX của Viện Văn học (2002), Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề
lịch sử và lí luận (2005), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2001), Văn học Việt Nam
thế kỉ XX (2005) do Phan Cự Đệ chủ biên, Tiểu thuyết đương đại (2005) của Bùi
Việt Thắng, v.v. đã có những tổng kết về thành tựu của tiểu thuyết hiện đại – đương
đại. Cơng trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là bức tranh toàn cảnh của tiểu thuyết
hiện đại Việt Nam, đem lại một khối lượng kiến thức phong phú về thể loại cho
người đọc. Với cơng trình tập thể Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch

sử và lí luận của các nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học như Phan Cự Đệ, Trần
Đình Sử, Mã Giang Lân, v.v. đã tổng kết văn học Việt Nam thế kỉ XX dưới ánh
sáng của loại hình học, thi pháp học và văn học so sánh. Trong số các cơng trình
chun sâu về q trình đổi mới, cách tân của văn xi nói chung và tiểu thuyết nói
riêng như luận án tiến sĩ Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm
1975 – khảo sát trên nét lớn của tác giả Nguyễn Thị Bình, luận án tiến sĩ Những
cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn 1986 – 2006
của tác giả Mai Hải Oanh đã đề cập tới những biến đổi lớn trong tiến trình đổi mới
của văn xuôi, tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Nghiên cứu về sự phát triển của tiểu thuyết từ 1986 đến nay, đáng chú ý là một
khối lượng các bài viết của các tác giả: Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ,
Phong Lê, Nguyễn Thị Bình, Lại Nguyên Ân, Bích Thu, Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ
Tuấn Anh,Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Xuân

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thạch, Huỳnh Như Phương, Lê Ngọc Trà, Mai Hương, Tôn Phương Lan, Lê Dục
Tú, Ma Văn Kháng, Bích Thu, Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Độ, Nguyễn Hà, Trần Thị
Mai Nhân, v.v. Các tác giả đều thống nhất ở việc nhìn nhận tiểu thuyết là một thể
loại năng động. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đang ngày càng tăng cường yếu tố
đa thanh, tính dân chủ và tính đối thoại, sự thay đổi về nội dung cùng sự thay đổi về
thi pháp thể loại như một đòi hỏi tất yếu của một thể loại năng động và luôn bám sát
hiện thực đời sống. Trong các bài viết trên, chúng tôi nhận thấy nổi bật lên một số
hướng tiếp cận vấn đề ở các tác giả:
- Những bài viết mang tính chất nhận định tổng quan về quá trình phát triển
thể loại. Ở hướng tiếp cận này, GS. Hà Minh Đức đã có những tổng kết về thành
tựu văn học Đổi mới trong đó có tiểu thuyết. GS. Phong Lê trong bài viết Từ sự
nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với văn học phương Tây hiện đại
và Tiểu thuyết mở đầu thế kỉ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng Tám –

1945 đã cho thấy một sự thay đổi đa dạng của văn xuôi, tiểu thuyết thời kì đổi mới.
Với bài viết Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới trên Tạp chí Nghiên cứu,
TSKH. Lê Ngọc Trà khẳng định dấu mốc 1986 đã đánh dấu những thay đổi trong
văn học. Trong bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới và
Tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỷ, PGS.
TS. Bích Thu chỉ rõ thực tế tiểu thuyết Việt Nam đang vận động và sẽ tiếp tục vận
động. Bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 – một cái nhìn khái quát của
PGS.TS. Nguyễn Thị Bình lại nhấn mạnh nhu cầu thay đổi tư duy nghệ thuật của
người viết trong một cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết Đổi mới.
- Các bài viết đi sâu vào việc phân tích sự phát triển các khuynh hướng tiểu
thuyết, những đặc điểm nghệ thuật trong hình thức và nội dung cũng như các yếu tố
mang tính thẩm mĩ thể loại nói chung. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện quan tâm đến
“tiểu thuyết hướng nội” trong văn xuôi Việt Nam hiện đại: khai thác và khám phá
chiều sâu tâm hồn con người với tất cả sự phong phú và phức tạp. Thơng qua việc
tìm hiểu sự vận động của văn học đương đại từ phương diện thể loại, PGS. Vũ Tuấn
Anh đã cho thấy một xu hướng thay đổi trong thể loại tiểu thuyết từ khuynh hướng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sử thi sang khuynh hướng đời tư, số phận. Trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11 –
2006, các tác giả Mai Hương, Bùi Thanh Truyền đã có những ý kiến xác đáng về
tiểu thuyết đương đại. Để phác thảo những thay đổi của nền văn học mới, PGS. TS
Mai Hương đã đi sâu phân tích những đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của một
số cây bút thời kì đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh. TS.
Đồn Cầm Thi từ Đại học Paris có bài viết Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn
học Việt Nam đương đại đã nhấn mạnh đến những yếu tố nội dung và đặc điểm
thẩm mỹ trong tiểu thuyết.
- Ngồi hai hướng khai thác vấn đề nói trên, nhiều bài viết của các tác giả đã
hướng sự quan tâm của mình vào những cách tân mới mẻ trong tác phẩm tiểu thuyết

được dư luận chú ý sau năm 1986. Trong các bài viết này, người nghiên cứu đã có
sự vận dụng những lí thuyết nghiên cứu mới, có những phân tích sâu sắc và lí giải tỉ
mỉ, cụ thể đem lại nhiều nhận thức và kinh nghiệm cho người đọc. Có thể đề cập tới
các bài viết tiêu biểu như Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh của PGS.TS. Nguyễn Đăng, Trông thấy con người của nhà phê bình Nguyễn
Chí Hoan, Tiểu thuyết như là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của đời sống của TS.
Phạm Xuân Thạch, Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường từ điểm nhìn văn hố của PGS.TS. Lê Ngun Cẩn, v.v.
2.3. Như chúng tôi đã đề cập, sự xuất hiện trở lại của Nguyễn Xuân Khánh và
tác phẩm của ông trong đời sống văn học đương đại đã thu hút sự quan tâm đông
đảo của dư luận, giới truyền thông và đặc biệt là từ các nhà nghiên cứu – phê bình.
Ở những mức độ khác nhau, các bài viết của các nhà nghiên cứu và các tác giả đều
khẳng định giá trị và những cách tân độc đáo trong hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly và
Mẫu thượng ngàn. Đặc biệt, trong các bài nghiên cứu và các bài báo có tính chất
nhận định về sáng tác của nhà văn, giới nghiên cứu, phê bình đã phân tích và đưa ra
những lí giải sâu sắc về những giá trị nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh. Tuy nhiên do khuôn khổ của các bài viết là có giới hạn nên chỉ có thể đề cập
tới một vài phương diện nhất định trong nghệ thuật tiểu thuyết. Song đây chính là
những tiền đề để chúng tôi mở rộng các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đáng lưu ý nhất là nghiên cứu của TS. Phạm Xuân Thạch trong bài viết Suy
nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử (2006) đăng tải trên
http//:www.Vietnamnet.vn, ý kiến của TS. Đinh Công Vĩ trong bài viết Về tiểu
thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (2006) của TS Đinh Cơng Vĩ, những
nhận định của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Đọc Hồ Quý Ly
(2001) và bài phỏng vấn Mẫu thượng ngàn – nội lực văn chương của Nguyễn Xuân
Khánh (2006). Bên cạnh đó có thể bắt gặp một loạt các bài viết giới thiệu tác phẩm

và khẳng định sự thành công của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh như Tiểu thuyết
Hồ Quý Ly chùm trái chín muộn (2000) của nhà văn Vũ Bão, Hồ Quý Ly - cách tân
hay bạo chúa? (2000) của tác giả Đỗ Ngọc Yên, Đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly của
Nguyễn Xuân Khánh (2000) của tác giả Phạm Toàn, Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và “giải
pháp mới” cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà (2001) của nhà văn Trung Trung Đỉnh,
Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hoá Việt (2006) của nhà văn Nguyên Ngọc,
Tiểu thuyết, dòng chảy liên tục với thời gian (Báo cáo của Hội đồng chung khảo
Cuộc thi Tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam 1998 - 2000), ý kiến của nhiều nhà
văn, nhà nghiên cứu trong cuộc Hội thảo về Tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Trên các trang
website chính thức của Bộ Thơng tin và Truyền thông cũng đã đăng tải nhiều bài
viết thể hiện những quan niệm của nhà văn về văn chương, những yếu tố tác động
tới nghề văn và hai sáng tác của ông. Tiêu biểu là một số bài viết như Lão mai
Nguyễn Xuân Khánh vẫn rừng rực nở hoa của Văn Chinh, Nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh: về từ miền hoang tưởng của Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Xuân Khánh
tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết mới của Quỳnh Châu, Nguyễn Xuân Khánh “sẽ sáng tác
tới tuổi tám mươi lăm” của Phạm Ngọc, v.v. (Chúng tôi sẽ đề cập cụ thể các ý
kiến đánh giá tại phần 1.2.3. của Chương 1).
Ngoài ra, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh cũng trở thành đề tài nghiên cứu
của học viên cao học, sinh viên tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu chuyên
ngành. Trong số các luận văn, khoá luận liên quan tới tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh tại Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội, chúng tơi thống kê có các đề tài
sau: Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác của Nguyễn Thị Liên, Luận
văn thạc sĩ 2006; Tiểu thuyết Nguyễn Xn Khánh dưới góc nhìn thể loại (qua hai
tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn) của Hoàng Thị Hiền Lương, Khoá luận
tốt nghiệp 2007; Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải và Nguyễn Xuân Khánh

của Nguyễn Thuỳ Dương, Khoá luận tốt nghiệp 2004; Hư cấu nghệ thuật trong tiểu
thuyết lịch sử (qua khảo sát Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Giàn thiêu của
Võ Thị Hảo) của Đinh Việt Hà, Khoá luận tốt nghiệp 2004 vv…
Nhìn chung dù cách đặt vấn đề có khác nhau song các đề tài này đều chú ý đề
cập tới vấn đề hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử trong đó có tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh. Với phạm vi nghiên cứu của mình, các đề tài ít nhiều có tìm hiểu một số vấn
đề thuộc về kĩ thuật sáng tác tiểu thuyết tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào xác
định một cách tồn diện về những đóng góp mới mẻ của Nguyễn Xuân Khánh cả về
phương diện hình thức và nội dung, tư tưởng trong tiểu thuyết cũng như tìm hiểu
đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp tác giả.
Trên đây là những trình bày tổng quan của chúng tơi về tình hình nghiên cứu
văn xi, tiểu thuyết trong thời kì Đổi mới ở Việt Nam gần ba mươi năm qua, đặc
biệt kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (ở đây chúng tôi giới hạn những công trình,
bài viết có liên quan đến đề tài).

3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Tuy là một đề tài tìm hiểu về cách tân thể loại và nội dung, tư tưởng trong
sáng tác của một tác giả cụ thể nhưng mục đích của luận văn khơng nhìn sáng tác
của tác giả ở sự khu biệt “khép kín” mà có sự đối chiếu trong bức tranh chung của
tiểu thuyết thời kì Đổi mới cũng như có sự so sánh với sáng tác của các tác giả tiểu
thuyết ở giai đoạn này. Do đó, nhiệm vụ trung tâm của luận văn là xác định những
nét cách tân độc đáo trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh cả về phương
diện hình thức lẫn nội dung để thấy được những đóng góp của nhà văn trong tiến
trình cách tân thể loại tiểu thuyết đương đại. Đồng thời qua mối tương quan giữa

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sáng tác của một tác giả cụ thể với tiến trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam từ
sau Đổi mới, luận văn bước đầu xác lập một góc nhìn để hình dung được tiến trình

vận động và đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XX đến nay.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Do đặc trưng của đề tài đặt ra, phạm vi nghiên cứu chính của luận văn được
chúng tơi tập trung vào hai tác phẩm: Hồ Quý Ly (Nxb Phụ nữ 2001), Mẫu thượng
ngàn (Nxb Phụ nữ 2006) để thấy sự cách tân về mặt hình thức thể loại và nét độc
đáo trong nội dung, tư tưởng ở tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Đồng thời, trong
quá trình tìm hiểu những nét độc đáo trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ở thế
tương quan với tiến trình cách tân thể loại, luận văn đi vào tìm hiểu một số lượng
sáng tác thuộc các khuynh hướng sáng tác khác nhau (trong phạm vi cho phép) của
các tác giả tiểu thuyết đương đại khác như Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc
Trường, Dương Hướng, Phạm Thị Hồi, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Bình
Phương, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, v.v. để có thể
hình dung được tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam trong xu hướng cách
tân về thể loại từ sau Đổi mới.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở của đề tài đặt ra và tiếp thu những lí thuyết nghiên cứu văn học hiện
đại một cách tích cực, luận văn sử dụng phương pháp luận: Phương pháp thi pháp
học kết hợp lí thuyết tự sự học được chúng tơi sử dụng như một phương pháp nịng
cốt của luận văn nhằm thể hiện cụ thể và nổi bật được những giá trị về mặt thẩm mỹ
trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cũng như các sáng tác và khuynh hướng văn
học thời kì Đổi mới. Ngồi ra, trong q trình tiến hành đề tài nghiên cứu, luận văn
của chúng tôi cịn phối kết hợp các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, v.v. cũng
như vận dụng một số nghiên cứu của lịch sử văn học (sưu tầm, thống kê tư liệu về tác
giả, sự nghiệp sáng tác…).

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
cấu trúc như sau:
Chương 1: Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại – những tìm tịi đổi mới
1.2. Nguyễn Xn Khánh và văn học Việt Nam đương đại
Chương 2: Những chiều sâu mới về tư tưởng và nội dung trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh
2.1. Phương thức tiếp cận lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trong các tiểu
thuyết lịch sử
2.2. Các chủ đề trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
2.3. Vai trò của hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
Chương 3: Những đổi mới trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xn Khánh nhìn
từ góc độ thể loại
3.1. Những vấn đề thi pháp thể loại
3.2. Những vấn đề mỹ học thể loại

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1
NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG DÒNG CHẢY CỦA TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Văn học Việt Nam thời kì Đổi mới đã có những chuyển biến đáng ghi nhận
khi khơng ngừng có những cách tân thể loại về hình thức và nội dung biểu hiện.
Bước chuyển của văn học được thể hiện qua thơ, kịch, văn xi, trong đó tiểu
thuyết là loại hình văn xi nghệ thuật đáp ứng nhanh nhạy và đa dạng yêu cầu đổi
mới của nền văn học. Đổi mới, cách tân thể loại đã trở thành nhu cầu, thành ý thức
thường trực ở đội ngũ những người cầm bút. Trong đó, sự xuất hiện những sáng tác

làm xôn xao văn đàn của các nhà văn vốn đều ở độ tuổi “xưa nay hiếm” như trường
hợp hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xn Khánh là
những hiện tượng văn học khơng chỉ có ý nghĩa về mặt đổi mới thi pháp văn xuôi,
tiểu thuyết nói chung mà cịn chứng tỏ tài năng, sức sáng tạo bền bỉ và khát vọng
được cống hiến của cá nhân nhà văn. Nguyễn Xuân Khánh không phải là cây bút
mới, ơng đã từng có một giai đoạn sáng tác từ trước thời kì Đổi mới. Để trở lại với
đời sống văn học đương đại, Nguyễn Xuân Khánh cùng các sáng tác của mình đã có
một cuộc hành trình dài ngót gần nửa thế kỷ. Trong chương 1 chúng tôi sẽ khái quát
lại những nét cơ bản nhất về tình hình phát triển của văn học từ sau Đổi mới cũng
như tìm hiểu về cuộc đời, hành trình sáng tạo nghệ thuật và những đánh giá của giới
nghiên cứu phê bình về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cùng sáng tác của ông.

1.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại – những tìm tịi đổi mới
1.1.1. Văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới
Từ nửa sau thập kỷ 80, trước yêu cầu của thời đại, tính chất phức tạp của cuộc
sống, sự đa dạng của tính cách con người, thị hiếu thẩm mỹ của cơng chúng, văn
học đã thực sự có sự dịch chuyển từ tính thống nhất với tư duy sử thi là chủ đạo
sang tư duy nghệ thuật mang đậm cảm hứng thế sự, đời tư. Qua những cách cảm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhận và cách thể hiện khác trước, sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch,
v.v. đã phản ánh kịp thời hiện thực đời sống và con người trong thời kì Đổi mới.
Trước thập kỉ 80, những tín hiệu dự báo sự thay đổi của văn học đã được thể
hiện trong sáng tác của không nhiều các cây bút tài năng, mà bằng sự “ mẫn cảm”
họ sớm nhận ra được quy luật “tất yếu” của một nền văn học [47]. Từ những truyện
ngắn mang tính thử nghiệm của Nguyễn Minh Châu đến sáng tác của các tác giả
như Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Khải, Nguyễn Trí Huân, Thái Bá Lợi, Khuất
Quang Thụy, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, v.v. cùng với cảm hứng ngợi ca,

đã xuất hiện cảm hứng phê phán, góc độ quan sát, đánh giá con người dịch chuyển
dần về phía đạo đức sinh hoạt. Và sự kiện được nhiều nhà nghiên cứu phê bình, nhà
văn xem như cột mốc đánh dấu sự đổi mới trong văn học Việt Nam chính là cơng
cuộc Đổi mới khởi xướng từ sau Đại hội lần VI (1986) của Đảng. Là bộ phận nhạy
cảm nhất của đời sống xã hội, văn học nhanh chóng tiếp nhận những tư tưởng đổi
mới với quá trình diễn biến hết sức phong phú, đa dạng và không tránh được cả
những phức tạp, bộn bề. Trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà
lý luận phê bình, sự thay đổi trong phong cách và nội dung biểu hiện đã khác với
thời kì trước. Những thể loại gần gũi với tiểu thuyết như ký và phóng sự tuy khơng
cịn phát triển mạnh như đầu những năm 80 nhưng vẫn giữ được vị trí riêng trong
văn xi. Các tác phẩm ký, phóng sự với biên độ phản ánh rộng cùng cái nhìn thẳng
thắn đã phản ánh trung thực hiện thực bộn bề cuộc sống thời kì mới. Ở thể loại thơ
ca, sự thay đổi trong tâm thế sáng tác và quan niệm nghệ thuật về con người đã
khiến các tác phẩm thơ thời kì này mang đậm dấu ấn cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Các nhà thơ như Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật,
v.v. đã có nhiều sáng tạo đóng góp vào thành tựu thơ ca. Những thế hệ nhà thơ trẻ
hôm nay như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly gây chú ý của người
đọc đương đại bởi chính những sáng tạo ghi dấu sắc nét cá tính cá nhân trước thời
đại mới. Bước vào thời kì Đổi mới truyện ngắn cũng trở thành thể loại sở trường thu
hút sức sáng tạo của nhiều thế hệ nhà văn. Từ những nhà văn lão thành như Tơ
Hồi, Bùi Hiển, Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Sáng, … , đến các thế hệ nhà văn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, đã khơng ngừng
thể hiện sức sáng tạo, có nhiều đóng góp ở thể loại truyện ngắn. Tiếp đó là các cây
bút gây nhiều ấn tượng với người đọc như Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban, Phạm Hoa,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Tạ Duy Anh, Ngô Tự Lập,
Võ Thị Hảo, v.v. với các sáng tác đã làm cho truyện ngắn Việt Nam trở nên phong

phú hơn bao giờ hết. Nhiều cây bút truyện ngắn đồng thời là những tác giả chủ lực
ở thể loại tiểu thuyết. Từ năm 1986 đến nay, các tác phẩm tiểu thuyết đã hướng cái
nhìn vào hiện thực rộng lớn, bộn bề, đa chiều của cuộc sống và tiếp tục phân tích,
khám phá ở chiều sâu mỗi số phận cá nhân. Bên cạnh những tên tuổi đã xuất hiện từ
trước như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân,
Lê Lựu, Xuân Cang, Nguyễn Mạnh Tuấn, Hữu Mai, Nguyễn Khắc Trường, v.v.
xuất hiện nhiều tên tuổi mới: Bảo Ninh, Dương Hướng, Võ Văn Trực, Phạm Thị
Hoài, Trần Huy Quang, Nguyễn Quang Lập, Đoàn Lê, Trung Trung Đỉnh, v.v. Xu
hướng thay đổi của tiểu thuyết hiện nay càng được thể hiện rõ trong các tác phẩm
của các cây bút: Nguyễn Bình Phương, Thuận, Châu Diên, Nguyễn Việt Hà, Tạ
Duy Anh, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Khánh, v.v. với Ngồi, Thoạt kỳ
thuỷ, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Phố tầu, Pairis 11 tháng 8, Người
sông Mê, Khải huyền muộn, Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật, Giàn thiêu, Cõi
người rung chuông tận thế, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, v.v. Với khoảng thời
gian chưa dài, sự vận động của tiểu thuyết dù không tránh khỏi những lúc thăng
trầm nhưng các sáng tác tiểu thuyết đã nhanh chóng bám sát vào dịng chảy đời
sống, khảo sát và khám phá những vấn đề số phận, tính cách con người.
Trong quá trình vận động chung của văn học, sự phát triển ở mỗi thể loại đã
góp phần tạo nên diện mạo của văn học nửa sau thế kỉ XX. Xét riêng ở lĩnh vực văn
xuôi, tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại có những đóng góp quan trọng bằng
chính sự đa dạng, phong phú của các khuynh hướng sáng tác. Nếu như ở giai đoạn
“mở đường”, “nhận đường” [12], các tác phẩm văn xuôi vẫn mang âm hưởng sử thi
là chủ yếu, có sự mở rộng nội dung về phía hiện thực thì cho tới thời kì Đổi mới,
phần lớn sáng tác mang đậm cảm hứng thế sự đời tư như Muối của rừng, Tướng về

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hưu, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Đùa của tạo hóa, Hậu thiên đường, Mùa đơng ấm áp,
Hoa muộn, Bước qua lời nguyền, Bảng chữ cái, Người sót lại của rừng cười, Bên

kia bờ ảo vọng, Đám cưới khơng có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Chuyện làng
ngày ấy, Côi cút giữa cảnh đời, Một cõi nhân gian bé tí, Đi về nơi hoang dã, Những
mảnh đời đen trắng, Một thời hoa mẫu đơn, Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng, Lữ
quán, v.v. Nhiều tác phẩm gây được tiếng vang lớn trong đời sống văn học như
Vàng lửa, Kiếm sắc, Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Thời gian của
người, Bến không chồng, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người Sót lại của rừng cười,
Thân phận của tình yêu, Ăn mày dĩ vãng, v.v. nhưng cũng gây nên những tranh luận
chưa ngã ngũ trong giới phê bình và dư luận. Tham khảo một số bài viết về văn học
thời kì Đổi mới của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các nhà khoa học đều
nêu lên những hiện tượng văn học nổi bật, mà ở đó, nhiều tác phẩm là những thử
nghiệm, tìm tịi rất đáng trân trọng của nhà văn như Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết
của Nguyễn Huy Thiệp, Mùa trái cóc ở miền Nam, Phiên chợ Giát, Cỏ lau của
Nguyễn Minh Châu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Người đi vắng, Thoạt kỳ
thủy, Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Thiên thần sám
hối của Tạ Duy Anh, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Con
ngựa Mãn Châu của Nguyễn Quang Thân, Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt Hà,
v.v. hay hiện tượng đổi mới trong thơ ca của các tác giả Dương Tường, Lê Đạt,
Hoàng Hưng, Vi Thùy Linh, v.v. Sự đa dạng của các thể loại văn học nói chung và
tiểu thuyết thời kì Đổi mới nói riêng khơng chỉ biểu hiện ở việc tập hợp nhiều các
sáng tác mà ở ngay sự phong phú các hình thức nghệ thuật, nội dung phản ánh, các
bình diện mỹ học, phương thức tiếp cận chủ đề, đề tài, v.v. Nói tới điều này cũng có
nghĩa là đề cập tới vấn đề đổi mới tư duy văn học, quan niệm nghệ thuật đang diễn
ra sôi nổi hiện nay. Khác với sự thống nhất một khuynh hướng văn học đã diễn ra
trước 1975, văn học thời kì Đổi mới có sự đan xen, trái chiều của nhiều khuynh
hướng do những tư tưởng khác nhau về hiện thực.
Trong tiến trình phát triển thể loại gắn liền với chuyển động của thời đại, đáp
ứng quy luật phát triển trong xu hướng giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



ý thức đổi mới thể loại, ý thức nghề nghiệp đã trở thành nhu cầu cấp thiết của các
văn nghệ sĩ. Sự chuyển biến của văn học thẻ hiện rõ nét trong phương thức phản
ánh dẫn tới những biến đổi trong cấu trúc tác phẩm. Bên cạnh nhóm tác phẩm vấn
được xây dựng trên cơ sở cốt truyện truyền thống, nhiều tự sự đương đại xuất hiện
hiện tượng “phân rã cốt truyện” [97] như các truyện ngắn Vàng lửa, Phiên chợ Giát,
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Giàn thiêu, Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn,
v.v. Ở các tác phẩm này, các kĩ thuật trần thuật, cách xây dựng nhân vật cùng việc
vận dụng nhiều thủ pháp, yếu tố nghệ thuật đã làm “tan rã” hồn tồn mơ hình cấu
trúc tiểu thuyết truyền thống. Q trình chủ quan hóa tự sự gắn liền với mô thức sử
dụng trần thật ngôi thứ nhất, với “những kỹ thuật phân tích tâm lý, độc thoại
(monologue), độc thoại nội tâm (monologue intérieur), và thu hẹp trường nhìn tự sự
(focalisation) ...” [97] là những biểu hiện quan trọng thể hiện sự vận động của tự sự
nghệ thuật hiện đại. Hình thức tự sự ngơi thứ nhất xuất hiện trong nhiều tự sự ở
dạng “tôi là người chứng” (Mùa trái cóc ở miền Nam, Hồ Quý Ly, Vàng lửa) và tơi
kể về chính tơi hay dịng tâm tưởng (Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Phiên chợ
Giát của Nguyễn Huy Thiệp, Tấm ván phóng dao của Mạc Can). Đặc biệt, ở một số
tác phẩm văn xuôi tiêu biểu đã xuất hiện đồng thời hai dạng thức ở người kể chuyện
ngôi thứ nhất như hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân
Khánh, truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Bên cạnh đó, từ sau
thời kì Đổi mới, việc đan xen giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba đã trở thành
phổ biến ở các tác phẩm văn xuôi. Các cây bút thời kì Đổi mới đã thể hiện ý thức
mạnh mẽ trong việc khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo hướng đến cảm quan nghệ thuật
hiện đại. Sự xuất hiện các nhân vật mang lập trường tư tưởng cùng các kĩ thuật tạo
sự đối lập của các tư tưởng, xác lập các đối thoại bên trong nhân vật cũng chính là
hệ quả từ q trình cá nhân hóa tự sự. Đây là các kĩ thuật, các thủ pháp nghệ thuật
xuất hiện với tần số ngày một lớn ở các tự sự đương đại (Vàng lửa, Phiên chợ Giát,
Nỗi buồn chiến tranh, Hồ Quý Ly, Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn, v.v. ). Cũng
giống như những thay đổi ở thể loại tự sự trong việc quyết liệt rời bỏ hình thức biểu
hiện cũ, thơ thời kì Đổi mới đặc biệt khoảng thời gian hơn chục năm trở lại đâyxuất


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiện những cách thể hiện hết sức tân kì như lối xếp đặt các câu thơ, dòng thơ theo
nhiều kết cấu khác nhau. Trong thể loại ký – phóng sự, có sự thay đổi trong dung
lượng tác phẩm, xuất hiện nhiều phóng sự với cấu trúc nhỏ, gọn mang tính thời sự
cao như Bản tườngtrình gửi từ vùng “Tam giác vàng” (Bình Ngun), Lên hang
luyện văn (Hồng Quảng Un), Đi dọc vùng biên, Theo chân những người lang
thang, Con rơi (Trương Duy Nhất), Nạn cờ bạc (Nguyễn Minh Tuấn),… Đặc biệt,
sự xuất hiện các tác phẩm ký như hiện tượng Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn
Thạc, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Sống để yêu thương và dâng hiến của Nguyễn Kim
Giao, Tài hoa ra trận của Hoàng Thượng Lân, Nhật ký Vũ Xuân đã thể hiện sức
sống, giá trị lâu bền của thể loại này.
Các thể loại văn học từ sau năm 1986 đã nỗ lực tìm đến những cách biểu hiện
hết sức mới mẻ ở chủ đề, khai thác theo chiều sâu những vấn đề triết lý, đạo đức và
số phận con người, tính đa thanh trong giọng điệu và phức tạp hóa trong cấu trúc.
Văn xi thời kì Đổi mới tiếp cận và khai thác sâu hơn vào cái hiện thực hàng ngày,
cái đời thường của đời sống cá nhân. Các tác giả đã chiếu rọi thẳng vào hiện thực,
vào thế giới bên trong của đời sống con người bằng cái nhìn nghiêm khắc nhưng
cũng đầy nhân ái, bao dung. Thay vì cái nhìn đánh đồng con người cá nhân trong lợi
ích của cộng đồng ở văn học giai đoạn trước đó, trong tiểu thuyết đương đại, con
người được trở về với bản thể tự nhiên nhất. Cá nhân trở thành trung tâm tác phẩm,
tiểu thuyết khám phá số phận nhân vật ở cả bề nổi mà cả những phần “ẩn chìm” như
thế giới tâm linh, các vấn đề thuộc về bản năng tự nhiên của con người. Bên cạnh
các đề tài mới mang tính thời sự cao, các đề tài truyền thống đã được “làm mới” qua
cái nhìn mới của nhà văn. Trên bình diện mỹ học, thay đổi rõ rệt ở các tác phẩm văn
chương là đưa những vấn đề vốn trước đây thuộc vùng “cấm kỵ” vào trang viết như
yếu tố tâm linh, tôn giáo, yếu tố tình dục, các yếu tố lạ hóa, huyền ảo, v.v. Làm mới
lạ tác phẩm văn học không chỉ là yêu cầu mà là nhu cầu thường trực trong tâm thế

sáng tạo của người nghệ sĩ. Nguyễn Huy Thiệp với hàng loạt truyện ngắn như Con
gái thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát, Vàng lửa, Phẩm Tiết, v.v. đã khai thác tối
đa các yếu tố thần linh từ những câu chuyện dân gian. Trong Phiên chợ Giát, nhà

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


văn Nguyễn Minh Châu thành cơng với thủ pháp bị/người (gợi lên sự liên tưởng tới
các ý tưởng nghệ thuật của nhà văn nổi tiếng thế giới Kafka). Các nhà văn sử dụng
vấn đề Sex trong tác phẩm như một ẩn dụ nghệ thuật nói lên những vấn đề có mối
quan thiết đối với đời sống con người cũng như sự giải phóng cá tính ở người nghệ
sĩ. Kế thừa nền văn học truyền thống và tiếp thu các giá trị nghệ thuật hiện đại của
văn chương thế giới, các tác giả đương đại đã vận dụng một cách sáng tạo, độc đáo
các yếu tố mang tính thẩm mỹ vào tác phẩm như Phạm Thị Hồi với Thiên sứ,
Nguyễn Bình Phương với Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Tạ Duy Anh với
Bước qua lời nguyền, Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật, Hồ Anh thái với Cõi
người rung chng tận thế, Võ Thị Hảo với Người sót lại của rừng cười, Giàn
thiêu, Nguyễn Xuân Khánh với Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, v.v. Trong các tác
phẩm thơ ca, xu hướng khai thác thế giới ẩn ức của con người, sử dụng các hình ảnh
thơ mang tính gợi nghĩa cao, v.v. thậm chí có sự kết hợp thơ với các loại hình khác
như hội họa, kịch, nhiếp ảnh, điện ảnh đã trở nên ngày một phổ biến. Chính sự thay
đổi về quan niệm nghệ thuật, về hiện thực và con người, về tư duy tiểu thuyết của
người cầm bút trong sáng tạo văn học đã đem đến những biến đổi về cách nhìn nhận
các giá trị thẩm mỹ. Nhiều yếu tố thẩm mỹ được thể hiện trong văn học đã mang
một màu sắc mới so với trước thời kì Đổi mới như cái anh hùng, cái cao cả, cái bi,
cái hài, v.v.
Trên đây là những khái quát cơ bản của chúng tơi về tình hình đổi mới trong
văn học Việt Nam từ sau năm 1986. Những thay đổi trong quan niệm về nghệ thuật
và sáng tác của các tác gia đương đại đã thu hút sự quan tâm trực tiếp từ giới nghiên
cứu phê bình, và như một lẽ tự nhiên nhất, nghiên cứu phê bình văn học giai đoạn

này đã có nhiều thành tựu góp phần tích cực vào xu hướng đổi mới nền văn học nói
chung. Những nỗ lực không mệt mỏi của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ với các sáng tác
mới mẻ góp phần vào tiến trình đổi mới văn học, sự vận động của thể loại nói chung
là điều đáng ghi nhận. Trong chặng đường phía trước, hi vọng tiểu thuyết sẽ có
thêm nhiều sáng tác mang tầm vóc thời đại, phản ánh chân thực, sâu sắc đời sống và
số phận con người, đáp ứng tầm đón đợi của đơng đảo độc giả đương đại.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.2. Quan niệm mới về tiểu thuyết
Quá trình thay đổi quan niệm về hệ thống thể loại được khởi động từ trước
năm 1986 nhưng chỉ trở nên rõ rệt từ sau năm 1986 mà người khởi đầu là Nguyễn
Minh Châu. Trong bài tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ
minh hoạ (1987), Nguyễn Minh Châu địi văn học được trở về với chính mình,
chống nguy cơ “nhà văn đánh mất cái đầu và những tác phẩm đánh mất tư tưởng –
nghĩa là những tư tưởng mới và độc đáo, mang tính khái quát cuộc đời của riêng
từng nhà văn” [15]. Bài tiểu luận là lời thể hiện trực diện của nhà văn Nguyễn Minh
Châu về sự lựa chọn dứt khốt cần có một sự thay đổi triệt để trong đời sống văn
học. Kế tiếp đó, suốt một quãng thời gian dài từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986)
đến nay, liên tục diễn ra các cuộc hội thảo, các bài viết được đăng tải trên báo chí
của các nhà văn, nhà lí luận – phê bình về những chặng đường đã qua của tiểu
thuyết cũng như yêu cần cần phải thay đổi quan niệm nghệ thuật, tư duy tiểu thuyết.
Tiêu biểu nhất là một loạt bài viết của các tác giả trên tuần báo Văn nghệ số
33/1989, nhằm hướng tới Đại hội Nhà văn lần thứ IV; các bài tham luận tại cuộc
tọa đàm với chủ đề Tiểu thuyết những năm gần đây – Đi tìm lời giải vào ngày 12
tháng 11 năm 1996 tại Tuần báo Văn nghệ của gần 30 nhà tiểu thuyết, nhà phê bình
văn học, các biên tập viên văn xuôi, v.v. Và ở một quy mô lớn hơn, tại Nhà sáng tác
Đại Lải (thuộc Bộ Văn hố - Thơng tin) ngày 7 tháng 11 năm 2002 đã diễn ra Hội
thảo đổi mới tư tuy tiểu thuyết thu hút đông đảo các nhà văn, nhà phê bình, nhà báo

tham gia. Nhiều ý kiến của những nhà văn tên tuổi như Ma Văn Kháng, Nguyễn
Xuân Khánh, Đỗ Chu, Bùi Bình Thi, Hồng Quốc Hải, Đình Kính, Hữu Thỉnh,
Nguyễn Đỗ Phú, Thành Nghị, Hoàng Minh Tường, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn
Quang Hà, v.v. đã phân tích khá cặn kẽ thực trạng và yêu cầu đổi mới thể loại. Có
thể nhận thấy những nét lớn sau trong các ý kiến của các nhà văn cũng như thực
tiễn vận động tiểu thuyết những năm gần đây.
Yêu cầu quan trọng nhất của một nền văn học mới đó là tính dân chủ. Các văn
nghệ sĩ cần phải được tạo điều kiện thuận lợi phát huy khả năng sáng tạo trong môi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trường văn học tích cực. Ý thức rõ nhu cầu bức thiết này, trong bản tham luận nhằm
hướng tới Đại hội Nhà văn lần thứ IV, vấn đề quan thiết đầu tiên mà nhà văn
Nguyễn Minh Châu đề cập tới là cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho người cầm
bút. Với bài viết Gắn chặt tiểu thuyết với hiện thực đời sống, tác giả Đào Vũ nêu
lên sự cần thiết tạo được sự tự do về mặt tư tưởng cho các nhà văn. Đề cập tới vấn
đề này một cách cụ thể hơn, hai tác giả Triệu Bôn và Nguyễn Phan Hách cùng gặp
nhau ở một ý kiến khi cho rằng cần phải “ưu tiên” cho các nhà tiểu thuyết. Sự ưu
tiên ấy không chỉ được thể hiện ở mức thu nhập từ mỗi cuốn sách mà cần có sự
quan tâm khuyến khích của Hội Nhà văn Việt Nam, sự phê bình trung thực và thẳng
thắn của giới phê bình, v.v. Tham dự cuộc Hội thảo đổi mới tư tuy tiểu thuyết
(2002), nhà văn Trịnh Đình Khơi nêu lên một trong hai vấn đề có ý nghĩa quan
trọng nhất tới việc làm mới tiểu thuyết, đó sự tự do của người viết. Nhà văn phải
được tự do sáng tác trên trang viết và không bị “câu thúc” bởi yếu tố chính trị cũng
như cần “thốt” ra khỏi những thói quen nghệ thuật. Khảo sát các ý kiến của đông
đảo các nhà văn cũng như giới nghiên cứu, phê bình văn học, chúng tôi đồng thời
nhận thấy rằng, một vấn đề được trở đi trở lại trong rất nhiều các bài viết, các bản
tham luận là vấn đề đổi mới quan niệm nghệ thuật, tư duy tiểu thuyết. Theo các tác
giả, đổi mới, cách tân tiểu thuyết gắn liền với việc thay đổi tư duy, cảm quan nghệ

thuật của nhà văn trước cuộc sống và con người thời đại mới. Nhà văn Ma Văn
Kháng nhận định: Muốn thay đổi phương pháp sáng tác trong tiểu thuyết thì trước
hết nhà văn phải thay đổi quan niệm sáng tác và hoạt động nghệ thuật một cách
nghiêm túc và không ngừng sáng tạo. Trong bài viết có nhan đề Tiểu thuyết – Anh
là ai? nhà văn Trần Mạnh Hảo đề cao ý thức của người viết về trách nhiệm cầm bút
của mình trước lịch sử, trước hiện thực cuộc sống hôm nay. Theo nhà văn Hoàng
Quốc Hải, tác giả của bộ tiểu thuyết lịch sử trường thiên về lịch sử triều Trần, đổi
mới tư duy tiểu thuyết trước hết là đổi mới quan niệm của nhà viết tiểu thuyết.
Quan điểm của tác giả Thành Nghị, Nguyễn Đỗ Phú cũng đồng tình với việc nhà
văn phải thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận về hiện thực đời sống. Chính những
thay đổi trong tư tưởng, cảm quan nghệ thuật về cuộc đời và con người của nhà văn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×