Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH đặc điểm nghệ thuật thơ hữu thỉnh luận văn ths lý luận văn học 60 22 32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

HÀ THỊ ANH

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số

: 60220120

Nsgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành

HÀ NỘI - 2012

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................. 3
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 5
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................. 9
NỘI DUNG .........................................................................................................10


CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ HỮU THỈNH VÀ
HƯỚNG TIẾP CẬN ..........................................................................................10
1.1. Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh ............................................... 10
1.1.1. Thơ Hữu Thỉnh những năm tháng chống Mỹ và thời kỳ hậu
chiến .................................................................................................... 10
1.1.2. Thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đổi mới ................................................ 16
1.2. Hướng tiếp cận đặc điểm nghệ thuật từ góc độ tâm lý học sáng tạo .... 23
1.2.1. Nguồn cảm hứng sáng tạo ......................................................... 23
1.2.2. Hệ thống hình tượng tiêu biểu .................................................. 24
1.2.3. Trường liên tưởng, tưởng tượng ............................................... 25
1.2.4. Cách tổ chức câu thơ, lời thơ .................................................... 30
CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN ĐỜI SỐNG VÀ HỆ THỐNG HÌNH
TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ HỮU THỈNH...... 33
2.1. Cách tiếp cận đời sống trong thơ Hữu Thỉnh ................................ 33
2.2. Hệ thống hình tượng tiêu biểu trong thơ Hữu Thỉnh .................... 35
2.2.1. Hình tượng con đường .............................................................. 35
2.2.2. Hình tượng biển đảo .................................................................. 40
2.2.3. Hình tượng đồn qn và người lính........................................ 45
CHƯƠNG 3. CÁCH TỔ CHỨC TÁC PHẨM THƠ HỮU THỈNH ............58
1

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

3.1. Tưởng tượng và liên tưởng ............................................................. 58
3.2. Tổ chức không gian, thời gian ......................................................... 64

3.2.1. Không gian nghệ thuật. ............................................................. 64
3.2.1.Thời gian nghệ thuật .................................................................. 70
3.3. Tổ chức câu thơ, lời thơ ................................................................... 77
3.4. Nghệ thuật tu từ ............................................................................... 88
3.4.1. Nghệ thuật so sánh .................................................................... 89
3.4.2. Nghệ thuật ẩn dụ ....................................................................... 93
3.4.3. Nghệ thuật nhân hoá ................................................................. 96
KẾT LUẬN .......................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................102

2

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hữu Thỉnh tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh (cịn có bút danh khác
là Vũ Hữu), sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại làng Phú Vinh, xã Duy Phiên,
huyện Tam Dương (nay là huyện Tam Đảo), tỉnh Vĩnh Phúc. Hữu Thỉnh sinh
ra trong một gia đình nơng dân có truyền thống nho học. Thời thơ ấu của Hữu
Thỉnh với nhiều gian nan cơ cực 6 năm ở với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu,
làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp và bị đánh đập tàn nhẫn. Ông
chỉ thực sự được đi học từ sau hồ bình lập lại (1954). Sau đó ông vào bộ đội
Tăng – Thiết giáp, đơn vị nhập ngũ đầu tiên là Trung đoàn 202, học lái xe
tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo, làm cán bộ tuyên

huấn. Ông đã tham gia chiến đấu nhiều năm tại các chiến trường Đường 9 –
Nam Lào (1970-197l), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí
Minh. Cuộc sống và những hy sinh cùng lịng quyết tâm của người lính đã đi
vào thơ ơng như những bài ca bất hủ về cuộc kháng chiến thần thánh của dân
tộc. Giữa bom đạn chiến trường, từ “cái nôi nghệ thuật” của Trường Sơn,
Hữu Thỉnh đã cất lên những tiếng thơ ca ngợi Tổ quốc, nhân dân. Là nhà thơ
ra đời và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, sáng tác của ông khá liền
mạch tiêu biểu cho quá trình vận động của thi ca cách mạng Việt Nam trong
những thập niên gần đây và đã gây được tiếng vang lớn trên thi đàn. Trong
thơ Hữu Thỉnh vừa có những đặc điểm chung của thơ ca kháng chiến chống
Mỹ lại vừa có những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Ông đã
tạo dựng được một tiếng thơ mới mẻ cho nền thơ ca dân tộc bằng một loạt
những tác phẩm thơ và trường ca có giọng điệu riêng, có phong cách riêng,
tiếng nói riêng và không bị khuất lẫn trong dàn đồng ca chung của thế hệ.
Xuyên suốt và bao trùm thế giới ấy là tấm lịng tha thiết, gắn bó với đất nước,
với con người Việt Nam.
3

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh được bạn đọc biết đến lần đầu qua những vần thơ đăng báo
Giáo dục thời đại năm 1962 nhưng đến năm 1973 với giải ba cuộc thi thơ trên
báo Văn nghệ ông đã ghi được dấu ấn thơ mình vào tâm trí bạn đọc với bài
Mùa xuân đi đón. Đó là ghi nhận thành cơng bước đầu của một tiếng thơ trữ
tình, đằm thắm đang trên con đường tìm kiếm và khai thác những vẻ đẹp bình

dị mà cao quý của cuộc sống, con người và thiên nhiên. Năm 1975 – 1976,
Hữu Thỉnh lại đạt giải A cuộc thi trên báo Văn nghệ với tác phẩm Chuyến đò
đêm giáp ranh và Trường ca Sức bền của đất. Sự già dặn về nghệ thuật và tài
năng càng được khẳng định khi ông liên tiếp nhận được các giải thưởng: Giải
thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 cho trường ca Đường tới thành
phố, giải Nhất cuộc thi thơ do Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và
Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức năm 1991 với
bài Thưa thầy, giải thưởng xuất sắc của Bộ Quốc phòng năm 1994 với
Trường ca Biển. Đặc biệt tập thơ Thư mùa đông đã đem lại cho Hữu Thỉnh
nhiều vinh dự: giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và giải thơ
ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 1999.
Những giải thưởng lớn về thơ đã ghi nhận sức sáng tạo bền bỉ khơng
mệt mỏi, những thành cơng và đóng góp đáng kể của Hữu Thỉnh trong thơ ca
chống Mỹ cũng như thơ ca hiện đại Việt Nam. Nhưng điều quan trọng hơn
mọi giải thưởng, mọi cuộc thi thơ là “sức bền” của những tác phẩm, những
câu thơ trong lòng bạn đọc. Lưu Khánh Thơ đã từng nhận xét: “Hữu Thỉnh có
cái may mắn là khá nhiều bài thơ và trường ca của anh qua sự thẩm định của
thời gian vẫn có giá trị tương đối ổn định”[80,75]. Khơng những thế có
những vần thơ mới mẻ, độc đáo của ơng đã bén duyên ca nhạc. Bài thơ Năm
anh em trên một chiếc xe tăng đã được phổ nhạc trở thành bài ca của binh
chủng xe tăng - thiết giáp. Thơ tình ở Biển, Chiều sơng Thương cũng đã trở
thành những nốt nhạc xanh làm say đắm lòng người. Thơ Hữu Thỉnh được
4

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh


đưa vào chương trình học của các cấp học và cũng trở thành những đối tượng
nghiên cứu của nhiều cây bút nghiên cứu và phê bình.
Chính vì thế cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá một cách hệ thống và
khoa học để rút ra những đóng góp của ơng trên con đường sáng tác nghệ
thuật. Nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh giúp cho người viết có
cái nhìn và sự hiểu biết về thơ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ Hữu Thỉnh
nói riêng. Vì vậy chúng tơi đã chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu
Thỉnh để tìm hiểu những nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ về
hiện thực cuộc sống và cách xây dựng hình tượng, cách tổ chức tác phẩm của
nhà thơ.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ những ngày đầu mới cầm bút giọng thơ Hữu Thỉnh đã sớm thu
hút được sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình văn học. Những nghiên
cứu về thơ ông đặc biệt ở mảng thơ trữ tình, các bài viết tập trung nhiều từ
thập niên 90 trở lại đây. Trần Mạnh Hảo đã viết: “Hữu Thỉnh và Thanh Thảo
là cái gạch nối của nền thơ ca chống Mỹ sang thời bình. Sau 1975, cùng với
Nguyễn Duy họ đưa thơ tiến về phía trước với những bước tiến ngoạn mục,
đa dạng và phong phú”[18,95].
Tài năng của Hữu Thỉnh được khẳng định bởi những giải thưởng thơ
mà ông đoạt được. Năm 1973, Hữu Thỉnh với giải ba bài “Mùa xuân đi đón”
trong cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ là mốc đánh dấu ghi nhận thành cơng
đầu tiên của nhà thơ. Tiếp đó là một loạt các giải thưởng mà ông đã nhận
được do Bộ Quốc phòng, Hội Nhà văn trao tặng. Đặc biệt với tập thơ “Thư
mùa đông” Hữu Thỉnh đã nhận được giải thưởng thơ ASEAN 1999.
Với nhiều giải thưởng văn học có giá trị, Hữu Thỉnh là nhà thơ có sức
tìm tịi sáng tạo nghệ thuật bền bỉ. Ơng ln có những khám phá mới, thú vị
5

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

trên con đường nghệ thuật. Thơ ơng có chiều sâu về nội dung, giàu chất thơ
và tính nhạc nên đã tạo sự lơi cuốn và thu hút đối với bạn đọc. Trong bài viết
“Đọc đường tới thành phố” của Vũ Quần Phương in trên Tạp chí Văn nghệ
số 43, năm 1997 đã phát hiện “Hữu Thỉnh khơng xây dựng những tính cách
hồn chỉnh, anh chỉ dừng lại đi sâu vào một vài tâm trạng, một vài mẫu
người. Phần xúc động nhất và tạo nên tầm khái quát của trường ca chính là
những người mẫu đó … Câu thơ Hữu Thỉnh chỗ này là những câu hay nhất
của trường ca ”[53,12]. Thiếu Mai cũng có những nhận xét khá tinh tế về
nhiều phương diện trong bài viết “Đọc Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh
“Cảm xúc dạt dào, phong phú và mạnh mẽ là chỗ mạnh của Hữu Thỉnh …
Trong lòng cuộc chiến đấu chống Mỹ vĩ đại của nhân dân, Hữu Thỉnh thường
nghĩ về những vấn đề lớn lao của đất nước, của thời đại. Anh khao khát thơ
mình phản ánh và lý giải được những điều đó... Thành cơng chủ yếu nhất của
Hữu Thỉnh cũng chính là thể hiện vừa sâu, vừa tinh, vừa khái quát, vừa tỉ mỉ
chi li những tình cảm, những suy ngẫm của người chiến sĩ trong cuộc chiến
đấu chống Mỹ. Cái vững của ngòi bút Hữu Thỉnh là miêu tả trực diện những
tổn thất mà tác phẩm vẫn khơng chìm xuống trong khơng khí bi đát, trái lại
vẫn thấy được xu thế tiến lên của cuộc chiến đấu…”[38,12].
Qua sự sàng lọc của thời gian, các tác phẩm của ơng vẫn tìm được chỗ
đứng trong lịng độc giả và lọt vào “con mắt xanh” của những nhà nghiên
cứu. Trần Mạnh Hảo viết về tập thơ “Thư mùa đông” với bài viết “Thư mùa
đông của Hữu Thỉnh” in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 4, năm 1996. Ở
bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra những nét đặc sắc, mới lạ, đầy xúc cảm
được thể hiện bằng những lời thơ ngắn, kiệm lời trong “Thư mùa đông” qua

đó khẳng định sự sáng tạo trong lời thơ Hữu Thỉnh. Đặc biệt bài viết đã phát
hiện ra chất dân dã, sự đan xen giữa những nét hồn nhiên với những suy ngẫm
đầy tính triết lý cùng nỗi cơ đơn, đau buồn mà Hữu thỉnh gửi gắm trong tập
6

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

thơ. Trong Tạp chí Văn học số 12 năm 1999 với bài “Thơ Hữu Thỉnh, một
hướng tìm tịi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại” Lý Hoài Thu đã chỉ ra nét
hấp dẫn kì lạ trong thơ Hữu Thỉnh được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa yếu tố
truyền thống và yếu tố hiện đại, thể hiện rõ ý thức luôn biết chủ động “khai
thác cái hay, cái đẹp của dân gian, của dân tộc, vừa biết dồn tâm lực, tài
năng cho việc tìm kiếm sáng tạo cái mới”. Cộng với đó, thơ Hữu Thỉnh rất
mạnh yếu tố cảm giác, trực quan. Chính điều này đã tạo ra sự mặn mà nhưng
cũng đầy cá tính trong thơ ơng. Những đánh giá sắc bén của tác giả Lý Hoài
Thu cũng thống nhất với nhận định của tác giả Nguyễn Trọng Tạo về thơ Hữu
Thỉnh. Trong cuốn “Văn chương cảm và luận” in năm 1998, tác giả này đã có
bài viết “Hữu Thỉnh, thành phố hồn quê”, tác giả viết “hồn thơ Hữu Thỉnh là
sự sum xuê của cây cối từ đất mà lên”, “Hữu Thỉnh viết về đời sống bằng một
thứ văn hoá nhà quê thật đẹp và thật ngộ”. Và chính sợi dây “văn hố nhà
q” vơ hình ấy đã phần nào níu giữ Hữu Thỉnh đứng được trong nền thơ
hiện đại bộn bề xáo trộn ngày nay. Bài viết của Lưu Khánh Thơ: “Hữu Thỉnh
một phong cách thơ sáng tạo” đăng trên Tạp chí Văn học (sau này được tập
hợp trong cuốn Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại năm 2005)
đã khẳng định phẩm chất thơ Hữu Thỉnh và nhấn mạnh truyền thống dân tộc

trong cách ví, cách nói đặc biệt trong cách tư duy, liên tưởng độc đáo của nhà
thơ đồng thời chỉ ra “sự đằm thắm, đơn hậu” và “chìm lắng u thương”
trong hồn thơ Hữu Thỉnh. Nguyễn Đăng Điệp với bài “Hữu Thỉnh và q
trình tự đổi mới thơ” đăng trên Tạp chí Văn học số 9, năm 2003 đã đi sâu vào
những quan niệm và ý thức đổi mới thơ ca của Hữu Thỉnh đã “đưa thơ về với
cuộc sống thường nhật”, khám phá bí ẩn thẳm sâu trong tâm hồn con người
bằng những suy tư chân thật tự đáy lịng mình. Hữu Thỉnh là thi sĩ của những
câu thơ đầy ma lực, nó như lơi dắt người đọc thơi miên trên các thi liệu dân
gian. Hành trình đổi mới thơ ơng cịn thể hiện ở việc đào sâu hơn nữa chất suy
tư trước đây để tạo nên một kiểu kết tinh mới.
7

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Ngồi ra cịn có nhiều bài viết khác như “Đồng cảm và sáng tạo”,
“Thực và ảo trong thơ Hữu Thỉnh”(Lý Hoài Thu),“Mấy ghi nhận về thơ
người lính của Hữu Thỉnh” (Trường Lưu), “Hữu Thỉnh gửi Thư mùa đông”
(Thanh Thảo), “Đọc Thư mùa đông ấm áp cõi lòng” (Mai Trang), “Quan
niệm thơ Hữu Thỉnh” (Phạm Quang Trung), “Hữu Thỉnh – nhà thơ và phía
khuất lấp cuộc đời” (Hồi Anh)… Đó là những ý kiến q báu mang tới cho
chúng tơi cái nhìn khách quan và sâu sắc về thơ Hữu Thỉnh.
Tiếp nối những cơng trình đã có, luận văn đi vào nghiên cứu, tìm hiểu
“Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” để có một cái nhìn tồn diện về q
trình sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh. Trên cơ sở đó người viết mong góp
tiếng nói nhỏ bé của mình cùng với các bài viết, các cơng trình nghiên cứu đã

có để khẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn sự nghiệp thơ Hữu Thỉnh.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu “Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” nhằm phát hiện ra
những tìm tịi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh và tính khu
biệt thơ Hữu Thỉnh so với các cây bút cùng thế hệ. Từ đó khẳng định vị trí,
phong cách thơ Hữu Thỉnh và những đóng góp của ơng đối với nền thơ ca
hiện đại Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu những thành tố quan
trọng làm nên đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Trong đó người viết tập
trung khảo sát về con người, về hiện thực cuộc sống cùng những phương thức
biểu hiện của đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh qua cả hai giai đoạn sáng
tác của Hữu Thỉnh.

8

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi khảo sát những sáng tác của
Hữu Thỉnh đã được xuất bản.
- Âm vang chiến hào (Thơ, in chung).
- Đường tới thành phố (Trường ca).
- Từ chiến hào tới thành phố (Trường ca-thơ ngắn).

- Thư mùa đông (Thơ).
- Trường ca biển.
- Thương lượng với thời gian (thơ).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về tâm lý học sáng tạo văn học, lý luận về thơ, trong
luận văn này để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số
phương pháp chính sau đây:
4.1. Phương pháp hệ thống.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
4.3. Phương pháp thống kê, phân loại.
4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh và hướng tiếp cận.
Chương 2: Cách tiếp cận đời sống và hệ thống hình tượng tiêu biểu
trong thơ Hữu Thỉnh.
Chương 3: Cách tổ chức tác phẩm thơ Hữu Thỉnh.

9

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
THƠ HỮU THỈNH VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN

1.1. Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh
1.1.1. Thơ Hữu Thỉnh những năm tháng chống Mỹ và thời kỳ hậu
chiến
Năm 1964 khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc, cuộc
kháng chiến chống Mỹ bước vào thời kỳ mới, gay go, căng thẳng, khốc liệt và
dữ dội. “Chiến tranh càng mở rộng, càng ác liệt, thơ càng mở rộng kích
thước phát triển” [44,117]. Thời kỳ này thơ được coi là một mũi nhọn, có
tính xung kích nhất, lên tiếng kịp thời trước mọi biến cố lịch sử. Mặt khác thơ
nối liền tình cảm suy nghĩ của mỗi người thành tiếng nói cảm thơng chung,
trở thành nhịp đập chung của trái tim tồn dân tộc. Thơ có mặt khắp mọi nơi
trong cuộc chiến tranh đầy đạn bom, khói lửa. Thơ hồ theo dịng người, theo
những đồn qn “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, trong ba lô hành quân ra
trận, trong những đêm liên hoan văn nghệ, trên các tờ báo liếp “lịch sử thơ ca
dân tộc chưa từng biết đến thời kỳ nào mà thơ lại có được một cuộc sống
phong phú và sôi nổi đến thế” [44,117]. Chỉ trong vịng 10 năm (1965 - 1975)
đã có tới bốn cuộc thi thơ diễn ra trong khơng khí sơi sục bom đạn nhưng
cũng vô cùng náo nhiệt bởi những chiến công vang dội của quân và dân ta ở
hai miền Nam Bắc. Thơ đã bám sát hiện thực cuộc sống và phản ánh trung
thành những sự kiện lớn lao của đất nước, phản ánh tinh thần chiến đấu dũng
cảm, hi sinh qn mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thơ đã ghi lại nhiều
hình ảnh về con người, đất nước trong những năm tháng lịch sử không thể
nào quên. Đây là thời kì “thơ quần chúng nhất là thơ bộ đội phát triển mạnh”
[44,118]. Nối tiếp truyền thống thơ báng súng của những anh vệ quốc trong
10

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

kháng chiến chống Pháp, những người lính chống Mỹ “lại viết bài thơ trên
báng súng” (Hồng Trung Thơng). Bức tranh tồn cảnh về cuộc kháng chiến
anh dũng của dân tộc sẽ khuyết đi một mảng nếu thiếu vắng tiếng thơ của
những nhà thơ trực tiếp cầm súng, xông vào trong lửa đạn, từng giờ, từng
phút đối mặt với cái chết để nói về chiến tranh, để tự nói về đồng đội của
mình. Chính hồn cảnh lịch sử cụ thể đó dẫn tới sự hình thành, xuất hiện của
một lớp nhà thơ trẻ chống Mỹ.
Nhìn vào diện mạo chung của đội ngũ các nhà thơ trẻ chống Mỹ, ta
thấy rõ một điều chưa bao giờ dân tộc ta có một đội ngũ nhà thơ và người làm
thơ đông đảo, sung sức như vậy. Tuy nhiên, thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ
chống Mỹ chỉ thật sự xuất hiện khi họ ý thức được tiếng nói riêng, giọng điệu
riêng của thế hệ mình. Khát vọng cao đẹp về Tổ quốc, nhân dân, về thế hệ
mình đã trở thành ý thức nghệ thuật, trở thành nhu cầu, là sự thôi thúc bên
trong của các nhà thơ trẻ. Hữu Thỉnh cũng như nhiều nhà thơ khác luôn ý
thức sâu sắc về vị trí, vai trị của thế hệ mình, sự xuất hiện kịp thời, đúng lúc
của thế hệ mình:
Khơng có sách chúng tơi làm ra sách
Chúng tơi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
(Đường tới thành phố)
Và mỗi nhà thơ bằng phong cách riêng của mình đã đem đến một cái
nhìn, một cách cảm nhận riêng về cuộc chiến tranh, con người, cuộc đời, nói
lên được một phần hiện thực lớn lao của đất nước. Cái nhìn của Phạm Tiến
Duật hướng về cái sôi động, xô bồ, lãng mạn như chính nhà thơ đã từng tâm
sự: “Nếu khơng có cuộc sống với những con người đa dạng, ồn ào, bao
quanh với xô bồ với chi tiết trôi chảy từng phút, từng giờ, thì hình như tơi
khơng có thơ” [64,141].
11


Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Với Hữu Thỉnh ngày 29/6/1963 là ngày đáng ghi nhớ. Đó là ngày
chàng trai tuổi 21 vào bộ đội và được học lái xe tăng. Cuộc đời người lính
tưởng ngắn ngủi, chóng vánh ai ngờ nó đã gắn bó với Hữu Thỉnh gần 27 năm.
Từ người lính Hữu Thỉnh đã bước vào thi ca bằng sự trong trẻo và tràn đầy
nhiệt huyết. Bàn chân người lính – nhà thơ Hữu Thỉnh đã trải qua “chiến
trường đường 9 Nam Lào, Khe Sanh, Quảng Trị, Tây Ngun, chiến dịch Hồ
Chí Minh với tư cách là phóng viên mặt trận …”[90,3]. Được sống chiến đấu
và cầm bút trong những năm tháng cam go, khốc liệt và bão lửa nhất của cuộc
chiến tranh thơ Hữu Thỉnh đã chạm vào luồng xiết của đời sống dân tộc và
thể hiện một cách sống động qua hồn thơ nhạy cảm của người lính lái xe tăng.
Bằng con mắt của người trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận, Hữu Thỉnh chú ý
nhiều đến sự kiện đời sống chiến tranh, khơng khí chiến tranh, cảm nhận và
cách nhìn về chiến tranh. Những sự kiện này ln mang sức nặng biểu cảm và
có giá trị thuyết phục bởi tính chân xác của nó qua những trải nghiệm thực sự,
hết mình của người lính. Cái nhìn đối với hiện thực ấy gọi là “thi pháp xác
thực” “thi pháp của người trong cuộc” [51,37].
Hữu Thỉnh bộc bạch: “Tôi và bạn bè trong lớp những nhà thơ chống
Mỹ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những nhà thơ cách mạng lớp đầu và các nhà
thơ kháng chiến chống Pháp. Như là sự sắp đặt lịch sử, về sau này hành trình
thơ của chúng tơi cũng giống như các anh. Bối cảnh thì khác, quy mơ và tính
chất ác liệt cũng khác nhưng tinh thần dấn thân và nhập cuộc vẫn là một. Một
cuộc dấn thân để tìm thấy sự kết hợp hài hoà giữa chủ thể sáng tạo và khách
thể thẩm mĩ. Nói gọn, trong một anh bộ đội có một thi nhân (…) Nhập cuộc

và hành động có địi hỏi phải hy sinh khơng? Có . Đó là có vụn vặt, quẩn
quanh, lạc điệu và nguy cơ cạn kiệt tâm hồn (…) Nhập cuộc và hành động,
được gì? Rất nhiều: Cả một đời thơ. Cuộc sống cho anh bao nhiêu thứ, kể cả
sự đào luyện nghiêm khắc để anh có thể trở thành “Con của vạn nhà” đã là
cái lớn, chiến lược cho cả đời thơ”[90,5].
12

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Có thể nói rằng thơ ca là nguồn suối chảy bất tận trong lòng cuộc sống.
Mỗi nhà thơ có một con mắt nhìn và chiêm cảm khác nhau. Hữu Thỉnh là
người tạo ra gam màu riêng của chất thơ. Hữu Thỉnh miêu tả chiến tranh với
cái nhìn từ trong chiến hào, những câu thơ bật lên từ đời sống hiện thực, từ
cuộc chiến tranh vừa âm thầm, vừa quyết liệt, dữ dội và vô cùng nóng bỏng.
Mảng thơ viết về chiến tranh gồm tập thơ Tiếng hát trong rừng (bài viết sớm
nhất vào năm 1968, bài muộn nhất vào năm 1982), trường ca Sức bền của đất
viết xong vào dịp tết Ất Mão (1975), trường ca Đường tới thành phố viết từ
tháng 8/1977 hoàn thành tháng 4/1978. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về đất
nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Những vần thơ Hữu
Thỉnh khi ca ngợi Tổ quốc đi đơi với việc thể hiện lịng căm thù giặc, tố cáo
tội ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta, những vụ thảm sát và hủy diệt:
Khi bản Đông thành một nấm mồ
Khi hãng Phương Tây đưa tin nhớn nhác…
(Sau trận đánh)
Tập thơ Tiếng hát trong rừng chủ yếu ghi lại cảm xúc của nhà thơ khi

chiến đấu ở Trường Sơn. Những bài thơ ngắn trong tập thơ này có ý nghĩa
như sự chuẩn bị, tạo đà cho các cảm xúc dài hơi của trường ca. Có thể coi Sức
bền của đất là bước trung chuyển từ những bài thơ ngắn sang trường ca dài
hơi và hoành tráng, bao quát một phạm vi rộng lớn đời sống và tâm hồn con
người – trường ca Đường tới thành phố. Trường ca Sức bền của đất có quy
mơ nhỏ gồm 118 câu thơ với ba khúc: Mẹ chiến hào; Đất đai truyền thuyết;
Những đứa con và những bài hát mới đã ghi lại tâm tình của người lính cách
mạng đang giữ chốt. Ở nơi tiền tiêu hàng ngày giáp mặt với quân thù, nhà thơ
suy tư về nguồn gốc sức mạnh của bản thân và đồng đội, sức mạnh nhận từ
lòng mẹ, từ đất đai, từ các thế hệ đi trước, từ cội nguồn văn hóa của dân tộc.
13

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Đường tới thành phố là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành và nở rộ tài năng
về thể loại trường ca, tập trung đầy đủ, hồn thiện nhất những địi hỏi mà thể
loại trường ca cần phải có. Đây là trường ca dài nhất của Hữu Thỉnh gồm 5
chương và 1539 câu thơ, là bản tổng kết chiến tranh bằng thơ ca, cho ta hình
dung chặng cuối cùng đi tới đích tồn thắng của dân tộc trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Nó là bản “tổng phổ” của biết bao cảnh ngộ, cùng những hy
sinh chịu đựng và suy tư trăn trở của nhân dân. Tất cả mọi mảng khối của
hiện thực rộng lớn đó không tồn tại trong trường ca này một cách rời rạc,
chắp vá mà được liên kết gắn bó keo sơn bằng sợi dây cảm xúc và mạch suy
nghĩ, liên tưởng của nhà thơ. Biểu hiện lên bề mặt là chương này gọi chương
kia, khúc này gọi khúc kia; hình tượng này gợi ra để mở ra một hình tượng

khác. Hữu Thỉnh như một người nghệ sĩ tài ba điều khiển một dàn nhạc giao
hưởng thơ với nhiều giọng, nhiều bè mà vẫn mạch lạc, nhất quán, nhuần
nhuyễn.
Từ “cái nôi nghệ thuật” dữ dội, khốc liệt và thơ mộng là Trường Sơn,
hồn thơ Hữu Thỉnh tìm đến những nguồn cảm hứng lớn về Tổ quốc, nhân
dân, về thế hệ những người cầm súng thời chống Mỹ giản dị và trung thực:
Còn ao ước nào hơn
Tự do và đoàn tụ
Vào rừng lấy mật và đẵn gỗ
Thương mẹ và yêu em
Còn hạnh phúc nào hơn Tổ quốc
(Đường tới thành phố)
Mang đặc điểm của một hồn thơ hồn hậu, ham giãi bày, giầu suy tư,
thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh có sự kết hợp nhuần nhị giữa giọng
14

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

chính luận với giọng trữ tình đằm thắm trên dịng chảy ào ạt của sự kiện. Hữu
Thỉnh ln lấy tiêu chí giản dị và trung thực nên khi thể hiện tình cảm của
mình với dân tộc, với đất nước nhà thơ đã tìm đến những sự vật thân quen,
gần gũi và tưởng chừng như rất đỗi bình thường. Trong tâm trí nhà thơ bao
giờ cũng là hình ảnh “trước mặt là Tổ quốc” đây là cái đích để hồn thơ ơng đi
tới và khơng gì có thể thay đổi được.
Thơ ơng thời kỳ này đề cập đến những vấn đề trọng đại của dân tộc, về

tình yêu quê hương đất nước, ngợi ca những con người lý tưởng của thời đại
nhưng theo cách rất riêng của mình. Hình ảnh của Tổ quốc là quê hương, nơi
có những dịng sơng êm đềm chảy, có một sức sống trường tồn. Sức sống của
Tổ quốc được khẳng định bởi có những người con qn mình hy sinh cho dân
tộc để bảo vệ độc lập cho Tổ quốc:
Khi anh hiểu nhân dân, nhân dân đang chia cắt
Yêu Tổ quốc mình, Tổ quốc bị chia đơi
Nỗi đau ấy, góp đời mình để xố
(Đường tới thành phố)
Thơ Hữu Thỉnh ln biểu hiện được một cách tự nhiên về cuộc sống,
điều này tạo nên sức sống cho hồn thơ ông. Trong thơ ơng ln hồ quyện
giữa hiện thực và lãng mạn qua hình ảnh người lính nơi chiến trường:
Nhạc làm trong rừng em hát giữa trường Sơn
Người sốt rét hát cho người sốt rét
(Tiếng hát trong rừng)
Những người lính đã hát với tất cả tâm hồn của tuổi trẻ, đầy nhiệt huyết
và ngập tràn tình yêu thương. Họ hát để truyền đến cho nhau những niềm vui
trong cuộc sống, để cùng nhau vượt lên những khó khăn gian khổ. Những

15

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

năm tháng đó khiến nhà thơ phải thốt lên “Những năm Trường Sơn bạn bè
trong trẻo quá”. Tình đồng đội được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong sinh

hoạt của cuộc sống thường ngày cũng như trong chiến đấu. Tâm hồn của họ
luôn nhạy cảm với thế giới xung quanh. Đó là những gian khổ đã trở thành ký
ức. Đó là những cảnh vật quê hương từ giọt gianh đến chiếc chõng tre, cái dây
phơi… Đó là tình q hương, làng xóm, tình qn dân, đó là hình ảnh người
mẹ, người vợ, người chị… tất cả đều hiện lên rất đỗi thân quen và cũng vô
cùng xúc động.
Thơ viết về chiến tranh và thời kỳ hậu chiến của Hữu Thỉnh thấm
nhuần chất sử thi và cái cao cả, nằm trong giới hạn kiểu nhà thơ trữ tình cơng
dân, thể hiện cái tơi của thi ca cách mạng hiện đại. Mang đặc điểm của một
hồn thơ hồn hậu, giầu suy tư, thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh có kết
hợp nhuần nhị giữa giọng chính luận với giọng trữ tình đằm thắm. Bên cạnh
giọng điệu chủ đạo là sự bổ sung của nhiều của nhiều chất giọng: chân thành
mà bay bổng, sôi nổi, hào sảng mà không kém phần sâu lắng, vừa hướng
mạnh về phía trước, vừa chứa chất đầy kỷ niệm. Chính điều này đã mang đến
cho người đọc những nét đặc sắc, vừa quen vừa lạ. Lạ vì lối nhìn, lối suy nghĩ
có tính chất phát hiện cùng với cách diễn tả độc đáo nhưng lại quen vì cảm
nghĩ của ơng phù hợp với cảm nghĩ của người đọc. Dường như Hữu Thỉnh
đang nói hộ những điều sâu kín trong tâm tư mỗi con người. Có những ưu
điểm này chính là nhà thơ đã đi tận cùng của lịng mình, nắm vững cốt lõi của
vấn đề hiện thực mà mình miêu tả vì vậy dễ nhận thấy thơ ơng chứa đựng một
chiều sâu đáng kể. Đó chính là những yếu tố góp phần tạo nên sự thành cơng
của Hữu Thỉnh.
1.1.2. Thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đổi mới
Sau chiến tranh là thời kỳ bao cấp và giai đoạn đầu của thời “mở cửa”
với nhiều lo toan vất vả. Đất nước trong thời bình nhưng con đường đi đến
16

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

chân trời hạnh phúc cịn nhiều gian nan. Do chính sách, cơ chế bao cấp kéo
dài rồi nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển biến quan hệ yêu tin giữa con
người trước đây thành quan hệ cạnh tranh, lạnh lùng đôi khi tàn nhẫn. Người
lính vừa bước ra từ chiến trường với bao vinh quang của thế hệ bảo vệ đất
nước thì giờ đây chính họ nhận ra những thua thiệt của cuộc đời mình và
chống ngợp trước sự đổi thay lối sống của xã hội. Thơ ca của những nhà thơ
chống Mỹ cứu nước giờ bước sang một lãnh địa khác. Cảm hứng về Tổ quốc,
nhân dân trong chiến tranh chuyển thành cảm hứng về cuộc sống đời thường.
Đồng thời sự bùng nổ của ý thức cá nhân và tinh thần dân chủ cho phép nhà
thơ dễ dàng thể hiện những tình cảm, những tâm sự riêng tư trong những vần
thơ thế sự rất thật và rất mới so với văn học trước đó. Cái tơi trở thành trung
tâm phản ánh của thơ ca. Nhận xét về cảm hứng chủ đạo của thơ trữ tình sau
năm 1975, Vũ Văn Sĩ viết: “Nó hướng tới các mối quan hệ thế sự, hướng tới
số phận riêng lẻ. Các nhà thơ đã đặt lên hàng đầu cái thế giới nội cảm và
những kinh nghiệm sống của mình như một kiểu tư duy và đạt tới sức mạnh
cảm hứng”[32,121].
Bước sang một chặng đường phát triển mới của đất nước, giờ đây cuộc
sống lại trôi theo một dòng chảy đầy biến động, thơ Hữu Thỉnh lại mang đến
cho bạn đọc một nguồn cảm hứng và phong cách sáng tạo mới. Đó chính là
nguồn cảm xúc phong phú trong cuộc sống đã thổi vào thơ ông nhưng vẫn
Hữu Thỉnh ấy, chân thành và đa cảm, giản dị mà tinh tế. Gần mười lăm năm
tìm đoạn đường phát triển tiếp theo cho thơ mình để cùng một lúc ông đã cho
ra mắt hai tập thơ “Trường ca Biển” và “Thư mùa đông” và tiếp theo là tập
thơ “Thương lượng với thời gian” đã đánh dấu và khẳng định thơ Hữu Thỉnh
trong nền thơ đương đại Việt Nam. Những sáng tác của Hữu Thỉnh trong thời
kỳ này đã thể hiện cách nhìn nhận đánh giá cuộc đời với những suy ngẫm của

một con người đang trăn trở trước cuộc sống đầy những thử thách khó khăn.
17

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Ở những tập thơ này hồn thơ Hữu Thỉnh đi vào những cuộc đối thoại
với cái vô cùng, với cõi trần thế và chứa đựng cả trong đó nỗi cơ đơn. Thơ
ơng đã mang nét của sự từng trải trong cuộc sống nên đã mất đi sự hồn nhiên
nhưng đạt tới triết lý nhân sinh sâu sắc. Trong cái tơi trữ tình của Hữu Thỉnh
vẫn có cái tơi người lính và có cả cái tơi cá nhân cơ đơn, xót xa, nhiều lo âu
và dự cảm đau buồn trước cuộc sống đô thị hiện đại nhưng đậm nét hơn cả là
một cái tơi hịa vào cái chung của dân tộc. Đó chính là phẩm chất đầu tiên của
nhà thơ chân chính. Tiếp nối đề tài về vận mệnh Tổ quốc, hình tượng người
lính vẫn được nhà thơ ngợi ca, vận mệnh Tổ quốc vẫn được nhà thơ đề cập
đến nhưng từ một góc nhìn mới, từ một cảm quan nghệ thuật mới.
Trong Trường ca Biển nhà thơ tiếp nối đề tài vận mệnh Tổ quốc và xen
vào đó cịn là tình cảm q hương, tình cảm gia đình và những tình cảm cá
nhân trong tâm hồn những người lính. Trường ca Biển vẫn cịn tia hồi quang
quá khứ vinh quang của người lính khi họ được tái hiện trong “hành trình đi
tới biển”, trải qua một tuổi thơ cay đắng sống dưới chế độ cũ, tuổi trẻ sung
mãn có mặt trên trận tuyến đánh Mỹ Ngụy. Và khơng phải đã tắt hẳn trong đó
âm hưởng bi hùng khi tái hiện cuộc sống đầy gian khổ và bất trắc của người
lính khi được nhân dân trao nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng
của Tổ quốc trong vai trị người lính đảo. Nhưng điểm khác quan trọng trong
nội dung phản ánh của Trường ca Biển là số phận cá nhân người lính cách

mạng, về cơ bản đã có ý nghĩa độc lập nhưng “họ đang bơi trên số phận của
mình”. Họ chịu đựng sự hi sinh trong cảm giác thiệt thòi như những “dịng
sơng hóa thạch” dưới đáy biển khơi. Khác với thời chống Mỹ giờ đây họ
sống cùng gian lao lịng khơng thanh thản. Họ phải gồng mình lên cố lấp đi
cái khoảng trống trong tâm hồn, nỗi đắn đo giữa được và mất, giữa cống hiến
và hưởng thụ, giữa hi sinh và cái giá phải trả cho sự hi sinh:
18

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

Chúng tôi là những người lính đảo thời bình
Phải gồng mình cả khi n tĩnh nhất
Để chống lại cái khoảng trống kia
Cái khoảng trống chực len vào đồng đội
…Cái khoảng trống lạnh tanh vô nghĩa
Cáo ngay trong chính bản thân mình
(Trường ca Biển)
Trường ca Biển là hành trình đi tới biển cùng với những gian lao của
người lính thì Thư mùa đơng và Thương lượng với thời gian là hành trình đi
“tìm người”, tìm trong thất vọng rồi hy vọng những giá trị nhân bản mà cuộc
sống xô bồ trước mắt làm mờ đi, chìm lấp đi. Những giá trị ấy là hạnh phúc,
là sự đồng cảm, là tình yêu thương giữa con người với con người. Cảm hứng
chủ đạo ở mảng thơ viết về chiến tranh là cảm hứng sử thi, cảm hứng trước
cái cao cả, trong niềm say mê khẳng định tình yêu lớn, lẽ sống lớn thì cảm
hứng chủ đạo trong thơ viết về cuộc sống thời bình là cảm hứng đời tư – thế

sự, mang theo nỗi đắng cay của thế sự, niềm bâng khuâng trước sự đổi thay,
nỗi cô đơn trăn trở trước số phận con người mà chưa tìm thấy tri âm, tri kỷ.
Thơ Hữu thỉnh thời kỳ này phản chiếu cuộc sống thường nhật, trở về
cuộc sống đời thường, những nhìn nhận về tình đời, về lẽ sống, về thân phận
cá nhân trong cõi nhân gian đôi lúc phải tìm về nương tựa vào những giá trị
truyền thống. Với một loạt các bài: Nghe tiếng cuốc kêu, Hạnh phúc, Tự thú,
Người bộ hành lặng lẽ, Năm tháng trên vai…đã thể hiện rõ xu hướng hiện
thực, đời thường hóa. Cái tơi của nhà thơ ln trăn trở, nghĩ suy, tự vấn về
nhân tình thế thái và về bản thân. Dường như cùng với thời gian và sự trải
nghiệm của cuộc đời cái tôi ấy càng trở nên tỉnh táo và duy lý hơn trong cách
19

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

nhìn đời, nhìn người. Hữu Thỉnh luôn thường đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều giả
thiết để tự mình chất vấn, ngẫm ngợi và nhiều khi bỏ ngỏ để bạn đọc cùng suy
ngẫm:
Nguyễn Du viết Kiều hơn hai trăm năm
Gió vẫn lạnh trên vai người phận bạc
Chèo Quan Âm trẻ già đều thuộc
Nỗi oan khuất ở đời nào đã chịu vơi đâu
(Mười hai câu)
Trong lời thơ của mình nhà thơ ln có những cảm xúc, trăn trở suy tư
bởi những ước vọng của những tâm hồn lớn từ bao thế hệ trước đó. Tác giả
thấy dường như những bất hạnh vẫn còn ở trên đời khơng phải một thế hệ có

thể làm được mà nó tồn tại như một vấn đề nhức nhối qua nhiều thế hệ. Chỉ
có “Mười hai câu” mà tác giả đã hướng người đọc cảm nhận từ quá khứ đến
hiện tại, từ cụ thể đến khái quát. Quy luật của tự nhiên là vậy, không phải cứ
những điều con người mong muốn đều có thể đạt được. Dường như Hữu
Thỉnh cũng nhận thức được điều đó, có thể nhà thơ khơng nói rõ ý nghĩ của
mình một cách rõ ràng nhưng chúng ta thấy rằng thơ ông luôn là những chùm
trái ngọt với người đọc, với cuộc sống:
Nho biết vậy buông những chùm quả ngọt
Đến tay người gấp gáp trước mùa đông
(Mười hai câu)
Trong những sáng tác của thời kỳ trước đề tài tình yêu cũng được Hữu
Thỉnh đề cập đến nhưng đó mới chỉ là những hình ảnh thấp thống, xen kẽ,
chưa có những tứ thơ trọn vẹn về đề tài tình u nhưng đã cảm hố lịng
người bởi dư vị cay đắng, xót xa. Thời kỳ này Hữu Thỉnh đã có những tứ thơ
20

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

riêng, những bài thơ tình trọn vẹn cũng đem đến những rung động trong sâu
thẳm tâm hồn nhà thơ:
“Anh phải nói vịng vo anh yêu biển
Anh yêu trời để thú nhận yêu em
(Tạm biệt Sầm Sơn)
Hữu Thỉnh có cách cảm nhận tình u thật xúc động, đằm thắm, có cái
gì vừa xưa cũ, vừa hiện đại rất riêng trong thơ ơng. Có lẽ xưa cũ là phần văn

hố, tính cách dân tộc, là “nếp cảm, nếp nghĩ của anh cũng gần gũi với diễn
biến tình cảm, sức chịu đựng và ứng xử của con người Việt Nam”[26,56].
Cách thể hiện vừa tinh tế, vừa chân thành. Lời thơ vừa êm dịu vừa như lời
tâm sự, bộc bạch nỗi lịng mình. Ơng lấy cái mênh mơng của biển cả với mây
trời, sóng nước và gió trăng để thi vị hoá những cảm xúc, thể hiện những khát
vọng của tình yêu. Trước biển nhà thơ cảm nhận sự trống vắng, cơ đơn vơ tận
của lịng mình và đưa ra triết lý tình yêu của riêng mình:
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút cũng cơ đơn
Gió khơng phải là roi mà vách núi phải mịn
Anh khơng phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
(Thơ viết ở biển)
Tâm hồn ấy đã đưa cả trời biển để nói hộ tâm tư tình cảm của mình.
Cảm xúc của Hữu Thỉnh như nước vỡ bờ tràn cả ra ngoài trang giấy bằng lối
21

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

suy tưởng lãng mạn, lấy mơ mộng mà nghĩ ngợi, lấy cái hư diễn đạt cái thực.
Hữu Thỉnh đã đưa đến cho bạn đọc những khám phá mới, những luồng rung
cảm xúc động sâu thẳm trong tâm hồn, một khía cạnh hồn tồn mới mẻ trong
tình u và đã cảm hóa được lịng người. Ngịi bút của Hữu Thỉnh tinh tế và

thanh thốt, phong phú mà nhẹ nhõm, bộc lộ khả năng tự phân tích cảm giác,
cảm xúc của mình một cách tỉ mỉ, tinh tường. Chất trí tuệ trong thơ ơng khơng
chỉ quy tụ ở vẻ đẹp của những suy tưởng mà còn bộc lộ trong cảm xúc và hình
ảnh thơ. Thơ Hữu Thỉnh tiêu biểu cho một hướng đi nhiều triển vọng, giầu sức
sống như một mạch nguồn không cạn giữa một nền thơ thời kỳ đổi mới.
Chủ nghĩa nhân văn luôn luôn và mãi mãi là chuẩn mực đánh giá hàng
đầu, quan trọng bậc nhất cho mọi giá trị văn học. Điều này được hình thành
trong quá trình sáng tác và tiếp nhận văn học. Nhưng chủ nghĩa nhân văn ở
mỗi thời kỳ lại có sự thay đổi và vận động. Khi đất nước có giặc ngoại xâm,
tinh thần yêu nước, lòng quả cảm đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc và
giải phóng dân tộc là biểu hiện cao nhất là kết tinh của chủ nghĩa nhân văn.
Khi đất nước hịa bình, chủ nghĩa nhân văn thể hiện qua khát vọng và ý chí
phấn đấu cho hạnh phúc thật sự của nhân dân, cho tình người cao đẹp, sự
chiến thắng của cái thiện. Chính vì vậy, nhân vật trung tâm của văn học Việt
Nam đương đại là con người đang trăn trở, vật lộn đấu tranh quyết liệt giữa
cái đẹp và cái xấu, giữa chính và tà, giữa ngay thẳng và gian dối, giữa tiến bộ,
dân chủ và phản tiến bộ, phản dân chủ.
Quan niệm như vậy sẽ thấy hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh là hành
trình của người chiến sĩ trong cuộc đấu tranh cho lẽ sống cao cả của con
người thời đại đi vào dòng chảy chính của chủ nghĩa nhân văn, mặc dù biểu
hiện ở mỗi giai đoạn có khác nhau. Đây cũng là hành trình nhịp bước cùng
với xu thế chung của thơ ca hiện đại Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
22

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh


1.2. Hướng tiếp cận đặc điểm nghệ thuật từ góc độ tâm lý học sáng tạo
1.2.1. Nguồn cảm hứng sáng tạo
Đã từ rất lâu các nhà lý luận văn học đều cho rằng cảm hứng đã góp
phần làm nên sức mạnh kỳ diệu của nghệ thuật. Cảm hứng như một sức mạnh
vơ hình làm biến đổi thế giới tâm tình, khơi gợi những tình cảm mạnh mẽ,
thúc đẩy nghệ sĩ sáng tạo và tạo lập những thế giới nghệ thuật độc đáo.
Bêlinxki coi: “Cảm hứng là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những
tác phẩm đích thực”[36,38].
Arixtốt trong Nghệ thuật thi ca cũng khẳng định: “Có say mê nồng
nhiệt mới có khả năng rơi vào sự đắm đuối ngây ngất” và “chỉ có người nào
xúc động thật sự mới làm người khác xúc động, chỉ có người nào phẫn nộ mới
làm người khác phẫn nộ mà thôi” [1,22]. Là bộ phận quan trọng hình
thành nên nội dung tác phẩm, cảm hứng biểu hiện cao độ mãnh liệt của sự đánh
giá đối tượng nhận thức, phản ánh. Cảm hứng được coi là linh hồn của bài thơ.
“Cảm hứng chính là thời điểm mà sự sống bên trong đã tích tụ, ấp ủ, lên men
sáng tạo, thời điểm mà ngọn lửa thơ ca bùng cháy”[64,49].
Cảm hứng bắt nguồn từ cuộc sống. “Cuộc sống sẽ nuôi dưỡng và bồi
đắp cảm xúc của người nghệ sĩ ln tươi mát càng thêm phong phú”[61,51].
“Đó là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt tác phẩm nghệ
thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác
động đến cảm xúc của người tiếp nhận tác phẩm”[36,38]. Như vậy cốt lõi của
nguồn cảm hứng sáng tạo là tư tưởng, là quan niệm của nhà thơ về thế giới.
Nhưng nguồn cảm hứng sáng tạo và tư tưởng của một tác giả không phải là
những khái niệm chung chung trừu tượng hay những cảm xúc vụn vặt mà hố
thân trong thế giới hình tượng nghệ thuật của nhà thơ.
23

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh

1.2.2. Hệ thống hình tượng tiêu biểu
Con người sống trong tự nhiên và trong xã hội bao giờ cũng phải tiếp
xúc với thế giới xung quanh. Quá trình tiếp xúc với thế giới là khởi nguồn của
nhận thức. Nhận thức là một quá trình gồm nhiều giai đoạn mà giai đoạn đầu
tiên là trực quan sinh động, là sự cảm thụ trực tiếp thế giới bằng các giác
quan. Cảm thụ là hoạt động tâm lý tiếp nhận trực tiếp sự tác động của thế
giới. Đầu tiên là những tác động vật lý, ánh sáng, âm thanh, hình khối, màu
sắc, mùi vị … Cảm thụ cũng là một hình thức nhận thức thế giới mang đậm
tính chủ quan, phản ánh mối quan hệ giữa con người và thế giới hay nói như
các nhà triết học phương Đông là quan hệ giữa tâm và vật. Từ những cảm
nhận, tri giác về thế giới nhà văn sáng tạo ra một thế giới mới - thế giới nghệ
thuật. Trong thế giới ấy, cư dân quan trọng nhất là hình tượng nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh và tái
tạo hiện thực riêng biệt vốn có và chỉ có trong nghệ thuật. Nó là hạt nhân của
cấu trúc chỉnh thể, là yếu tố duy nhất có thể làm sống lại một cách cụ thể và
gợi cảm những sự vật, những hiện tượng đáng làm ta suy ngẫm về tính cách,
số phận, về lẽ đời, tình người. Với ý nghĩa này, hình tượng “vừa là sản phẩm
sáng tạo của người nghệ sĩ vừa là con đẻ của hiện thực khách quan”[9,27].
Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện hoặc
tái tạo một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật. Tái hiện cuộc sống
nhưng hình tượng nghệ thuật khơng sao chép ngun xi những hiện tượng có
thật ngồi đời mà tái hiện có chọn lọc, sáng tạo. Việc tái hiện có sự lựa chọn
càng cao thì hình tượng có giá trị khái quát càng lớn. Giá trị này này không
phụ thuộc vào số lượng chi tiết nhiều hay ít mà chính là ý nghĩa của nó. Đơi
khi hình tượng nghệ thuật chỉ cần vài chi tiết ít ỏi cũng có thể để lại ấn tượng

khó phai mờ trong lòng người đọc. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan
trọng của hình tượng nghệ thuật. Nó làm cho thế giới hiện thực hiện lên sống
24

Hà Thị Anh – Cao học Văn K54

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×