Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.29 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

BÙI THỊ HOÀNG OANH

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN CẤP HUYỆN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI
(QUA NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN HUYỆN THẠCH HÀ –
TỈNH HÀ TĨNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Chính trị học

Hà Nội – 2013

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

BÙI THỊ HOÀNG OANH

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN CẤP HUYỆN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI
(QUA NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN HUYỆN THẠCH HÀ –
TỈNH HÀ TĨNH)



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Duy Thông

Hà Nội – 2013

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn
khơng trùng với các cơng trình khác.

Tác giả luận văn

Bùi Thị Hoàng Oanh

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:....................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn......................................................................................... 8
7. Kết cấu luận văn................................................................................................... 9
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÁO CÁO VIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI
NGŨ BÁO CÁO VIÊN .......................................................................................... 10
1.1. Bản chất của tuyên truyền và tuyên truyền miệng ...................................... 10
1.1.1. Bản chất của Tuyên truyền........................................................................... 10
1.1.2. Vai trò, ưu diểm và hạn chế của Tuyên truyền miệng ................................ 18
1.1.3. Những chủ trương của Đảng trong việc tăng cường và đổi mới công tác
tuyên truyền miệng ................................................................................................ 24
1.2. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên đối với công tác tuyên truyền miệng ..... 29
1.2.1. Báo cáo viên .................................................................................................. 29
1.2.2. Chức năng của đội ngũ báo cáo viên đối với công tác tuyên truyền miệng
trong giai đoạn hiện nay ......................................................................................... 31
1.3. Một số yêu cầu đối với Báo cáo viên trong tuyên truyền miệng trong giai
đoạn hiện nay.......................................................................................................... 36
Chương 2: THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN CẤP HUYỆN Ở HUYỆN THẠCH HÀTỈNH HÀ TĨNH ..................................................................................................... 39
2.1. Thực trạng Báo cáo viên cấp huyện (qua thực tế huyện Thạch Hà)............. 39
2.1.1. Thực trạng hoạt động của Báo cáo viên hiện nay....................................... 39
2.1.2. Thực trạng Báo cáo viên Đảng bộ huyện Thạch Hà .................................. 44
iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



2.2. Những đòi hỏi khách quan và những tiêu chuẩn cần có của Báo cáo viên ở
huyện Thạch Hà ..................................................................................................... 56
2.2.1. Có trình độ văn hố, trình độ chun mơn.................................................. 57
2.2.2. Có phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ lý luận chính trị đạt chuẩn ......... 61
2.3.3. Có kinh nghiệm công tác, năng lực thực tiễn phong phú, linh hoạt ............... 70
2.3.4. Nghệ thuật, kỷ năng trong phương pháp tuyên truyền................................... 74
2.3. Một số kiến nghị nhằm xây dựng đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà
đạt tiêu chuẩn ......................................................................................................... 78
2.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với việc xây
dựng tiêu chuẩn của người Báo cáo viên để nâng cao hiệu quả hoạt động báo
cáo viên huyện Thạch Hà ....................................................................................... 79
2.3.2. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động báo
cáo viên .................................................................................................................... 81
2.3.3. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ báo
cáo viên huyện Thạch Hà ....................................................................................... 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 90

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH

Chủ nghĩa xã hội


BDCT

Bồi dưỡng chính trị

LLCT

Lý luận chính trị

TW

Trung ương

TSVM

Trong sạch vững mạnh

THPT

Trung học Phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong bối cảnh một nước thực dân phong
kiến Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng tháng 8/1945
xây dựng một nước công nông đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á. Đảng ta
tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió của cuộc đấu tranh
dành độc lập dân tộc, chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ; đưa đất nước ta tiến lên con đường xây dựng chế độ Xã
hội chủ nghĩa. Có được thành cơng trong q khứ, hiện tại và tương lai, điều
khẳng định đầu tiên, tiên quyết cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam chính là
sự ra đời của Đảng Cộng sản trên nền tảng lý luận là Chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong q trình lãnh đạo của mình, Đảng ln nhận
thức sâu sắc quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội để có những sự lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng, phù hợp với
lý luận và thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử đã chỉ ra rằng ý
thức xã hội có tác động tích cực, trở lại đối với tồn tại xã hội. C.Mác chỉ ra:
"Vũ khí của sự phê phán cố nhiên khơng thể thay thế được sự phê phán của vũ
khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý
luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó xâm nhập vào quần chúng
[5; Tr.580]. Lênin khẳng định: "Khơng có lý luận cách mạng thì khơng có
phong trào cách mạng" [39; Tr.30]. Xuất phát từ lý luận đó, ngay từ khi mới
thành lập, khi còn là một Đảng còn non trẻ, Đảng ta đã xác định công tác tư
tưởng là mặt trận hàng đầu.
Trong quá trình đấu tranh, bảo vệ thành quả cách mạng, làm trịn sứ

mệnh cách mạng của mình, Đảng khơng những kiên định và nắm vững lý luận
tiên phong, mà còn phải trang bị cho quần chúng lý luận cách mạng tiên
phong đó. Nhận thức cơng tác tư tưởng có vai trò quan trọng trong hoạt động
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lãnh đạo của Đảng, đó là hoạt động truyền bá và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng thế giới quan khoa
học, nhân sinh quan cộng sản, giá trị đạo đức đúng đắn cho cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân.
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập mạnh mẽ, những
thành tựu sau hơn 25 năm đổi mới của Đảng và nhân dân ta đạt được hết sức
to lớn. Đường lối đổi mới của Đảng được thể chế hoá trong phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đưa lại nền chính trị ổn định,
văn hố- xã hội phát triển, quốc phòng- an ninh được giữ vững, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, vị thế của Việt Nam
ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Mặc dù, sự nghiệp đổi mới
đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng nhưng vẫn đang đặt ra cho tồn
Đảng, tồn dân những khó khăn đòi hỏi cần tập trung hơn nữa sức mạnh của
khối đại đồn kết tồn dân tộc. Đó là, nền kinh tế nước ta phát triển chưa bền
vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chậm được cải thiện; văn
hoá- xã hội và các lĩnh vực khác còn chậm phát triển, còn nhiều bất cập; vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế vẫn cịn có chừng mực nhất định. Bên cạnh
đó, những khó khăn, thách thức khó lường của xu thế đa phương, đa cực, bất
ổn chính trị trong khu vực và trên thế giới; phải đương đầu với sự chống phá
điên cuồng của các thế lực thù địch, phản động với âm mưu "Diễn biến hồ
bình" ngày càng trở nên tinh vi nhằm lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,

xoá bỏ chế độ Chủ nghĩa Xã hội. Những xung đột, tranh chấp chủ quyền biển
đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, vũ trang và những biến động phức
tạp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Gần đây vấn
đề về Biển Đơng, vấn đề Triền Tiên, tình hình các nước Trung Đơng đang trở
nên nóng bỏng, tập trung sự quan tâm của dư luận. Tất cả những diễn biến đó
đang từng ngày, từng giờ tác động vào tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Trước những khó khăn, thách thức to lớn như vậy, địi hỏi
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chúng ta phải thường xuyên coi trọng mặt trận tư tưởng bằng sự phối hợp
nhiều kênh tuyên truyền, trong đó cần quan tâm đến việc củng cố, xây dựng
đội ngũ báo cáo viên từ Trung ương đến cơ sở vững mạnh, đủ tiêu chuẩn để
có thể nắm bắt, phản ánh, chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình dư luận xã hội và diễn biến sống động
trong đời sống xã hội để từ đó định hướng tuyên truyền, giáo dục quần chúng
nhân dân thực hiện. Đồng thời, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí
tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân nhằm biến
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực để xây dựng
thành công Chủ nghĩa xã hội.
Huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh là một dải đất ven biển Hà Tĩnh, bao
quanh Thành phố Hà Tĩnh, có Quốc lộ 1A đi qua, là mảnh đất "địa linh nhân
kiệt" có lịch sử thành lập hơn 1005 năm. Thạch Hà có vị trí chiến lược quan
trọng cả về chính trị, kinh tế, văn hố, an ninh quốc phịng. Dù thời kỳ nào
trong quá trình dựng nước và giữ nước, mảnh đất này vẫn là nơi ghi những dấu
ấn lịch sử, là quê hương của các anh hùng, hào kiệt của quê hương, đất nước.
Là cái nôi cách mạng, nơi thành lập Đảng bộ Hà Tĩnh. Người dân Thạch Hà
chủ yếu làm nông nhưng lại được mệnh danh là "đất học" vì vậy có nhiều nhân

vật nổi tiếng thành danh trong lịch sử: Hoàng giáp Nguyễn Hộc, Đại học sỹ
Trương Quốc Dụng, Hồ Phi Chấn, Mai Thúc Loan, Võ Tá Sắt... Thạch Hà cịn
là một vùng văn hố có nét riêng ở Hà Tĩnh. Nơi có nhiều di tích, danh lam
thắng cảnh: Đền Lê Khơi, Tam Tồ Thánh Mẫu, Miếu Ao, nhà cụ Mai Kính,
nhà thờ Lý Tự Trọng. Sau nhiều lần chia tách, hiện nay, huyện có diện tích
313,924 km2, dân số hơn 14 vạn dân, 31 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Với địa
bàn rộng, bị chia cắt, có đồng bằng và miền núi, phân ra 3 vùng Biển ngang,
Tây nam và Bắc Hà, nhiều xã khá xa với trung tâm Thị trấn. Mặt khác, là cửa
ngõ của đơ thị và là huyện đã và đang có nhiều chương trình, dự án trọng điểm
được triển khai trên địa bàn. Sự tác động vừa mang tính tích cực nhưng cũng
mang tính tiêu cực của tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, lối sống đô thị tác
3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


động nhanh chóng đến tâm tư, tình cảm, tâm lý, nhận thức của người dân
Thạch Hà. Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của đất và người
Thạch Hà cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, huyện Thạch Hà đang
ngày càng phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương Thạch Hà giàu đẹp, văn minh,
đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân phải thấm nhuần chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xuất phát từ
thực tiễn trên, huyện Thạch Hà cần xây dựng đội ngũ báo cáo viên huyện hùng
hậu, đủ mạnh để phục vụ cho công tác tuyên truyền triển khai thực hiện nhiệm
vụ địa phương. Thực tế cho thấy, đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà còn
thiếu đồng bộ, thiếu các tiêu chuẩn làm cơ sở để xây dựng, quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ Báo cáo viên cấp huyện. Vì vậy, trong quá trình lựa chọn
đội ngũ Báo cáo viên cấp huyện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ gặp những khó
khăn và đã phần nào làm hạn chế tính hiệu quả cơng tác tuyên truyền trong thời

gian qua.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận về vai trò quan trọng của đội ngũ báo cáo viên
nói chung và ý nghĩa về mặt thực tiễn là cần xây dựng những tiêu chuẩn cho
đội ngũ báo cáo viên của huyện Thạch Hà. Từ đó, áp dụng vào trong quá trình
lựa chọn, xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện, khắc phục được hạn chế
hiện tại là đội ngũ báo cáo viên thiếu thống nhất, đồng bộ về trình độ, năng lực,
tinh thần trách nhiệm...
Nhận thức rõ ý nghĩa và sự cần thiết của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt
động lãnh đạo của Đảng, bản thân tôi được tổ chức phân công đảm nhiệm chức
vụ Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ, hoạt động trong lĩnh vực Tuyên giáo
thấy được yêu cầu, tính cấp thiết của việc nghiên cứu xây dựng những tiêu
chuẩn cho đội ngũ báo cáo viên cấp huyện. Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài “Xây
dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới” (qua nghiên
cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh)" làm luận văn tốt nghiệp Cao học
chuyên ngành Chính trị học.
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cơng tác tun truyền là một trong những nhiệm vụ của công tác tuyên
giáo hiện nay và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên là một bộ phận của công
tác tuyên giáo. Đã có nhiều nhà nghiên cứu về đề tài cơng tác tuyên truyền và
vai trò của đội ngũ báo cáo viên từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Khi nghiên
cứu vấn đề này, tác giả luận văn đã có điều kiện tiếp cận với một số cơng trình,
bài báo nghiên cứu liên quan như sau:
- Cơng trình nghiên cứu của hai tác giả Tô Huy Rứa, Lương Khắc Hiếu
(1994) "Đào tạo cán bộ tuyên truyền bậc đại học theo mô hình mới", Tạp chí
Tư Tưởng - Văn hố. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích những điều

kiện, tiêu chuẩn khá cụ thể của người cán bộ tuyên truyền ở bậc đại học.
- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Hà Đăng (1994), "Đổi mới và tăng
cường hoạt động báo cáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác tư tưởng",
Tạp chí Tư tưởng- Văn hố. Tác giả đã tập trung phân tích vai trị quan trọng
của đội ngũ báo cáo viên cũng như chỉ ra thực trạng hoạt động báo cáo viên
hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp để đổi mới và tăng cường hoạt động báo
cáo viên.
- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Bình (1996), "Phấn đấu
vươn lên ngang tầm những nhiệm vụ công tác tư tưởng trong thời kỳ mới", Tạp
chí Cộng sản. Tác giả đi sâu phân tích vai trị, những khó khăn đang đặt ra cho
cơng tác tư tưởng trong tình hình hiện nay. Từ đó, đề cao vai trò của đội ngũ
Báo cáo viên các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng.
- Bài báo của tác giả Ngô Văn Thạo (2002), "Đổi mới công tác tuyên
truyền miệng và hoạt động BCV trong tình hình mới", Tạp chí Tư tưởng-Văn
hố. Tác giả đã nêu được những khó khăn hiện nay của cơng tác tuyên truyền
miệng và hoạt động báo cáo viên. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng tuyên truyền.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lê (2004), "Nâng cao trình độ
LLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên trong giai
đoạn hiện nay", Luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội. Tác giả tập trung nghiên cứu LLCT và vai trò của nó đối vớí cán
bộ lãnh đạo chủ chốt.
- Tài liệu của tác giả Lương Khắc Hiếu (2008), Nguyên lý cơng tác tư
tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. Là tài liệu được dùng giảng dạy trong

hệ thống Trường Đại học về chuyên ngành Mác-Lênin. Tác giả đã đi sâu
nghiên cứu nhiều khái niệm cơ bản, nhiệm vụ, vai trị của cơng tác tư tưởng
trên quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương, Công tác tuyên giáo ở cơ sở,
NXBLĐ&XH, Hà Nội, 2008. Cuốn tài liệu này tập trung chỉ ra những nhiệm
vụ của cơng tác tun giáo ở cơ sở. Trong đó, nêu rõ vai trò, trách nhiệm của
cấp ủy các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên giáo, xây dựng đội ngũ Báo
cáo viên các cấp.
- Những việc cần làm ngay (2012), Nxb, Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội. Đây là cuốn sách phát hành sau triển khai Nghị quyết TW4 "Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" tập trung chỉ rỏ sự suy thoái về tư
tưởng chính trị của một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân.
- Vũ Ngọc Hoàng (2013), "Tiếp tục đổi mới, nâng cao sức chiến đấu, tính
thuyết phục của cơng tác Tun giáo", Tạp chí Tuyên giáo số tháng 1/2013. Bài
báo này, tác giả đề cập đến vai trò quan trọng của đội ngũ Báo cáo viên, là cầu
nối của Đảng với nhân dân. Từ đó, đề ra những yêu cầu khách quan của việc
tiếp tục đổi mới, nâng cao sức chiến đấu, tính thuyết phục trong công tác Tuyên
giáo và hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên. Bài báo đã đề cập đến yêu cầu của
người báo cáo viên là phải có sức chiến đấu và tính thuyết phục nhưng chưa
xây dựng được những tiêu chuẩn chung, quan trọng, bao quát được hoạt động.
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nhìn chung, các tác giả được liệt kê trên đây chủ yếu nghiên cứu đề tài đội
ngũ báo cáo viên ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Những nghiên cứu lý
luận và thực tiễn của các cơng trình nghiên cứu sẽ giúp làm tài liệu tham khảo
phục vụ nghiên cứu đội ngũ báo cáo viên qua thực tiễn huyện Thạch Hà-tỉnh

Hà Tĩnh. Các cơng trình nghiên cứu đều khẳng định vai trị quan trọng của
cơng tác tun truyền và vai trò đội ngũ báo cáo viên hiện nay. Tập trung nêu
các thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền
và chất lượng báo cáo viên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để xây dựng những tiêu
chuẩn cụ thể cho đội ngũ báo cáo viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới chưa
được quan tâm nhiều. Một số đề tài có nói đến một vài tiêu chuẩn nhưng chưa
có đề tài nào nghiên cứu để đưa ra sự thống nhất, quy định thành bộ tiêu chuẩn
hoàn chỉnh để các tổ chức cơ sở Đảng lấy làm căn cứ lựa chọn đội ngũ Báo cáo
viên. Đối với đề tài về xây dựng đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh thì đến thời điểm này chưa có một đề tài nào nghiên cứu thực trạng cũng
như đưa ra những tiêu chuẩn cần có của đội ngũ Báo cáo viên của địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu thực trạng đội ngũ báo cáo viên cấp
huyện (qua thực tế huyện Thạch Hà) nhằm mục đích:
- Chỉ rõ vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong thực hiện nhiệm vụ là cầu
nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện (qua thực
tế huyện Thạch Hà).
- Xây dựng những tiêu chuẩn cần có của người báo cáo viên cấp huyện.
- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để xây dựng những tiêu chuẩn của
người báo cáo viên cấp huyện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện
(qua thực tế huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) để xây dựng tiêu chuẩn cho đội
ngũ đó.
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện
Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2007 (chia tách huyện) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin: "Vũ khí
của sự phê phán cố nhiên khơng thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực
lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận
cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng".
"Ảnh hưởng của cá nhân và những lời phát biểu tại cuộc họp có ý nghĩa rất
nhiều. Khơng có những cái đó thì khơng có hoạt động chính trị". "Làm cho tư
tưởng xã hội chủ nghĩa và ý thức chính trị thấm sâu vào quần chúng vơ sản".
Tư tưởng Hồ Chí Minh: "Tun truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu,
dân nhớ, dân theo, dân làm". Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về cơng tác tư tưởng, tuyên truyền và tuyên truyền miệng: "Coi đây
là một trong những kênh thơng tin rất quan trọng và có hiệu quả trong các
phương tiện thông tin ở nước ta".
Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng trên cơ sở phương pháp luận chủ
nghĩa duy vật biện chứng cùng với những phương pháp nghiên cứu khoa học
cụ thể là phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học, so sánh, tổng kết
thực tiễn, phương pháp lơgíc-lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm vai trị của đội ngũ báo cáo viên nói
chung và đội ngũ báo cáo viên cấp huyện nói riêng trong sự nghiệp đổi mới và
bảo vệ đất nước. Mặt khác, góp phần xây dựng những tiêu chuẩn cần có của
cán bộ làm công tác tuyên truyền cấp cơ sở; đề xuất một số giải pháp, phương
hướng để xây dựng được tiêu chuẩn đó.
Kết quả nghiên cứu luận văn có thể vận dụng trong thực tiễn giúp cấp uỷ
đảng căn cứ lựa chọn cán bộ làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các Trường chính trị tham khảo và vận dụng
8


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong việc nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm
nhiệm vụ tuyên truyền miệng.
7. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương, 6 tiết, phần kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÁO CÁO VIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ
BÁO CÁO VIÊN
1.1. Bản chất của tuyên truyền và tuyên truyền miệng
1.1.1. Bản chất của Tuyên truyền
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, lịch sử hoạt động tuyên truyền xuất hiện
cùng với sự xuất hiện của ngôn ngữ, ngơn ngữ nói chính là phương tiện truyền
thơng sơ khai nhất, từ trong hoạt động sống của con người, con người trao đổi,
thông tin và hoạt động trở nên có hiệu quả. Sau đó chữ viết ra đời, khắc phục
những hạn chế của ngôn ngữ truyền thông và cũng nhờ đó hoạt động tuyên
truyền được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn. Cùng với sự phát triển của lịch
sử nhân loại hoạt động tuyên truyền ngày càng trở nên rộng rãi và phổ biến,
đáp ứng nhu cầu trao đổi, thông tin của con người.
Khái niệm Tuyên truyền xuất hiện từ rất sớm, đã được các nhà truyền đạo
sử dụng để thuyết phục, lôi kéo những người khác theo đức tin của đạo Kitô.
Sau này, thuật ngữ tuyên truyền được sử dụng một cách rộng rãi nhằm mục

đích tác động đến suy nghĩ, tư tưởng tình cảm của người khác, hướng họ hành
động theo một khuynh hướng nhất định. Tuyên truyền theo tiếng Latinh được
hiểu là sự truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó. Trong q trình sử
dụng, khái niệm tuyên truyền được mở rộng ra đó là sự truyền bá quan điểm, tư
tưởng về chính trị, triết học, khoa học nhằm xây dựng cho quần chúng một thế
giới quan nhất định phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền và kích thích
những hoạt động thực tế phù hợp với thế giới quan ấy.
Công tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cấu thành của công
tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược
trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích
của chủ thể hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần
chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó. Là một hoạt động xã hội
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đặc biệt, điều đó được thể hiện ở chổ cả chủ thể và đối tượng đều là con người,
chính là hoạt động của con người tác động vào con người. Vì vậy, hoạt động
tuyên truyền giữa con người với con người có những nét đặc biệt vừa là chủ thể
truyền bá và vừa là chủ thể tiếp nhận thông tin. Để thực hiện được sứ mệnh cao
cả của lịch sử thì việc truyền bá, phổ biến tư tưởng cách mạng trong xã hội
đóng vai trị quyết định. Chừng nào sự giác ngộ sâu sắc về tư tưởng, quan điểm
của quần chúng nhân dân được thấm nhuần thì chừng đó cách mạng đã tạo nên
được nguồn sức mạnh to lớn.
Việc phân loại tun truyền có thể dựa trên tính chất của hệ tư tưởng mà
nó truyền bá; phân loại theo nội dung tuyên truyền; phân loại theo phạm vi tác
động đến đối tượng; phân loại theo phương thức tác động thì có tuyên truyền
miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại
chúng....

Sự phát triển của tuyên truyền trong lịch sử Việt Nam trước khi có Đảng
gắn liền với sự xuất hiện của chữ viết, sự truyền bá các tư tưởng tôn giáo và
lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đến giai đoạn Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời, hoạt động tuyên truyền được Đảng ta lãnh đạo phát
triển về chất. Hình thức tuyên truyền trong giai đoạn này chủ yếu là tuyên
truyền miệng về chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong phong trào cơng nhân, phong
trào u nước. Mục đích của cơng tác tư tưởng của Đảng ra đời với yêu cầu cần
thiết phải làm cho đông đảo quần chúng nhân dân hiểu được mục tiêu phấn đấu
của toàn Đảng, toàn dân. Trên cơ sở đó, động viên mọi lực lượng trong xã hội
thực hiện các mục tiêu của Đảng, của dân tộc đã lực chọn. Xuất phát từ thực
tiễn, sự nghiệp các cách mạng muốn thành công phải bắt đầu từ việc thay đổi
nhận thức, làm cho tất cả quần chúng nhân dân hiểu được mục đích của Đảng,
phải vận động, thuyết phục, nội dung, cách làm phải hiệu quả, sắc bén. Bên
cạnh đó, Đảng ta cịn sử dụng phương pháp tun truyền khác như sử dụng báo
chí, rãi truyền đơn....Qua từng giai đoạn lịch sử của cách mạng, hoạt động
tuyên truyền được Đảng ta đặc biệt chú trọng và xem đó là một thứ vũ khí sắc
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


bén trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và các thế lực thù địch chống phá
cách mạng Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh tun truyền đó là: "Đem một việc gì
nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu khơng đạt được mục đích đó
là tun truyền thất bại". [18; Tr.162]. Theo Trường Chinh: Công tác tư tưởng
là cơng tác tinh vi nhất vì nó đến tâm tư, tình cảm của con người, nó nắm bắt
được mạch sống của xã hội và có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động và
óc sáng tạo của quần chúng để hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng đề ra. Mỗi
cơ quan lãnh đạo của Đảng cần đi sâu nghiên cứu vấn đề lãnh đạo tư tưởng,
dùng công tác tư tưởng làm địn bẩy để đẩy mạnh mọi mặt cơng tác khác. Tổng

thống Mỹ R.Nicxơn đã viết trong cuốn sách năm 1999 "Chiến thắng khơng cần
chiến tranh" cho rằng: Tồn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch,
viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận
tuyên truyền. Từ đó, chúng ta thấy tác dụng của cơng tác tuyên truyền có sức
mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh ý thức hệ không khoan nhượng hiện nay.
Trãi qua muôn vàn những khó khăn thử thách trong q trình xây dựng và
trưởng thành Đảng ta luôn dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Xét về khía cạnh lý luận, cơng tác tư tưởng của Đảng
là hoạt động có mục đích nhằm phát triển truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, làm cho hệ tư tưởng đó chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã
hội, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho quần
chúng nhân dân, cổ vũ, động viên, tính tích cực, sáng tạo, tự giác của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó được khẳng định từ thực
tiễn, từ những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào
phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam và cho đỉnh cao là việc
thành lập chính Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
"Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng học thuyết chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin" [24;Tr.268]. Vì vậy, Đảng
ta ln đặt cơng tác tun truyền ở vị trí hàng đầu. Tại Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 5 (khoá IX), Đảng ta đã ban hành Nghị quyết: ''Về
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới''. Theo đó,
cơng tác tun truyền của Đảng ta được xác định là hoạt động nhằm truyền bá
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và những tinh hoa văn hoá của nhân
loại... làm cho chúng trở thành nhân tố chi phối, thống trị trong đời sống tinh

thần của xã hội. Công tác tuyên truyền là công cụ để định hướng tư tưởng,
hướng dẫn suy nghĩ và hành động của toàn xã hội, góp phần quan trọng để xây
dựng nền văn hố mới xã hội chủ nghĩa. Qua tuyên truyền để phát huy vai trị
làm chủ, tính tích cực, sáng tạo của quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Tuyên truyền là công cụ sắc bén trong đấu tranh bảo vệ chân lý, chống lại mọi
âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, phê phán các
quan điểm sai trái, lệch lạc, suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước.
Chức năng công tác tuyên truyền mang tính khách quan và được quy định
bởi hệ tư tưởng và mục đích của cơng tác tun truyền. Vì vậy, chức năng công
tác tuyên truyền của Đảng ta gồm mấy chức năng cơ bản sau:
Chức năng thông tin: đây được xem là chức năng cơ bản, đầu tiên của
công tác tuyên truyền. Mục đích của hoạt động này là nhằm đem lại thông tin
mới cho đối tượng nhằm thực hiện mục đích là nâng cao nhận thức, hiểu biết
cho đối tượng được tiếp nhận thông tin. Thực hiện chức năng này, tuyên truyền
mang đến cho đối tượng những thông tin trên phạm trù lý luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phổ biến đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, cung cấp thông tin thời sự trong nước và quốc
tế. Theo Lênin, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền và cổ động là "Làm cho tư
tưởng xã hội chủ nghĩa và ý thức chính trị thấm sâu vào quần chúng vơ sản".
Chức năng giáo dục tư tưởng chính trị: đây là chức năng hết sức quan
trọng của công tác tuyên truyền. Với nhiệm vụ thực hiện việc truyền bá, giáo
dục tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vụ chính trị của đất nước làm cho người dân hiểu sâu sắc và quyết tâm thực

hiện thắng lợi đường lối, chính sách đó. Để hiểu thêm về chức năng này, chúng
ta cần làm rõ khái niệm tư tưởng và chính trị:
Khái niệm tư tưởng: Trước Mác, nhiều quan niệm về khái niệm tư tưởng
được đưa ra, tuy nhiên các quan niệm chưa thoả đáng. Chủ nghĩa Mác-Lênin
khẳng định tư tưởng hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thức tồn tại của ý
thức xã hội, kết quả của quá trình nhận thức hiện thực khách quan, trở thành
kinh nghiệm và sự hiểu biết của con người. Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức,
tồn tại khách quan, gắn liền với hoạt động xã hội của con người. Là sản phẩm
chủ quan của con người nhưng tư tưởng của mỗi người lại phụ thuộc vào đối
tượng phản ánh và trình độ nhận thức của họ. Sự vận động và phát triển của
thực tại khách quan tác động vào tư tưởng của con người làm thay đổi nhận
thức, tư tưởng của họ. Đó chính là sự thể hiện của mối quan hệ tồn tại xã hội và
ý thức xã hội. Ph.Ăngghen viết: "Tất cả tư tưởng đều bắt đầu từ kinh nghiệm.
Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực khách quan: đúng đắn hay sai lệch"[6;
Tr.629]. V.I.Lênin coi tư tưởng là hình thức cao của nhận thức. Trong xã hội có
giai cấp, cũng giống như Nhà nước, hệ tư tưởng mang tính giai cấp, phản ánh
vị trí, lợi ích của một giai cấp. Hệ tư tưởng thường gắn liền với giai cấp đại
diện cho một phương thức sản xuất nhất định.
Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt xuất hiện từ khi xã hội phân
chia gia cấp, nhà nước. Thuật ngữ chính trị xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa
là công việc liên quan đến nhà nước, nghệ thuật cai trị nhà nước, là phương
pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu của quốc gia. Ở từng thời kỳ, từng
giai đoạn lịch sử khác nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra những quan niệm khác
nhau về chính trị.
Platon- nhà triết học cho rằng, chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị bằng
sức mạnh là độc tài còn cai trị bằng thuyết phục mới là chính trị. Nhà xã hội
học Đức- Max Weber quan niệm, chính trị là khát vọng tham quyền lực hay
ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia,
14


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hay giữa các tập đoàn người bên trong quốc gia. Chính trị là những mong muốn
và những tương tác khách quan của cộng đồng người đối với quyền lực.
Với thế giới quan khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Chủ
nghĩa Mác-Lênin đưa ra cách hiểu đúng đắn về chính trị. C.Mác cho rằng:
"Thực tiễn của cuộc sống hiện đại, sự áp bức chính trị của chính phủ hiện tồn
tại với cơng nhân nhằm mục đích chính trị cũng như xã hội dù muốn hay không
cũng phải làm chính trị. Cổ vũ họ từ bỏ chính trị có nghĩa là đẩy họ vào vịng
tay của chính trị tư sản. Từ bỏ chính trị là hồn tồn khơng thể được” [7;
Tr.551-552].
Khái niệm chính trị được Lênin khẳng định: "Chính trị có tính lơgíc khách
quan của nó, khơng phụ thuộc vào những dự tính cá nhân này hay cá nhân
khác, của đảng này hay đảng khác"[40; Tr.246]. Lênin còn khẳng định rằng:
"Quần chúng có hàng triệu và chính trị thì bắt đầu ở nơi nào có hàng triệu
người, khơng phải ở nơi có hàng nghìn người mà ở đâu có hàng triệu người thì
ở đó có một chính trị nghiêm túc"[41; Tr.20]. Như vậy theo Lênin, phạm trù
chính trị được hiểu: chính trị là lợi ích, là đấu tranh giai cấp mà cái căn bản
nhất của chính trị là việc tổ chức chính quyền, quyền lực nhà nước. Chính trị là
biểu hiện tập trung của kinh tế, đồng thời chính trị khơng thể khơng chiếm vị trí
hàng đầu so với kinh tế. Văn hoá là cơ sở để xây dựng nền chính trị tiến bộ.
Từ cách tiếp cận khái niệm tư tưởng và chính trị, giúp chúng ta lý giải rõ
hơn chức năng giáo dục tư tưởng, chính trị của hoạt động tuyên truyền chính là
sự phản ánh lợi ích của giai cấp, chính Đảng. Chức năng giáo dục tư tưởng chính
trị của cơng tác tun truyền thực hiện thơng qua giáo dục lý luận và hình thành
tư duy lý luận, giáo dục chính trị tư tưởng và hình thành nên văn hố chính trị,
giáo dục thế giới quan và hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lao động
và hình thành thái độ lao động mới, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục tinh
thần và truyền thống cách mạng, có thái độ cương quyết đối với sự ảnh hưởng hệ

tư tưởng của các thế lực thù địch trong âm mưu "diễn biến hồ bình". Tun
truyền góp phần vào giải quyết vấn đề tư tưởng phát sinh trong quần chúng đồng
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thời định hướng thái độ, tư tưởng và tạo sự thống nhất về tư tưởng trong nhân
dân. Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản là hoạt động đa dạng và có chủ đích
nhằm xây dựng, xác lập, phát triển hệ tư tưởng Xã hội chủ nghĩa, hình thành
niềm tin, định hướng giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học
cho con người, thúc đẩy con người hành động tích cực và sáng tạo để thực hiện
thắng lợi lý tưởng và mục tiêu Chủ nghĩa xã hội. Cơng tác tư tưởng cịn là một
trong những phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng cầm quyền.
Chức năng tổ chức, cổ vũ hành động: Công tác tuyên truyền mang lại
những giá trị thực tiễn to lớn, góp phần vận động, thuyết phục quần chúng, tập
hợp, tổ chức họ tham gia vào xây dựng và bảo vệ chế độ. Xét hai chức năng
trên, chúng ta thấy khi thực hiện chức năng thông tin và chức năng giáo dục
công tác tuyên truyền tạo ra được nhận thức mới, tư tưởng tiên tiến. Chức năng
tổ chức, cổ vũ hành động là kết quả tất yếu của hai chức năng nói trên. Để tư
tưởng xâm nhập vào ý thức quần chúng, trở thành sức mạnh vật chất thể hiện
thông qua hoạt động cách mạng của quần chúng trong xây dựng và bảo vệ chế
độ, phải thông qua tổ chức. Chức năng tổ chức, cổ vũ hành động thể hiện thông
qua việc hướng dẫn tập hợp quần chúng tham gia vào các quá trình tư tưởng,
tham gia vào giải quyết nhiệm vụ chính trị, ủng hộ những giá trị mới, tiến bộ,
phê phán cái tiêu cực, lạc hậu trong đời sống xã hội. Đồng thời, qua đó động
viên, khích lệ quần chúng nhân dân sáng tạo, cống hiến, tích cực tham gia các
phong trào thi đua, phong trào cách mạng rộng lớn hay một hình thức tập hợp
nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị đặt ra.
Chức năng phê phán: Trong quá trình truyền bá hệ tư tưởng Mác-Lênin,

đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời phải tiến hành đấu tranh chống lại
các quan điểm, tư tưởng đối lập, thù địch, những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu đối
lập với hệ tư tưởng Mác-Lênin. Khi thực hiện chức năng này, công tác tuyên
truyền tập trung phê phán triệt để, sâu sắc với thái độ khách quan đối với mọi
biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội và các trào lưu đối lập với hệ tư tưởng MacXít.
Đấu tranh với biểu hiện tiêu cực trong xã hội, những biểu hiện lệch lạc, xa lạ,
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trái với quan điểm, đường lối của Đảng; đấu tranh chống mọi thủ đoạn của âm
mưu "diễn biến hồ bình" mà hiện nay bọn phản động đang sử dụng để chống
lại chế độ ta, âm mưu lật đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta
đang xây dựng.
Nói tóm lại, cơng tác tun truyền như bức tường thành bảo vệ quan điểm,
hệ tư tưởng của Đảng và bồi đắp, minh chứng sinh động ngày càng nhiều thêm
quan điểm, đường lối đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam. Các chức năng của công tác tuyên truyền đều quan trọng như nhau, mỗi
chức năng giữ một vai trị riêng, khơng thể thay thế được trong q trình tun
truyền. Vì vậy, người làm cơng tác tuyên truyền phải nắm cho vững các chức
năng này và khơng được coi nhẹ chức năng nào, khi đó tuyên truyền mới có thể
đạt hiệu quả. Nhiệm vụ của người làm cơng tác tun truyền do nhiệm vụ chính
trị của cách mạng xã hội chủ nghĩa và mục đích tuyên truyền quy định, trong
đó quy định những nhiệm vụ chủ yếu:
Giải thích quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước, nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin của quần chúng đối với
đường lối, chính sách của Đảng. Giáo dục mọi người hiểu rõ nhiệm vụ chính trị
đất nước, của địa phương và quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ ấy.
Truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

những tinh hoa văn hoá tư tưởng của dân tộc và nhân loại nhằm nâng cao nhận
thức và góp phần hình thành nhân sinh quan, thế giới quan Mác-Lênin trong
tồn xã hội.
Hướng dẫn và cổ vũ quần chúng tích cực thực hiện đường lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Phát hiện, cổ vũ những
điển hình tiên tiến và đồng thời cảnh báo trước dư luận xã hội những hiện
tượng, khuynh hướng xấu, lạc hậu từ khi chúng còn manh nha.
Giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống mới, xây
dựng đời sống văn hoá mới, xây dựng con người mới XHCN; tuyên truyền phổ
biến các kiến thức về khoa học-kỷ thuật, công nghệ mới cho nhân dân.
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×