Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.62 KB, 3 trang )

Thông tin luận văn “Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (Qua nghiên cứu
thực tiễn huyện Thạch Hà-tỉnh Hà Tĩnh)” của HVCH Bùi Thị Hoàng Oanh, chuyên ngành Chính trị học.
1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Hoàng Oanh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17/12/1981
4. Nơi sinh: Thành Phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
5. Quyết định công nhận học viên số: 2120/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 01/11/2011của Hiệu trưởng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Tên đề tài luận văn: Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (Qua nghiên cứu
thực tiễn huyện Thạch Hà-tỉnh Hà Tĩnh)
7. Chuyên ngành: Chính trị học; Mã số: 60.310.201
8. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS,TS Vũ Duy Thông
Cơ quan công tác: Nguyên Vụ trưởng vụ Báo chí-Ban Tuyên giáo Trung ương: hiện là Cố vấn Tổng Biên
tập Báo Công an nhân dân.
9. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn “Xây dựng đội ngũ Báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” gồm phần mở đầu, 2 chương, 6 tiết, phần kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo. Ngoài phần lý luận khẳng định công tác tuyên truyền miệng và vai trò quan trọng của đội ngũ
Báo cáo viên trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Tác giả chủ yếu tập trung xây dựng các tiêu chuẩn cần có của người Báo cáo viên cấp huyện, cụ thể
là huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Từ nghiên cứu đó, tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ Báo cáo viên cấp huyện.
Ở chương I- Một số vấn đề Báo cáo viên và vai trò của đội ngũ Báo cáo viên: tác giả đã đưa ra những cơ
sở lý luận trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
ta về công tác tuyên truyền. Trong đó, khẳng định một trong những hình thức quan trọng của công tác
tuyên truyền của Đảng đó là tuyên truyền miệng. Tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên là một
trong những kênh thông tin quan trọng nhất của công tác tư tưởng. Để tiến hành công tác tư tưởng, Đảng
ta sử dụng nhiều kênh, nhiều công cụ và phương tiện khác nhau. Trong số các kênh, tuyên truyền miệng
và hoạt động của báo cáo viên được Đảng ta xác định là công cụ quan trọng hàng đầu nhằm tuyên truyền,
giáo dục đường lối, chính sách, truyền bá những quan điểm của Đảng, đưa tiếng nói của Đảng đến quần
chúng nhân dân. Chức danh Báo cáo viên được Đảng ta quy định trong văn bản và Ban Tư tưởng-văn hóa


Trung ương hướng dẫn thực hiện, ngoại trừ một số Báo cáo viên ở các cơ quan chức năng và một số cán
bộ, đảng viên đã nghỉ hưu được các cấp uỷ Đảng lựa chọn làm Báo cáo viên chuyên trách. Phần lớn Báo
cáo viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và hưởng chế độ theo quy định của Bộ Tài chính. Trong
phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giải chỉ tập trung bàn đến đội ngũ Báo cáo viên cấp huyện- còn gọi là
Báo cáo viên Huyện uỷ, là những người do Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Thạch Hà lựa chọn, Ban
Thường vụ Huyện uỷ công nhận và ra quyết định, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tuyên giáo


Huyện uỷ. Ở Chương 2, tác giả tập trung đánh giá thực trạng của đội ngũ báo cáo viên nói chung và báo
cáo viên huyện Thạch Hà trong thời gian qua. Qua đó, đưa ra những tiêu chuẩn cần có của một người báo
cáo viên cấp huyện đó là: có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn; có trình độ Lý luận chính trị và phẩm
chất đạo đức; có kinh nghiệm công tác, năng lực thực tiễn phong phú, linh hoạt; Nghệ thuật trong phương
pháp tuyên truyền miệng. Để đội ngũ Báo cáo viên có được những tiêu chuẩn đó, đòi hỏi sự tập trung của
cấp ủy, chính quyền, xuất phát từ lý do đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để nhằm tạo điều kiện xây
dựng, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng trong giai đoạn hiện nay.
10. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu luận văn có thể vận dụng trong thực tiễn giúp cấp uỷ đảng căn cứ lựa chọn cán bộ
làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các Trường chính trị
tham khảo và vận dụng trong việc nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm
nhiệm vụ tuyên truyền miệng.
11. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận văn tiếp tục nghiên cứu nhằm xây dựng các tiêu chuẩn đồng bộ cho đội ngũ báo cáo viên từ Trung
ương đến cơ sở.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Bui Thi Hoang Oanh
2. Sex: female.
3. Date of birth: 12/17/1981.
4. Place of birth: Ha Tinh Province
5. Admission decision number: 2020/2011/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 11/01/2011.
1. High School

Training: Full Time, Time: Since 9/1997 to 5/2000.
Placement (the city): Phan Dinh Phung High School, Ha Tinh City
2. University
Training: Full Time, Time Since 10/2000 to 9/2004
Placement (the city): University of Vinh, Nghe An Province.
Discipline: Political Education Teachers.
6. Official thesis title:
Building the contigent of reporters at the district level to meet the demand of new situation (practical
research in Thach Ha district, Ha Tinh provice)
7. Major: Politics. 8. Code: 60.31.20


9. Supervisor: Associate Professor Dr. Vũ Duy Thông
10. Summary of the findings of the thesis:
- Affirming the important role of oral propaganda and contigent of reporters in propagating the Party
guildlines and State policies and laws.
- Focusing on building standards of reporters at the district level, concretely in Thach Ha district, Ha Tinh
provice to meet the requrement of new situation.
- On the base od research, proposing som solutions to improve the quality of reporters at the district level.
11. Practical applicability, if any:
The thesis can be used for repoters at the district level for reference.
12. Further research directions, if any:
Further study will be applied for reporters from the Central to grassroot level.



×