Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

BÀI TẬP NHÓM BỘ MÔN TÀI CHÍNH CÔNG CHỦ đề GIẢI NGÂN VỐN đầu TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.57 KB, 28 trang )

lOMoARcPSD|9234052

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
***

BÀI TẬP NHĨM BỘ MƠN TÀI CHÍNH CƠNG
CHỦ ĐỀ: GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CƠNG TẠI VIỆT NAM
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Lớp học phần: Tài chính cơng_03
Thành viên nhóm
Số thứ tự

Họ và tên

Mã sinh viên

1

La Thị Thùy Dương

11200953

2

Hồ Thị Quỳnh Anh

11200105

3


Nguyễn Thị Thanh Huyền

11201871

4

Nguyễn Quốc Ý

11207513

5

Chu Phương Linh

11202084

6

Phạm Xuân Trường

11207323

7

Thiều Thị Diệu Linh

11202282

8


Đỗ Lê Phương

11203153

Hà Nội, 2022


lOMoARcPSD|9234052

MỤC LỤC
MỤC LỤC

2

LỜI MỞ ĐẦU

3

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

4

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về đầu tư
2. Đầu tư cơng và vai trị, đặc điểm của đầu tư cơng
2.1: Khái niệm đầu tư cơng
2.2: Vai trị của đầu tư công
2.3: Đặc điểm của đầu tư công
2.4: Ảnh hưởng của đầu tư công
a. Ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng vốn

b. Ảnh hưởng đến chủ thể của hoạt động đầu tư
c. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

6
6
6
6
7
8
10
10
11
11

III . THỰC TRẠNG

12

IV. HẠN CHẾ, GIẢI PHÁP
22
1. Hạn chế
22
2. Một số giải pháp đề xuất để đạt được mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm
2021 và những năm tới.
25
3. Quan điểm cá nhân
27


lOMoARcPSD|9234052


LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư là hoạt động mua sắm hàng hoá nhằm thực hiện các dự án đầu tư. Hoạt
động này sẽ trang bị mới, bổ sung, hoàn thiện, hiện đại hoá vốn sản xuất (K) của nền
kinh tế trên góc độ tổng cung. Ngồi ra, hoạt động đầu tư cịn tăng tổng cầu của nền
kinh tế, qua đó thúc đẩy tăng trưởng nếu xét hoạt động đầu tư này được thực hiện bởi
các tác nhân kinh tế như chính phủ, tư nhân - các cá nhân, các doanh nghiệp và tổ
chức. Trong nền kinh tế, đầu tư công tuy chiếm tỷ trọng kém hơn phần đầu tư từ cá
nhân và doanh nghiệp nhưng lại có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến đầu tư tư
nhân và toàn bộ nền kinh tế. Đầu tư công được thực hiện theo một cơ cấu nhất định
tùy theo các quyết định lựa chọn của chính phủ muốn ưu tiên mục tiêu nào cũng như
cách thức quản lý sử dụng các khoản đầu tư, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, thúc đẩy tăng trưởng. Nền kinh tế VN đã có sự phát triển nhanh kể từ khi đổi mới
tới nay cho dù phải chịu ảnh hưởng không nhỏ của những cú sốc kinh tế thế giới trong
suốt thời gian đó. Khơng thể phủ nhận vai trị của việc tăng nhanh tích lũy và đầu tư
trong nền kinh tế nhưng sự phát triển kinh tế VN được đánh giá không tương xứng với
tiềm năng, hay dưới mức tiềm năng của nó do dựa trên mơ hình tăng trưởng kém hiệu
quả, dựa nhiều vào khai thác vốn và tài nguyên. Điểm yếu lớn khi dựa quá nhiều vào
vốn và đi cùng với nó là đầu tư khơng hiệu quả, đặc biệt là đầu tư cơng. Chính vì thế,
Chính phủ VN khẳng định phải tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó coi trọng
tái cơ cấu đầu tư cơng trong những năm tới. Điều này địi hỏi phải xem xét tồn diện
tình hình cơ cấu đầu tư cơng, chỉ ra những vấn đề trong cơ cấu đầu tư công để kiến
nghị những sự điều chỉnh cần thiết.
Đầu tư công (hay đầu tư của Nhà nước) bao gồm tất cả các khoản đầu tư do chính phủ
và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành:
- Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương, và phân cho các địa
phương);
- Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu;
- Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) có mức độ ưu đãi nhất định;
- Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước.



lOMoARcPSD|9234052

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư từ khu vực nhà nước ở VN đã trở thành một động lực quan trọng trong
việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thời gian qua, tạo
ra các tác động lan tỏa lớn, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng. Cơ
cấu đầu tư cơng đã có một số chuyển biến theo chiều hướng tích cực như: (i) Tăng
cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, xử lí bất hợp lí vùng miền; (ii) Chú trọng đầu tư cho các
ngành nghề có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế; và (iii) Tập trung nhiều hơn đầu tư
phát triển con người, nâng cao trình độ lực lượng lao động. Bộ khung pháp luật được
xây dựng tương đối đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư
nhà nước nói riêng. Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư đến nay cơ bản đã bao
quát được hầu hết hoạt động đầu tư từ khu vực nhà nước. Tình hình giám sát, đánh giá
đầu tư các dự án ngày càng mở rộng và chặt chẽ. Cơng tác quyết tốn vốn đầu tư có
cải thiện tuy tỉ lệ cơng trình hồn thành chưa quyết tốn vẫn cịn lớn.
Tuy nhiên, so với những thành tựu đạt được thì các hạn chế cịn tồn tại trong
đầu tư cơng là rất đáng kể. Vì những hạn chế tồn tại ở rất nhiều mặt nên chúng tôi tạm
thời dựa vào định nghĩa để phân loại các hạn chế này. Đầu tiên, đầu tư công ở VN
hiện nay chưa thể hiện được vai trò và đặc điểm. Chính điều này dẫn đến các thực
trạng như đầu tư dàn trải hay lấn át đầu tư của khu vực tư nhân. Thứ hai, nếu xem đầu
tư công như một khoản đầu tư thơng thường thì cũng khơng đáp ứng được những yêu
cầu về kết quả mong muốn của một khoản đầu tư. Xét trên đặc điểm tiêu biểu của đầu
tư cơng thì có thể thấy hiện nay ở VN, đầu tư khu vực nhà nước chưa thể hiện phân
biệt rõ ràng với đầu tư khu vực ngoài nhà nước. Nhà nước vẫn đầu tư vào các lĩnh vực
mà khu vực tư nhân có thể đầu tư có hiệu quả.
Những khoản đầu tư công ở VN hiện nay phần lớn đều khơng mang lại lợi ích
như mong muốn. Đầu tiên, về mặt vĩ mô, mặc dù lượng vốn đầu tư công ngày càng

tăng nhưng tăng trưởng GDP lại không tăng trưởng nhiều. Điều này, có thể nhận thấy
qua hệ số ICOR đầu tư khu vực nhà nước và toàn nền kinh tế. Mặc dù đầu tư khu vực
nhà nước chiếm tỉ trọng lớn, nhưng không mang lại hiệu quả nhiều nếu xét về hệ số
ICOR. Suốt khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2012, hệ số ICOR của khu vực
nhà nước ln cao hơn mức trung bình của tồn khu vực kinh tế.


lOMoARcPSD|9234052

Dưới đây là bảng hệ số ICOR (hệ số thể hiện hiệu quả của vốn đầu tư) của Việt Nam

Bản thân dự án đầu tư công cũng chưa thực sự có hiệu quả một số dự án sau
khi đầu tư không thể thu hồi lại vốn như dự kiến ban đầu. Điều này, có thể thấy qua
thực trạng các cơng trình có thu phí nhưng sau nhiều năm hoạt động, tiền phí thu được
thậm chí khơng đủ để bảo trì, duy tu cơng trình. Chất lượng cơng trình khơng được
đảm bảo, đối tượng người thụ hưởng không thấy thỏa mãn với kết quả đầu tư.
Nhận thấy thực trạng đó đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang
trong quá trình hồi phục sau đại dịch COVID-19 và đầu tư công là một trong những
giải pháp hữu hiệu để đưa kinh tế đất nước ta thoát khỏi những ảnh hưởng hậu
COVID-19, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đào sâu hơn về vấn đề giải
ngân vốn đầu tư công tại Việt Nam, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng
tính hiệu quả khi giải ngân vốn đầu tư công.


lOMoARcPSD|9234052

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về đầu tư
Theo như các khái niệm chung nhất thì hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng
các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất

khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các
cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung. Từ phạm vi phát huy tác dụng
của các kết quả đầu tư, chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư như
sau:
Hiểu theo nghĩa rộng thì đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở thời điểm hiện
tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả
nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả
đó. Nguồn lực có thể là tài nguyên thiên nhiên, là trí tuệ, là tiền hay sức lao động.
Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản vật chất, tài sản tài chính,
nguồn lực hay tài sản trí tuệ.
Hiểu theo nghĩa hẹp thì đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại
nhằm đem lại cho nền kinh tế và xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Vậy khái niệm về đầu tư là: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực vật
chất, nguồn lực lao động, nguồn lực tài chính và trí tuệ để sản xuất kinh doanh
trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế cho xã
hội.
2. Đầu tư cơng và vai trị, đặc điểm của đầu tư công
2.1: Khái niệm đầu tư công
Đầu tư công là hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, đối tượng đầu tư là những cơng trình, dự án cho nhiều
người sử dụng hoặc sử dụng để phục vụ cho nhiều người, bao gồm các cơng trình,
dự án thuộc các lĩnh vực: Giao thông vận tải, thủy lợi, điện, cấp nước, khoa học


lOMoARcPSD|9234052

công nghệ, y tế, giáo dục – dạy nghề, văn hóa, thể thao, nghĩa trang, trụ sở cơ quan
quản lý nhà nước, quốc phòng an ninh…
2.2: Vai trò của đầu tư cơng

Đầu tư cơng có ý nghĩa xã hội rất lớn trong định hướng phát triển chung của
đất nước, do đó, nếu chỉ tính hiệu quả kinh tế đơn thuần thì sẽ khơng chính xác, mà
phải tính hiệu quả cả trong xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, an sinh xã
hội…
Kết cấu hạ tầng là đối tượng chính của đầu tư công, là một bộ phận đặc thù
của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ
bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất được diễn ra
bình thường, liên tục. Tồn bộ kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều
loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau.
Với tính chất đa dạng và thiết thực, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất có
vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia cũng như vùng lãnh thổ. Có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nền kinh tế
mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững. Có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, phát triển kết cấu hạ tầng có tác động tích
cực đến phát triển kinh tế - xã hội ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Trình
độ phát triển của kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng đến trình độ phát triển của đất nước,
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và cơng tác xóa đói giảm nghèo.
Đầu tư công, mà cụ thể là đầu tư vào kết cấu hạ tầng sẽ tạo ra những tác
động quan trọng sau đây:
-

Kết cấu hạ tầng phát triển mở ra khả năng thu hút các luồng vốn đầu tư đa
dạng cho phát triển kinh tế - xã hội;

-

Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát triển các
vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan
toả lơi kéo các vùng liền kề phát triển;



lOMoARcPSD|9234052

-

Kết cấu hạ tầng phát triển trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ nghèo
thông qua việc cải thiện hạ tầng mà nâng cao điều kiện sống của hộ.

-

Phát triển kết cấu hạ tầng thực sự có ích với người nghèo và góp phần vào
việc giữ gìn mơi trường;

-

Đầu tư cho kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, đem đến tác
động cao nhất đối với giảm nghèo;

- Phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải thiện
tình trạng sức khỏe cho người dân, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về
mặt bằng xã hội cho người nghèo.
Tóm lại, kết cấu hạ tầng đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển. Hệ thống kết cấu
hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng
cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã
hội.
Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn
đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu
và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ vốn đầu tư, gây
ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là những nước
có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó, hầu hết
các quốc gia đang phát triển có hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển. Chính vì
vậy, việc đầu tư kết cấu hạ tầng đang là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia đang
phát triển.
2.3: Đặc điểm của đầu tư công
- Đầu tư công của ngân sách nhà nước là khoản chi tích lũy
Chi đầu tư cơng trực tiếp làm gia tăng số lượng và chất lượng tài sản cố
định, gia tăng giá trị tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Vấn đề này thể hiện


lOMoARcPSD|9234052

rõ nét thông qua việc nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội như: Giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục…Sự tăng lên về số lượng và chất
lượng của hàng hố cơng này là cơ sở và nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân trên các mặt: Phát triển cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng
kinh tế trên lãnh thổ quốc gia; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, thu hút đầu tư trong
và ngoài nước; tạo động lực, cú hích cho sự tăng trưởng.
-

Quy mơ và cơ cấu chi đầu tư công của ngân sách nhà nước không cố định
mà phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong
từng thời kỳ và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân
Trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, quy mơ chi đầu tư

cơng của ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng đầu tư xã hội.
Ở giai đoạn này, do khu vực kinh tế tư nhân cịn yếu trong khi chính sách thu
hút vốn đầu tư chưa hoàn thiện nên nhà nước phải tăng cường quy mô đầu tư từ

ngân sách nhà nước để tạo đà cho tiến trình cơng nghiệp hóa. Đi đơi với sự gia tăng
quy mơ thì cơ cấu chi đầu tư cũng rất đa dạng để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn đặt
ra, như chi hỗ trợ, chi thực hiện chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội…Quy mô
chi đầu tư công của nhà nước sẽ giảm dần theo mức độ thành công của chiến lược
công nghiệp hóa và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Khi đó chi đầu
tư phát triển của nhà nước chủ yếu tập trung vào điều chỉnh nhằm đạt tới sự ổn định
của kinh tế vĩ mô và các khoản chi cho vay chỉ định, chi thực hiện chương trình
mục tiêu kinh tế - xã hội sẽ được cắt giảm.
- Đầu tư cơng có mối liên hệ với nợ ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Nợ ngân sách có tác động gián tiếp đến tăng trưởng thơng qua ảnh hưởng
của nó trên đầu tư cơng. Đa số nợ ngân sách được sử dụng cho đầu tư công, do đó
nếu đầu tư cơng có hiệu quả thì nợ ngân sách là cần thiết. Tuy nhiên, việc vay
mượn nợ có một tác động tích cực lên đầu tư và tăng trưởng trong phạm vi một
mức ngưỡng nhất định, vượt qua mức này, nợ có thể ức chế sự tăng trưởng kinh tế,
nhất là ở các nước có thu nhập thấp.


lOMoARcPSD|9234052

-

Hiệu quả đầu tư cơng khó được đo lường bằng các chỉ tiêu cụ thể và có hiệu
quả lâu dài
Một dự án đầu tư cơng rất khó đánh giá được hiệu quả một cách đầy đủ vì

khơng giống như một dự án đầu tư thơng thường sẽ được hồn vốn trực tiếp trong
một khoảng thời gian nhất định. Khi nhà nước quyết định đầu tư vào một dự án nào
đó, nhà nước khơng quan tâm vào khả năng hồn vốn của dự án mà chỉ quan tâm
đến tác động của dự án đối với nền kinh tế, với xã hội và đời sống người dân hay
nói cách khác nhà nước chỉ quan tâm đến phúc lợi xã hội mà dự án mang lại.

Ví dụ khi đầu tư một tuyến đường giao thông, nhà nước không mong chờ
vào việc sẽ thu hồi được vốn cho việc đầu tư tuyến đường, điều nhà nước quan tâm
là việc đầu tư tuyến đường sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực tuyến
đường như thế nào, phúc lợi của người dân trong khu vực và việc cải thiện mơi
trường ra sao. Chi phí đầu tư của tuyến đường sẽ được chuyển hóa thành cơ hội cho
nhà đầu tư, sự tiện nghi cho người dân.
Ngồi ra, dự án đầu tư cơng có hiệu quả không chỉ trước mắt mà trong một
thời gian dài, thậm chí rất dài trong tương lai, đơi khi dự án đầu tư cơng khơng có
hiệu quả trước mắt mà chỉ phát huy hiệu quả trong tương lai.
2.4: Ảnh hưởng của đầu tư công
a. Ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng vốn
Do đầu tư cơng có một số đặc điểm như phục vụ nhu cầu của nhiều người,
khó phân tích giữa lợi ích và chi phí bỏ ra, thời gian thu hồi vốn lâu, mang tính chất
phúc lợi xã hội… nên nguồn vốn cho đầu tư công chủ yếu do nhà nước đảm nhận,
tư nhân chỉ đầu tư một số ít những cơng trình thật sự có khả năng sinh lợi nhuận
(như các tuyến đường trung tâm, sân bay, bệnh viện, trường học…) hoặc các dự án
có liên quan trực tiếp đến dự án của nhà đầu tư tư nhân.
Việc sử dụng vốn đầu tư công phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát
triển trong từng thời kỳ. Nếu trong thời kỳ ưu tiên phát triển công nghiệp để thực
hiện cơng nghiệp hóa thì đầu tư cơng sẽ ưu tiên các lĩnh vực kết cấu hạ tầng phục


lOMoARcPSD|9234052

vụ phát triển công nghiệp như các tuyến đường quy mô lớn, các nhà máy cấp
nước… ngược lại, nếu chủ trương, đường lối ưu tiên phát triển, nâng cao đời sống
người dân khu vực nơng thơn thì đầu tư cơng sẽ ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông
thôn như giao thông nông thôn, trạm y tế, cấp nước nông thôn, trường học…
b. Ảnh hưởng đến chủ thể của hoạt động đầu tư
Do đầu tư công chủ yếu được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nên

nhà nước sẽ là chủ thể chính của hoạt động đầu tư cơng. Nhà nước sẽ điều hành
tồn bộ các hoạt động đầu tư công từ việc phân bổ nguồn lực trong kế hoạch hàng
năm, vạch ra định hướng đầu tư trước mắt, trong trung hạn và dài hạn, điều hành
việc đầu tư (thông qua việc lập ra các tổ chức bộ máy để triển khai và giám sát lẫn
nhau trong quá trình thực hiện), tổ chức khai thác khi dự án hoàn thành và duy tu,
sửa chữa thường xuyên khi dự án hư hỏng.
c. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trong nền kinh tế, mục tiêu chính của khu vực tư nhân là lợi ích kinh tế, do
đó khu vực này thường khơng muốn tham gia vào việc cung cấp các hàng hóa
cơng. Những hàng hóa cơng này chủ yếu là các cơng trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ
cho nhu cầu của xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như: Giao thơng, thủy
lợi, trường học, bệnh viện… Chúng có vai trị vơ cùng quan trọng vì nếu khơng có
hệ thống đường giao thơng thì hàng hóa khơng vận chuyển được, khơng có hệ
thống trường học, bệnh viện thì con người sẽ thiếu nhận thức, dễ ốm đau, bệnh tật,
hay nói cách khác, con người khơng có đủ các sản phẩm thiết yếu. Hoạt động đầu
tư công của nhà nước chính là việc cung cấp các hàng hóa cơng nên tác động của
chúng tới phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận. Việc xác định tác động
của hoạt động đầu tư công không thể đo lường chính xác và trực tiếp bằng các chỉ
tiêu như đối với hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân. Do đó, để xác định tương
đối hiệu quả đầu tư công của một địa phương, ta sẽ đánh giá qua kết quả phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương đó.


lOMoARcPSD|9234052

III . THỰC TRẠNG
Hướng tới mục tiêu phát triển nhanh ᴠà bền ᴠững, thực hiện cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, nguồn ᴠốn đầu tư công trong thời gian qua đã được tập trung
đầu tư cho các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế – хã hội, công trình thiết уếu của nền
kinh tế, các cơng trình giao thông then chốt như: đường bộ, ѕân baу, bến cảng, đường

ѕắt; nâng cấp ᴠà хâу dựng các cơng trình thủу lợi; tập trung хâу dựng các cơng trình
điện, thơng tin liên lạc; cải tạo ᴠà хâу dựng mới kết cấu hạ tầng các khu đô thị, khu
công nghiệp, các bệnh ᴠiện, trường học, cơng trình ᴠăn hóa; đầu tư nhiều cho các
chương trình mục tiêu quốc gia. Điều đó đã tạo điều kiện phát triển ѕản хuất, thúc đẩу
tăng trưởng kinh tế; đồng thời góp phần cải thiện, nâng cao mức ѕống của nhân dân.
Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư
công trung hạn 2021-2025, diễn ra trong bối cảnh trong nước và thế giới chịu tác động
lớn của đại dịch COVID-19. Hơn bao giờ hết, vai trò đầu tư cơng ngày càng quan
trọng trong duy trì và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm khôi phục và hỗ trợ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Được xác định là động lực tăng trưởng chính, cú huých cho
nền kinh tế bật lên sau đại dịch nhưng trên thực tế, hiệu quả đầu tư công không được
như kỳ vọng vì tốc độ giải ngân vốn rất chậm, có nguy cơ làm vỡ tiến độ các cơng
trình trọng điểm quốc gia. Nếu điểm nghẽn này không sớm được tháo gỡ sẽ ảnh
hưởng lớn đến quá trình phục hồi kinh tế- xã hội đất nước.
Trên thực tế, trong khoảng 3 năm trở lại đây, giải ngân vốn đầu tư cơng trên
nhiều địa bàn tỉnh thành gặp nhiều khó khăn và ln trong tình trạng “đầu năm đủng
đỉnh, cuối năm vội vàng”. Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới, năm 2022, tổng kế
hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước được bố trí lên đến hơn 540.000 tỷ đồng,
tăng hơn 110.000 tỷ đồng so với năm 2021 và gấp hai lần so năm 2016. Trước khối
lượng công việc rất lớn, Chính phủ xác định giải ngân vốn đầu tư cơng là nhiệm vụ
hàng đầu của tồn hệ thống chính trị và liên tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương
quyết liệt thúc đẩy giải ngân, không để lặp lại tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm
vất vả”.Tuy nhiên, kết quả thực hiện trên thực tế chưa chuyển biến mạnh, nếu khơng
nói là chậm trễ. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư
công từ đầu năm đến cuối tháng 8-2022 là 212.227,28 tỉ đồng, tỉ lệ 35,49% kế hoạch.
Như vậy, dù đã gần hết tháng 8 nhưng vẫn chưa đạt một nửa kế hoạch năm. Nói cụ thể

Downloaded by Heo Út ()



lOMoARcPSD|9234052

hơn về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2022 đạt 34,47% kế hoạch
Thủ tướng Chính phủ giao. Mặc dù chưa bằng cùng kỳ năm trước nhưng cũng phản
ánh xu hướng đặc thù giải ngân vốn đầu tư cơng đó là những tháng đầu năm chậm,
tăng tốc vào cuối năm (tháng 7/2021 đạt 36,71%, cuối năm 2021 đạt khoảng 95%),
những tháng đầu năm thi công để có khối lượng thanh tốn tạm ứng, các dự án mua
sắm trang thiết bị theo Hợp đồng thanh toán vào cuối năm.
Trước thực trạng "có tiền nhưng khơng tiêu được", Chính phủ và Thủ tướng đã
thường xun đơn đốc, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc, đẩy nhanh tiến độ. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong bối cảnh có nhiều khó
khăn, thách thức như hiện nay, tình trạng "tiền để đấy khơng tiêu được" là "rất xót ruột
và sốt ruột". Trong khi Chính phủ rất "sốt ruột" thì sự chuyển động của các địa
phương chưa như kỳ vọng, vẫn "đủng đỉnh" và "ngâm" vốn, dù đã sắp sửa hết tháng
8-2022. Theo Bộ Tài chính, hiện có 35/51 bộ và 20/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân
đạt dưới 35%. Các địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn 8 tháng ước đạt dưới 35% gồm:
TP HCM (17,1%), Cao Bằng (17,4%), Hà Giang (19,12%), Phú Yên (20,8%), Đắk
Lắk (23,3%), Gia Lai (24,4%), Cần Thơ (26%), Hà Nội (29%), Điện Biên (29,4%)…
Hà Nội là một trong những địa phương giải ngân vốn đầu tư công thấp trong 8 tháng
đầu năm. Với con số giải ngân ước đạt như trên, tính đến hết tháng 8 thì tỉ lệ giải ngân
của TP Hà Nội vẫn thấp hơn mức trung bình cả nước. Địa phương này được Thủ
tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư cơng hơn 51.000 tỉ đồng. Tại Thành phố Hồ
Chí Minh, giải ngân vốn đầu tư cơng đang đặt trong tình trạng “báo động đỏ” vì tổng
vốn đầu tư cơng năm 2022 là 31.943 tỷ đồng nhưng bảy tháng mới giải ngân được
8.467 tỷ đồng, đạt 26% kế hoạch cả năm. Đáng lưu ý, có đến 100 dự án có tỷ lệ giải
ngân bằng 0; 12 dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình dân
dụng và cơng nghiệp mới giải ngân dưới 10%, ảnh hưởng lớn đến tiến độ xây dựng
kết cấu hạ tầng vì những dự án này có tác động trực tiếp đến nhu cầu thực tế của địa
phương và của người dân.Có thể kể đến các dự án chậm tiến độ như: Trung tâm Triển
lãm quy hoạch thành phố, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm y tế Tân

Kiên-Bình Chánh, Bệnh viện Đa khoa Phạm Ngọc Thạch,… Riêng dự án xây dựng
mới Bệnh viện Nhi đồng thành phố (huyện Bình Chánh) vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng,
được nghiệm thu, hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng ba năm trước nhưng đến nay

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

chủ đầu tư vẫn chưa giải ngân đồng nào. Dự án vệ sinh môi trường thành phố giai
đoạn 2 được bố trí 1.990 tỷ đồng, mới giải ngân 43 tỷ đồng (đạt 2,1%); nút giao An
Phú bố trí 375 tỷ đồng, giải ngân 15 tỷ đồng (4%), hầm chui giao thơng Nguyễn Văn
Linh-Nguyễn Hữu Thọ bố trí 200 tỷ đồng, giải ngân 9,3 tỷ đồng (4,6%);…
Tại Bình Dương, kế hoạch đầu tư công năm 2022 là 8.909 tỷ đồng, đến giữa
tháng 7 mới giải ngân 2.868 tỷ đồng, đạt 32,2% kế hoạch, tuy tăng gấp gần hai lần so
cùng kỳ năm 2021 song vẫn thấp hơn kế hoạch. Sự chậm trễ trong đền bù giải phóng
mặt bằng vẫn là điểm nghẽn ảnh hưởng tiến độ thi công các dự án của tỉnh. Khó khăn,
trở ngại có ngun nhân từ trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
phức tạp; chính sách bồi thường, hỗ trợ khơng phù hợp thực tế; các địa phương khơng
có quỹ đất bố trí tái định cư… Hiện có khoảng 46 dự án trong kế hoạch đầu tư công
năm 2022 với tổng vốn bố trí 1.769 tỷ đồng đang gặp khó khăn, vướng mắc về mặt
bằng. Tương tự, tỉnh Đồng Nai cũng mới giải ngân hơn 32% vốn kế hoạch cả năm,
tương ứng khoảng 4.500 tỷ đồng trên tổng số hơn 14.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
năm 2022. Tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, 9 trong tổng số 11 cơng
trình hạ tầng xã hội phục vụ người dân đến sinh sống tại khu tái định cư Lộc An-Bình
Sơn vẫn dang dở do khơng thể giải ngân được vốn.
Có khoảng 21 tồn tại thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, phân thành 3 nhóm
chính trong giải ngân vốn đầu tư cơng.
Thứ nhất, về nhóm nội dung liên quan đến thể chế, chính sách, khó khăn chủ
yếu về lĩnh vực đất đai; tài nguyên-môi trường; lĩnh vực ngân sách nhà nước và công

sản; xây dựng; lĩnh vực đấu thầu; lĩnh vực đầu tư công.
Thứ hai, liên quan đến đến tổ chức triển khai thực hiện, công tác lập kế hoạch
đầu tư vốn ngân sách nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện. Chất lượng chuẩn bị
dự án thấp, công tác khảo sát, thiết kế dự án chưa tốt…
Thứ ba là nhóm khó khăn mang tính đặc thù của kế hoạch năm 2022. Đây là
năm thứ hai triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, là năm
các bộ, địa phương bắt đầu khởi công mới nhiều dự án nên thông thường cần từ 6 đến
8 tháng hoàn tất thủ tục nên tiến độ giải ngân vốn của những dự án khởi công mới chỉ
được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Ngoài ra, giá nguyên, nhiên vật liệu, xăng dầu trong những tháng đầu năm
2022 tăng cao, có tình trạng khan hiếm nguồn cung về cát, đất để san lấp mặt bằng.
Một số nơi chưa cập nhật kịp thời sát giá thị trường, chủ đầu tư có tâm lý chọn biện
pháp an toàn khi lựa chọn thực hiện ký hợp đồng trọn gói nên khó khăn khi xảy ra
biến động giá thì nhà thầu sẽ phải gánh chịu, dẫn đến nhà thầu trúng thầu, ký hợp
đồng trọn gói thi cơng cầm chừng, chờ chính sách điều chỉnh giá hợp đồng và giá vật
liệu xây dựng, có tâm lý chờ cập nhật, điều chỉnh, công bố giá và chỉ số giá vật liệu
xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng phù hợp diễn biến giá thị trường.Theo Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, giá vật liệu tăng đột biến thời gian qua đã ảnh hưởng tiến độ thực
hiện và giải ngân vốn đầu tư cơng, có tình trạng nhà thầu thi cơng cầm chừng để chờ
giá vật liệu hạ nhiệt hoặc chuyển sang tìm kiếm việc làm tại các dự án có vốn đầu tư
nước ngồi (FDI), gây thiếu nhân cơng thực hiện các dự án trọng điểm, quan trọng
quốc gia. “Tình trạng chậm giải ngân đầu tư công kéo dài nhiều năm chưa có chuyển
biến đáng kể, các dự án lớn, hạ tầng quan trọng, việc chậm giải ngân ảnh hưởng đến
huy động các dịng vốn, uy tín quốc gia, giảm niềm tin của nhà đầu tư, nhà tài trợ và

người dân, có nguy cơ đội vốn gây lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả”, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cảnh báo.
Tình hình giải ngân vốn đầu tư cơng đến tháng 8/2022
Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch 2022, Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ ước
giải ngân 8 tháng năm 2022 đạt 35,49% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng
Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân đạt 39,15%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021
(40,60%); trong đó vốn trong nước đạt 40,87% (cùng kỳ năm 2021 đạt 44,71%), vốn
nước ngoài đạt 14,02% (cùng kỳ năm 2021 đạt 7,94%).
Có 07 Bộ và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 45%. Một số Bộ, địa
phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam (73,17%); Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (51,91%), Tiền Giang (63,5%),
Thái Bình (57,9%), Phú Thọ (57,2%), Long An (55,1%).
Có 35/51 Bộ và 20/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%, trong đó có
27 Bộ và 03 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%.
Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo, Bộ Tài chính mới nhận được báo cáo
định kỳ tình hình giải ngân tháng 8/2022 của 18/51 Bộ, cơ quan trung ương và 54/63

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

địa phương. Còn lại 33/51 Bộ, cơ quan trung ương và 09/63 địa phương Bộ Tài chính
chưa nhận được báo cáo.
Vốn đầu tư từ nguồn NSNN tháng 8 được các Bộ, ngành và địa phương nỗ lực
tập trung triển khai, thực hiện và giải ngân trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm
soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh đang trên đà phục hồi mạnh.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN trong tháng 8 ước đạt 48,3 nghìn tỷ
đồng, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt
8,9 nghìn tỷ đồng, tăng 36,8%; vốn địa phương quản lý 39,4 nghìn tỷ đồng, tăng

55,2%.
Tính chung 8 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN ước đạt
285,4 nghìn tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm và tăng 16,9% so với cùng kỳ năm
trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 48,6% và giảm 0,7%).

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Cụ thể, Vốn đầu tư thực hiện do Trung ương quản lý ước đạt 50,4 nghìn tỷ
đồng, bằng 47,7% kế hoạch năm và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
Bộ Giao thơng vận tải là Bộ có vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN cao nhất với gần
26.000 tỷ đồng, ước đạt 57,1% kế hoạch và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2021. Bộ

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có vốn đầu tư thực hiện từ NSNN cao thứ 2 với
2,7 nghìn tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch. Tiếp theo là Bộ Tài nguyên và Môi trường với
771 tỷ đồng, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý ước đạt 235 nghìn tỷ đồng, bằng
51,8% kế hoạch năm và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Vốn NSNN cấp tỉnh đạt 154,4 nghìn tỷ đồng, bằng 49,2% và tăng 13,3% so
với cùng kỳ năm 2021.
- Vốn NSNN cấp huyện đạt 69,3 nghìn tỷ đồng, bằng 56,4% và tăng 26,1%.
- Vốn NSNN cấp xã đạt 11,3 nghìn tỷ đồng, bằng 65,2% và tăng 9,9%.
Xét theo từng địa phương, Hà Nội là địa phương có vốn đầu tư thực hiện từ
NSNN cao nhất cả nước với gần 27,9 nghìn tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm, bằng
54,7% kế hoạch năm và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

TP. HCM là địa phương xếp thứ 2 với vốn NSNN đạt hơn 3,3 nghìn tỷ đồng
trong tháng 8 và 17,3 nghìn tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm. Vốn NSNN của thành phố
trong 8 tháng đã đạt 42,5% kế hoạch năm và tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Quảng Ninh là địa phương có vốn đầu tư thực hiện từ NSNN cao thứ 3 trên cả
nước với gần 10,4 nghìn tỷ đồng, đạt 62,9% so với kế hoạch nhưng giảm 9,2% so với
cùng kỳ năm trước. Đây cũng là địa phương có tỷ lệ hồn thành kế hoạch cao nhất cả
nước. Tiếp theo là Hải Phòng và Thanh Hóa với vốn NSNN lần lượt đạt 8.212 tỷ đồng
và 6.488 tỷ đồng.
Các tỉnh khác cũng nằm trong top 10 địa phương có vốn đầu tư thực hiện từ
nguồn NSNN cao trong 8 tháng đầu năm 2022 là Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Nghệ An, Đồng Nai và Bình Dương.
Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch 2022, Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ ước
giải ngân 8 tháng năm 2022 đạt 35,49% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng
Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân đạt 39,15%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021
(40,60%); trong đó vốn trong nước đạt 40,87% (cùng kỳ năm 2021 đạt 44,71%), vốn
nước ngoài đạt 14,02% (cùng kỳ năm 2021 đạt 7,94%).
Cả nước có 7 Bộ và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 45%. Một số Bộ,
địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam (73,17%); Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (51,91%), Tiền Giang (63,5%),
Thái Bình (57,9%), Phú Thọ (57,2%), Long An (55,1%).
Cùng với đó, cả nước có 35/51 Bộ và 20/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt
dưới 35%, có 27 Bộ và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%.
Trong các tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cơng ước tính cao nhất trong
8 tháng đầu năm, Tiền Giang có tỷ lệ cao nhất cả nước. Theo đó, trong 8 tháng đầu

năm, Tiền Giang ước giải ngân được 2.759 tỷ đồng, đạt 63,5% kế hoạch năm.

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Top 10 tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cơng ước tính cao nhất 8 tháng
đầu năm 2022. Nguồn: Bộ Tài chính.
Xếp ở vị trí thứ 2 là Thái Bình với số tiền giải ngân ước khoảng 2.752 tỷ đồng,
đạt 57,9% kế hoạch năm. Phú Thọ là tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cơng cao thứ 3
cả nước. Cụ thể, tỉnh giải ngân ước đạt 1.975 tỷ đồng, đạt 57,2% kế hoạch năm.
Cùng với đó, Long An và Tây Ninh là 2 tỉnh cịn lại lọt top 5 địa phương có tỷ
lệ giải ngân vốn đầu tư cơng ước tính cao nhất cả nước trong 8 tháng đầu năm 2022.
Long An đã giải ngân khoảng 3.778 tỷ đồng, đạt 55,1% kế hoạch năm. Tiền Giang
giải ngân khoảng 2.470 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch năm 2022.
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cơng ước tính thấp
nhất 8 tháng đầu năm 2022 điển hình như: TP. HCM, Cao Bằng, Hà Giang, Phú Yên,
Đắk Lắk.

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Top 10 tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cơng ước tính thấp nhất 8
tháng đầu năm 2022.
Nguồn: Bộ Tài chính.
Trong top 10 tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cơng ước tính thấp nhất 8
tháng đầu năm 2022, TP. HCM có tỷ lệ giải ngân thấp nhất cả nước. Cụ thể, TP. HCM

đã giải ngân khoảng 9.300 tỷ đồng, đạt 17,1% so kế hoạch năm.
Theo HĐND TP. HCM, nhiều cơng trình trọng điểm trên địa bàn thành phố
hiện có tiến độ giải ngân chậm. Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhiều dự án
còn chậm, kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để tiến
hành thi cơng.
Cùng với đó, cả nước có 35/51 Bộ và 20/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt
dưới 35%, có 27 Bộ và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%.

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

Trong các tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cơng ước tính cao nhất trong
8 tháng đầu năm, Tiền Giang có tỷ lệ cao nhất cả nước. Theo đó, trong 8 tháng đầu
năm, Tiền Giang ước giải ngân được 2.759 tỷ đồng, đạt 63,5% kế hoạch năm.

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

IV. HẠN CHẾ, GIẢI PHÁP
1. Hạn chế
Trong thời gian qua, việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư cơng có một số khó
khăn, hạn chế như: Các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách; Khó khăn do
ngun nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cụ thể:
Về cơ chế chính sách:
-


Về quy trình và thủ tục quản lý và sử dụng ODA: Điều 23, 25, 34 Luật Đầu tư
công năm 2019, Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ
cịn phức tạp, khó khăn thực hiện trong thực tế... làm ảnh hưởng đến quá trình
điều chỉnh chủ trương, điều chỉnh dự án, ký kết Hiệp định.

-

Từ năm 2020, việc lập dự toán xây dựng dự án phải thực hiện theo các Thông
tư số 10, 11, 15, 16/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng, nhất là Thông tư số
10/2014/TT-BXD đã làm kéo dài thời gian triển khai thực hiện, ảnh hưởng tiến
độ khởi công và giải ngân kế hoạch vốn đã được giao.

-

Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng để thay thế Nghị
định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, tuy nhiên Thông tư hướng dẫn triển
khai cụ thể các nội dung của Nghị định 15/2021/NĐ-CP vẫn chưa được ban
hành.

-

Trong năm 2021, hàng loạt các chính sách pháp luật mới của nhà nước đã được
sửa đổi, bổ sung như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
(Luật số 62/2020/QH14), Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Nghị định số
10/2001/NĐ-CP, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP... Theo các quy định sửa đổi, bổ
sung thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế điều chỉnh và một số thủ
tục khác đã thay đổi, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện ở địa
phương làm ảnh hưởng đến tiến độ duyệt hồ sơ, tiến độ thi công và tiến độ giải
ngân của các dự án.


-

Thời gian điều chỉnh kế hoạch hằng năm quy định thực hiện trước ngày 15/11
năm kế hoạch, tuy nhiên tại địa phương có nhiều dự án điều chỉnh phải thơng

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

qua Hội đồng nhân dân tại kỳ họp cuối năm (họp sau ngày 15/11), do đó khó
khăn trong việc điều chỉnh kế hoạch để tăng tỷ lệ giải ngân.
-

Các dự án chuyển tiếp gặp vướng mắc về công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng, cơng tác quản lý hiện trạng, thỏa thuận áp giá đền bù, xác nhận nguồn
gốc sử dụng đất. Các dự án khởi công mới năm 2021 đã được phân bổ kế hoạch
vốn triển khai thực hiện và chuẩn bị đầu tư ngay từ đầu năm, tuy nhiên, đến
30/9/2021, một số dự án vẫn chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư nên đã bị cắt
giảm kế hoạch vốn năm 2016.

-

Quy định về chi phí mới được ban hành đã có hiệu lực ngay (Thơng tư số
11/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng có hiệu lực từ 15/10/2021) nên phải điều
chỉnh lại dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu, làm ảnh hưởng tiến độ thực
hiện dự án.

Về hạn chế do nguyên nhân khách quan:

-

Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tác động lớn đến các hoạt động của
dự án (cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng, huy động
nhân công, tiến độ thi công các dự án), nhất là dự án sử dụng vốn ODA và vay
ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài khi mà toàn bộ quá trình hoạt động của
dự án chủ yếu liên quan đến yếu tố nước ngồi. Bên cạnh đó, việc thực hiện
giãn cách tại một số địa phương làm cho việc lưu thơng hàng hóa, nhất là
ngun nhiên vật liệu khó khăn, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, nguồn lao
động bị hạn chế do nhiều công nhân nghỉ việc, phát sinh thêm các chi phí
phịng chống dịch... ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi cơng xây dựng cơng
trình.

-

Về thiếu hụt nhân lực; không thể huy động số lượng cán bộ kỹ thuật, cơng nhân
có tay nghề và người lao động ở mức độ tối thiểu để đảm bảo khả năng thi
công liên tục đáp ứng tiến độ thực hiện dự án. Các công nhân, chuyên gia, tư
vấn của các nhà thầu nhất là các dự án ODA cũng phải thực hiện chính sách
giãn cách của địa phương tương ứng với tình hình dịch bệnh. Do ảnh hưởng
bởi dịch Covid19 nên việc các chuyên gia sang Việt Nam bị ảnh hưởng, các gói
thầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu cũng bị chậm tiến độ.

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

-


Về giá nguyên vật liệu tăng cao đột biến: nguồn cung ứng nguyên vật liệu, vật
tư, thiết bị không thể đáp ứng liên tục đầy đủ do khan hiếm nguồn cung cấp từ
các nguồn sản xuất nguyên liệu.

-

Về vướng bồi thường, giải phóng mặt bằng: Do khơng thể tổ chức tập trung
người dân cũng ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để bàn
giao mặt bằng thi công.

-

Về thời điểm giao vốn: Các dự án khởi công mới trong năm 2021 được giao chi
tiết sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (ngày 15/9/2021) nên các địa phương
khơng có nhiều thời gian để triển khai thực hiện các dự án khởi công mới.

-

Đặc thù khí hậu vùng Tây nguyên mùa mưa kéo dài (bắt đầu từ tháng 5 và kết
thúc vào tháng 10), hầu hết dự án xây dựng sau khi lập xong hồ sơ và bắt đầu
khởi công vào mùa mưa, tiến độ thi công chậm.

Về nguyên nhân chủ quan như công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Các khó khăn, hạn chế về thủ tục, cơng tác giải phóng mặt bằng; quy trình triển
khai dự án phải phối hợp nhiều cơ quan, đơn vị, qua nhiều bước... đây là khó khăn
chung của cả nước do các quy định hiện hành, cụ thể như:
-

Quy trình, thủ tục đầu tư phải qua nhiều khâu, nhiều bước, lấy ý kiến của nhiều

cơ quan, đơn vị làm kéo dài thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư như: quy
hoạch; phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi
công - dự toán, lựa chọn nhà thầu,... Trong từng bước phải lập, đấu thầu lựa
chọn tư vấn, thẩm tra, thẩm định và trình phê duyệt;

-

Các cơng trình có quy mơ đầu tư lớn, sở, ngành và các Ban quản lý dự án
không lường hết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai lập dự án, nên
phải điều chỉnh, bổ sung dự án cho phù hợp với thực tế và năng lực của một số
đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu thi cơng vẫn cịn hạn chế;

-

Lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá không đủ năng lực cũng làm ảnh hưởng
đến tiến độ thẩm định phê duyệt phương án giá bồi thường …

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

2. Một số giải pháp đề xuất để đạt được mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm
2021 và những năm tới.
Thứ nhất, kiểm soát tốt dịch bệnh để phục hồi và triển khai các hoạt động đầu
tư, trong đó có đầu tư cơng. Tình hình dịch bệnh vẫn cịn diễn biến phức tạp, khó
lường tiếp tục tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần tiếp tục
thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để phục hồi
và triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất-kinh doanh. Thực hiện tốt các biện pháp
bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động theo đúng quy định về phịng, chống

dịch COVID-19. Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày
11/10/2021 của Chính phủ về ban hành Quy định “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm
sốt hiệu quả dịch COVID-19”. Tiếp tục nỗ lực cao nhất để vừa phòng, chống dịch
hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng.
Thứ hai, sửa đổi kịp thời các quy định còn bất hợp lý trong Luật Đầu tư cơng,
Luật Xây dựng.
Về thời hạn thanh tốn vốn và trình tự thủ tục kéo dài thời gian thanh tốn vốn
Luật Đầu tư cơng quy định vốn đầu tư công được phép giải ngân trong 2 năm. Điều
này sẽ khiến các chủ đầu tư có tâm lý ỷ lại, chưa thực hiện thanh toán kế hoạch ngay
trong năm.
Luật NSNN năm 2015 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2017 quy định năm ngân sách là 1
năm. Do vậy, để tránh sự trồng chéo giữa các luật và các văn bản quy phạm pháp luật,
tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tài chính thanh tốn và quyết tốn theo niên độ
ngân sách hằng năm, đề nghị quy định vốn đầu tư cơng chỉ thanh tốn trong 01 năm
theo niên độ ngân sách. Đồng thời, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét bỏ nội dung
quy định tại mục 3, điều 46 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP về nội dung quy trình thủ
tục kéo dài thời hạn thanh toán vốn.
Nghiên cứu phân cấp việc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở theo quy
định tại Điều 10 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 nhằm đẩy nhanh tiến
độ phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế cơ sở. Các bộ, ngành và địa phương cần được
chủ động hơn trong việc quản lý dự án, đồng thời giảm thủ tục hành chính, giảm thời
gian cho công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án để sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư
và đưa vào thực hiện, tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Downloaded by Heo Út ()


×