Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến 1917) Chương I: THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.4 KB, 3 trang )

THỜI GIAN: 8h - THỨ 5 - MÔN LỊCH SỬ
GV THỰC HIỆN : Lê Thị Bạch Tuyết
( Các em chép bài trước vào tập và đọc qua các câu hỏi ở SGK nhé!!!)
TÊN BÀI HỌC / CHỦ ĐỀ :
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(Từ giữa thế kỉ XVI đến 1917)
Chương I:

THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(Từ giữa thế kỉ XVI đến nữa sau thế kỉ XIX )

Bài 1. NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I/ Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong cá thế kỉ XV – XVII Cách mang Hà Lan thế
kỉ XVI:
1/ Một nền sản xuất mới ra đời:
2/ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI:
-Nguyên nhân:
+Vào thế kỉ XVI, nền KT TBCN ở Nê-đec-lan phát triển mạnh nhất Châu Âu nhưng bị vương quốc
Tây Ban Nha ngăn cản.
+Chính sách cai trị hà khắc của phong kiến Tây Ban Nha làm tăng mâu thuẫn dân tộc.
-Diễn biến:
+8/1566, cuộc cách mạng bùng nổ.
+1581, thành lập nước Cộng hịa Hà Lan.
+1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan.
- Ý nghĩa:
Là cuộc CMTS đầu tiên đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB
phát triển.
II/ Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII:
1/ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh:



a/ Nguyên nhân:
- Đến thế kỉ XVII kinh tế tư bản
chủ nghĩa ở Anh phát triển mạnh…Luân Đôn trở thành trung tâm thương mại và tài chính lớn
nhất nước Anh.
-Ở nông thôn, tầng lớp quý tộc phong kiến trở thành quý tộc mới.
- Chế độ phong kiến tiếp tục ngăn cản
quý tộc mới và tư sản phát triển kinh tế theo TB nên họ đã liên minh nhằm lật đổ CDDPKCC đẻ
xác lập quan hệ SXTBCN
2/ Tiến trình cách mạng:
(đọc thêm)
3/ Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII:
- Cuộc CMTS Anh do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo, được đông đảo quần chúng ủng hộ
đã giành thắng lợi, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.
- Cuộc cách mạng khơng triệt để vì cuối cùng vẫn thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Cách mạng
đem lại quyền lợi cho g/c tư sản và quý tộc mới nhưng chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân.
III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
1. Tình hình của các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh
a. Tình hình các thuộc địa
- Sau khi Cơ-lơm-bơ tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục
mới này làm thuộc địa.
- Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ.
b. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, tuy nhiên thực dân Anh ngăn cản sự phát triển của công,
thương nghiệp của thuộc địa. Mâu thuẫn gay gắt giữa thuộc địa với chính quốc dẫn tới cuộc đấu
tranh chống ách thống trị của thực dân Anh.
2. Diễn biến của cuộc chiến tranh
- Tháng 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn phản đối chế độ thuế bằng cách tấn công ba tàu chở chè
của Anh.



- Từ 5/9 đến 26/10/1774, Hội nghị lục địa họp địi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vơ
lí nhưng không được chấp nhận.
- Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ do Oa-sinh-tơn chỉ huy.
- Ngày 4/7/1776,Tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền con người và quyền độc lập
của các thuộc địa.
- Tuy nhiên, chiến tranh vẫn tiếp diễn, đến ngày 17/10/1777, quân khởi nghĩa thắng một trận lớn ở
Xa-ra-tô-ga.
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
a. Kết quả
- Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ, một quốc gia mới
- Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.
- Năm 1787, Mĩ ban hành hiến pháp quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng
thống, chính quyền trung ương được tăng cường, nhưng các bang được quyền tự trị rộng rãi.
b. Ý nghĩa
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở Á - Phi - Mĩ La-tinh.



×