Để nhận rõ hơn Ảnh nghệ thuật Việt Nam
Trên báo Tuổi Trẻ , trang Văn hoá – nghệ thuật – giải trí phát hành t
ừ
ngày 21 đến 24 -7 năm 2010, có đăng loạt bài “Nhiếp ảnh Việt Nam v
à
những ngộ nhận” cùng trích một số ý kiến của bạn đọc. Góp phần v
ào
việc biện chứng nhằm thúc đẩy sáng tạo là cần thiết nhưng c
ực đoan
hoá vấn đề để đi đến kết luận thì có nên không? Ở góc độ chuy
ên
ngành, bài viết dưới đây có ý kiến trình bày cho rõ như sau:
Vai trò của Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế FIAP)
FIAP được thành lập từ năm 1947, việc tham gia tổ chức n
ày mang
tính hoàn toàn tự nguyện. Hàng năm nhiều quốc gia hội vi
ên FIAP khi
tổ chức thi ảnh ở tầm quốc tế có thể gửi công văn liên h
ệ với tổ chức
này làm hồ sơ bảo trợ và mua Huy chương FIAP (Vàng, Bạc, Đồng) v
ề
trao giải. Việc đánh giá k
ết quả của cuộc thi vẫn do các giám khảo
thu
ộc quốc gia đó thẩm định (Theo quy chế bảo trợ, kết quả cuộc thi sẽ
được Ban tổ chức gửi sang FIAP để được công nhận và tính đi
ểm xét
tước hiệu). Nghĩa là các giải thưởng hoàn toàn do qu
ốc gia tổ chức
đánh giá theo nhận thức và quan điểm riêng. Như v
ậy, một bức ảnh
đư
ợc giải ở cuộc thi do quốc gia A tổ chức khi tác giả gửi sang dự thi ở
quốc gia B đã do hai Ban Giám khảo khác nhau thẩm định và có giá tr
ị
riêng biệt. Xin nói thêm là việc bảo trợ cuộc thi ảnh của FIAP đư
ợc
quy định rất chặt chẽ từ phương phức tổ chức đến phương th
ức chấm
điểm (xem trang web: fiap.net)
Trong lĩnh vực nhiếp ảnh ranh giới giữa “nghiệp d
ư” và “chuyên
nghiệp” rất mong manh. Một người lấy máy ảnh làm thú vui v
ới
phương tiện kỹ thuật tương đối vẫn có thể tạo nên b
ức ảnh tốt, có giá
trị nghệ thuật cao. Ngược lại một người chuyên nghi
ệp có trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại bậc nhất nếu lười suy nghĩ – kém sáng tạo vẫn tạo n
ên
bức ảnh chất lượng nghệ thuật tầm thường. Vấn đề cuối cùng là s
ản
phẩm làm ra của người cầm máy ảnh có sức thuyết phục đến đâu v
à
được mọi người đồng cảm ở mức độ nào, tác động đến đời sống xã h
ội
ra sao? Bức ảnh “ Ngày hội ngộ” của cố nghệ sĩ Lâm Hồng Long đư
ợc
Đại hội lần thứ 21 FIAP trao bằng Tuyên dương danh dự năm 1991 l
à
một minh chứng.
Với con số đông đảo người tham dự, FIAP vẫn có một giá trị nhất đ
ịnh
trong đời sống văn hoá ảnh toàn cầu. Việc tham dự các cu
ộc thi do
FIAP bảo trợ là một trong nhiều kênh thị giác bằng ảnh nhằm góp phầ
n
giới thiệu được văn hoá của mỗi nư
ớc với quốc gia bạn. Thông qua
FIAP, có nhiều nhà nhiếp ảnh đã kết bạn, thường xuy
ên giao lưu
nghiệp vụ và hỗ trợ lẫn nhau trong các chuyến đi thực tế sáng tác.
Các tác giả Việt Nam đã tham gia thi ảnh quốc tế như thế nào?
Không thể phủ nhận do FIAP là một tổ chức quy tụ được hơn 100 qu
ốc
gia hội viên và có một hệ thống tước hiệu mang tầm toàn cầu theo tr
ình
tự từ thấp đến cao: A, E, ES, …nên một số tác giả chơi ảnh nư
ớc ta có
tâm lý phấn đấu đạt được các tước hiệu của tổ chức này. Các học vi
ên
mới ra nghề, chụp rập theo “mẫu” một số tác phẩm đã đo
ạt giải để
mong sớm có ảnh được triển lãm và được giải…là có thực. Nh
ưng kèm
trong tư liệu của mỗi nhà nhiếp ảnh, ngoài bộ ảnh chụp về các ngư
ời
già Tây Nguyên vẫn còn đó hàng trăm, hàng ngàn b
ức ảnh với các đề
tài khác về con người đất nước Việt Nam. Và đã từ lâu lắm các h
ình
tượng nhái khuôn theo kiểu bức ảnh nổi tiếng “Bà cháu” c
ủa Đỗ Ngọc
đã vắng bóng trên các triển lãm ảnh Việt Nam.
Ở TP.HCM và cả nước có những nghệ s
ĩ nhiếp ảnh vừa tham dự cuộc
thi do FIAP bảo trợ, vẫn có lối đi riêng, thầm lặng đầu tư vào nh
ững
dự án dài hơi như nghệ sĩ Trần Thế Phong với triển l
ãm “Bão
ChanChu” tháng 5-2006, “Những nẻo đường tuổi thơ” tháng 6-
2008,
Nguyễn Á có bộ ảnh “Họ đã sống như thế” triển lãm tháng 8 n
ăm 2009
đã làm xúc động và tạo sự đồng cảm cao nơi ngư
ời xem, nhiều phụ
huynh lấy làm tấm gương cho con em ph
ấn đấu học tập, Trần Thanh
Sang lập trang Web: phongnhawonder.com, Halongwonder.com v
ới
hơn 1000
ảnh Panorama chuyển động để quảng bá du lịch Việt Nam.
Tác giả Trần Bích tuy chưa là hội viên vẫn có cuộc triển lãm chuyên đ
ề
về “ Hoa Sen” tại TP.HCM và Festival Huế, đã nhận đư
ợc nhiều lời
khen của công chúng và đóng góp trên 500 trăm triệu đ
ồng tiền bán
ảnh làm từ thiện giúp trẻ em nghèo. . .Có mấy ai đã thấy đư
ợc việc
làm của họ?
Ngoài các cu
ộc thi ảnh do FIAP bảo trợ về mặt nghệ thuật, các tác giả
Việt Nam hàng năm vẫn thường xuyên tham d
ự các cuộc thi độc lập
khác như ACCU (Asia-Pacifi
c Cultural Centre for Unesco), Hasselblad
(Ao), Ashahi Shimbun (Nhật Bản), Nikon Prizer. . . được giải thư
ởng
cao. Đơn cử: Nghệ sĩ Lê Tùng Khanh nhận Giải thư
ởng lớn (Grand
Prix) cuộc thi Nikon Photo Contest International năm 2006 -2007 tr
ị
giá giải thưởng 10.000 USD với 47.000 tác ph
ẩm, 16.000 tác giả thuộc
135 quốc gia tham dự.
Riêng hai cuộc thi ảnh Báo chí Thế giới l
à World Press Photo (Hà Lan)
và Pulizer (Mỹ) lại thuộc về phạm trù c
ủa ảnh báo chí, lĩnh vực không
thuộc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phụ trách. Điều quan trọng h
ơn
là b
ức ảnh muốn tham dự cuộc thi ảnh World Press Photo chỉ hợp lệ
khi đã được đăng trên trang báo của nước sở tại trư
ớc khi gửi dự thi.
Thí d
ụ: Bức ảnh đoạt giải “World Press Photo of the Year 2007” của
phóng viên Spencer Platt (hãng Getty Images) đã đăng trước đó trên t
ờ
Paris Match tháng 8 -2006. Điều lệ tham dự giải thư
ởng Pulizer (Mỹ)
khoanh vùng người dự thi phải là phóng viên của một tờ báo hoặc h
ãng
thông tấn quản lý thuộc nước Mỹ quản lý và ảnh đoạt giải l
à đem vinh
quang trước hết về cho toà soạn sau đó mới tới phóng viên c
ủa tờ báo.
Vậy các nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam không phải l
à phóng viên báo chí
muốn dự thi cũng không thể thi được!
Ở thời đại thế giới phẳng hiện nay, việc ngộ nhận về vị thế của FIAP
chỉ tồn tại nơi một số ít người, Hội Nhiếp ảnh TP.HCM ho
àn toàn
không có sự ngộ nhận nào v
ề vị thế của FIAP. Trong nhiệm kỳ VI
(2010 -2015) của Hội, chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật là ngh
ệ sĩ Nguyễn
Mạnh Sinh (chưa hề có tước hiệu FIAP), nghệ sĩ Hoàng Qu
ốc Tuấn
(M.FIAP) chỉ là uỷ viên của Hội đồng.
Hoàn cảnh “Giải thưởng quốc tế và… ch
ồng tôi” của một bạn nữ quả
là một trường hợp cá biệt và đáng ti
ếc. Ở mọi lĩnh vực sự thái quá đều
dẫn đến kết quả không hay! Tương tự: nghiện rư
ợu bia, thuốc lá,
games online ai cũng biết là x
ấu, vấn đề thuộc bản lĩnh sống của mỗi
người và mỗi gia đình. Thực tế, có nhiều đôi vợ chồng cùng chơi
ảnh
vẫn làm nên danh phận, cuộc sống gia đình sung túc và còn khuy
ến
khích các con học nhiếp ảnh.
Tóm lại, việc nêu lên một số thực trạng hiện có
ở Nhiếp ảnh Việt Nam
là cần thiết nhưng c
ũng không quá cực đoan hoá một số vấn đề do hiểu
chưa rõ nhiều mặt về tình hình nhiếp ảnh Việt Nam và thế giới. B
ên
cạnh những mặt yếu cần hoàn ch
ỉnh, nhiếp ảnh Việt Nam vẫn có những
mặt thành tựu cần phải được đánh giá đúng. Tiền đề của hoàn chỉnh l
à
chưa hoàn chỉnh, nhiếp ảnh Việt Nam cần phải hiểu rõ được mình đ
ể
có phương hướng phát triển phù hợp với tình hình mới nhưng c
ũng
không phải quá tự ti với những thành tựu trong quá khứ. Ng
ày nay, dù
cực đoan đến mấy mọi ngư
ời đều công nhận khả năng kỳ diệu của
chiếc máy ảnh thông qua khoé nhìn của người cầm máy. Ảnh là m
ột
cách nhận thức thế giới và một cách để yêu th
ế giới! Thách thức lớn
nhất các nhà nhiếp ảnh cần vượt qua là phải thông qua hình th
ức mỹ
cảm bên ngoài diễn đạt đư
ợc giá trị nội tại của sự vật trong đời sống
vốn đang thiên l
ệch về lý trí hôm nay. Mỗi bức ảnh tốt phải đánh động
được nhiều điều sâu thẳm nơi trái tim nhỏ bé của mỗi con ngư
ời, trong
đó con người đẹp hơn, được quý trrọng hơn. Nơi đây thông điệp và s
ức
mạnh của nghệ thuật nhiếp ảnh mới hoàn thành được thiên sứ v
à trách
nhiệm! Quan trọng hơn nữa, sáng tạo ảnh dù ở góc độ nào, hi
ện đại đến
đâu nếu muốn tồn tại lâu dài với thời gian vẫn phải bám sát vào giá tr
ị
nhân bản “Chân-thiện-mỹ” của văn hoá dân tộc.