Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Một số vấn đề về kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc những năm qua ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.4 KB, 59 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan
của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng ta đã tích cực
mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và chủ động hội nhập với nền kinh tế, văn hóa
của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong xu thế hội nhập đó phải kể
đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Thực tế, trong những năm gần
đây, Việt Nam – Hàn Quốc đang cố gắng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu
đáng ghi nhận. Cùng với sự giao lưu hợp tác về kinh tế là sự gia tăng các quan
hệ về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn
Quốc đã và đang trở thành điểm nóng của dư luận xã hội. Theo điều tra tại Sở
thống kê Hàn Quốc, trong tổng số 320.063 cuộc hôn nhân của người Hàn Quốc
năm 2001 thì có 10.006 cuộc hôn nhân giữa người Hàn Quốc và người nước
ngoài và đến năm 2006 thì có đến 30.208 cuộc hôn nhân với người nước ngoài
trong tổng số 332.752 cuộc hôn nhân, tăng gấp khoảng ba lần. Trong đó, số
cuộc hôn nhân với phụ nữ Việt Nam năm 2001 là 134 cuộc nhưng đến năm 2006
đã lên tới 10.131 cuộc, tăng 75 lần và đầu năm 2008 là 25.000 cuộc và dự kiến
trong tương lai sẽ còn tiếp tục tăng thêm nữa [15]. Đây được coi như một hệ quả
tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua cho thấy, việc kết hôn giữa phụ nữ
Việt Nam với công dân Hàn Quốc về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu của
pháp luật về HN&GĐ Việt Nam, góp phần tăng thêm sự hiểu biết cũng như mối
quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt – Hàn nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại hàng
loạt các vấn đề nảy sinh như tình trạng buôn bán phụ nữ, núp dưới hình thức kết
hôn với người nước ngoài trong đó có kết hôn với người Hàn Quốc đang diễn
biến ngày càng phức tạp với tính chất và quy mô hoạt động phạm tội có chiều
hướng gia tăng. Bọn tội phạm đã lợi dụng sơ hở của pháp luật trong tư vấn môi
giới hôn nhân với người nước ngoài để lừa nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn
Phan Ngọc Mai DS31D



Khoá luận tốt nghiệp
nghèo, trình độ học vấn thấp sau đó qua biên giới bán cho các chủ chứa, nhiều
phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự, bị hành
hạ dã man thậm chí còn bị chính chồng mình sát hại, trong đó có những người
phải trốn về nước trong tình trạng không quốc tịch do đã thôi quốc tịch Việt
Nam nhưng chưa được nhập quốc tịch Hàn Quốc và rơi vào hoàn cảnh trắng
tay... Tất cả những điều đó đang làm cho dư luận hết sức bức xúc bởi hậu quả
mà nó để lại không chỉ là trước mắt mà về lâu dài, nó còn ảnh hưởng tiêu cực
đến nhiều mặt kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội, pháp luật quốc gia và quốc tế.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm đánh giá đúng
thực trạng của tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài mà đặc
biệt là với công dân Hàn Quốc trong những năm qua ở Việt Nam để qua đó, đề
ra những phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của hiện
tượng kết hôn này, đồng thời có những biện pháp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp cho phụ nữ Việt Nam khi tham gia quan hệ kết hôn với người nước
ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, của quan
hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Hàn Quốc và giữa Việt Nam với các nước khác
trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em quyết định
chon đề tài “ Một số vấn đề về kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn
Quốc những năm qua ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các khía cạnh của
quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến ở
những mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến Luận án tiến sĩ của tác giả
Nguyễn Hồng Bắc về vấn đề “ Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam” và luận án tiến sĩ của tác giả Nông Quốc Bình về vấn
đề “ Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”.
Đặc biệt trong thời gian qua, trước sự bức xúc của dư luận xã hội về thực trạng
phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài bị xúc phạm về danh dự nhân

phẩm, đã có nhiều bài viết đề cập đến tình trạng trên, trong đó phải kể đến bài
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
viết “ Dư luận xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài” của tác giả Hoàng Bá
Thịnh - Bộ môn xã hội học giới và gia đình, Trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn. Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Thắng “ Thử tìm nguyên nhân vấn đề
phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài” đăng trên tạp chí Luật học số
6/2008. Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đi sâu vào
nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về vấn đề kết hôn giữa phụ nữ Việt
Nam với công dân Hàn Quốc. Vì vậy đây là đề tài nghiên cứu có tính chất
chuyên sâu về vấn đề này.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về pháp luật điều
chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, phân tích những quy định hiện hành
của pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng tình hình kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân
Hàn Quốc trong những năm qua ở Việt Nam; Kiến nghị những giải pháp nhằm
hạn chế những tiêu cực của hiện tượng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người
nước ngoài nói chung và với công dân Hàn Quốc nói riêng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn không có tham vọng đề cập tới tất cả các vấn đề liên quan đến
thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài nói chung mà
chỉ tập trung phân tích và làm sáng tỏ thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam
với công dân Hàn Quốc trong những năm qua ở Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên
nhân và đề ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trước thực trạng gia tăng
ngày càng nhiều hiện tượng này.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn

Quốc trong những năm qua ở Việt Nam, tác giả đã sử dụng một số phương pháp:
- Phương pháp phân tích
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh
5. Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu như sau:
Chương 1. Sơ lược pháp luật điều chỉnh việc kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Chương 2. Thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc và
một số giải pháp nhằm hạn chế tiêu cực trong việc kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
Chương 1: SƠ LƯỢC PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VIỆC KẾT HÔN
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm chung
1.1.1.Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Ở nước ta trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, các quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển và
không còn là hiện tượng hiếm hoi trong đời sống xã hội. Vì vậy, việc điều chỉnh các
quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài đã trở thành một yêu cầu cấp bách nhằm
làm ổn định và phát triển giao lưu dân sự quốc tế, đồng thời bảo vệ được quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân các nước liên quan.
Để điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài, Nhà nước ta đã
ban hành một số văn bản pháp luật khác nhau trong từng thời kỳ mà điển hình là
Pháp lệnh HN & GĐ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được Uỷ
ban thường vụ Quốc hội (khoá IX) thông qua ngày 2/12/1993, pháp lệnh là sự cụ

thể hóa quy định tại điều 53 Luật HN&GĐ1986. Pháp lệnh đã định ra những
nguyên tắc làm cơ sở cho việc chon luật được áp dụng để giải quyết xung đột
pháp luật trong quan hệ HN&GĐ giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài. Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp
với các nước mà mở đầu là Cộng hòa dân chủ Đức năm 1980. Có thể nói, các
văn bản pháp luật trên đã góp một phần rất quan trọng trong việc điều chỉnh
quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài. Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000(Luật HN&GĐ2000 ) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc
giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài, Luật
đã dành hẳn một chương(Chương IX ) để điều chỉnh quan hệ HN&GĐ có yếu tố
nước ngoài. Khoản 14 điều 8 Luật HN&GĐ2000 quy định:
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân
và gia đình:
a) Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan
hệ đó ở nước ngoài.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 điều 100 thì: “Các quy định của
chương này cũng được áp dụng đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa
công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài”
Như vậy, theo các quy định trên, quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài có
thể được hiểu là các quan hệ HN&GĐ sau:
Thứ nhất: Có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài: Như vậy, một
trong những cơ sở pháp lý quan trọng để xác định tư cách chủ thể trong quan hệ
HN&GĐ có yếu tố nước ngoài là vấn đề quốc tịch của các bên chủ thể. Quốc
tịch được hiểu là mối quan hệ pháp lý hai chiều, được xác lập giữa cá nhân với

quốc gia nhất định, trong xã hội hiện đại, quốc tịch là căn cứ pháp lý duy nhất để
xác định ai là công dân của một quốc gia và trên cơ sở đó, làm phát sinh các
quyền, nghĩa vụ giữa Nhà nước và công dân. Ở Việt Nam, vấn đề này được quy
định trong Luật quốc tịch 2008, trong đó người nước ngoài được hiểu là người
không có quốc tịch của nước nơi mà họ đang cư trú bao gồm người có quốc tịch
nước ngoài và người không có quốc tịch:
Mặc dù Luật quốc tịch 2008 không quy định cụ thể về khái niệm người có
quốc tịch nước ngoài nhưng tại khoản 1 điều 3 khi giải thích thuật ngữ “ quốc
tịch nước ngoài” thì có thể hiểu, người có quốc tịch nước ngoài là người có quốc
tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam. Người có quốc tịch
nước ngoài có thể là người có một hoặc nhiều quốc tịch nước ngoài. Thực tế
hiện nay, đa số các quốc gia trong quan hệ quốc tế đều thừa nhận nguyên tắc
công dân quốc gia mang một quốc tịch là quốc tịch của quốc gia( nguyên tắc một
quốc tịch). Tuy nhiên thực tế vẫn xuất hiện tình trạng công dân của quốc gia
đồng thời mang hai hay nhiều quốc tịch, điều đó đồng nghĩa với việc người hai
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
hay nhiều quốc tịch sẽ xác lập mối quan hệ pháp lý giữa họ với không chỉ một
quốc gia mà với cả hai hay nhiều quốc gia mà họ mang quốc tịch.
Đối với người không quốc tịch, khoản 2 điều 3 Luật quốc tịch 2008 quy
định: “ Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng
không có quốc tịch nước ngoài” Như vậy, không quốc tịch được hiểu là tình
trạng pháp lý mà theo đó, một người không có quốc tịch của nước nào, hiện
tượng này xuất hiện trong các trường hợp sau:
- Có sự xung đột pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch;
- Khi một người đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa có quốc tịch mới;
- Khi trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc nguyên
tắc quyền huyết thống mà cha, mẹ là người không quốc tịch.
Có thể nói, không quốc tịch là tình trạng không bình thường nên trong

phạm vi quốc tế và ngay cả Việt Nam ta, cho đến nay đã có những nỗ lực lớn để
giảm bớt tình trạng này.
Tóm lại, căn cứ vào chủ thể tham gia thì quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước
ngoài có thể xảy ra trong các trường hợp sau: Giữa người Việt Nam với người
nước ngoài, giữa người Việt Nam với người không quốc tịch, giữa người nước
ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa người không có quốc tịch với nhau
thường trú tại Việt Nam.
Thứ hai: Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài (điểm C, khoản 4 điều
18LHNGDD2000):
Theo quy định này có thể hiểu, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc phát
sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ HN&GĐ giữa công dân Việt Nam với nhau
theo pháp luật nước ngoài trong một chừng mực nhất định, điều này đồng nghĩa
với việc Việt Nam thừa nhận và cho phép áp dụng luật nước ngoài và tất nhiên
đây là một đòi hỏi thực tế khách quan đáp ứng việc củng cố, tăng cường và mở
rộng quan hệ đa phương của nước ta với nước ngoài.
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
Ví dụ: Hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở Ba Lan, họ có hai
con(một trai, một gái ) cùng bất động sản và động sản ở Ba Lan. Hai người sinh
sống với nhau ở Ba Lan 17 năm, nay trở về Việt Nam được 3 năm thì ly hôn.
Theo pháp luật Việt Nam, tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ ly hôn,
tuy nhiên việc giải quyết chỉ có thể được khi:
a) Tòa án Việt Nam công nhận việc kết hôn của hai công dân Việt Nam ở
Ba Lan là hợp pháp;
b) Tài sản của họ ở Ba Lan là hợp pháp
Như vậy để đảm bảo quyền lợi của cặp vợ chồng trên cũng như lợi ích của
con cái họ, tòa án Việt Nam không thể giải quyết nếu không tính tới việc trong
chừng mực nào đó cần thiết phải áp dụng Luật Ba Lan. Qua ví dụ trên cho thấy

sự cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài để giải quyết các quan hệ sự quốc tế là
một nhu cầu khách quan để bảo đảm lợi ích, công bằng xã hội. Tuy nhiên, pháp
luật nước ngoài chỉ được xem xét áp dụng đối với quan hệ giữa công dân Việt
Nam với nhau trong khoảng thời gian họ cư trú trên lãnh thổ nước đó mà thôi,
hơn nữa không phải trong mọi trường hợp Việt Nam đều công nhận tính hợp
pháp của quan hệ hôn nhân đó, theo quy định tại điều 759 Bộ luật dân sự năm
2005( BLDS2005) và điều 101 Luật HN&GĐ2000 thì về nguyên tắc, pháp luật
nước ngoài chỉ được áp dụng trên lãnh thổ của Việt Nam để điều chỉnh quan hệ
hôn nhân và gia đình trong trường hợp quan hệ đó có người nước ngoài tham
gia, có quy phạm pháp luật dẫn chiếu tới việc áp dụng đó hoặc hậu quả của việc
áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, vì vậy
nếu việc kết hôn đó trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
như vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm điều kiện kết
hôn...thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam sẽ không công nhận,
việc áp dụng luật nước ngoài phải luôn gắn liền với việc bảo đảm độc lập, chủ
quyền bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm an ninh, ổn định chế độ
xã hội chủ nghĩa và nền tảng pháp luật của nước ta, chính vì vậy hầu như không
thể có việc một quốc gia này đương nhiên lại thừa nhận việc áp dụng pháp luật
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
của một quốc gia khác để điều chỉnh các quan hệ của công dân nước mình. Tuy
nhiên, theo quy định tại điểm C khoản 14 điều 8 Luật HN&GĐ2000 thì quan hệ
HN&GĐ có yếu tố nước ngoài là quan hệ giữa “ công dân Việt Nam với nhau
mà căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài” .
Quy định này là chưa chính xác và cần được sửa đổi bởi lẽ sự kiện pháp lý là
căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó không chỉ theo pháp luật
nước ngoài mà còn phải xảy ra ở nước ngoài, có nghĩa là sự kiện pháp lý đó phải
phát sinh ở nước ngoài, điều này là phù hợp với quy định tại điều
758BLDS2005: “ Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít

nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, hoặc
là các quan hệ dân sự giữu các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam
nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó tại nước
ngoài
Thứ ba: Quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau mà tài sản liên quan
đến quan hệ đó ở nước ngoài. Trong trường hợp này, các bên chủ thể đều là công
dân Việt Nam nhưng tài sản đang tranh chấp lại nằm ở nước ngoài. Tuy nhiên có
thể thấy tranh chấp về tài sản ở nước ngoài không chỉ xảy ra giữa công dân Việt
Nam với nhau mà còn trong cả quan hệ giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài. Ví dụ: Trường hợp hai vợ chồng được hưởng thừa kế một khối tài sản của
gia đình chồng ở Mỹ.
Trong Tư pháp quốc tế, khi giải quyết vấn đề tài sản giữa vợ và chồng mà
tài sản ở nước ngoài thì vấn đề chọn luật áp dụng sẽ được đặt ra. Như ví dụ trên,
việc xác định quan hệ vợ chồng đối với khối tài sản này sẽ do pháp luật của Mỹ
hoặc pháp luật của Việt Nam điều chỉnh. Luật Việt Nam sẽ được áp dụng trên cơ
sở luật quốc tịch( Lex societatis) của các bên chủ thể, luật Mỹ sẽ được áp dụng
trên cơ sở luật nơi có vật. Trong trường hợp này, nếu tài sản là bất động sản thì
áp dụng theo nguyên tắc luật nơi có vật( Lex rei sitae) để điều chỉnh. Theo đó,
pháp luật của Mỹ sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ và chồng
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
* Theo quy định tại khoản 4 điều 100 Luật HN&GĐ2000 thì: “Các quy
định của chương này cũng được áp dụng đối với các quan hệ hôn nhân và gia
đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước
ngoài”
Trước khi Luật quốc tịch 2008 được ban hành, thuật ngữ “ người Việt Nam
định cư ở nước ngoài” được sử dụng trong nhiều văn bản pháp luật của Việt
Nam. Tuy nhiên các văn bản trước đây chưa có sự giải thích rõ ràng khái niệm

này. Chẳng hạn, điều 2 Luật quốc tịch 1998 đưa ra hai thuật ngữ “ Người Việt
Nam ở nước ngoài” và “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” đồng thời giải
thích: “ Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt
Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài” và “ Người Việt Nam định cư
ở nước ngoài “ là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn,
sinh sông lâu dài ở nước ngoài”. Cách giải thích này không rõ ràng, đặc biệt là
chưa có sự phân biệt giữa “ thường trú ở nước ngoài” và “ cư trú, làm ăn, sinh
sống lâu dài ở nước ngoài”. Luật quốc tịch 2008 ngoài việc lược bỏ thuật ngữ “
Người Việt Nam ở nước ngoài” đã bổ sung giải thích cụm từ “ Người gốc Việt
Nam ở nước ngoài”. Theo điều 3 Luật quốc tịch 2008 “ Người Việt Nam định cư
ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu
dài ở nước ngoài”. Quy định trên cho thấy, yếu tố cư trú, sinh sống lâu dài ở
nước ngoài, yếu tố quốc tịch là căn cứ quan trọng để phân chia người Việt Nam
định cư ở nước ngoài thành hai nhóm là công dân Việt Nam và người gốc Việt
Nam. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là người dù cư trú, sinh sống lâu
dài ở nước ngoài nhưng họ vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, còn người gốc Việt
Nam định cư ở nước ngoài là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh
ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của
họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Như vậy, với sự giải thích này,
khái niệm “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” đã được hoàn thiện và làm
sáng tỏ, điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đất nước hiện
nay, khi mà nền kinh tế - xã hội đang trong quá trình thực hiện chính sách mở
cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, điều đó dẫn đến số lượng
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng tăng lên, do đó các quan hệ hôn
nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người Việt Nam định cư ở nước
ngoài cũng tăng lên, đây cũng chính là nguyên nhân lý giải tại sao việc điều
chỉnh quan hệ HN&GĐ giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai

bên định cư ở nước ngoài là cần thiết và được coi là quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài.
Tóm lại, từ cơ sở lý luận cũng như cở sở pháp lý trên, có thể rút ra khái
niệm về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau: Quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là các quan hệ hôn nhân và gia đình
có một trong các yếu tố sau: Chủ thể là người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản có liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
1.1.2. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội mà luôn được các nhà
triết học, xã hội học, luật học... nghiên cứu. Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn
gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình ra đời, tồn tại và phát triển trước hết là
nhờ Nhà nước thừa nhận hôn nhân của đôi nam nữ, đồng thời quy định quyền và
nghĩa vụ pháp lý giữa họ. Có thể nói, hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một
người nam và một người nữ, sự liên kết đó phải được Nhà nước thừa nhận bằng
sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý đó là đăng ký kết hôn. Như vậy, đăng ký
kết hôn làm xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở để hình thành gia đình
Cùng với sự tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với
các nước, số lượng các cuộc kết hôn có yếu tố nước ngoài giữa công dân Việt
Nam và người nước ngoài ngày càng tăng. Để điều chỉnh kịp thời vấn đề này,
Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật có các quy phạm xác định điều
kiện kết hôn cũng như nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài, theo quy định tại
điều 103 Luật HN&GĐ2000 “trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
kết hôn”. Như vậy, công dân Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài, dù
việc kết hôn được tiến hành ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài cũng phải luôn tuân

theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn. Nếu việc kết hôn
được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người
nước ngoài, ngoài việc họ phải tuân theo pháp luật của nước mà người nước
ngoài là công dân, họ còn phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn theo
Luật HN&GĐ2000 Việt Nam. Cũng theo điều 103 Luật HN&GĐ2000 việc kết
hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật HN&GĐ2000 về điều
kiện kết hôn.
Như vậy, có thể nói, kết hôn là thủ tục pháp lý bắt buộc để xác lập quan hệ
vợ chồng, muốn được kết hôn với nhau, nam nữ phải tuân thủ các điều kiện kết
hôn và đăng ký kết hôn, thông qua việc đăng ký kết kết hôn, Nhà nước ta đã
công nhận hôn nhân của đôi nam nữ. Sự kiện kết hôn là cơ sở pháp lý ghi nhận
rằng, hai bên nam nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng. Sự kiện này có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể của quan hệ giữa vợ và chồng, giữa
cha mẹ và con và xác định rõ thời điểm làm phát sinh các quan hệ đó.
1.1.3.Ý nghĩa của việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trong những năm gần đây, việc kết hôn với người nước ngoài có chiều
hướng gia tăng, đây là hệ quả tất yếu của quá trình giao lưu hợp tác quốc tế giữa
Việt Nam với các nước. Công dân Việt Nam khi tham gia quan hệ kết hôn có
yếu tố nước ngoài bên cạnh việc được tiếp thu một nền văn hóa mới, được hiểu
biết hơn về con người, về ngôn ngữ, phong tục tập quán và lối sống của nước mà
họ làm vợ ( chồng) thì họ còn có thể được sống trong một điều kiện kinh tế đầy
đủ, hiện đại. Thực tế trong những năm qua cho thấy, việc kết hôn với người
nước ngoài thường xảy ra với những trường hợp là những người không có việc
làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp và không ổn định nên hoàn cảnh kinh
tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi kết hôn với người nước ngoài họ mong muốn
có cuộc sống sung túc hơn, thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Và thực tế cũng chứng
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp

minh rằng, có những người sau khi kết hôn đã gửi tiền về giúp gia đình giải
quyết khó khăn, cải thiện cuộc sống.
Hiện nay, theo quy định của Luật HN&GD 2000 và các văn bản pháp luật
hiện hành, việc kết hôn phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện
kết hôn và đăng ký kết hôn, kết hôn có yếu tố nước ngoài được Nhà nước ta tôn
trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình
với công dân Việt Nam, người nước ngoài được hưởng chế độ đãi ngộ như công
dân, tức là các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp
luật Việt Nam có quy định khác. Người Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước
Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp
luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế. Như vây, với việc Nhà nước ta
thừa nhận kết hôn có yếu tố nước ngoài đã thể hiện chính sách ngoại giao nhất
quán với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá của Việt Nam bởi lẽ, khi
kết hôn có yếu tố nước ngoài gia tăng sẽ nảy sinh ngày càng nhiều các gia đình
đa văn hóa, trong quá trình chung sống với nhau, các thành viên trong gia đình
sẽ tiếp thu những nền văn hóa khác nhau thông qua việc học ngôn ngữ, phong
tục tập quán của vợ( chồng ) mình, điều này tạo nên một quá trình giao lưu, tiếp
biến văn hóa lẫn nhau, góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam
không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà trong tương lai, thế hệ con cháu của họ sẽ
là cầu nối quan trọng thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa, thúc đẩy quan hệ hữu
nghị hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Như vây, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam luôn khuyến khích các
trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài. Nhà nước có những chính sách phù
hợp đảm bảo quyền lợi của các bên khi tham gia quan hệ hôn nhân có yếu tố
nước ngoài. Thực tế những năm gần đây cho thấy, trước xu thế toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới, Việt Nam đã đề ra những chính sách nhằm kêu gọi, khuyến
khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, hợp tác, cùng với đó là
Phan Ngọc Mai DS31D


Khoá luận tốt nghiệp
sự gặp gỡ, tìm hiểu của những người nước ngoài và công dân Việt Nam, sau thời
gian làm quen, gặp gỡ họ đã nảy sinh tình cảm và kết hôn với nhau, hay những
trường hợp người Việt Nam ra nước ngoài làm ăn sinh sống và kết hôn với công
dân của những nước đó..., việc pháp luật Việt Nam công nhận việc kết hôn có
yếu tố nước ngoài đã khẳng định Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ những
quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người trong đó có quyền tự do kết hôn.
Điều 39 Bộ luật dân sự 2005 quy định “ Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo
quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn. Việc tự
do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những
người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.
1.2. Nguyên tắc áp dụng Luật và thẩm quyền giải quyết việc kết hôn có yếu
tố nước ngoài
1.2.1. Nguyên tắc áp dụng luật
Theo quy định tại khoản 1 điều 7 Luật HN&GĐ2000 thì:“ Các quy định
của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ
trường hợp Luật này có quy định khác”. Như vậy, việc áp dụng pháp luật
HN&GĐ để giải quyết các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là định hướng
đầu tiên, chỉ trừ những trường hợp cụ thể mà “Luật này có quy định khác”. Hiện
nay, các văn bản pháp luật hiện hành trong nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân có
yếu tố nước ngoài tại Việt Nam là Luật HN&GĐ 2000, Nghị định số
68/2002/NĐ-CP, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên
quan. Ngoài ra, theo quy định tại điều 101 Luật HN&GĐ2000 thì pháp luật Việt
Nam sẽ được áp dụng trong trường hợp “ pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại
pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam”.
Theo quy định trên thì Nhà nước ta chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại. Hiện nay,
trong khoa học Tư pháp, đây được coi là vấn đề phức tạp và tồn tại hai quan

điểm về vấn đề này:
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
- Thứ nhất: Dẫn chiếu ngược sẽ không bao giờ xảy ra nếu hiểu việc dẫn chiếu
chỉ là dẫn chiếu đến các quy phạm thực chất của nước được dẫn chiếu, trong
trường hợp này, luật thực chất của nước được dẫn chiếu đến sẽ được áp dụng.
- Thứ hai: Dẫn chiếu ngược sẽ xảy ra nếu việc dẫn chiếu là dẫn chiếu đến
toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó.
Theo cách hiểu trên thì việc Nhà nước ta chấp nhận dẫn chiếu ngược có
nghĩa là chấp nhận dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó bao
gồm cả luật nội dung cũng như luật xung đột... điều này đồng nghĩa với việc Việt
Nam chấp nhận dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba, tuy nhiên trong các
văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được
quy định. Tuy nhiên, dẫn chiếu ngược sẽ không còn nếu trong các điều ước quốc
tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định các quy phạm xung đột thống
nhất thì các quy phạm này sẽ được ưu tiên áp dụng.
Khoản 2 điều 7 Luật HN&GĐ2000 quy định: “ Trong trường hợp điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy
định khác với quy định của Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc
tế.”
Như vây, về mặt lý luận và trong thực tiễn, các quy phạm trong các điều
ước quốc tế có hiệu lực pháp lý cao hơn luật trong nước, vì vậy, trong trường
hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác với quy định của
Luật HN&GĐ 2000 và các văn bản pháp luật khác thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế. Các điều ước quốc tế có thể là điều ước quốc tế song phương hoặc
đa phương. Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế
điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài như Hiệp định tương trợ tư
pháp giữa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ Đức được ký ngày 15/12/1980, giữa
Việt Nam với Liên Xô ngày 10/12/1981, giữa Việt Nam với Cộng Hòa Pháp

ngày 24/02/1999...[12]. Trong các điều ước quốc tế thường quy định nguyên tắc
chọn pháp luật áp dụng để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể liên
quan đến các vấn đề như kết hôn, ly hôn, xác định thẩm quyền của Tòa án trong
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
lĩnh vực hôn nhân...Nội dung các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để
các cơ quan hữu quan của Việt Nam và của các nước ký kết thực hiện việc bảo
vệ quyền lợi chính đáng của các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân có yếu tố
nước ngoài. Chẳng hạn theo khoản 2 điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp và
pháp lý giữa Việt Nam và Liên Bang Nga năm 1998 quy định: “ Hình thức kết
hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn.” Như vậy, việc kết
hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Nga nếu tiến hành ở Nga thì tuân theo
pháp luật Nga, còn nếu ở Việt Nam thì tuân thủ pháp luật Việt Nam.
* Theo quy định tại điều 101 Luật HN&GĐ 2000 thì: “ Trong trường hợp
Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn
thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các
nguyên tắc quy định trong Luật này”
Như vậy, theo quy định trên, luật nước ngoài được áp dụng đối với các
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài khi:
Thứ nhất: Được luật Luật HN&GĐ2000 quy định hoặc các văn bản pháp
luật khác của Việt Nam quy định( như pháp lệnh, nghị định…)
Thứ hai: Khi điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn
Thứ ba: Pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu
quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật
HN&GĐ2000
Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham
gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển hợp tác về
mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung, vì vậy

luật nước ngoài sẽ bị gạt bỏ nếu việc áp dụng đó dẫn đến hậu quả xấu, tai hại
hoặc mâu thuẫn với những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội cũng như pháp
luật của nhà nước mình. Đây là quy định có tính nguyên tắc nhằm bảo đảm việc
áp dụng đó không gây ra những ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
tục, đến chế độ hôn nhân gia đình trong xã hội Việt Nam. Trong tư pháp quốc tế,
nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc “ bảo lưu trật tự công cộng”. Ở Việt
Nam, quy định về “ bảo lưu trật tự công cộng” được ghi nhân rất rõ ràng. Cụ thể
ở khoản 4 điều 759BLDS2005 quy định :
Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật
này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp
đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp
dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngoài ra, vấn đề bảo lưu trật tự công cộng còn được ghi nhận ở một số văn
bản pháp luật khác của Việt Nam, trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia hoặc ký kết.
Như vậy, trật tự công cộng được hiểu là các nguyên tắc cơ bản tạo ra một
trật tự pháp lý mà nguyên tắc này về thực chất đã hạn chế hiệu lực của quy phạm
xung đột dẫn chiếu tới luật nước ngoài cần áp dụng. Ví dụ như trong việc kết
hôn giữa một nữ công dân Việt Nam với nam công dân Nam Phi, pháp luật của
Nam Phi thừa nhận chế độ đa thê, cho phép đàn ông được cưới nhiều vợ. Tuy
nhiên, Luật HN&GĐ2000 nước ta quy định cấm người đang có vợ hoặc đang có
chồng kết hôn( nguyên tắc một vợ một chồng), nếu việc kết hôn được tiến hành
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nam công dân đó sẽ phải tuân thủ pháp
luật Luật HN&GĐ2000 về điều kiện kết hôn, cho nên trường hợp nam công dân
đó đã có vợ mà muốn kết hôn với nữ công dân Việt Nam thì sẽ vi phạm quy định

về điều kiện kết hôn, việc kết hôn sẽ không được thừa nhận tại Việt Nam
* Đối với vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài thì về nguyên tắc, luật được
áp dụng sẽ là luật quốc tịch của các bên đương sự hoặc luật nơi tiến hành kết
hôn. Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, dù việc kết hôn được
tiến hành ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài cũng luôn phải tuân theo pháp luật Việt
Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn[ 2]. Nếu việc kết hôn được tiến hành
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài, ngoài
việc họ phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân thì còn phải tuân
theo các quy định về điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 2000 của Việt Nam (
Luật nơi tiến hành kết hôn)
1.2.2. Thẩm quyền giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trong các văn bản pháp luật về HN&GĐ hiện hành quy định về thẩm quyền
giải quyết việc về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải
quyết việc đăng ký kết hôn được xác định như sau:
Khoản 1 điều 102 Luật HN&GĐ2000 quy định:
“Uỷ ban nhân dân( UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực
hiện việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân Việt Nam cư
trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực
biên giới với Việt Nam do Chính phủ quy định”.
Khoản 1 điều 3 Nghị đinh 68/2002/NĐ-CP quy định:
“UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp
tỉnh) thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam với nhau”
Điều 12 Nghị đinh 68/2002/NĐ-CP quy định:

“1. UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng
ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Trong trường
hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú, nhưng đã
đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực hiện
đăng ký việc kết hôn giữa người đó với người nước ngoài.
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
Trong trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam xin kết hôn
với nhau thì UBND cấp tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên đương sự
thực hiện đăng ký việc kết hôn.
2. Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước tiếp nhận nơi cư trú của
công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài cư trú tại nước đó”.
Ngoài ra, thẩm quyền đăng ký kết hôn còn được quy định tại các văn bản
khác như Nghị đinh 69/2006/NĐ-CP, Nghị đinh 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và
quản lý hộ tịch.
Theo các quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn được
xác định như sau:
- Trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì cơ
quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn sẽ là UBND cấp tỉnh nơi thường trú của
công dân Việt Nam;
- Trường hợp kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam thì cơ
quan có thẩm quyền sẽ là UBND tỉnh nơi cư trú của người nước ngoài.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 điều 79 Nghị đinh 68/2002/NĐ-CP quy
định trong trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam muốn kết hôn
với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc giữa người nước
ngoài không thường trú tại Việt Nam với nhau mà muốn kết hôn với nhau thì khi
có yêu cầu đăng ký kết hôn sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải

quyết
- Đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với
công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì sẽ
do Chính phủ quy định[ 2]. Sở dĩ có quy định trên là do xuất phát từ những nét
đặc thù của cư dân vùng biên giới, với trình độ văn hóa còn thấp, điều kiện kinh
tế, giao thông liên lạc còn rất nhiều khó khăn lại bị chi phối bởi các phong tục
tập quán lạc hậu, điều đó đòi hỏi phải có những quy định riêng về thẩm quyền
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
giải quyết sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi,
dễ dàng cho nhân dân trong việc đăng ký kết hôn. Cụ thể hóa quy định tại Luật
HN&GĐ2000, Nghị đinh 68/2002/NĐ-CP đã dành hẳn chương V để quy định về
các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới,
trong đó có quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn. Theo đó, cơ quan có thẩm
quyền giải quyết các trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam
thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở
khu vực biên giới với Việt Nam là UBND cấp xã nơi thường trú của công dân
Việt Nam. Việc pháp luật quy định cụ thể như trên đã góp phần đáng kể vào việc
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cư dân vùng biên giới, đồng thời đó
cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh khi mà thực tiễn trong
những năm qua, các quan hệ hôn nhân và gia đình của cư dân biên giới ngày
càng tăng do có sự gần gũi nhau về điều kiện địa lý, phong tục tập quán, văn
hóa... và được coi là một tất yếu khách quan.
- Trường hợp công dân Việt Nam với nhau kết hôn ở nước ngoài hoặc giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài kết hôn ở nước đó thì cơ quan có thẩm
quyền giải quyết là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở
nước sở tại, không những thế các cơ quan này còn phải chịu trách nhiệm bảo hộ
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài khi các quyền, lợi ích đó bị xâm phạm

1.3. Điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp
luật Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm qua, cùng với sự tăng cường và mở rộng
giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, số lượng các cuộc
kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng. Để điều chỉnh kịp thời vấn đề
này, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có các quy phạm xác định
điều kiện kết hôn, cũng như quy định trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố
nước ngoài như: Luật HN&GĐ2000, Nghị định 68/2002/NĐ-CP, Nghị định
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
69/2006/NĐ-CP. Ngoài ra vấn đề kết hôn còn được giải quyết trên cơ sở các
hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký với nước ngoài.
1.3.1. Điều kiện kết hôn
Hiện nay, khi xem xét về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài, pháp luật
Việt Nam cũng như pháp luật các nước có quy định khác nhau về việc lựa chọn
luật áp dụng điều chỉnh điều kiện kết hôn. Theo điều 170 BLDS Pháp, điều kiện
kết hôn của công dân Pháp do pháp luật của Pháp điều chỉnh, bất kể nơi tiến
hành kết hôn( áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch) còn theo pháp luật Anh, điều kiện
kết hôn do pháp luật của nước nơi đương sự cư trú quyết định( áp dụng hệ thuộc
luật nơi cư trú). Như vậy, theo quy định của pháp luật các nước trên thế giới,
việc chọn luật điều chỉnh điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài thường dựa vào
dấu hiệu quốc tịch hoặc dấu hiệu nơi cư trú của đương sự. Thông thường, các
nước theo hệ thống Civilaw( Đức, Pháp) quy định dùng dấu hiệu quốc tịch, còn
các nước theo Commonlaw( Anh, Đức, Việt Nam) dùng dấu hiệu nơi cư trú của
đương sự
Theo quy định tại khoản 1 điều 103 Luật HN&GĐ2000 thì điều kiện kết
hôn được xác định như sau:
Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên
phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn

được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người
nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều
kiện kết hôn.
Như vậy, pháp luật Việt Nam áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của các bên
đương sự để xác định điều kiện kết hôn, cụ thể được phân ra làm hai trường hợp:
- Thứ nhất: Nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài thì công dân Việt Nam sẽ phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
điều kiện kết hôn còn người nước ngoài sẽ phải tuân thủ các quy định pháp luật
của nước mà họ mang quốc tịch.
- Thứ hai: Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam thì các bên sẽ phải tuân theo pháp luật nước mình về điều
kiện kết hôn. Đồng thời, người nước ngoài còn phải tuân theo pháp luật Việt
Nam về điều kiện kết hôn
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 điều 3 Luật HN&GĐ2000, tại điều 10 Nghị
định 68/2002/NĐ-CP đã cụ thể hóa điều kiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước
ngoài như sau:
“Trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn đồng thời
người nước ngoài còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật
HN&GĐ2000 về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, nếu việc kết
hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam( Khoản 1)
Trong trường hợp kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam,
trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo
pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc thường trú (đối với người không

quốc tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài ra, còn phải tuân theo quy định tại Điều 9
và Điều 10 của Luật HN&GĐ2000 về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm
kết hôn( Khoản 2)
Ngoài ra, đối với trường hợp công dân Việt Nam đang phục vụ trong các
lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia
thì cần phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương
hoặc cấp tỉnh về việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng
đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó
(Điều 13 Nghị định 68/2002/NĐ-CP).
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
Như vậy, nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện
kết hôn là nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự.
Khi giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn đối với người hai
hay nhiều quốc tịch thì giấy tờ xác định điều kiện kết hôn của họ sẽ theo pháp
luật của nước mà người đó mang quốc tịch đồng thời thường trú vào thời điểm
đăng ký kết hôn, nếu người đó không thường trú tại một trong các nước có quốc
tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang hộ
chiếu cấp. Đối với người nước ngoài không quốc tịch muốn kết hôn với công
dân Việt Nam và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì
giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền
của nước nơi người đó thường trú cấp. Đối với công dân Việt Nam định cư ở
nước ngoài, giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hôn là giấy tờ do cơ quan có
thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơ quan ngoại giao, Lãnh sự ở
Việt Nam cấp.
Trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của nước đã ký
hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì khi xác định điều kiện kết hôn sẽ
căn cứ vào quy định của hiệp định. Theo nguyên tắc chung thì các hiệp định đều
áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự để điều chỉnh các vấn đề

về điều kiện kết hôn. Ví dụ: Khoản 1 điều 20 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt
Nam – Bungary quy định: “ Các điều kiện kết hôn giữa công dân của hai nước
ký kết sẽ xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người kết hôn là công
dân”.
1.3.2. Nghi thức kết hôn
Xuất phát từ bản chất giai cấp của nhà nước, từ phong tục tập quán mà pháp
luật các nước có quy định nghi thức kết hôn khác nhau. Hiện nay, trên thế giới
thường áp dụng các nghi thức kết hôn như nghi thức dân sự, nghi thức tôn giáo
hoặc kết hợp giữa nghi thức dân sự và nghi thức tôn giáo. Ví dụ: Những nước
theo thiên chúa giáo, hồi giáo như Irac, Isaren sử dụng nghi thức tôn giáo để thừa
nhận tính hợp pháp của hôn nhân, còn một số nước như Đức, Pháp, Thụy Sĩ,
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
Nhật Bản, Anh lại sử dụng nghi thức dân sự hoặc kết hợp cả hai nghi thức dân sự
và tôn giáo. Để giải quyết xung đột về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài,
trong thực tiễn quốc tế, các nước thường áp dụng hệ thuộc luật nơi tiến hành kết
hôn( Lex loci celebrationis), theo đó việc kết hôn được tiến hành ở đâu thì pháp
luật ở đó sẽ quy định tính hợp pháp của nghi thức kết hôn. Tuy nhiên, ở một số
nước còn bổ sung thêm các nguyên tắc khác để giải quyết xung đột pháp luật về
nghi thức kết hôn: Ví dụ như ở các nước Đông Âu, về nguyên tắc chung là áp
dụng hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn để giải quyết các vấn đề về nghi thức
kết hôn, tuy nhiên đối với những trường hợp kết hôn ở ngoài lãnh thổ của các
nước này, một số nước còn quy định bổ sung: Chẳng hạn, theo khoản 2 điều 15
Luật tư pháp quốc tế Ba lan “ Việc kết hôn được đăng ký ở nước ngoài thì nghi
thức kết hôn chỉ cần tuân theo các quy định của luật quốc tịch của cả hai vợ
chồng là đủ”
i
Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 11 nghị định 68/2002/NĐ-CP và điều
57 BLDS 2005 thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có

thẩm quyền thực hiện theo nghi thức do pháp luật quy định. Moi nghi thức kết
hôn không tuân theo các quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn đều không
có giá trị pháp lý. Như vậy, đăng ký kết hôn là nghi thức kết hôn duy nhất làm
phát sinh quan hệ hôn nhân, đây chính là nghi thức dân sự. Pháp luật Việt Nam
không thừa nhận các trường hợp kết hôn được tiến hành theo các nghi thức khác
mà đương sự không thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, hôn nhân chỉ được coi là hợp pháp khi nam, nữ tiến hành thủ tục
đăng ký kết hôn trước có quan nhà nước có thẩm quyền. Trên cơ sở đó, Luật
HN&GĐ2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định khá cụ thể trình
tự, thủ tục đăng ký kết hôn.
Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định 69/2006/NĐ-CP sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP về hôn nhân có yếu tố nước
ngoài quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
được thực hiện như sau:
Phan Ngọc Mai DS31D

Khoá luận tốt nghiệp
Bước 1. Các bên đương sự chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định. Hồ sơ đăng
ký kết hôn bao gồm các loại giấy tờ sau:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
b) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm
quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính
đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc
không có chồng.
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân
không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện
tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước
ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người

đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình;
d) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối
với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy
thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam
định cư ở nước ngoài);
đ) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng
nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm tú có thời hạn (đối với
công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác
nhận tạm tú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, đối với công dân Việt
Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan
trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức
quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với
Phan Ngọc Mai DS31D

×