Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Quá trình hình thành tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.3 KB, 23 trang )

PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ
Họ và tên
Huỳnh Văn Tài
Tơ Hồng Phong
Đàm Thanh Cường
Phan Cơng Dương
Trần Đình Anh

Nhiệm vụ
Trưởng nhóm, phân cơng nhiệm vụ, tổng hợp nội dung
Thiết kế slide, World và chuẩn bị nội dung
Chuẩn bị nội dung và thuyết trình
Tìm kiếm và chuẩn bị nội dung
Tìm kiếm và chuẩn bị nội dung

1


MỤC LỤC
Mục Lục
LỜI NĨI ĐẦU.....................................................................................................3
I. Vẽ sơ đồ q trình hình thành hành vi phạm tội..........................................4
II. Giải thích q trình hình thành hành vi phạm tội......................................4
1. Mơi trường sống tiêu cực tác động đến cá nhân.....................................4
1.1. Mơi trường gia đình..........................................................................5
1.2. Môi trường trường học.....................................................................6
1.3. Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú................................7
1.4. Môi trường xã hội vĩ mô...................................................................7
2. Tình huống cụ thể tác động đến cá nhân.................................................8
2.1. Khái niệm tình huống.......................................................................8
2.2. Phân loại tình huống.........................................................................8


2.3. Vai trị của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
....................................................................................................................8
3. Sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân.......................................9
3.1. Khái niệm “Nhân cách”....................................................................9
3.2 Sự hình thành và phát triển nhân cách..........................................10
3.3. Cá nhân hình thành nhân cách lệch lạc........................................10
Nhân tố di truyền với sự hình thành và phát triển nhân cách...........10
4. Nảy sinh ý định phạm tội........................................................................17
5. Quyết định thực hiện phạm tội...............................................................18
LỜI KẾT............................................................................................................22

2


LỜI NĨI ĐẦU

Cơng an nhân nhân là lực lượng chủ yếu và nòng cốt trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh, phòng chống mọi
loại tội phạm, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Vậy để làm tốt cơng
tác này thì việc nắm bắt được tâm lý, suy nghĩ của tội phạm là một yếu tố căn
bản và quan trọng, tạo tiền đề để lực lượng điều tra tiến hành các biện pháp
nghiệp vụ và phương hướng đấu tranh, xử lý tội phạm. Qua đó, cho thấy tầm
quan trọng của việc nghiên cứu tâm lý tội phạm trong quá trình giải quyết các vụ
án. Và để đảm bảo tính khách quan, cơng bằng và chính xác thì việc nghiên cứu
quá trình hình thành hành vi phạm tội là yếu tố quan trọng. Trong khn khổ nội
dung trình bày của bài thảo luận này, nhóm số hai sẽ vẽ sơ đồ thể hiện quá trình
hình thành hành vi phạm tội và giải thích q trình thành hành vi phạm tội thơng
qua ví dụ cụ thể. Cấu trúc của bài thảo luận bao gồm:
I. Vẽ sơ đồ quá trình hình thành hành vi phạm tội.
II. Giải thích q trình hình thành hành vi phạm tội.

Trong q trình hồn thiện bài thảo luận, các thành viên đã tích cực phát
huy tinh thần tự tìm tịi, nghiên cứu và đã cố gắng tranh thủ sự đóng góp ý
kiến của giáo viên bộ mơn và các đồng chí học viên khác. Tuy nhiên, dù đã
rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm thảo luận rất
mong sự quan tâm, góp ý để bài thảo luận hồn chỉnh hơn.
Nhóm thảo luận xin chân thành cảm ơn./.

3


I. Vẽ sơ đồ quá trình hình thành hành vi phạm tội

Mơi trường sống
tiêu cực
Tác động
Hình thành
Cá nhân

Nảy sinh
Nhân cách
lệch lạc

Ý định phạm
tội

Tác động
Đưa đến

Thực hiện
tội phạm


Tình huống
cụ thể

Sơ đồ q trình hình thành hành vi phạm tội
II. Giải thích q trình hình thành hành vi phạm tội.
1. Mơi trường sống tiêu cực tác động đến cá nhân
Đây là những nhân tố không thuận lợi từ môi trường sống tác động đến sự
hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân người phạm tội.
Sự hình thành, phát triển nhân cách cá nhân với tính chất là thực thể của xã hội
bắt đầu từ khi con người đứợc sinh ra và trải qua hàng loạt các giai đoạn khác
nhau, mỗi giai đoạn đều có những nhân tố thuận lợi và khơng thuận lợi từ môi
trường sống (với mức độ khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể).
Những nhân tố tác động có thể ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển nhân
cách cá nhân bao gồm:
- Bản thân con người đó;
- Các tiểu mơi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường .xuyên
như: gia đình; trường học; nơi làm việc, cư trú, sinh sống...
- Môi trường xã hội vĩ mơ như: chính sách, pháp luật, phương tiện thơng
tin đại chúng, phim ảnh, truyện, báo chí; tác động ảnh hưởng của những hiện
4


tượng tiêu cực trong xã hội mà người phạm tội chứng kiến hoặc nghe kể, vấn đề
thất nghiệp, bất bình đẳng trong xã hội...
Trong phạm vi của mục này, chỉ giới hạn những nhân tố (không thuận lợi)
từ môi trường sống có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân
cách lệch lạc của cá nhân. Cụ thể là:
+ Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên


+ Môi trường xã hội vĩ mô.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng cá nhân tuy chịu sự tác động của môi trường
sống (chứa đựng cả nhân tố thuận lợi và không thuận lợi) nhưng tiếp thu và chịu
sự tác động như thế nào là do từng cá nhân. Cá nhân không thụ động chịu sự chi
phối hồn tồn từ mơi trường sống mả có thể tác động trở lại mơi trường sống
thậm chí có thể thay đổi môi trường đang sống ở mức độ nhất định. Do đó, trong
mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và mơi trường sống, vai trị của cá nhân có tính
độc lập tương đối. Chính vì vậy, tuy cùng sống trong mơi trường xấu nhưng có
cá nhân dễ dàng chịu sự tác động của môi trường xấu, tiêm nhiễm nhanh chóng
những thói hư tật xấu ngồi xã hội nhung ngược lại cũng có những cá nhân bản
lĩnh vững vàng trước mọi cám dồ tiêu cực của đời sống hoặc cũng có cá nhân
chịu sự tác động của mơi trường sống ở mức độ hạn chế. Chính vi vậy, chúng ta
có thể hiểu được vì sao trong xã hội có những người phạm tội tồn tại bên cạnh
những người khác khơng phạm tội.
1.1. Mơi trường gia đình
Gia đình có ảnh hưởng nhất trong việc hình thành nhân cách cá nhân
trong thời kì thơ ấu. Trong gia đình, đứa trẻ bắt đầu học hỏi, bắt chước hành vi
(bao gồm cà hành vi tốt cũng như hành vi xấu) từ các thành viên trong gia đình
mà nó có dịp quan sát. Thơng thường, q trình học hỏi, bắt chước hành vi xấu
của trẻ diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hơn so với bắt chước hành vi tốt. Càng lớn,
đứa trẻ càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận
thức cũng như học hỏi, bắt chước dần dần mở rộng phạm vi khơng cịn dừng lại
ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu vươn ra bên ngoài, tuy nhiên
nhận thức, lối sống của trẻ vẫn mang dấu ấn của việc ảnh hưởng từ các thành
viên trong gia đình. Do đó, nếu đứa trẻ sống trong mơi trường gia đình an tồn,
lành mạnh ln chú trọng giáo dục nhân cách cho trẻ, hướng trẻ sống thiện,
trung thực, nhân hậu, vươn lên trong học tập, cơng việc thì sẽ hạn chế hiệu quả
việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, sống trong mơi
trường gia đình khơng an tồn, khơng lành mạnh thì có thể tác động, ảnh hưởng,
dẫn đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân.

5


Có thể kể ra một số nhân tố có thể tác động đến việc hình thành nhân cách
lệch lạc của cá nhân:
+ Cha và (hoặc) mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con cái phát
triển tự nhiên hoặc phó thác việc giáo dục trẻ cho nhà trường và xã hội. Khi phát
hiện trẻ có những biểu hiện sai trái đã không uốn nắn kịp thời mà vẫn thờ ơ,
khơng quan tâm, thậm chí cịn dung túng.
+ Cha và (hoặc) mẹ quá nuông chiều hoặc quá hà khắc trong giáo dục con
cái đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
+. Cha và (hoặc) mẹ khơng gưong mẫu trong lối sống như có hành vi
phạm tội, sa đà vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối
sống quá thực dụng chỉ biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ các giá trị đạo đức;
hoặc đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bạo lực gia đình ln tồn tại...
+ Cha và (hoặc) mẹ dạy con lối sống thực dụng, thậm chí xúi giục, dụ dỗ,
ép buộc con cái vào con đường phạm tội.
+ Các nhân tố khác như: trong gia đình có nhiều thành viên phạm tội, cha
và (hoặc) mẹ ngoại tình; đứa trẻ lớn lên trong mơi trường thiếu cả cha mẹ hoặc
thiểu cha (thiếu mẹ), trong gia đình có nhiều thành viên ưa lối hành xử bạo lực,
cơn đồ, ngang ngược...
1.2. Mơi trường trường học
Q trình lớn lên và dần trưởng thành, con người ta càng có khao khát
khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi của
cá nhân dần dần mở rộng phạm vi, khơng cịn dừng lại ờ các thành viên trong
gia đình nữa mà bắt đầu sang mơi trường khác trong đó có mơi trường trường
học. Do đó, nếu trong mơi trường trường học tồn tại nhiều nhân tố khơng lành
mạnh thì những nhân tố này cũng có thể ảnh hưởng đên q trình hình thành và
phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Những nhân tố khơng lành mạnh đó
có thể kể đến như:

+ Kỉ luật nhà trường lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lý những biểu hiện
sai trái trong học sinh (hoặc sinh viên) còn chưa triệt để dẫn đến những hiện
tượng tiêu cực trong nhà trường có nguy cơ lan rộng. Điều này có thể ảnh
hưởng, dẫn đến việc suy giảm, thậm chí mất niềm tin vào sự cơng bằng trong
nhà trường của các em làm cho một số em chán nản, sa sút học hành, dễ bị lôi
kéo tham gia vào các hoạt động tiêu cực, không lành mạnh.
+ Kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham ăn
chơi, đua đòi, hay bỏ học, hỗn láo với thày cô giáo và bố mẹ, sa đà vào tệ nạn xã
hội...). Do kết bạn, giao tiếp thường xuyên với những đối tượng này, đứa trẻ dần
dần ảnh hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu của
6


những đối tượng này như thường xuyên bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà hỗn láo
với bố mẹ, bỏ nhà đi hoang... và dần dần đi vào con đường phạm tội.
+ Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không gương mẫu trong lối
sống, thiếu đạo đức trong hành xử với học sinh (hoặc sinh viên), thậm chí lơi
kéo các em vào lối sống khơng lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội như có
hành vi dụ dỗ học sinh nữ vào quan hệ tình dục khi các em cịn nhỏ tuổi, dụ dỗ
các em mơi giới mại dâm...
1.3. Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú
Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú có vai trị rất lớn trong việc
hình thành và phát triển nhận thức, năng lực chuyên môn, lối sống cũng như
những phẩm chất đạo đức cá nhân.
Nếu sống trong môi trường tập thể hoặc nơi cư trú lành mạnh, an toàn,
mọi người biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, khơng có tệ nạn xã hội và tội phạm
hồnh hành, mọi người biết chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
thì có thể nói đây là mơi trường thuận lợi có tác động tích cực đến việc hình
thành nhân cách đúng đắn của cá nhân và hạn chế sự phát triển nhân cách lệch
lạc của cá nhân. Ngược lại, nếu sống trong mơi trường có chứa đựng nhiều nhân

tố tiêu cực như có nhiều người sống bê tha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, đánh
lộn nhau thậm chí sa đà vào ma tuý, mại dâm, phạm tội thì đây thực sự là mơi
trường xấu tiềm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động đến những người thiếu bản lĩnh,
không vững vàng dễ sa ngã trước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó
có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của
cá nhân.
1.4. Môi trường xã hội vĩ mơ
Mơi trường xã hội vĩ mơ cũng có vai trị quan trọng trong việc tác động
hình thành và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân. Có thể liệt
kê một số nhân tố sau:
-Tác động từ sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, vấn đề thất nghiệp, đói
nghèo, bất bình đẳng xã hội...
+ Tác động của chính sách, pháp luật: Nhân tố khơng thuận lợi từ chính
sách, pháp luật được coi là nguyên nhân phát sinh tội phạm có thể là do quy định
của chính sách, pháp luật còn lỏng lẻo, sơ hở. chưa chặt chẽ hoặc khơng cơng
bàng, thiếu thoả đáng...
Ví dụ: Quy định về quản lý tài sản cơng lỏng lẻo có thể làm cho cá nhân
nảy sinh lịng tham và có hành vi chiếm đoạt tài sản công.

7


- Hoạt động của các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực còn chua đồng bộ,
lỏng lẻo, thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan
chức nàng trong xử lý vi phạm, tội phạm cịn chưa thực sự hiệu quả.
Ví dụ: Việc khơng kiểm soát chặt chẽ phim ảnh bạo lực, khiêu dâm có thể
ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành phát triển nhân cách của những đối
tượng thường xuyên xem những bộ phim kiểu này, dẫn đến hình thành nhân
cách lệch lạc cá nhân.
+ Các nhân tố khác như tác động từ phong tục, tập quán lạc hậu, tác động

từ trào lưu văn hố ngoại lai khơng lành mạnh...
2. Tình huống cụ thể tác động đến cá nhân
2.1. Khái niệm tình huống
Tình huống là cơ hội hoặc hồn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến
việc phát sinh tội phạm của người phạm tội vào thời điểm nhất định. Trong một
số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trị là ngun nhân
phát sinh tội phạm.
2.2. Phân loại tình huống
- Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và khả năng giải quyết của
chủ thể thì có thể chia thành:
+ Tình huống căng thẳng, phức tạp kéo dài làm chủ thể cảm thấy bế tắc,
khơng lối thốt.
Ví dụ: Người chồng thường xun ngày này qua ngày khác có hành vi
ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn người vợ trong gia đình làm người vợ ln phải
sống trong tình trạng bức xúc. căm thù người chồng, đến thời điểm nào đó. hành
vi này lại lặp lại dần đến việc người vợ không kiềm chế được đã phản kháng lại
và có hành vi giết chết người chồng.
+ Tình huống diễn ra nhanh chóng, chớp nhống.
Ví dụ: Người phạm tội đi công tác về bất ngờ chứng kiến cảnh vợ đang
ngoại tình trong nhà đã khơng kiềm chế được và thực hiện hành vi giết vợ.
+ Tình huống dễ dàng, thuận lợi.
Ví dụ: Người phạm tội tình cờ đi ngang qua nhìn thấy chủ tài sản đã sơ hở
để xe máy trên vỉa hè mà khơng khố xe máy, chìa khố vẫn cắm ở ổ khố nên
nảy sinh lịng tham và đã có hành vi trộm cắp xe máy.
* Theo nguồn gốc xuất hiện thì có thể chia tình huống thành tình huống
phát sinh do thảm hoạ tự nhiên và tình huống do hành vi con người tạo ra.
+ Tình huống phát sinh do thảm hoạ tự nhiên (như do bão, lũ lụt, động đất,
núi lửa, sóng thần...). Ví dụ: Bão đã đánh sập ngơi nhà dân trong khi chủ nhà
khơng có mặt ở đó, một số người khác đã nhân cơ hội này có hành vi chiếm đoạt
tài sản của chủ sở hữu.

+ Tình huống do con người tạo ra. Ví dụ: Người phạm tội đã giả danh đại
diện của công ti xuất khẩu lao động tiếp xúc với những người có nhu cầu xuất
khẩu lao động để lừa đào và chiếm đoạt tiền của họ.
2.3. Vai trị của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
8


Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai
trị như là ngun nhân phát sinh tội phạm.
Một số tình huống đã trực tiếp tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành
động cơ, từ đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Ví dụ: Hành vi ngoại tình, phản bội vợ của người chồng đã làm xuất hiện
và hình thành động cơ ghen tng, thù hận, từ đó nảy sinh ý định giết chồng ở
người vợ và sau đó người vợ đã đầu độc cho người chồng chết.
Bên cạnh đó, lại có tình huống chỉ là tạo điều kiện thuận lợi cho người
phạm tội (đã có sằn động cơ) thực hiện tội phạm được dễ dàng, nhanh chóng và
khơng có ảnh hưởng gì đến việc xuất hiện và hình thành động cơ phạm tội.
Trong trường hợp này, tình huống đóng vai trị như là cơ hội phạm tội.
Ví dụ: Vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định cướp tài sản. A giấu dao
vào người rồi đi ra ngoài đường. Đến cửa hàng bán quần áo, nhìn thấy cửa hàng
vắng vẻ, chỉ có một người bán hàng ở đó, đường phố khơng có người qua lại, A
đã dùng dao khống chế người bán hàng cướp tiền.
Tóm lại, tình huống trên thực tế xảy ra rất đa dạng. Việc tìm hiểu kĩ về loại
tình huống có vai trị rất quan trọng trong phòng ngừa tội phạm, nhất là trong
việc cảnh báo người dân về những nguy cơ có thể xảy ra, từ đó làm cho người
dân có ý thức bảo vệ tài sản công cũng như tự bảo vệ bản thân và tài sản của
chính mình cũng như những quyền lợi chính đáng khác.
3. Sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân
3.1. Khái niệm “Nhân cách”
Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất

định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao
tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ.
Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là
nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân. Bởi vậy, nếu cá nhân là khái
niệm chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống lồi thì nhân cách là khái niệm chỉ
sự khác biệt giữa các cá nhân. Cá nhân là phương thức biểu hiện của giống lồi,
cịn nhân cách vừa là nội dung, vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng
biệt. Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của
các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng về di truyền, về sinh
lý thần kinh, về hoàn cảnh sống của cá nhân theo cách riêng của mình. Mỗi cá
nhân tiếp thu những giá trị phổ biến của văn hóa xã hội, từ đó, thơng qua sự lọc
bỏ, tự tiếp nhận của bản thân để hình thành các giá trị định hướng của nhân
cách. Các giá trị như lý tưởng, niềm tin, quan hệ lợi ích, nhận thức và hành động
được mỗi cá nhân lựa chọn để xác lập hành vi cụ thể, hình thành nhân cách
trong quan hệ xã hội.
Trong cuốn Khoa học chẩn đoán tâm lý, PGS. TS Trần Trọng Thuỷ đã cho
biết ngay từ năm 1949, G.Allpon đã dẫn ra 50 định nghĩa khác nhau về nhân
9


cách. Ngày nay, đã có tới hàng trăm định nghĩa. Nhưng nhân cách thường được
xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung
quanh và đối với bản thân mình. Quan hệ của con người đối với thế giới xung
quanh thể hiện ở niềm tin, thái độ cũng như thế giới quan của họ đối với người
khác, chủ yếu là trong hoạt động và giao tiếp. Quan hệ của con người đối với
bản thân mình thể hiện ở chỗ: Nhân cách đã được hình thành và phát triển như
những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân lớn lên và đang được biến đổi, bắt
đầu quá trình hoạt động sống của mình. Chính trong sự hình thành và phát triển
nhân cách mà các đặc điểm của con người với tư cách là cá tính được biến đổi
và trở thành những đặc điểm mang tính người đích thực, tính xã hội – đạo đức.

Từ đó có thể định nghĩa về nhân cách như sau:
“ Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản
sắc và giá trị xã hội của người ấy”( Nguyễn Quan Uẩn, “Tâm lí học đại cương”,
nxb. Đại học Quốc gia).
3.2 Sự hình thành và phát triển nhân cách
Hình thành nhân cách được hiểu là một quá trình khách quan mang tính quy
luật, trong đó một người thể hiện mình vừa trong tư cách là đối tượng của sự tác
động vừa trong tư cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp. Giai đoạn hình
thành nhân cách được tính ngay từ khi chủ thể nhân cách còn nằm trong bào
thai, giữ vai tò đặc biệt quan trọng – vai trò mang tính tiền định nhân cách.
Phát triển nhân cách là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm chất xã
hội của cá nhân, là kết quả của sự xã hội hóa nhân cách và của giáo dục. Giai
đoạn phát triển nhân cách có thể được xác định trong khoảng thời gian trước
tuổi trưởng thành của chủ thể nhân cách.
Từ sự xác định trên, chúng ta có thể đưa ra 5 nhân tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách, đó là: nhân tố di truyền, nhân
tố hoàn cảnh sống (gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội), nhân tố giáo
dục, nhân tố hoạt động, nhân tố giao tiếp.
3.3. Cá nhân hình thành nhân cách lệch lạc
Nhân tố di truyền với sự hình thành và phát triển nhân cách
Đầu tiên cần phải khẳng định, di truyền đóng vai trị là tiền đề vật chất đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trước sự phát triển của khoa học, đặc biệt
là sinh vật học và khoa học xã hội nhân văn, chủ nghĩa sinh học xã hội đã ra đời
như một trào lưu khoa học liên ngành mới ở Tây Âu. Theo họ, "sự phát triển của
bộ não, sự chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của q trình
giáo dục con người được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đường di
truyền" hay "lý tính của con người có thể được hiểu đúng đắn, rõ ràng nhất từ
quan điểm về quá trình phát triển do các yếu tố di truyền quyết định”.
10



Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và
các cơ quan cảm giác, vận động. Tổ chức cơ thể của con người, như các giác
quan, hệ thần kinh trung ương... là những tiền đề sinh học, sinh lý học, tâm sinh
học được xem như cơ sở vật chất và có ảnh hưởng tới sự phát triển con người.
Thực tế đã chứng minh rằng, những khiếm khuyết về mặt cơ thể, về gen… đã có
ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự phát triển con người, tới thế giới quan, định hướng
giá trị... của họ, hay những năng khiếu bẩm sinh, những tài năng như tai nghe
nhạc của Moza, mắt hội họa của Raphaen... chính là do các yếu tố sinh học chi
phối.
Một ví dụ khác là, ngày nay, người ta thường nhắc tới nhịp điệu sinh học
(đồng hồ sinh học) như một cơ chế có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động của
con người, hay nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi có một
bên nào đó hoạt động hoặc ngừng hoạt động thì con người có sự thay đổi nhất
định.
Như vậy, bẩm sinh – di truyền đóng vai trị đáng kể trong sự hình thành và
phát triên nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các
hiện tượng tâm lý – những đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ thể, trong đó có hệ
thần kinh.
Ta có thể liên hệ thực tế để thấy rõ vai trò của yếu tố di truyền đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách như sau: ví dụ như: Những trẻ em bị khiếm
khuyết hay dị tật thường sống khép kín, ngại tiếp xúc và dễ bị xúc động hơn
những trẻ có thể chất phát triển bình thường.
Hay ngày nay trong xã hội có căn bệnh “trọng hình thức”, những cơ gái có
ngoại hình xinh đẹp thường tự tin và gặp nhiều thành công, may mắn hơn trong
cuộc sống cũng như trong công việc.
Hans Eysenck (1919 – 1997, nhà tâm lí học người Anh) đã tiến hành nghiên
cứu nhằm so sánh trẻ sinh đôi cùng trứng và khác trứng. Nghiên cứu cho thấy
những trẻ sinh đơi cùng trứng có nhân cách giống nhau nhiều hơn trẻ sinh đơi

khác trứng, thậm chí cả khi trẻ sinh đôi cùng trứng được nuôi dưỡng của bố mẹ
khác và trong môi trường khác biệt trong suốt giai đoạn thơ ấu. Nghiên cứu trẻ
em được nhận làm con nuôi cho thấy các em có nhân cách rất giống nhau và
giống cả cha mẹ đã sinh ra chúng hơn là cha mẹ nuôi, mặc dù các em không tiếp
xúc với cha mẹ đẻ của mình. Đây là một ví dụ cho ý tưởng của Eysenck rằng
nhân cách phát triển bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố di truyền.
Hay một ví dụ khác như căn bệnh rối loạn nhân cách, nhiều nghiên cứu đã đưa
tới khẳng định gen di truyền là nguyên nhân quan trọng dẫn tới căn bệnh về
nhân cách này. Điều đó càng khẳng định những khiếm khuyết về gen có ảnh
hưởng khơng nhỏ tới hình thành và phát triển nhân cách.
Hồn cảnh sống với sự hình thành và phát triển nhân cách
11


Hồn cảnh sống của chủ thể thì bao gồm hồn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã
hội.
Hoàn cảnh tự nhiên khơng giữ vai trị quan trọng và quyết định trong sự phát
triển tâm lí nhân cách. Hồn cảnh tự nhiên chính là những điều kiện tự nhiên nơi
chủ thể sinh sống. Mỗi cá nhân lại sống trong một lãnh thổ nhất định, có cái độc
đáo của hồn cảnh địa lý: Ruộng đồng và khống sản, núi và sơng, trời và biển,
mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh. Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các
dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp (tức những phương thức
hoạt động của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi sáng
tạo nghệ thuật. Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ
nhất định. Cho nên có thể nói rằng, tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hồn cảnh
tự nhiên thơng qua khâu trung gian là phương thức sống. Xét cho cùng, nhiều
phong tục tập quán và các nét tâm lí bản địa đều có nguồn gốc từ điều kiện và
hồn cảnh sống tự nhiên. Có thể nói vậy là bởi nhân cách như là một thành viên
xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất
và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề

nghiệp.
Ví dụ: Ở nhiều vùng quê Việt Nam ngày nay vẫn còn truyền thống làm lễ
cầu mua, cầu mưa hay mừng gặt … phong tục này bắt nguồn từ điều kiện tự
nhiên của nước ta ( thích hợp trồng lúa nước, nhiệt đới có mưa theo mùa).
Ngược lại, hồn cảnh xã hội lại có vai trị rất quan trọng trong q trình hình
thành và phát triển nhân cách. Có thể nói vậy là bởi nếu khơng có sự tiếp xúc
với con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó khơng
thể trở thành một con người, một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của
xã hội. Như thế có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc
với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn
bị trước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại.
Yếu tố xã hội thì bao gồm những tác động từ phía mơi trường xã hội (mơi
trường vĩ mơ) và những hoạt động của chủ thể trong mơi trường đó ở cấp độ vi
mô.
Môi trường vĩ mô được hiểu là toàn bộ những sự kiện và hiện tượng của đời
sống xã hội diễn ra trong phạm vi rộng về không gian và kéo dài về thời gian.
Môi trường vĩ mô vượt quá giới hạn của địa phương nơi trẻ sinh sống (phường,
xã, thành phố, tỉnh, quốc gia..). Về thời gian, môi trường vĩ mô bao gồm cả quá
khứ (di sản văn hóa vật thể và phi vật thể …), hiện tại ( nền văn hóa vật chất và
tinh thần) và tương lai (viễn cảnh về mơ hình phát triển của đất nước). Môi
trường vĩ mô là những điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp,
nhiều hay ít tùy thuộc mối quan hệ của chủ thể với mơi trường đó (quan tâm,
thích thú, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng …).
12


Ví dụ: Một đứa trẻ sống ở Mỹ - đất nước phát triển, đa sắc tộc, đa văn hóa sẽ
khác một đứa trẻ sống ở Việt Nam – đất nước đang phát triển với nền văn hóa
phương Đơng đậm nét. Đứa trẻ sống ở Mỹ sẽ có lối sống phóng khống hơn, tự
do hơn và cũng có thể năng động hơn, đứa trẻ sống ở Việt Nam sẽ có lối sống

khn phép, kín đáo hơn.
Mơi trường vi mơ được giới hạn trong phạm vi hẹp, gần gũi với cuộc sống
thường nhật của trẻ ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, Đội thiếu niên
tiền phong, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, câu lạc bộ …Ở gia đình,
trẻ không chi học những điều cha mẹ chỉ bảo, uốn nắn mà bầu khơng khí tâm lí
– đạo đức cùng với tình cảm gắn bó ruột thịt là những tác động có sức cảm hóa
mạnh mẽ. Nhà trường, với chức năng và nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ, đã có vai
trị chủ đạo, định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh
thơng qua các hình thức và nội dung của các loại hình hoạt động dạy học và giáo
dục như học tập văn hóa, lao động hướng nghiệp, văn nghệ, thể dục thể thao …
Ngoài học tập văn hóa, hầu hết những hoạt đồng trên được các tổ chức Đội,
Đoàn cùng với nhà trường tổ chức trong thời gian ngồi giờ lên lớp. Điều đó
giúp học sinh có cơ hội mở rộng phạm vi giao tiếp và rèn luyện tính năng động,
tháo vát, hợp tác, …
Nếu không được tiếp xúc với môi trường xã hội, trẻ sẽ khơng có điều kiện
phát triển bình thường. Chẳng hạn, bác sỹ Sing, người Ấn Độ, có kể về trường
hợp cơ Kamala được chó sói ni từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cơ đã 12
tuổi. Bình thường, cơ ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đơi khi sủa lên
như chó rừng. Cơ đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi
khá nhanh. Người ta dạy nói cho Kamala trong bốn năm, nhưng cơ chỉ nói được
hai từ. Cơ khơng thể thành người và chết ở tuổi 18. Đến nay, người ta đã biết
được trên 30 trường hợp tương tự.
Những sự thực đó đã khẳng định tính đúng đắn trong nhận xét của C.Mác:
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã
hội”. Như vậy, có thể thấy rằng, đứa trẻ ra đời mới chỉ như một con người "dự
bị". Nó khơng thể trở thành con người nếu bị cô lập, tách khỏi đời sống xã hội,
nó cần phải học để trở thành người.
Giáo dục với sự hình thành và phát triển nhân cách
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.
Với nghĩa rộng, giáo dục bao gồm giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội và giáo

dục gia đình, trong đó giáo dục nhà trường là q trình tác động một cách
chun biệt, khơng chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản,
hiện đại, mà thơng qua việc dạy học cịn hình thành ở học sinh những năng lực
và phẩm chất trí tuệ, hứng thú. Mặt khác, việc giáo dục thông qua các hình thức
13


sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội công ích là những tác động đặc thù ảnh
hưởng đến sự phát triển những phẩm chất đạo đức của nhân cách.
Giáo dục xã hội thông qua sách báo, phim ảnh, truyền hình, giao tiếp xã hội
… với những nội dung lành mạnh là những tác động tích cực hỗ trợ cho giáo
dục nhà trường. Giáo dục gia đình tuy khơng có chương trình, kế hoạch và nội
dung xác định như giáo dục nhà trường; song với việc tổ chức cuộc sống có nền
nếp, trật tự, gia phong, với việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và
con cái, giữa các thành viên của gia đình thuộc các thế hệ,… là những tác động
góp phần tạo nên nền tảng ban đầu của sự hình thành nhân cách.
Như vậy, giáo dục giữa vai trò chủ đạo quyết định xu hướng hình thành và
phát triển nhân cách. Có thể nói vậy là bởi:
+ Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo
chiều hướng đó.
+ Giáo dục có thể đem lại cái mà yếu tố bẩn sinh – di truyền hay mơi trường
tự nhiên khơng thể đem lại được.
Ví dụ: Trẻ con không cần yếu tố giáo dục, đến 2 tuổi sẽ biết đi, 3 tuổi sẽ biết
nói ( đó là những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền đem lại) nhưng trẻ không
thể tự biết đọc, biết viết nếu không được dạy ( là cái mà chi có yếu tố giáo dục
có thể đem lại).
+ Trong những trường hợp đặc biệt, giáo dục có thể phát triển tối đa mặt
mạnh của các yếu tố khác.
Ví dụ: Những trẻ em, học sinh có tư chất (sự kết hợp những đặc điểm giải

phẫu và những điểm chức năng tâm – sinh lí) trong một lĩnh vực với tác động
giáo dục có thể phát triển năng khiếu về lĩnh vực đó (năng khiếu tốn, văn, âm
nhạc,… )
+ Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bẩm sinh đem lại.
Ví dụ, đối với những trẻ bị khuyết tật, có thể sử dụng phương pháp giáo dục
chuyên biệt như sử dụng chữ nổi đối với trẻ khiếm thị, ngôn ngữ hình thể với trẻ
bị câm điếc bẩm sinh.
+ Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát
của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong
muốn của xã hội.
Ví dụ: đối với những trẻ suy thối nhân cách ( nhiễm thói hư tật xấu, vi
phạm pháp luật) có thể uốn nắn, điều chỉnh sự phát triển nhân cách lệch lạc so
với các chuẩn mực xã hội của các em bằng các biện pháp giáo dục đặc biệt.
+ Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội
chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó mà thơi.
14


Ví dụ, mục tiêu giáo dục của chúng ta là xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa. Đây chính là tính chất tiên tiến của giáo dục.
Như vậy, giáo dục có vai trị cực kì to lớn, nhưng giáo dục không vạn năng
và học sinh không chịu sự tác động của giáo dục một cách thụ động. Giáo dục
không thể “đem cho” và học sinh khơng chỉ “đón nhận”. Nhân cách học sinh
không phải chỉ là sản phẩm trực tiếp của giáo dục. Vì vậy, giáo dục chỉ có thể
phát huy tối đa vai trò chủ đạo trong điều kiện tổ chức, hướng dẫn học sin tham
gia hoạt động và giao tiếp với tư cách chủ thể. Hoạt động tích cực của chủ thể là
yếu tố quyết định trực tiếp của sự hình thành nhân cách.
Giao tiếp với sự hình thành và phát triển nhân cách
Giao tiếp là hình thức hoạt động đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người
với con người, thơng qua đó thực hiện sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở 3

quá trình: trao đổi thơng tin, hiểu biết lẫn nhau và tác động lẫn nhau.
Ví dụ như giáo viên lên lớp giảng bài cũng coi là hoạt động giao tiếp, do nó có
sự trao đổi thơng tin.
Giao tiếp đóng vai trị cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Bởi vì:
+ Nó ko thể có tâm lí con bên ngồi mối quan hệ giao tiếp, con người khơng
thể tồn tại bên ngồi giao tiếp. Thơng qua giao tiếp để tiếp thu, lĩnh hội những
kinh nghiệm lịch sử - xã hội mà các thế hệ trước để lại để trở thành thành viên
của xã hội.
Ví dụ như: Con người khơng thể tự mình chứng minh các định lí, cơng thức
tốn học mà phải thơng qua giao tiếp dưới hình thức học tập, trao đổi các nghiên
cứu của những nhà toàn học thời trước để lĩnh hội kết quả nghiên cứu của họ.
+ Giao tiếp thúc đẩy sự hình thành ở con người những hứng thú nhận thức
khác nhau, điều này có thể làm địn bẩy để dẫn đến sự tự đào tạo. Ví dụ như:
Thơng qua việc tham gia các hội thảo về mơi trường, học sinh A có thể thấy
hứng thú với vấn đề bảo vệ môi trường, điều đó thúc đẩy em tự nghiên cứu tìm
tịi và từ đó dẫn đến sự tự đào tạo.
+ Trong giao tiếp con người khơng chỉ nhận thức người khác mà cịn nhận
thức chính bản thân mình, bất kì người nào cũng đối chiếu mình với cái mà họ
nhìn thấy ở người khác, so sánh cái mà họ làm được với cái mà người xung
quanh làm. Do đó, qua giao tiếp, con người tự đánh giá bản thân mình như một
nhân cách.
Ví dụ: Các em học sinh cùng trao đổi cách giải một bài tốn khó. Qua việc
tranh luận đó, các em có thể tự thấy cách làm của mình là đúng hay sai, có
nhanh gọn hay khơng.

15


+ Nhu cầu giao tiếp là một nhu cầu xã hội cơ bản và xuất hiện sớm nhất ở

con người. Việc không thỏa mãn nhu cầu này ở con người ở bất cứ lứa tuổi nào
đều dẫn đến những rung động tiêu cực.
Ví dụ như: Những trẻ em khơng được đi nhà trẻ, các em không được tập giao
tiếp làm quen với thầy cô và bạn bè nên khi đi học lớp 1 sẽ rất rụt rè, nhút nhát.
Họat động với sự hình thành và phát triển nhân cách
Hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách.
Bởi vì : Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục
đến thế hệ trẻ sẽ khơng có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không
tiếp nhận, khơng hưởng ứng những tác động đó, khơng trực tiếp tham gia vào
các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Hay nói cách khác
là khơng có yếu tố hoạt động thì sự hình thành và phát triển nhân cách của chủ
thể sẽ không được đảm bảo.
Ví dụ: Khi trẻ được dạy cho cách viết chữ, nếu trẻ khơng tập viết thường
xun thì trẻ sẽ khơng thể biết viết, hay nói cách khác là nhân tố giáo dục trong
trường hợp này không phát huy tác dụng,
Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động lực
bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động của cá nhân nhằm để thỏa mãn
những nhu cầu tự nhiên hay đời sống xã hội là những biểu hiện phong phú về
tính tích cực của nhân cách.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực
tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt
động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những
thao tác nhất định, với những công cụ nhất định. Thông qua hai q trình đối
tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình
thành.
Ví dụ như hiện nay, các trường tiểu học trong thành phố Hà Nội đang tổ
chức mơ hình học tập mới: Định kì mỗi hai tháng nhà trường lại tổ chức cho các
em học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Qua hoạt
động ngoại khóa này, các em được kích thích hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu,

giao tiếp xã hội ….từ đó hình thành nên lịng ham mê lịch sử và u thương gắn
bó với đất nước mình.
Mặt khác, cũng thơng qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất
của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.
Ví dụ: Hoạt động trồng cây gây rừng của các bạn thanh niên hiện nay không
chỉ giúp cho môi trường thêm xanh – sạch – đẹp mà cịn góp phần cải tạo mơi
trường đất, giữ đất, chống lũ qt, sói mịn …
16


Như vậy, khác với động vật, hoạt động của con người là hoạt động có mục
đích, có ý thức.
Ví dụ: Động vật khi bị đe dọa, theo bản năng chúng sẽ tự vệ ( như lồi nhím
sẽ xù lơng, lồi mực sẽ phun mực), đó là hành động bản năng khơng có ý thức.
Con người khi gặp nguy hiểm sẽ có suy nghĩ để lựa chọn cách hành xử tốt nhất,
không gây nguy hiểm cho bản thân cũng như người thân, đó là hành động có
mục đích và ý thức.
Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với sự hình
thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức. Hoạt động của
con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ của con người với sự vật
mà cả trong mối quan hệ với người khác.
Ví dụ: Giữa con người với con người có mối quan hệ tình cảm và để thể hiện
tình cảm của mình họ có thể nắm tay nhau.
4. Nảy sinh ý định phạm tội
Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội
lâu nay ít được các nhà tội phạm học nước ta quan tâm nghiên cứu. Khi đề cập
nguyên nhân của tội phạm, các nhà tội phạm học nước ta mới chỉ chú trọng đến
các nguyên nhân từ môi trường sống (vì quan niệm rang tội phạm là hiện tượng
xã hội). Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng tội phạm là hiện tượng có tính cá
nhân và xã hội. Tội phạm do cá nhân (hoặc nhóm cá nhân người phạm tội) thực

hiện, do đó nó khơng thể khơng mang đặc tính riêng biệt của cá nhân. Nghiên
cứu nguyên nhân từ phía người phạm tội sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy
được dấu hiệu nào của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng có thể ảnh hưởng
đến việc thực hiện tội phạm, từ đó có thể dự đốn được tội phạm xảy ra trong
tương lai, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phòng ngừa phù hợp. cần lưu ý là
trong các dấu hiệu thuộc về người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phát sinh
tội phạm, có những dấu hiệu thuộc về người phạm tội có tính bẩm sinh (như dấu
hiệu giới tính) nhưng cũng có những dấu hiệu được hình thành trong quá trình
sống của người phạm tội (như dấu hiệu tâm lý thích hưởng lạc khơng lành mạnh,
tính ích kỉ...). Việc làm rõ những dấu hiệu “tiêu cực“ của người phạm tội được
hình thành trong quá trình sống - tác nhân làm phát sinh tội phạm, có ý nghĩa rất
quan trọng. Đây chính là cơ sở để người nghiên cứu làm rõ nguyên nhân của tội
phạm, từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện mơi trường sống có liên quan đến việc
phát sinh tội phạm.
Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội
thường tập trung vào việc tìm hiểu ba nhóm dấu hiệu sau:
- Nhóm dấu hiệu sinh học của người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phạm
tội như: tuổi, giới tính và một số đặc điểm sinh học khác (như lượng hooc-môn
trong cơ thể, hàm lượng insulin trong máu...).
17


Ví dụ. Do giới tính chi phối mà nam giới có tính cách mạnh mẽ quyết đốn, khả
năng kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới, còn nữ giới thường kiên nhẫn hơn, cân
nhắc khi thực hiện hành vi kĩ hơn nam giới và đây là nhân tố quan trọng giải
thích tại sao tỉ lệ nam giới phạm tội thường cao hơn nữ giới (tất nhiên, việc nâm
giới phạm tội cao hơn nữ giới cũng còn do một số nguyên nhân khác).
- Nhóm dấu hiệu tâm lý của người phạm tội có thể ảnh hưởng, tác động nhất
định đến việc phạm tội như:
+ Tính ích kỉ;

+ Tính hám lợi;
+ Tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập;
+ Tính hận thù;
+ Tính đố kị;
+ Có sở thích khơng lành mạnh (như thích xem phim khiêu dâm trẽ em);
- Nhóm các dấu hiệu về văn hoá - xã hội, nghề nghiệp có thê ảnh hưởng đến
việc phạm tội.
Ví dụ: Người mù chữ hoặc có trình độ văn hố thấp thường chiếm tỉ lệ phạm tội
cao trong các tội xâm phạm sở hữu.
Để làm sáng tỏ ba nhóm dấu hiệu trên của người phạm tội, người nghiên cứu
thường sử dụng phương pháp nghiên cứu mẫu, đặc biệt là nghiên cứu tuổi thơ và
thời kì bắt đầu trưởng thành của người phạm tội. Từ việc nghiên cứu những vụ
án có tính chất điển hình sẽ rút ra những kết luận có tính quy luật chung hoặc lặp
đi lặp lại ở số lượng người đáng kể.
5. Quyết định thực hiện phạm tội
*Môi trường sống tiêu cực của cá nhân
-Môi trường sống là một trong những nguyên nhân tác động đến tâm lí của mỗi
cá nhân, một cá nhân sống trong một môi trường tiêu cực sẽ tác động xấu đến
tâm lí của cá nhân đó.
+ Mơi trường gia đình: Gia đình là nơi cá nhân sinh ra và chung sống trực tiếp
trong khoảng thời gian liên tục và lâu dài. Gia đình có ảnh hưởng nhất trong việc
18


hình thành nhân cách cá nhân trong thời kì thơ ấu. Trong gia đình, đứa trẻ bắt
đầu học hỏi, bắt chước hành vi (bao gồm cả hành vi tốt cũng như hành vi xấu) từ
các thành viên trong gia đình mà nó có thể quan sát. Vì vật các thành viên trong
gia đình đóng một vai trị rất lớn trong giáo dục nhân cách của trẻ, rèn luyện cho
trẻ những đức tính tốt.
+ Mơi trường trường học: Q trình lớn lên và dần trưởng thành, con người ta

càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức
cũng như học hỏi của cá nhận dần dần mở rộng phạm vi, khơng cịn dừng lại ở
các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu sang mơi trường khác trong đó có
mơi trường trường học.
Do đó nếu trong môi trường trưởng học tồn tại nhiều nhân tố khơng lành mạnh
thì những nhân tố này cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát
triển nhân cách lệch lạc của cá nhân.
*Nhân cách lệch lạc của cá nhân
- Những nhân tố khơng lành mạnh đó có thể kể đến như: kỷ luật trường học lỏng
lẻo, chơi với các bạn không tốt bị rủ rê, lôi kéo vào con đường xấu, một số ít cán
bộ, cơng nhân viên nhà trường cịn khơng gương mẫu có lối sống không lành
mạnh, thiếu đạo đức, trong hành xử giữa người với người thậm chí lơi kéo các
em vào lối sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội, có thể là diết
người, bn bán ma túy..
*Ý định phạm tội
Ý định phạm tội là đối tượng chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ,
phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Nảy sinh từ trong cá nhân đó, và sẽ dẫn đến đối tượng thực hiện hành vi phạm
tội.
-Phân tích về vụ án Nguyễn Hải Dương
*Môi trường sống tác động đến Nguyễn Hải Dương
Nguyễn Hải Dương sinh năm 1991 tại tỉnh An Giang, tốt nghiệp phổ thông năm
2010 rồi rời quê, tới huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh để học nghề tại
Trường Trung cấp Cơng nghiệp Bình Dương, bỏ học một năm sau và đi làm
công nhân chế biến gỗ tại một doanh nghiệp ở đây. Khoảng tháng 10 năm 2013,
Lê Thị Ánh Linh (sinh năm 1993 tại Bình Phước) tới học ở thành phố Thủ Dầu
Một rồi quen biết với Dương qua mạng xã hội là Zalo, dẫn đến có quan hệ tình
cảm và là người u. Tháng 4 năm 2014, Dương được Linh đưa về nhà ở xã
Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và giới thiệu với gia đình,một
gia đình làm chủ doanh nghiệp kinh doanh gỗ, sống ở biệt thự, có điều kiện khá

giả, và cả hai được bố mẹ đồng ý cho phép yêu nhau.
Trong thời gian sau đó, Dương quen biết và thường xuyên tiếp xúc với gia đình
của Linh. Đến năm 2015, mẹ của Linh bắt đầu ngăn cản mối quan hệ tình cảm
19


giữa hai người, Linh nghe lời mẹ, quen người khác và chia tay Dương. Trong
thời điểm này, Dương sinh ra hận thù với mẹ của Linh và cô, nảy sinh ý định
giết cả gia đình Linh để trả thù và cướp tài sản. Xuất phát từ động cơ "hận thù
tình cảm" và ham muốn chiếm đoạt tài sản.
Được biết trong thời gian yêu nạn nhân Linh, Nguyễn Hải Dương từng được vợ
chồng ông Lê Văn Mỹ (cha nạn nhân Linh) xem như con rể giao cả chiếc ô tô
hạng sang để đưa đón nạn nhân Linh. Đối tượng và nạn nhân có mối quan hệ
tình cảm mật thiết, Dương cho rằng thời gian gần đây Linh vó người yêu mới,
đồng thời bị gia đình Linh ‘Tác động’ dẫn đến việc Linh chia tay dương nên nảy
sinh ý định trả thù.
*Thực hiện hành vi phạm tội
Để thực hiện âm mưu của mình, Nguyễn Hải Dương đã chuẩn bị các cơng cụ
gồm súng bắn bi, súng điện, dao bấm, găng tay, dây rút, cơn tam khúc, bình xịt
hơi cay, cất tất cả cơng cụ ở nhà trọ của họ hàng ở Hóc Môn và chờ đợi thời cơ.
Mặc dù đã chia tay với Linh, Dương vẫn giữ mối quan hệ với em họ của Linh là
Dư Minh Vỹ, dự định lợi dụng Vỹ để phục vụ cho kế hoạch phạm tội của mình,
bên cạnh đó, Dương mua một SIM rác điện thoại di động để liên lạc nhằm tránh
bị lực lượng chức năng theo dõi. Ngày 3 tháng 7 năm 2015, Dương đi xe máy
Yamaha Exciter tới nhà Linh, gặp Vỹ vì đã hẹn từ trước, cho tiền và hướng dẫn
Vỹ cách mở cửa biệt thự cho Dương vào mà bố mẹ Linh không biết và hẹn cuộc
gặp khác, Vỹ đồng ý. Hơm sau, Dương rủ một người quen là Trần Đình Thoại[c]
đến nhà Linh để thực hiện âm mưu, Thoại đồng ý và cả hai bàn bạc về việc
chuẩn bị công cụ phạm tội, kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội. Đến khuya
cùng ngày, hai người đến biệt thự, nhưng do Vỹ không ra mở cửa, nên không

thực hiện được hành vi như theo kế hoạch đã bàn bạc, cả hai bàn nhau đi về
ngày hôm sau tiếp tục đến để gây án. Trên đường về, Thoại bàn với Dương là
Thoại sẽ mua thêm dao Thái Lan để ngày mai đi tiếp, thì Dương đồng ý.
Đến tối ngày 5 tháng 7, Thoại đã mua dao đưa cho Dương, nhưng sau đó nói
bà ngoại bệnh nên khơng đi với Dương nữa. Ngày 6 tháng 7, Dương rủ một
người bạn khác là Vũ Văn Tiến đi hành động, nói dối Tiến là đến đòi nợ bố mẹ
Linh và hứa cho Tiến một khoản tiền lớn; rồi Tiến đồng ý, Dương bàn bạc và
cho Tiến biết toàn bộ kế hoạch thực hiện tội phạm, các công cụ, phương tiện đã
chuẩn bị. Vào khoảng 1h sáng ngày 7 tháng 7, Dương và Tiến đi vào khu vực
nhà Linh, khi Vỹ ra mở cửa thì Dương, Tiến đã dùng tay khống chế bóp cổ, bịt
miệng Vỹ đến bất tỉnh, Dương dùng dao đâm nhiều nhát làm Vỹ tử vong. Tiếp
đến, hai người trèo tường phía sau vào nhà, khống chế trói Linh, bố mẹ Linh và
hai người em, ngoại trừ em út Gia Linh 22 tháng tuổi. Dương truy hỏi về tiền
trong nhà, mở két sắt nhưng khơng có gì, sau đó, Tiến dùng dây siết cổ từng
người và Dương dùng dao bấm lẫn dao Thái Lan, lần lượt đâm xuyên tim, đâm
20


và rạch ngang cổ, giết chết năm người, không giết mà dỗ cho Gia Linh ngủ khi
bé đang khóc. Cùng với quá trình thực hiện hành vi giết người, hai người đã lục
lọi và lấy các điện thoại, IPad có giá trị gần 50 triệu đồng rồi bỏ trốn, không có
hành động gì với các tài sản khác như xe Audi, Toyota, xe chuyên chở hàng hóa
trong nhà xe. Sau khi gây án, Tiến bỏ trốn về Hóc Mơn, trong khi Dương ở lại
Chơn Thành, quay lại hiện trường nhiều lần và ln tỏ ra đau khổ, khóc lóc
trước người thân của gia đình nạn nhân, hành động với mục đích để khơng bị
nghi ngờ.
Kết luận: để phịng chống tội phạm cần phải có cơ chế dự báo tình huống và
phát hiện sớm hồn cảnh sống khó khăn, ức chế tâm sinh lý có nguy cơ dễ dẫn
con người đến phạm tội.Tổ chức lôi kéo họ trở lại thế cân bằng tâm, sinh lý
trước khi họ phạm tội:

+ Tâm lý tội phạm lấn át nhân cách có tính chất “thường xuyên”, kiểu lấn át
này thường thấy ở kẻ phạm tội tái phạm nhiều lần, có tính chất “chun nghiệp”,
cuộc sống chủ yếu là hoạt động phạm tội.
Sự phát triển tâm lý hành vi tiêu cực theo hướng dao động dần. Ví dụ: Sự vi
phạm chuẩn mực thơng thường làm cho những vi phạm chuẩn mực khác dễ
dàng hơn theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Sự phát triển tâm lý hành vi tiêu
cực theo tuyến ứng xử sẽ dẫn đến tội phạm thực hiện các hành vi phạm tội.
Từ hoàn cảnh cụ thể kết hợp vs nhân cách lệch lạc của cá nhân được hình
thành qua nhiều yếu tố, các quan hệ xã hội xung quanh, môi trường sống, bạn
bè xã hội sẽ dần tác động gián tiếp đến tội phạm, khi tư tưởng tâm lí bị dao động
sẽ gây nên tội phạm thực hiện hành vi phạm tội và sẽ để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho xã hội.
Như vụ án Nguyễn Hải Dương vì ham mê vật chất, ảnh hưởng bởi các lời
nói tác động từ bạn bè, từ cha mẹ của nạn nhân Linh đã nảy sinh tâm lí, nhân
cách, suy nghĩ lệch lạc, và do điều kiện hồn cảnh của dương và khơng có ý chí
cầu tiến trong cuộc sống nên đã gây ra đối tượng đã thực hiện các hành vi phạm
tội và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.

21


LỜI KẾT

Việc nghiên cứu sự hình thành hành vi phạm tội rất quan trọng đối với các
nhà nghiên cứu và cán bộ điều tra tội phạm. Việc tìm hiểu rõ ràng, cụ thể, chính
xác q trình hình thành hành vi phạm tội sẽ góp phần đắc lực cho các nhà điều
tra, giúp nhanh chóng nắm bắt tâm lý của tội phạm một cách tồn diện, khách
quan và đảm bảo tính logic, chính xác. Việc nắm bắt được các giai đoạn và lí do
hình thành hành vi phạm tội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra
nhanh chóng xác định diễn biến tâm lý của tội phạm, từ đó có thể đưa ra kết luận

rằng vụ án có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ, xác định được đúng bản chất của
hành vi phạm tội và của vụ án thông qua việc nghiên cứu tâm lý tội phạm trong
suốt quá trình gây án. Vận dụng tốt và giải thích được q trình hình thành hành
vi phạm tội của các loại tội phạm và học tập tốt bộ môn tâm lý học tội phạm tại
nhà trường sẽ giúp các học viên có kiến thức căn bản trong điều tra sau khi tốt
nghiệp ra trường và được phân công công tác trong các cơ quan điều tra của lực
lượng công an nhân dân.

22


23



×