Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TIỂU LUẬN Môn học Quản trị học ĐỀ TÀI Môi trường hoạt động của doanh nghiệp và những thách thức của quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.98 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
Môn học: Quản trị học
ĐỀ TÀI: Môi trường hoạt động của doanh nghiệp và những thách
thức của quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch hiện nay
Giảng viên: LÊ VIỆT HƯNG
Mã lớp học phần: 22D1MAN40200101
Sinh viên: Nguyễn Minh Ngun
Khóa – Lớp: K47 – IBC04
MSSV: 31211020572

TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 04 năm 2022
1


MỤC LỤC
I. MƠI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Mơi trường bên ngồi

3
3

1.1 Mơi trường tổng qt

3

1.1.1 Cơng nghệ


3

1.1.2 Tự nhiên

3

1.1.3 Văn hóa – xã hội

3

1.1.4 Kinh tế

4

1.1.5 Chính trị - Pháp luật

4

1.1.6 Quốc tế

5

1.2 Môi trường công việc

5

1.2.1 Khách hàng

5


1.2.2 Đối thủ cạnh tranh

5

1.2.3 Nhà cung ứng

7

1.2.4 Thị trường lao động

7

2. Mơi trường nội bộ

7

2.1 Văn hóa doanh nghiệp

7

2.2 Nhân lực

8

2.3 Nguồn tài chính

8

2.4 Khả năng nghiên cứu và phát triển


8

II. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG
BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH HIỆN NAY
9

2


I.

MƠI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Mơi trường bên ngồi
1.1 Mơi trường tổng qt
1.1.1 Cơng nghệ

Cơng nghệ là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố
công nghệ thường được biểu hiện như những phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới,
vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các phần mềm ứng dụng, các phát minh sáng chế,…
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật và công nghệ ngày nay vừa tạo ra
những cơ hội đồng thời tạo ra những thách thức với các doanh nghiệp, tổ chức. Các thành
tựu công nghệ tạo ra những thay đổi đáng kể trong phương pháp làm việc của con người.
Sự bùng nổ của cuộc cách mạng về thông tin và truyền thông đã tác động đến tấ cả các
lĩnh vực hoạt động như sản xuất, lưu thông, phân phối hay cách thức giao tiếp, phối hợp
trong nội bộ tổ chức.
Sự tiến bộ của công nghệ đồng nghĩa với việc công nghệ mới sẽ dần thay thế cho các
công nghệ cũ hơn, sản phẩm mới sẽ thay thế các sản phẩm cũ với tốc độ ngày càng
nhanh.
Chu kỳ đổi mới công nghệ và vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn hơn khiến vị thế
cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp cũng biến đổi liên tục, bởi vậy các nhà quản

trị cần phải liên tục cập nhật những thông tin về yếu tố này.

1.1.2 Tự nhiên
Bao gồm tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, môi trường. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm
các loại khống sản tài ngun trên bề mặt và trong lịng đất, dưới đáy biển, nguồn nước,
khơng khí, rừng tự nhiên,…
Các nguồn tài nguyên ngày càng trở nên khan hiếm. Dân số ngày càng tăng nhanh cùng
với việc lạm dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng về môi trường như nạn lũ lụt, bão, ô nhiễm môi trường,…
Nhà quản lý mỗi tổ chức cần ý thức được trách nhiệm xã hội của việc tổ chức trong việc
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường

1.1.3 Văn hóa – xã hội
Văn hóa là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực
hành vi của một nhóm người cụ thể. Văn hóa được hình thành trong những điều kiện nhất
định về vật chất, môi trường tự nhiên, các điều kiện sống, kinh nghiệm, lịch sử của cộng
đồng và có sự tác động qua lại với các nền văn hóa khác.
3


Các giá trị văn hóa cốt yếu của một xã hội diễn đạt thành mối quan hệ với chính nó, với
người khác, với các định chế, với xã hội, với thiên nhiên, và với vũ trụ. Điều đó địi hỏi
các nhà quản trị phải nắm rõ sự biến đổi của những giá trị văn hóa để có những chính
sách phù hợp với các biến đổi theo thời gian

1.1.4 Kinh tế
Các yếu tố chủ yếu trong môi trường kinh tế là hoạt động của nền kinh tế và mức độ tin
tưởng của người tiêu dung. Đây là hai bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng không
giống nhau. Hoạt động của nền kinh tế là những gì thực tế đang diễn ra.
Hoạt động của nền kinh tế được đánh giá bằng hệ thống các chỉ tiêu, trong đó quan trọng

nhất là các chỉ tiêu: giá trị tổng sản phẩm quốc nội; mức thu nhập bình quân đầu người;
tỷ lệ thất nghiệp; lượng hàng hóa bán ra hàng tháng của các nhóm sản phẩm chủ yếu;
tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản; chỉ số tăng sản xuất của sản phẩm…
Nếu hoạt động của nền kinh tế là tốt và mức độ tin cậy của người tiêu dung tăng, người
quản trị có thể dự đốn tổng sản lượng sản phẩm bán nói chung và những kiểu sản phẩm
mà người tiêu dung sẽ mua gắn liền với sự phát triển của ngành đó.

1.1.5 Chính trị - Pháp luật
Chính trị
Sự ổn định chính trị tạo ra mơi trường thuận lợi cho hoạt động của tổ chức
Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an tồn về đầu
tư, quyền sở hữu tài sản do đó họ sẵn sàng đầu tư các khoản vốn lớn vào các dự án dài
hạn.
Mơi trường chính trị ổn định cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào một quốc gia cần đánh
giá mức độ rủi ro chính trị của quốc gia đó.
Mức độ rủi ro chính trị là mức độ mà các biến cố và hoạt động chính trị có khả năng gây
ra những tác động tiêu cực đối với lợi nhuận tiềm tàng dài hạn của các dự án đầu tư
Pháp luật
Hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng chính trị, nhằm
quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không được làm và là cơ sở để chế
tài những hoạt động vi phạm các mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Các bộ luật, nghị định, thông tư và các quyết định như bộ Luật Lao động, Luật Thương
mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Bảo vệ môi

4


trường… đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động của các tổ chức ở các lĩnh vực có liên
quan

Các chính sách về lương bổng, tài chính, tiền tệ đều có những ảnh hưởng rất lớn đến các
hoạt động về quản trị kinh doanh ở tất cả các doanh nghiệp
Các chính sách của Chính phủ có thể có tác động thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của
tổ chức, doanh nghiệp

1.1.6 Quốc tế
Nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn quốc tế hóa và tồn cầu hóa. Ngày nay, khơng
có một quốc gia nào tồn tại độc lập mà khơng có bất cứ sự liên hệ và phụ thuộc nào với
các quốc gia khác.
Các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế gần đây lan truyền từ quốc gia này đến quốc gia
khác với một tốc độ rất nhanh chóng cho thấy mức độ phụ thuộc cao giữa các quốc gia
Nhờ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả
sản xuất – kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm
tạo lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp
Thương mại quốc tế có thể giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, tạo thế và lực cho doanh
nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế; giúp doanh
nghiệp phát triển và mở rộng quan hệ bạn hàng, đối tác; học hỏi kinh nghiệm quản lý,
tiếp thu công nghệ hiện đại; giúp doanh nghiệp mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất
và nhập khẩu hàng hóa, hạn chế rủi ro khi kinh doanh trên một thị trường duy nhất
Các nhà quản lý của các tổ chức cần có tầm nhìn quốc tế và chú ý tới các tác động của
các yếu tố quốc tế tới hoạt động của tổ chức của mình

1.2 Mơi trường cơng việc
1.2.1 Khách hàng
Khách hàng là người mua các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp. Khách
hàng có thể là các cá nhân hay tổ chức.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều công ty cùng cung cấp một mặt hàng, dịch vụ. Điều
này đã tạo nên sự đa dạng trong các sản phẩm thay thế, đem lại quyền lựa chọn phong
phú cho khách hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì khách hàng ngày càng

khẳng định vai trò là “nguồn sống’’ của doanh nghiệp. Khách hàng là yếu tố quyết định
sự tồn tại của tổ chức, bởi vậy các quyết định, các hoạch định về chính sách và chiến lược
của tổ chức, doanh nghiệp cần dựa trên các nghiên cứu kỹ lưỡng về khách hàng
5


1.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức hay cá nhân có khả năng thỏa mãn nhu cầu của các
khách hang mục tiêu của doanh nghiệp bằng cùng một loại sản phẩm hoặc những sản
phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp.
Các đối thủ cạnh tranh thường được chia thành ba nhóm:
+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
+ Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
+ Đối thủ thay thế
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các tổ chức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cùng loại với
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hai bên nhắm vào cùng một thị trường mục tiêu và
cơ sở khách hàng, với cùng mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và thị phần
Mọi tổ chức, ngay cả các công ty độc quyền đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Mức độ
cạnh tranh phụ thuộc vào sự tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham
gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dang
hóa sản phẩm.
Các doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh về mục tiêu tương lai, nhận định
của họ đối với bản thân và với chúng ta, chiến lược họ đang thực hiện, tiềm năng của họ
để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể có.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là một công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự,
giống với đối thủ cạnh tranh trực tiếp; tuy nhiên, mục tiêu và chiến lược những đối thủ
này sử dụng để tăng doanh thu là khác nhau. Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong
ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được thị phần và
các nguồn lực cần thiết. Việc mua lại các cơ sở khác trong ngành với ý định xây dựng thị
trường thường là biểu hiện của sự xuất hiện đối thủ mới xâm nhập
Các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình trước đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn bằng việc xây dựng và củng cố những lợi thế như: lợi thế do sự sản xuất trên quy
mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư ban đầu lớn, kênh tiêu thụ sản phẩm vững vàng
hay các ưu thế về công nghệ và nguồn nguyên liệu
Đối thủ thay thế
6


Đối thủ cạnh tranh thay thế là một số các công ty khác trên thị trường, đang cung cấp các
sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dung có thể lựa chọn để thay thế cho sản phẩm/dịch vụ
của doanh nghiệp. Phần lớn sản phẩm thay thế là kết quả của sự phát triển công nghệ. Bởi
vậy để củng cố vị thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần không ngừng cập nhật sự tiến bộ
của khoa học và công nghệ, dành nguồn lực cho việc nghiên cứu và phát triển để cải tiến
sản phẩm hiện tại và đưa ra sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường

1.2.3 Nhà cung ứng
Nhà cung ứng là các tổ chức cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp. Các nguồn lực
đó có thể là nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Ngồi ra, các nguồn lực đó
cịn bao gồm lao động, vốn hay thông tin
Sức ép của các nhà cung ứng đối với tổ chức, doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ quan
trọng của sản phẩm, dịch vụ mà nhà cung ứng cung cấp đối với hoạt động của doanh
nghiệp, số lượng các nhà cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, mức độ độc
đáo của sản phẩm, dịch vụ của nhà cung ứng
Khi lựa chọn các nhà cung ứng, các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa các nhà cung ứng
để giảm mức độ phụ thuộc vào họ hoặc tập trung vào một số ít các nhà cung ứng để xây
dựng mối quan hệ bền vững và hưởng các ưu tiên về giá hay thời hạn giao hàng. Dù lựa
chọn phương án nào, các nhà quản lý cũng cần đảm bảo một nguồn cung ổn định cho tổ

chức cả về mặt số lượng và chất lượng

1.2.4 Thị trường lao động
Thị trường lao động bao gồm những con người trong yếu tố môi trường được thuê để làm
việc cho tổ chức. Bất kỳ một tổ chức nào cũng ln cần những con người có chất lượng
và được đào tạo. Các nghiệp đoàn, các hiệp hội của người lao động và các thành phần lao
động chủ yếu có thể tác động đến thị trường lao động của tổ chức
Sự thay đổi của các yếu tố khác nhau trong mơi trường tổng qt và cơng việc có thể tạo
ra những thách thức lớn, đặc biệt trong những tổ chức hoạt động trong những ngành công
nghiệp phức hợp và thay đổi nhanh chóng

2. Mơi trường nội bộ
2.1 Văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng
lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của
tổ chức – đó là văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa có thể được phân tích theo hai cấp độ. Ở cấp độ bề mặt, đó là những yếu tố tạo
ra từ con người và có thể nhìn thấy được, chúng bao gồm cách thức ăn mặc, các chuẩn
7


mực về hành vi, các biểu hiện về ngôn ngữ cơ thể, các nghi thức của tổ chức và cách bố
trí mặt bằng văn phịng. Các yếu tố tạo ra bởi con người và có thể nhìn thấy được là tất cả
những điều mà một người có thể nhìn, nghe và quan sát bởi việc theo dõi các thành viên
của tổ chức. Ở mức độ sâu hơn và ít rõ ràng hơn thì đó là các giá trị và niềm tin, chúng
khơng thể quan sát được nhưng có thể được nhận thức thơng qua cách thức con người
giải thích và khẳng định về những gì họ làm. Những giá trị này có thể được giải thích
thơng qua các câu chuyện, ngôn ngữ và các biểu tượng mà các thành viên trong tổ chức
sử dụng để thể hiện chúng
Một số giá trị trở nên gắn kết quá sâu sắc trong văn hóa tổ chức đến nỗi các thành viên

khơng cịn nhận thức có tính chủ định về nó. Các giả định và niềm tin cơ bản khơng được
nhìn thấy rõ rang là những yếu tố thiết yếu của văn hóa và nó định hướng mang tính vơ
thức cho những hành vi và các quyết định.

2.2 Nhân lực
Ngày nay, vai trò của công tác quản lý nhân lực ngày càng quan trọng bởi sự cạnh tranh
diễn ra ngày càng gay gắt và nguồn nhân lực là yếu tố chiến lược tạo lên lợi thế cạnh
tranh cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra
những nhân sự có trình độ chun mơn và tay nghề cao. Chất xám, tri thức, kinh nghiệm
của đội ngũ này là yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó
cũng là 1 thách thức với doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần có đủ khả năng quản lý, tạo
môi trường cho đội ngũ này phát triển để họ cống hiến cho doanh nghiệp một cách lâu dài
nhất.
Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho nhân viên của doanh nghiệp
để giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra liên quan đến cơng việc đó. Nếu khơng có quản
trị nhân sự mọi việc sẽ trở nên thiếu tổ chức và kỷ luật. Đây là một cơng tác hết sức khó
khăn vì nó động tới những con người cụ thể có tính cách, sở thích và năng lực riêng biệt.
Cơng tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp tốt thì sẽ tạo ra được một đội ngũ lao động
nhiệt tình, hăng hái, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

2.3 Nguồn tài chính
Quản trị tài chính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Quản trị tốt
nguồn tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và tối đa hóa lợi nhuận
một cách hiệu quả, từ đó giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên thị trường.
Đặc biệt, tầm quan trọng của quản trị tài chính được thể hiện rõ nét nhất tại các doanh
nghiệp chuyên làm về tài chính, như ngân hàng, các cơng ty chứng khốn, đầu tư,…. Tài
chính đối với họ không chỉ là nguồn lực tiềm ẩn bên trong mà nó chính là hàng hóa, dựa
vào con người, sự quản lý khoa học chặt chẽ và dự báo chuẩn xác cùng với sự liều lĩnh để
giúp tiền đẻ ra tiền, tạo ra lợi nhuận, ngày càng phát triển.
8



2.4 Khả năng nghiên cứu và phát triển
Doanh nghiệp đầu tư nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để phát triển doanh
nghiệp theo chiến lược phù hợp với xu hướng, duy trì được năng lực cốt lõi và tạo ra lợi
thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.

II.

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH HIỆN NAY

Dịch Covid-19 bùng phát đã gây ra nhiều khó khăn cho hầu hết doanh nghiệp. Đặc biệt,
sự bùng phát mạnh của làn song Covid-19 lần thứ tư, cùng với các đợt giãn cách xã hội
dài và liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình
trệ, lao đao về tài chính do không thu được tiền bán hàng, đứt gãy nguồn cung nguyên
liệu, đơn hàng bị hủy, quy mô sản xuất giảm
Dù nền kinh tế đã tái mở cửa một cách chậm rãi và thận trọng, nhưng tác động cộng
hưởng từ đại dịch và những biện pháp phòng dịch, như phong tỏa và giãn cách xã hội, đã
đẩy các doanh nghiệp vào những thách thức chưa từng có và buộc họ phải đứng trước sự
lựa chọn nghiệt ngã: thay đổi hoặc đóng cửa. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng
đồng thời đem đến cho các doanh nghiệp một cơ hội vượt qua những thách thức to lớn để
tạo ra sự thay đổi.
Trước tiên, các nhà quản trị đều đồng thuận về sự cần thiết với sự cấp bách của việc
chuyển đổi số. Số người tiêu dung trực tuyến ngày càng tăng do thế hệ Z – thế hệ được
sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ
nhỏ - đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện nay, nên ứng dụng công nghệ số
trong chi tiêu, mua sắm là xu hướng tất yếu. Thách thức mà đại dịch đặt ra cho doanh
nghiệp khơng chỉ là duy trì năng suất thơng qua hoạt động được số hóa mà cịn phải tái
tập trung vào các cơ hội mới mà số hóa mang lại. Các doanh nghiệp cần phải nhận ra cơ

hội mới từ nguồn nhân lực có khả năng chuyển đổi số và năng suất gia tăng khi áp dụng
mơ hình làm việc từ xa.
Bên cạnh đó, giai đoạn khó khăn của giãn cách xã hội cũng làm cho các nhà quản trị có
cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của sự hợp tác nhiều bên và sự cần thiết của “sức đề
kháng” mang tính hệ thống. Để có được những yếu tố này, niềm tin phải được ăn sâu ở
các bên liên quan, dù là ở những khâu khác nhau trong một chuỗi cung ứng hay giữa các
nhân viên trong một tổ chức.
Dù rất khó để dự đốn đại dịch Covid-19 sẽ cịn mang đến những thử thách, khó khăn gì,
nhưng các doanh nghiệp có thể rút ra nhiều bài học trong thời gian qua và xem chúng là
cơ hội để cải thiện hoạt động. Các doanh nghiệp cần phải tiếp tục ứng phó với cuộc
khủng hoảng hiện tại, đồng thời nỗ lực để phát triển trong một hiện thực mới tập trung
vào khả năn thích nghi, chuyển đổi số và hợp tác nhiều bên. Ba yếu tố này có quan hệ
9


mật thiết với nhau và đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược tập trung để đảm
bảo thành cơng

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) />(2) />(3) />(4) />(5) />(6) />(7) />(8) />(9) />(10) />(11) />(12) />
11



×