Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (20222023) Môn: ĐỊA LÍ – Khối: 11 KHTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.14 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY
TỔ SỬ - ĐỊA

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ƠN TẬP
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2022 - 2023)
Mơn: ĐỊA LÍ – Khối: 11

A – LÝ THUYẾT
Nội dung 1: Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Đặc điểm
Tây Nam Á
Vị trí địa lí
Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu,
Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang
Âu.
Ý nghĩa
Vị trí chiến lược về kinh tế, giao thơng, qn sự
Điều kiện tự
nhiên, tài ngun

Khí hậu khơ, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang
mạc.
Giàu dầu mỏ (50% thế giới)

Đặc điểm xã hội

Cái nôi nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, đa số dân
cư theo đạo Hồi.


Trung Á
- Trung tâm châu Á, án ngữ trên
con đường tơ lụa.
Vị trí chiến lược về quân sự, kinh
tế.
Khí hậu lục địa, nhiều thảo
nguyên và hoang mạc.
Nhiều khống sản, có trữ lượng
dầu mỏ khá lớn.
Đa dân tộc, phần lớn dân cư theo
hồi giáo

Nội dung 2: Trình bày vai trị cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
Vai trò cung cấp dầu mỏ:
- Khu vực Tây Nam Á Và Trung Á có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, riêng Tây Nam Á chiếm 50% trữ lượng thế
giới.
- Tây Nam Á là khu vực xuất khẩu nhiều dầu mỏ nhất thế giới.
- Dầu mỏ, vị trí địa - chính trị quan trọng của khu vực là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng bất ổn định ở
khu vực này.
Nội dung 3: Hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á có những điểm chung gì?
- Cùng có vị trí địa lí – chính trị rất chiến lược.
- Khí hậu khơ hạn.
- Cùng có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khác.
- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.
Nội dung 4: Trình bày đặc điểm, ý nghĩa của lãnh thổ và vị trí địa lí Hoa Kì
1. Lãnh thổ
- Bao gồm phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.
- Phần trung tâm Bắc Mĩ rộng lớn, diện tích hơn 8 triệu km2, hình dạng cân đối.
=> Tự nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ ven biển vào nội địa.Thuận lợi cho phân bố sản xuất, phát
triển giao thơng.

2. Vị trí
- Nằm ở Bán cầu Tây.
- Giữa 2 đại dương: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Giáp Ca-na-đa và Mê-hi-cơ.
=> Hoa Kì tránh được sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh thế giới. Phát triển kinh tế biển, giao lưu kinh tế.
Nội dung 5: Những thuận lợi của vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông
nghiệp, công nghiệp ở Hoa Kỳ.
1. Phát triển nông nghiệp
- Giáp hai đại dương lớn ở phía đơng và phía tây  Khí hậu dạng, chủ yếu là ơn đới  Phát triển cơ
cấu nơng nghiệp đa dạng.
- Có nhiều đồng bằng duyên hải màu mỡ  Phát triển trồng trọt.
1


Có nhiều đồng cỏ  Phát triển chăn ni.
Có nhiều rừng  Phát triển lâm nghiệp
Ha – oai và các biển ở phần lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho phát triển nuôi trồng và
đánh bắt thủy hải sản.
2. Phát triển công nghiệp
- Dễ dàng giao lưu với các nước khác bằng đường biển đề nhập nguyên liệu và hàng hóa.
- Gần Mĩ – la – tinh thuận lợi nhập nguyên liệu và bán sản phẩm cho các nước này.
- Có nhiều tài ngun khống sản  Phát triển ngành công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng.
- Có nguồn thủy năng dồi dào  Phát triển thủy điện.
Nội dung 6: Sự phân bố dân cư của Hoa Kì. Nguyên nhân ?
1. Phân bố dân
- Dân cư phân bố không đều:
+ Tập trung chủ yếu ở Vùng Đông Bắc, ven biển và đại dương.
+ Thưa thớt ở vùng Trung tâm và vùng núi hiểm trở phái tây
- Tỉ lệ dân thành thị cao (79%), chủ yếu ở các đô thị vừa và nhỏ
- Xu hướng: di chuyển từ vùng Đơng Bắc đến vùng phía Nam và bờ TBD.

2. Ngun nhân
- Vùng Đơng Bắc có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm, là nơi tập trung các ngành công nghiệp truyền
thống nên thu hút đông dân cư.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Các thành phố mới với các ngành cơng nghiệp địi hỏi kĩ thuật cao, năng động được hình thành ở phía
Nam và dun hải Thái Bình Dương đã kéo theo sự di chuyển của dân cư Hoa Kì.
Nội dung 7: Các ngành kinh tế của Hoa Kì
1. Dịch vụ:
Phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP – năm 2004
a. Ngoại thương
- Đứng đầu TG chiếm tỷ trọng khá lớn (12% tổng giá trị ngoại thương thế giới)
b. Giao thông vận tải
- Hệ thống các loại đường và phương tiện hiện đại nhất TG
c. Các ngành tài chính, thơng tin liên lạc, du lịch
- Ngành ngân hàng và tài chính họat động khắp TG, tạo nguồn thu và lợi thế cho KT Hoa Kì
- Thơng tin liên lạc rất hiện đại
- Ngành DL phát triển mạnh
2. Công nghiệp:
- Quy mô: Tỉ trọng khá cao, đang giảm dần: 19,7% năm 2004.
- Vai trò : là mặt hàng XK chủ yếu
- Cơ cấu
+ Gồm 3 nhóm: CN chế biến, CN điện, CN khai khoáng
+ Sự thay đổi: Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng các ngành hiện đại
- Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và ven Thái Bình Dương với các ngành hiện đại
+ Ba vùng : Đơng Bắc, phía Nam, phía Tây
B – KĨ NĂNG
-


- Tính cơ cấu/tỉ trọng/tỉ lệ (%).
- Vẽ và nhận xét biểu đồ cột.

2



×