Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (20222023) Môn: LỊCH SỬ – Khối: 12 KHTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.61 KB, 4 trang )

SỞ GD VÀ ĐT TP.HCM
TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ 12- KHXH
NĂM HỌC: 2022-2023

I. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi
- Từ những năm 50 (thế kỉ XX) cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi phát triển mạnh sớm nhất ở Bắc
Phi, tiêu biểu ở Ai Cập, Libi (1952)...sau đó lan các khu vực khác.
- Năm1960, là "Năm châu Phi" với 17 nước giành được độc lập → lục địa mới trỗi dậy.
- Năm 1975, các nước Mơ-dăm-bích và Ăng-gơ-la thắng lợi → chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản
sụp đổ.
- Từ 1980, Châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thật dân cũ, nhiều quốc gia giành độc
lậpnhư:Dimbabuê(1980) và Namibia (03-1990).
- Tại Nam Phi, năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ → 1994 Ne-xơn Man-đê-la trở thành
Tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi→ chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ hoàn toàn.
2. Phong trào giành và bảo vệ độc lập ở Mĩ Latinh
- Đầu thế kỷ XIX, các nước Mĩ Latinh đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ
thuộc Mỹ
- Sau CTTG II, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là
thắng lợi của cách mạng Cuba
*Cách mạng Cuba:
+ Tháng 3-1952, Mĩ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự → Nhân dân Cuba đấu tranh chống chế độ
độc tài dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xto-rô.
+ Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài bị lật đổ, nước Cộng hòa Cuba thành lập.
+ Từ 1961, Cuba tiến hành Cách mạng XHCN và xây dựng CNXH.
- Do ảnh hưởng cách mạng Cuba, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập
phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi trong thập nên 60 – 70 → lục địa bùng cháy.
- Kết quả: chính quyền độc tài nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ như


Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru, Nicaragoa, Chile…
II. CÁC NƯỚC TƯ BẢN (1945-2000)
1. Nước Mĩ
a. Kinh tế.
- Sau CTTG2, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ: chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…
→ Khoảng 20 năm sau chiến tranh: là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
+ 1973: Kinh tế suy thoái do khủng hoảng năng lượng.
+ 1983: Kinh tế bắt đầu được phục hồi phát triển nhưng tỉ trọng giảm sút.
+ Cho đến năm 2000 kinh tế Mỹ vẫn đứng đầu thế giới.
b. Khoa học- kĩ thuật
- Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu.
- Đi đầu: Chế tạo công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới, sản xuất vũ khí, chinh phục vũ
trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
- Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới.
c. Chính sách đối ngoại của Mĩ
* Chiến lược toàn cầu (1945-1991).
- Tham vọng: bá chủ thế giới.
- Mục tiêu:
+ Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH..
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng nhân quốc tế trên thế giới
+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
- Biện pháp:
+ Khởi xướng chiến tranh lạnh.
1


+ Gây chiến tranh xung đột… (Việt Nam, Triều Tiên).
+ Hịa hỗn Liên xơ thỏa hiệp với Trung Quốc.
-> 12/1989, Mĩ và Liên xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
* Chiến lược Cam kết và mở rộng (1991-2000).

- Tham vọng: Lãnh đạo thế giới.
- Mục tiêu :
+ Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
+ Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác
- 1991, trật tự hai cực sụp đổ Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.
- 7/1995, Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
- Vụ khủng bố 11-9-2001 đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ
trong thế kỉ XXI.
2. Tây Âu.
a. Kinh tế Tây Âu
- Sau 1945, Bị chiến tranh tàn phá nặng nề
- Năm 1950, kinh tế Tây Âu được khôi phục (viện trợ của Mĩ = KH Mácsan)
- Năm 1970 Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.
- Từ 1973, suy thoái, khủng hoảng do khủng hoảng năng lượng và sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Nhật
Bản, NIC..
- 2000, kinh tế phục hồi và phát triển vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
b. Chính sách đối ngoại.
- Từ 1945-1950:
+ Tái chiếm các thuộc địa.
+ Liên minh chặt chẽ với Mỹ
- Từ 1950-1991:
+ Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ.
- Từ 1991-2000: Mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
3. Nhật Bản.
a. Kinh tế
- Sau 1945 là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Mĩ chiếm đóng Nhật Bản.
- Thực hiện 3 cuộc cải cách lớn.
- Từ 1950-1951: kinh tế phục hồi.
- Từ 1960-1973: Phát triển thần kì.

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân 10.8%/năm,
+ Năm 1968 đứng thứ hai thế giới tư bản.
 Đầu những năm 70 Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới.
- Năm 1973, khủng hoảng, suy thoái ngắn.
- Những năm 80 trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới.
- Từ 1991-2000, vẫn là một trong ba trung tâm tài chính lớn thế giới.
-> Nguyên nhân quyết định phát triển: do yếu tố con người.
b. Khoa học-kỹ thuật
- Coi trọng giáo dục và khoa học kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế.
- Tập trung trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
c. Chính sách đối ngoại Nhật
- Nền tảng trong chính sách đối ngoại là: Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Năm 1951: Ký Hiệp ước hịa bình Xan Pharanxicơ và Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật. (c/s xun suốt
của Nhật)
- Năm 1956, bình thường hóa quan hệ với Liên xô và gia nhập Liên Hợp Quốc.
- Từ 1973 -1991,Tăng cường chính sách quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
2


- Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế
siêu cường kinh tế.
4. Nguyên nhân chung dẫn đến sự Phát triển kinh tế của các nước tư bản.
- Áp dụng thành cơng thành tựu KHKT.
- Do chính sách quản lí và điều tiết của nhà nước.
- Trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao, đội ngũ lao động có trình độ kĩ thật cao..
III. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945-2000)
1. Mâu thuẫn Đông-Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh.
- Sau CTTG2, quan hệ Liên Xô- Mĩ: Đồng minh → đối đầu → Chiến tranh lạnh.
- Nguyên nhân chiến tranh lạnh: Sự đối đầu về mục tiêu và chiến lược giữa Liên xô và Mĩ.
- Những sự kiện dẫn đến chiến tranh lạnh.

+ Về phía Mĩ.
 3/1947, ”Học thuyết Truman”.
 6/1947, kế hoạch Mácsan ra đời.
 4/1929, lập khối Nato.
+ Về phía Liên xơ.
 1949: Lập hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
 5/1955, thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
=> Sự ra đời Nato ˃˂ Vacxava xác lập cục diện 2 cực giữa 2 phe → chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
- Chiến tranh lạnh là: tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN và XHCN diễn ra trên hầu hết các
lĩnh vực nhưng không xung đột trực tiếp bằng quân sự.
2. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
- Từ đầu những năm 70, xu thế hịa hỗn Đơng - Tây đã xuất hiện: với những cuộc gặp gỡ thương lượng
Xô-Mĩ.
- 12/1989 tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo Gc- ba-chốp và Bu-sơ đã chính thức tun
bố chấm dứt chiến tranh lạnh,
3. Thế giới sau Chiến tranh lạnh
- Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng “đa cực”.
- Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế.
- Mĩ đang ra sức thiết lập trật tự “đơn cực” để làm bá chủ thế giới nhưng khơng thực hiện được.
- Hịa bình được củng cố nhưng nhiều khu vực vẫn còn nội chiến, xung đột(Ban-căng, châu Phi, Trung
Á).
- Bước sang TK XXI: Hịa bình, hợp tác, phát triển là xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
- Vụ khủng bố 11-09-2001 ở Mĩ đặt các quốc gia đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố.
IV. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC- CƠNG NGHỆ VÀ XU THẾ TỒN CẦU HĨA
1. Cách mạng Khoa học-Cơng nghệ.
a. Nguồn gốc:
+ Do địi hỏi của cuộc sống, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người
+ Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên
b. Đặc điểm lớn nhất:
+ Khoa học- Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

c. Tác động
- Tích cực:
+ Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người
+ Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo
+ Thúc đẩy xu thế tồn cầu hóa.
- Tiêu cực:
+ Ơ nhiễm mơi trường, tai nạn lao động và giao thơng, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí hủy diệt…
2. Xu thế tồn cầu hóa.

3


a. Bản chất: Tồn cầu hóa là q trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động
lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
b. Biểu hiện:
+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
→ Tồn cầu hóa là xu thế khách quan khơng thể đảo ngược.
c. Tác động của tồn cầu hóa
+ Tích cực:
 Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.
 Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu
quả của nền kinh tế.
+ Tiêu cực:
 Làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo.
 Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và
độc lập tự chủ của các quốc gia.
=> Tồn cầu hóa vừa là cơ hội to lớn, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang

phát triển trên thế giới.
HẾT
CHÚC CÁC EM THI TỐT!

4



×