Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

KẾT QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH SỐ TRỊ TRONG NGHIÊN CỨU LÀM MƯA NHÂN TẠO Ở VIỆT NAM docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 17 trang )





KẾT QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH SỐ TRỊ
TRONG NGHIÊN CỨU LÀM MƯA
NHÂN TẠO Ở VIỆT NAM













KẾT QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH SỐ TRỊ TRONG NGHIÊN CỨU
LÀM MƯA NHÂN TẠO Ở VIỆT NAM

Vũ Thanh Ca, Mai Văn Khiêm và Phan Thanh Tùng
Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường


1. Giới thiệu chung
Ngày nay với kỹ thuật máy tính phát triển cao thì việc sử dụng mô hình số trị
trong tác động tích cực LMNT giúp tiết kiệm được rất nhiều kinh phí nghiên cứu,
trong khi đó lại giúp xác định được các điều kiện tối ưu để LMNT. Bởi vậy, các mô


hình số trị là một bộ phận không thể thiếu được của công nghệ LMNT hiện đại.
Mục đích củ
a việc sử dụng các mô hình số trị dự báo thời tiết với độ chính xác
cao trong nghiên cứu và LMNT nghiệp vụ là để xác định các điều kiện thời tiết phục
vụ ra quyết định tác động. Dựa trên kết quả dự báo thời tiết bằng mô hình số trị và dự
báo thời tiết bằng các phương pháp khác, người ta sẽ ra quyết định chuẩn bị để tác
động. Việc này bao gồ
m đặt lịch trực tác động, chuẩn bị nhân sự, phương tiện, thiết bị
và vật liệu tác động, quyết định phương pháp tác động, thời gian, vị trí và liều lượng
tác động. Các mô hình thuộc dạng này bao gồm mô hình số trị dự báo thời tiết với thời
hạn cực ngắn (nowcasting model) và mô hình dự báo thời tiết số trị quy mô vừa
(mesoscale numerical weather forecast model).
Trong các đám mây tự nhiên, nước tồn tại
ở năm dạng: hơi nước, nước lỏng,
băng, tuyết và graupel. Các dạng tồn tại khác nhau của nước biến đổi theo những quy
luật khác nhau và rất phức tạp. Ngay trong cùng một dạng tồn tại, các hạt có hình
dạng, kích thước, thành phần hoá học khác nhau cũng biến đổi khác nhau. Như vậy, để
có thể mô phỏng với độ chính xác cao phục vụ nghiên cứu LMNT, các dạng tồn tại
khác nhau của nước trong mây ph
ải được mô tả đầy đủ. Đồng thời, trong mỗi loại hạt,
cần phải chia các hạt ra thành những loại khác nhau căn cứ vào tính chất vật lý và hoá
học. Trên cơ sở đó, mô phỏng chi tiết các quá trình biến đổi của các loại hạt trong điều
kiện tự nhiên (không có tác động) và điều kiện tác động. Sau đó, sử dụng các kết quả
tính toán và phân tích bằng mô hình để tìm hiểu một cách kỹ
càng các quá trình vật lý
xảy ra trong mây khi có tác động để phục vụ xây dựng một phương pháp tác động hiệu
quả nhất để tăng lượng mưa. Các mô hình số trị thuộc loại này được gọi là các mô
hình "giỏ vi vật lý" (Bin Microphysics).
Bài báo này, trình bày các kết quả của hai mô hình số trị đã được áp dụng trong
nghiên cứu và LMNT. Mô hình thứ nhất là mô hình dự báo thời tiết số trị quy mô vừa

của Nhật Bản phục vụ d
ự báo thời tiết phục vụ chuẩn bị tác động tích cực LMNT. Mô
hình thứ hai là mô hình "giỏ vi vật lý", cho phép tính toán mô phỏng một cách chi tiết
các quá trình nhiệt động lực học và vi vật lý mây trong quá trình tác động phục vụ
nghiên cứu LMNT. Dưới đây sẽ trình bày một số các kết quả nghiên cứu của nhóm
nghiên cứu trong khuân khổ của đề tài nghiên cứu LMNT ở Việt Nam.

Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
10
2. Mô hình số trị dự báo thời tiết Nhật Bản
Mô hình MRI/ NPD là mô hình số trị dự báo thời tiết nghiệp vụ được phát triển cho cả
mục đích nghiên cứu và dự báo thời tiết hạn ngắn, đặc biệt là mây mưa cho các khu vực nhỏ
như các khu du lịch, thành phố v.v. Mô hình được đánh giá là một trong những mô hình có
cấu trúc động lực học hoàn chỉnh nhất hiện nay tại Nhật Bản và trên thế gi
ới. Mô hình tính
toán rất chi tiết các cơ chế vật lý quan trọng của nhiệt đới như bức xạ, đối lưu, rối v.v. [1, 2,
3]. Do vậy, sản phẩm dự báo của MRI/ NPD phản ánh khá tốt đặc tính địa phương nhiệt đới.
Bài báo này nhằm giới thiệu mô hình và các kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình MRI/
NPD trong dự báo định lượng mưa phục vụ nghiên cứu LMNT ở Việt Nam.
a. Điều kiện biên và
điều kiện ban đầu
Trong nghiên cứu ban đầu này, chúng tôi tạm xây dựng một miền tính bao phủ
khu vực miền Bắc với các đặc trưng của miền tính sau đây:
+ Độ phân giải ngang: 10km x 10km
+ Số mực theo phương thẳng đứng: 38 mực
+ Kính thước miền tính: 102x102 điểm
+ Tọa độ tâm miền tính: 106.5E, 21.5N.
Tại Nhật Bản, điều kiện ban đầu và điều kiện biên phụ thuộc th
ời gian phục vụ
tính toán bằng mô hình được nội suy từ mô hình phổ khu vực RSM. Đây là mô hình

đang được sử dụng trong dự báo nghiệp vụ tại Nhật Bản với độ phân giải 20 km. Các
số liệu này có độ chính xác cao, rất phù hợp để nâng cao độ chính xác dự báo số trị
bằng mô hình ở nước ta. Trong nghiên cứu này, do chưa có điều kiện cập nhật và sử
dụng các số liệu của mô hình RSM, các đ
iều kiện ban đầu và điều kiện biên phụ thuộc
thời gian được lấy từ kết quả dự báo của mô hình dự báo toàn cầu AVN (Mỹ).
b. Số liệu đầu vào
Để kiểm chứng việc mô phỏng và xác định các thông số của mô hình MRI/ NPD, cần
phải sử dụng số liệu quan trắc về áp suất, nhiệt độ, ẩm, mưa và gió theo các ốp quan trắc.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh gi
ữa các trường số liệu dự báo của mô hình và trường
số liệu quan trắc (4 ốp trong ngày đối với các biến áp suất, nhiệt độ, ẩm và gió và 2 ốp trong
ngày đối với biến mưa) tại 20 trạm quan trắc thuộc Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ trong các
ngày: 10-11/ 08/ 2005. Tuy nhiên với mục đích dự báo mây, mưa, nhóm thực hiện đã tập
trung vào việc kiểm chứng trường dự báo mưa tích luỹ trong 24h với tr
ường số liệu mưa
ngày. Để phục vụ cho việc kiểm chứng đó, đã thu thập số liệu mưa ngày của 20 trạm quan
trắc thuộc Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ trong 2 năm 2004-2005.
c. Kết quả tính toán
Sau khi tiếp nhận được mã nguồn của mô hình MRI/NPD, chúng tôi đã tiến hành
cài đặt mô hình trên máy tính PC với hệ điều hành Linux và chạy thử nghiệm cho một số
trường hợp với các hình thế
thời tiết điển hình ở Việt Nam như: sự xâm nhập lạnh của gió
mùa Mùa Đông; hoạt động và ảnh hưởng của xoáy thuận nhiệt đới, v.v. Tuy đã sử dụng
mô hình để tính toán dự báo cho nhiều trường hợp thử nghiệm, nhưng trong phạm vi bài
báo này chúng tôi chỉ giới thiệu 1 kết quả nghiên cứu dự báo mưa trong năm 2005.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
11
Trường hợp vào ngày 10/ 08/ 2005, đây là thời điểm cơn bão số 3 (9÷12/ 8/2005) ảnh
hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An, gây ra mưa lớn ở Bắc Bộ và Bắc

Trung Bộ , như Bãi Cháy 186 mm (ngày 11), Thái Bình 109 mm (ngày 11), Văn Lý 186mm
(ngày 11), Hồi Xuân 93 mm (ngày 12), Tây Hiếu 267 mm (ngày 12) v.v. Mưa lớn kéo dài
gây lũ, lũ ống, lũ quét cục bộ ở vùng núi của một số tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa và
Nghệ An. Trên hình 1 và 2 biểu diễn phân bố t
ổng lượng mưa tích lũy dự báo 24h, 48h và
quan trắc tương ứng. So sánh lượng mưa dự báo và quan trắc tại một số trạm trong khu vực
Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ được trình bày trên các hình từ (3) tới (6). Phân tích sơ bộ
trên các hình này, ta có thể thấy mô hình MRI/ NPD dự báo khá tốt diễn biến của mưa trong
thời gian hoạt động của cơn bão số 3. Sự hội tụ ẩm trong bão sinh ra do đối lưu tạo ra các khu
vực mư
a gắn liền với quá trình dịch chuyển của bão. Ngày 11/08 bão đổ bộ vào khu vực
Thanh Hóa gây ra mưa lớn, dự báo từ MRI/ NPD cũng cho thấy sẽ xuất hiện vùng mưa cực
đại trên 50 mm khi bão đổ bộ ở khu vực này. Một điểm rất đáng chú ý là mô hình cũng có thể
mô phỏng được những đợt mưa sau khi bão tan (48h). Đây có thể là một ưu điểm của MRI/
NPD trong việc mô phỏng các nhiễu động đị
a phương sau khi chịu ảnh hưởng của bão [12].

Thoa Thi¦n- HuO
102°N 103°N 104°N 105°N 106°N 107°N 108°N 109°N
16°E
17°E
18°E
19°E
20°E
21°E
22°E
23°E
24°E
1
50

100
150
200
250
300
350

Dự báo
Thoa Thi¦n- HuO
102°N 103°N 104°N 105°N 106°N 107°N 108°N 109°N
16°E
17°E
18°E
19°E
20°E
21°E
22°E
23°E
24°E
1
50
100
150
200
250
300
350

Thám sát
Hình 1. Tổng lượng mưa tích lũy dự báo 24h từ mô hình MRI/NPD và

quan trắc tương ứng; thời điểm thực hiện dự báo: 10/08/ 2005
Thoa Thi¦n- HuO
102°N 103°N 104°N 105°N 106°N 107°N 108°N 109°N
16°E
17°E
18°E
19°E
20°E
21°E
22°E
23°E
24°E
1
50
100
150
200
250
300
350

Dự báo
Thoa Thi¦n- HuO
102°N 103°N 104°N 105°N 106°N 107°N 108°N 109°N
16°E
17°E
18°E
19°E
20°E
21°E

22°E
23°E
24°E
1
50
100
150
200
250
300
350

Thám sát
Hình 2. Tổng lượng mưa tích lũy dự báo 48h từ mô hình MRI/NPD và quan
trắc tương ứng; thời điểm thực hiện dự báo: 10/08/2005

Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
12

0
2
4
6
8
10
12
14
16
12h 24h 36h 48h
Giê

mm
Quan tr¾c
Dù b¸o

0
10
20
30
40
50
60
12h 24h 36h 48h
Giê
mm
Quan tr¾c
Dù b¸o

Hình 3. Diễn biến tổng lượng mưa tích lũy dự
báo từ mô hình MRI/NPD và quan trắc
tương ứng tại trạm Hà Nội; thời điểm thực
hiện dự báo, 10/08/2005
Hình 4. Tương tự hình 3 đối với trạm Sơn
Tây
0
10
20
30
40
50
60

70
80
12h 24h 36h 48h
Giê
mm
Quan tr¾c
Dù b¸o

0
10
20
30
40
50
60
70
12h 24h 36h 48h
Giê
mm
Quan tr¾c
Dù b¸o
Hình 5. Tương tự hình 3 đối với trạm Nho Quan Hình 6. Tương tự hình 3 đối với trạm Phủ Lý

3. Mô hình số trị dự báo mây và mưa phục vụ tác động tích cực LMNT
Mô hình số trị mô phỏng các quá trình vi vật lý mây và mưa trong mây tự nhiên
và mây chịu tác động LMNT đã được phát triển bởi nhóm các nhà khoa học Israel là
Reisen, Levin và Tzivion [4, 5, 6, 7, 8]. Mô hình này được phát triển và kiểm chứng dựa
trên các kết quả nghiên cứu cho tới nay về các quá trình vi vật lý của mây và mưa, đặc
biệt là các kết quả của Fukuta và Walter (1970, [9]) và Cooper và cộng sự (1997, [10]).
Tại thời điểm hiệ

n tại, đây là một mô hình mô phỏng chi tiết nhất trên thế giới về các
quá trình vi vật lý trong mây và quá trình mưa. Trong mô hình này, mỗi loại hạt trong số
4 loại hạt mây là nước, băng, tuyết và graupel được chia thành 34 lớp theo kích thước
hạt và sự biến đổi và tương tác ngẫu nhiên của các hạt thuộc loại khác nhau trong các
lớp khác nhau được mô phỏng rất chi tiết. Đồng thời, ảnh hưởng của các loại hạt này lên
sự biến đổ
i của lượng hơi nước trong mây cũng được mô phỏng. Điều này cho phép
khảo sát kỹ ảnh hưởng của những chất tác động khác nhau lên các quá trình vi vật lý
mây, giúp kiểm chứng các giả thuyết tác động và đánh giá hiệu quả của các phương
pháp tác động khác nhau. Nguyên thể của mô hình này là mô hình đối xứng, chỉ phục vụ
nghiên cứu tác động trong trường hợp mây do đối lưu nhiệt tạo thành. Mô hình cũng chỉ
hoạt độ
ng trong điều kiện mây gây mưa nhẹ. Đây là điều kiện đặc trưng cho mây tại
Israel với độ ẩm tương đối thấp ở gần mặt đất, mây có hàm lượng nước lỏng không cao
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
13
và cho mưa không lớn. Với những đám mây phát triển trong điều kiện độ ẩm cao, dòng
thăng lớn thì sơ đồ tính vi vật lý mây hiện có trong mô hình trở nên mất ổn định.
Để phục vụ tính toán, xác định điều kiện tối ưu để LMNT, mô hình đã được cải
tiến để phục vụ mô phỏng tác động tích cực bằng phương pháp đốt phun chất háo
nước. Việc cải tiế
n bao gồm mô phỏng phổ kích thước hạt háo nước do quá trình đốt
phun tạo ra, việc ổn định hoá sơ đồ mô phỏng vi vật lý mây bằng một sơ đồ số trị thích
hợp để đảm bảo mô hình hoạt động ổn định trong điều kiện độ ẩm cao, mây phát triển
mạnh và cho mưa lớn. Ngoài ra, điều kiện biên cũng được thay đổi để mô hình có thể
mô phỏng được mây và m
ưa tạo thành do nhiễu động thời tiết như các đợt KKL và hội
tụ gió trên cao gây ra [11].
Nhóm thực hiện đã tiến hành nghiên cứu mô phỏng các quá trình vi vật lý xảy ra
trong đám mây đối lưu pha hỗn hợp; xem xét sự thay đổi về kích thước đám mây và hàm

lượng nước trong mây khi tác động vào đám mây bằng công nghệ đốt phun chất háo nước.
a. Sơ đồ sai phân hữu hạn
Sơ đồ giải số trị của các nhà khoa họ
c Israel là sơ đồ sai phân hiện cho các
phương trình độ xoáy và ẩn cho các thành phần hàm dòng. Sơ đồ này là một sơ đồ có
tính ổn định cao đối với các tính toán động lực học. Tuy nhiên, đối với các phương
trình mô phỏng các quá trình vi vật lý mây, một sơ đồ sai phân trung tâm với các thành
phần bình lưu kết hợp với một sơ đồ sai phân thời gian hiện cho các thành phần vi vật
lý mây sẽ dễ dàng gây ra mất ổn định. Do vậy, để ổ
n định mô hình, cần phải áp dụng
một sơ đồ số trị sai phân đón gió cho các thành phần vi vật lý mây. Đồng thời, tại mỗi
bước tính thời gian, cần kiểm tra và hiệu chỉnh điều kiện bảo toàn vật chất, đảm bảo
cho sơ đồ số trị hoạt động hiệu quả với các kết quả ổn định
b. Điều kiện biên và điề
u kiện ban đầu
Điều kiện ban đầu được xác định từ số liệu cao không về phân bố độ ẩm và tốc
độ gió tại mỗi điểm lưới số trị. Các thông tin này được lấy từ số liệu vô tuyến thám
không trại Trạm Khí tượng thám không Láng - Hà Nội. Do chỉ có các số liệu quan trắc
tham không vô tuyến vào 2 obs 1 ngày: 7:00 và 19:00 nên các giá trị tính toán tại các
thời điểm trung gian khi có KKL tràn về được nội suy từ các giá tr
ị này [13]. Vì tại
thời điểm hiện tại không có bất cứ số liệu đo đạc nào về tính chất của xon khí trong
điều kiện Việt Nam nên phổ kích thước hạt ban đầu của xon khí được lấy theo phổ
kích thước hạt của xon khí tại Colorado, Mỹ. Việc mô phỏng nhiễu động thời tiết (như
ảnh hưởng của KKL) được tiến hành nhờ đưa vào biên các giá trị tính toán của các
bi
ến từ mô hình số trị dự báo thời tiết của cơ quan dự báo thời tiết Nhật Bản.
Miền tính của mô hình được đặt là 45.000 m theo phương bán kính và 15.000 m
theo phương thẳng đứng. Đối với mỗi đợt nhiễu động thời tiết, nhóm thực hiện đã
chọn những thời điểm mà nhiễu động thời tiết lan truyền tới vùng Đồng bằng Bắc Bộ

là nơ
i có địa hình bằng phẳng, phù hợp với các điều kiện của mô hình để bắt đầu tính
toán. Kích thước lưới là 300 m đối với cả hai phương: nằm ngang và thẳng đứng.
Bước thời gian đối với tất cả các quá trình là 5 s trừ quá trình lớn lên của hạt băng do
khuếch tán/ quá trình bay hơi là được tính ở bước thời gian ngắn hơn 2.5 s.


Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
14
c. Kết quả tính toán mô phỏng mây
Một số các kết quả nghiên cứu trước đó và những kết quả nghiên cứu của nhóm
thực hiện cho thấy tại khu vực Đồng Bằng và Trung du Bắc Bộ, vào đầu và cuối mùa
đông, khi có nhiễu động thời tiết như front lạnh tràn về hoặc front lạnh kết hợp với hội
tụ gió Tây trên cao, ngoài hệ thống mây tầng như St, Sc, có thể hình thành dải mây đối
lưu (Cu, Cb) phía trước front lạnh. Những đám mây đối lưu có thể phát triển lên đến
độ cao khoảng trên 5 - 9 km, đôi khi có thể lên tới 13 - 15 km. Lượng nước lỏng cực
đại trong các ổ mây đối lưu đạt khoảng 2 -3 g/ m
3
[14].
Trong bài báo này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu mô phỏng các quá trình vi
vật lý xảy ra trong đám mây đối lưu pha hỗn hợp; xem xét sự thay đổi về kích thước
đám mây và hàm lượng nước mây khi tác động vào đám mây bằng công nghệ đốt phun
chất háo nước. Các kết quả tính toán trong các trường hợp mô phỏng đám mây không
tác động và tác động được so sánh với nhau.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tính toán mô phỏng các quá trình vi vật lý xảy ra
trong đám mây đối lưu pha hỗn hợp; xem xét sự thay
đổi về kích thước đám mây và
hàm lượng nước trong mây khi tác động vào đám mây bằng công nghệ đốt phun chất
háo nước.
Chúng tôi đã tiến hành tính toán nhiều trường hợp, nhưng trong bài báo này chỉ

trình bày một kết quả mô phỏng. Đợt tính toán mô phỏng là vào ngày 7/ 02/ 2005, kết
quả cho thấy rằng đám mây được tác động (Hình 8) có quy mô ngang và thẳng đứng
lớn hơn so với đám mây không tác động (Hình 7). Đám mây được tác động gây mưa
sớm hơn đám mây không tác
động và hàm lượng nước cực đại đạt khoảng 2.1 g/ m
3
.

Hình 7. Đám mây không được tác động Hình 8. Đám mây được tác động

4. Kết luận
1) Những kết quả thử nghiệm bước đầu, cho thấy mô hình MRI/ NPD có thể
được ứng dụng trong nghiên cứu và dự báo mưa tại Việt Nam, đặc biệt là dự báo mưa
lớn gắn liền với các loại hình thời tiết đặc biệt như bão, gió mùa v.v.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
15
2) Từ các kết quả nghiên cứu bước đầu này, chưa thể khẳng định được tính ưu việt
của mô hình quy mô vừa MRI/ NPD tại Việt Nam do các số liệu sử dụng làm điều kiện
biên và điều kiện ban đầu của mô hình hiện tại là số liệu downscaling từ số liệu của mô
hình toàn cầu AVN của Mỹ (độ phân giải 1º) nên độ chính xác không cao. Tuy nhiên,
phân tích các kết quả dự báo mưa cho thấy r
ằng mô hình có khả năng dự báo mưa rất tốt.
3) Kết quả mô phỏng tác động LMNT bằng phương pháp đốt phun chất háo nước
trong đợt nhiễu động thời tiết ngày 07/ 02/ 2005 cho thấy rằng phương pháp này có khả
năng làm gia tăng lượng mưa trong mây. Tác động được tiến hành từ bên dưới chân mây
đã làm thúc đẩy sự phát triển của đám mây (cả về quy mô ngang và thẳng đứng).
4) Nhiều số liệu s
ử dụng làm điều kiện biên và điều kiện ban đầu của mô hình
mô phỏng còn chưa thật sự tốt. Ngoài ra, trong điều kiện Việt Nam, không có bất cứ số
liệu đo đạc nào về tính chất của xon khí. Vì vậy, độ tin cậy của các tính toán còn hạn

chế. Để nâng cao độ chính xác tính toán mô phỏng, cần các điều kiện biên và điều kiện
ban đầu cũng như các số liệ
u về đo đạc xon khí với độ chính xác cao.

Tài liệu tham khảo
1. Ikawa, M. and K. Saito, (1991): Description of a nonhydrostatic model
developed at the Forecast Research Department of the MRI. Technical Reports
of the MRI, 28, 238pp
2. Saito, K., and T. Kato, (1999); MRI mesoscale nonhydrostatic model. Kisho-
Kenkyu Note, 196, 156-189.
3.
Saito, K., T. Kato, H. Eito and C. Muroi, (2000): Documentation of the
Meteorological Research Institute/ Numerical Prediction Division unified
nonhydrostatic model. Technical Reports of the MRI (submitted).

4. Reisin T. , Z. Levin and S. Tzivion (1996); Rain Production in Convective
Clouds As Simulated in an Axisymmetric Model with Detaile Microphysics;
Tel Aviv University, Israel.
1. Part I: Description of the Model. J. Atmos. Sci, 53, 497 - 513.
2. Part II: Effects of Varying Drops and Ice Initiation. J. Atmos. Sci, 53, 1815 -
1817.
5. Reisin T. , Z. Levin and S. Tzivion (1995); Seeding Convective Clouds with Ice
Nuclei or Hygroscopic Particles: A Numerical Study Using a Model with
Detailed Microphysics; Tel Aviv University, Israel. J. Atmos. Sci. J. Atmos.
Sci, 35, 1416 - 1430.
6. Reisin T. , Z. Levin and S. Tzivion (2000); The effects of giant cloud
condensation nuclei on the development of precipitation in convective clouds -
a numerical study. Tel Aviv University, Israel. Atmos. Res, 53, 113 - 114.
7. Reisin T. , Z. Levin and S. Tzivion (1999); Seeding Convective Clouds with
Hygroscopic Flares: A Numerical Study Using a Model with Detailed

Microphysics; Tel Aviv University, Israel. J. Atmos. Sci, 39, 1460 - 1472.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
16
8. Tzivion, G. Feingold, and Z. Levin (1987); An efficient numerical solution to
the stochastic collection equation. Journal of the Atmosphere Sciences, 44,
3140 - 3148.
9. Fukuta N. and L. A. Water (1970); Kinetics of Hydrometeo Growth from a
Vapor - Spherical Model; Denver Research institute, University of Denver,
Colo. J. Atmos. Sci, 27, 1160 - 1163.
10. Cooper W. A. and Roelof T. Bruintjes (1997); Calculations Pertaining to
Hygroscopic Seeding with Flares. National Center for Atpmospheric Research,
Boulder, Colorado. J. Appl. Meteor, 36, 1449 - 1660.
11. Vũ Thanh Ca, Mai Văn Khiêm, Nguyễn Thị Thanh, Trương Đức Trí. Thử
nghiệm dự báo mưa bằng mô hình số trị của Nhật Bản MRI/NPD tại Việt Nam.
VKTTV.
12. (

13. Báo cáo tổng kết đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học kỹ thuật để làm mưa nhân
tạo ở Việt Nam”. Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2006.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
17


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM MƯA NHÂN TẠO
Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VÀ TRUNG DU BẮC BỘ

Vũ Thanh Ca, Trương Đức Trí, Phan Thanh Tùng,
Trần Duy Hiền, Nguyễn Thị Thanh, Bùi Đức Sơn
Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường


1. Cơ sở khoa học làm mưa nhân tạo
1.1. Giới thiệu chung
Làm mưa nhân tạo (LMNT) là biện pháp tác động có chủ định của con người
lên một số loại mây hoặc hệ thống mây với mục đích làm tăng lượng mưa. Để LMNT,
cần phải tồn tại trong tự nhiên một hệ thống mây với một số điều kiện thích hợp. Về
mặt nguyên tắc, có thể tác
động LMNT bằng cách khai thác một trong những sự bất ổn
định của hệ thống mây để tạo ra sự bùng phát của quá trình gây mưa trong mây. Chỉ
bằng cách này mới có thể đạt được kết quả lớn với những chi phí nhỏ - hay nói cách
khác là LMNT một cách hiệu quả [1]. Có hai phương pháp LMNT, đó là LMNT bằng
cách tác động lên mây ấm và tác động lên mây siêu lạnh. Dưới đây sẽ trình bày tóm tắt
về các phương pháp tác động này.
Mây ấm được định ngh
ĩa là loại mây hoặc phần mây có nhiệt độ cao hơn 0
o
C. Quá
trình gây mưa chủ đạo trong mây ấm là quá trình va chạm liên kết. Trong quá trình này,
các hạt nước lớn (có kích thước đạt tới giới hạn Hocking, tức là có đường kính lớn hơn
20 - 30 µm sẽ có khả năng va chạm và liên kết với các hạt nước nhỏ hơn lơ lửng trong
mây để lớn lên rất nhanh cho tới khi đạt tới kích thước hạt mưa và rơi xuống đất. Như
vậy, để có thể tạ
o mưa một cách hiệu quả, phổ kích thước hạt nước trong mây phải là phổ
rộng. Điều này có nghĩa là trong mây phải tồn tại cả những hạt nước nhỏ và những hạt
nước lớn, có kích thước vượt giới hạn Hocking (khoảng 20 tới 30µm).
Các đám mây tự nhiên không bị ô nhiễm có mật độ nhân ngưng kết (được gọi là
CCN) nhỏ (dưới 100 CCN/cm
3
), nên các nhân ngưng kết này dễ thu hút lượng hơi
nước trong không khí. Chúng lớn lên nhanh chóng để đạt tới giới hạn Hocking và tạo
thành mưa. Do vậy, cơ chế tạo mưa tự nhiên trong các đám mây sạch là rất hiệu quả. Điều

này có nghĩa: nếu không khí không bị ô nhiễm, sẽ ít có khả năng xảy ra hạn hán.
Ngược lại, trong không khí bị ô nhiễm, thí dụ như không khí sau những đợt
khô hạn kéo dài, có rất nhiều h
ạt bụi lơ lửng, được gọi là những hạt xon khí. Các hạt
xon khí này đóng vai trò như những nhân ngưng kết, thu hút hơi nước để tạo ra các hạt
nước mây. Số lượng nhân ngưng kết quá lớn và hàm lượng ẩm trong mây có hạn sẽ
dẫn đến sự tranh chấp lượng hơi nước có hạn trong mây, hình thành nên các hạt mây
có kích thước nhỏ và tương đối đồng nhất. Do vậy, cơ chế va chạm liên kế
t để tạo mưa
trong mây ấm khó xẩy ra và những đám mây này khó có thể gây mưa. Vì vậy, việc tác
động tích cực LMNT đối với mây ấm là dựa trên nguyên lý tăng cường quá trình va
chạm liên kết của các hạt nước mây bằng cách đưa thêm vào trong mây các hạt nhân
ngưng kết háo nước có kích thước lớn để thúc đẩy quá trình ngưng tụ hơi nước, hình
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
24
thành các hạt nước lớn. Các nhân ngưng kết lớn này có thể là các hạt nuớc hay các
hạt chất háo nước như muối ăn, muối KCl, Urê v.v.
Mây siêu lạnh là loại mây hoặc phần mây có nhiệt độ thấp hơn 0
o
C. Phương pháp
tác động lên mây siêu lạnh để LMNT dựa trên giả thiết rằng trong tự nhiên, ở dưới mực
-40
0
C, thường tồn tại vùng mây chứa nhiều nước siêu lạnh nhưng có quá ít hạt nhân
băng. Do vậy, nước siêu lạnh khó có thể chuyển thành băng, tức là đám mây siêu
lạnh khó gây mưa. Từ đó, ý tưởng tác động LMNT đối với mây siêu lạnh là tăng
nồng độ nhân tạo băng trong mây một cách nhân tạo. Có 3 phương pháp để làm tăng
lượng nhân băng trong mây:
1) Làm lạnh không khí trong mây tới nhiệt độ dưới -40
0

C để tạo nhân băng đồng nhất
bằng cách đưa băng khô, nitơ lỏng hoặc khí các bon nic lỏng vào trong mây;
2) Đưa các nhân tạo băng nhân tạo vào mây để thúc đẩy quá trình tạo nhân băng
không đồng nhất bằng cách đưa vào trong mây các tinh thể iốt bạc (AgI), hoặc
iốt chì (PbI) vì các tinh thể này có cấu trúc tương tự cấu trúc của tinh thể băng;
3) Đưa chất háo nước vào trong phần mây siêu lạnh nhằm tạo ra những hạt nướ
c có
kích thước lớn, thúc đẩy quá trình va chạm liên kết để tạo thành các hạt băng lớn.
1.2. Các đánh giá về các công nghệ LMNT hiện hành trên thế giới
Trên cơ sở tổng kết các kết quả nghiên cứu về các phương pháp thống kê để
đánh giá hiệu quả tác động LMNT cũng như về các quá trình vi vật lý mây xảy ra sau
khi tác động, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã đưa ra các tiêu chí sau đây để
đánh giá rằng m
ột công nghệ LMNT là có hiệu quả:
1) Có đủ bằng chứng thống kê với độ tin cậy cho phép để khẳng định được rằng
tác động LMNT đã làm gia tăng lượng mưa;
2) Giải thích được các quá trình nhiệt động lực học và vi vật lý mây xảy ra trong
mây sau khi tác động. Điều này có nghĩa là trước khi tác động, phải đưa ra được
các giả thuyết tác động và trong quá trình tác động, tiến hành các đo đạc vật lý
cần thiết để cung cấp các bằng chứng vật lý khẳng định rằng quá trình tác động
tuân theo đúng các giả thuyết này. Điều này đảm bảo rằng một công nghệ được
áp dụng thành công tại một khu vực nào đó trên thế giới sẽ được áp dụng thành
công tại các khu vực khác;
3) Đảm bảo rằng việc tác động không chỉ làm gia tăng lượng mưa từ các đám mây
đơn lẻ mà còn làm gia tă
ng lượng mưa của cả hệ thống mây. Yêu cầu này giúp
đánh giá rằng tác động LMNT là có hiệu quả kinh tế.
Mặc dù rất nhiều thực nghiệm LMNT bằng công nghệ tác động lên mây siêu
lạnh đã được tiến hành rất bài bản theo đúng những tiêu chuẩn do Tổ chức Khí tượng
Thế giới (WMO) đề ra, những đánh giá đầy đủ về các dự án này cho thấy rằng không

đủ các bằng chứng thống kê để
khẳng định rằng lượng mưa tại những đám mây được
tác động là cao hơn tại những đám mây không được tác động. Trong một số trường
hợp, lượng mưa trong những đám mây được tác động được đánh giá là cao hơn lượng
mưa từ những đám mây không được tác động. Tuy nhiên, người ta chưa hiểu một cách
kỹ càng tại sao lại như vậy. Để giải thích kỹ h
ơn về điều này, dưới đây sẽ trình bày sơ
lược về các nghiên cứu và bằng chứng vi vật lý mây liên quan tới tác động.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
25
Cơ sở khoa học của việc tác động lên mây siêu lạnh để LMNT dựa trên hai ý
tưởng. Ý tưởng thứ nhất là tác động tĩnh học, dựa trên giả thuyết là hiệu suất tạo mưa
của một số đám mây không cao vì thiếu nhân băng. Bởi vậy, việc thêm các nhân băng
vào các đám mây này sẽ có khả năng làm tăng lượng mưa. Ý tưởng thứ hai là tác động
động lực, dựa trên ba mô hình lý thuyết. Trong mô hình thứ nh
ất, người ta giả thiết là
tác động sẽ tạo ra lượng mưa lớn hơn cùng với dòng giáng mạnh hơn. Dòng giáng này
sẽ đẩy không khí nóng ẩm gần mặt đất lên cao, cung cấp thêm nhiệt và ẩm làm đám
mây phát triển mạnh hơn và cho mưa nhiều hơn. Trong mô hình thứ hai, người ta giả
thiết là tác động sẽ làm những hạt nước lớn đóng băng nhanh và những hạt băng này
sẽ tiếp tục l
ớn lên rất nhanh thông qua quá trình gộp để tạo các hạt graupel. Các hạt
graupel này được cho là lớn lên nhanh hơn các hạt băng rất nhiều nên một lượng lớn
nước mây bị biến đổi thành băng trước khi mất đi do những quá trình khác. Quá trình
gia tăng số lượng nhân băng không được xem là quan trọng cho tới khi hầu hết nước
mây đã biến thành mưa. Quá trình biến đổi nhanh nước mây thành mưa làm gia tăng
lượng tiềm nhiệt được gi
ải phóng và do vậy tăng cường độ nổi của đám mây, làm dòng
thăng mạnh hơn để tạo được nhiều nhân băng hơn. Như vậy, khác với mô hình lý
thuyết tác động thứ nhất là các ổ mây đối lưu tăng cường lượng mưa tổng cộng do tăng

chiều dày mây, trong mô hình lý thuyết thứ 2, lượng mưa tăng lên do giữ được nhiều
nước hơn trong dòng thăng và làm chậm dòng giáng. Quá trình làm chậm dòng giáng
cho phép dòng th
ăng có thể thu được nhiều hơi ẩm hơn. Quá trình này cuối cùng làm
tăng cường độ dòng giáng, làm các đám mây dễ nhập vào nhau hơn và cuối cùng là
tăng lượng mưa tổng cộng.
Trong thời gian gần đây, đã có sự phát triển vượt bậc của công cụ đo đạc các yếu
tố vi vật lý mây. Các đo đạc này bao gồm các phương pháp đo đạc viễn thám sử dụng
thông tin vệ tinh với độ phân gi
ải cao, đo đạc radar hiện đại (radar đa phân cực, đa bước
sóng v.v.), các đo đạc bằng thiết bị vô tuyến vi sóng và các đo đạc trực tiếp bằng các
thiết bị gắn trên các máy bay phòng thí nghiệm. Các kết quả đo đạc này cũng như một
số mô hình số trị mô phỏng rất chi tiết các quá trình vi vật lý xảy ra trong mây đã được
sử dụng để kiểm chứng tính đúng đắn củ
a các lý thuyết tác động nêu trên.
Các đo đạc từ vệ tinh, radar và các đo đạc trực tiếp trong các đám mây cho thấy
rằng có sự đa dạng rất lớn trong các đặc trưng vi vật lý của các đám mây ở Israel. Levin
và nnk (1996) và Rosenfeld và Lensky (1998) tìm thấy bằng chứng về việc xảy ra quá
trình ngưng tụ liên kết và quá trình nhân mầm băng trong một số đám mây tự nhiên.
Đây là những quá trình không tuân theo các tiêu chuẩn của tác động là thiếu mầm băng
trong mây. Các tính toán b
ằng mô hình số trị không cho thấy rằng lượng tiềm nhiệt được
giải phóng ra do quá trình đóng băng nước siêu lạnh ở tầng trung là đủ để tạo ra hội tụ
gió ở tầng thấp [2]. Các đo đạc về các đặc trưng phát triển của mây trong thực nghiệm
Texas và một số thực nghiệm khác cũng không cho những bằng chứng để khẳng định
rằng tác động đã gây ra các hiệu ứ
ng nhiệt động lực học như đã mô tả ở trên và làm tăng
độ cao của mây. Các đo đạc vật lý rất chi tiết về các quá trình xảy ra trong mây sau khi
tác động cho thấy rằng trong rất nhiều trường hợp tác động, các quá trình vật lý xảy ra
trong mây sau khi tác động không tuân theo các giả thuyết tác động. Các nghiên cứu về

vi vật lý mây cho tới nay cũng chưa đủ để hiểu tại sao lại như vậy.
Đã từ rất lâu, ngườ
i ta quan sát thấy rằng có rất nhiều đám mây không gây mưa
trong lục địa nhưng khi ra tới biển lại gây mưa, mặc dù do khoảng cách không gian và
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
26
thời gian ngắn, không khí tại vùng biển không làm tăng đáng kể lượng ẩm trong mây. Mặt
khác, ngay từ những năm 1970, có một số nhà khoa học đã quan sát thấy sự gia tăng
lượng mưa ở vùng có nhà máy giấy. Bằng cách đo đạc phổ kích thước hạt và tính chất hoá
học của xon khí trong vùng có nhà máy giấy tại Nam Phi, Mather (1991) [2] tìm ra rằng
các hạt xon khí ở đây là những hạt háo nước có kích thước khá lớn. Trong điều kiện tự

nhiên, khi bắt đầu quá trình hình thành mây thì các hạt xon khí có kích thước lớn sẽ trở
thành nhân ngưng tụ để hình thành những hạt nước lớn hơn. Theo hiệu ứng Kelvin, áp
suất hơi bão hoà tại bề mặt các hạt nước tỷ lệ nghịch với bán kính hạt nước. Nếu như hạt
nước có chứa chất hoà tan là chất háo nước thì áp suất hơi bão hoà tại bề mặt của nó còn
thấp hơn nữa. Nh
ư vậy, các hạt nước lớn có nhân ngưng tụ là chất háo nước có áp suất hơi
bão hoà tại bề mặt nhỏ và sẽ lớn lên nhanh chóng do quá trình ngưng tụ được tăng cường.
Ngược lại, khi tồn tại các hạt nước lớn như trên, các hạt nước quá nhỏ sẽ bị bay hơi do độ
ẩm giảm. Do vậy, các hạt háo nước lớn trong phổ hạt của xon khí sẽ có tác dụng làm vô
hiệ
u hoá các hạt xon khí nhỏ. Kết quả là số hạt nhân mây sẽ được giảm xuống, tạo điều
kiện cho các hạt nhân mây phát triển từ các hạt nhân ngưng tụ háo nước có kích thước
lớn nhanh chóng lớn lên thành các hạt nước lớn. Khi các hạt nước lớn này lớn hơn giới
hạn Kelvin, chúng sẽ va chạm và liên kết có hiệu quả với các hạt nước nhỏ, làm tăng
cường quá trình mưa.
Tác dụng củ
a các hạt xon khí háo nước lớn đối với việc gia tăng quá trình mưa như
trên không chỉ đúng đối với phần ấm của mây mà còn đúng đối với phần siêu lạnh của mây

khi tại đó tồn tại rất nhiều các hạt nước siêu lạnh. Hơn nữa, các hạt nước lớn khi đông kết sẽ
tạo thành những hạt băng có kích thước lớn, và do vậy tăng cường quá trình va chạ
m và thu
nạp các hạt nước siêu lạnh và lớn lên tới kích thước đủ để rơi xuống thành mưa.
Từ những nghiên cứu về các tính chất lý học và hoá học của xon khí cũng như vi
vật lý mây kết hợp với các kết quả quan trắc về khả năng tăng cường mưa của chất lơ lửng
trên các nhà máy giấy, người ta đã đưa ra ý tưởng về việc tác động bằng cách
đưa vào
trong mây các chất háo nước có phổ kích thước hạt tương tự như phổ kích thước hạt của
xon khí tại Nam Phi. Việc này được thực hiện bằng cách đốt hỗn hợp chất tác động dưới
nhiệt độ rất cao (từ 1300 tới 1800
o
C) và phun hỗn hợp chất tác động vào chân mây phía
dưới dòng thăng.
Đã có hai thực nghiệm hiện trường để kiểm chứng công nghệ LMNT bằng
phương pháp đốt phun chất háo nước là thực nghiệm tại Nam Phi và thực nghiệm tại
Mexico. Các kết quả phân tích thống kê (Bruintjes và nnk, 2001) [2] cho thấy kết quả
của hai thực nghiệm này là tương tự và cho thấy rằng lượng mưa tăng lên đáng kể do
LMNT. Các kết quả đo đạ
c bằng các thiết bị gắn trên máy bay trong những đám mây
được tác động ở Nam Phi cho thấy rằng các quá trình vật lý xảy ra đúng như ?ý thuyết
tác động. Các tính toán bằng các mô hình số trị mô phỏng một cách chi tiết các quá
trình vi vật lý mây của nhiều tác giả cũng như nhóm thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ
sở khoa học kỹ thuật để làm mưa nhân tạo ở Việt Nam” [2] cũng thu được các kết quả
tương t
ự như các kết quả đo đạc.
Như vậy, có thể kết luận là công nghệ LMNT bằng phương pháp đốt phun chất
háo nước là có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, đây vẫn là một công nghệ chưa hoàn thiện và
để hoàn thiện nó, cần phải có nhiều nghiên cứu tiếp theo.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT

27
Các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hiện trường được tiến hành trên
thế giới đã giúp đưa ra một số điều kiện để tác động có hiệu quả bằng công nghệ đốt phun
chất háo nước lên mây pha hỗn hợp như sau [2]:
- Trong mây phải có số lượng hạt nhân ngưng kết lớn hơn khoảng 400 hạt/ cm
3
(mây lục
địa sau những đợt khô hạn kéo dài hoặc mây vùng ven biển do quá trình ô nhiễm khí quyển);
- Đám mây phải không lớn quá cũng không nhỏ quá. Để tác động đạt hiệu quả cao,
đám mây phải có diện tích theo phương nằm ngang lớn hơn 4km
2
và nhỏ hơn 750km
2
;
- Hàm lượng nước trong mây phải đủ cao (khoảng gần 1g/m
3
tại mực 0
0
C, hay theo các
nghiêm cứu của Úc, lượng nước siêu lạnh trong mây ở mực -10
0
C phải lớn hơn 0.5 g/ m
3
);
- Độ dày mây phải lớn hơn độ cao chân mây;
- Chất tác động phải tạo ra phổ hạt chất háo nước có nồng độ vừa phải và có
kích thước hạt tương đối lớn (từ 1mm tới 10mm) để đảm bảo chất háo nước hoà tan và
có tác dụng ngay và tạo ra hạt nước đủ lớn.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng các điều kiện trên được tổng kết dự
a

trên các kết quả nghiên cứu bước đầu và chưa hoàn thiện. Để hoàn thiện các tiêu chí về
các điều kiện tác động trên, còn cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu một cách bài bản
cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm hiện trường.

2. Tài nguyên mây và khả năng tác động LMNT tại khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ

Các phân tích tính toán xác định tài nguyên mây tại khu vực DDB&TDBB phục
vụ LMNT được tiến hành bằng cách sử dụng các số liệu quan trắc mây mặt đất, mây
radar và mây vệ tinh. Các kết quả phân tích thống kê tần suất xuất hiện của các loại
mây cho mưa vào mùa khô cho thấy vào thời gian này, tần suất xuất hiện và khả năng
cho mưa (mưa nhỏ, mưa phùn) của mây Cu kèm theo mây tầng Sc, St là lớn nhất. Các
loại mây cho mưa to, mưa rào như mây Cu, Cb và tổ h
ợp của chúng thường xuất hiện
vào đầu và cuối mùa khô khi có những đợt nhiễu động thời tiết xảy ra như KKL hoặc
KKL kết hợp với hội tụ gió Tây trên cao. Các kết quả tính toán cũng cho thấy trong
các tháng mùa đông, tuy tần suất xuất hiện các loại mây có khả năng cho mưa là khá
lớn nhưng tần suất cho mưa của các loại mây này thường là khá thấp. Vì vậy, việc
nghiên cứu LMNT trong thời kỳ khô h
ạn này là một vấn đề rất cần thiết.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
28

Hình 1. Phân bố lượng nước trong mây vào Obs 03h42

ngày 12/04/2005
tại radar Việt Trì
Để đánh giá tiềm năng mây trong khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ,
chúng tôi đã sử dụng các số liệu quan trắc mây bằng các radar thời tiết số hoá tại Việt
Trì, Vinh và Phủ Liễn. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các số liệu quan trắc mây tại
các trạm khí tượng mặt đất và quan trắc mây vệ tinh. Các kết quả tính toán tần suất

xuất hiện của các loại mây đối lưu có khả năng cho mưa sau nhữ
ng đợt nhiễu động
thời tiết như xâm nhập của không khí lạnh hay không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió
tây trên cao cho thấy rằng trong nhiều trường hợp, mây ở đây là phù hợp để LMNT
bằng phương pháp đốt phun chất háo nước.
Các quan trắc mây bằng radar thời tiết và vệ tinh cho phép định lượng tiềm năng
mây phục vụ đánh giá tiềm năng mây để LMNT. Một thí dụ về phân bố
lượng nước trong
mây quan trắc bằng radar thời tiết TRS-2730 tại Việt Trì được thể hiện ở hình 1. Các kết
quả tính toán, phân tích thống kê khả năng tác động LMNT của mây sử dụng các số liệu
của các radar Phủ Liễn, Việt Trì và Vinh, các số liệu quan trắc mây bằng vệ tinh khí tượng
theo từng giai đoạn trong vụ Đông - Xuân 2004-2005 và các tiêu chí tạm thời để tác động
LMNT theo phương pháp đốt phun chất háo nước cho thấy r
ằng trong thời gian này có tất
cả 13 đợt tràn vào nước ta. Trong đó, vào đầu mùa và cuối mùa có 10 đợt KKL với 5 đợt
đủ điều kiện tác động để LMNT, đạt tỷ lệ 50%. Vào giữa mùa, có 3 đợt KKL với 2 đợt
đạt tiêu chuẩn tác động. Theo các kết quả quan trắc mây từ tháng 12/2005 tới tháng
3/2006, có tất cả 7 đợt không khí lạnh, trong đó có 3 đợt đủ điều kiện để tác động LMNT.
Như vậy, khoảng một n
ửa số đợt KKL xâm nhập vào ĐB&TDBB trong vụ khô hạn Đông
- Xuân tạo mây đủ điều kiện để LMNT. Trong vụ Hè - Thu, chỉ những đám mây có quy
mô vừa phải xuất hiện sau những đợt khô hạn ngắn là đủ điều kiện để tác động.

3. Đề xuất công nghệ LMNT cho khu vực ĐB & TDBB
Những nghiên cứu tính toán về tiềm năng mây và hàm lượng nước trong mây ở
khu vực ĐB & TDBB cho thấ
y rằng, vào mùa đông, khi có nhiễu động thời tiết như
KKL hoặc KKL kết hợp với hội tụ gió Tây trên cao, thường xuất hiện dải mây tích (Cu,
Cb) cho mưa rào và dông. Mặt khác, theo những tính toán từ số liệu thám không về
phân bố nhiệt độ theo độ cao, ở nước ta, mực 0

o
C có độ cao khoảng từ 5000 tới 5500m.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
29
Điều đó có nghĩa là mây đối lưu gây mưa ở nước ta thường là mây pha hỗn hợp. Thông
thường, sau một đợt hạn hán kéo dài, lượng bụi trong khí quyển gia tăng và quá trình
mưa tự nhiên trong mây trở nên không hiệu quả. Khi đó, có cơ hội để tác động LMNT.
Như trình bày ở phần trên, công nghệ tác động chất háo nước bằng cách rải trực
tiếp các loại muối như NaCl, KCl vào phần ấm của mây có một số
nhược điểm. Đầu
tiên là do các hạt muối bột được rải trực tiếp vào trong mây có kích thước khá lớn từ
0.1 đến 0.2mm nên thời gian tan chảy là rất chậm, thậm chí mất khoảng 20 phút, làm
mất cơ hội tác động. Hơn nữa, để thực hiện tác động theo phương pháp này, phải dùng
một lượng rất lớn (nhiều tấn) chất tác động. Các chất muối này có khả năng ăn mòn
máy bay và các thiế
t bị dùng tác động. Khả năng phân tán của các chất tác động này
do các quá trình rối trong mây rất khó khăn. Trong thực tế, cần phải rải các chất háo
nước này vào đúng vị trí trong dòng thăng để sự phát triển của các hạt nước này phù
hợp với dòng thăng. Đây là một yêu cầu khá khó thực hiện.
Mặc dù chưa hoàn thiện, công nghệ tác động bằng đốt phun chất háo nước là
công nghệ có triển vọng nhất về
khả năng mang lại hiệu quả cả đối với mây ấm và mây
siêu lạnh. Mặc dù vẫn còn một số quá trình vật lý chưa giải thích được bằng các lý
thuyết hiện hành, có rất nhiều bằng chứng cả về thống kê và đo đạc vật lý cũng như
phân tích số trị khẳng định hiệu quả của công nghệ đốt phun chất háo nước. Vì vậy,
trong điều kiện hi
ện tại của Việt Nam, chúng tôi đề xuất sử dụng công nghệ làm mưa
nhân tạo bằng phương pháp đốt phun chất háo nước vào phần mây ấm của mây pha hỗn
hợp do NCAR đề xuất. Quy trình tác động theo phương pháp này được đề xuất như sau:
1) Căn cứ vào kết quả tính toán mô phỏng bằng các mô hình số trị dự báo thời tiết

do Viện Khí tượng Thuỷ văn thực hiện, các ảnh mây vệ tinh và thông tin d
ự báo thời tiết
của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương để dự báo về những đợt nhiễu
động thời tiết có khả năng gây mưa. Nếu như điều kiện của mây dự báo là phù hợp để tác
động thì chuẩn bị sẵn sàng để tác động. Việc này bao gồm tập trung các nhân viên khoa
học tại trung tâm điều khiển tác động để theo dõi các diễn biến của thờ
i tiết, phân tích các
thông tin và sẵn sàng cho việc tính toán ra quyết định tác động. Đồng thời, lên lịch trực cụ
thể chi tiết cho đội bay để triển khai bay khi điều kiện tác động thích hợp để ra quyết định
tác động. Chuẩn bị đầy đủ các thông báo với các cơ quan liên quan: các bộ phận phối hợp
thuộc Viện Khí tượng Thuỷ văn, Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quân chủng Phòng không
Không quân, v.v. để các cơ quan này lên kế hoạch phối hợp công tác.
2) Khi bắt đầu xuất hiện đám dông, dùng radar thời tiết để theo dõi, phân tích và dự
báo đám đông. Phân tích các thông tin về đám dông, dự báo với thời hạn cực ngắn sự phát
triển của đám dông, tính toán để đưa ra quyết định tác động bao gồm thời gian tác động,
liều lượng tác động, vị trí tác động. Người chỉ huy nhóm
điều hành ra quyết định tác động
và thông báo cho tổ bay tác động các thông số tác động cần thiết.
3) Theo dõi quá trình tác động một cách chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của máy
bay tác động. Ghi lại các thông tin radar kết hợp với các trạm đo mưa mặt đất phục vụ
việc đánh giá hiệu quả tác động.
4) Đánh giá hiệu quả tác động. Tổng kết, đưa ra các kết luậ
n cần thiết.

Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
30
4. Kết luận và kiến nghị
1) Với điều kiện mây tại khu vực ĐB&TDBB, đề xuất áp dụng công nghệ LMNT bằng

phương pháp đốt phun chất háo nước của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Hoa
Kỳ (NCAR) cho dự án thử nghiệm LMNT ở Việt Nam;
2) Theo các tiêu chí tác động tạm thời của công nghệ đốt phun chất háo nước và trên cơ sở
phân tích các điều kiện mây ở ĐB&TDBB, điều kiện mây thích hợ
p nhất để LMNT là
mây đối lưu xuất hiện sau những đợt khô hạn trong cả vụ Đông - Xuân và vụ Hè - Thu;
3) Các đánh giá về tính chất mây trong các đợt nhiễu động thời tiết trong các vụ Đông
- Xuân và Hè - Thu ở khu vực đồng bằng và Trung du Bắc Bộ cho thấy khoảng 50%
các đợt nhiễu động thời tiết trong vụ Đông - Xuân tạo mây có đủ điều kiện tác động
LMNT. Trong vụ Hè - Thu, chỉ những nhiễ
u động thời tiết với quy mô khá nhỏ sau
những đợt khô hạn là có đủ điều kiện tác động LMNT;
5) Vì LMNT rất tốn kém và công nghệ LMNT chưa hoàn thiện nên việc tiến hành LMNT trong
giai đoạn này chứa đựng những rủi ro nhất định. Vậy đề nghị xem xét rất kỹ càng trên cơ sở
phân tích một cách khoa học các thuận lợi và rủi ro trước khi quyết định tiến hành dự án thử
nghiệm LMNT ở
Việt Nam. Trong tình hình kinh tế xã hội và khoa học hiện nay ở Việt Nam,
có thể chưa nên tiến hành ngay lập tức dự án thử nghiệm LMNT mà tiếp tục nghiên cứu hoàn
thiện công nghệ, tiếp tục đào tạo cán bộ và chuẩn bị cơ sở vật chất cho dự án này.

Tài liệu tham khảo
1. Vũ Thanh Ca và Trương Đức Trí (2004); Bàn về vấn đề làm mưa nhân tạo ở
Việt Nam. Viện KTTV. T
ạp chí KTTV, 527, 1 - 10.
2. Báo cáo tổng kết đề tài ``Nghiên cứu cơ sở khoa học kỹ thuật để làm mưa nhân
tạo ở Việt Nam”, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2006.
3. Bruintjes, R. T., (1999): A review of cloud seeding experiments to enhance
precipitation and some new prospects. Bull. Amer. Meteor. Soc., 80, 805-820.
4. Levin Y., and D. Rosenfeld. (1996). On ice nuclei, rainwater chemical
composition and static cloud seeding effects in Israel. J. Appl Meteorol.

35:1494-1501.
5. Rosenfeld, D., and M. I. Lensky, (1998): Space-borne based insights into
precipitation formation processes in continental and maritime convective
clouds. Bull. Amer. Meteor. Soc., 79, 2457.2476.
6. Bruintjes, R. T., D. W. Breed, V. Salazar, M. J. Dixon, T. Kane, G. G. Foote,
and B. G. Brown, (2001): Overview and results from the Mexican hygroscopic
seeding experiment. Preprints, 15th Conf. on Planned and Inadvertent Weather
Modification, Albuquerque, NM, Amer. Meteor. Soc., 45-48.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
31

×