Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT RÔ PHI HÀNG HOÁ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.25 KB, 11 trang )


1

KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT RÔ PHI HÀNG HOÁ
TẬP TRUNG DỰA TRÊN CƠ SỞ CỦA CÁC NÔNG HỘ NHỎ
CÁ BIỆT TẠI HẢI DƯƠNG

Nguyễn Huy Điền
Trung tâm khuyến ngư Quốc gia


Đánh giá chung về công nghệ sản xuất cá rô phi, chúng ta đã có công
nghệ sản xuất con giống đơn giới tính, chúng ta đã có công nghệ nuôi cá rô phi
đạt tiêu chuẩn thương phẩm với năng suất 23-26 tấn/ha/vụ. Dòng cá rô phi của
chúng ta có chất lượng tương đối tốt, có thể làm cơ sở cho việc tạo ra con giống
tốt cho nuôi trồng. Các tỉnh phía bắc, đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng có
diện tích ao hồ khá lớn thích hợp cho nuôi cá rô phi.
Tuy vậy chúng ta thấy rằng, hiện nay chưa có một nơi nào ở miền Bắc
sản xuất được một lượng đáng kể cá rô phi để phục vụ cho thị trường trong
ngoài nước. Điều này ta thấy khi phân tích hàng loạt vấn đề mà đó là những
nguyên nhân cản trở việc sản xuất tập trung cá rô phi. Trước hết, ở miền Bắc,
phần lớn quy mô nuôi thuỷ sản là quy mô gia đinh với di
ện tích ao từ 300-
1500m2, phân tán, có mùa đông lạnh đòi hỏi cung cấp giống tập trung, đầu vụ.
Cho tới nay, chưa có một giải pháp quản lí, tổ chức, công nghệ nào được xây
dựng,triển khai để khắc phục những khó khăn, tận dụng lợi thế nhằm tạo ra
lượng hàng hoá có giá trị tập trung.
Mặc dầu chúng ta có một vài mô hình, nhưng các giải pháp của mô hình
sản xuất hàng hoá tập trung dựa trên cơ sở
của các nông hộ nhỏ cá biệt của một
vùng, thí dụ như trong việc quản lí sản xuất và thả con giống ra sao để việc thu


hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hợp lí; công nghệ nuôi ra sao để cá không
có mùi bùn; quản lí chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm; công nghệ thu hoạch và xử lí sau thu hoạch; các giải pháp thị trường của
sản phẩm, các dịch vụ
giống, khuyến ngư, dịch bệnh
Vì vậy, đề tài nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của cộng đồng
nông dân tại huyện Tứ Kỳ, Hải dương nhằm các mục tiêu:
1. Tạo được mô hình công nghệ sản xuất từ giống đến nuôi thương phẩm cá
rô phi đơn tính chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cho vùng nuôi tập
trung.
2. Hình thành nghề nuôi cá rô phi xuất khẩ
u, góp phần chuyển đổi cơ cấu
kinh tế tại Hải dương và vùng đồng bằng sông Hồng.

Mô hình công nghệ sản xuất và tiêu thụ cá rô phi hàng hoá tập trung dựa
trên cơ sở của các nông hộ nhỏ cá biệt tại Hải Dương được xây dựng mang lại

2
hiệu quả tốt. Phương án tổ chức và quản lý sản xuất mô hình này trên cơ sở có
sự tham gia cộng đồng: Thành lập được các ban chỉ đạo đề tài cấp tỉnh, huyện,
xã, các nhóm hỗ trợ lẫn nhau nuôi cá rô phi xuất khẩu. Các Nhóm sản xuất
được hình thành trên cơ sở địa bàn dân cư 25-30 gia đình, bầu Nhóm trưởng,
hình thành ban quản lý dự án với sự tham gia của một số đại biểu có nuôi cá.
Xây dựng nội quy quy ch
ế hoạt động, quản lý, nhiệm vụ trách nhiệm của các
thành viên của những người tham gia trong nhóm.

SƠ ĐỒ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC

3



Trỏch nhim ca Ban ch o cp tnh
-Ch o chung
-L u mi liờn h gia cỏc c quan chc nng trong tnh, cỏc c quan trung
ng huy ng mi ngun lc thc hin ỳng tin k hoch.
-L u mi tip cn th trng, tỡm gii phỏp h tr nụng dõn tip cn th
trng v tiờu th sn phm.
Ban chỉ đạo
cấp huyện
Ban chỉ đạo
cấp x
Nhóm sản
xuất rô phi
Hộ nông dân
nuôi cá
Hộ nông dân
nuôi cá
Hộ nông dân
nuôi cá
Nhóm cán bộ
t vấn kỹ thuật
Ban CN
đề tài
Ban ch o ca Tnh

4
-Trực tiếp trợ giúp hoạt động của Ban chỉ đạo huyện,chỉ đạo nhóm cán bộ kỹ
thuật, cán bộ khuyến ngư.
-Lập ra kế hoạch sản xuất chi tiết cho các nhóm, chỉ đạo và quản lý hoạt động

chung.
-Tổ chức đánh giá và báo cáo định kỳ, hàng năm các hoạt động của các ban,
nhóm hỗ trợ nuôi cá rô phi.
- Xây dựng các chương trình thông tin tuyên truyền hỗ trợ kỹ thuật, thị ttrường
phù hợp và kịp thời đáp ứng nhu cầu kiến thức và thông tin của nông dân.
Trách nhiệm nhóm tư vấn kỹ thuật và dịch vụ khuyến ngư
-Chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật và các dịch vụ khuyến ngư như :con
giống và thức ăn cho các hộ nuôi cá rô phi xuất khẩu tại các xã.
-Cùng với các trưởng nhóm xây dựng kế hoạch và triển khai các kế hoạch nuôi
cá rô phi cho các xã và nhóm theo phương pháp tham gia cộng đồng
-Giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi xuất khẩu
của các thành viên của các nhóm, xã trong huyện
-Liên hệ thường xuyên với Ban chủ nhiệm đề tài, Ban chỉ đạo huyện, Xã để huy
động sự giúp đỡ của ban chỉ đạo các cấp
Trách nhiệm của Ban chỉ đạo huyện
-Trực tiếp chỉ đạo phát triển và hỗ trợ phong trào nuôi cá rô phi xuất khẩu trong
toàn huyện.
-Là đầu mối liên hệ với các cơ quan trung ương, các cơ quan chức năng trong
tỉnh, các phòng ban, các tổ chức chính trị- xã hội trong huyện huy động các
nguồn lực hỗ trợ và hợp tác từ bên ngoài, kể cả tiền vốn vay tín dụng.
-Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các kế hoạch nuôi cá rô phi xuất
khẩu theo tiến độ tại các xã.
-Tận dụng năng lực đã được tăng cường để duy trì và phát triển phong trào nuôi
cá rô phi xuất khẩu tập trung tại địa phương sau khi đề tài kết thúc
Trách nhiệm của Ban chỉ đạo xã
- Cùng với các trưởng nhóm tham gia điều tra nắm bắt hiện trạng nuôi trồng
thuỷ sản tại địa phương, xây dựng kế hoạch và triển khai các kế hoạch nuôi cá
rô phi tại xã mình theo phương pháp tham gia cộng đồng
- Điều phối và chỉ đạo chương trình nuôi cá rô phi xuất khẩu tại xã từ khâu lựa
chọn nhóm hộ,cải tạo ao, thả cá, quản lý chăm sóc, thu hoạch.

-Liên hệ thường xuyên với nhóm chỉ đạo huyện để huy động sự giúp đỡ của cấp
huyện về mọi mặt kể cả tiền vốn tín dụng ưu đãi.
-CBKN xã chịu sự chỉ đạo về kỹ thuật của nhóm chuyên gia và cán bộ kỹ thuật,
nhóm chỉ đạo huyện
-Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của các nhóm hỗ trợ nuôi cá rô phi
xuất khẩu với sự tham gia cộng đồng.

5
-Cùng với các trưởng nhóm hỗ trợ về mặt kỹ thuật, vốn vay cho các hộ nuôi cá
trong xã.
-Giám sát việc triển khai nuôi cá tại các nhóm sản xuất trong xã.Thường xuyên
kiểm tra tình hình nuôi cá trong xã, phát hiện kịp thời các vấn đề nảy sinh trong
quá trình nuôi cá, cùng nông dân xử lý hoặc báo cáo lên Ban chỉ đạo huyện,
nhóm CB kỹ thuật, Ban CN đề tài.
-Cùng cộng đồng các tổ chức xã hội trong xã duy trì và phát triển phong trào
nuôi cá rô phi tập trung trong xã sau khi kết thúc đề tài
Trách nhiệm của trưởng nhóm SX
-Trưởng nhóm SX là người nhiệt tình, có uy tín trong địa bàn được các thành
viên trong nhóm tín nhiệm bầu lên, giúp Ban chỉ đạo xã quản l ý sản xuất và
tiêu thụ theo kế hoạch và yêu cầu của đề tài.
-Tham gia điều tra nắm bắt tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại địa bàn mình quản
lý.
-Vận động các thành viên tham gia và hưởng ứng phong trào nuôi cá rô phi xuất
khẩu.
-Cùng với cán bộ khuyến ngư xã hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các hộ nuôi cá trong
xã. Tuyên truyền giúp đỡ các hộ tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn kỹ thuật
nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm
-Định kỳ tổ chức họp nhóm sản xuất, trao đổi kinh nghiệm nuôi cá.
- Tổ chức vận động các thành viên trong nhóm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong
việc tẩy dọn, cải tạo ao và khi thu hoạch cá.

-Thường xuyên kiểm tra tình hình nuôi cá của các thành viên trong nhóm, phát
hiện kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình nuôi cá, cùng bà con xử lý
hoặc báo cáo lên Ban chỉ đạo xã, huyện, nhóm CB kỹ thuật, Ban CN đề tài.
Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm hộ nuôi cá
-Có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi xuất
khẩu đã được tập huấn từ khi chuẩn bị thả cá đến khi thu hoạch.
- Cam kết thực hiện tất cả các điều khoản trong hợp đồng trách nhiệm và kinh
tế kỹ thuật với đề tài và cơ sở tiêu thụ sản phẩm.
- Bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu cho nuôi cá như : ao hồ, nhân
lực, vốn.
- Tham gia cộng đồng quản l ý vùng nuôi về mọi mặt như: môi trường, bảo vệ,
thời gian thả và thu hoạch cá.
- Trao đổi kinh nghiệm và tương trợ giúp đỡ nhau về kỹ thuật, quản lý chăm
sóc ao nuôi, giúp đỡ nhau trong thời vụ thu hoạch.
Đánh giá chung về tình hiệu quả cua mô hình
Trong điều kiện kinh tế xã hội của huyện Tứ Kỳ còn nhiều hạn chế, song
công nghệ chuyển đổi giới tính cá rô phi bằng phương pháp xử lý Hormone đã
được ứng dụng thành công trên cơ sở 4000 kg cá rô phi bố mẹ dòng GIFT sẽ

6
cho chất lượng cao, tỷ lệ được ổn định >95%. Với 2 dây chuyền ương ấp trứng
cá rô phi sẽ đảm bảo việc sản xuất 4 triệu cá hương chuyển giới tính và cung
ứng đủ cá giống cho các hộ nông dân của địa phương. Kỹ thuật ương giữ giống
qua đông sẽ giúp chủ động con giống sau mùa đông, giúp nông dân có thể bắt
đầu nuôi cá thương phẩm từ tháng 4 dương lịch.
Kế
t hợp với Viện nghiên cứu chế tạo máy nông nghiệp đã nghiên cứu lắp
đặt và đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất chế biến thức ăn viên nổi. Tự chế
biến thức ăn nổi cho cá rô phi trên cơ sở 2 công thức ăn xây dựng được. Thức
ăn tự chế giá thành rẻ bằng cách sử dụng các nguồn nguyên liệu với giá rẻ, tận

dụng các nguyên liệu có s
ẵn tại các địa phương và thay thế một phần bột cá
bằng protein thực vật, giảm protein tổng số, bổ sung aminoacid và axit béo cần
thiết, tăng thêm lipid, vitamin, khoáng, …nhằm làm tăng giá trị của thức ăn hỗn
hợp, giảm giá thành sản xuất là một hướng đi đang được các nhà dinh dưỡng và
các trang trại đặc biệt quan tâ
m. Khi sử dụng thức ăn có hàm lượng prôtêin thay
thế 30% khô đỗ tương thì cá rô phi cho tốc độ sinh trưởng là cao nhất. Hiệu quả
kinh tế đạt cao nhất khi sử dụng thức ăn tự chế có hàm lượng prôtêin thay thế
30% khô đỗ tương so với thức ăn tự chế có hàm lượng prôtêin thay thế là 40%
và 50% khô đỗ tương Sự sai khác về tốc độ sinh trưởng của cá rô phi khi sử
dụng các loại thức ăn tự
chế khác nhau đạt ý nghĩa thống kê ( P<0,05). Hệ số
thức ăn khi sử dụng các loại thức ăn tự chế khác nhau là giống nhau.Việc sử
dụng các loại thức ăn tự chế khác nhau không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của
cá rô phi.
Trên cơ sở điều tra về các nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn của địa
phương, trong nước, mùa vụ, thành phầ
n dinh dưỡng. Cùng với việc xây dựng
xưởng chế biến thức ăn 200 - 400kg/giờ. Đã tiến hành sản xuất và cung cấp 300
tấn cho 563 hộ nông dân nuôi cá, trên cơ sở một số công thức chế biến thức ăn
tổng hợp đã được nghiên cứu thí nghiệm đánh giá hiệu quả của nó tới sinh
trưởng và môi trường nuôi cho nuôi cá rô phi xuất khẩu. Chất lượng và hiệu
quả của thức ă
n đề tài sản xuất tương đương với thức ăn Proconco, Cargill và
hơn hẳn Dragon.
Mô hình đã triển khai nghiên cứu hoàn thiện và phát triển công nghệ nuôi
cá rô phi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và áp dụng trên quy mô 563 hộ gia đình nông
dân với diện tích 75,4 ha. Kết quả thu được 955 tấn cá rô phi thương phẩm,
trọng lượng đạt > 500g/con. Năng suất nuôi đạt 12-15 tấn/ha, cao gấp 4-5 lần so

với trước khi ứng dụng công nghệ nuôi.
Hiệ
u quả kinh tế
Doanh thu đạt hơn 200 triệu đồng trên diện tích 1 ha trong vòng 6-7 tháng
nuôi. Lãi từ nuôi thuỷ sản trước đây chỉ đạt 20-30 triệu đồng/ha, nay đạt từ 72
đến 101 triệu đồng/ha. Tổng sản lượng đạt 955 tấn với tổng số lãi đạt

7
5.439.657.600 đồng. Kết quả thu được 955 tấn cá rô phi thương phẩm, trọng
lượng đạt > 500g/con ( chưa tính số cá chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và một số
loài cá ghép khác). So sánh chung với ngành nông nghiệp đang xây dựng mô
hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha (tổng doanh thu), thì ở vùng chiêm trũng Tứ
Kỳ, Hải Dương có được kết quả nuôi cá như trên là rất đáng khích lệ và đáng
được nhân lên rộng rãi. Kết quả này thực sự đã nâng cao thu nh
ập và góp phần
xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân miền núi mang lại lợi ích to lớn cho
huyện Tứ kỳ nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói chung.
Trong quá trình nuôi các khoản chi và thu đã đươc ghi chép để hạch toán.
Bảng hạch toán kinh tế (tính trên đơn vị 1 ha)
Nuôi bán thâm canh
STT Khoản chi Số lượng
Đơn giá
(ĐVN)
T
hành tiền
(ĐVN)
11 Tiền mua cá giống 30.000 con 400 đ/con 12.000.000
2 Thức ăn tổng hợp 18 – 25% đạm
Hệ số thức ăn 1.6 kg/kg cá
18.400 kg 5.500 đ/kg 101.200.000

3 Phân bón Đạm 20kgx12 tuần 2500đ/kg 600.000
Lân 10kgx12 130 156.000
Vôi 200kgx12lần 500 đ/kg 1.200.000
4 Điện nước 1.000.000
5 Dụng cụ chuyên dùng 200.000
6 Công lao động 12 tháng 500.000đ/t 6.000.000
Tổng cộng 119.356.000
Thu từ bán cá rô phi 12.900 kg 15.000 193.500.000
Thu từ bán các sản phẩm khác
(tôm, cá khác thả tận dụng)
1.000.000

Lãi 72.144.000

Tổng lợi nhuận 2 năm đề tài mang
lại
75,4ha 72.144.000 5.439.657.600

* Nuôi Thâm canh
ST Khoản chi Số lượng Đơn giá
(ĐVN)
Thành tiền
(ĐVN)
1 Tiền mua cá giống 70.000 con 400 đ/con 28.000.000
2 Thức ăn tổng hợp 18 – 25% đạm
Hệ số thức ăn 1.7 kg/kg cá

44.137 kg

5.500 đ/kg 242.754.000

3 Phân bón Đạm 20kgx12 tuần 2500đ/kg 600.000
Lân 10kgx12 130 156.000
Vôi 200kg x12lần 500 đ/kg 1.200.000
4 Điện nước 2.000.000

8
Điện sục khí
8giờx3,5kwx210ngàyx 1000đ/kw

5880 kw

1000đ/kw 5.880.000
5 Dụng cụ + máy sục khi 10.400.000
6 Công lao động 2 người/ha 14 tháng 500.000đ/t 7.000.000
Tổng cộng 287.990.000
Thu từ bán cá rô phi 25.963(kg) 15.000 389.455.000
Thu từ bán các sản phẩm khác
(tôm, cá khác thả tận dụng)
0
Lãi 101.445.000

Ý nghĩa về khoa học: - Quá trình thực hiện đề tài là sự phối hợp chặt chẽ
giữa các nhà khoa học ( Trung ương và địa phương), các nhà quản lý ( tỉnh,
huyện, xã) và các hộ nông dân. Việc thực hiện đề tài của các nhà khoa học được
gắn kết ngay trong quá trình sản xuất của các hộ nông dân. Các hộ nông dân
vừa là người được hưởng lợi từ đề tài vừa là những người tham gia nghiên cứu
đề tài dưới s
ự chỉ đạo chuyên môn của các nhà khoa học. Khoảng cách nghiên
cứu khoa học và sản xuất đã gần như hoà nhập làm một. Mô hình nghiên cứu
này đã rút ngắn được quá trình chuyển giao công nghệ từ phòng thí nghiệm đến

với sản xuất, đến với các hộ nông dân. Kết quả trên đã khắc phục được hiện
tượng nhiều đề tài nghiên cứu tốn kém chỉ để nghiệm thu, không ứng dụng
được vì còn khoả
ng cách giữa kết quả trong phòng thí nghiệm và thực tiễn sản
xuất. Củng cố niềm tin của nông dân đối với khoa học công nghệ. Qua hai năm
triển khai thực hiện đề tài theo mô hình quản lý trên thấy rằng tất cả các thành
phần đều tham gia quản lý cộng đồng từ việc điều tra đánh giá hiện trạng nuôi
trồng thuỷ sản của địa phương đến việc xây dựng kế ho
ạch sản xuất và giúp đỡ
tương trợ lẫn nhau trong quá trình nuôi cá rô phi. Các thành viên đều hoàn
thành trách nhiệm của mình được phân công, đặc biệt các hộ nông dân tham giá
đóng góp nhiều kinh nghiệm thực tiễn nuôi cá tại địa phương và những ý kiến
tổ chức phát triển sản xuất. Các hộ nông dân tham gia nghiên cứu đã liên kết
trong việc thả giống, giải quyết thức ăn và tiêu thụ sản phẩm theo nhưng quy
ước chung của nhóm như quyết đị
nh giá cả, ưu tiên những hộ có cá to hoặc
những hộ gia đình có khó khăn bán trước. Tóm lại, các vấn đề của nông dân
tham gia nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật, quản lí của một mô hình sản xuất
hàng hoá tập trung là những vấn đề chưa có nghiên cứu nào trước đó, cũng như
chưa có nhiều tiền lệ và kinh nghiệm được truyền đạt lại. Mô hình nuôi cá rô
phi này đi vào thực tiễn của cuộc số
ng, có những đóng góp nhất định cho nuôi
trồng và xuất khẩu, làm mô hình cho sự phát triển nghiên cứu khoa học theo
hướng mới.

9
Hiệu quả xã hội: Tạo cho nông dân có thêm nghề mới, đó là " nghề nuôi cá rô
phi đơn tính xuất khẩu". Làm thay đổi tập quán sản xuất cũ: nuôi tận dụng,
quảng canh, chất lượng cá thịt thấp sang nuôi theo hướng nuôi công nghiệp, cá
thịt có giá trị cao. Đề tài đã giải quyết thêm việc làm cho 563 hộ gia đình với

hàng ngàn lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo đối với địa phương còn
nhiều khó khăn. Tạo đượ
c phong trào nuôi cá rô phi ở các huyện trong tỉnh.
giúp địa phương có kinh nghiệm tổ chức sản xuất thuỷ sản tập trung, từng bước
tạo thị trường tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản.
Trên cơ sở kết quả của đề tài, Dự án" Hỗ trợ phát triển thương mại trong nuôi
trồng thuỷ sản bền vững nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thông
qua mô hình hợ
p tác xã nhỏ" do tổ chức AIDA tài trợ, tiếp tục phát triển mô
hình ở mức độ toàn diện hơn.
- Với quy mô 563 hộ ở Tứ Kỳ và gần 500 hộ ở huyện Ninh Giang, Thanh Miện,
Kinh môn, Kim Thành và Gia Lộc. Kết quả thực hiện đề tài đã làm cho năng
suất cá nuôi của các hộ thực hiện mô hình tăng lên 4-5 lần so với trước khi thực
hiện đề tài. Doanh thu đạt hơn 200 triệu đồng trên diện tích 1 ha trong vòng 6-7
tháng nuôi, thu lãi xu
ất cao đạt 62-80 triệu đồng/ha/6-7 tháng; tạo việc làm cho
hàng ngàn nông dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở những xã tham gia
đề tài .Những năm trước đây nông dân Hải Dương thường nuôi các giống cá
truyền thống như trôi, mè, trắm, chép và chủ yếu theo phương pháp quảng canh,
năng suất chỉ đạt 2-3 tấn/ha/năm và thu nhập trên ha mặt nước cũng chỉ ở mức
20-30 triệu đồng/ha.
Cá rô phi đơn tính được nuôi ở Hải D
ương từ nhiều năm nay. Đề tài KC-
06-22-NN có đóng góp quan trọng trong nuôi cá rô phi đơn tính ở Hải Dương
chính là chỗ hàng trăm hộ nông dân cùng nuôi một đối tượng thuỷ sản theo
cùng một quy trình đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đề tài đã tạo cho nông
dân ở huyện Tứ kỳ một tư duy mới về nuôi cá rô phi đơn tính định hướng xuất
khẩu. Đồng thời, hoạt động của tổ liên gia
đã tác động tích cực đến việc hỗ trợ
nhau về vốn, kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ cá trong mùa mưa lũ, hỗ trợ nhau

lúc tiêu thụ cá để đảm bảo giữ giá ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất. Cá
giống và thức ăn cao đạm do đề tài cung cấp được nông dân rất tin tưởng.
Tiếp thu kết quả bước đầu thực hiện đề tài KC-06-22-NN, ngay từ năm
2004 UBND tỉnh H
ải Dương đã phê duyệt chương trình phát triển thuỷ sản tập
trung ở các vùng ruộng trũng mới chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản với đối
tượng chính là cá rô phi đơn tính. Trong 3 năm 2004-2006 Chương trình đã
triển khai nuôi cá rô phi tính mở rộng trên diện tích khoảng 100 ha ở các huyện
Ninh Giang, Thanh Miện, Kinh môn và Gia Lộc. Mô hình quản lý và quy trình

10
công nghệ được thực hiện theo tài liệu hướng dẫn của đề tài KC-06-22-NN.
Năng suất, chất lượng và hiệu quả của các dự án thực hiện ở các huyện nói trên
tương đương với kết quả thực hiện của đề tài KC-06-22-NN. Các hộ nông dân
sau khi tham gia thực hiện đề tài KC-06-22-NN, nhất là các xã thuộc huyện Tứ
Kỳ, Ninh Giang, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Miện và Gia Lộc luôn thực
hiện theo quy trình công nghệ thâm canh đã được tập hu
ấn, tính toán thời gian
thu hoạch và phối hợp chặt chẽ trong tổ liên gia, đảm bảo sản xuất với hiệu quả
cao.
Cơ sở sản xuất giống cá do đề tài đầu tư tại huyện Tứ Kỳ cùng với đội
ngũ công nhân trước đây làm hợp đồng lao động với Ban chủ nhiệm đề tài ngay
trong vụ đầu tiên sau khi được bàn giao Công ty giống cây trồng Hải Dương đã
tổ chức sản xuất được 2 triệu cá giống rô phi đơn tính bằng cơ sở vật chất kỹ
thuật của đề tài, cung cấp cho các hộ nông dân ở huyện Từ Kỳ và vùng lân cận.
Một số nông dân ở xã Minh Hoà đã tiếp thu được công nghệ nuôi cá rô phi đơn
tính giống để cung cấp giống cho các hộ nông dân trong xã và các xã lân cận.
Ngoài 100 ha thực hiện theo Chương trình nói trên, địa bàn tỉnh còn có
hàng ngàn hec-ta nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh và nuôi ghép với các giống
cá truyền thống.

Kết quả thực hiện đề tài KC-06-22-NN thực sự tác động mạnh mẽ đến
phong trào nuôi cá rô phi đơn tính trên địa bàn tỉnh. Như vậy, có thể nói rằng đề
tài KC-06-22-NN thuộc Chương trình KC- 06 thực hiện ỏ Hải Dương rất thành
công, có tác động tích cực đối với phong trào nuôi cá rô phi trên địa bàn tỉnh.
Qua hai năm triển khai thực hiện đề tài theo mô hình quản lý trên thấy rằng tất
cả các thành phần đều tham gia quản lý cộng
đồng từ việc điều tra đánh giá hiện
trạng nuôi trồng thuỷ sản của địa phương đến việc xây dựng kế hoạch sản xuất
và giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong quá trình nuôi cá rô phi. Các thành viên đều
hoàn thành trách nhiệm của mình được phân công, đặc biệt các hộ nông dân
tham giá đóng góp nhiều kinh nghiệm thực tiễn nuôi cá tại địa phương và những
ý kiến tổ chức phát triển sản xuất. Các hộ nông dân tham gia nghiên c
ứu đã liên
kết trong việc thả giống, giải quyết thức ăn và tiêu thụ sản phẩm theo nhưng quy
ước chung của nhóm như quyết định giá cả, ưu tiên những hộ có cá to hoặc
những hộ gia đình có khó khăn bán trước. Tóm lại, Các vấn đề của nông dân
tham gia nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật, quản lí của một mô hình sản xuất
hàng hoá tập trung là những vấn đề cha có nghiên cứu nào trước đ
ó, cũng như
chưa có nhiều tiền lệ và kinh nghiệm được truyền đạt lại. Mô hình nghiên cứu
này đã rút ngắn được quá trình chuyển giao công nghệ từ phòng thí nghiệm đến
với sản xuất, đến với các hộ nông dân Mô hình nuôi cá rô phi này đi vào thực
tiễn của cuộc sống, có những đóng góp nhất định cho nuôi trồng và xuất khẩu,

11
làm mô hình cho sự phát triển nghiên cứu khoa học theo hớng mới. Tổ chức
tuyên truyền phổ biến kỹ thuật, động viên phát triển phong trào nuôi cá rô phi
xuất khẩu tại địa phơng. Đề tài đã đón tiếp và hớng dẫn nhiều đoàn tham quan
học tập mô hình nh; Các tỉnh Hng Yên, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ninh, các
tỉnh thuộc Dự án SUFA nh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Sinh viên các trờng

Đại học Nông nghiệp, S Phạm Ha nội, các học viên trong toàn quốc d
ự các lớp
tập huấn quản lí trại giống và kỹ thuật tại Viện Thuỷ sản I và các Huyện khác
trong tỉnh.
Đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau trong tổ chức, quản lí đặc
biệt là phương pháp đồng quản lí để huy động tối đa sự tham gia nghiên cứu của
cộng đồng nông dân nuôi cá rô phi và quản lí chất lượng cá nuôi và môi trường.
. Những hiệu quả rõ rệt từ mô hình quản lý này và nhu c
ầu phát triển sản xuất
thuỷ sản đã tiếp tục duy trì khi kết thúc đề tài và nhiều xã tiến tới xây dựng nên
các hợp tác xã dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản. Sở Khoa học- Công nghệ Hải Dương
đã và đang nhân rộng mô hình này tới huyện Kim Thành, Kinh Môn, Ninh
Giang và tất cả các huyện có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh.

Đề xuất: Cần đẩy mạnh việc thực hiệ
n nghiên cứu các đề tài khoa học
với sự tham gia của cộng đồng nông/ngư dân, đồng thời các đề tài này cũng
triển khai tại các địa phương có nhu cầu thực tiễn khoa học công nghệ mà đề tài
tiến hành. Đó là giải pháp đẩy nhanh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao
nhanh nhất kết quả nghiên cứu vào sản xuất.


Tài liệu tham khảo
- Báo cáo tổng kết đề tài
- Nguyễn Huy Điền, Mô hình sản xuất rô phi hàng hoá tập trung dựa trên cơ sở của các
nông hộ nhỏ riêng lẻ tại Hải dương. Tạp chí thuỷ sản số 4/2006.
- Hà Bạch Đằng, "Tác động của đề tài KC.06.22.NN đến phát triển sản xuất sản xuất cá rô
phi đơn tính ở Hải dương". Tạp chí thuỷ sản số 7/2006.
- Uỷ Ban nhân dân huyện Tứ k
ỳ, " Nuôi cá rô phi xuất khẩu tại huyện Tứ kỳ tỉnh Hải

Dương". Bộ Thuỷ sản "Tuyển tập báo cáo Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình
phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010".




×