Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(TIỂU LUẬN) kỹ NĂNG đàm PHÁN đề án đàm PHÁN GIỮA mỹ TALIBAN THỎA THUẬN MANG lại hòa BÌNH CHO AFGHANISTAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.87 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TIẾNG ANH
----------

KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN
ĐỀ ÁN ĐÀM PHÁN GIỮA MỸ-TALIBAN
THỎA THUẬN MANG LẠI HỊA BÌNH CHO AFGHANISTAN
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Cát Ngọc
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Lớp: TA46B
Thành viên:
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
TA46B-032-1923
Chu Thùy Dương
TA46B-034-1923
Cao Thị Thu Hà
TA46B-035-1923

Vũ Thùy Dung (Nhóm trưởng)
TA46B-033-1923
Đinh Thúy Hiền
TA46B-036-1923
Hồng Thị Huyền
TA46B-037-1923

Doha, ngày 29 tháng 2 năm 2020

Tieu luan


MỤC LỤC



I.

BỐI CẢNH CHUNG...................................................................................................2

II. MỤC TIÊU CỦA CUỘC ĐÀM PHÁN......................................................................3
1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.............................................................................................3
2. Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan - Taliban.......................................................3
III.

DIỄN BIẾN CUỘC ĐÀM PHÁN MỸ-TALIBAN..................................................4

IV.

KẾT LUẬN............................................................................................................15

1

Tieu luan


I.

BỐI CẢNH CHUNG
Tình hình tại Afghanistan thời gian qua đang trải qua những diễn biến rất phức tạp.
Afghanistan rơi vào tình trạng bất ổn an ninh do các cuộc giao tranh giữa lực lượng an ninh.
Sau gần 2 thập niên xung đột tại Afghanistan, năm 2018, số dân thường thiệt mạng trong các
vụ tấn công chẳng những không giảm mà còn tăng cao hơn bất kỳ năm nào. Theo các số liệu
thống kê của Liên hợp quốc, ngoài khoảng 7.200 người bị thương, số dân thường thiệt mạng
do xung đột trong năm 2018 đã tăng 11% so với năm trước, lên trên 3.800 người, với các vụ

tấn công liều chết và đánh bom khủng bố gây thương vong lớn vẫn liên tục diễn ra trên cả
nước. Trong số 65 vụ tấn công liều chết được ghi nhận trong năm 2018, phần lớn xảy ra tại
thủ đô Kabul, khiến trên 2.200 dân thường thiệt mạng.
Về phía Hoa Kỳ và các đồng mình phương Tây, Afghanistan trở thành cuộc chiến gây thiệt
hại lớn nhất và tốn kém nhất cho quân đội nước Hoa Kỳ và đồng minh. Tính từ cuộc đổ bộ
tháng 10/2001, hơn 3.500 nhân sự của liên quân quốc tế đã thiệt mạng.
Các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột của Hoa Kỳ tại Afghanistan đã được
đẩy mạnh trong năm 2018 khi Hoa Kỳ bổ nhiệm đặc phái viên người gốc Afghanistan,
Zalmay Khalilzad là được đứng đầu các cuộc đàm phán trực tiếp với Tiểu vương quốc Hồi
giáo Afghanistan -Taliban. Với nhân quyền và an ninh là trọng tâm, cuộc gặp giữa các bên
liên quan là một phần trong những nỗ lực nhằm thúc đẩy đối thoại với các bên liên quan tại
Afghanistan, hướng tới chấm dứt cuộc xung đột ở quốc gia Nam Á này. Tuy nhiên, các cuộc
đàm phán 2019 tại Qatar nhằm thúc đẩy hịa bình ở quốc gia Nam Á này giữa Hoa Kỳ và
Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban đã không đạt được tiến triển.
Tháng 9 năm 2019, một thỏa thuận dự thảo đã được chấp thuận trước khi các cuộc đàm
phán với Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan - Taliban thất bại, theo đó, hàng nghìn binh
lính Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Afghanistan để đổi lại việc đảm bảo rằng nước này không trở thành
căn cứ cho các cuộc tấn công nhằm vào Hoa Kỳ và các đồng minh. Thỏa thuận này được cho
là mở đường hướng tới các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Tiểu vương quốc Hồi giáo
Afghanistan -Taliban và chính quyền tại Kabul, và cuối cùng là có thể đạt được một thỏa
thuận hịa bình sau hơn 18 năm chiến tranh. Tuy nhiên, cũng trong tháng này, Tổng thống
Trump đã bất ngờ tuyên bố rằng các cuộc đàm phán kéo dài suốt một năm qua đã "chết" và
rút lại lời mời gặp mặt các đại diện Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan - Taliban tại một
địa điểm gần thủ đô Washington, sau vụ một binh sĩ Hoa Kỳ bị sát hại.
2

Tieu luan


Trong chuyến thăm bất ngờ tới một căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Afghanistan, Tổng thống

Trump cho biết Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban "muốn đạt được một thỏa
thuận". Một thỏa thuận với Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban được cho là sẽ
có 2 điểm chính: Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan và Tiểu vương quốc Hồi giáo
Afghanistan -Taliban cam kết sẽ không cung cấp nơi trú ẩn cho các tay súng thánh chiến.
Vào tháng 2 năm 2020, Hoa Kỳ và Taliban đã ký kết “Thỏa thuận mang lại hịa bình cho
Afghanistan”, với hi vọng đạt được những cam kết liên quan đến cấp độ quân đội, chống
khủng bố và đối thoại nội bộ Afghanistan nhằm mục đích mang lại “một lệnh ngừng bắn
vĩnh viễn và tồn diện”.
II. MỤC TIÊU CỦA CUỘC ĐÀM PHÁN
1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
-

Rút tất cả các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, các đồng minh và các đối tác của Liên minh

-

Thả các tù nhân chiến đấu và chính trị như một biện pháp xây dựng lòng tin với sự phối
hợp và chấp thuận của tất cả các bên có liên quan

-

Xem xét gỡ bỏ hành chính các lệnh trừng phạt hiện tại của Hoa Kỳ và danh sách khen
thưởng đối với các thành viên của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban

-

Can dự ngoại giao với các thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và
Afghanistan để loại trừ khỏi danh sách trừng phạt cho các thành viên của Tiểu vương quốc
Hồi giáo Afghanistan Taliban


-

Kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự tồn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị
hoặc can thiệp vào các công việc nội bộ của Afghanistan

2. Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan - Taliban
-

Gửi một thông điệp rõ ràng rằng những kẻ gây ra mối đe dọa cho an ninh của Hoa Kỳ và
các đồng minh.

-

Chỉ đạo các thành viên của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban khơng hợp tác
với các nhóm hoặc cá nhân đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh.

-

Ngăn cản bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào ở Afghanistan đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và các
đồng minh.

-

Không cung cấp thị thực, hộ chiếu, giấy phép đi lại hoặc các giấy tờ hợp pháp khác cho
những người đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và đồng minh.
3

Tieu luan



-

Giải quyết vấn đề với những người xin tị nạn hoặc cư trú tại Afghanistan theo luật di cư
quốc tế và các cam kết của hiệp định

-

Cam kết các tù nhân được hợp chủng quốc Hoa Kỳ thả sẽ thực hiện các trách nhiệm được
đề cập trong thỏa thuận để họ không gây ra mối đe dọa cho an ninh của Hoa Kỳ và các
đồng minh.
III. DIỄN BIẾN CUỘC ĐÀM PHÁN HOA KỲ-TALIBAN

Đại diện Qatar (Chủ trì): Xin kính chào các vị đại biểu đến từ hợp chủng quốc Hoa Kỳ và các
đại biểu đến từ Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban. Qatar rất vinh dự khi tiếp tục là
quốc gia chủ trì cho vịng đàm phán tiếp theo.
Đầu tiên, tôi xin được giới thiệu các đại biểu từ Hoa Kỳ và Tiểu vương quốc Hồi giáo
Afghanistan -Taliban có mặt trong buổi đàm phán hôm nay. Cuộc đàm phán được diễn ra với sự
có mặt của nhà đàm phán chính của Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán với Tiểu vương quốc Hồi
giáo Afghanistan -Taliban, ngoại trưởng Hoa Kỳ và nhà đàm phán chính của Taliban.
Như các vị đã biết, Tình hình tại Afghanistan thời gian qua đang trải qua những diễn biến rất
phức tạp. Afghanistan rơi vào tình trạng bất ổn an ninh do các cuộc giao tranh giữa lực lượng an
ninh. Sau gần 2 thập niên xung đột tại Afghanistan, năm 2018, số dân thường thiệt mạng trong
các vụ tấn cơng chẳng những khơng giảm mà cịn tăng cao hơn bất kỳ năm nào.
Afghanistan trở thành cuộc chiến gây thiệt hại lớn nhất và tốn kém nhất cho quân đội nước Hoa
Kỳ và đồng minh. Tính từ cuộc đổ bộ tháng 10/2001, hơn 3.500 nhân sự của liên quân quốc tế đã
thiệt mạng.
Các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột của Hoa Kỳ tại Afghanistan đã được đẩy
mạnh trong năm 2018 khi ngài Zalmay Khalilzad được bổ nhiệm đặc phái viên người gốc
Afghanistan, đứng đầu các cuộc đàm phán trực tiếp với Taliba.Cuộc gặp giữa các bên liên quan
là một phần trong những nỗ lực nhằm thúc đẩy đối thoại với các bên liên quan tại Afghanistan,

hướng tới chấm dứt cuộc xung đột ở quốc gia Nam Á này. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán 2019
tại Qatar nhằm thúc đẩy hịa bình ở quốc gia Nam Á này giữa Hoa Kỳ và Taliban đã không đạt
được tiến triển.
Hôm nay, ngày 29 tháng 2 năm 2020, Qatar sẽ tiếp tục vai trị là chủ trì cho vòng đàm phán tiếp
theo giữa Hoa Kỳ và Taliban cho một “Thỏa thuận mang lại hịa bình cho Afghanistan”, với hi
vọng đạt được những cam kết liên quan đến cấp độ quân đội, chống khủng bố và đối thoại nội bộ
Afghanistan nhằm mục đích mang lại “một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn và toàn diện”.
4

Tieu luan


Sau đây, xin mời đại biểu của mỗi bên phát biểu về những quan điểm và các đề xuất của quốc gia
mình.
Đại biểu Taliban: Như chúng ta đều thấy, cuộc nội chiến Afghanistan nổ ra gây nhiều thương
vong cho cả người và của. Trước hết, Taliban cho rằng để đạt được các bên liên quan đều cần
kiềm chế lại mọi sự tấn công và đe dọa bằng vũ lực. Và việc đóng quân của quân đội Hoa Kỳ là
rào cản lớn nhất trên con đường đi đến hịa bình.
Chúng tơi nhấn mạnh rằng, việc nhanh chóng rút lực lượng của Hoa Kỳ khỏi lãnh thổ
Afghanistan là điều quan trọng trên hết. Hoa Kỳ càng tập trung vào việc duy trì hiện diện của lực
lượng ở đây hoặc muốn tăng quân ở đây thì tính thụ cảm khu vực chống lại phía Hoa Kỳ sẽ càng
gia tăng.
Giải pháp cho vấn đề Afghanistan thơng qua biện pháp hịa bình là một phần trong chính sách
của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan nếu phía Hoa Kỳ hồn thành q trình rút qn của
mình. Chúng tôi cam kết rằng sẽ tiến tới mối quan hệ tích cực và tốt đẹp với Hoa Kỳ và thế giới
một khi sự đóng quân bất hợp pháp của Mỹ ở Afghanistan kết thúc.
Đại biểu Hoa Kỳ: Nhìn từ những cuộc chiến đẫm máu và không hồi kết, sự ra đi của những
người Afghanistan vô tội và cả những binh sĩ của chúng tôi và đồng minh, chúng tôi nhận thấy
không thể tiếp tục kéo dài hoặc mở rộng sự hiện diện quân sự của mình ở Afghanistan. Mục đích
của dự hiện diện của Hoa Kỳ tại mảnh đất này dần trở nên mơ hồ sau cái chết của thủ lĩnh Al

Qaeda Osama Bin Laden. Hoa kỳ hy vọng sẽ có điều kiện tốt cho việc rút quân và mong đợi một
kết quả khác.
Ở Afghanistan, quyết tâm và lòng dũng cảm của các chiến binh chiến đấu của chúng tôi đã cho
phép chúng tôi đạt được những tiến bộ to lớn và các cuộc đàm phán hịa bình hiện đang được
tiến hành. Tơi KHƠNG muốn giết hàng trăm nghìn người ở Afghanistan. Nhiều người trong số
họ hồn tồn vơ tội. Việc của chúng tôi không phải là phục vụ các quốc gia khác với tư cách là
các cơ quan thực thi pháp luật. Đây là những chiến binh chiến đấu mà chúng tơi có giỏi nhất trên
thế giới, và họ muốn chiến đấu để giành chiến thắng hoặc không hề muốn chiến đấu gì cả. Chúng
tơi đang nỗ lực để cuối cùng kết thúc cuộc chiến dài nhất của Mỹ và đưa quân đội của chúng tôi
trở về nhà.

5

Tieu luan


Taliban: Đó sẽ là dấu mốc có lợi cho đơi bên. Tuy nhiên, chúng tơi cần sự nhanh chóng từ phía
Hoa Kỳ trong việc rút quân khỏi lãnh thổ Afghanistan. Chúng tôi cần việc rút quân phải được
tiến hành và kết thúc trong vòng 9 tháng hoặc nhiều nhất là 14 tháng. Hoa Kỳ và các đồng minh
nên chấm dứt sự chiếm đóng; điều đó sẽ tạo thuận lợi và làm tiền đề cho cuộc đàm phán hịa
bình sau này.
Đại biểu Hoa Kỳ: Quốc gia chúng tôi hiểu rõ điều đó. Tuy nhiên, chúng tơi sẽ khơng tiến hành
một cách vội vàng khi rút quân bởi lẽ quân đội chúng tơi cần đảm bảo an tồn cho người dân và
các quan chức Hoa Kỳ hiện vẫn đang làm việc tại Afghanistan, do đó việc rút lực lượng cua Hoa
Kỳ và đồng minh cần được tiến hành theo nhiều giai đoạn. Chúng tơi sẽ làm điều đó một cách an
tồn cho cả đơi bên và chúng tơi sẽ làm điều đó với sự phối hợp đầy đủ với các đồng minh và đối
tác của chúng tơi, những người hiện có nhiều lực lượng hơn ở Afghanistan. Và phía Tiểu vương
quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban nên hiểu rằng nếu tấn công hoặc gây ra bất kỳ trở ngại nào
khi chúng tôi rút qn, chúng tơi sẽ bảo vệ chính mình và các đồng minh và đối tác của chúng tôi
đã sát cánh cùng chúng tôi ở Afghanistan trong gần 20 năm bằng tất cả các cách thức của của

quân đội Hoa Kỳ.
Đại biểu Taliban: Chúng tôi đánh giá cao các cam kết từ phía Hoa Kỳ và chúng tơi hi vọng Hoa
Kỳ sẽ thực hiện đúng các cam kết đã đề ra. Chúng tôi đảm bảo sẽ thực hiện những trách nhiệm
cần có, và sẽ khơng đi q giới hạn làm ảnh hưởng đến hịa đàm của đơi bên.
Vấn đề thứ hai, chúng tôi yêu cầu sự tự do cho các tù binh chính trị hiện đang bị bắt giữ. Cùng
với đó là xóa tên các thủ lĩnh Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan - Taliban khỏi danh sách
đen và dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt khác do cộng đồng quốc tế áp đặt.
Đại biểu Hoa Kỳ: Hoa Kỳ cho rằng, một trong những mục tiêu hàng đầu mà chúng tơi cần thúc
đẩy đó là tiến trình đàm phán nội bộ Afghanistan. Chúng tôi kêu gọi Taliban tham gia tiến trình
đàm phán nội bộ Afghanistan với đại diện nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan và các phe phái
Afghanistan khác để chấm dứt hơn 40 năm chiến tranh. Afghanistan xứng đáng với cơ hội có
được an ninh đến từ hịa bình và ổn định, điều này sẽ chỉ xảy ra nếu người Afghanistan cùng
nhau để nắm lấy cơ hội này.
Chúng tôi cho rằng phía Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban cần phải đàm phán trực
tiếp với chính phủ Afghanistan và các bên nội bộ quốc gia này sẽ tự quyết định số phận của
mình, miễn là khơng biến đất nước là mảnh đất dung dưỡng khủng bố của các nhóm Hồi giáo
6

Tieu luan


cực đoan IS hay al-Qaeda. Đây cũng là điều kiện quan trọng nhất nếu Taliban muốn quốc gia
chúng tôi và các đồng minh rút quân khỏi Afghanistan, hoặc cả về vấn đề bỏ lệnh trừng phạt và
xóa tên khỏi danh sách đen.
Đại biểu Taliban: Taliban nhận thức rõ được điều đó. Đàm phán nội bộ Afghanistan một bước
đi quan trọng và nghiêm túc hướng tới tạo dựng nền hịa bình lâu dài ở đất nước này. Tuy nhiên
trong quá trình đàm phán xảy ra những diễn biến khó lường nên cả hai bên đều đang trì hỗn.
Chúng tơi khẳng định sẵn sàng khởi động lại và nhanh chóng khởi động lại cuộc hịa đàm bị trì
hỗn bấy lâu với các nhà đàm phán được Chính phủ Afghanistan ủng hộ.
Đại biểu Hoa Kỳ: Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan - Taliban và chính phủ hồi giáo

Afghanistan cần tổ chức một cuộc đối thoại các bên Afghanistan tại thủ đô Doha của Qatar "sớm
nhất có thể". Và để xây dựng lịng tin với tất cả các bên có liên quan, Hoa Kỳ cam kết sẽ thả các
tù nhân chính trị, bắt đầu vào ngày đầu tiên của cuộc đàm phán nội bộ, gồm năm nghìn (5.000)
tù nhân của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban và tới một nghìn (1.000) tù nhân của
bên còn lại. Tất cả các tù nhân còn lại trong vịng ba tháng tiếp theo.
Trong q trình diễn ra đàm phán nội bộ, chúng tôi sẽ trở lại bàn làm việc với các quốc gia khác
của Hội Đồng Bảo An để xem xét về việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt và danh sách đen đối với một số
thành viên Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan - Taliban.
Đại biểu Taliban: Chúng tơi đánh giá cao những hành động tích cực và cam kết từ Hoa Kỳ.
Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban cam kết sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán nội bộ
với chính phủ Afghanistan, và cam kết rằng các tù nhân được thả sẽ thực hiện trách nhiệm được
đề cập trong thỏa thuận này và không gây ra mối đe dọa tới an ninh của Hoa Kỳ và các đồng
minh.
Đại biểu Hoa Kỳ: Như các ngài vừa chứng kiến, chúng tôi đã cam kết một số vấn đề quan trọng
để đạt được hịa bình và ổn định cho Afghanistan. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần cam kết từ phía
Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan - Taliban cũng như Afghanistan, một mặt là vì lợi ích
cho cơng dân và chính phủ Hoa Kỳ, mặt khác là muốn Taliban xây dựng lịng tin cho chúng tơi.
Như chúng ta đều nhận thức rõ, Chúng tơi đã đến Afghanistan vì của một cuộc tấn cơng kinh
hồng đã xảy ra ở Hoa kỳ cách đây 20 năm và đó mà một dấu ấn lịch sử tồi tệ mà tất cả người
dân Hoa Kỳ khơng ai có thể qn. Sau hai thập niên, lợi ích quốc gia mang tính sống còn của
Hoa Kỳ tại cuộc chiến tranh vơ hạn ở Afghanistan đó là bảo đảm rằng Afghanistan không trở
thành sào huyệt để khủng bố lại tiến hành những vụ tấn công nhắm vào đất nước chúng tôi.
7

Tieu luan


Do vậy, chúng tôi yêu cầu lời cam kết chặt chẽ từ Taliban đối với việc ngăn chặn bất kỳ tổ chức
khủng bố nào ở Afghanistan sẽ gây nguy hại đến quốc gia chúng tôi.
Đại biểu Taliban: Hoa Kỳ đặt lên bàn đàm phán hai điểm then chốt, để thể hiện sự hịa đàm và

lịng tin lẫn nhau, phía chúng tôi cũng muốn đưa ra hai cam kết quan trọng không kém. Chúng
tôi sẽ thực hiện các bước để ngăn chặn bất kỳ nhóm hay cá nhân nào, bao gồm cả al-Qaeda, sử
dụng lãnh thổ của Afghanistan để đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và các bên đồng minh.
Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban chúng tôi sẽ chỉ đạo các thành viên của mình
khơng cộng tác với các nhóm hoặc cá nhân đe dọa đến an ninh của Hoa Kỳ và đồng minh và sẽ
ngăn chặn bất cứ nhóm hoặc cá nhân; ngăn chặn việc tuyển mộ, đào tạo, gây quỹ cho nhóm hoặc
cá nhân đe dọa đến an ninh của Mỹ và đồng minh theo các cam kết trong thỏa thuận này.
Đại biểu Hoa Kỳ: Hoa Kỳ đánh giá cao những cam kết của Taliban. Những cam kết này thể hiện
một bước quan trọng đối với một nền hịa bình lâu dài ở một Afghanistan mới, khơng có Al
Qaeda, ISIS và bất kỳ nhóm khủng bố nào khác sẽ tìm cách gây hại cho chúng tơi.
Tơi biết sẽ có một sự cám dỗ để tuyên bố chiến thắng, nhưng chiến thắng cho người Afghanistan
sẽ chỉ đạt được khi họ có thể sống trong hịa bình và thịnh vượng. Chúng tôi muốn thấy được sự
đảm bảo rằng sự an tồn của người dân Mỹ sẽ khơng đặt vào tay Taliban và phá hoại tình đồng
minh với chính phủ hiện tại của Afghanistan. Chúng tôi nhận thấy rằng, bất chấp tiến trình hịa
đàm đang diễn ra, nhiều tháng qua bạo lực vẫn tiếp diễn tại Afghanistan. Chúng tôi không hoặc
hiện vẫn chưa thấy dấu hiệu nào nói lên rằng Taliban sẽ "đoạn tuyệt" với Al Qaeda như chúng tôi
mong đợi. Cho dù chiến dịch của phía các ngài có là gì đi chăng nữa, chúng tơi cho rằng phía
Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban cần phải xem xét lại tồn bộ bước đi của mình
và mọi động thái kích động an ninh hoặc hành động thù địch buộc phải chấm dứt nếu phía Tiểu
vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban muốn hướng đến hịa bình và ổn định lâu dài.
Đại biểu Taliban: Chúng tôi tác bác bỏ mọi cáo buộc về việc tổ chức khủng bố Al Qaeda đang
có địa phận và hoạt động tại Afghanistan và những cáo buộc trên hồn tồn khơng có căn cứ nào
cả và dĩ nhiên chúng tôi cũng không hỗ trợ họ trong bất kỳ những hành động khủng bố nào .Họ
vốn không có mặt trên Afghanistan, cũng ko có địa phận tại đây thì làm thế nào chúng tơi có thể
hỗ trợ bất kỳ ai bên ngồi biên giới của chúng tơi được. Tiểu Vương Quốc Hồi giáo Afghanistan
không hỗ trợ bất kỳ tổ chức nước ngoài nào ở tiểu lục địa Ấn Độ hoặc bất kỳ nơi nào khác.
Đại biểu Hoa Kỳ: Vậy các ngài nói sao về một số vụ nổ bom gần đây mới xảy ra tại Kabul và
một số khu vực khác?
8


Tieu luan


Đại biểu Taliban: Vì một số những vấn đề khơng may, chúng tôi thừa nhận trách nhiệm cho một
số vụ nổ bom ở một vài thành phố trong Afghanistan, tuy nhiên chúng tơi phủ nhận hồn tồn
việc chúng tơi giúp đỡ hay ủng hộ nhóm tổ chức ở Al Qaeda ở Afghanistan.
Chúng tôi nhấn mạnh lại cam kết rằng sẽ khơng có bất kì một tấn cơng nào đến quốc gia thứ 3 từ
những tổ chức, động thái quân sự từ Afghanistan. Chúng tôi không thấy bất kỳ ai ở Afghanistan
có dấu hiệu hay động thái nào liên quan đến Al qaeda và chúng tôi cam kết một thực tế rằng từ
Afghanistan sẽ khơng có một nguy hại nào đến quốc gia khác bao gồm cả Hoa Kỳ.
Về tổ chức khủng bố Isis tồn tại ở Iraq và Syria thì họ khơng có địa phận tồn tại ở mảnh đất
Afghanistan này, tuy nhiên một số người dân ở Afghanistan của chúng tơi có thể đã mang tư
tưởng và tâm lý của nhóm khủng bố Isis. Đây là một hiện tượng mà người dân chúng tôi không
ủng hộ và dĩ nhiên lực lượng an ninh ở Taliban sẵn sàng và sẽ ngăn chặn mọi động thái của
những nhóm người này.
Đại biểu Hoa Kỳ: Chúng tôi sẽ buộc Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban phải chịu
trách nhiệm về cam kết không cho phép bất kỳ kẻ khủng bố nào đe dọa tới an ninh của Hoa Kỳ
và các đồng minh. Chính phủ Afghanistan cũng đã thực hiện cam kết đó, và chúng tơi sẽ tập
trung tồn lực vào các mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt ngày nay.
Và như vậy, đối với những cá nhân hay bất kì tổ chức khủng bố hay tổ chức đáng nghi nào khác,
chúng tơi u cầu phía Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban cũng như chính phủ hồi
giáo Afghanistan khơng cung cấp thị thực hoặc giấy tờ hợp pháp khác có liên quan, tạo điều kiện
cho họ bước chân vào lãnh thổ Afghanistan. Và dĩ nhiên, nếu điều đó xảy ra, nó sẽ là một mối
nguy hại lớn đến quốc gia chúng tơi và các quốc gia đồng mình khác.
Đại biểu Taliban: Chính quyền Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban sẽ kiểm sốt
chặt chẽ vấn đề này. Chúng tơi sẽ điều động sĩ quan tại tất cả các cửa khẩu và yêu cầu các quan
chức pháp lý minh bạch tất cả các giấy tờ, và sẽ không tạo điều kiện cho các nhóm tổ chức nào
gây nguy hại đến Afghanistan cũng như quốc gia thứ 3.
Đại biểu Hoa Kỳ: Một vấn đề quốc gia chúng tơi đang rất lo ngại đó là khi chúng tơi rút qn
khỏi lãnh thổ Afghanistan thì sẽ xuất hiện dòng người di cư và dân tị nạn sẽ ồ ạt đến các quốc gia

lân cận và sẽ có làn sóng di cư rất lớn đến châu Âu và cả quốc gia chúng tôi.
Chúng tôi nhận thấy sự cứu trợ nhân đạo và các hỗ trợ khác để giúp đỡ cho cuộc sống của những
người dân Afghanistan hiện đang thiếu hụt rất nhiều và phía Tiểu vương quốc Hồi giáo
9

Tieu luan


Afghanistan -Taliban cũng đang không thực sự tôn trọng và đẩy mạnh các chiến lược để thúc
đẩy quyền nhân đạo, đặc biệt là quyền phụ nữ và trẻ em tại Afghanistan. Vì vậy nên chúng tơi
đang rất lo ngại về vấn đề đó sẽ dẫn đến 1 cuộc khủng hoảng di cư khi quân đội đồng minh rút
lực lượng khỏi Afghanistan.
Vậy nên, chúng tơi u cầu cấp thiết phía Taliban cam kết rằng sẽ giải quyết vấn đề của người di
cư và người tị nạn và sẽ hỗ trợ cho người dân Afghanistan trước thềm cuộc khủng hoảng di cư
này để tránh trường hợp cuộc khủng hoảng di cư đó sẽ gây nguy hại đến quốc gia chúng tôi.
Đại biểu Taliban: Chúng tôi sẽ đưa ra các quyết sách để bảo vệ quyền con người, đặc biệt là
phụ nữ và trẻ em, và chúng tôi sẽ tạo môi trường thuận lợi để bất cứ ai tại mảnh đất Afghanistan
này đều có thể phát triển bình đẳng. Và dĩ nhiên Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban sẽ cần thời gian để đưa ra những chính sách hợp lý cho người dân của mình, và vấn đề
cốt lõi là chúng tơi cần sự tin tưởng từ người dân Afghanistan. Còn đối với việc di cư và tị nạn,
về phần mình, chúng tơi cũng sẽ làm hết sức có thể, tuy nhiên những người Afghanistan có hộ
chiếu và thị thực thì đều sẽ có thể rời đi "một cách hợp pháp" khi các chuyến bay thương mại
tiếp tục. Vì vậy vấn đề di cư và tị nạn cần phải xem xét lâu dài vì đây là vấn đề khá nan giải. Và
chúng tôi hi vọng các quốc gia láng giềng, Châu Âu, hoặc Hoa kỳ sẽ không quay lưng và sẽ
giúp đỡ cho những người tị nạn nói chung và người Afghanistan nói riêng.
Đại biểu Hoa Kỳ: Đó là điều khơng thể phủ nhận. Chúng tôi chỉ đang lo sợ về những cuộc
khủng hoảng di cư nếu chính quyền Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban không giải
quyết vấn đề nội bộ một cách suôn sẻ. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát sao phía Tiểu vương
quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban và cả chính quyền hồi giáo Afghanistan về những quyết
định của các ngài.
Đại biểu Taliban: Mọi vấn đề đều có thể giải quyết nếu các bên có sự tin tưởng lẫn nhau và hợp

tác với nhau chặt chẽ. Chúng tôi hi vọng buổi đàm phán này sẽ là cơ sở để mang lại hịa bình cho
Afghanistan và chúng ta có thể tiến xa hơn trong hợp tác lâu dài.

Đại diện Qatar (Chủ trì): Và như vậy, Sau một khoảng thời gian dài thảo luận, cả hai bên đã
cùng đi đến thỏa thuận chung. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và tiểu vương quốc hồi giáo Afghanistan
Taliban đã đi đến được những tun bố chung, góp phần mang lại hịa bình và ổn định cho
10

Tieu luan


Afghanistan. Thay mặt cho chính phủ Qatar, chúng tơi rất hoan nghênh và vui mừng khi cả hai
bên đã đạt được những hòa đàm và thỏa thuận như vậy.
Sau đây, chủ trì xin được phép đọc thỏa thuận chung đã được đại diện của Hoa kỳ và Tiểu vương
quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban ký kết.
TUYÊN BỐ CHUNG (JOINT STATEMENT)
Thỏa thuận mang lại hịa bình cho Afghanistan
Giữa Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là một nhà
nước) và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Ngày 29 tháng 2 năm 2020
(Tương ứng với Rajab 5, 1441 theo Âm lịch Hijri và Hoot 10, 1398 theo Dương lịch Hijri)
Một hiệp định hịa bình tồn diện bao gồm bốn phần:
1. Các cam kết và cơ chế thực thi sẽ ngăn chặn việc bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào sử dụng lãnh
thổ của Afghanistan để chống lại an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh.
2. Bảo đảm cơ chế thực thi và thông báo về thời hạn rút tất cả các lực lượng ngoại quốc khỏi
Afghanistan.
3. Sau khi công bố các bảo đảm cho việc rút hoàn toàn các lực lượng nước ngoài và thời hạn cho
việc rút lực lượng trước sự chứng kiến của các nhân chứng quốc tế, các bảo đảm và thông báo
trước sự chứng kiến của các nhân chứng quốc tế rằng đất của Afghanistan sẽ không được sử
dụng để chống lại an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh, Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan

Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là một nhà nước) sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán nội bộ
cùng với phía Afghanistan vào ngày 10 tháng 3 năm 2020, tương ứng với Rajab 15, 1441 trên m
lịch Hijri và Hoot 20, 1398 trên Dương lịch Hijri.
4. Một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn và toàn diện sẽ là một mục trong chương trình nghị sự của các
cuộc đàm phán và đối thoại nội bộ Afghanistan. Thành viên tham gia đàm phán nội bộ
Afghanistan sẽ thảo luận về ngày và phương thức ngừng bắn vĩnh viễn và toàn diện, bao gồm
các cơ chế thực hiện chung, sẽ được công bố cùng với việc hoàn thành và thống nhất về lộ trình
chính trị tương lai của Afghanistan.

11

Tieu luan


Bốn phần trên có liên quan với nhau và mỗi phần sẽ được thực hiện theo thời gian và các điều
khoản đã thống nhất của riêng nó. Thỏa thuận về hai phần đầu tiên mở đường cho hai phần cuối
cùng.
Sau đây là văn bản của thỏa thuận cho việc thực hiện điều một và điều hai. Cả hai bên đều đồng
ý rằng hai phần này được kết nối với nhau. Các nghĩa vụ của Tiểu vương quốc Hồi giáo
Afghanistan Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là một nhà nước) trong thỏa thuận này áp
dụng trong các khu vực dưới sự kiểm sốt của họ cho đến khi hình thành khu định cư mới của
chính phủ Hồi giáo Afghanistan theo quyết định của đối thoại và đàm phán nội bộ Afghanistan.
PHẦN MỘT
Hoa Kỳ cam kết rút tất cả các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, các đồng minh và các đối tác của
Liên minh, bao gồm tất cả các nhân viên dân sự phi ngoại giao, nhà thầu an ninh tư nhân, huấn
luyện viên, cố vấn và nhân viên dịch vụ hỗ trợ trong vòng mười bốn (14) tháng sau khi thỏa
thuận này được tuyên bố, và sẽ thực hiện các phương thức như sau:
A. Hoa Kỳ, các đồng minh và Liên minh sẽ thực hiện các biện pháp sau trong một trăm ba mươi
năm (135) ngày đầu tiên:
1) Họ sẽ giảm số lượng lực lượng Hoa Kỳ tại Afghanistan xuống cịn tám nghìn sáu trăm (8.600)

và tương ứng với việc giảm số lượng đồng minh và lực lượng Liên minh.
2) Hoa Kỳ, các đồng minh và Liên minh sẽ rút toàn bộ lực lượng của họ khỏi năm (5) căn cứ
quân sự.
B. Với cam kết và hành động đối với các nghĩa vụ của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan
Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là một nhà nước) trong Phần thứ hai của thỏa thuận này,
Hoa Kỳ, các đồng minh và Liên minh sẽ thực hiện như sau:
1) Hoa Kỳ, các đồng minh và Liên minh sẽ hoàn tất việc rút tất cả các lực lượng còn lại khỏi
Afghanistan trong vòng 9 tháng rưỡi (9,5) còn lại.
2) Hoa Kỳ, các đồng minh và Liên minh sẽ rút toàn bộ lực lượng của họ khỏi các căn cứ còn lại.
C. Hoa Kỳ cam kết bắt đầu ngay lập tức làm việc với tất cả các bên liên quan về kế hoạch khẩn
cấp thả các tù nhân chiến đấu và chính trị như một biện pháp xây dựng lòng tin với sự phối hợp
và chấp thuận của tất cả các bên có liên quan. Có tới năm nghìn (5.000) tù nhân của Tiểu vương
12

Tieu luan


quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban và tới một nghìn (1.000) tù nhân của phía bên kia sẽ được trả
tự do vào ngày 10 tháng 3 năm 2020, ngày đầu tiên của các cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan,
tương ứng với Rajab 15, 1441 theo âm lịch Hijri và Hoot 20, 1398 theo Dương lịch Hijri. Các
bên liên quan có mục tiêu thả tất cả các tù nhân còn lại trong vịng ba tháng tiếp theo. Hoa Kỳ
cam kết hồn thành mục tiêu này. Tiểu vương quốc Hồi giáo của Afghanistan Taliban cam kết
rằng các tù nhân được thả của họ sẽ cam kết thực hiện các trách nhiệm được đề cập trong thỏa
thuận này để họ không gây ra mối đe dọa cho an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh.
D. Khi bắt đầu các cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan, Hoa Kỳ sẽ bắt đầu xem xét hành chính
các lệnh trừng phạt hiện tại của Hoa Kỳ và danh sách khen thưởng đối với các thành viên của
Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là một nhà
nước) với mục tiêu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt này vào ngày 27 tháng 8 năm 2020, tương ứng với
Muharram 8, 1442 theo m lịch Hijri và Saunbola 6, 1399 theo Dương lịch Hijrii.
E. Khi bắt đầu các cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan, Hoa Kỳ sẽ bắt đầu can dự ngoại giao với

các thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Afghanistan để loại trừ khỏi danh
sách trừng phạt cho các thành viên của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban (không
được Hoa Kỳ công nhận là một nhà nước) với mục đích đạt được điều này vào ngày 29 tháng 5
năm 2020, tương ứng với ngày 6 tháng 6 năm 1441 theo m lịch Hijri và ngày 9 tháng 6 năm
1399 theo Dương lịch Hijrii.
F. Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh
thổ hoặc độc lập chính trị của Afghanistan hoặc can thiệp vào các công việc nội bộ của nước này.
PHẦN HAI
Cùng với việc công bố thỏa thuận này, Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban (không
được Hoa Kỳ công nhận là một nhà nước) sẽ thực hiện các phương thức sau để ngăn chặn bất kỳ
nhóm hoặc cá nhân nào, bao gồm cả al-Qa'ida, sử dụng đất của Afghanistan để đe dọa an ninh
của Hoa Kỳ và đồng minh:
1. Tiểu vương quốc Hồi giáo của Afghanistan Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là một
nhà nước) sẽ không cho phép bất kỳ thành viên nào, các cá nhân hoặc nhóm khác, bao gồm cả alQa'ida, sử dụng đất của Afghanistan đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh.
2. Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là một nhà
nước) sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng những kẻ gây ra mối đe dọa cho an ninh của Hoa Kỳ và
13

Tieu luan


các đồng minh, rằng sẽ khơng có địa phận ở Afghanistan, và sẽ chỉ đạo các thành viên của Tiểu
vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là một nhà nước)
không được hợp tác với các nhóm hoặc cá nhân đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh.
3. Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là một nhà
nước) sẽ ngăn cản bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào ở Afghanistan đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và
các đồng minh, đồng thời sẽ ngăn cản họ chiêu mộ , đào tạo, và gây quỹ và sẽ không tiếp nhận
họ theo các cam kết trong thỏa thuận này.
4. Các Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là một
nhà nước) cam kết giải quyết vấn đề với những người xin tị nạn hoặc cư trú tại Afghanistan theo

luật di cư quốc tế và các cam kết của hiệp định này, do đó những người như vậy không gây ra
mối đe dọa cho an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ.
5. Các Tiểu vương quốc Hồi giáo của Afghanistan Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là
một nhà nước) sẽ không cung cấp thị thực, hộ chiếu, giấy phép đi lại hoặc các giấy tờ hợp pháp
khác để nhập cảnh Afghanistan cho những người đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và đồng minh.

PHẦN BA
1. Hoa Kỳ sẽ yêu cầu sự công nhận và chứng thực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho thỏa
thuận này.
2. Hoa Kỳ và Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban (không được Hoa Kỳ công nhận là
một nhà nước) hướng đến mối quan hệ tích cực với nhau và mong đợi rằng các mối quan hệ giữa
Hoa Kỳ và chính phủ Hồi giáo Afghanistan mới thiết lập sau này xác định bởi cuộc đối thoại và
đàm phán nội bộ người Afghanistan, sẽ tích cực.
3. Hoa Kỳ sẽ hướng đến hợp tác kinh tế để tái thiết với chính phủ Hồi giáo Afghanistan mới sau
này, được xác định bởi các cuộc đối thoại và đàm phán nội bộ người Afghanistan, và sẽ không
can thiệp vào cơng việc nội bộ của chính phủ này.
Thỏa thuận đã Ký tại Doha, Qatar vào ngày 29 tháng 2 năm 2020, tương ứng với ngày 5 tháng 5
năm Rajab, năm 1441 trên Âm lịch Hijri và Hoot 10, 1398 trên Dương lịch Hijri, trên hai bản
giống nhau, bằng tiếng Pashto, tiếng Dari và tiếng Anh, mỗi bản đều được chứng thực ngang
nhau.
14

Tieu luan


(Bản joint statement gốc: />--Đại diện Qatar (Chủ trì): Sau đây xin mời đại biểu của mỗi bên phát biểu về đánh giá và những
triển vọng tương lai cho cả Hoa Kỳ và Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban. Xin mời
đại biểu từ hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Đại biểu Hoa Kỳ: Hoa Kỳ và Taliban đã phải trải qua sự thù địch và không tin tưởng trong
nhiều thập kỷ . Các cuộc thảo luận trước đây vẫn chưa rõ ràng. Nỗ lực này chỉ trở thành hiện

thực đối với Mỹ khi Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban phát tín hiệu quan tâm đến
việc theo đuổi hịa bình và chấm dứt mối quan hệ của họ với Al-Qaeda và các nhóm khủng bố
nước ngồi khác. Họ cũng nhận ra rằng chiến thắng quân sự là không thể. Hoa Kỳ theo dõi chặt
chẽ sự tuân thủ của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan - Taliban với các cam kết được đưa
ra và điều chỉnh tốc độ rút quân dựa theo hành động của Taliban. Đây là cách đảm bảo rằng
Afghanistan sẽ không bao giờ trở thành căn cứ cho những kẻ khủng bố quốc tế.
Và chúng tôi cũng nhấn mạnh lại, Hoa Kỳ sẽ thực hiện những cam kết có trong hiệp định, chẳng
hạn như rút quân hay lệnh trừng phạt, khi và chỉ khi tiểu vương quốc hồi giáo Taliaban cũng
thực hiện các cam kết mà các ngài đã đề ra với chúng tôi. Nếu Tiểu vương quốc Hồi giáo
Afghanistan -Taliban khơng thực hiện các cam kết của mình, Hoa Kỳ và chính quyền tổng thơng
Donald Trump sẽ khơng ngần ngại làm những gì phải làm để đạt được lợi ích quốc gia cũng như
bảo vệ cuộc sống của người dân Mỹ.
Đại diện Qatar (Chủ trì):Tiếp theo xin mời đại biểu của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan
-Taliban.
Đại biểu Taliban: Nhà nước hồi giáo Afghanistan và Hoa Kỳ vừa đạt được thỏa thuận mà theo
đó chúng tơi là 1 bên cam kết tuân thủ thỏa thuận. Là 1 thể chế chính trị, chúng tơi mong muốn
có 1 mối quan hệ tích cực với tất cả các bên, các nước láng giềng, các nước trong khu vực và
cộng đồng quốc tế. Điều quan trọng là các bên cần có sự tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta sẽ làm
việc cùng nhau để tạo ra một Afghanistan ổn định, hịa bình và đạt được nhiều tiến bộ hơn.
Chúng tôi cam kết thỏa thuận này để thực thi nó. Đất nước Afghanistan đã phải chịu đựng rất
15

Tieu luan


nhiều trong bốn thập kỷ qua và tôi hy vọng rằng với sự rút lui của tất cả quốc gia ngoài lực
lượng ra khỏi Afghanistan, đất nước này sẽ bắt tay vào một cuộc sống thịnh vượng mới dưới
chính quyền Hồi giáo.
Đại diện Qatar (Chủ trì): Xin cảm ơn hai đại biểu.
Và như vậy, chúng ta đã có được thỏa thuận lịch sử giữa hợp chủng quốc Hoa Kỳ và tiểu vương

quốc hồi giáo Afghanistan. Và đây sẽ là tiền đề mở đường cho hịa bình và ổn định lâu dài của
đất nước Afghanistan. Thay mặt cho nhà nước Qatar, chúng xin cảm ơn mọi nỗ lực từ phía hai
quốc gia trong buổi đàm phán hôm nay. Tôi xin tuyên bố buổi đàm phán kết thúc.

IV. KẾT LUẬN
Ngày 29/2 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến của Hoa Kỳ ở
Afghanistan khi Hoa Kỳ và lực lượng Taliban đặt bút ký thỏa thuận mở đường cho
một tương lai mới ở Afghanistan. Nhìn lại cuộc chiến kéo dài 18 năm vô cùng phức
tạp với mối hận thù sâu sắc giữa Hoa Kỳ và Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Taliban, khơng ai nghĩ rằng hai bên lại có thể ngồi lại với nhau quanh bàn đàm phán
và ký kết một thỏa thuận. Quả thật, với chính quyền ở Washington và cá nhân Tổng
thống Donald Trump, thỏa thuận vừa rồi ký với Tiểu vương quốc Hồi giáo
Afghanistan -Taliban mang lại một thắng lợi chính trị quan trọng.
Thỏa thuận Hoa Kỳ - Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban được ký kết tại
Doha-Qatar ngày 29/02/2020 đã làm dấy lên hy vọng vãn hồi hịa bình cho
Afghanistan. Chưa thể nói tài liệu này là một “hịa ước”, nhưng nó có thể coi là “một
bước đệm”, dù tất cả các bên trong cuộc xung đột đều nhận ra rằng con đường hịa
bình lâu dài ở Afghanistan chỉ mới bắt đầu. Thực tế, thỏa thuận mới chỉ là bước đầu,
mở ra cơ hội cho hòa bình nhen nhóm. Điều quan trọng là cuộc đàm phán nội bộ
Afghanistan sẽ diễn ra như thế nào, Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan -Taliban sẽ
trở lại với vai trò gì trong đời sống chính trị xã hội của đất nước Nam Á này.
Có thể nói, thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan
-Taliban vừa rồi là một dấu mốc đáng ghi nhận, một điều kiện cần nhưng chưa đủ để
16

Tieu luan


mang lại hịa bình cho Afghanistan. Chặng đường tiến tới hịa bình cho quốc gia Nam
Á này vẫn cịn khơng ít thách thức địi hỏi các bên duy trì niềm tin và sự hợp tác chặt
chẽ.


17

Tieu luan



×