Luận văn
Đánh giá hiệu quả của việc dử
sụng nước thải trong sản xuất
rau tại thôn Bằng B, Hoàng
Liệt, Hoàng Mai
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu chuyên đề 3
LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.
LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ
DỤNG NƯỚC THẢI TRONG SẢN XUẤT RAU 4
1.1. Tổng quan về sử dụng nước thải trong sản xuất rau 4
1.1.1. Tình hình các nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 4
1.1.2. Tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp 9
1.2. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau 13
1.2.1. Khái niệm hiệu quả 13
1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả 13
1.2.3. Một số phương pháp đánh giá chi phí, lợi ích sử dụng trong đánh giá
hiệu quả 15
1.2.4. Tác động của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau 18
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TỪ SÔNG TÔ
LỊCH TRONG SẢN XUẤT RAU TẠI THÔN BẰNG B, HOÀNG LIỆT,
HOÀNG MAI 23
2.1. Khái quát về sông Tô Lịch 23
2.1.1. Vị trí địa lí 23
2.1.2. Tình trạng ô nhiễm 24
2.1.3. Chất lượng nước tưới cho cây rau 25
2.2. Tình hình sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch trong sản xuất rau tại
thôn Bằng B 26
2.2.1. Khái quát về thôn Bằng B 26
2.2.2. Tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất rau 30
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TỪ
SÔNG TÔ LỊCH TRONG SẢN XUẤT RAU TẠI THÔN BẰNG B 34
3.1. Hiệu quả về tài chính 34
3.1.1. Xác định các chi phí 34
_Toc2291025723.1.2. Xác định lợi ích 40
3.1.3. Tính toán hiệu quả tài chính 41
3.2. Hiệu quả kinh tế 41
3.2.1. Xác định chi phí 41
3.2.2. Xác định lợi ích 44
3.2.3. Tính toán hiệu quả kinh tế 45
Kết luận và kiến nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa
COD: Nhu cầu oxy hóa học
DO: Lượng oxy hòa tan
CVM: Đánh giá ngẫu nhiên
BVTV: Bảo vệ thực vật
DANIDA: Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch
HQKT: Hiệu quả kinh tế
HQTC: Hiệu quả tài chính
N, P, K: Nitơ, Photpho, Kali
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
VESDI: Viện môi trường và phát triển bền vững
WTP: Sắn lòng chi trả
WTA: Sắn lòng chấp nhận
WHO: Tổ chức y tế thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
B
ảng 1.1
Di
ện tích trồng lúa v
à rau c
ủa quận Ho
àng Mai và huy
ện Thanh Tr
ì
B
ảng 1.2
Các phươn
g pháp dùng trong đánh giá chi phí, l
ợi ích
B
ảng 2.1
Lo
ại v
à lư
ợng n
ư
ớc thải của TP.
Hà N
ội
B
ảng 2.2
Các lo
ại rau chính trồng tại thôn Bằng B
B
ảng 3.1
Th
ống k
ê các bi
ện pháp bảo vệ sức khỏe của nông dân ph
ư
ờng Ho
àng
Liệt
B
ảng 3.2
Tình hình m
ắc các bệnh
v
ề da đối với nông dân tại Ho
àng Li
ệt
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1
Cơ c
ấu sử dụng n
ư
ớc
Hình 1.2
Nư
ớc thải đô thị trong t
ương tác nông thôn
-
đô th
ị
Hình 1.3
S
ự di chuyển của n
ư
ớc thải đô thị tại khu vực sản xuất nông nghiệp
(thôn Bằng B)
Hình 2.1
B
ản
đ
ồ vị trí các thôn của ph
ư
ờng Ho
àng Li
ệt, Ho
àng mai
Hình 2.2
B
ản đồ thể hiện vị trí của thôn Bằng B
Hình 2.3
Bi
ểu đồ thể hiện c
ơ c
ấu sử dụng đất nông nghiệp của thôn Bằng B,
2002
Hình 2.4
Bi
ểu đồ thể hiện c
ơ c
ấu thu nhập của thôn Bằng B năm 2002
Hình 2
.5
Bi
ểu đồ thể hiện c
ơ c
ấu thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp của
thôn Bằng B, 2002
Hình 2.6
Hư
ớng di chuyển của n
ư
ớc thải đô thị tới khu vực
s
ản xuất nông
nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp với truyền thống của nền sản
xuất lúa nước. Đến nay sản xuất nông nghiệp đang chiếm một tỷ trọng khá lớn
(21,75%) trong GDP. Lực lượng lao động trong nông nghiệp (nông dân) cũng
đang chiếm một tỷ lệ cao (53,9%) trong tổng lực lượng lao động của cả nước. Vì
vậy ở Việt Nam, Nông nghiệp luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống
kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
các hợp phần: trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong lĩnh vực trồng
trọt, dân ta có câu: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thể hiện tầm quan
trọng của các yếu tố: nước, phân bón, chuyên cần và giống đối với năng suất, chất
lượng của cây trồng. Theo đó, nước được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất đối
với cây trồng. Vậy nên các nền văn minh nông nghiệp, các vùng đồng bằng trù
phú đều gắn liền với một dòng sông: văn minh sông Hồng, văn minh sông Ấn.
sông Hằng, … Tuy nhiên hiện nay, dân số ngày một tăng nhanh, các hoạt động
sản xuất diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa, sự nóng lên toàn cầu
khiến các nguồn nước tưới cho nông nghiệp đang ngày một cạn kiệt và suy thoái.
Các hoạt động nông nghiệp muốn duy trì, không còn cách nào khác là vẫn phải sử
dụng nguồn nước mà từ lâu nay vẫn sử dụng, cho dù hiện nay nguồn nước đó đã
bị ô nhiễm. Ở Việt Nam, việc làm sạch các nguồn nước trong tương lai gần là
chưa thể, nên sử dụng nước thải cho sản xuất nông nghiệp sẽ vẫn còn tiếp
diễn.Việc sử dụng nước thải công nghiệp, đô thị cho sản xuất nông nghiệp góp
phần không nhỏ trong đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo…, nhưng
bên cạnh đó cũng tiềm tàng những nguy cơ về sức khỏe và môi trường. Vậy thì
việc sử dụng nước thải mang lại hiệu quả đến đâu? Đề tài “Đánh giá hiệu quả
của việc dử sụng nước thải trong sản xuất rau tại thôn Bằng B, Hoàng Liệt,
Hoàng Mai” thông qua nghiên cứu điển hình việc sản xuất rau tại thôn Bằng B để
trả lời cho câu hỏi trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất rau sử dụng nước thải để tưới; xem xét,
đánh giá hiệu quả chi phí trên các khía cạnh tài chính, xã hội, môi trường của việc
sử dụng nước thải trong sản xuất rau; đưa ra kết luận về tính hiệu quả; từ đó đề
xuất ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội –
môi trường.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: dựa trên tổng hợp các số liệu từ năm 2002
tới nay.
Phạm vi không gian: nghiên cứu tại thôn Bằng B, Hoàng Liệt,
Hoàng Mai.
Phạm vi nội dung: Chuyên đề không đánh giá hiệu quả cho tất
cả các loại rau tại thôn Bằng B, mà chỉ đi vào tập trung đánh giá hiệu quả
cho việc trồng 4 loại rau nước mà sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch là rau
rút, rau muống, rau cần và cải xoong.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp tiếp cận hệ thống , phân tích hệ thống và cân
bằng vật chất
Phương pháp đánh giá tác động môi trường, lượng hóa các tác
động môi trường (thông qua các phương pháp: chi phí chăm sóc sức khỏe,
đánh giá ngẫu nhiên)
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
5. Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề gồm 3 phần chính ngoài phần mở đầu và kết luận:
Chương I: Cơ sở lí luận về đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước thải
trong sản xuất rau
Chương II: Thực trạng sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch trong sản xuất
rau tại thôn Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai
Chương III: Đánh giá hiệu quả việc sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch
trong sản xuất rau tại thôn Bằng B
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TRONG SẢN XUẤT RAU
1.1. Tổng quan về sử dụng nước thải trong sản xuất rau
1.1.1. Tình hình các nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Tài nguyên nước
Trái đất chúng ta có 3/4 diện tích được bao phủ bởi nước, tuy nhiên, tới
97,4% là nước mặn, chỉ có 2,6% là nước ngọt, mà trong lượng nước ngọt ít ỏi đó,
có tới 68,5% là tồn tại dưới dạng băng tuyết ở hai cực và trên các ngọn núi. Tài
nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km
3
, tập trung trong
thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km
3
), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. Tài
nguyên nước trong thủy quyển bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước
ngầm và nước biển. Lượng nước thì nhiều, tuy nhiên không phải nguồn nước nào
cũng có thể sử dụng ngay cho sản xuất, ví dụ như nước biển muốn sử dụng thì
phải qua chế biến, xử lý. Vì lí do kinh tế và thuận tiện, hiện nay chỉ có nước mặt
và nước ngầm được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Nước mặt tồn tại
thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như:
sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng.
Tài nguyên nước mặt của Việt Nam tương đối phong phú, chiếm khoảng
2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Tổng lượng dòng chảy sông
ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km
3
. Tuy nhiên, tới 60%
(507 km
3
) nguồn nước là do chảy từ bên ngoài lãnh thổ vào. Lượng nước phân bố
không đồng đều: trên 60% nguồn nước sông tập trung ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long (lưu vực sông Mê Kông) trong khi toàn phần lãnh thổ còn lại chỉ có gần
40% lượng nước nhưng lại chiếm tới gần 80% dân số cả nước và trên 90% khối
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Nhu cầu tiêu thụ nước đang tăng lên mạnh mẽ
Trong cơ thể người nước chiếm tới 70% trọng lượng. Hàng ngày mỗi người
cần tối thiểu 60 - 80, tối đa tới 150 - 200 lít nước hoặc hơn cho sinh hoạt; riêng
lượng nước ăn uống vào cơ thể ít nhất cũng tới 1,5 - 2 lít mỗi ngày.
Nước còn cần cho các hoạt động khác của con người như sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp và hoạt động dịch vụ. Lượng nước dùng cho trồng trọt, chăn
nuôi rất lớn: trung bình 1 ha mầu cần 0,12 - 0,29 l/s; 1 ha trồng lúa nước cần 1,5 -7
l/s; mỗi đầu vật nuôi như ngựa, trâu bò tiêu tốn 20 - 80 lít nước một ngày, lợn: 15 -
60, gà, vịt, ngan, ngỗng: 1 - 1,25 lít. Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp cũng
vậy: để sản xuất 1 tấn thép hay 1 tấn giấy phải dùng 44.000 lít nước; lọc một lít
dầu cần 10 lít; sản xuất một lít bia phải có 15 lít nước sạch; lượng nước dùng làm
mát máy cũng không nhỏ (động cơ đốt trong: 10 lít /giờ, động cơ dầu: 25 - 50
lít/giờ )
Tổng lượng nước chúng ta có được không đổi từ hàng nghìn năm nay, mà
số lượng và các loại đối tượng sử dụng lại tăng lên ồ ạt. Dân số thế giới hiện nay
là 6,8 tỷ; dự báo đến cuối năm 2012 là 7 tỷ và sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm
2050. Dân số thế giới tăng trung bình mỗi năm gần 80 triệu, có nghĩa là nhu cầu
nước mỗi năm của thế giới cũng tăng thêm 64 tỷ thước khối.
Tại Việt Nam, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp
tăng cũng lên mạnh mẽ trong tất cả các vùng. Trong vòng 15 năm, nhu cầu nước
đã tăng 1,76 lần (ăn uống - sinh hoạt: 1,65 lần; công nghiệp: 5,62 lần; nông
nghiệp:1,49 lần). Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của
cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm, tăng lên tới 12,5% vào
năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010. Tổng lượng nước dùng để tưới cho
cây trồng khá lớn, từ 41 km
3
(chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km
3
(năm
1990) và 60 km
3
năm 2000 (chiếm 85%). Nếu cứ với điều kiện này thì 15 đến 20
năm tới (2015 - 2020) nhu cầu nước sẽ vào khoảng 140 tỷ/m
3
năm, tạo nên một
sức ép rất lớn, đó là chưa kể đến khi ấy nước ta đã trở thành nước công nghiệp,
dân số chừng 120 -150 triệu, mức sống cao hơn đòi hỏi lượng nước dùng lớn hơn:
trung bình cư dân đô thị mỗi người mỗi ngày dùng 120 - 150 lít nước chứ không
phải mức 80 -100 lít như hiện nay, còn người dân nông thôn dùng 80 - 100 lít thay
vì 40 - 60 lít.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất, chiếm hơn 70% lượng
nước của các hồ chứa, kênh rạch và từ nguồn nước ngầm trên thế giới (trong khi
nước cho công nghiệp chỉ chiếm 22% và sinh hoạt con người chiếm 8%) và tỷ lệ
này sẽ còn tăng thêm 17% trong 20 năm tới. Trong khi đó, 60% lượng nước này
bị sử dụng không hiệu quả. Tính trung bình, để sản xuất 1 tấn gạo cần tới 1.000
tấn nước. Do tình trạng thiếu nước, đến năm 2030, sẽ có tới 45 triệu ha canh tác sẽ
không đủ nước tưới.
70%
22%
8%
Nông nghiệp
Công nghiệp
Sinh hoạt
Hình 1.1. Cơ cấu sử dụng nước
Tài nguyên nước đang ngày một cạn kiệt và suy thoái
Gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, thay đổi sử dụng đất và sự ấm lên toàn
cầu, tất cả đang tạo nên những áp lực cạnh tranh lên một nguồn tài nguyên có hạn.
Tiêu thụ nước tăng, dẫn đến lượng nước thải ra cùng với các chất thải khác được
thải vào nguồn nước cũng tăng tương ứng. Ở các nước đang phát triển, 90% nước
thải sinh hoạt và 60% nước thải công nghiệp được đổ vào mặt nước, không qua xử
lý.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 5/3/2003 tại diễn đàn thế
giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản), khoảng 1/3 nguồn nước sử
dụng sẽ mất đi trong 20 năm tới. Hiện nay đã có khoảng 12.000 km3 nước sạch
trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2 triệu người chết do các căn bệnh có
liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh nghèo nàn.
Tại Việt Nam, ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp
đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất
thải, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra
nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương), phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn
chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố
không thu gom hết được. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở thành phố Hà Nội chỉ số BOD,
DO, các chất NH
4
, NO
2
, NO
3
ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy
định cho phép.
Ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương…
nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận
nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng SS,
BOD; COD; DO đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.
Ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu,
phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống
đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi
sinh vật ngày càng cao.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước và sức khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi
trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ
ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động
tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách
các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao,
hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển
một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu
xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Ở Việt Nam, nước thải đô thị là hỗn hợp của nước thải sinh hoạt, công
nghiệp, bệnh viện được thải vào hệ thống cống rãnh chung của thành phố. Nhìn
chung nước thải đô thị của Việt Nam chưa được xử lý trước khi đổ vào sông ngòi,
ao hồ.
Theo thống kê sơ bộ thì chỉ khoảng 4,26% lượng nước thải công nghiệp
được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Không chỉ có vậy, lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông
nghiệp mỗi năm cũng khoảng 0,5-3,5kg/ha/vụ gây ra phú dưỡng (nồng độ chất N,
P cao; yếm khí, nước màu xanh đen có mùi khai thối) hoặc nhiễm độc nước.
Ngoài ra, khoảng gần 1.500 làng nghề trên cả nước gây ô nhiễm trầm trọng cho
nguồn nước tại nhiều điểm, đặc biệt là các làng nghề làm giấy, dệt nhuộm, giết mổ
gia súc
Các chuyên gia phân tích, trong khu vực nội thành của các thành phố lớn
(Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế ) hệ thống các hồ, ao, kênh, rạch và các
sông nhỏ chính là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp,
dân cư. Hệ thống này hiện nay ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn
cho phép 5-10 lần, các hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều
hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ.
Trong nước dưới đất nhiều nơi còn thấy dấu hiệu ô nhiễm phốt phát và
asen. Tại Hà Nội, số giếng có hàm lượng cao hơn mức cho phép chiếm 71%.
Nước thải của thành phố Hà Nội với khối lượng khoảng 400.000 m
3
/ngày
đêm, trong đó khoảng 55% là nước thải sinh hoạt, 43% nước thải công nghiệp và
dịch vụ, 2% là nước thải bệnh viện (Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà
Nội, 2003) theo 4 con sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét đổ vào hồ Yên Sở sau
đó được bơm ra sông Hồng.
1.1.2. Tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp
Trên thế giới:
Việc sử dụng nước thải cho sản xuất nông nghiệp là khá phổ biến trên thế
giới. Theo một khảo sát của Viện quản lý nguồn nước quốc tế cho 53 thành phố
trên thế giới cho thấy hầu hết các thành phố đang sử dụng nước thải không qua xử
lý hoặc xử lý một phần cho nông nghiệp, với 80% là có hơn một nửa diện tích đất
nông nghiệp sử dụng nước thải. Có khoảng 20 triệu hecta đất canh tác trên thế giới
được tưới bằng nước thải. Phương thức canh tác nói trên đang phát triển mạnh ở
châu Á, châu Phi và Nam Mỹ . Tại nhiều đô thị lớn đang phát triển nhanh, nước
sạch cực kỳ hiếm trong khi nước thải lại nhiều. Nước thải có lẽ là nguồn nước dồi
dào nhất của hoạt động canh tác nông nghiệp ở đô thị. Tại Hyderabad, thành phố ở
Ấn Độ, 100% cây trồng quanh thành phố phụ thuộc vào nước thải. Nguyên nhân
là không có sẵn các nguồn nước khác. Nói chung, thường ở những nước phát triển
ít có tình trạng nước thải chưa qua xử lý được sử dụng trong nông nghiệp. Đơn
giản là vì nông dân ở những nước này đã được tiếp cận với nguồn nước đã qua xử
lý. Họ thường sử dụng nước thải qua tái chế đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về nước
uống. Ở Anh và Cộng hòa liên bang Đức ngay từ đầu thế kỷ 19 đã xây dựng
những cánh đồng chuyên tưới nước thải đã được xử lý cơ học. Sang đầu thế kỷ 20,
chỉ tính riêng Châu Âu đã có 80.000-90.000 ha đất nông nghiệp được tưới bằng
nước thải đô thị, ở Mỹ, hồ sinh học đang được sử dụng để xử lý nước thải công
nghiệp thực phẩm, giấy…, một phần nước thải sau khi xử lý ở hồ sinh học được
đổ vào sông hồ tự nhiên, một phần lớn còn lại được sử dụng vào mục đích tưới
tiêu. Ở Úc, toàn bộ nước thải của thành phố Melbourne được xử lý bằng hồ sinh
học, sau đó chúng được sử dụng tưới cây tại các khu đô thị và trồng cây cảnh. Ở
Mexico, Jordan, Israel và Tunisia, nước thải được xử lý đặc biệt nhằm loại bỏ các
mầm bệnh cũng như làm cho nó an toàn đối với tưới tiêu. Tuy nhiên, tại Ấn Độ,
Trung Quốc và Pakistan, nước cống hiếm khi được xử lý. Nó được dẫn vào cánh
đồng cùng với mầm bệnh và chất thải công nghiệp độc hại.
Theo ước tính của Viện quản lý nước quốc tế (IWMI), có tới 1/10 dân số
thế giới ăn nông phẩm được sản xuất từ nước thải tại thành phố.
Tại Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp mà ở đó phân và nước thải (của người
và gia súc, gia cầm) được sử dụng rất hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản từ nhiều thế kỉ nay. Trong đó, điển hình là hệ thống VAC (Vườn –
Ao – Chuồng). Ở VAC, chu trình dinh dưỡng được khép kín và tất cả các dạng
chất thải được đưa vào sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, VAC là mô hình phát triển
chủ yếu ở nông thôn, còn đối với hoạt động nông nghiệp ở các đô thị, việc sử
dụng phân và nước thải không còn phổ biến, thay vào đó là nông dân dùng nguồn
nước chứa các chất thải từ các hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất, bệnh viện để
phục vụ cho nông nghiệp.
Theo khảo sát của DANIDA (Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch) cho 60
tỉnh thành của cả nước, có tới 93% thành phố khảo sát sử dụng nước thải cho nông
nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản hoặc cả hai. Loại cây trồng tưới nước thải phổ
biến ở Việt Nam là lúa. Diện tích tưới nước thải (sử dụng trực tiếp chưa qua xử lý
hoặc ô nhiễm nặng) chiếm 0.5 – 5% tổng diện tích đất nông nghiệp ở các thành
phố (trung bình 1.56%), 70% trong tổng các thành phố có 1 – 2% diện tích đất
nông nghiệp tưới nước thải. Như vậy, cả nước có khoảng 6000-9500 ha diện tích
đất nông nghiệp được tưới bằng nước thải. Cũng theo khảo sát này, các lí do khiến
người dân sử dụng nước thải cho sản xuất nông nghiệp được thống kê như sau: vì
không có cách nào khác, đây là nguồn nước tưới duy nhất tại khu vực (chiếm
khoảng 60%); do thiếu nước sạch nên phải sử dụng thêm nước thải (35%); và vì
nước thải có giá trị dinh dưỡng cho cây trồng (15%).
Tại Hà Nội
Với vành đai sản xuất, cung ứng rau xanh gồm 4 huyện ngoại thành, toàn
thành phố hiện có 112/117 xã, phường tham gia sản xuất rau. Tổng diện tích rau
năm 2007 là 8.000 ha, cung cấp khoảng 490 tấn rau củ /ngày, tương đương 40%
nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, trong 8.000 ha rau chỉ có 43 ha được đầu tư
nhà lưới, kênh mương tưới tiêu; 3 cơ sở có giếng khoan công suất lớn, nguồn nước
đảm bảo cho quy trình sản xuất rau an toàn, còn lại hầu hết là giếng khoan nhỏ
hoặc dùng nước sông. Trong khi hầu hết các con sông ở Hà Nội đều bị ô nhiễm,
thì việc sử dụng nước thải đô thị cho nông nghiệp trở nên phổ biến. Nước thải đã
và đang được sử dụng để trồng lúa, rau, và nuôi cá ở vùng ngoại thành Hà Nội,
đặc biệt là vùng Thanh Trì (phía Nam TP. Hà Nội). Hầu hết các cánh đồng lúa,
rau nằm dọc hai bên bờ 4 con sông nêu trên ở quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì
đều được tưới bằng nước thải đô thị.
Diện tích trồng lúa và rau của quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì được
thống kê trong bảng sau:
Qu
ận/huyện
Di
ện tích trồng lúa
(ha)
Di
ện tích trồng rau
(ha)
Hoàng Mai
1284
264
Thanh Trì
3939
1116
Bảng 1.1. Diện tích trồng lúa và rau của quận Hoàng Mai và huyện
Thanh Trì
Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội 2005
Ước tính khoảng 60% diện tích trồng rau và lúa của quận Hoàng Mai và
của huyện Thanh Trì được tưới bằng nước thải đô thị từ 4 con sông Tô Lịch, Kim
Ngưu, Lừ, Sét và các hồ chứa nước mưa và nước thải như hồ Yên Sở, hồ Linh
Đàm Ngoài 4 con sông nêu trên cần phải kể đến sông Nhuệ là nguồn cung cấp
nước tưới cho trồng lúa, trồng rau vùng Từ Liêm, Thanh Trì. Sông Nhuệ là con
sông nối với sông Hồng tại cửa Liên Mạc và nhận nước thải từ các khu dân cư,
nhà máy xí nghiệp nằm dọc 2 bên bờ sông.
1.2. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau
1.2.1. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả được hiểu là mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ
ra. Ở đây, chúng ta đề cập đến hiệu quả kinh tế. Khái niệm hiệu quả kinh tế
thường bị nhầm lẫn với khái niệm hiệu quả tài chính. Việc phân biệt hiệu quả tài
chính hay hiệu quả kinh tế là tuỳ theo phạm vi xem xét là của cá nhân hay cả xã
hội. Hiệu quả tài chính được phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân; chỉ tính
toán những lời lãi thông thường trong phạm vi tài chính. Hiệu quả kinh tế thì được
phân tích trên lợi ích của toàn xã hội để xem xét sự phát triển chung của xã hội
như mức tăng trưởng, sự công bằng xã hội, sự phát triển cộng đồng, vấn đề môi
trường… Hay nói cách khác, trên quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế phải được
xem xét trên cả ba khía cạnh: tài chính, xã hội và môi trường.
1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả
Phương pháp phân tích tài chính
Phân tích tài chính là quá trinh tính toán các lợi ích, chi phí trên góc độ
hạch toán kinh tế của cá nhân. Trên cơ sở đó xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả tài chính của phương án hoạt động.
Đối với một hoạt động chưa thực hiện, phân tích tài chính cung cấp thông
tin cần thiết giúp người đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. Vì mục
tiêu của cá nhân, tổ chức là lợi nhuận, một phương án chỉ được lựa chọn khi mang
lại lợi nhuận thích đáng. Ngay cả các tổ chức phi lợi nhuận thì phân tích tài chính
vẫn là một khía cạnh rất được quan tâm, các tổ chức này cũng mong muốn chọn
được những phương án có chi phí tài chính rẻ nhất mà vẫn đạt được mục tiêu của
mình. Còn đối với một hoạt động đã được thực hiện, phân tích tài chính giúp hạch
toán lại những lợi ích, chi phí, và đánh giá lời lãi của hoạt động, nhằm cung cấp
thông tin về hiệu quả tài chính của hoạt động.
Phân tích tài chính có thể hiểu đơn giản là đi so sánh lợi ích thu được và chi
phí bỏ ra được lượng hóa bằng tiền tệ đứng trên quan điểm cá nhân. Nếu lợi ích
thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì hoạt động được coi là mang lại hiệu quả tài
chính.
Sản xuất rau sử dụng nước thải để tưới mang lại những lợi ích và chi phí
sau:
Lợi ích: Thu nhập cho nông dân
Chi phí:
+ Các chi phí trực tiếp (chi phí liên quan trực tiếp đến quá
trình sản xuất, cấu thành nên giá): phân bón; thuốc BVTV; các công
cụ hỗ trợ; lao động; phí thủy lợi.
+ Chi phí gián tiếp (các chi phí nảy sinh trong quá trình sản
xuất, nhưng không được tính vào chi phí để cấu thành nên giá): chi
phí đối với sức khỏe của người nông dân.
Phương pháp phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế là việc so sánh, đánh giá một cách hệ thống giữa chi phí
và lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ xã hội. Trên góc độ cá nhân, thì lợi
nhuận là thước đo chủ yếu quyết định hành động. Còn đứng trên quan điểm lợi ích
xã hội, việc gia tăng phúc lợi của toàn xã hội sẽ được quan tâm hơn. Lợi ích của
hoạt động trên góc độ kinh tế là lợi ích có tính cộng đồng và đôi khi có thể mâu
thuẫn với lợi ích cá nhân. Một hoạt động mang lại lợi ích cho toàn xã hội lớn hơn
chi phí mà xã hội bỏ ra thì đạt hiệu quả kinh tế.
Sản xuất rau sử dụng nước thải xét trên quan điểm toàn xã hội mang lại những lợi
ích và chi phí sau:
Lợi ích:
+ Thu nhập cho nông dân
+ Các lợi ích xã hội, môi trường:
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động
- Đảm bảo an ninh lương thực
- Tái sử dụng nước thải, từ đó tiết kiệm tài nguyên
- Tạo cảnh quan sinh thái lành mạnh.
Chi phí:
+ Các chi phí trực tiếp và gián tiếp như trong phân tích tài chính
+ Các chi phí xã hội và môi trường
- Chi phí đối với người tiêu dùng (thiệt hại về sức khỏe và tinh
thần)
- Ô nhiễm đất, nước, không khí.
Phân tích tài chính và phân tích kinh tế không tách rời nhau mà hỗ trợ cho
nhau. Về nguyên tắc, phân tích tài chính phải tiến hành trước làm cơ sở cho phân
tích kinh tế.
1.2.3. Một số phương pháp đánh giá chi phí, lợi ích sử dụng trong đánh
giá hiệu quả
Sau đây là một số phương pháp dùng trong đánh giá chi phí, lợi ích được
hai tác giả Barry Field và Nancy Olewiler trình bày trong “Environmental
Economics”:
Phương
pháp
đánh giá
Ứng dụng
Phương pháp
dùng
giá th
ị
trư
ờng
1. Thay đổi năng suất
2. Chi phí chăm sóc sức
khỏe
3. Thiệt hại vốn nhân lực
4. Chi phí thay thế/phục
hồi thiệt hại tài sản, kinh doanh
- Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức
khỏe, nông nghiệp, tài nguyên thiên
nhiên
- Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức
khỏe
- Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức
khỏe
- Thiệt hại do ô nhiễm gây ra
cho cơ sở vật chất, hệ sinh thái
Phương pháp không dùng
giá thị trường
1. Chi tiêu bảo vệ/giảm
thiệt hại
2. Đánh giá hưởng thụ
3. Thị trường đại diện (chi
phí du hành)
4. Đánh giá ngẫu nhiên
- Ảnh hưởng của ô nhiễm đến
con người, các ngành công nghiệp, hệ
sinh thái
- Ảnh hưởng của ô nhiễm đến
giá trị tài sản, sức khỏe
- Lợi ich giải trí
- Chất lượng môi trường hiện
tại và tương lai
Bảng 1.2. Các phương pháp dùng trong đánh giá chi phí, lợi ích
Nguồn: Barry Field và Nancy Olewiler
Trong phạm vi nội dung chuyên đề, xin được đi vào phân tích một số
phương pháp sau:
Chi phí chăm sóc sức khỏe:
Tất cả các dạng ô nhiễm đều có ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe. Có rất
nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người ngoài yếu tố ô nhiễm môi trường
như tình trạng vệ sinh, ăn uống, tuổi tác… Vì thế, phải đưa tất cả các biến số vào
mô hình tính toán rồi tách biệt ra tác động của ô nhiễm. Thủ tục đánh giá thiệt hại
sức khỏe:
- Xem xét năng suất lao động giảm cùng với sức khỏe giảm và cuộc sống bị
rút ngắn làm giảm vốn nhân lực.
- Chi tiêu chăm sóc sức khỏe gia tăng.
Phương pháp đánh giá dùng giá thị trường không hoàn toàn đánh giá được
hết các thiệt hại, luôn ở dưới giá trị thực. Ví dụ phương pháp ước lượng thiệt hại
sức khỏe chỉ tính thông qua giảm năng suất và chi phí y tế, nó không tính đến các
chi phí khác như: những đóng góp phi thị trường mà một người khỏe mạnh tạo ra
cho người thân, bạn bè họ; hoặc sự khó chịu khi mắc các bệnh… Như vậy, chi phí
thực có thể cao hơn trong nhiều tình huống. Và các phương pháp không dùng giá
cả được sử dụng nhằm tính được các chi phí đó, một trong số đó là phương pháp
đánh giá ngẫu nhiên.
Đánh giá ngẫu nhiên:
Là phương pháp đánh giá chất lượng môi trường bằng cách phỏng vấn trực
tiếp người dân một cách ngẫu nhiên về giá sẵn lòng trả của họ cho hàng hóa môi
trường. Trên cơ sở các phiếu đánh giá, sử dụng các phương pháp thống kê để ước
lượng giá trị chất lượng môi trường ở khu vực cần đánh giá.
Bảng phỏng vấn của CVM được thiết kế để người được phỏng vấn nghĩ về
các đặc điểm môi trường và lựa chọn sẵn lòng chi trả (WTP)/sẵn lòng chấp nhận
(WTA) cho các đặc điểm môi trường đó. Bảng phỏng vấn bao gồm các nội dung:
mô tả các đặc điểm môi trường cần đánh giá; các câu hỏi về thông tin cá nhân của
người được phỏng vấn (thu nhập, nơi sinh sống, tuổi tác, …); các câu hỏi về
WTP/WTA của người được phỏng vấn.
Hạn chế của CVM
- Lệch giá trị:
Người trả lời có thể không biết hoàn toàn về sự ưa thích của mình, cũng
như không có ý tưởng gì về giá sẽ trả cho hàng hoá môi trường - loại hàng hóa có
thể họ chưa một lần trả giá. Hoặc giả định họ biết về sự ưa thích của mình, nhưng
có thể họ sẽ nói ít đi WTP nếu họ đoán rằng câu trả lời của mình được sử dụng để
lập nên mức giá cho hàng hoá môi trường này. Theo kinh nghiệm, số tiền mà họ
nói sẵn lòng trả chỉ bằng khoảng 70-90% số tiền mà cuối cùng họ thực sự trả.
- Sự khác biệt giữa WTP và WTA: Dù cùng một người hỏi, nhưng kết quả
WTP và WTA là khác nhau. WTA thường cao hơn WTP rất nhiều. Có thể là do cá
nhân cảm giác được “chi phí của việc mất mát” (WTA) mạnh mẽ hơn là “lợi ích
của việc đạt được” (WTP). Hay có ý kiến cho rằng WTA không bị giới hạn bởi
thu nhập như WTP nên WTA sẽ cao hơn WTP. Nếu trong thực tế, hai cách đo
lường này khác nhau thì các quy định chính sách phải có đề cập đến WTP và
WTA.
- Thiên lệch về điểm khởi đầu: Việc lựa chọn mức tiền ban đầu có ảnh
hưởng đến WTP sau cùng của người được hỏi., với WTP ban đầu cao thì có thể
cho kết quả WTP sau cùng cao hơn.
1.2.4. Tác động của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau
Trước nhất, việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau mang lại lợi ích
chung như lợi ích của tất cả các hoạt động nông nghiệp: đảm nhận chức năng bảo
đảm nhu cầu lương thực thực phẩm; tạo ra thu nhập và công ăn việc làm cho
người nông dân; là nền tảng cho sự phát triển của các nền văn hóa - xã hội khác
nhau; đóng góp vào sự tái tạo và hạn chế sự suy thoái của môi trường (nếu được
đầu tư đúng hướng và sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường), góp
phần vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, hoạt động này còn có
những tác động điển hình khác. Sau đây, chúng ta sẽ đi xét tác động của việc sử
dụng nước thải trong sản xuất rau cho từng đối tượng liên quan:
Đối với người sản xuất
Nước thải vốn chứa nhiều chất dinh dưỡng như Nitơ, Photpho, Kali. Vì thế,
nông dân có thể tận dụng nguồn dinh dưỡng này, không cần bón nhiều phân bón
mà cây vẫn rất phát triển. Nhất là trong điều kiện giá phân bón ngày càng tăng lên
một cách chóng mặt như hiện nay thì sử dụng nước thải thực sự giúp người dân
giảm đi gánh nặng về phân bón rất nhiều.
Tuy nhiên, nước thải đô thị chứa nhiều hóa chất độc hại, các loại khuẩn gây
bệnh, trứng giun… gây ra các bệnh về da, hô hấp, các bệnh đường ruột khi người
sản xuất thường xuyên tiếp xúc nước thải mà không có các biện pháp giảm thiểu
tác động.
Đối với người tiêu dùng:
Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập người dân còn thấp, kể cả
những người sống tại các đô thị lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, …Mặc dù người dân
bắt đầu có những nhận thức về rau an toàn, nhưng thu nhập thấp đã hạn chế người
dân tiếp cận các sản phẩm đó, cộng với việc các cơ sở sản xuất rau sạch chưa
nhiều, phần vì thiếu vốn, phần vì thiếu kiến thức kĩ thuật, thiếu thị trường, dẫn đến