Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 114 trang )






Luận văn

Đánh giá hiệu quả dự án đầu
tư xây dựng công trình Phong
điện


1. Tên chuyên đề: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện
1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch
2. Lý do chọn đề tài và sự phù hợp của đề tài với mục tiêu/nội dung đào tạo
chuyên ngành KT & QLMT:
Mục đích của đề tài là nhằm đánh giá cụ thể hiệu quả kinh tế xã hội của một
dự án phong điện kết hợp với Cơ chế phát triển sạch và xem xét khả năng ứng dụng
trên qui mô rộng của các dự án phong điện.
Đề tài phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án Phong điện
1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch, phù hợp với mục tiêu và nội dung đào
tạo chuyên ngành KT & QLMT.
3. Những hoạt động/ kết quả nghiên cứu sản xuất kinh doanh tại nơi thực tập
có liên quan trực tiếp đến đề tài: Tại Viện Chiến lược phát triển, các đề tài về qui
hoạch phát triển vùng đến năm 2020 được thực hiện, trong đó có nghiên cứu về qui
hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Thuận.
4. Mục tiêu của chuyên đề :Giới thiệu hiệu quả kinh tế xã hội của năng lượng tái
tạo và cơ chế phát triển sạch thông qua một dự án phong điện theo phương pháp
phân tích chi phí lợi ích.
5. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề:
Phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án dự định


thực hiện trong thời gian từ năm 2007-2033.
Phạm vi không gian: Vị trí dự án tại xã Chí Công và Bình Thạch, huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận
6. Các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng:
Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Tổng hợp các nguồn thông tin
dữ liệu qua các nguồn khác nhau, phân tích, sử dụng trong đề tài.
Phương pháp phân tích tài chính và phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Đánh
giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn và tư vấn ý
kiến của các thầy cô trong khoa.
7. Các môn học chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến chuyên đề:
 Phân tích chi phí –lợi ích


 Kinh tế môi trường
 Quản lý môi trường
 Đánh giá tác động môi trường
 Kinh tế quản lý tài nguyên
8. Nội dung chuyên đề và tiến độ thực hiện
Nội dung công việc Thời gian Sản phẩm
1


2








3






4






5





Thu thập tài liệu/số liệu/điều tra

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
THỰC TIỄN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH
THUẬN
I. Tổng quan về cơ chế phát triển sạch
II. Dự án CDM
III. Đánh giá hiệu quả của dự án CDM

CHƯƠNG II : TỔNG QUAN PHÁT
TRIỂN ĐIỆN LỰC VÀ NĂNG LƯỢNG
GIÓ TẠI VIỆT NAM
I. Tổng quan về phát triển điện lực Việt
Nam
II. Tổng quan về năng lượng gió
CHƯƠNG III : DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT
PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN
I. Giới thiệu về huyện Tuy Phong, tỉnh
Bình Thuận
II. Giới thiệu về dự án Phong điện 1-
Bình Thuận
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH
THUẬN
I. Xác định chi phí và lợi ích dự án nền
II. Xác định chi phí và lợi ích của dự án
Từ 08/03 đến
15/03/2009
Từ 16/03 đến
20/03/2009





Từ 20/03 đến
23/03/2009





Từ 23/03 đến
27/03/2009




Từ 27/03 đến
31/03/2009





Báo cáo Chương I






Báo cáo Chương II





Báo cáo Chương III






Báo cáo Chương IV










6


7

khi bán được CERs
III. Phân tích độ nhạy của dự án CDM
IV. Hiệu quả về môi trường và xã hội

CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ

Chỉnh sửa và hoàn thiện




Từ 01/04 đến
03/04/2009
Từ 05/04 đến
30/04/2009



Báo cáo Chương V

Báo cáo hoàn chỉnh








GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ADB (Asian Development Bank) : Ngân hàng phát triển châu Á
AWEA (American Wind Energy Association): Hiệp hội năng lượng gió của Mỹ
BCR (Benefit to Cost Ratio): Tỷ suất lợi ích chi phí
BM (Build margin): Biên xây dựng
BO (Build-Operate): Phương thức xây dựng-khai thác
CDM (Clean Development Mechanism): Cơ chế phát triển sạch
CVM (Contingent Valuation Method): Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
CERs (Certified Emissions Reductions): Chứng chí giảm phát thải
CM (Combined margin): Biên kết hợp
CNECB: Ban tư vấn chỉ đạo liên ngành
COP (Conference of Parties): Hội nghị các bên tham gia

DNA (Designated National Authorities): Cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM
DOE (Designated Operational Entity): Cơ quan tác nghiệp thẩm tra CDM
EB (Executive Board): Ban điều hành CDM của Liên hiệp quốc
EPTC (Electric Power Trading Company): Công ty cổ phần mua bán điện
ET (Emissions Trading): Cơ chế thương mại phát triển
EU ETS (European Union Greenhouse Gas Emission Trading Scheme): Hệ thống
thương mại phát thải châu Âu
FSR (Feasibility study report): Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
GHGs (Greenhouse Gases): Khí nhà kính
GWEC (Global Wind Energy Council): Tổ chức năng lượng gió toàn cầu
IPP (Independent power plant): Nhà máy điện độc lập
IRR (Internal Rate of Return): Hệ số hoàn vốn nội tại
JI (Joint Implementation): Cơ chế đồng thực hiện
LDCs (Least Developed Countries): Các nước kém phát triển nhất
LoA (Letter of Approval): Thư tán thành


LoE (Letter of Endorsement): Thư phê chuẩn
MONRE (Ministry of Natural Resources and Environment): Bộ Tài nguyên và Môi
trường
NPV (Net Present Value): Giá trị hiện tại ròng
ODA (Oficial Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức
OM (Operating margin): Biên vận hành
O&M (Operation & Maintance): Vận hành và bảo dưỡng
PB (Projected Payback): Thời gian hoàn vốn của dự án
PDD (Project Design Document): Văn kiện thiết kế dự án
PIN (Project Idea Note) : Ý tưởng dự án
UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change): Công ước
khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu
VAT (Value Added Tax): Thuế giá trị gia tăng

WB (World Bank): Ngân hàng thế giới
WTA (Willing To Accept): Sẵn lòng chấp nhận
WTP (Willing To Pay): Sẵn lòng chi trả



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN 3
I. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) 3
1.1 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư
Kyoto 3
1.2 Vai trò và lợi ích của CDM đối với sự phát triển bền vững 4
1.3 Tình hình thực hiện CDM trên thế giới 5
1.4. Việt Nam với CDM 8
II. DỰ ÁN CDM 12
2.1 Khái niệm dự án CDM 12
2.2 Lĩnh vực thực hiện dự án CDM 13
2.3 Đường cơ sở 13
2.4 Quy trình của dự án CDM 14
2.5 Các tiêu chuẩn quốc gia để phê duyệt dự án CDM tại Việt Nam 17
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN CDM 19
3.1. Phân tích chi phí lợi ích (CBA) 19
3.2. Các bước tiến hành CBA của dự án CDM 19
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VÀ NĂNG LƯỢNG GIÓ
TẠI VIỆT NAM 25
I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TẠI VIỆT NAM 25
II. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ 28
2.1 Khái quát về năng lượng gió 28

2.2 Nguyên lý hoạt động của các máy phong điện 29
2.3 Phân loại tua bin điện gió 29
2.4 Ưu nhược điểm của điện gió 31
2.5 Tình hình ứng dụng và phát triển năng lượng gió trên thế giới 35
2.6 Hiện trạng và tiềm năng về năng lượng gió tại Việt Nam 38
CHƯƠNG III : DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN


I. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TUY PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN 45
1.1. Vị trí địa lý 45
1.2. Điều kiện tự nhiên 45
II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1-BÌNH THUẬN 47
2.1 Giới thiệu chung về dự án 47
2.2 Vị trí của dự án 49
2.3 Sơ đồ bố trí các cột tua bin gió 51
2.4. Các tác động của dự án tới môi trường 52
2.5 Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của tua bin gió đến môi trường 58
2.6 Tính toán lượng giảm phát thải khí nhà kính của dự án 59
2.7 Phân tích rủi ro và các biện pháp kiểm soát rủi ro của dự án 64
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH
THUẬN 67
I. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN NỀN 68
1.1 Xác định chi phí của dự án nền 68
1.2 Xác định lợi ích 72
1.3 Tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án nền 73
1.4 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án nền 734
1.5 Tính toán giá thành điện năng 755
II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN KHI BÁN ĐƯỢC CERs 75
2.1 Xác định chi phí 75
2.2 Xác định lợi ích 77

2.3 Tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án khi bán được CERs 77
2.4 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án CDM 779
III. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẬY CỦA DỰ ÁN CDM 80
3.1 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi giá bán điện 80
3.2 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi của giá bán CER 811
3.3 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu 822
3.4 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi sản lượng điện phát 833
IV. HIỆU QUẢ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI 844
4.1 Hiệu quả về môi trường 855
4.2 Hiệu quả về xã hội 855


CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ 888
I. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1- BÌNH THUẬN 888
II. KIẾN NGHỊ CHUNG 899
KẾT LUẬN 944
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2




DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số liệu thống kê các dự án CDM và CERs (tháng 3/2009) 6
Bảng 1.2: Các tiêu chuẩn ưu tiên cho các dự án CDM tại Việt Nam 18
Bảng 2.1: Đánh giá tiềm năng các nguồn cung cấp năng lượng tại Việt Nam 27
Bảng 2.2: Phân loại tua bin theo kích cỡ 29
Bảng 2.3: Tiềm năng về năng lượng gió của Đông Nam Á (ở độ cao 65m) 38
Bảng 3.1: Tổng sản lượng điện và tổng phát thải CO

2
của các nguồn điện Việt Nam
giai đoạn 2005-2007 61
Bảng 3.2: Nguồn bổ sung công suất vào lưới Quốc gia chiếm 20% tổng công suất
của hệ thống (GWh) và được xây dựng gần đây nhất 62
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp mức đầu tư ban đầu 68
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp chi phí O&M qua các năm (Đơn vị: Triệu đ) 70
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp chi phí của dự án nền (đơn vị: Triệu đồng) 71
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án nền 74
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các chi phí CDM 76
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án CDM 799
Bảng 4.7: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án với sự thay đổi giá bán điện 80
Bảng 4.8: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án với sự thay đổi giá bán CERs 822
Bảng 4.9: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án 823
Bảng 4.10: Kết quả phân tích độ nhạy với sự thay đổi sản lượng điện phát 834


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sự gia tăng về số lượng dự án CDM đã đăng ký, số dự án theo danh mục
các nước và số lượng CERs tính theo các dự án 6
Hình 1.2: Số lượng các dự án đã được đăng ký CDM theo lĩnh vực 7
Hình 1.3: Các dự án CDM đã đăng ký theo nước chủ nhà 7
Hình 1.4: Lượng phát thải GHGs trong 3 khu vực kinh tế chính tại Việt Nam 8
Hình 1.5: Các dự án CDM tại Viêt Nam thẩm định quốc tế theo lĩnh vực 12
Hình 1.6: Mô hình dự án CDM đơn phương và song phương 12
Hình 1.7: Đường cơ sở của dự án CDM 14
Hình 1.8: Sơ đồ chu trình dự án CDM 15
Hình 1.9: Đồ thị biểu diễn IRR 22
Hình 2.1: Nhu cầu về điện phân theo ngành kinh tế (1981 – 2005) 25

Hình 2.2: Cơ cấu nguồn điện dự đoán năm 2020 26
Hình 2.3: Giá thành điện gió từ năm 1980-2005 32
Hình 2.4: Số lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng gió 33
Hình 2.5: Lượng giảm phát thải khí CO
2
toàn cầu từ năng lượng gió 34
Hình 2.6: Cơ cấu sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo năm 2007 36
Hình 2.7: Sản lượng điện gió được lắp đặt trên thế giới 1996-2007 36
Hình 2.8: Sản lượng điện gió dự đoán đến cuối năm 2012 tại các khu vực 36
Hình 2.9: Năng lượng gió ở độ cao 65 m vào tháng 12 đến tháng 2 40
Hình 2.10:Tiềm năng năng lượng gió tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây
Nguyên tại Việt Nam 40
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bình Thuận 50
Hình 3.2: Bản đồ huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận 50
Hình 3.3: Vận tốc gió trung bình các tháng trong năm 51
Hình 3.4: Sơ đồ bố trí các tua bin gió tại vị trí dự án 52
Hình 3.5: Cường độ âm thanh của các nguồn âm thanh từ khoảng cách 350m 56
Hình 3.6: Nguyên nhân gây chết chim (tính trên 10.000 ca) 57
Hình 4.1: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam 2005 - 2008 67
Hình 4.2: Lợi ích ròng hàng năm của dự án nền (đã tính chiết khấu) 73
Hình 4.3: Giá trị tích luỹ của dự án nền theo thời gian 74



Hình 4.4: Quy định đăng ký CERs cho dự án CDM 766
Hình 4.5: Lợi ích ròng hàng năm của dự án CDM (đã tính chiết khấu) 79
Hình 4.6: Giá trị tích luỹ của dự án CDM theo thời gian 79
Hình 4.7: Phân tích độ nhạy NPV của dự án với sự thay đổi giá bán điện 81
Hình 4.8: Độ nhạy NPV của dự án với sự thay đổi giá bán CERs 832
Hình 4.9: Độ nhạy NPV của dự án với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu 833

Hình 4.10: Độ nhạy của NPV với sự thay đổi sản lượng điện phát 84






MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu
tố đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế. Khi mức sống của người
dân càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về
năng lượng cũng ngày càng lớn, và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là một thách
thức đối với hầu hết mọi quốc gia. Việt Nam cũng hiện đang phải đối mặt với thách
thức của an ninh năng lượng khi các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng khan
hiếm trong khi nhu cầu nguồn điện cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng luôn ở mức
cao. Điều này dẫn tới tình trạng ngành điện phải cắt điện luân phiên và nhập khẩu
điện từ Trung Quốc trong thời gian gần đây. Nhiệt điện và thủy điện chiếm phần
lớn trong cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam nhưng hai nguồn năng lượng này kéo
theo nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường (nhiệt điện) và các vấn đề xã hội, di cư, mất
đất canh tác (thủy điện). Do đó, vấn đề đa dạng hóa các nguồn năng lượng nhằm
tăng cường sản lượng điện và giảm thiểu rủi ro là rất cấp bách. Một điều đáng lưu
ý là trong hàng loạt giải pháp phát triển nguồn điện để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế (như nhập khẩu điện, phát triển thủy điện, hay điện hạt nhân), dường như
Việt Nam còn bỏ quên điện gió, một nguồn điện mà trong mấy năm trở lại đây có
tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường điện thế giới, hơn nữa giá thành ngày càng
rẻ và rất thân thiện với môi trường.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tiềm năng điện gió ở Việt Nam là lớn
nhất Đông Nam Á. Trong đó, một số vùng hải đảo và duyên hải miền Trung có vận
tốc gió lớn và thuận lợi về mặt địa hình để có thể xây dựng các nhà máy phong

điện.
Nhiều nhà đầu tư ngần ngại trong việc đầu tư sản xuất điện gió do e ngại tính
chất phức tạp khó khăn về công nghệ, và lợi nhuận thấp hơn so với các lĩnh vực
năng lượng khác. Vì vậy, Cơ chế phát triển sạch là cơ hội tăng sự hấp dẫn về mặt
tài chính cho các dự án phong điện, đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp đầu tư và
cho kinh tế, môi trường, xã hội địa phương và quốc gia.
Nhằm đánh giá cụ thể hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án phong điện kết
hợp với Cơ chế phát triển sạch và xem xét khả năng ứng dụng trên qui mô rộng của


các dự án phong điện, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự
án Phong điện 1 – Bình Thuận theo cơ chế phát triển sạch”.
2. Mục đích nghiên cứu
Giới thiệu hiệu quả kinh tế xã hội của năng lượng tái tạo và cơ chế phát triển
sạch thông qua một dự án phong điện theo phương pháp phân tích chi phí lợi ích.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận tại xã Chí Công và
Bình Thạch, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án dự định
thực hiện trong thời gian từ năm 2007-2033.
Phạm vi không gian: Vị trí dự án tại xã Chí Công và Bình Thạch, huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Tổng hợp các nguồn thông tin
dữ liệu qua các nguồn khác nhau, phân tích, sử dụng trong đề tài.
Phương pháp phân tích tài chính và phương pháp phân tích chi phí lợi ích:
Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn và tư vấn ý
kiến của các thầy cô trong khoa.

6. Cấu trúc của đề tài:
Cấu trúc của đề tài gồm 4 phần:
 Chương I: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự
án Phong điện 1-Bình Thuận
 Chương II: Tổng quan phát triển điện lực và năng lượng gió tại Việt Nam
 Chương III: Giới thiệu chung về dự án Phong điện 1-Bình Thuận
 Chương IV: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Phong điện 1-Bình
Thuận


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN
I. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM)
1.1 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư
Kyoto
1.1.1 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
UNFCCC là công ước quy định một cơ sở khung tổng quát cho những nỗ lực
quốc tế nhằm ứng phó với những biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu. Thực chất
đây là một hiệp định được 160 quốc gia ký kết tại hội nghị thượng đỉnh Rio de
Janero (tháng 6/1992) và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 3 năm 1994.
 Mục tiêu của Công ước:
Mục tiêu tổng quát của UNFCCC được qui định tại Điều 2 là: “Ổn định nồng
độ khí nhà kính trong khí quyển nhằm ngăn ngừa những can thiệp nguy hiểm gây ra
bởi các hoạt động của con người cho hệ thống khí hậu”.
Mục tiêu cụ thể được đặt ra trong Điều 4.2 (a) và (b) là “các nước công nghiệp
hoá đã được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước này sẽ phải có cam kết đặc biệt
nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính quay trở lại bằng mức phát thải năm 1990
và năm 2000”.
1.1.2 Nghị định thư Kyoto và các cơ chế của Nghị định thư Kyoto

Trong các cuộc đàm phán về UNFCCC, các bên tham gia Công ước này đã
nhận thức được sự cần thiết phải có những cam kết mạnh mẽ hơn và cụ thể hơn của
những nước công nghiệp nhằm giải quyết một cách nghiêm túc hơn nữa về biến đổi
khí hậu. Do đó, Nghị định thư Kyoto đã được thông qua tại khoá họp của Hội nghị
các bên lần thứ 3 (COP3) ở Kyoto, Nhật Bản vào tháng 12 năm 1997, có hiệu lực
thi hành vào ngày 16/02/2005.
Nghị định thư Kyoto ấn định các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính với những
ràng buộc pháp lý cho các nước thuộc Phụ lục I. Tổng lượng cắt giảm phát thải theo
cam kết của tất cả các bên thuộc Phụ lục I ít nhất là 5% so với mức phát thải năm


1990 trong thời kỳ đầu tiên của giai đoạn 2008-2012. Đối với từng nước hoặc nhóm
nước, nghĩa vụ giảm phát thải có khác nhau, cụ thể là Liên minh châu Âu giảm 8%;
Mỹ giảm 7% (tuy nhiên Mỹ đã tuyên bố rút khỏi Nghị định thư); Nhật Bản,
Hungary, Canada, Balan giảm 6%; Croatia giảm 5%; Newzealand, Liên bang Nga
không phải giảm. Riêng Nauy, Áo và Ailen được phép tăng phát thải tương ứng là
1%, 8% và 10%. Mặc dù mức giảm đầu tiên này là rất quan trọng nhưng còn thấp
so với yêu cầu ổn định nồng độ GHGs mà Công ước khung đặt ra.
 Các cơ chế của Nghị định thư Kyoto:
Chi phí giảm phát thải GHGs giữa các quốc gia hay khu vực rất khác nhau tuỳ
thuộc vào nhiều yếu tố (tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, phát huy tiềm năng về
các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo ). Vì thế, Nghị định thư Kyoto đưa ra
các “cơ chế mềm dẻo” nhằm mục đích cho phép các bên có chỉ tiêu giảm phát thải
tạo ra được những cơ hội giảm phát thải GHGs ở nước ngoài rẻ hơn so với ở trong
nước.
Cơ chế đồng thực hiện (JI) cho phép các nước thuộc Phụ lục I (nước sở tại) thực
hiện đầu tư các dự án giảm phát thải hoặc thu hồi khí nhà kính từ khí quyển ở các
nước khác cũng thuộc phụ lục I (nước thực hiện) với chi phí thấp hơn so với thực
hiện tai nước sở tại. Đổi lại nước sở tại sẽ nhận được các EURs (các đơn vị giảm
phát thải) có được từ dự án và sử dụng chúng để thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải

đã cam kết của mình trong Nghị định thư.
Cơ chế phát triển sạch (CDM) giúp cho các nước không thuộc Phụ lục I có
được sự phát triển bền vững, đồng thời giúp các nước đầu tư thuộc Phụ lục I có
được chứng nhận giảm phát thải GHGs (CERs) tại các nước không thuộc Phụ lục I.
Cơ chế buôn bán quyến phát thải (ET) áp dụng cho các nước thuộc Phụ lục I có
thể trao đổi với nhau quyền phát thải dư thừa của mình thông qua hoạt động
thương mại.
1.2 Vai trò và lợi ích của CDM đối với sự phát triển bền vững
CDM là cơ chế đầu tư phát triển bền vững cho phép các nước công nghiệp hoá
thuộc Phụ lục I thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển và
đổi lại nhận được chứng chỉ CERs, đạt được sự tuân thủ các cam kết của mình về
giảm phát thải định lượng theo Nghị định thư Kyoto, hạn chế sự biến đổi khí hậu


trái đất. Như vậy, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình bằng
các biện pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ… với chi phí tốn kém hơn và
hiệu quả thường không cao; các nước công nghiệp hoá sẽ tiến hành các dự án CDM
đầu tư vào các nước đang phát triển chưa bị ô nhiễm môi trường nặng, trình độ
công nghệ chưa cao để giảm phát thải với hiệu quả cao hơn. Bằng cách này, các dự
án CDM đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cả hai phía - phía các nước công
nghiệp hoá (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (các nước
tiếp nhận dự án CDM). Về mặt kinh tế, nguồn tài trợ từ các dự án CDM chính là
nguồn tài chính mới và bổ sung giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu
kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, phát triển các nguồn lực, cải
thiện sử dụng đất, nâng cao phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm hay
giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch. Các nước công nghiệp hoá
tăng thêm cơ hội đầu tư vào nước chủ nhà. Về môi trường, các nước đang phát triển
có cơ hội tiếp nhận các công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng,
giảm ô nhiễm không khí và nước. Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm
phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn lực

cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới.
1.3 Tình hình thực hiện CDM trên thế giới
Đến tháng 11 năm 2007 đã có 175 nước và đại diện chính phủ các nước tham
gia ký kết (chiếm hơn 61.1% lượng khí thải từ các nước thuộc Phụ lục I).Hệ thống
buôn bán phát thải của cộng đồng châu Âu (EU ETS) cũng ghi nhận giá trị và số
lượng các giao dịch các-bon đã tăng gấp đôi lên mức 50 tỉ USD. Thị trường cácbon
toàn cầu đã tăng từ gấp đôi đến gấp ba ở tất cả các lĩnh vực, trừ các dự án ở những
nước đang phát triển. Xu hướng thị trường này có thể là một bước ngoặt đối với các
nước đang phát triển đang bắt đầu hưởng lợi từ hoạt động tài chính cácbon và đang
tiến đến những nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bằng các công nghệ
năng lượng sạch tiên tiến. Trong năm 2007, đã có 68 quốc gia đang phát triển tham
gia CDM nhưng cũng phải đối mặt với sự giảm cầu trong năm 2008, khi các nước
mua quyền phát thải nhận ra rằng họ không có đủ thời gian để hoàn thành các cam
kết theo NĐT Kyoto với các dự án mới, và nhu cầu từ các thị trường như Mỹ dự
kiến sẽ chỉ được kích hoạt sau năm 2012. Quá trình thực hiện các dự án CDM cũng
bị giảm sút do sự chậm trễ về thủ tục phê chuẩn CDM.


Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng thế giới, thị trường cácbon toàn cầu đã
đạt tới 97 tỉ USD vào năm 2008 cao hơn nhiều so với 64 tỉ USD trong năm 2007 và
cao gấp ba lần so với năm 2006. Tính đến đầu năm 2009, số dự án đăng ký CDM
thành công đã lên tới 1551 dự án và ước tính phát hành hơn 1, 53 tỉ CERs.
Bảng 1.1: Số liệu thống kê các dự án CDM và CERs (tháng 3/2009)

CERs trung
bình hàng năm

Số lượng CERs dự báo đên
năm 2012
>4200 dự án CDM do các

nước đưa ra trong đó:
_ > 2,900,000,000
1551 dự án đã được đăng ký
279,753,244 > 1,530,000,000
47 dự án đang xem xét
9,011,132 > 30,000,000
Nguồn:
Hình 1.1: Sự gia tăng về số lượng dự án CDM đã đăng ký, số dự án theo danh
mục các nước và số lượng CERs tính theo các dự án

Nguồn:
Hiện tại, theo số liệu của UNFCCC tháng 3 năm 2009, ngành năng lượng là
lĩnh vực thu hút nhiều dự án CDM nhất (chiếm 59.43%), tiếp theo là ngành xử lý và
tiêu huỷ chất thải (17.91%) và ngành nông nghiệp (5.25%).
0
39

183

685
1231

114
471

750
1600
4200
100
530


940
1900

2900
0
500
1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

4500

5/2005 12/1/2005
5/1/2006
5/1/2007
11/2008
Số dự án CDM đã đăng ký
Số dự án CDM theo danh mục các nước đưa ra
Số CERs theo dự án CDM trong danh mục (Triệu)



Hình 1.2: Số lượng các dự án đã được đăng ký CDM theo lĩnh vực
(tính đến tháng 3 năm 2009)

Nguồn:
Trong đó, Châu Á Thái Bình Dương hiện đang là khu vực sôi động nhất về các
dự án CDM. Tính đến đầu năm 2009, Ấn Độ là nơi có nhiều dự án CDM nhất, còn
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về nhận được CERs. Các nước Anh, Thuỵ Sĩ và
Nhật là những nước phát triển đầu tư nhiều nhất vào các dự án CDM (Anh:
29.85%; Thuỵ Sĩ:21.84%; Nhật Bản: 10.56%).
Hình 1.3: Các dự án CDM đã đăng ký theo nước chủ nhà
tính đến tháng 3/2009 (tổng số là 1462 dự án)

Nguồn:
2
3
3
19

48
92
102
127
340

1143

0
200

400

600

800
1000

1200
1400
Giao thông

Trồng rừng

Sản xuất kim loại
Khai khoáng
Công nghiệp hoá chất
Công nghiệp chế tạo
Nông nghi
ệp

Giảm phát thải nhiên liệu

Quản lý chất thải
Công nghiệp năng lượng

Số lượng dự án
27.29%
10.40%

31.26%

18.54%

1.98%
2.87%
7.66%
Trung Quốc
Ấn Độ
Brazil
Mêxicô
Malaysia
Chilê
Các nước khác


1.4. Việt Nam với CDM
Việt Nam phê chuẩn Công ước khung biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào ngày
16/11/1994; đã ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày
25/9/2002. Được đánh giá là một trong những quốc gia tích cực và tham gia sớm
vào Nghị định thư Kyoto, quan điểm chung của Việt Nam là:
 Việc hạn chế ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu là công việc chung,
nhưng các nước phát triển phải có trách nhiệm và dẫn đầu.
 Sự cố gắng của cộng đồng quốc tế cần cân đối hơn nữa giữa việc giảm thải
và các biện pháp ứng phó.
1.4.1. Tiềm năng tham gia cơ chế phát triển sạch của Việt Nam
Việt Nam đã xác định các lĩnh vực tiềm năng để xây dựng và thực hiện các dự
án về cơ chế phát triển sạch là nâng cao hiệu quả, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng,
chuyển đổi sử dụng nhiên liệu, thu hồi và sử dụng khí mêtan từ bãi rác và từ khai
thác than, ứng dụng năng lượng tái tạo, thu hồi và sử dụng khí đốt đồng hành, trồng
rừng mới và tái trồng rừng, trong đó lĩnh vực năng lượng là có tiềm năng nhất.
Hình 1.4: Lượng phát thải GHGs trong 3 khu vực kinh tế chính tại Việt Nam


Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường (MONRE), tiềm năng giảm GHGs giai
đoạn 2001-2010 của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp
ước khoảng 154,4 triệu tấn CO
2
, và theo cơ chế phát triển sạch của NĐT Kyoto,
105.17

196.98

-32.1

68.29

396.35

43.53

-28.4

-21.7

12.11

57.35

57.2

64.7


112.99

140.67

233.28

432.54

-100
0

100

200

300

400

500

1998

2010 2020

2030
Năm

Triệu tấn C0

2

Năng lư
ợng
Lâm nghiệp
Nông nghi
ệp
Tổng


Việt Nam có thể thu được khoảng 250 triệu USD từ nguồn giảm khí này thông qua
các dự án CDM.
1.4.2 Những thách thức của Việt Nam tham gia thực hiện các dự án CDM
Một trong những thách thức từ thực tiễn phát triển CDM là các dự án CDM
còn nhiều yếu tố rủi ro như: cháy rừng trong các dự án AR-CDM, sự thiếu hợp tác
từ phía người dân và cơ quan chính quyền, không chặt chẽ trong quản lí thực hiện
dự án, thất thoát nguồn vốn đầu tư. Các ngành nông lâm nghiệp các ngành công
nghiệp của Việt nam thường nhỏ lẻ, phân tán nên nhiều khi không đáp ứng được
các tiêu chuẩn về qui mô đầu tư dự án. Chẳng hạn như, các doanh nghiệp còn thờ ơ
với các dự án CDM khi cho rằng phần lớn doanh nghiệp nước ta là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, trong khi đó định mức mà Ban điều hành CDM quốc tế (EB) đưa ra
phải giảm 10 tấn CO
2
/doanh nghiệp/năm là quá cao. Hơn nữa, các quá trình thủ tục
để được EB chứng nhận khối lượng khí thải giảm được đạt yêu cầu quá phức tạp.
Đối với Việt Nam, thị trường mua bán CERs còn mới nên giá thành các CERs
còn khá rẻ và tính rủi ro sẽ rất cao. Trong quá trình mua bán, chuyển giao, giá cả
của CERs được chuyển nhượng rất bấp bênh, thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào
nhu cầu của các nước cần chuyển nhượng và cung cầu trên thị trường. Mặt khác, sự
phát triển mạnh của CDM ở các nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là yếu

tố cạnh tranh với Việt Nam khi tham gia vào thị trường CDM. Bên cạnh đó, CDM
sẽ không có triển vọng nếu giai đoạn sau Nghị định thư Kyoto không được xác định
rõ ràng, tức thời kì "hậu Kyoto" vào năm 2012.
Việt nam chưa chủ động tạo lập được đầy đủ các mối quan hệ quốc tế và sự
phối hợp đồng bộ của các ban ngành trong việc thực hiện các chiến lược phát triển
CDM. Trên thực tế, tại Việt Nam, các tổ chức ở các nước phát triển thông qua các
công ty cung cấp công nghệ tìm đến các nước đang phát triển có tiềm năng giảm
phát thải khí nhà kính để thực hiện dự án CDM. Điều này có nghĩa thị trường buôn
bán phát thải đang ở tình trạng một chiều, người mua chủ động tìm đến những địa
chỉ có tiềm năng cung cấp sản phẩm mà họ cần. Trong thời gian tới, sự phát triển về
quy mô và chất lượng của thị trường sẽ thay đổi, hình thức buôn bán phát thải sẽ
cân bằng hơn, nghĩa là các nhà cung cấp sản phấm sẽ chủ động tìm đến bên cầu.


Hiện nay, thách thức lớn nhất vẫn là kiến thức và thông tin về áp dụng cơ chế
CDM ở Việt Nam còn yếu và thiếu. CDM còn là một khái niệm mới trong lĩnh vực
đầu tư ở Việt Nam, cơ quan quản lí và các nhà chuyên môn còn lúng túng trong
việc ban hành các quyết định, chính sách và thiếu kinh nghiệm trong việc mua bán
CERs và quy trình thực hiện. Tổ chức tư vấn về CDM chưa đáp ứng được yêu cầu
đối với các dự án lớn, có tính đặc thù cao hoặc dự án ở lĩnh vực mới. Một trong
những rào cản lớn nhất khiến nhiều dự án CDM ở Việt Nam không được thẩm định
thành công là thiếu đường cơ sở thống nhất cho lưới điện quốc gia do không có số
liệu chính thức. Các tính toán chủ yếu dựa trên số liệu của Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia chứ không phải là số liệu thực tế. Bởi quy hoạch thường được
điều chỉnh cho phù hợp với xu thế phát triển của điện lực Việt Nam, nên tồn tại
nhiều phiên bản khác nhau, dẫn đến tình trạng mỗi đơn vị phát triển dự án lại có
một hệ số phát thải đường cơ sở riêng. Việc này khiến Cơ quan tác nghiệp thẩm tra
(DOEs) lúng túng khi thẩm định các dự án CDM khác nhau ở Việt Nam vì có nhiều
các hệ số phát thải đường cơ sở khác nhau, mặc dù chúng cùng dựa trên một nguồn
số liệu. Hơn nữa, các số liệu chỉ là trong kế hoạch, không phải là số liệu thực tế của

hệ thống điện, rất khó để DOE chấp nhận đường cơ sở do các đơn vị xây dựng dự
án đưa ra.
Ngoài ra, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án CDM là
chứng minh tính bổ sung về tài chính, nghĩa là cần biện luận rằng dự án sẽ không
khả thi về mặt tài chính nếu không có thu nhập phụ từ lượng giảm phát thải các
bon. Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo cơ chế phát triển sạch (CDM EB), phân tích tài
chính trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (FSR) phải bao gồm cả phần thu
nhập phụ từ doanh thu cácbon. Tuy nhiên, vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào
liên quan đến vấn đề này cho những cơ quan lập FSR cũng như các chủ dự án -
những người mong muốn áp dụng CDM cho dự án của mình. Do vậy, chủ dự án và
cơ quan lập FSR thường do dự trong việc có bao gồm thu nhập từ CDM trong tính
toán tài chính của dự án tại FSR. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt chuẩn tài chính cụ thể
cho các dự án ở Việt Nam cũng dẫn đến khó khăn trong quá trình cung cấp cho
DOEs và CDM EB các luận điểm thuyết phục và bằng chứng đáng tin cậy liên quan
đến tính bổ sung tài chính của các dự án.



1.4.3 Tình hình phát triển các dự án CDM tại Việt Nam
Đến tháng 3 năm 2003, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và môi trường
(MONRE) là cơ quan đầu mối tham gia và thực hiện UNFCCC và Nghị định thư
Kyoto, đồng thời là Cơ quan thẩm quyền quốc gia về CDM (DNA) của Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam đã đạt được cả 3 điều kiện để tham gia một cách đầy đủ nhất
vào các dự án CDM quốc tế, đó là: Tự nguyện tham gia CDM, Chỉ định cơ quan
quốc gia về CDM và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.
Vào tháng 4 năm 2003, Ban tư vấn chỉ đạo liên ngành về CDM (CNECB) được
thành lập nhằm tư vấn, chỉ đạo cho DNA trong việc quản lý hoạt động và tham gia
đánh giá các dự án CDM tại Việt Nam. Ban này bao gồm 12 đại diện của 9 bộ,
ngành liên quan và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Các dự án CDM
thành công được cấp CERs phải nộp mức phí là 2% tổng vốn đầu tư của dự án cho

một quỹ riêng, gọi là quỹ thích ứng. Quỹ này giúp những nước đang phát triển thích
nghi với những tác động môi trường tiêu cực do biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng
đã có những khuyến khích về mặt tài chính cho các dự án CDM thông qua Quyết
định số 130/2007/QD-TTg vào ngày 2 tháng 8 năm 2007 qui định hỗ trợ về thuế, sử
dụng đất, trợ giá và các qui định khác.
Các hoạt động dự án CDM ngày càng phát triển mạnh tại Việt Nam khi số
lượng dự án được phê duyệt đã và đang tăng lên một cách đáng kể. Trong khi chỉ
có hai văn kiện thiết kế dự án (PDD) được phê duyệt năm 2004 và hai PDD với 5 ý
tưởng dự án (PIN) được duyệt năm 2005, số thư phê duyệt (LoA) và thư tán thành
(LoE) được cấp trong năm 2006 lần lượt là 5 và 3. Năm 2007, Cơ quan thẩm quyền
quốc gia (DNA) đã cấp tổng cộng 16 LoA và 7 LoE . Kỷ lục là năm 2008, có 19
PDD và 1 PIN được phê duyệt chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm.
Tính đến đầu năm 2009, có 78 dự án chính thức đã nộp lên cơ quan thẩm định
quốc gia Việt Nam về CDM, trong đó có 56 dự án đã nhận được LoA của DNA của
Việt Nam với lượng giảm phát thải là 4.5 triệu tấn CO
2
/năm. Theo UNFCCC, Việt
Nam đã phát hành được 4.486.500 CERs với 4 dự án chính thức được đăng ký quốc
tế thành công (3 dự án CDM thủy điện nhỏ và dự án thu hồi khí mỏ Rạng Đông).
Ngoài ra, Việt Nam hiện có 28 dự án đang thẩm định quốc tế, trong đó có 1 dự án
điện gió tại Bình Thuận, là dự án điện gió theo CDM thứ hai ở Đông Nam Á. Các


bên mua CERs của Việt Nam gồm có các nước Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Canada,
Anh, Thụy Điển, Đan Mạch.
Hình 1.5: Các dự án CDM tại Viêt Nam thẩm định quốc tế theo lĩnh vực
(tổng cộng 28 dự án)

Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn năng lượng môi trường (VNEEC)
II. DỰ ÁN CDM

2.1 Khái niệm dự án CDM
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 130/2007/QĐ-TTg ngày
22/08/2007 định nghĩa: Dự án CDM là dự án đầu tư sản xuất theo công nghệ mới,
tiên tiến thân thiện với môi trường, có kết quả giảm phát thải GHGs được Ban chấp
hành quốc tế về CDM chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải GHGs.
Hình 1.6: Mô hình dự án CDM đơn phương và song phương

Dự án CDM gồm có mô hình đơn phương và mô hình song phương. Theo mô
hình đơn phương, các quốc gia tự đầu tư vốn và bán CERs thu được từ dự án. Theo

CDM
Các nước không thuộc
Ph
ụ lục I

1

2

3

4

Các nước thuộc
Ph
ụ lục I

Dòng đầu tư
Dòng giấy phép
14%

60%

4%
7%

7%
4%
4%
X
ử lý rác thải (4)
Th
ủy điện (17)
Khí sinh học (1)
Tiết kiệm năng lư
ợng (2)
Chôn lấp rác (2)
Đi
ện gió (1)
Tr
ồng rừng (1)


mô hình song phương, các nước phát triển thuộc Phụ lục I sẽ đầu tư vốn, công nghệ
vào các nước đang phát triển thông qua các dự án thân thiện với môi trường, đổi lại
họ thu được CERs nhằm thực hiện cam kết tuân thủ Nghị định thư Kyoto. Mô hình
dự án CDM đơn phương được đặc trưng bằng nhóm các giao dịch (1;2), còn mô
hình song phương bao gồm các nhóm giao dịch (3;2) và (3;4).
 Những nguyên tắc cơ bản thực hiện dự án CDM
 Tính bổ sung: Dự án phải chứng minh được rằng hoạt động (mà nhờ đó
giảm phát thải GHGs) sẽ không xảy ra nếu không có dự án.

 Tính bền vững: Dự án phải thúc đẩy phát triển bền vững của nước chủ nhà.
Do đó, CDM được Ban chấp hành CDM (EB) giám sát. EB chịu trách nhiệm
thẩm tra xem một đề xuất có phù hợp để trở thành dự án CDM hay không theo các
tiêu chí đánh giá do nước chủ nhà đặt ra.
2.2 Lĩnh vực thực hiện dự án CDM
Lĩnh vực thực hiện dự án CDM là toàn bộ các lĩnh vực kinh tế có mang lại kết
quá giảm phát thải khí nhà kính, gồm có:
 Nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng;
 Khai thác, ứng dựng các nguồn năng lượng tái tạo;
 Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hoá thạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính;
 Thu hồi và sử dựng khí đốt đồng hành từ các mỏ khai thác dầu;
 Thu hồi khí mê tan (CH
4
) từ các bãi chôn lấp rác thải, từ các hầm khai thác
than để tiêu huỷ hoặc sử dụng cho phát điện, sinh hoạt;
 Trồng rừng hoặc tái trồng rừng để tăng khả năng hấp thụ, giảm phát thải khí
nhà kính.
 Giám phát thải khí mê tan (CH
4
) từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi;
 Các lĩnh vực khác mang lại kết quả giảm phát thải khí nhà kính.
2.3 Đường cơ sở
Đường cơ sở là một kịch bản xảy ra khi không có cơ chế CDM. Các mức phát
thải đường cơ sở cần được dùng làm các mức tham chiếu cho phép so sánh được

×